Tải bản đầy đủ (.docx) (55 trang)

TÌM HIỂU THỰC TRẠNG HỆ SINH THÁI RỪNG THƯA CÂY HỌ DẦU (RỪNG KHỘP) TẠI VIỆT NAM VÀ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (743.08 KB, 55 trang )

BỘ CÔNG THƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP. HCM
VIỆN KHOA HỌC CÔNG NGHỆ & QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG

ĐỒ ÁN CƠ SỞ NGÀNH
TÌM HIỂU THỰC TRẠNG HỆ SINH THÁI RỪNG
THƯA CÂY HỌ DẦU (RỪNG KHỘP) TẠI VIỆT NAM
VÀ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ

Giảng viên hướng dẫn: Ths. Bùi Đăng Hưng
Sinh viên thực hiện
1.
2.
3.
4.
5.

MSSV

Nguyễn Hoàng Bảo Ân
Ngô Thành Danh
Nguyễn An Tâm
Bùi Tuấn Thiện
Đỗ Ngọc Trọng

14105061
14047031
14070681
14081791
14042971


TP. Hồ Chí Minh, năm 2016


Lời cảm ơn

Để hoàn thành môn Đồ Án Cơ Sở Ngành năm học 2015-2016 của Viện khoa học công
nghệ và quản lý môi trường trường Đại học công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh,
nhóm tác giả xin chân thành cảm ơn:
Thầy Bùi Đăng Hưng, người đã giảng dạy, quan tâm, giúp đỡ và tạo điều kiện tốt nhất
để chúng tôi học hỏi nhiều kiến thức và hướng dẫn tận tình chúng tôi hoàn thành luận
văn này.
Quý thầy cô giáo, phòng Đào tạo, Ban giám hiệu nhà trường đã giảng dạy và tạo điều
kiện thuận lợi cho chúng tôi trong suốt năm học vừa qua.
Quý thầy cô giáo văn thư trong thư viện trường Đại học công nghiệp thành phố Hồ
Chí Minh đã giúp chúng tôi trong việc tìm kiếm tài liệu tham khảo để phục vụ cho quá
trình làm đồ án.
Các nhóm làm đồ án theo đề tài của thầy Bùi Đăng Hưng đã hỗ trợ và giúp đỡ chúng
tôi hoàn thành đồ án này.
Chúng tôi xin chân thành cảm ơn!

2


NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN
3


…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………

4


MỤC LỤC

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

WWF: Quỹ quốc tế bảo vệ thiên nhiên.
GEF: Qũy môi trường toàn cầu.

UNDP: Chương trình phát triển liên hợp quốc.
VQG: Vườn Quốc Gia.
HST: Hệ sinh thái.
BĐKH: Biến đổi khí hậu.
ĐNÁ: Đông Nam Á.
ĐDSH: Đa dạng sinh học
LRTX: Lá rộng thường xanh

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1 Diễn biến diện tích và độ che phủ rừng giai đoạn 1943 – 2011

5

25


CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU

1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Rừng Khộp là một kiểu rừng đặc trưng với các cây thuộc họ Dầu lá rộng
(Dipterocarpaceae) chiếm ưu thế, chỉ có ở khu vực Đông Nam Á. Tại Việt Nam (Việt
Nam), rừng Khộp chủ yếu phân bố ở khu vực Tây Nguyên, vùng duyên hải Nam
Trung Bộ và Nam Bộ. Trong đó, Tây Nguyên là nơi có diện tích lớn nhất và đặc trưng
nhất với khoảng 500.000 hecta (Theo số liệu của “Bách khoa toàn thư”) phân bố từ
Nam cao nguyên Pleiku đến Tây Ninh. Nơi có diện tích rừng Khộp lớn nhất nước ta là
huyện Ea Súp thuộc tỉnh Đắc Lắc với 357.114 hecta [1]. Tầm quan trọng của rừng
Khộp cũng đã được thừa nhận thông qua việc thành lập Vườn Quốc Gia (VQG) Yok
Đôn tại huyện Buôn Đôn tỉnh Đắc Lắc. Đây là VQG duy nhất ở Việt Nam bảo tồn loại
rừng đặc biệt này. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, diện tích rừng Khộp tại Tây
Nguyên đang bị thu hẹp nghiêm trọng do các hoạt động chặt phá rừng và thay đổi mục

