Tải bản đầy đủ (.doc) (138 trang)

skkn dia li 7; xây dựng và sử dụng sơ đồ trong dạy học địa lí 7

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.03 MB, 138 trang )

Phương pháp dạy học tích cực địa lí 7

XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG SƠ ĐỒ
TRONG DẠY-HỌC ĐỊA LÍ 7
PHẦN I – Nh÷ng vÊn ®Ò chung
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI

1. Lí do khách quan
Phương tiện dạy học có ý nghĩa to lớn trong môn Địa lí ở phổ thông. Một
mặt các sự vật hiện tượng địa lí trái dài ra khắp trong không gian rộng lớn của
Trái Đất, học sinh không thể quan sát trực tiếp được, phải thông qua các phương
tiện dạy học. Mặt khác các sự vật, hiện tượng địa lí lại đa dạng và phức tạp, nhờ
vào phương tiện dạy học mới trở nên gần gũi, cụ thể hơn đối với nhận thức của
học sinh. Trong việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính
tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh, phương tiện dạy học vừa là công cụ
để giáo viên tổ chức hoạt động nhận thức tích cực cho học sinh, vừa là cơ sở để
học sinh hoạt động tích cực, chủ động, sáng tạo, tìm ra những kiến cần thiết.
2.lí do chủ quan
Hiện nay, phương tiện dạy học bao gồm các phương tiện truyền thống như
bản đồ, biểu đồ, sơ đồ tranh ảnh, Atlat,… và các phương tiện hiện đại đều góp
phần tích cực vào việc đổi mới phương pháp dạy học và nâng cao chất lượng,
hiệu quả dạy học địa lí trong nhà trường.
Trong đó việc xây dựng và sử dụng các loại sơ đồ đóng một vai trò quan
trọng trong quá trình dạy học. Nó có tác dụng rất lớn trong quá trình nhận thức
của học sinh.Với chương trình sách giáo khoa mới, các loại sơ đồ được sử dụng
rất nhiều. Tuy nhiên, hiệu quả sử dụng của giáo viên chưa được thường xuyên
và chưa cao. Mặt nào đó, học sinh còn nhiều hạn chế trong việc dùng sơ đồ để
khai thác kiến thức.
Đối với giáo viên muốn sử dụng có hiệu quả các loại sơ đồ cần phải dựa vào
cấu tạo, chức năng, tác dụng sơ đồ; đồng thời phải phù hợp với đối tượng học
sinh và phát huy được năng lực, sở trường của giáo viên.


1


II. MỤC ĐÍCH, ĐỐI TƯỢNG VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU,PHẠM VI VÀ
GIÁ TRỊ SỬ DỤNG CỦA ĐỀ TÀI

1. Mục đích, đối tượng:
a. Mục đích
- Góp phần nâng cao khả năng xây dựng và sử dụng sơ đồ cho giáo viên.
- Giúp học sinh có khả năng nhận thức kiến thức và tự hoàn thiện kiến thức.
b. Đối tượng: giáo viên và học sinh trong giảng dạy và học tập môn địa lí.
2. Nhiệm vụ
- Nghiên cứu phương pháp xây dựng và sử dụng sơ đồ trong dạy học địa lí
Trung học cơ sở cụ thể là địa lí 7
- Đưa ra những nguyên tắc chung trong xây dựng và sử dụng sơ đồ.
3. Phạm vi
- Áp dụng cho nhiều bài học địa lí 7
- Giới hạn trong việc tạo kĩ năng xây dựng và sử dụng sơ đồ cho giáo viên.
4.Giá trị sử dụng
-Đề tài có thể ứng dụng làm tài liệu tham khảo cho giáo viên để thực hiện
phương pháp sơ đồ trong giảng dạy môn địa lí.
-Có thể dùng cho học sinh nghiên cứu để hình thành kĩ năng, phương pháp học
tập tốt hơn thông qua sơ đồ.
III PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

- Thông qua kinh nghiệm giảng dạy môn địa lí cấp THCS trong nhiều năm
- Phương pháp thử nghiệm
- Phương pháp phân tích, tổng hợp.
- Các phương pháp khác có liên quan.


