Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

Đề cương chi tiết luận văn: Quan niệm về con trong triết học Mác – Lênin và sự tha hóa nhân cách con người trong xã hội phong kiến qua tác phẩm “Chí Phèo” của nhà văn Nam Cao

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (135.25 KB, 10 trang )

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU

MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Làn sóng văn minh hiện đại đang dần được mở ra, phát triển đưa con
người tiến lên xã hội tương lai tiến bộ. Nói tới con người chúng ta có thể hình
dung ngay ra được, nhưng khó có thể đưa ra được một định nghĩa hay một khái
niệm chính xác. Vậy con người là gì? Cho đến nay, con người vẫn là một bí ẩn,
không ai có thể hiểu hết được.
Bàn về con người hay những vấn đề liên quan tới con người luôn là tiêu
điểm của các nhà khoa học, các nhà triết học, các nhà tâm lí, xã hội học, y học…
đó là một khách thể hết sức phong phú. Những vấn đề triết học về con người là
một nội dung lớn trong lịch sử triết học nhân loại.
Mỗi khoa học có những cách để tiếp cận, giải quyết, nghiên cứu khác
nhau về những mặt, những khía cạnh riêng biệt, cụ thể. Trong y học, thì chủ yếu
nghiên cứu tìm hiểu về cấu trúc cơ thể, các bộ phận… của con người. Trong triết
học với đặc trưng trừu tượng hóa, khái quát hóa các khoa học cụ thể về con
người để nghiên cứu con người về mặt thế giới quan, hệ tư tưởng, lối sống…
Bằng cách này hay cách khác, triết học bao giờ cũng phải giải đáp những vấn đề
chung nhất của con người như: Bản chất con người là gì? Vị trí của con người
trong thế giới? Ý nghĩa cuộc sống của con người là gì?
Ở mỗi thời kì, mỗi giai đoạn khác nhau, số phận con người cũng được
quan tâm khác nhau. Từ thời cổ đại, con người bắt đầu tìm hiểu nguồn gốc của
1


mình và có những ý thức ban đầu về sức mạnh của chính bản thân mình. Sự hình
thành và phát triển của con người trải qua các thời kì khác nhau của lịch sử, từ
xã hội cộng sản nguyên thủy - chiếm hữu nô lệ - phong kiến - tư bản chủ nghĩa
rồi tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội mà giai đoạn đầu là chủ nghĩa cộng sản. Ở


mỗi thời kì, sự phát triển của con người có sự thay đổi. Nếu như ở xã hội cộng
sản nguyên thủy, con người sống thành bầy đàn, ăn lông ở lỗ thì đến xã hội
chiếm hữu nô lệ con người đã biết sử dụng công cụ thô sơ và ăn thức ăn nấu
chín. Đến xã hội phong kiến là một sự tiến bộ vượt trội của con người đã biết
chế tạo công cụ lao động, thế nhưng ở xã hội này xuất hiện sự phân chia giai cấp
rõ ràng, người nông dân bị lệ thuộc, chịu sự áp bức, bóc lột nặng nề. Và cho đến
xã hội Xã hội chủ nghĩa thì con người hoàn toàn được tự do, bình đẳng.
Nhưng trong sự phát triển của con người qua các giai đoạn đó, thì con
người trong xã hội phong kiến bị xem nhẹ, không được coi trọng nhất là tầng
lớp nông dân nghèo khổ, tù túng. Họ luôn bị dằn vặt bởi cái nghèo, cái đói,
trong cái xã hội phong kiến thối nát đó họ có thể bị biến đổi cả hình hài lẫn nhân
tính cũng bởi những lo toan cơm, áo, gạo, tiền và ý nghĩa cuộc sống, những bi
kịch luôn xảy ra với họ. Một hình tượng tiêu biểu nhất minh chứng cho sự bế tắc
của con người trong xã hội đó chính là hình tượng nhân vật Chí Phèo trong tác
phẩm “Chí Phèo” của nhà văn Nam Cao. Đó là nỗi đau về sự tha hóa của con
người trong giai đoạn trước năm 1945.
Những năm 40 của thế kỉ XIX Chủ nghĩa Mác – Lênin ra đời, đây là một
hệ thống lý luận khoa học thống nhất – đó là khoa học về sự nghiệp giải phóng
giai cấp vô sản, giải phóng nhân dân lao động khỏi chế độ áp bức, bóc lột tiến
tới giải phóng con người. Triết học Mác – Lênin đã kế thừa quan niệm về con
người trong lịch sử triết học, đồng thời khẳng định con người hiện thực là sự
thống nhất giữa yếu tố sinh học và yếu tố xã hội. Với phương pháp duy vật biện
chứng, triết học Mác nhận thức vấn đề con người một cách toàn diện, cụ thể
trong toàn bộ tính hiện thực trong xã hội của nó, mà trước hết là lao động sản
xuất ra của cải vật chất.
2


