Tải bản đầy đủ (.ppt) (24 trang)

Địa lí Thành phố Hà Nội: Dân cư và lao động

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.83 MB, 24 trang )

Bài 42:

ĐỊA LÍ 9

Địa lí Thành phố Hà Nội:
Dân cư và lao động


Nhóm 3












Phạm Hải Hà
Đỗ Quỳnh Trang
Nguyễn Thu Hương
Bùi Ngọc Đạt
Nguyễn Thị Thu Trang
Nguyễn Minh Tiến
Dương Minh Quân
Nguyễn Trâm Anh
Đoàn Phương Nam
Nguyễn Dương Quỳnh Anh




Dân cư và lao động thành phố
Hà Nội
I. Gia tăng dân số
II. Kết cấu dân số
III. Phân bố dân cư
IV. Tính hình phát triển văn hóa, giáo dục, y tế


I. GIA TĂNG DÂN SỐ
1. Số dân
Dân số TB năm 2009 của Hà Nội là 6.472,2 nghìn người trong
đó:
+ Ở thành thị là 2.739,8 nghìn người (chiếm 42,3% tổng số dân
toàn TP)
+ Ở nông thôn là 3.732,4 nghìn người (chiếm 57,7% tổng số
dân toàn TP)
Về mặt quy mô dân số, Hà Nội đứng thứ 2 trong 63 tỉnh, TP cả
nước chỉ sau TP Hồ Chí Minh (gần 7,2 triệu người)


Bảng số liệu về diện tích,
dân số, mật độ dân số,
đơn vị hành chính đến
cuối năm 2013 ở TP Hà
Nội (phân theo đơn vị
hành chính)



2. Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên qua các năm
Hà Nội là một trong những tỉnh thánh có tỉ suất gia tăng tự
nhiên thấp, tương đối ổn định (1,27%), cao hơn mức gia tăng
tự nhiên của cả nước một chút (1,2%)
Khu vực các quận, thị xã có tỉ suất gia tăng tự nhiên thấp.
Còn ở các huyện thì mức gia tăng tự nhiên cao hơn, đặc
biệt là tại các huyện Đông Anh, Quốc Oại, Thanh Oai , Hoài
Đức, Mê Linh,…


3. Gia tăng cơ giới
Sự gia tăng dân số do số người chuyển đi và số người từ nơi
khác chuyển đến gọi là gia tăng cơ giới.
Hằng năm có khoảng trên 300 ngàn người di cư vào TP, trong đó
chủ yếu vào khu vực nội thành Hà Nội cũ. Tỉ lệ gia tang không
đồng đều giữa các khu vực
⇒Tạo nên nguồn gia tăng cơ giới học đáng kể cho dân số Hà Nội
Nguồn gốc xuất cư phần lớn từ các tỉnh trong vùng ĐBSH, vùng
trung du và miền núi Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ.
Trịnh độ nghề nghiệp và học vấn của người di cư và hà Nội khá cao
và họ di cư đến Hà Nội vì lí do kinh tế, học tập, gia đình (kết hôn,
hợp lí hóa gia đình,…) và các lí do khác


II. KẾT CẤU DÂN SỐ


1. Cơ cấu dân số theo giới tính và độ tuổi
a. Cơ cấu dân số theo giới tính
Cơ cấu dân số theo giới tính của Hà Nội hiện nay tương đối

thấp
Tỉ số giới tính TB toàn TP là cứ 100 nữ thì có 97,1 nam, tỉ lệ
giới tính là:
+ Nam: 49,2% tổng số dân
+ Nữ: 50,8% tổng số dân
So với vùng ĐBSH (96,7) thì cơ cấu giới tính của Hà Nội cao
hơn, song thấp hơn so với cả nước (98,1%)


Dân số TB 
phân theo giới 
tính ở Hà Nội 
2005­2013


b. Cơ cấu dân số độ tuổi
Theo số liệu Tổng điều tra dân số và nhà ở 1/4/2009, số người
dưới 15 tuổi chiếm 23,0%, số người 15 – 59 tuổi là 66,6%, còn số
người từ 60 tuổi trở lên là 10,4%
Nhận xét: So với các năm trước, cơ cấu tuổi dân số Hà Nội
đang có xu hướng già hóa, số trẻ em ít đi và số người già tảng lên,
nguồn lao động tương đối dồi dào.
=> Vừa là lợi thế đối với việc phát triển KT- XH địa phương,
nhưng cũng vừa là trở ngại trong việc sắp xếp vệc làm và nâng
cao chất lượng cuộc sống người dân