2


PHẦN II-NỘI DUNG
I.CƠ SỞ CỦA ĐỀ TÀI

1.Cơ sở lí luận
Nâng cao chất lượng dạy và học là một vấn đề cấp bách của sự nghiệp giáo
dục hiện nay . Với mục tiêu đào tạo lên những con người có giá trị về tư tưởng
đạo đức, lối sống phù hợp , có kiến thức phổ thông cơ bản, có kĩ năng vận dụng
kiến thức vào cuộc sống để kịp thời đáp ứng được sự nghiệp công nghiệp hóa,
hiện đại hóa của đất nước . Do vậy cần phải đổi mới phương pháp dạy học .
Trong nghị quyết trung ương lần thứ hai khóa 8 đã nêu rõ “ Ngành giáo dục
cần phải đổi mới mục tiêu, nội dung, phương pháp giáo dục phổ thông cho phù
hợp với giai đoạn phát triển mới của đất nước”
Một trong các vấn đề đổi mới đó là đổi mới phương pháp dạy học theo
hương tích cực.
Phương pháp dạy học tích cực là tích cực hóa hoạt động nhận thức của học
sinh, lấy học sinh làm trung tâm , giáo giáo viên chỉ là người hướng dẫn học
sinh học tập tích cực để làm được điều đó dòi hỏi ngường giáo viên phải lỗ lực
rất nhiều trong việc nghiên cứu tìm tòi phương pháp dạy học cho từng bài ,
phù hợp từng đối tượng học sinh , phải đa dạng hóa các phương pháp và đặc biệt
chú trọng đến phương pháp làm việc cá nhân và làm việc theo nhóm ,….
2. Cơ sở thực tiễn
Qua thực tế giảng dạy tôi thấy học tập giảng dạy trên cơ sở sơ đồ học
sinh dễ nhớ kiến thức hơn và trực quan hơn , đặc biệt đối với môn địa lí là môn
học nghiên cứu tự nhiên- kinh tế -xã hội và mối quan hệ giữa tự nhiên –kinh tế xã hội … Sơ đồ là phương tiện thể hiện rõ nét cấu trúc các thành phần trong
tổng thể và mối quan hệ giữa các thành phần trong tổng thể .
Sơ đồ địa đồ học giúp học sinh nhận biết rõ ràng đặc điểm sự vật gắn với
một địa chỉ cụ thể .

Sơ đồ cấu trúc giúp học sinh, giáo viên dễ dàng giảng dạy , học tập bài ôn
tập cuối chương cuối phần . Nhờ sơ đồ các kiến thức địa lí được hệ thống hóa

3


một cách trực quan, giúp cho học sinh có cái nhìn tổng thể các kiến thức đã học
trong mối liên hệ chặt chẽ với nhau
Sơ đồ giúp học sinh học tập một cách trực quan và nhớ kiến thức được lâu
và logic.
Hiện nay phương pháp dạy học bằng bản đồ tư duy được nhiều giáo viên
tìm hiểu và vận dụng , sơ đồ ở khía cạnh nào đó có thể gọi là sơ đồ tư duy.
Qua dự giờ thăm lớp nhiều đồng nghiệp tôi thấy việc xây dựng và sử dụng
sơ đồ còn chưa nhuần nhuyễn , còn nhiều hạn chế và lúng túng vì vậy tôi đã
nghiên cứu thực nghiệm và đúc rút kinh nghiệm “ xây dựng và sử dụng sơ đồ
trong dạy học địa lí 7”
II. NỘI DUNG VÀ GIẢI PHÁP
1.Các loại sơ đồ:
*Sơ đồ cấu trúc: là loại sơ đồ thể hiện các thành phần, yếu tố trong một chỉnh
thể và mối quan hệ giữa chúng.
Sơ đồ được xây dựng và sử dụng để dạy bài 12- thực hành địa lí 7
Các kiểu khí hậu đới nóng

Xích đạo ẩm

Nhiệt đới

Nhiệt đới
gió mùa


Nhiệt độ trung bình năm lớn hơn 200C
Mưa trung bình năm từ 500mm trở lên
( trừ hoang mạc)
4

Hoang mạc


Hình 1.Sơ đồ các kiểu khí hậu đới nóng
Sơ đồ sử dụng để kiểm tra bài cũ bài 15- hoạt động công nghiệp đới ôn hòa

Hình 2. Sơ đồ cảng Đuy-xbua ( Đức)
Sơ đồ sử dụng để dạy bài mới bài 23- môi trường vùng núi

Hình 3.Sơ đồ phân tầng thực vật theo độ cao ở dãy núi An- pơ thuộc Châu
Âu
Sơ đồ sử dụng để dạy bài mới bài 23 -môi trường vùng núi ( tiếp theo)

5


Hình 4.Sơ đồ phân tầng thực vật theo độ cao ở đới ôn hòa và đới nóng

Sử dụng sơ đồ để dạy bài 46- thực hành

Hình 5. Sơ đồ sườn tây

H6. Sơ đồ sườn đông

An-đét qua lành thổ Pê-ru


An-đét qua lành thổ Pê-ru

*Sơ đồ địa đồ học: là loại sơ đồ biểu hiện mối quan hệ về mặt không gian
của các sự vật, hiện tượng địa lí trên bản đồ, lược đồ.

