Tải bản đầy đủ (.docx) (37 trang)

Hiệp định thương mại việt nam EU (EVFTA) những cơ hội và thách thức

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (361.23 KB, 37 trang )

Hiệp định thương mại Việt Nam – EU (EVFTA): những cơ hội và thách thức.

ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ
------

TIỂU
LUẬN
Đề tài:
Hiệp định thương mại Việt Nam –EU (EVFTA):
Những cơ hội và thách thức
Nhóm thực hiện: Nhóm 8-CSTM.7
Giảng viên hướng dẫn: Th.s Nguyễn Thu Hằng

Hà Nội, 18/03/2014

Nhóm 8.CSTM

Trang 1


Hiệp định thương mại Việt Nam – EU (EVFTA): những cơ hội và thách thức.

MỤC LỤC

1.1.

Nhóm 8.CSTM

Trang 2



Hiệp định thương mại Việt Nam – EU (EVFTA): những cơ hội và thách thức.

LỜI NÓI ĐẦU
Trong bối cảnh nền kinh tế thế giới hiện đại và năng động đang có xu hướng “toàn
cầu hóa”, mở cửa và hội nhập, mối quan hệ giữa các quốc gia được thiết lập càng rộng
rãi và chặt chẽ trên mọi lĩnh vực. Nhận thức được điều đó, Việt Nam đã nhanh nhạy để
có những bước chuyển mình theo kịp với thế giới. Bắt đầu từ đại hội Đảng VI (1986)
xác định đường hướng phải “đổi mới” và thực hiện công cuộc “hiện đại hóa- công
nghiệp hóa”, Đất nước ta đã có những bước tiến vượt bậc cả về kinh tế, văn hóa và xã
hội. Với mục tiêu “Đa dạng hóa thị trường, đa phương hóa mối quan hệ kinh tế”, Việt
Nam đang hướng tới con đường xuất khẩu hàng hóa để tìm kiếm và mở rộng thị trường
từ đó nâng cao sức cạnh tranh và hiệu quả của nền kinh tế. Và để thực hiện điều đó,
chúng ta đã vượt qua rất nhiều rào cản, quy định khó khăn để kí kết các văn bản hợp
tác và gia nhập vào các tổ chức thương mại lớn (ASIAN, APEC, WTO…) có tính chất
mở đường cho nền kinh tế. Trong số đó, hiệp định thương mại tự do Việt Nam EU
(EVFTA) là một trong những hiệp định quan trọng đang trong quá trình đàm phán và
dự định sẽ kết thúc vào 9/2014. Đây được coi như chiếc chìa khóa mở cửa cho hàng
hóa Việt Nam (đặc biệt là giày da, may mặc, thủy sản và nông sản…) thâm nhập vào
thị trường hết sức khó tính nhưng đầy tiềm năng này.
Sau hiệp định Hợp tác VN-EU 7/1985, EVFTA chính là một bước ngoặt lớn giúp
nâng cao mối quan hệ hợp tác giữa hai bên. Theo đó, hai bên sẽ dần dỡ bỏ hàng rào
thuế quan và phi thuế quan theo lộ trình, tạo điều kiện cho hoạt động xuất nhập khẩu
mở rộng hơn. Trong thời gian gần đây, EU đã trở thành đối tác thương mại lớn thứ 3
của Việt Nam. Vì vậy hiệp định này được kì vọng sẽ giúp cho cán cân thương mại của
Việt Nam thặng dư và tăng cường vị thế của Việt Nam trên đấu trường quốc tế.
Hiện nay, EVFTA là hiệp định thương mại tự do song phương đang rất được quan
tâm vì những lợi ích mà nó hứa hẹn mang lại. Song không vì thế mà Việt Nam quên đi
những thách thức rất khó khăn đang chờ đợi phía trước. Là sinh viên của một trường


Nhóm 8.CSTM

Trang 3


Hiệp định thương mại Việt Nam – EU (EVFTA): những cơ hội và thách thức.

kinh tế nên chúng em cũng rất quan tâm tới vấn đề thời sự này. Vì vậy, nhóm chúng
em đã quyết định lựa chọn chủ để:
“Hiệp định thương mại Việt Nam - EU (EVFTA): những cơ hội và thách thức”
Mục tiêu chính của đề tài là nghiên cứu tác động, ảnh hưởng của hiệp định thương
mại tự EVFTA tới quan hệ thương mại hai nước, phân tích các cơ hội và thách thức đặt
ra đối với thương mại Việt Nam trong lộ trình thực hiện cam kết EVFTA, đồng thời
khuyến nghị một số giải pháp để khắc phục các khó khăn đó.
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là mối quan hệ kinh tế Việt Nam-EU, nội dung và
lộ trình đàm phán hiệp định EVFTA, các tác động tích cực và tiêu cực do việc thực
hiện EVFTA đối với Việt Nam.
Để thực hiện đề tài, một số phương pháp nghiên cứu chính đã được sử dụng kết
hợp, đó là: phương pháp thu thập số liệu, tài liệu, phương pháp phân tích, so sánh và
tổng hợp…
Bài tiểu luận gồm 3 chương:
-

Chương I: Sơ lược về hợp tác Việt Nam - EU
Chương II: Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU
Chương III: Cơ hội và thách thức đối với Việt Nam
Và chúng em xin đặc biệt cảm ơn cô Nguyễn Thu Hằng - giảng viên bộ môn
Chính sách thương mại quốc tế, đã tận tình giúp chúng em hoàn thành bài tiểu luận
này.
Hà Nội, ngày 2 tháng 3 năm 2014


Nhóm 8.CSTM

Trang 4


Hiệp định thương mại Việt Nam – EU (EVFTA): những cơ hội và thách thức.

NỘI DUNG
1
1.

SƠ LƯỢC VỀ HỢP TÁC VIỆT NAM

Khái quát chung về Liên minh Châu Âu EU

1.2. Giới thiệu chung
Liên minh châu Âu (the European Union, viết tắt là EU) có tên gọi tiền thân trước năm
1993 là Cộng đồng châu Âu (the European communities). Trụ sở chính của EU đặt tại
Bruxelles (thủ đô của Bỉ).
EU hiện có 27 nước thành viên (Pháp, Đức, Italia, Bỉ, Hà lan, Lúc- xăm-bua, Anh,
Ailen, Đan mạch, Hylạp, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Áo, Thụy điển và Phần lan, Séc,
Hungaria, Ba lan, Slovakia, Slovenia, Litva, Latvia, Estonia, Malta, Síp, Bungari và
Rumani) với diện tích 4.422.773 km2 (nước có diện tích lớn nhất là Pháp và nhỏ nhất
là Malta). Dân số đạt khoảng 500 triệu người, chiếm 7,3% dân số thế giới (nước thành
viên có dân số lớn nhất là Đức với 82 triệu người và nhỏ nhất là Malta với 0,4 triệu
người).GDP của EU vào khoảng 17,57 nghìn tỷ USD; thu nhập bình quân đạt 32.900
USD/người/năm.
(Nguồn: website bộ ngoại giao Việt Nam – tài liệu cập nhật ngày 7/6/2012)
1.3. Quá trình hình thành và phát triển của EU