2. Cơ cấu dân số theo lao động
- Hiện nay dân số trong độ tuổi lao động của Hà Nội vào khoảng 4,3 triệu người,
trong đó số người đang làm việc trong các ngành kinh tế gần 3,4 triệu người, chiếm

76,3% tổng nguồn lao động.
⇒ Giải quyết việc làm cho người lao động trong thời kì công nghiệp hóa của Thành
phố Hà Nội là vấn đề cấp bách. Đó cũng là một bước quan trọng để phát triển kinh tế
- xã hội, ổn định đời sống nhân dân, hạn chế những tiêu cực trong xã hội.
- Chất lượng nguồn lao động của Hà Nội vào loại cao nhất cả nước. Về trình độ
chuyên môn kĩ thuật, tỉ lệ lao động đã qua đào tạo chiếm 27% (năm 2009). Đến nay
Thủ đô Hà Nội đã có một đội ngũ cán bộ khoa học công nghệ tương đối lớn, chiếm
26% tổng số lao động kĩ thuật có bằng cấp của cả nước và 18% tổng số lao động đang
làm biệc thường xuyên. Hà Nội là địa bàn tập trung đông các trường đại học, cao
đẳng, trung cấp chuyên nghiệp, dạy nghề và các viện nghiên cứu với các trang thiết bị
hiện đại vào bậc nhất cả nước.
- Cơ cấu lao động theo khu vực kinh tế của thành phố có sự chuyển dịch tích cực theo
hướng tăng tỉ trọng lao động trong các ngành công nghiệp – xây dựng và dịch vụ,
giảm tỉ trọng lao động trong khu vực nông – lâm – ngư nghiệp. Tuy nhiên, đến năm
2009, lao động trong khu vực nông – lâm – ngư của Hà Nội vẫn chiếm 31,4% (so với
chưa đầy 20% của Hà Nội cũ), lao động trong khu vực công nghiệp là 27,7%, còn
trong khu vực dịch vụ là 40,9%.


3. Cơ cấu dân tộc
- Là địa bàn cư trú của người Kinh (chiếm khoảng 99%)
- Một số dân tộc khác: người Mường (tập trung tại các
huyện Ba Vì, Mỹ Đức, Quốc Oai,…), người Tày, người
Nùng, người Dao và một số dân tộc ít người.
- Mỗi dân tộc có những bản sắc riêng về phong tục tập
quán, tín ngưỡng và kinh nghiệm sản xuất


III. PHÂN BỐ DÂN CƯ
1. Mật độ dân số

- Dân số trung bình năm 2009 là 6.472,2 nghìn người, cư
trú trên diện tích 3.344,6km², mật độ dân số trung bình của
Hà Nội là 1.935 người/ km².
- Mật độ dân số cao gấp 7,4 lần so với mức trung bình
của cả nước, gấp 2,1 lần mật độ dân số của vùng Đồng bằng
sông Hồng và đứng thứ hai sau Thành phố Hồ Chí Minh


2. Phân bố dân cư
- Dân cư phân bố không đều giữa các đơn vị hành chính.
- Dân cư tập trung cao ở một số nơi như quận Đống Đa (3,7 vạn người) và
quận Hai Bà Trưng (2,8 vạn người). Khu vực này là nơi tập trung các cơ
quan, nhà máy, doanh nghiệp, cửa hàng, chợ, các khu vực buôn bán. Đây
cũng là nơi tổ chức, quản lí, điều hành hệ thống kinh tế - xã hội của toàn
thành phố.
- Các huyện có mật độ dân số trung bình thấp hơn các quận, thị xã tới 5,7
lần, thậm chí 60 lần.
- Sự phân bố dân cư không đồng đều phụ thuộc vào các nhân tố tự nhiên
( địa hình, đất đai, nguồn nước...) và các nhân tố kinh tế - xã hội (lịch sử phát
triển, vị trí địa lý kinh tế - chính trị, sự phát triển của nền kình tế...). Điều
này có ảnh hưởng rất lớn tới bố trí lao động; giải quyết việc làm, mở mang
ngành nghề, khai thác lãnh thổ, cải thiện đời sống, nơi cư trú và tác động xấu
đến môi trường sinh thái (nước sạch, nhà ở, giao thông, rác, nước thải....).