6


Hình 7. Sơ đồ các luồng nhập cư vào Châu Mĩ

* Sơ đồ quá trình: là loại sơ đồ thể hiện vị trí các thành phần, các yếu tố và mối
quan hệ của chúng trong quá trình vận động

Hình 8.Sơ đồ sự vận động của Trái Đất quanh Mặt Trời và các mùa ở Bắc bán cầu

7


*Sơ đồ logic: là loại sơ đồ biểu hiện mối quan hệ về nội dung bên trong của các
sự vật-hiện tượng địa lí.
Dân số tăng nhanh

Kinh tế văn hóa kém phát triển

Thừa lao động, thiếu việc làm

Năng suất lao động kém

Khai thác tự nhiên quá mức; môi

trừng suy thoái, sản xuất suy
giảm

Sức khỏe kém, bệnh tật tăng,
tuổi thọ thấp

Nghèo đói, mù chữ, xã hội phân
hóa giàu nghèo

Tệ nạn xã hội phát triển
Trật tự an ninh rối loạn

Hình 9.Sơ đồ mối quan hệ giữa gia tăng dân số với chất lượng cuộc
sống
2.Yêu cầu của việc xây dựng sơ đồ
Các sơ đồ được dùng trong dạy học địa lí ở trường THCS có thể đã có sẵn
trong sách giáo khoa, nhưng phần lớn trường hợp do giáo viên tự xây dựng từ
8


nội dung bài học, phù hợp với ý tưởng sử dụng phương pháp dạy học. Thông
thường, cấu tạo của một sơ đồ các đỉnh và các cạnh. Đỉnh có thể là một khái
niệm, một thuật ngữ, một địa danh trên lược đồ (hoặc bản đồ), hoặc thậm chí là
kí hiệu tượng hình/tượng trưng. Cạnh là các đường/đoạn thẳng (có hướng hoặc
vô hướng) nối các đỉnh với nhau, hoặc biểu hịên tượng trưng hình dáng của sự
vật, hiện tượng.
Để sử dụng trong dạy học có hiệu quả, các sơ đồ cần phải đảm bảo:
*Tính khoa học: nội dung sơ đồ phải bám sát nội dung của bài học, các mối
quan hệ phải là bản chất, khách quan chứ không phải do người xây dựng sắp đặt,
cưỡng ép.

*Tính sư phạm, tư tưởng: sơ đồ phải có tính khái quát hóa cao, lược bỏ các chi
tiết phụ, dễ học, dễ nhớ.Qua sơ đồ học sinh có thể nhận thấy ngay các mối quan
hệ khách quan, biện chứng.
*Tính mĩ thuật: bố cục của sơ đồ phải hợp lí, cân đối, nổi bật trọng tâm và các
nhóm kiến thức, có thể dùng màu sắc làm rõ.
3.Các bước xây dựng
Bước 1: Các sơ đồ đã có ở sách giáo khoa, sách giáo viên địa lí THCS nhưng
chủ yếu-phần lớn là do giáo viên tự xây dựng từ nội dung bài học, phù hợp với ý
tưởng sử dụng phương pháp, phương tiện dạy học khác nhau. Nên phải chọn
kiến thức cơ bản, tối thiểu và vừa đủ, mã hóa các kiến thức đó một cách ngắn
gọn, cô đọng, súc tích nhưng phải phản ánh được nội dung cần thiết (có thể sử
dụng hình tượng trưng).
Bước 2: Thiết lập sơ đồ với những nội dung đã lựa chọn ở bước 1.
Bước 3: Hoàn thiện. Kiểm tra lại tất cả các công việc đã thực hiện. Điều chỉnh
sơ đồ phù hợp với nội dung bài học và lôgic nội dung, đảm bảo tính thẩm mĩ và
dễ hiểu.
*Thông thường cấu tạo một sơ đồ có các đỉnh và các cạnh (đỉnh có thể là 1
khái niệm, 1 thuật ngữ, 1 địa danh trên lược đồ, bản đồ; cạnh là các đường, đoạn
9