Chiến tranh thế giới lần thứ hai kết thúc để lại một nền kinh tế kiệt quệ cho các
nước Tây Âu. Họ cần thấy sự cần thiết phải hợp tác chặt chẽ hơn nữa giữa các nước
trong khu vực với nhau để xây dựng và ngăn chặn chiến tranh đặc biệt chú trọng vào
phát triển kinh tế. Cũng vào thời điểm này bộ mặt nền kinh tế thế giới đã có những
thay đổi to lớn. Đó là do sự phát triển lực lượng sản xuất, sự phát triển vũ bão của cách
mạng khoa học kỹ thuật. Thêm vào đó, sau chiến tranh Mỹ đã thực sự trở thành siêu
cường về kinh tế và chính trị với ý đồ làm bá chủ thế giới. Do vậy, các nước Tây Âu
không thể không hợp tác phát triển kinh tế và thông qua việc tăng cường kinh tế giữa

Nhóm 8.CSTM

Trang 5


Hiệp định thương mại Việt Nam – EU (EVFTA): những cơ hội và thách thức.

họ với nhau để thiết lập một tổ chức siêu quốc gia nhằm điều hành phối hợp hoạt động
kinh tế khu vực. Ý tưởng thống nhất châu Âu đã có từ lâu vào thời điểm này đã dần trở
thành hiện thực.
Sau hơn 60 năm hình thành và phát triển, EU được xây dựng từng bước với mức độ
liên kết giữa các thành viên ngày càng mở rộng và sâu sắc trên nhiều lĩnh vực. Cùng
với phát triển về chiều sâu, EU cũng trải qua nhiều đợt mở rộng, kết nạp nhiều thành
viên mới. Quá trình đó gắn liền với những mốc phát triển quan trọng.
1.4.

Tình hình nền kinh tế EU hiện nay

EU là một thực thể chính trị và kinh tế lớn và quan trọng hàng đầu thế giới. EU có
2/5 nước thành viên thường trực HĐBA LHQ, 4/7 nước công nghiệp hàng đầu thế giới
(nhóm G7) và 4/20 nước trong nhóm G20.

EU hiện là nền kinh tế lớn nhất thế giới, GDP năm 2011 đạt 17,57 nghìn tỷ USD; Thu
nhập bình quân đầu người toàn EU đạt 32,900 USD/năm.
Về Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), do khủng hoảng kinh tế, năm 2010 FDI của
EU trên toàn cầu chỉ đạt được 107 tỷ euro, so với 281 tỷ euro của năm 2009.
EU cũng là nhà tài trợ hợp tác phát triển lớn nhất thế giới, Mặc dù phải đối mặt với
nhiều khó khăn kinh tế trong những năm qua, EU vẫn duy trì vai trò là nhà tài trợ lớn
nhất thế giới với 53 tỷ Euro viện trợ phát triển (ODA) dành cho các nước đang phát
triển trong năm 2011, chiếm hơn 60% tổng viện trợ của thế giới
2.

Vai trò của EU đối với nền kinh tế Việt Nam
Quan hệ kinh tế, thương mại Việt Nam với các nước thành viên của Liên minh

châu Âu (EU) đã có từ lâu, mối quan hệ ấy đặc biệt phát triển nhanh, mạnh kể từ khi
Việt Nam và EU thành lập quan hệ ngoại giao năm 1990. Liên Minh châu Âu đã và
đang trở thành một đối tác quan trọng, một thị trường rộng lớn, có khả năng tiêu thụ
nhiều loại sản phẩm của Việt Nam như giầy dép, dệt may, nông sản, thủ công mỹ nghệ,
đồ gỗ dân dụng, sản phẩm nhựa, đồ điện tử, thuỷ sản...Đồng thời EU cũng là một khu
vực có nền kinh tế phát triển cao, có thể đáp ứng các yêu cầu nhập khẩu thiết bị công

Nhóm 8.CSTM

Trang 6


Hiệp định thương mại Việt Nam – EU (EVFTA): những cơ hội và thách thức.

nghệ nguồn và nguyên liệu cho nhiều ngành công nghiệp, phục vụ yêu cầu phát triển
kinh tế, thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Vì thế, EU có một vai trò
hết sức quan trọng đối với nền kinh tế Việt Nam

2.1. Trong quan hệ hợp tác kinh tế, hiện EU là một trong những đối tác thương
mại chiến lược của Việt Nam
EU hiện là đối tác thương mại rất lớn của Việt Nam với tổng kim ngạch xuất nhập
khẩu năm 2013 đạt 24,33 tỷ USD, tăng mạnh tới 19,8% và chiếm 18% tổng kim ngạch
xuất khẩu của cả nước.
Trong vòng 11 năm, từ năm 2000 đến năm 2011, kim ngạch thương mại Việt
Nam - EU đã tăng 5,9 lần, từ mức 4,1 tỷ USD lên 24,29 tỷ USD. Thương mại hai chiều
8 tháng đầu năm 2012 đạt trên 18 tỷ USD, tăng 23% so với cùng kỳ năm trước. Việt
Nam liên tục xuất siêu sang EU, đặc biệt trong 10 năm gần đây với mức xuất siêu trung
bình từ 3-5 tỷ USD, tương đương 50% kim ngạch xuất khẩu.

Nguồn: Tổng cục Hải quan
Bảng 1: Thống kê tổng kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu và cán cân thương mại
hàng hóa giữa Việt Nam- EU giai đoạn 2005 -2012
Hiện nay, EU là khu vực thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam và là đối tác
lớn thứ tư (sau ASEAN, Trung Quốc và Hàn Quốc) cung cấp hàng hoá cho nước ta.

Nhóm 8.CSTM

Trang 7


Hiệp định thương mại Việt Nam – EU (EVFTA): những cơ hội và thách thức.

Tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá năm 2012 của Việt Nam sang thị trường
EU đạt 20,3 tỷ USD, tăng 22,7% (tương ứng tăng 3,76 tỷ USD) so với một năm trước
đó và chiếm 17,7% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước ra thị trường thế giới. Đa số
các sản phẩm xuất khẩu sang EU có tỷ trọng khá cao trong tổng kim ngạch sản phẩm
đó của nước ta xuất sang tất cả các thị trường trên thế giới.
Dẫn đầu về đóng góp vào tăng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU trong

năm 2012 là 3 nhóm hàng: điện thoại các loại & linh kiện tăng 2,73 tỷ USD (tương ứng
tăng 93%), máy vi tính sản phẩm điện tử & linh kiện tăng 793 triệu USD (tăng 98,3%),
máy móc thiết bị dụng cụ & phụ tùng tăng 209 triệu USD (tăng 47,1%). Chỉ tính riêng
kim ngạch tăng của 3 nhóm hàng này đã đóng góp 3,73 tỷ USD, chiếm tới 99,3% trong
tổng số tăng thêm của kim ngạch xuất khẩu sang EU so với năm 2011.
Bảng 2: Kim ngạch, tỷ trọng xuất khẩu một số nhóm mặt hàng chính của Việt
Nam sang EU năm 2012
Mặt hàng

Kim ngạch
(Triệu USD)

Tốc
độ Tỷ
tăng/giảm trọng
(%)
1 (%)

Tỷ
trọng
2 (%)

1

Điện thoại các loại & linh kiện

5.663

93,0


27,9

44,5

2

Giày dép

2.650

1,6

13,1

36,5

3

Dệt may

2.456

-4,5

12,1

16,3

4


Máy vi tính, sản phẩm điện tử
1.601
& linh kiện

98,3

7,9

20,4

5

Cà phê

1.298

22,3

6,4

35,3

6

Hàng thủy sản

1.133

-16,7


5,6

18,6

7

Máy móc thiết bị dụng cụ &
653
phụ tùng

47,1

3,2

11,8

8

Gỗ & sản phẩm từ gỗ

654

7,2

3,2

14,0

9


Túi xách, ví, vali, mũ & ôdù

437

-1,0

2,2

28,8

10

Sản phẩm từ chất dẻo

427

3,9

2,1

26,8

11

Hàng hóa khác

3.331

1,1


16,4

6,9

St
t

Nhóm 8.CSTM

Trang 8


Hiệp định thương mại Việt Nam – EU (EVFTA): những cơ hội và thách thức.