đích sử dụng đất rừng sang đất canh tác các loài cây công nghiệp như cây cao su, cà
phê,… Điều này đã làm giảm diện tích rừng và tăng phát thải khí gây hiệu ứng nhà
kính. Trước tình hình đó, cần phát triển diện tích rừng Khộp có hiệu quả đúng hướng
và bền vững, xác định được điều kiện sinh thái rừng để bảo vệ và phát triển diện tích
rừng hiện có, góp phần đem lại nguồn lợi kinh tế lớn và làm giảm lượng phát thải khí
ra môi trường. Với lý do đó, đề tài “Tìm hiểu thực trạng hệ sinh thái rừng thưa cây
họ Dầu (rừng Khộp) tại Việt Nam và giải pháp quản lý” được thực hiện.
6


1.2 Mục tiêu nghiên cứu
Tìm hiểu thực trạng hệ sinh thái rừng thưa cây họ Dầu (rừng Khộp) tại Việt Nam
từ đó đề xuất các giải pháp quản lý phù hợp.

1.3 Đối tượng nghiên cứu
Rừng thưa cây họ Dầu (rừng Khộp) ở Việt Nam.
1.4 Phạm vi nghiên cứu
Không gian: Các khu vực phân bố rừng Khộp tại Việt Nam, chủ yếu là ở Tây
Nguyên.
Thời gian nghiên cứu: Từ 01/2016 đến 03/2016
Nội dung: Đề tài chỉ thực hiện nghiên cứu “Hệ sinh thái rừng Khộp ở Việt Nam và
giải pháp quản lý” không đi sâu nghiên cứu rừng Khộp trên thế giới và các hệ sinh thái
rừng khác.

1.5 Nội dung nghiên cứu
Gồm những nội dung nghiên cứu sau:
Nội dung 1: Tổng quan khu vực và điều kiện phân bố của rừng Khộp ở Việt Nam.
Nội dung 2: Tìm hiểu đặc điểm, tính chất của hệ sinh thái rừng Khộp ở Việt Nam.
Nội dung 3: Đánh giá tình hình khai thác, sử dụng, gây trồng và khả năng phát triển
rừng Khộp ở Việt Nam.

Nội dung 4: Đề xuất các biện pháp quản lý, duy trì, phát triển bền vững hệ sinh thái
rừng Khộp ở Việt Nam.
7


1.6 Phương pháp nghiên cứu
1.6.1 Phương pháp tổng quan tài liệu
Các tài liệu liên quan đến hiện trạng và phân bố hệ sinh thái rừng Khộp ở TN, các văn
bản, các nghiên cứu và các dự án liên quan đã và đang được triển khai trên địa bàn
TN. Các kết quả và các tài liệu nghiên cứu về khả năng hấp thụ cacbon của rừng, dự
báo cháy rừng đặc biệt là của rừng tự nhiên ở trong nước cũng như trên thế giới. Một
số nghiên cứu sẵn có về cấu trúc, yếu tố sinh thái, sinh trưởng, sản lượng của hệ sinh
thái rừng Khộp, điều kiện tự nhiên khu vực TN nhằm có được những số liệu, những
thông tin, tài liệu về rừng Khộp để phục vụ cho việc nghiên cứu của đồ án.
1.6.2 Phương pháp phân tích đánh giá tổng hợp
Với phương pháp này nhóm đã tiến hành nghiên cứu các tài liệu, lý luận, số liệu khác
nhau rồi bằng tư duy logic phân tích tổng hợp lại dưới dạng một hệ thống lí thuyết,
bảng biểu và hình vẽ để có cách nhìn đầy đủ và sâu sắc về hệ sinh thái rừng Khộp ở
Việt Nam.
1.7 Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu
-

Ý nghĩa khoa học:
Từ những số liệu thu thập được từ những nguồn đáng tin cậy và phương pháp
thực hiện phù hợp nên đồ án đảm bảo tính khoa học.

-

Ý nghĩa thực tiễn:


• Đề tài cung cấp thêm kết quả về hệ sinh thái rừng Khộp ở Việt Nam và bổ sung
thêm những thông tin giúp cho công tác tìm hiểu, đánh giá tài nguyên rừng
Khộp hoàn thiện hơn.
• Kết quả nghiên cứu và các tài liệu, số liệu trong đề tài có thể sử dụng lâu dài
cho các mục đích khác nhau trên địa bàn nghiên cứu.
• Khẳng định vai trò của rừng Khộp, chỉ ra mối đe doạ từ việc sử dụng không
hợp lý tài nguyên rừng Khộp tại địa phương.