thẳng (có hướng hoặc vô hướng) nối các đỉnh hoặc biểu hiện tượng trưng hình
dáng của sự vật-hiện tượng địa lí.
4.Cách xây dựng một sơ đồ
- Giáo viên nghiên cứu nội dung chương trình giảng dạy, lựa chọn ra những bài,
những phần có khả năng áp dụng phương pháp sơ đồ có hiệu quả nhất. Tiếp theo
giáo viên phân tích nội dung bài dạy, tìm ra những khái niệm cơ bản, khái niệm
gốc cần truyền đạt, hình thành.
- Trong dạy học địa lí ta có thể xây dựng các kiểu sơ đồ sau:
+ Sơ đồ dùng để chứng minh hay giải thích dùng để phản ánh nội dung

bài giảng một cách trực quan, dể khái quát, dể tiếp thu.
+ Sơ đồ tổng hợp dùng để ôn tập, tổng kết hay hệ thống 1 chương, 1 phần
kiến thức.
+ Sơ đồ kiểm tra để đánh giá năng lực tiếp thu, hiểu biết của học sinh
đồng thời giúp giáo viên kịp thời điều chỉnh nội dung truyền đạt.
5.Cách sử dụng sơ đồ
- Giáo viên dựa vào chính sơ đồ để soạn ra các tình huống dạy học cũng như các
thao tác, phương pháp dạy; lúc này sơ đồ chính là mục đích-phương tiện truyền
đạt của giáo viên và lĩnh hội kiến thức của học sinh.
- Trong khi sử dụng giáo viên phải hình thành rõ mạch chính, mạch nhánh của
sơ đồ, mối quan hệ nhân qủa, mối quan hệ tác động hoặc sự liên kết các đơn vị
kiến thức trên sơ đồ.
* CÁC VÍ DỤ MINH HỌA

10


VÍ DỤ 1: Sử dụng sơ đồ trong việc kiểm tra kiến thức cũ của học sinh vào
đầu giờ học. Yêu cầu học sinh điền vào các ô trống trong sơ đồ, hay dùng mũi
tên nối các ô để hoàn thiện sơ đồ.
Ví dụ 1.1 : Để kiểm tra kiến thức cũ bài 5,6,7. Môi trường xích đạo ẩm,
môi trường nhiệt đới, môi trường nhiệt đới gió mùa ( địa lí 7) của học sinh
thì giáo viên sử dụng sơ đồ có kèm theo câu hỏi hoàn thành sơ đồ sau để thể
hiện đặc điểm cơ bản của môi trường và giải thích ở mức độ đơn giản đặc
điểm tự nhiên của môi trường

Môi trường xích đạo ẩm

Vị trí : ……………………….
……………………………….


Khí hậu : …………………
………………………………..

Cảnh quan : ……………
…………………………………

Hình 10. Sơ đồ về đặc điểm cơ bản môi trường xích đạo ẩm và mối quan hệ
giữa các yếu tố tự nhiên của môi trường
Học sinh nhiều khi nhầm lẫn giữa môi trường xích đạo ẩm, môi trường nhiệt
đới, môi trường nhiệt đới gió mùa với khí hậu xích đạo ẩm, khí hậu nhiệt đới,
khí hậu nhiệt đới gió mùa . Thông qua việc kiểm tra bằng sơ đồ giúp học sinh
hiểu khí hậu là một thành phần của môi trường
Ví dụ 1.2. Hoặc, cho sẵn các cụm từ, yêu cầu học sinh lập một sơ đồ thể
hiện mối
quan hệ giữa các đối tượng địa lí.
Bài 22. Hoạt động kinh tế của con người ở đới lạnh.

11


Cho các cụm từ: khí hậu rất lạnh, băng tuyết phủ quanh năm, thực vật rất
nghèo nàn, rất ít người sinh sống, hãy lập một sơ đồ theo mẫu thể hiện mối
quan hệ giữa môi trường và con người ở đới lạnh.