Tổng cộng

20.303

22,7

100,0

17,7

Ghi chú: 1.Tốc độ tăng/giảm là tốc độ tăng/giảm nhóm hàng đó năm 2012 so với năm
2011
2. Tỷ trọng 1 là tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu của từng mặt hàng trong tổng
kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU
3. Tỷ trọng 2 là tỷ trọng trị giá xuất khẩu nhóm hàng của Việt Nam sang EU
so với kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng đó của cả nước sang tất cả các thị trường.

Nhìn vào bảng trên ta có thế thấy, EU là thị trường xuất khẩu chủ lực của Việt
Nam ở rất nhiều mặt hàng như điện thoại & linh kiện, giày dép, dệt may, cà phê… góp
phần đem lại nguồn thu ngoại tệ rất lớn cho nước ta.
Ở chiều ngược lại, tổng trị giá hàng hoá Việt Nam nhập khẩu từ thị trường
này là 8,79 tỷ USD, tăng 13,5% (tương ứng tăng hơn 1 tỷ USD) và chiếm 7,7% tổng
kim ngạch nhập khẩu của cả nước từ tất cả các thị trường trên thế giới. Trong đó, nhập
khẩu nhóm hàng phương tiện vận tải & phụ tùng tăng 784 triệu USD (đóng góp tới
75% phần tăng lên của kim ngạch nhập khẩu từ thị trường EU), nhóm hàng máy vi tính
sản phẩm điện tử & linh kiện tăng 377 triệu USD, dược phẩm tăng 170 triệu USD.
Các nhóm hàng nhập khẩu chủ yếu: Việt Nam nhập khẩu hàng hoá từ các
nước/thị trường trong khối EU chủ yếu là các nhóm hàng như: máy móc thiết bị dụng
cụ & phụ tùng, phương tiện vận tải & phụ tùng, dược phẩm, máy vi tính sản phẩm điện
tử & linh kiện. Trị giá nhập khẩu của 4 nhóm hàng này chiếm tới hơn 50% tổng kim
ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ EU.

Nhóm 8.CSTM

Trang 9


Hiệp định thương mại Việt Nam – EU (EVFTA): những cơ hội và thách thức.

Bảng 3: Kim ngạch, tỷ trọng nhập khẩu một số nhóm hàng chính của Việt Nam từ
EU năm 2012
Mặt hàng

Kim ngạch Tốc
độ Tỷ
(Triệu
tăng/giảm trọng

USD)
(%)
1 (%)

Tỷ
trọng
2 (%)

1

Máy móc thiết bị dụng cụ & phụ tùng

2.051

-15,2

23,3

12,8

2

Phương tiện vận tải & phụ tùng

1.260

133,0

14,3


74,9

3

Dược phẩm

876

24,1

10,0

48,9

4

Máy vi tính, sản phẩm điện tử & linh
630
kiện

149,4

7,2

4,8

5

Sản phẩm hóa chất


334

2,7

3,8

13,7

6

Sữa & sản phẩm từ sữa

275

9,2

3,1

32,7

7

Thức ăn gia súc & nguyên liệu

245

29,3

2,8


10,0

8

Phế liệu sắt thép

226

21,1

2,6

16,0

9

Linh kiện & phụ tùng ôtô

207

-1,2

2,4

14,2

10

Hóa chất


202

-1,7

2,3

7,3

11

Hàng hóa khác

2.485

-6,4

28,3

3,4

8.791

13.5

100,0

7,7

St
t


Tổng cộng

Nguồn: Tổng cục Hải quan
Ghi chú:1.Tốc độ tăng/giảm là tốc độ tăng/giảm nhóm hàng đó năm 2012 so với năm
2011
2. Tỷ trọng 1 là tỷ trọng kim ngạch nhập khẩu của từng mặt hàng trong tổng
kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ EU.
3. Tỷ trọng 2 là tỷ trọng trị giá nhập khẩu nhóm hàng của Việt Nam từ EU so
với kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng đó của cả nước sang tất cả các thị trường.

Nhóm 8.CSTM

Trang 10


Hiệp định thương mại Việt Nam – EU (EVFTA): những cơ hội và thách thức.

Cán cân thương mại hàng hóa của Việt Nam với EU luôn đạt thặng dư và tăng
liên tục qua các năm. Cụ thể, mức xuất siêu với các nước thành viên EU trong năm
2005 chỉ là 2,92 tỷ USD, đến năm 2010 con số này đã lên đến hơn 5 tỷ USD, tăng gấp
gần 2 lần so với năm 2010 và năm 2011 mức thặng dư đạt gần 8,8 tỷ USD, tăng 75%
so với năm trước.
Tính đến hết năm 2012, cán cân thương mại của Việt Nam với EU đạt con số
thặng dư lên đến 11,51 tỷ USD, tăng 30,8% so với năm 2011.Trong tổng số 27 thị
trường của khối EU thì có tới 23 thị trường Việt Nam xuất siêu (dẫn đầu là 4 thị trường
Anh, Hà Lan, Đức, Tây Ban Nha với tổng mức xuất siêu đạt 7,49 tỷ USD, chiếm
65,1% mức thặng dư của Việt Nam với tất cả thành viên EU) và chỉ có 3 thị trường
nhập siêu (nhập siêu từ Ailen đứng đầu với 566 triệu USD).
2.2. Về hợp tác và phát triển, trong nhiều năm liền EU là nhà cung cấp viện trợ

không hoàn lại lớn nhất.
Năm 2008, EU có tổng vốn đầu tư FDI ra ngoài khối chiếm 47% FDI của toàn cầu.
Theo đánh giá của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính đến nay EU tiếp tục là đối tác đầu tư
vào Việt Nam lớn thứ hai sau Nhật Bản, chiếm khoảng 7 tỷ USD trong tổng số vốn
FDI có tại Việt Nam.
Hiện EU là nhà tài trợ song phương lớn thứ hai về ODA và là nhà cung cấp viện trợ
không hoàn lại lớn nhất cho Việt Nam với tổng ODA cam kết trong giai đoạn 19962012 hơn 13 tỷ USD. Các khoản viện trợ của EU luôn đáp ứng các lĩnh vực ưu tiên của
ta như xóa đói giảm nghèo, y tế, giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực và hội nhập quốc tế.
EU và các nước thành viên EU cũng hợp tác chặt chẽ với Việt Nam trong nhiều lĩnh
vực chuyên ngành thuộc các lĩnh vực ưu tiên của Việt Nam và EU có thế mạnh như hỗ
trợ thể chế, khoa học công nghệ, giáo dục, pháp luật, y tế, tài chính ngân hàng, nông
nghiệp, văn hóa, du lịch...
Tính đến hết tháng 8/2012, đã có 20 trong tổng số 27 nước EU đầu tư vào Việt Nam
với 1.226 dự án còn hiệu lực, tổng số vốn đăng ký khoảng 4,75 tỷ USD. Các dự án đầu
tư của châu Âu có hàm lượng và tỷ lệ chuyển giao công nghệ cao, phương pháp quản
lý tiên tiến, đóng góp đáng kể vào tăng trưởng kinh tế của Việt Nam, tăng nguồn thu
ngoại tệ của VN. Việt Nam có 33 dự án đầu tư sang 10 nước EU với tổng vốn đăng ký
đạt khoảng 107 triệu USD, đây là những bước đi ban đầu để các doanh nghiệp Việt
Nam thâm nhập thị trường EU.