Như vậy có thể thấy tìm hiểu về con người là một nội dung không bao giờ
là cũ, không bao giờ có thể nói là đã nghiên cứu hết. Tùy theo điều kiện lịch sử

của mỗi thời đại mà xuất hiện những vấn đề này hay vấn đề kia. Việc nghiên
cứu về con người mà đặc biệt về nhân cách con người là vô cùng quan trọng. Vị
trí, vai trò của con người qua mỗi giai đoạn là khác nhau, thể hiện sự khác biệt
rõ ràng nhất quan niệm con người đó là ở xã hội phong kiến và ở xã hội xã hội
chủ nghĩa tiếp thu ánh sáng, tư tưởng tiến bộ của Chủ nghĩa Mác – Lênin về con
người. Chính vì việc nhận ra sự khác biệt đó, em mạnh dạn chọn đề tài nghiên
cứu “Quan niệm về con trong triết học Mác – Lênin và sự tha hóa nhân cách con
người trong xã hội phong kiến qua tác phẩm “Chí Phèo” của nhà văn Nam Cao”.
2. Tình hình nghiên cứu của đề tài
Nghiên cứu về con người nói chung và quan niệm về con người trong triết
học Mác – Lênin cũng như sự tha hóa nhân cách con người trong xã hội phong
kiến qua tác phẩm “Chí Phèo” của nhà văn Nam Cao không phải là một vấn đề
mới. Thực tế đã có rất nhiều công trình nghiên cứu, bài viết tầm cỡ, quy mô và
nghiên cứu ở những khía cạnh khác nhau nhưng vẫn chưa được quan tâm đúng
mức và đầy đủ.
Trước những năm 1945, có các tác phẩm như “Tắt đèn”, “Lão Hạc”, “Chí
Phèo”…, nhưng các tác phẩm ở thời kì này nói tới con người vẫn chỉ ở mức độ
chung chung, chưa được cụ thể mà chỉ nhấn mạnh tới nỗi thống khổ của người
nông dân.
Tuy nhiên, ở giai đoạn trước 1945, tác phẩm “Chí Phèo” của nhà văn
Nam Cao là một tác phẩm có nhiều giá trị và trong đó nhân cách con người bị
tha hóa được thể hiện rõ nét. Từ hiện thức này đã có khá nhiều công trình nghiên
cứu như “Nam Cao – con người và xã hội cũ” (1964) của Lê Đình Kị. Hay
Nguyễn Văn Trung có bài “Con người bị từ chối quyền làm người trong truyện
ngắn Chí Phèo của Nam Cao” (1965). Các bài viết trên tập trung nói đến tư
tưởng tiến bộ của nhà văn luôn đứng về phía những người nghèo khổ, đồng thời
3


phản ánh hiện thực xã hội, biểu hiện những bế tắc trong tư tưởng Nam Cao.

Trong bài viết của Nguyễn Văn Trung bàn đến tư tưởng nhân văn của Nam Cao
qua tấn bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người cảu nhân vật Chí Phèo. Bên cạnh đó
còn nhiều công trình nghiên cứu khác như Luận văn Thạc sĩ Ngữ văn “Sự tha
hóa của con người trong sáng tác của Nam Cao trước 1945” của Đỗ Viết Khanh
năm 2010.
Bên cạnh các công trình, sách báo viết về Nam Cao và nghiên cứu sự tha
hóa nhân cách con người trong xã hội phong kiến qua tác phẩm Chí Phèo, thì
quan niệm về con người trong triết học Mác – Lênin được rất nhiều người quan
tâm. Một số công trình nghiên cứu như Tiểu luận “Triết học Mác – Lênin về con
người” của Nguyễn Tiến Long (2013), “Vấn đề con người trong triết học Mác –
Lênin và phát huy nhân tố con người trong sự nghiệp công nghiệp hóa – hiên đại
hóa đất nước” của Quan Văn Út (2013)…
Tuy những công trình này có những đóng góp nhất định cho việc nghiên
cứu về quan niệm con người, nhưng tất cả chỉ dừng lại ở một khía cạnh nhất
định. Vì vậy, qua đề tài “Quan niệm về con trong triết học Mác – Lênin và sự
tha hóa nhân cách con người trong xã hội phong kiến qua tác phẩm “Chí Phèo”
của nhà văn Nam Cao”, tôi mong muốn có thể đóng góp thêm những nhận định,
những tư liệu giúp cho việc tìm hiểu và nghiên cứu về vấn đề này được hoàn
thiện, đầy đủ hơn.
3. Mục tiêu và nhiệm vụ
3.1. Mục tiêu
Mục tiêu của đề tài nhằm làm sáng tỏ bản chất của vấn đề nghiên cứu cả
về lí luận và thực tiễn, đồng thời khảo cứu, đánh giá đúng vấn đề. Đề tài này
hướng con người tới những giá trị nhân văn, nhân đạo cao cả trong triết học Mác
và vạch ra bản chất thối nát của xã hội phong kiến đương thời đã làm tha hóa
bản chất con người, đẩy con người vào hoàn cảnh cùng cực, tối tăm, không lối
thoát.
4