8


• Đề xuất cơ chế quản lý tài nguyên theo hướng bền vững về môi trường và sinh
kế người dân vùng gần rừng.

1.8 Cấu trúc đồ án
Chương 1: Mở đầu
Đặt vấn đề, nêu lên tính cấp thiết, nội dung và ý nghĩa của đề tài.
Chương 2: Tổng quan cơ sở lý thuyết
Trình bày một số khái niệm cơ bản như hệ sinh thái, hệ sinh thái rừng, phân loại
rừng, các vấn đề liên quan đến rừng Khộp.
Chương 3: Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Trình bày kết quả sau khi đã nghiên cứu và thảo luận về sự phân bố, tính chất
hệ sinh thái, hiện trạng của rừng Khộp ở nước ta hiện nay đồng thời đưa ra một số giải
pháp quản lý.
Chương 4: Kết luận và kiến nghị
Trình bày những kết luận về rừng Khộp ở Việt Nam và một số kiến nghị của đồ
án.

9



CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN CƠ SỞ LÝ THUYẾT

2.1 Khái niệm về hệ sinh thái
Hệ sinh thái (HST) là một hệ thống mở hoàn chỉnh, bao gồm tập hợp các quần
xã sinh vật và khu vực sống của sinh vật còn được gọi là hoàn cảnh. [1]
Đặc điểm: HST có thể hiểu là bao gồm quần xã sinh vật (động vật, thực vật, vi sinh
vật) và môi trường vô sinh (ánh sáng, nhiệt độ, chất vô cơ…)
Tuỳ theo cấu trúc dinh dưỡng tạo nên sự đa dạng về loài, cao hay thấp, tạo nên chu
trình tuần hoàn vật chất (chu trình tuần hoàn vật chất hiện nay hầu như chưa được
khép kín vì dòng vật chất lấy ra không đem trả lại cho môi trường đó.)
HST có kích thước to nhỏ khác nhau và cùng tồn tại độc lập (nghĩa là không nhận
năng lượng từ hệ sinh thái khác)
HST là đơn vị cơ bản của sinh thái học và được chia thành hệ sinh thái nhân tạo
và hệ sinh thái tự nhiên. Đặc điểm của HST là một hệ thống hở có 3 dòng (dòng vào,
dòng ra và dòng nội lưu) vật chất, năng lượng, thông tin.
HST cũng có khả năng tự điều chỉnh để duy trì trạng thái cân bằng, nếu một thành
phần thay đổi thì các thành phần khác cũng thay đổi theo ở mức độ nào đó để duy trì
cân bằng, nếu biến đổi quá nhiều sẽ bị phá vỡ cân bằng sinh thái.
Các đặc trưng


Vòng tuần hoàn vật chất:

Trong hệ sinh thái, chu trình của vật chất đi từ môi trường bên ngoài vào cơ thể sinh
vật, rồi từ sinh vật này sang sinh vật kia theo chuỗi thức ăn, rồi lại phân hủy thành các
chất vô cơ đi ra môi trường được gọi là vòng tuần hoàn sinh-địa-hóa.

10



-Nguồn năng lượng từ bức xạ mặt trời đến được Trái Đất thì chỉ khoảng 50% đi vào hệ
sinh thái, số còn lại chuyển thành nhiệt năng (phản xạ).
-Sinh vật sản xuất chỉ sử dụng 1% tổng năng lượng tiếp nhận này để chuyển sang dạng
hóa năng dự trữ dưới dạng chất hữu cơ nhờ quá trình quang hợp.
-Cứ qua mỗi bậc dinh dưỡng thì chỉ 10% năng lượng được tích lũy và chuyển lên bậc
tiếp theo, còn 90% thất thoát dưới dạng nhiệt, như vậy càng lên cao năng lượng tích
lũy càng giảm.
- Khi sinh vật chết đi, phần năng lượng dưới dạng chất hữu cơ ở cơ thể được vi sinh
vật phân hủy và sử dụng, 90% thất thoát dạng nhiệt. => Dòng năng lượng trong hệ
sinh thái không tuần hoàn.