Nhóm 8.CSTM

Trang 11


Hiệp định thương mại Việt Nam – EU (EVFTA): những cơ hội và thách thức.

Quan hệ thương mại Việt Nam – EU

3.


3.1.

Giai đoạn 1990 -1995
Phiên họp toàn thể Nghị viên châu Âu tháng 6 năm 1992 thông qua nghị quyết về

quan hệ kinh tế thương mại EU – Đông Dương: đối với Việt Nam, nghị quyết kêu gọi
Ủy ban Châu Âu và Hội đồng Bộ trưởng đề ra những biện pháp cụ thể để tang cường
đầu tư, thương mại, trong đó có Hiệp định buôn bán hang dệt và may mặc. Kết quả là
Hiệp định buôn bán hang dệt và may mặc ( Hiệp định đầu tiên giữa Việt Nam và EU)
đã được kí kết tại Brussels tháng 12/1992. Theo đó, hạn ngạch xuất khẩu hang may
mặc của Việt Nam sang Eu tăng 10 lần so với trước, là một bước tiến quan trọng trong
phát triển thương mại hai bên. Với Hiệp định này, khối lượng hàng dệt may của Việt
Nam xuất sang các nước EU tăng lên nhanh chóng từ 130 triệu USD năm 1992 lên
249 triệu USD năm 1993 và 280 triệu USD năm 1994, 340- 350 triệu USD năm 1995.
Không chỉ mang lại những lợi ích thương mại đáng kể, Hiệp định còn mở ra một
hướng phát triển mới cho các sản phẩm dệt may của Việt Nam, đồng thời giúp Việt
Nam quen dần với cách thức thương mại quốc tế hiện đại. Bên cạnh dệt và may mặc,
EU còn cho phép ta xuất khẩu thủy sản sang EU. Tính đến tháng 4/1994 ta đã xuất
6000 tấn đạt 30 triệu USD.
EU đã nhanh chóng trởi thành bạn hàng quan trọng của Việt Nam. Năm 1990 tổng
kim ngạch thương mại hai chiều EU- Việt Nam đạt 295,2 triệu USD, năm 1995 đạt 1,4
tỉ USD. Sau những sự kiện ở Liên Xô và Đông Âu, Việt Nam đã mất đi những thị
trường truyền thống,việc mở rộng quan hệ thương mại với EU là một thành công lớn
trong quá trình đổi mới của Việt Nam, biến thách thức thành cơ hội để phát triển kinh
tế. Đến năm 1993, theo thống kê của Bộ Thương Mại, Eu đã là bạn hàng thứ hai của
Việt Nam về kim ngạch xuất khẩu, cao hơn cả Đông Âu và Liên Xô, chỉ đứng sau châu
Á.

Nhóm 8.CSTM


Trang 12


Hiệp định thương mại Việt Nam – EU (EVFTA): những cơ hội và thách thức.

Bảng 4: Xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang EU từ năm 1990 đến năm 1995
( Đơn vị: triệu USD)
Năm

Kim ngạch xuất Kim ngạch xuất Tổng kim ngạch Trị giá
khẩu của Việt Nam khẩu của EU sang xuất, nhập khẩu
xuất siêu
sang EU
Việt Nam
Trị giá

Tăng %

Trị giá

Tăng %

153,6

Trị giá

Tăng %

Triệu

USD
-12

1990

141,6

295,2

1991

112,2

-20.8

274,5

87,7

386,7

31

-162,3

1992

227,9

103,1


233,2

-15

461,1

19,2

-5,3

1993

216,1

5,2

419,5

79,9

635,6

37,8

-203,4

1994

383,8


77,6

476,6

13,6

860,4

34,5

-92,3

1995

720

87,6

688,3

44,4

1480,3

63,7

-31,7

Nguồn: Trung tâm tin học và thống kê – Tổng cục Hải quan.

3.2.

Giai đoạn 2000 – 2010

Cơ cấu kinh tế mang tính bổ sung cho nhau đã tạo điều kiện thuận lợi cho Việt Nam
và EU tăng cường trao đổi thương mại ( EU có nền kinh tế phát triển cao, có ưu thế và
công nghệ, nhất là công nghệ cao và vốn trog khi Việt Nam có nền kinh tế kém phát
triển hơn, giàu tài nguyên, giá nhân công thấp). Có thể nói tiềm năng lớn trong quan hệ
kinh tế thương mại của Việt Nam và EU đã được khai thác tích cực trong giai đoạn
này. Kim ngạch buôn bán hai chiều mỗi năm tăng khoảng 15- 20%, đưa EU trở thành
một trong những đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam. Nếu từ năm 1990- 1995,
quan hệ kinh tế thương mại Việt Nam – EU đóng vai trò bù đắp khoảng trống về thị
trường của Liên Xô và các nước XHCN Đông Âu thì đến giai đoạn này, trao đổi kinh
tế thương mại hai bên đã nhanh chóng phát triển mạnh mẽ, mang lại những lợi ích kinh
tế to lớn đối với Việt Nam.

Nhóm 8.CSTM

Trang 13


Hiệp định thương mại Việt Nam – EU (EVFTA): những cơ hội và thách thức.

Sự thống nhất của EU trong lĩnh vực thương mại đã biến Eu trở thành khối thương
mại lớn nhất thế giới và vai trò này của EU đã được thể hiện rõ rang trong quan hệ
kinh tế thương mại với Việt Nam, nhất là giai đoạn 2000- 2010. Ngoài các lợi ích kih
tế thực chất, quan hệ thương mại EU đã giúp Việt Nam tham gia vào thị trường thế
giới và tiến nhanh hơn con đường hội nhập quốc tế, làm quen và thích nghi với các luật
chơi mới của thị trường quốc tế. quan hệ kinh tế thương mại với EU cũng là nhân tố
thúc đẩy quan hệ Việt – Mỹ cũng như quan hệ thương mại của Việt Nam với các đối