3.2. Nhiệm vụ
Nhiệm vụ của đề tài là làm rõ quan niệm về con người trong triết học
Mác-Lênin mà trước đó phải chỉ ra được những quan điểm ngoài Mác xít. Tiếp
đó là làm sáng tỏ sự tha hóa nhân cách con người trong tác phẩm Chí Phèo của
Nam Cao những năm 1945, thông qua hình tượng tiêu biểu là nhân vật Chí
Phèo. Cũng từ đó thấy được xã hội đương thời bần cùng hóa con người, là mất
đi tính chủ thể của họ, biến họ thành những dạng tồn tại của xã hội hơn là sống.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng
Đề tài nghiên cứu về con người theo quan điểm của chủ nghĩa Mác- Lênin
và nghiên cứu về sự tha hóa của con người thể hiện trong truyện ngắn “Chí
Phèo” của Nam Cao.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu sự tha hóa nhân cách con người trong xã hội phong kiến Việt
Nam trước những năm 1945, mà cụ thể là nhân vật Chí Phèo trong truyện ngắn
cùng tên của Nam Cao. Và nghiên cứu con người trong triết học Mác – Lênin, từ
những quan niệm ngoài mác xít cho đến quan niệm của Mác.
5. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu đề tài dựa trên phương pháp duy vật biện chứng và duy vật
lịch sử, đồng thời sử dụng các phương pháp như phương pháp so sánh, thống kê,
phân tích – tổng hợp, phương pháp hệ thống.
6. Đóng góp mới của đề tài
Về lí luận: Đã có nhiều công trình nghiên cứu về con người trong triết học
Mác cũng như sự tha hóa nhân cách con người trong xã hội phong kiến, đề tài
này có sự kế thừa và phát huy thành tựu của những người đi trước. Tuy nhiên,
đề tài nêu lên và đi sâu vào tìm hiểu quan niệm, bản chất con người trong xã hội
5


hiện đại so với quan niệm về con người trong xã hội phong kiến. Để từ đó thấy

được ví trị, vai trò của con người trong thế giới đó.
Về thực tiễn: Đề tài nghiên cứu này mong muốn được góp phần làm một
nguồn tài liệu tham khảo. Và làm rõ được sự thối nát hiện thực xã hội phong
kiến đương thời, đẩy con người vào đường cùng không lối thoát, tù túng, bế tắc.
Cũng từ đó, nghiên cứu, tìm hiểu về quan niệm con người trong triết học Mác để
thấy được nguồn ánh sáng mới, những tư tưởng nhân văn, nhân đạo tiến bộ và
cao đẹp.
7. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, đề tài được bố
cục 2 chương, 5 tiết.

6


NỘI DUNG
Chương 1. QUAN ĐIỂM CỦA CHỦ NGHĨA MÁC – LÊNIN VỀ CON
NGƯỜI
1.1. Một số quan niệm về con người ngoài mác xít
1.2. Quan niệm, bản chất con người trong triết học Mác – Lênin
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1
Chương 2. SỰ THA HÓA NHÂN CÁCH CON NGƯỜI TRONG XÃ HỘI
PHONG KIẾN QUA TÁC PHẨM “CHÍ PHÈO” CỦA NAM CAO
2.1. Một số khái niệm liên quan
2.1.1. Nhân cách là gì? Tha hóa là gì? Nguyên nhân của sự tha hóa
2.1.2. Các phương diện của sự tha hóa nhân cách con người
2.2. Sự tha hóa nhân cách con người thể hiện trong tác phẩm “Chí Phèo” của
Nam Cao
2.3. Vị trí, vai trò của yếu tố con người trong xã hôi hiên đại
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2