Sự tiến hóa của hệ sinh thái:

Phát sinh và phát triển để đạt được trạng thái ổn định lâu dài tức trạng thái đỉnh cực
(climax). Quá trình này gọi là sự diễn thế sinh thái.


Cân bằng sinh thái:

-Là sự ổn định về số lượng cá thể của quần thể ở trạng thái ổn định, hướng tới sự thích
nghi cao nhất với điều kiện môi trường.
- Các hệ sinh thái tự nhiên đều có cơ chế tự điều chỉnh để đạt trạng thái cân bằng. Cân
bằng sinh thái dưới sự tác động bởi yếu tố bên ngoài là cân bằng mới.
-Con người co tác động lớn đến quá trình cân bằng của hệ sinh thái tự nhiên, nhưng
tác động chủ yếu theo mặt tiêu cực đến sự cân bằng của hệ sinh thái.
Các dòng năng lượng
Năng lượng là một phương thức sinh ra công, năng lượng không tự nhiên sinh ra mà
cũng không tự nhiên mất đi mà nó chỉ chuyển hóa từ dạng này sang dạng khác (Định

luật bảo toàn năng lượng).
Dựa vào nguồn năng lượng hệ sinh thái được chia thành:

11




Hệ sinh thái nhận năng lượng từ ánh sáng Mặt Trời: rừng, biển, đồng cỏ tự
nhiên v.v.



Hệ sinh thái nhận năng lượng môi trường và năng lượng tự nhiên khác bổ sung:
như hệ sinh thái cửa sông được bổ sung từ nhiều nguồn nước. Hệ sinh thái vùng
trũng cũng vậy.



Hệ sinh thái nhận năng lượng ánh sáng mặt trời và nguồn năng lượng do con
người bổ sung: như hệ sinh thái nông nghiệp, đồng cỏ chăn nuôi, vườn cây lâu
năm: cây ăn quả, cây công nghiệp: chè, cao su, cà phê, dâu tằm...



Hệ sinh thái nhận năng lượng chủ yếu là năng lượng công nghiệp như: điện,
nguyên liệu...

Năng lượng trong hệ sinh thái gồm các dạng:



Quang năng chiếu vào không gian hệ sinh thái,



Hóa năng là các chất hóa sinh học của động vật và thực vật.



Động năng là năng lượng làm cho hệ sinh thái vận động như: gió, vận động của
động vật, thực vật, nhựa nguyên, nhựa luyện,



Nhiệt năng làm cho các thành phần hệ sinh thái có nhiệt độ nhất định: nhiệt độ
môi trường, nhiệt độ cơ thể.

Năng suất
Các hệ sinh thái có 2 loại năng suất:


Năng suất sơ cấp: đó là năng suất của sinh vật sản xuất (thực vật, rong, tảo)



Năng suất thứ cấp: đó là năng suất của sinh vật tiêu thụ



Năng suất được tính là: Gam chất khô/m²/ngày.


Chu trình tuần hoàn
12


Môi trường Sinh vật sản xuất → Sinh vật tiêu thụ → Sinh vật phân hủy
Sinh vật sản xuất hay sinh vật tự dưỡng là những sinh vật mà thông qua phản ứng
quang hợp có thể chuyển hoá các thành phần vô cơ thành các dạng vật chất hữu cơ.
Năng lượng Mặt Trời thông qua quang hợp đã liên kết các phần tử vô cơ thành các
phần tử hữu cơ.
Sinh vật tiêu thụ hay sinh vật dị dưỡng là những sinh vật không có khả năng quang
hợp. Những sinh vật này tồn tại dựa vào nguồn thức ăn ban đầu do sinh vật tự dưỡng
tạo ra.
Sinh vật phân hủy là sinh vật dị dưỡng sống hoại sinh bao gồm các loại nấm, vi khuẩn.
Chúng tiếp nhận nguồn năng lượng hoá học khi sinh vật khác phân hủy và bẻ gãy các
phân tử hữu cơ để tồn tại và phát triển. Sinh vật phân hủy thải vào môi trường những
chất đơn giản hoặc những nguyên tố hoá học mà lúc đầu các vật sản xuất sử dụng để
tổng hợp các chất hữu cơ.
Môi trường: các chất vô cơ (bao gồm cả các nguyên tố sinh học: N, C, H, O, Cu, Zn,..
các nguyên tố vi lượng tham gia vào enzim), chất khí (N2, O2, CO2...), nước.
Tiến hóa
Hệ sinh thái cũng có quá trình tiến hóa, từ bập thấp đến bậc cao, sinh vật tác động đến
môi trường, môi trường thay đổi tác động trở lại sinh vật, giữa sinh vật và môi trường
gắn bó với nhau.