Băng tuyết phủ quanh năm

Hình 11. Quan hệ giữa các yếu tố tự nhiên và gữa môi trường và con người
ở đới lạnh
Ví dụ 1.3 Bài 13 Môi trường đới ôn hòa

Hãy hoàn thành sơ đồ sau để thể hiện hai đặc điểm tự nhiêncơ bản
của môi
trường đới ôn hòa

Môi trường đới ôn hòa

Khí hậu :
………………………………………………

Nhiệt độ:
……….
…………
……………
……………

Lượng mưa :
…………………….
…………………
………………………
………………

Thiên nhiên :
…………………………………….

Phân hóa theo
……………………..
…………………..
12 ………………………
.


Phân hóa theo
……………………..
…………………………
…………………..
………….


Hình 12. Sơ đồ hai đặc điểm tự nhiên cơ bản của môi trường đới ôn
hòa
VÍ DỤ 2: Sử dụng sơ đồ trong việc định hướng nhận thức của học sinhdùng vào lúc mở đầu bài học. để cho học sinh hiểu được cấu trúc và nội dung
chính của bài địa lí, có thể sử dụng sơ đồ trong khâu mở bài, giới thiệu cho học
sinh biết các nội dung chính sẽ nghiên cứu trong bài học.

Ví dụ 2.1 Bài 17 . Ô nhiếm môi trường đới ôn hòa
Ô nhiếm môi trường đới
ôn hòa

Ô nhiễm không khí

Ô nhiễm nước

Hình 13.Sơ đồ biểu hiện hai thành phần tự nhiên bị ô nhiễm ở môi trường
đới ôn hòa
Qua sơ đồ học sinh biết được nội dung chính của tiết học, từ đó dễ dàng nắm
được kiến thức và tiếp thu bài mới có hiệu quả hơn. Và như vậy ngay từ đầu học

13


sinh đã dễ dàng nhận thấy vấn đề quan tâm nhất của môi trường phải giải quyết

ngay ở đới ôn hòa là ô nhiễm không khí và ô nhiễm nước
Ví dụ 2.2 .

Bài 30. Kinh tế châu phi

Kinh tế Châu Phi

Nông nghiệp
Công nghiệp

Dịch vụ

Đô thị hóa

Hình 14. Sơ đồ về kinh tế Châu Phi
Ngay từ đầu học sinh đã dễ dàng nhận thấy kinh tế là tìm hiểu cụ thể các ngành
và đô thị hóa có liên quan đến sự phát triển kinh tế là tiền đề để học sinh tìm
hiểu kinh tế các châu lục còn lại trên thế giới

Ví dụ 2.3.

Bài 52 Thiên nhiên Châu Âu
Các môi trường tự nhiên Châu Âu

Môi trường ôn đới hải
dương

Môi trường ôn đới
lục địa


Hình 15.Sơ đồ các môi trường ở Châu Âu

14

Môi trường địa
trung hải

Môi trường núi
cao


Thông qua sơ đồ học sinh biết được Châu Âu chỉ có các kiểu môi trường thuộc
đới ôn hòa, Châu Âu không có hoang mạc
VÍ DỤ 3: Sử dung sơ đồ trong việc giảng bài mới


Giáo viên có sẵn sơ đồ (vẽ trước, bản in sẵn) để học sinh dựa vào đó, kết
hợp với các phương tiện khác (bản đồ, tranh ảnh…) phân tích, so sánh rút
ra kết luận.
Ví dụ 3.1 . Bài 9 Hoạt động sản xuất nông nghiệp ở đói nóng
Khắc Phục:
………………
……………..
………….

Thuận lợi :
……………………
Đặc điểm sản
xuất nông
nghiệp đới

nóng
Khó khăn:
………………………

Hình 16. Sơ đồ đặc điểm sản xuất nông nghiệp đới nóng
Trên cơ sở sơ đồ ( giáo viên in sẵn ) hình 16. Yêu cầu học sinh thảo luận nhóm
phân tích kết hợp H9.1 và H9.2- bài 9, sách giáo khoa địa 7. Nêu những thuận
lợi và khó khăn, biện pháp khắc phục của điều kiện tự nhiên đối với sản xuất
nông nghiệp đới nóng.
Ví dụ 3.2 .Khi dạy bài 17 ô nhiễm môi trường đới ôn hòa, phần 1- ô nhiễm
không khí .
Giáo viên chuẩn bị sẵn sơ đồ sau :

15


...