7


KẾT LUẬN
Ở chương 1, đề tài tập trung làm rõ quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin
về con người. Đã có nhiều quan điểm khác nhau trước khi có sự ra đời quan
niệm về con người trong triết học Mác. Quan niệm con người trong triết học
phương Đông, trong nền triết học Trung Hoa,vấn đề bản tính con người được
quan tâm hàng đầu. Các nhà tư tưởng của Nho gia, Pháp gia tiếp cận từ hoạt
động thực tiễn chính trị, đạo đức xã hội và đi đến kết luận bản tính người là
Thiện (Nho gia) và bản tính người là Bất thiện (Pháp gia)… Khác với nền triết
học Trung Hoa, các nhà tư tưởng của các trường phái triết học Ấn Độ mà tiêu
biểu là Đạo Phật lại tiếp cận từ góc độ suy tư về con người và đời người ở tầm
chiều sâu triết lí siêu hình đối với những vấn đề nhân sinh quan.
Trong suốt chiều dài lịch sử triết học phương Tây, từ Cổ đại, Trung cổ,
Phục Hưng, Cận đại đến nay, những vấn đề triết học về con người vẫn là một đề
tài tranh luận chưa chấm dứt.
Triết học Mác đã kế thừa quan niệm về con người trong lịch sử triết học,
đồng thời khẳng định con người hiện thực là sự thống nhất giữa yếu tố sinh học
và yếu tố xã hội. Trong tính hiện thực của nó con người là tổng hòa các mối
quan hệ xã hội.
Ở chương 2, đề tài làm rõ các khái niệm về nhân cách, tha hóa và nguyên
nhân của sự tha hóa. Nói đến nguyên nhân của sự tha hóa đó chính là sự thối nát
của xã hội phong kiến đẩy con người đến con đường cùng không lối thoát. Chí
Phèo phải thay đổi hình dạng, kiếm ăn bằng nghề rạch mặt ăn vạ, một Lão Hạc
phải ăn bả chó để giữ lại mảnh vườn cho con trai trong cái chết đau đớn, qoằn
quại. Và sự tha hóa đó thể hiện ở các phương diện như đạo đức – nhân cách, làm
mất tính người, thay đổi các mối quan hệ.
8



Trong tác phẩm “Chí Phèo” của Nam Cao, Chí Phèo – một anh nông dân
hiền lành, chăm chỉ, chịu khó, năm 20 tuổi đi ở cho nhà Lí Kiến, chiếm được
cảm tình của bà ba, ông Bá Kiến nổi cơn ghen đẩy Chí đi tù 7, 8 năm chấm hết
cuộc đời lương thiện của Chí từ đây. Sau khi thoát tù trở về không ai còn nhận
ra Chí nữa. Lúc này, Chí chỉ có mỗi nghề rạch mặt, la làng, ăn vạ và chìm trong
men say của rượu, Chí Phèo trở thành “Con quỷ dữ của làng Vũ Đại”. Cho đến
khi gặp Thị Nở, bản tính lương thiện trỗi dậy muốn được trở về làm người lương
thiện, nhưng xã hội phong kiến thối nát đó không cho anh hoàn lương, cự tuyệt
quyền làm người của Chí. Tù túng, bế tắc, không còn con đường lựa chọn nào
khác ngoài con đường tìm đến cái chết.
Bức tranh làng quê Việt Nam được nhà văn Nam Cao vẽ ra thật sinh động
nhưng vô cùng cảm thương. Nam Cao không đi sâu vào nhiều làng quê, không
đi vào nhiều cuộc đời, số phận mà ông chỉ đi vào một làng quê Đại Hoàng với
một sản phẩm con người cụ thể là nhân vật Chí Phèo. Nam Cao giúp cho người
đọc hiểu rõ đó là hiện thực không chỉ ở một làng quê mà ở mọi làng quê, mọi
con người.
Qua việc chỉ ra sự tha hóa nhân cách con người trong xã hội phong kiến
qua nhân vật Chí Phèo, cùng với quan niệm tiến bộ của Chủ nghĩa Mác – Lênin
về con người thì ta nhận thấy được vị trí và vai trò của con người trong xã hội
hiện đại. Ở đây, con người được bình đẳng, tự do, không bị phụ thuộc hay áp
bức bóc lột nào mà đó là con gười văn minh, là những người làm chủ và xây
dựng đất nước giàu mạnh, tiến bộ.

9


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nam Cao, Chí Phèo, Nxb Văn Học, Hà Nội – 2006.
2. Phan Trọng Luận (Tổng chủ biên), Ngữ Văn lớp 11 (tập 1), Nxb Giáo

Dục, Hà Nội – 2009, tr.178 – 188.
3. GS.VS. Nguyễn Duy Quý (Trưởng ban), Giáo trình triết học Mác –
Lênin, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội – 2014, tr.603 – 630.
4. TS. Phạm Văn Sinh, GS.TS Phạm Quang Phan, Giáo trình Những
nguyên lí cơ bản của Chủ nghĩa Mác – Lênin, Nxb Chính trị Quốc gia – Sự thật,
Hà Nội – 2013, tr.169 – 182.
5. GS.TS Nguyễn Hữu Vui, Lịch sử Triết học, Nxb Chính trị Quốc gia,
Hà Nội – 2012.

10



×