Quá trình tiến hóa: Hệ sinh thái trẻ → Hệ sinh thái già → Hệ sinh thái cao đỉnh




Khi hệ sinh thái đạt tới đỉnh cao thì cân bằng sinh thái tự nhiên được thiết lập
(cân bằng giữa sinh vật-môi trường, sinh vật sản xuất-sinh vật tiêu thụ, sinh vật ký
sinh-sinh vật ký chủ, vật mồi-vật ăn thịt



Con người là yếu tố rất quan trọng có thể tác động làm thay đổi hệ sinh thái.

Sự chuyển hoá vật chất
Chuỗi thức ăn: Là một dãy bao gồm nhiều loài sinh vật, mỗi loài là một mắt xích thức
ăn, mỗi mắt xích thức ăn tiêu thụ mắt xích trước nó và lại bị mắt xích phía sau tiêu thụ.
13


Trong một hệ sinh thái luôn xảy ra sự trao đổi vật chất và năng lượng trong nội bộ
quần xã, giữa các quần xã với các thành phần bên ngoài của nó.
Chuỗi thức ăn tổng quát có dạng: SVSX → SVTT bậc 1 → SVTT bậc 2 → SVTT bậc
3 →... → SV phân hủy.


Lưới thức ăn: Tổng hợp những chuỗi thức ăn có quan hệ với nhau trong hệ
sinh thái. Mỗi loài trong quần xã không chỉ liên hệ với một chuỗi thức ăn mà có
thể liên hệ với nhiều chuỗi thức ăn.



Bậc dinh dưỡng: Bao gồm những mắt xích thức ăn trong cùng một nhóm sắp
xếp theo các thành phần của cùng một chuỗi thức ăn bao gồm SVSX, SVTT bậc 1,
SVTT bậc 2,...




Chu trình sinh-địa-hoá: Trong hệ sinh thái vật chất luôn vận chuyển, biến đổi
trong các chu trình từ cơ thể sống vào trong môi trường và ngược lại. Chu trình
này gọi là chu trình sinh-địa-hoá.

Chu trình H2O: Nước tồn tại ở 3 dạng rắn-lỏng-hơi tuỳ vào nhiệt độ của môi trường.
Nó chủ yếu ở biển và đại dương (chiếm 97,6%) và tồn tại ở thể rắn khoảng 2,7%.
Nước hoà tan các chất, vận chuyển các chất, mang theo nhiều chất dinh dưỡng cho đời
sống động thực vật. Nước từ bề mặt các ao, hồ, biển nhờ năng lượng ánh sáng mặt trời
bốc hơi vào khí quyển, lên cao hơi nước gặp lạnh ngưng tụ lại rồi rơi xuống đất. Nó
chu chuyển trên phạm vi toàn cầu tạo nên cân bằng nước và tham gia điều hoà khí hậu
hành tinh.
Chu trình C: Là thành phần cơ bản của protein, C xHx và nhiều phân tử cần thiết khác
cho sự sống. Cacbon tồn tại trong tự nhiên dưới dạng CO 2, CaCO3,... Thực vật hấp thụ
CO2 trong quá trình quang hợp chuyển thành chất hữu cơ trong sinh vật sản xuất. Các
vật chất này thường được dùng làm nguyên liệu hô hấp tế bào. Qua quá trình hô hấp
và bài tiết C trở lại môi trường dưới dạng hợp chất vô cơ.
Chu trình N: Nitơ là một nguyên tố quan trọng trong qua trình trao đổi chất của Hệ
sinh thái, là thành phần cấu trúc không thể thiếu được của axit amin, enzim, hormone,
14