Hình 17. Sơ đồ về Trái đất hoạt động như một ngôi nhà kính
Giáo viên dựa vào sơ đồ nêu qua về hoạt động của bức xạ Mặt Trời và
hấp thụ nhiệt của Trái Đất và khí quyển sau đó yêu cầu học sinh làm việc cá
nhân (động não, kết hợp quan sá,t tìm hiểu hình 19, nêu hậu quả ô nhiễm không
khí ?
• Giáo giên vừa hứng dẫn học sinh khám phá các mối liên hệ, song song
với việc hoàn thành sơ đồ ( vừa dạy vừa vẽ ). Đây là hình thức dạy học có
sự tham gia tích cực của học sinh. Bằng phương pháp dạy học giảng giải
kết hợp với đàm thoại gợi mở, thảo luận nhóm nhỏ,…,các kiến thức cần
16



thiết cùng các mối liên hệ sẽ được hình thành dần trên sơ đồ, tương ứng
với tiến trình dạy học. Kết quả của nội dung dạy học được kết tinh trên sơ
đồ .
Ví dụ3.3. Dạy học bài 10- Dân số và sức ép dân số tới tài nguyên, môi
trường ở đới nóng , phần 2- Sức ép của dân số tới tài nguyên môi trường.
Giáo viên hướng dẫn học sinh phối hợp trong tiến trình dạy học để lần
lượt điền các kiến thức vào ô trống :

Dân số đông, tăng nhanh

Tài nguyên

Đất
bạc
màu

Rừng
thu hẹp

Môi trường

Khoáng
sản cạn
kiệt

Đẩy
nhaanh tốc
độ khai
thác tài
nguyên


17

Môi
trường
suy thoái

Thiểu
nước
sạch


Hình 18. Sơ đồ sức ép của dân số tới tài nguyên môi trường ở đới
nóng
Ví dụ 3.4. Dạy bài di dân và sự bùng nổ đô thị ở đới nóng, phần 1- sự di
dân
Giáo viên chuẩn bị sẵn sơ đồ bằng phiếu học tập – Yêu cầu học sinh làm
việc theo nhóm nhỏ (học sinh tư duy kết hợp nghiên cứ kênh chữ ) hoàn thành
sơ đồ.
Nguyên nhân di đân :
………………………………..

Đặc điểm di
dân :
………………….
…………………..

Hậu quả di dân :
………………………………………..
………………………………………

……………………………………..

Nguyên nhân di dân:
…………………………….

Hình 19. Sơ đồ sự di dân ở đới nóng
VÍ DỤ 4: Sử dụng sơ đồ trong việc củng cố-đánh giá cuối bài
Giáo viên đưa ra một sơ đồ chưa hoàn chỉnh, yêu cầu học sinh tìm các
kiến thức cần thiết điền vào chỗ trống và hoàn chỉnh sơ đồ.
Ví dụ 4.1.Bài 30- Kinh tế Châu Phi .Điền vào sơ đồ sau cho hợp lí : Trả
lời câu hỏi
những trở ngại to lớn trong việc phát triển công nghiệp ở Châu Phi.

18


Công nghiệp Châu Phi
kém phát triển

H20 . Sơ đồ các nhân tố kìm hãm sự phát triển công nghiệp Châu Phi

Ví dụ 4.2. Bài 38-Kinh tế Bắc Mĩ . Điền vào các ô trống thể hiện vai trò
các nhân tố chi phối sự phát triển các ngành nông nghiệp Bắc Mĩ

Nền nông nghiệp phát triển ở trình độ
cao

Điều kiện kinh tế -xã hội

Điều kiện tự nhiên


19


H21. Sơ đồ các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển nông nghiệp ở Bắc

VÍ DỤ 5. Sử dụng sơ đồ trong việc dạy bài ôn tập
Ví dụ 5.1. ôn tập tiết 17- sau tiết ôn tập là kiểm tra viết 45/
Giáo viên dùng phương pháp đàm thoại tái hiện để hoàn thành sơ đồ
Nội cơ bản đã học

Thành phần nhân văn của môi
trường

Các môi trường địa lí

Môi trường đới nóng.
Hoạt động kinh tế của
con người ở đới nóng

Môi trường
đới nóng

Hoạt động kinh tế
của con người ở
đới nóng

Môi trường đới ôn hòa.
Hoạt động kinh tế của con
người ở đới ôn hòa


Môi
trường đới
ôn hòa.