3. Các loại hình cư trú
- Có hai loại hình cư tru chủ yếu là thành thị và nông thôn.

a. Thành thị
- Số dân thành thị chiếm 42,3% tổng số dân.

- Bao gồm 10 quận, thị xã Sơn Tây và 22 thị trấn.
- Chức năng chủ yếu là hành chính – chính trị; thương mại, dịch vụ; sản
xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp.
- Là nơi tập trung các viện nghiên cứu; các trường đại học, cao đẳng và
dạy nghề, là nơi đặt trụ sở của các cơ quan Trung ương của Đảng và Nhà
nước, các tổ chức chính trị, xã hội, các cơ quan đại diện ngoại giao, tổ chức
quốc tế và là nơi diễn ra các hoạt động đối nội, đối ngoại quan trọng nhất cả
nước.
- Hà Nội có 22 thị trấn, phân bố đều ở 18 huyện với chức năng chủ yếu là
đầu mối giao thông, hạt nhân kinh tế, trung tâm văn hóa, hành chính, chính
trị của huyện.


b. Nông thôn

- Khu vực nông thôn của Thành phố Hà Nội có 401 xã, là đơn vị
hành chính cư sở của nông thôn ngày nay.
- Số dân nông thôn chiếm 57,7% tổng số dân, trong đó các huyện
chiếm tới 98,4% và thị xã Sơn Tây 46,6% tổng số dân
- Bên cạnh nông thôn Hà Nội cũ với các làng cổ truyền nổi tiếng từ
bao đời (làng hoa, làng rau, các làng nghề dệt, gốm, làng giấy), nay lại
có thêm các làng hoa mới (Mê Linh, Tiền Phong, Đông La, Thường
Tín....); các làng rau, thực phẩm ở Thanh Trì, Gia Lâm, Đông Anh,
Hoài Đức, Thanh Oai, Thường Tín, Mê Linh; các làng nghề ở các
huyện Đan Phượng, Thanh Oai, Chương Mỹ, Hoài Đức và còn các
vùng trồng cây lương thực tập trung ở Sóc Sơn, Đông Anh, Ứng Hòa,
Chương Mỹ, Phú Xuyên, Mỹ Đức, Ba Vì....


Bản đồ dân số Hà Nội

năm 2008 (mật độ sân số
km/người, tỉ lệ dân
thành thị nông thôn)


IV. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC, Y TẾ


1. Giáo dục
- Hà Nội là trung tâm văn hóa, khoa học, giáo dục lớn nhất cả nước.
- Tập trung 77 trường đại học và cao đẳng (chiếm 22,3% tổng số trường của cả
nước) với trên 15,5 nghìn giáo viên và hơn 643,5 nghìn sinh viên (chiếm 33,3%
tổng số sinh viên đại học và cao đẳng của cả nước).
- Có 47 trường trung cấp chuyên nghiệp, 252 trường công nhân kĩ thuật.
- Tất cả các quận, huyện đều có các trường phổ thông; các xã, phường đều có
trường mẫu giáo.
- Năm 2009 – 2010, toàn thành phố có khoảng 814 trường mẫu giáo với 272,8
nghìn học sinh; 1.264 trường tiểu học và trung học cơ sở với 777,6 nghìn học
sinh; 186 trường trung học phổ thông với gần 216,4 nghìn học sinh; đủ loại hình
công lập, bán công, dân lập.
⇒ Đây là điều kiện thuận lợi để đáp ứng nhu cầu đào tạo không chỉ riêng cho
thủ đô, mà còn có ý nghĩa quan trọng đối với vùng Bắc Bộ và cả nước.
- Người dân Hà Nội nhìn chung có trình độ dân trí cao, 100% xã, phường có
trường tiểu học, nhà trẻ, mẫu giáo; 100% xã, phường đạt phổ cập trung học cơ sở
và đang dần phấn đáu tiến tới phổ cập trung học phổ thông.