tác khác.
Trong giai đoạn này, hai bên đã trao đổi và kí kết nhiều Hiệp định kinh tế, thương
mại, hình thành các khuôn khổ pháp lí vững chắc cho sự gia tăng mạnh mẽ thương mại
hai bên. Hiệp định buôn bán hàng dệt may kí năm 1992 được sửa đổi các năm 1995,
1997, 2000 và 2003, đã mở rộng hạn ngạch cho hàng dệt may của Việt Nam. Năm
2003, hai bên kí kết Hiệp định Thương mại và tiếp cận thị trường. Năm 2004, EU dỡ
bỏ hạn ngạch dệt may đối với Việt Nam tạo điều kiện cho Việt Nam kết thúc đàm phán
với các đối tác quan trọng như Mỹ, mở đường cho Việt Nam gia nhập WTO. Trong
giai đoạn này, EU cùng dành cho Việt Nam ưu đãi GSP, giúp hàng hóa Việt Nam tiếp
cận thuận lợi thị trường EU.
Theo Bộ Công Thương Việt Nam, trong giai đoạn 1996- 2000, thương mại hai
chiều phát triển đáng kể với mức tăng trung bình 20- 30 %/ năm, tổng kim ngạch trên
18,2 tỷ euro, trong đó xuất khẩu của Việt Nam đạt 12,97 tỷ euro. Tổng xuất siêu của ta
sang EU giai đoạn này là 12 tỷ euro.
Năm 2006, kim ngạch xuất nhập khẩu của ta sang EU đã đạt 10,2 tỷ USD, gấp 51
lần tổng kim ngạch năm 1990, gấp 7,19 lần năm 1995 và 2,5 lần năm 2000. Trong đó,
xuất khẩu của Việt Nam đạt khaongr 7 tỷ USD năm 2006 gấp khoảng 2,5 lần năm
2000 và nhập khẩu đạt khoảng 3 tỷ USD gấp khoảng 2,38 lần năm 2000. Xuất khẩu

Nhóm 8.CSTM

Trang 14


Hiệp định thương mại Việt Nam – EU (EVFTA): những cơ hội và thách thức.

Việt Nam sang EU chủ yếu là gaiyf dep, café, hàng dệt may, gỗ và sản phẩm gỗ, thủy
sản.
Về nhập khẩu, nguồn nhập khẩu chủ yếu là từ Đức và Pháp với kim ngạch nhập
khẩu bình quân 500-800 triệu USD/năm, tiếp theo là Italia, Anh và Hà Lan có kim

ngạch trung bình từ 200-300 triệu USD/năm. Các sản phẩm nhập khẩu từ EU là máy
móc thiết bị, công nghệ, nguyên phụ liệu dệt may, tân dược, hóa chất và phương tiện
vận tải.
Mặc dù tình hình kinh tế thế giới khó khăn nhưng năm 2010, kim ngạch thương mại
hai chiều đạt 17,7 tỷ USD trong đó Việt Nam xuất siêu lớn vào thị trường EU đạt 6,5
tỷ USD là mức cao nhất trong 10 năm qua. Xuất khẩu của Việt Nam đạt gần 12 tỷ USD
tăng 9,12% so với năm 2009, đưa EU trở thành thị trường xuất khẩu lớn thứ hai của
Việt Nam sau Mỹ, vượt qua Nhật Bản và các nước ASEAN và gấp 1,65 lần Trung
Quốc. Các nước có kim ngạch xuất khẩu hàng hóa Việt Nam nhiều nhất của EU là
Anh, Đức, Hà Lan trên 1 tỷ USD.
Như vậy, giai đoạn 2000-2010, kim ngạch thương mại hai chiều đã tăng 4,3 lần từ
mức 4,1 tỷ USD năm 2000 lên 17,75 tỷ năm 2010 với cán cân thương mại nghiêng về
Việt Nam.
Trong thời kì này, EU trở thành đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam. Hàng
xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu là hàng nông nghiệp nhẹ(60%), hàng nông lâm thủy
sản chế biến(15%), thủ công mỹ nghệ (10%), còn lại là các hàng hóa khác. Ta nhập
khẩu tư EU chủ yếu là hàng công nghệ cao, hóa chất hóa dược, sản phẩm nông nghiệp,
mỹ phẩm…
Phía EU cho rằng cán cân thương mại nghiêng về phía ta nên thường yêu cầu ta mở
cửa thị trường hơn nũa cho hàng hóa EU đặc biệt là hàng thiết bị vệ sinh, gạch ốp lát,
rượu và trong lĩnh vực bảo hiểm nhân thọ. Việt Nam đã có nhiều cố gắng đáp ứng yêu
cầu của EU.

Nhóm 8.CSTM

Trang 15


Hiệp định thương mại Việt Nam – EU (EVFTA): những cơ hội và thách thức.


Bên cạnh mặt tích cực, EU cũng thường xuyên đưa ra các biện pháp kỹ thuật hạn
chế xuất khẩu của ta vào thị trường EU. Theo thống kê của Hội đồng tư vấn các biện
pháp phòng vệ thương mại quốc tế (TRC). Kể từ năm 1998 có 10 loại hàng hóa của
Việt Nam phải chịu thuế chống bán phá giá của EU: giày, đèn huỳnh quang, thép
không gỉ, ống tuýp thép, xe đạp, bật lửa ga, mỳ chính…
3.3. Triển vọng trong quan hệ thương mại Việt Nam-EU đến năm 2020
Trước mắt, nền kinh tế EU đang phải đối mặt với cuộc khủng hoảng nợ công, vì vậy
quan hệ kinh tế thương mại hai bên cũng chịu ảnh hưởng tiêu cực. Quan hệ kinh tế
thương mại hai bên thời gian tới sẽ phụ thuộc vào khả năng EU giải quyết vấn đề nợ
công hiện tại. Dự báo trong nhiều năm tới, EU sẽ phải tập trung phục hồi kinh tế. Cuộc
khủng hoảng nợ công cũng đặt ra nhiều vấn đề mới cần phải tư duy lại về cách tiếp cận
đối với thị trường EU. Tranh chấp thương mại từ nay đến 2020 sẽ diễn ra nhiều về số
lượng, đa dạng về hình thức, gay gắt về tính chất thể hiện một cán cân mới khi kinh tế
Việt Nam ngày càng phát triển, năng lực sản xuất cung ứng hàng hóa ngày càng tăng,
trong khi thị trường EU ngày càng khắt khe với những tiêu chuẩn mới, cao hơn về kĩ
thuật.
Phát triển thương mại với EU giúp ta tiếp tục tiếp cận với công nghệ, thiết bị hiện
đại, phục vụ cho công cuộc xây dựng nước ta trở thành nước cơ bản công nghiệp theo
hướng hiện đại. Trong giao thương với EU, Việt Nam sẽ tiếp tục xuất siêu, góp phần
cải thiện cán cân thương mại của ta. Đối với doanh nghiệp và nhà đầu tư châu Âu, Việt
Nam hiện là thị trường tiềm năng với sức mua lớn, nền kinh tế tốc độ tăng trưởng cao
trong những năm qua.

Nhóm 8.CSTM

Trang 16


Hiệp định thương mại Việt Nam – EU (EVFTA): những cơ hội và thách thức.


CHƯƠNG 1:

HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO VIỆT NAM - EU
Xu thế FTA trên thế giới và trong khu vực

1

3.4.

FTA là gì?