Hoạt động
kinh tế của
con người ở
đới ôn hòa

H22. Sơ đồ nội dung cơ bản đã học trước khi kiểm tra 45 /, học kì 1, địa
7
-Giáo viên vừa dạy vừa vẽ

20


- Giáo viên yêu cầu học sinh để khoảng giấy trống về nhà tiếp tục hoàn thành
những đơn vị kiến thức nhỏ của sơ đồ
- Trên cơ sở sơ đồ , giáo viên ra bộ câu hỏi theo mảng kiến thức và kĩ năng, yêu
cầu học sinh làm việc theo nhóm để hoàn thành các bộ câu hỏi
Ví dụ 5.2. Ôn tập tiết 27- Ôn tập chương II, III, IV. V
Nội dung cơ bản chương II, III, IV, V

Môi trường đới ôn
hòa. Hoạt động
kinh tế của con
người ở đới ôn hòa

Môi trường hoang

mạc. Hoạt động
kinh tế của con
người ở hoang mạc

Môi trường đới
lạnh. Hoạt động
kinh tế của con
người ở đới lạnh

Môi trường vùng
núi. Hoạt động
kinh tế của con
người ở vùng núi

H23. Sơ đồ nội dung cơ bản chương II, III, IV. V
-Giáo viên vừa dạy vừa vẽ
- Giáo viên yêu cầu học sinh để khoảng giấy trống về nhà tiếp tục hoàn thành
những đơn vị kiến thức nhỏ của sơ đồ
- Trên cơ sở sơ đồ , giáo viên ra bộ câu hỏi theo mảng kiến thức và kĩ năng, yêu
cầu học sinh làm việc theo nhóm để hoàn thành các bộ câu hỏi
- Có thể giáo viên ra đề của mảng kiến thức về :
Môi trường đới ôn hòa. Hoạt động kinh tế của con người ở đới ôn hòa
Môi trường hoang mạc. Hoạt động kinh tế của con người ở hoang mạc
Yêu cầu học sinh tự ra bộ câu hỏi về mảng :
Môi trường đới lạnh. Hoạt động kinh tế của con người ở đới lạnh
Môi trường vùng núi. Hoạt động kinh tế của con người ở vùng núi
VÍ DỤ 6 . Xây dựng và sử dụng sơ đồ dạy một tiết học cụ thể .
21



Tiết 26

Bài 23.môi trường vùng núi ( tiếp theo)

A.Mục tiêu .sau bài học sinh cần
1. Kiến thức : Khắc sâu kiến thức về môi trường vùng núi
2. Kĩ năng : Đọc sơ đồ phân tầng thực vật theo độ cao ở vùng núi để thấy sự
khác nhau giữa vùng núi đới nóng với vùng núi đới ôn hòa
3. Thái độ : Hứng thú, tích cực học tập
B. Phương tiện .
-GV: tập bản đồ thế giới và các châu lục,sách giáo khoa, bảng phụ, phiếu học
tập
- HS : tập bản đồ thế giới và các châu lục,sách giáo khoa
C.Hoạt động dạy học
1.Ổn định
2. Kiểm tra
3. Bài mới
Hoạt động của thầy, trò
HĐ1- Cá nhân

Nội dung chính
3. Sự phân tầng

-GV cho HS quan sát H23.3- sách giáo khoa

thực vật theo độ

-GV đặt vấn đề : Sự phân tầng thực vật theo độ cao đới cao ở đới nóng
nóng và đới ôn hòa có gì khác nhau.


và đới ôn hòa

nhau .
- GV treo bảng phụ sau :
Độ cao (m)
Đới ôn hòa
Đới nóng
200-900
900-1600
1600-2200
2200-3000
3000-4500
4500-5500
Trên 5500
-GV yêu cầu HS làm việc cá nhân để hoàn thành bảng phụ
- HS quan sát H23.3- sách giáo khoa hoàn thành bảng phụ
-HS đại diện báo cáo- HS khác nhận xét và bổ sung
22


-GV chuẩn xác
HĐ2-Nhóm/cặp
-GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp để hoàn thành nội
dung sau:
+ Cho biết đặc điểm khác nhau nổi bật giữa phân tầng thực
vật theo độ cao của đới nóng và đới ôn hòa?
+ Giải thích sự khác nhau đó?