2. Y tế

s


- Để bảo vệ sức khỏe nhân dân, ngành y tế của Thành phố Hà Nội không ngừng
phát triển và ứng dụng các tiến bộ kĩ thuật hiện đại kết hợp với nền y học cổ
truyền trong chữa trị, chủ động phòng bệnh, chăm sóc sức khỏe ban đầu cho cộng
đồng, bảo hiểm y tế, bảo vệ sức khỏe bà mẹ và trẻ em, tiêm chủng, phòng dịch,
công tác dân số- kế hoạch hóa gia đình, loại bỏ các căn bệnh xã hội, trong đó có
bệnh AIDS.
- Cho đến hết năm 2009, toàn Thành phố Hà Nội có 55 BV (kể cả BV TW), 46
phong khám khu vực, 577 trạm y tế xã, phường với 17.128 giường bệnh, 6.145
bác sĩ, 7.966 y sĩ, y tá.
- Về các chỉ tiêu y tế trên một vạn dân, Hà Nội đạt vào loại cao so với cả nước:
số bác sĩ là 9,5 (so với cả nước là 7,1), số y tá là 12.3 (so với cả nước là 14.3) và
số giường bệnh là 26,5 (so với cả nước là 27,1).
Trên địa bàn toàn TP, 100% xã phường có trạm y tế đạt tiêu chuẩn quốc gia. Tại
Hà Nội tập trung nhiều BVlớn phục vụ tuyến cuối trong công tác khám chữa bệnh
như BV Việt Xô, BV 108, BV 103, BV Hữu nghị Việt Đức, BV K, BV Y học cổ
truyền. Ngoài ra còn nhiều BV ngành, BV tư và BV quốc tế…
Để bào vệ sức khỏe nhân dân, ngành y tế của TP Hà Nội không ngừng phát triển
và ứng dụng


V. HÀ NỘI, VÙNG ĐẤT ĐỊA – VĂN HÓA
TIÊU
BIỂU
Năm 1010, Hà Nội được vua Lý Thái Tổ chọn làm kinh đô và đặt tên là
Thăng Long với mong muốn kinh thành ngày càng phồn thịnh như rồng bay lên.
Hà Nội “ở trung tâm cõi bờ đát nước, có cái thế Rồng cuộn Hổ ngồi; vị trí ở giữa
bốn phương Đông Tây Nam Bắc; tiện hình thế núi sông sau trước. Ở nơi đó địa
thế rộng mà bằng phẳng, vùng đất cao mà sáng sủa, cư dân không khổ vì ngập
lụt, muôn vật đều phong nhiêu tươi tốt. Xem khắp đát Việt ta, chỗ ấy là nơi hơn

cả, thực là chỗ bốn phương hội tụ, là nơi đô thành bậc nhất của đế vương muôn
đời”.
Sau hơn 1000 năm, Hà Nội hôm nay đã mở rộng sang cả Xứ Đoài, một vùng
đất mà các làng, xã đều ở trên những sườn đồi hoặc dưới chân thềm núi Tản,
nhìn ra sông Hồng, bao quanh bởi sông Đáy, sôn gTichs… Xứ Đoài không chỉ
nổi tiếng bởi cảnh sắc thiên nhiên thơ mộng mà còn nổi tiếng là một địa chỉ văn
hóa, nơi lưu giữ rất nhiều nét tiêu biểu của những cộng đồng dan cư nông nghiệp
cổ, của văn hóa làng xã, nơi sản sinh ra nhiêu nhân tài, anh hùng dân tộc: Thánh
Tản, hai Bà Trưng, Ngô Quyền, dòng họ văn hiến Phan Huy…
Thăng Long xưa và Hà Nội nay là vùng địa linh nhân kiệt, luôn luôn là trung
tâm chính trị, kinh tế, văn hóa lớn của nước Việt Nam hòa bình, thông nhất, có vị
trí xứng đáng trong khu vực và trên Thế giới.


MỘT SỐ HÌNH ẢNH VỀ HÀ NỘI




×