FTA là hiệp định thương mại giữa hai hoặc nhiều quốc gia. Theo đó, các nước tham
gia hiệp định sẽ tiến hành lộ trình cắt giảm và xóa bỏ hàng rào thuế quan và phi thuế
quan, nhằm tiến tới thành lập một khu vực mậu dịch tự do. Điều này cho phép các
quốc gia tận dụng lợi thế so sánh của mình, chuyên môn hóa và phân công lao động để
thu được tối đa lợi ích từ việc tăng cường giao thương.
Đây thực chất là một hình thức liên kết kinh tế quốc tế, tiến tới hình thành một thị
trường thống nhất về hàng hóa và dịch vụ. Tuy nhiên, các nước thành viên vẫn giữ
được quyền độc lập, tự chủ trong quan hệ buôn bán với các nước ngoài khu vực. Nói
cách khác, những thành viên của FTA có thể duy trì chính sách thuế quan riêng và
những hàng rào thương mại khác đối với thế giới bên ngoài hiệp định.
Để tránh trốn thuế (thông qua tái xuất), các nước sử dụng hệ thống xác nhận nguồn
gốc phổ biến gọi là quy tắc xuất xứ, trong đó yêu cầu hàm lượng nội địa tối thiểu của
các nguyên liệu đầu vào và giá trị gia tăng (GTGT) của hàng hóa. Đạt được tỉ lệ xuất
xứ tối thiểu theo yêu cầu, hàng hóa mới được xem xét là thuộc diện giao thương theo
FTA. Nói cách khác, nhà xuất khẩu về cơ bản phải chứng minh được xuất xứ của sản
phẩm, đồng thời nhà nhập khẩu phải có được thông tin sản phẩm từ tất cả các nhà cung
cấp trong chuỗi cung ứng.
3.5.


Quá trình hình thành và phát triển của FTA
Từ những năm đầu của thập niên 1990, song song với quá trình toàn cầu hoá, chủ

nghĩa khu vực đã có sự phát triển mạnh mẽ cả về lượng và về chất. Trước đó, chủ
nghĩa khu vực thường mang hình thái khu vực mậu dịch tự do (Free Trade Area)

Nhóm 8.CSTM

Trang 17


Hiệp định thương mại Việt Nam – EU (EVFTA): những cơ hội và thách thức.

nhưng kể từ thập niên 1990, hình thái FTA (Free Trade Agreement) song phương hoặc
nhiều bên trở nên phổ biến hơn, với phạm vi hợp tác rộng hơn, không chỉ giới hạn
trong việc thực hiện tự do hóa thương mại hàng hóa, dịch vụ mà còn cả xúc tiến và tự
do hoá đầu tư, hợp tác chuyển giao công nghệ, thuận lợi hóa thủ tục hải quan, xây
dựng năng lực và nhiều nội dung mới khác như lao động, môi trường.
Chủ nghĩa khu vực đang tồn tại một cách khách quan bên cạnh hệ thống thương mại
đa phương của WTO. Theo thống kê của Ban Thư ký WTO, tính đến tháng 3 năm
2008 đã có 209 hiệp định thương mại khu vực (RTAs) được thông báo cho WTO,
trong đó có 119 hiệp định thương mại tự do (FTAs). Trong số 119 FTAs được thông
báo cho WTO, có tới 96 FTAs (chiếm 81%) được ký kết và có hiệu lực trong giai đoạn
1995-2007. Đáng chú ý là 69 FTAs (chiếm 72%) được hình thành trong giai đoạn
2001-2007, tức là trong thời gian diễn ra Vòng đàm phán Đô-ha.
Nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ đã tỏ ra khá tích cực trong việc ký kết và tham gia
các FTA. Ngay cả những nước trước đây tỏ ra thờ ơ với FTA mà dành nhiều quan tâm
cho WTO và hệ thống thương mại đa phương như Mỹ, Nhật và EU cũng đã có sự thay
đổi. Đối với Mỹ, sau nhiều năm chỉ có Khu vực Mậu dịch Tự do Bắc Mỹ (NAFTA) và
FTA song phương với Israel, gần đây Mỹ đã có thêm FTA song phương với Singapore

và Chi-lê (năm 2003) và đang đàm phán với một số đối tác khác ở Châu Á, Trung
Mỹ .. . Nhật Bản lần đầu tiên ký một FTA đầy đủ với Singapore vào năm 2002, sau đó
là với một loạt các nước ASEAN khác và hiện đang đàm phán FTA song phương với
Việt Nam và Thụy Sỹ. Nhật cũng đã hoàn tất FTA với toàn khối ASEAN (tồn tại song
song với các FTA riêng rẽ với một số thành viên ASEAN). EU cũng không đứng ngoài
cuộc khi quyết định khởi động đàm phán một FTA với ASEAN từ năm 2007.
3.6.

Tóm lược về quá trình tham gia FTAs của Việt Nam

Tính đến nay, Việt Nam đã cùng ASEAN ký kết và triển khai thực hiện 3 hiệp định
FTAs là Hiệp định Khu vực Thương mại Tự do ASEAN (AFTA), Hiệp định Thương

Nhóm 8.CSTM

Trang 18


Hiệp định thương mại Việt Nam – EU (EVFTA): những cơ hội và thách thức.

mại Tự do ASEAN - Trung Quốc (ACFTA) và Hiệp định Thương mại Tự do ASEAN Hàn Quốc (AKFTA). Việt Nam và ASEAN hiện đã kết thúc đàm phán và ký kết Hiệp
định đối tác kinh tế toàn diện ASEAN-Nhật Bản (AJCEP). Hiện nay, Việt Nam đã ký
kết và thực hiện FTA với Nhật Bản và Chile, cùng ASEAN ký với Ấn Độ và
Newzealand.
Dưới đây xin khái quát lại những mốc thời gian quan trọng trong quá trình hội nhập
kinh tế quốc tế và khu vực của Việt Nam, bao gồm cả việc tham gia đàm phán FTA
trong khuôn khổ hợp tác giữa ASEAN với các nước ngoài khối:
Năm 1986: Việt Nam bắt đầu chính sách Đổi mới, chuyển đổi từ nền kinh tế tập trung
sang nền kinh tế thị trường, thiết lập nền tảng cho quá trình cải tổ kinh tế và hội nhập
kinh tế quốc tế.

Năm 1994: Việt Nam đệ đơn xin gia nhập GATT và năm 1995 tái khẳng định quyết
tâm đàm phán gia nhập WTO.
Năm 1995: Việt Nam trở thành thành viên chính thức của ASEAN.
Năm 1996: Việt Nam tham gia Chương trình Ưu đãi Thuế quan có Hiệu lực Chung
(CEPT) trong khuôn khổ AFTA của ASEAN. Năm 1996 cũng là năm Việt Nam trở
thành thành viên sáng lập của Diễn đàn Hợp tác Á-Âu (ASEM).
Năm 1998: Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Diễn đàn Hợp tác Kinh tế
Châu Á - Thái Bình Dương (APEC)
Năm 2002: Cùng ASEAN khởi động đàm phán ACFTA với Trung Quốc.
Năm 2003: Chương trình Thu hoạch sớm (Early Harvest) trong khuôn khổ ACFTA
chính thức được triển khai.
Năm 2003: Cùng ASEAN bắt đầu đàm phán FTAs với Ấn Độ (AIFTA) và Nhật Bản
(AJFTA)

Nhóm 8.CSTM

Trang 19


Hiệp định thương mại Việt Nam – EU (EVFTA): những cơ hội và thách thức.

Năm 2004: Cùng ASEAN bắt đầu đàm phán FTAs với Hàn Quốc (AKFTA), Australia
và New Zealand (AANZ FTA).
Năm 2006: Được kết nạp vào Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO)
Năm 2007: Cùng ASEAN khởi động đàm phán FTA với EU và khởi động đàm phán
FTA song phương với Nhật Bản.
Năm 2008: khởi động đàm phán FTA song phương với Chi-lê.
4.

Hiệp định thương tự do giữa Việt Nam – EU

4.1.