-Đới nóng có


-GV gợi ý :

vành đai rừng

( +Hãy nhìn vào biểu tượng các vành đai thực vật,mỗi đới rậm, đới ôn hòa
có mấy vành đai thực vật, vành đai thực vật nào chỉ có đới không có
này không có ở đới kia

- Các tầng thực

+Vì sao ở đới ôn hòa từ 300m trở lên đã có tuyết vĩnh vật ở đới nóng
cửu, còn đới nóng tới tận 5500m mới có tuyết vĩnh cửu)

nằm cao hơn ở

-HS thảo luận nhóm

đới ôn hòa

- HS đại diện nhóm bào cáo kết quả- đại diện các nhóm - Giảithích:
khác nhận xét và bổ sung

Nhiệt

- GV chính xác kiến thức

nóng cao hơn

HĐ3-Nhóm


đới ôn hòa

-GV chia lớp làm 4 nhóm thảo luận cùng nội dung, GV
phát phiếu học tập ch các nhóm
Phiếu học tập
1/ .HS dựa vào Tập bản đồ thế giới và các châu lục
trang18- Châu Mĩ, cho biết dọc kinh tuyến 60 0T tính từ
xích đạo về phía hai cực ta gặp những kiểu rừng nào ?
2/ Tập bản đồ thế giới và các châu lục trang 26- Châu Á,
dọc kinh tuyến 1000Đ khi đi từ xích đạo về phía cực Bắc ta
gặp những kiểu rừng nào ?
3/ Học sinh dựa vào kiến thức đã học và tư duy, hãy điền
những cụm từ sau vào sơ đồ cho phù hợp : Rừng lá rộng,
rừng là kim, đồng cỏ
23

độ

đới


Cao

Bắc
Nam

Thấp
Hình 24.Sơ đồ sự phân hóa thực vật theo độ cao và theo
vĩ độ
-HS làm việc nhóm để hoàn thành phiếu học tập

-HS đại diện nhóm báo cáo kết quả- HS nhóm khác nhận -Sự phân tầng
xét và bổ sung

thự vật theo độ

-GV chính xác kiến thức

cao giống như

- GV nêu vấn đề : Em hãy nhận xét sự thay đổi thực vật vùng vĩ độ thấp
theo độ cao và sự thây đổi thực vật theo vĩ độ ?

lên vùng vĩ độ

- HS trả lời- GV chính xác kiến thức
D. Củng cố

cao

Hãy khoanh tròn ý em cho là đúng : Đới ôn hòa không có vành đai thực vật
24


nào trong số các vành đai thực vật sau đậy:
A.Rừng lá rộng

B.Rùng rậm

C.Rừng hỗn giao


D. Rừng lá kim

E.Đồng cỏ núi cao

F.Rừng cận nhiệt trên núi

E.Hướng dẫn về nhà .HS về nhà làm các bài tập trong sách giáo khoa, tập
bản đồ, chuẩn bị tiết ôn tập chương II, III, IV, V

Ngoài ra sơ đồ còn được sử dụng trong các hình thức tổ chức dạy học ngoài lớp
như: trò chơi, đố vui, khảo sát địa phương. Hình thức sử dụng cũng tương tự
như bài học trên lớp.
II..KẾT QUẢ THỰC NGHIÊM
1.Bảng tổng hợp kết quả dạy thực nghiệm
Bài

Kết quả thực nghiệm
Lớp thực nghiệm
kiểm
G(%)
K(%)
tra thực
Bài
1
40,7
49,4
Bài
2
44,0
50,5

nghiệm

TB(%)
9,9
5,5

Lớp đối chứng
G(%)
K(%)
28,0
52,0
30,0
52,0

TB(%)
20,0
18,0

2. Nhận xét chung về kết quả thực nghiệm
*Với giáo viên : Qua hai bài thực nghiệm cho thấy:
- Việc xây dựng và sử dụng sơ đồ trong dạy học địa lí có tác dụng rất lớn đối
với việc dạy học tích cực – lấy học sinh làm trung tâm, đặc biệt có thể hệ thống
hóa toàn bộ kiến thức của phần học của chương , thể hiện các mối liên hệ địa lí
một cách trực quan và hệ thống.
* Đối với học sinh : Phương pháp giảng dạy bằng sơ đồ giúp học sinh :
-Dễ dàng nắm được bài
-Tư duy về một vấn phức tạp
-Ghi nhớ chi tiết cấu trúc đối tượng mà chúng chứa mối liên hệ mật thiết với
nhau
- Có hứng thú học tập, kết quả được nâng cao và nắm kiến thức được nhanh hơn,

bền hơn, có logic
25


×