Nội dung quan tâm của Việt Nam trong đàm phán EVFTA

“Là chủ thể quan trọng trong khu vực Đông Nam Á, Việt Nam trở thành chặng
dừng chân đầu tiên của phái đoàn EU trong chuyến khảo sát, tìm kiếm cơ hội đầu tư
lần này. Tuy nhiên sau Việt Nam, phái đoàn sẽ tiếp tục khảo sát cơ hội đầu tư tại một
số quốc gia khác trong khu vực ASEAN như Thái Lan, Myanmar… Chính vì vậy, Việt
Nam cần cho các nhà đầu tư EU thấy được lợi thế cạnh tranh đặc biệt của mình để
củng cố thêm quyết tâm của các nhà đầu tư EU khi lựa chọn Việt Nam làm điểm đến
đầu tư…” là khuyến nghị của ông Preben Hjortlund - Chủ tịch Phòng Thương mại
châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) tại "Diễn đàn doanh nghiệp và giao lưu thương mại
EU - Việt Nam" do VCCI - HCM phối hợp với phái đoàn EU tại Việt Nam tổ chức .
Việt Nam xác định rõ chủ trương trong tham gia Hiệp định thương mại tự do của với
EU là tăng cường quan hệ với EU, đặc biệt về kinh tế, thương mại, đầu tư. Dó đó, Việt
Nam đang trên đà quyết tâm thúc đẩy, hoàn tất đàm phán FTA với EU trong tháng
09/2014
Trải qua sáu lần đàm phán, Việt Nam và EU vấn đang triển khai một số nội dung
quan trọng trong đàm phán hai bên như thương mại hàng hóa,quy tắc xuất xứ, đầu tư,
một số lĩnh vực còn mới với Việt Nam: phát triển bền vững, sở hữu trí tuệ, mua sắm
công, v.v.

Nhóm 8.CSTM

Trang 20


Hiệp định thương mại Việt Nam – EU (EVFTA): những cơ hội và thách thức.

Tuy nhiên, vấn đề chênh lệch về trình độ phát triển giữa hai bên luôn là sự bất lợi và

đòi hỏi Việt Nam cần có sự cố gắng tích cực nhất có thể để rút ngắn khoảng cách cung
như nâng cao tầm hiểu quả nền kinh tế của mình để sánh ngành với nhưng nước có nền
kinh tế hàng đầu.
Việt Nam đã có định hướng chiến lược phát triển bền vững, trong đó có lĩnh vực
kinh tế. Kinh tế có phát triển nhanh và bền vững thì đời sống nhân dân cũng như vị thế
của quốc gia mới có ảnh hưởng quan trọng trong thị trường quốc tế được. Bất kìa một
hiệp định, một “sân chơi” kinh tế Việt Nam tham gia, luôn xác định rõ mối quan hệ đó
trong tương lai phải phát triển, bền vững đồng thời đạt được những thành tựu nhất
định. Việt Nam sẵn sàng ủng hộ hợp tác đối tác trong mọi lĩnh vực kinh tế, văn hóa ,
chính trị hợp lý khi đã tiến tới kí kết và thực thi FTA; sẵn sàng chia sẻ những kinh
nghiêm của nước mình để có được lòng tin và độ uy tín với đối tác chiến lược. EU là
thị trường nổi tiếng khó tính và cầu toàn nên các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam
sang thị trường này phải đảm bảo yếu tố chất lượng cũng như thời hạn giao hàng; các
sản phẩm phải đảm bảo yêu cầu về môi trường: sạch, xanh và trách nhiệm xã hội. Vì
thế, doanh nghiệp cần lưu ý phát triển các yếu tố sản xuất, kinh doanh bền vững, thân
thiện môi trường, áp dụng công nghệ xanh, quy chế kinh tế thị trường đầy đủ cho Việt
Nam,v.v…
4.2. Các lộ trình đàm phán Hiệp định thương mại Việt Nam – EU
EU là một thị trường rộng lớn với 27 quốc gia thành viên, một trong những đối tác
thương mại quan trọng nhất của Việt Nam. Hiện tại, hai bên đang tiến hành đàm phán
Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (FTA VN-EU), bắt đầu từ tháng 6/2012.
Với tham vọng đàm phán một hiệp định toàn diện bao gồm không chỉ các cam kết về
mở cửa thị trường mà cả các vấn đề đầu tư, môi trường, cạnh tranh, phát triển bền
vững…FTA VN-EU nếu được ký kết sẽ có tác động rất lớn đến từng ngành và toàn bộ
nền kinh tế Việt Nam.

Nhóm 8.CSTM

Trang 21



Hiệp định thương mại Việt Nam – EU (EVFTA): những cơ hội và thách thức.



Phiên đàm phán thứ nhất (Hà Nội, 08-12/10/2012)
Tháng 6 năm 2012, tại Brussels (Bỉ), Việt Nam cùng Liên minh châu Âu EU đã ký
Hiệp định Hợp tác và Đối tác EU - Việt Nam, đồng thời chính thức công bố khởi động
đàm phán Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA).
Ngày 08/10/2012, tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ Công thương Trần Quốc Khánh, Trưởng
đoàn đàm phán Việt Nam và ông Petriccione, Vụ trưởng vụ Đông Âu, Châu Á và Châu
Đại Dương thuộc Tổng vụ thương mại của EU - Trưởng đoàn đàm phán EU đã phát
biểu khai mạc vòng đàm phán thứ nhất Hiệp định thương mại tự do EVFTA.
Cả hai bên hiện đang tìm kiếm một thỏa thuận toàn diện trên các lĩnh vực biểu thuế,
hàng rào phi thuế quan cũng như các cam kết đối với các nội dung liên quan đến
thương mại khác. Trong đó, nổi bật là vấn đề mua sắm, các vấn đề chính sách, cạnh
tranh, dịch vụ và phát triển bền vững. Nếu ký kết thành công Hiệp định này, Việt Nam
sẽ có nhiều cơ hội hơn trong việc tiếp cận thị trường châu Âu, tiếp cận các nguồn đầu
tư trực tiếp nước ngoài từ EU, tạo thêm công ăn việc làm cho Việt Nam. Đồng thời,
người tiêu dùng Việt Nam sẽ có cơ hội được sử dụng hàng hóa chất lượng tốt từ EU
với giá cả hợp lý hơn.



Phiên đàm phán thứ hai ( Brussels, 22-25/01/2013)
Tại Bỉ, phiên đàm phán thứ hai về Hiệp định Thương mại Tự do giữa Việt Nam
và Liên minh châu Âu (VEFTA) đã khai mạc ngày 22/1 tại thủ đô Brussels của Bỉ và
sẽ kéo dài đến ngày 25/1.
Đoàn đàm phán Việt Nam do Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Quốc Khánh dẫn đầu
và bao gồm đại diện của nhiều bộ, ngành tham gia 12 nhóm đàm phán trong vòng này.

Trưởng đoàn đàm phán EU là ông Mauro Petriccone, Vụ trưởng Vụ Đông Âu, châu Á
và châu Đại Dương thuộc Tổng vụ Thương mại của EU.

Nhóm 8.CSTM

Trang 22


Hiệp định thương mại Việt Nam – EU (EVFTA): những cơ hội và thách thức.

Phiên đàm phán thứ hai sẽ bao gồm các nội dung: trao đổi hàng hóa và dịch vụ, đầu
tư, sở hữu trí tuệ, lao động, môi trường...
Sau phiên khởi động thành công, phiên đàm phán lần này dự kiến sẽ góp phần đẩy
nhanh quá trình đàm phán FTA giữa Việt Nam và EU như lãnh đạo 2 bên đã thống
nhất.
Tháng 10/2010, lãnh đạo Việt Nam và EU thống nhất sẽ khởi động đàm phán FTA
song phương sau khi hoàn tất các công việc kỹ thuật. Tháng 6/2012, tại Brussels, Bộ
trưởng Bộ Công thương Việt Nam Vũ Huy Hoàng và Ủy viên EU phụ trách Thương
mại Karel De Gutch chính thức tuyên bố khởi động đàm phán FTA giữaViệt Nam-EU.
Phiên đàm phán đầu tiên về EVFTA diễn ra tại Hà Nội trong các ngày từ 812/10/2012. Dự kiến sẽ có khoảng 4 vòng đàm phán trong năm 2013.
EU hiện là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch năm 2012 đạt
khoảng 20,3 tỷ USD. Với đặc điểm hỗ trợ lẫn nhau của nền kinh tế Việt Nam và EU,
việc tăng cường hợp tác kinh tế, đặc biệt thông qua FTA, sẽ góp phần thúc đẩy mạnh
mẽ quan hệ giao thương, đầu tư Việt Nam-EU, đem lại lợi ích thiết thực cho doanh
nghiệp và người dân của hai bên.


Phiên đàm phán thứ ba (Tp. Hồ Chí Minh, 23-26/04/2013)
Phiên đàm phán thứ ba Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) đã
diễn ra từ ngày 23 đến ngày 26 tháng 04 năm 2013 tại Thành phố Hồ Chí Minh.

12 nhóm tham gia thảo luận tại phiên đàm phán lần này gồm thương mại hàng hóa,
thương mại dịch vụ, đầu tư, hợp tác hải quan, SPS, TBT, phát triển bền vững, pháp lýthể chế, v.v. Sau phiên đàm phán, hai bên đều đã đạt được hiểu biết nhất định về quan
điểm, mong muốn, cách tiếp cận vấn đề của phía đối tác, giảm thiểu tối đa các vấn đề

Nhóm 8.CSTM

Trang 23


Hiệp định thương mại Việt Nam – EU (EVFTA): những cơ hội và thách thức.

còn khác biệt, hướng tới thống nhất cách tiếp cận chung. Tiến triển nổi bật nhất tại
phiên này là hầu hết các nhóm đã có dự thảo lời văn tổng hợp và đi vào thảo luận chi
tiết lời văn này. Một số nhóm đã trao đổi bản yêu cầu và các yếu tố chính của bản chào
ban đầu. Trên cơ sở đó, hai bên sẽ triển khai tham vấn trong nước, tiến tới đàm phán
sâu và chi tiết hơn trong các phiên tiếp theo. Hai bên cũng đã nhất trí lộ trình và những
nội dung sẽ tiếp tục được triển khai để chuẩn bị cho phiên đàm phán thứ tư.


Phiên đàm phán thứ tư (Brussels, 02-05/07/2013)
Phiên đàm phán thứ tư Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) đã
diễn ra từ ngày 1 đến 5/7/2013 tại Brussels, Bỉ. Tại Phiên đàm phán lần này, hai bên đã
thúc đẩy thảo luận trong tất cả các lĩnh vực và đạt tiến bộ tích cực trên cơ sở cân bằng
lợi ích của cả EU và Việt Nam.
Mười hai nhóm đàm phán tại phiên này gồm thương mại hàng hóa, thương mại dịch
vụ, đầu tư, hợp tác hải quan, SPS, TBT, cạnh tranh, phát triển bền vững, pháp lý - thể
chế, v.v...
Tại phiên khai mạc, Trưởng đoàn đàm phán Việt Nam và EU cùng tái khẳng định
tầm quan trọng của Hiệp định EVFTA đối với cả hai phía và khẳng định quyết tâm đẩy
nhanh tiến độ đàm phán để đạt được kết quả tích cực, đáp ứng kỳ vọng của cả hai bên.

Hai Trưởng đoàn đánh giá cả Việt Nam và EU đều đã có sự chuẩn bị tốt cho phiên đàm
phán thứ tư này, coi đây là cơ sở để đẩy nhanh đàm phán, đặc biệt trong các lĩnh vực
quan trọng như thương mại hàng hóa, thương mại dịch vụ, đầu tư, sở hữu trí tuệ, mua
sắm chính phủ...
Các chuyên gia đàm phán của hai bên cũng đã trao đổi, làm rõ hơn quan điểm, cách
tiếp cận của mình trong các lĩnh vực cụ thể, đồng thời giới thiệu chi tiết hơn nữa hệ
thống chính sách, quy định liên quan của mỗi bên để giải thích các đề xuất, yêu cầu của

Nhóm 8.CSTM

Trang 24


Hiệp định thương mại Việt Nam – EU (EVFTA): những cơ hội và thách thức.

mình. Bên cạnh đó, hai bên đã tiếp tục thảo luận các nội dung về bản chào mở cửa thị
trường trong một số lĩnh vực.
Kết thúc phiên đàm phán này, hai bên đã đạt được hiểu biết rất sâu về quan điểm,
cách tiếp cận, mức độ mong muốn của đối tác, tạo tiền đề vững chắc cho việc tìm kiếm
giải pháp nhằm giảm thiểu tối đa khác biệt, hướng tới thống nhất các nội dung phức tạp
phù hợp với thực tiễn, năng lực của mỗi bên. Đây cũng là cơ sở quan trọng để hai bên
tiếp tục tham vấn trong nước, tiến tới đàm phán sâu và chi tiết hơn nữa trong phiên tiếp
theo.


Phiên đàm phán thứ năm (Hà Nội, 04-08/11/2013)
Phiên đàm phán thứ năm Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Liên minh Châu
Âu (EVFTA) đã diễn ra từ ngày 04 đến ngày 08/11/2013 tại Hà Nội. Phiên đàm phán
này đánh dấu một năm Hiệp định EVFTA chính thức đàm phán với việc hai bên tiếp
tục thúc đẩy thảo luận trong tất cả các lĩnh vực và đã đạt tiến bộ tích cực trên cơ sở cân

bằng lợi ích của cả EU và Việt Nam.
Nghị sĩ Werner Largen- Chủ tịch Liên minh Nghị viện châu Âu- cho biết: "Có bốn
vấn đề quan trọng được đàm phán”. Một là, xây dựng một sân chơi bình đẳng cho các
doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp tư nhân. Hai là, bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ,
liên quan đến bản quyền và quyền tác giả. Ba là, chỉ dẫn địa lý. Bốn là, phát triển bền
vững.

Phiên đàm phán diễn ra ở cấp Trưởng đoàn, Phó đoàn và 11 nhóm đàm phán, gồm
thương mại hàng hóa, thương mại dịch vụ, đầu tư, hợp tác hải quan, SPS, TBT, cạnh
tranh, phát triển bền vững, pháp lý-thể chế, v.v... Tại phiên khai mạc, hai bên cùng
nhấn mạnh lại mục tiêu hoàn tất sớm đàm phán mà Lãnh đạo hai bên đã đặt ra, đồng

Nhóm 8.CSTM

Trang 25


×