axit nucleic, lưu giữ trạng thái di truyền cho cơ thể. Nitơ tồn tại trong không khí chiếm
khoảng 79% dưới dạng N 2. Phân tử này bền vững, thực vật không hấp thụ được. Để
phá vỡ N2và kết hợp với nguyên tố khác như O, H cần nhiệt độ và áp suất lớn. Nhờ
một số hiện tượng tự nhiên như sấm chớp, các oxit nitơ được tạo thành từ N 2 và
O2 cùng với nước mưa rơi xuống làm giàu N cho Hệ sinh thái.
Chu trình P: P là một trong những chất quan trọng bậc nhất trong hệ thống sinh học.
Tỷ lệ phóspho so với các chất khác trong cơ thể thường lớn hơn tỷ lệ như thế bên

ngoài mà cơ thể có thể kiếm được và nguồn của chúng. Do vậy phôt pho trở thành yếu
tố sinh thái vừa mang tính giới hạn, vừa mang tính điều chỉnh.Thực vật đòi hỏi phôt
pho vô cơ cho dinh dương. Đó là orthophophat. Trong chy trình khoáng điển hình,
phósphat sẽ được chuyển cho sinh vật sử dụng và sau đó lại được giải phóng do quá
trình phân hủy. [2]

2.2 Khái niệm về hệ sinh thái rừng
Hệ sinh thái rừng (Forest ecosystem) là một hệ sinh thái mà thành phần nghiên
cứu chủ yếu là sinh vật rừng (các loài cây gỗ, cây bụi, thảm tươi, hệ động vật và vi
sinh vật rừng) và môi trường vật lý của chúng (khí hậu, đất). Nội dung nghiên cứu hệ
sinh thái rừng bao gồm cả cá thể, quần thể, quần xã và hệ sinh thái, về mối quan hệ
ảnh hưởng lẫn nhau giữa các cây rừng và giữa chúng với các sinh vật khác trong quần
xã đó, cũng như mối quan hệ lẫn nhau giữa những sinh vật này với hoàn cảnh xung
quanh tại nơi mọc của chúng (E.P. Odum 1986, G. Stephan 1980).[3]
Thành phần của hệ sinh thái rừng cũng giống như thành phần của một hệ sinh thái điển
hình song đối với rừng, thành phần thực vậtmà đặc biệt là cây gỗ được quan tâm hơn
cả, đây chính là thành phần lập quần. Sau đây chúng ta sẽ nghiên cứu thành phần cơ
bản, quan trọng của hệ sinh thái rừng:
Thành phần thực vật rừng

15


Thành phần cây gỗ: Đây là thành phần chủ yếu của hệ sinh thái rừng. Đối với rừng
nhiệt đới nói chung thành phần cây gỗ được chia thành 3 tầng: tầng vượt tán, tầng ưu
thế sinh thái và tầng dưới tán.
Dựa vào thành phần và tỷ lệ giữa các loài mà người ta chia ra thành rừng thuần loài và
rừng hỗn loài. Về nguyên tắc, rừng thuần loài là rừng chỉ có một loài. Tuy nhiên trên
thực tế, rừng có một số loài khác nhưng số lượng các loài khác này không vượt quá
10% thì vẫn được coi là rừng thuần loài (rừng thuần loài tương đối). Với rừng hỗn

loài, để biểu thị mức độ tham gia của các loài người ta dùng công thức tổ thành. Thành
phần cây gỗ là bộ phận chính và chủ yếu tạo nên độ khép tán (được biểu diễn thông
qua độ tán che), độ đầy và trữ lượng lâm phần.
Lớp cây tái sinh: Đây là thuật ngữ dùng để nói về lớp cây thế hệ non của tầng cây gỗ,
chúng sống và phát triển dưới tán rừng, chúng sẽ là đối tượng thay thế tầng cây gỗ
phía trên khi tầng cây này được khai thác. Tùy vào từng giai đoạn sinh trưởng khác
nhau người ta chia lớp cây tái sinh thành các giai đoạn: cây mầm, cây mạ và cây con
(hay cây non). Việc phân chia này có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định các nhân
tố ảnh hưởng và xác định các biện pháp kĩ thuật trong chăm sóc, bảo vệ.
Cây mầm: Là lớp cây nằm trong khoảng một vài tháng tuổi (tùy loài). Đặc trưng của
lớp cây ở giai đoạn này là cây chưa có khả năng quang hợp, vẫn sống nhờ vào chất
dinh dưỡng có sẵn trong phôi hạt. Trong giai đoạn này cây chịu ảnh hưởng mạnh của
các yếu tố môi trường đặc biệt là nhân tố ánh sáng và độ ẩm.
Theo W.Richard (1956), đây là giai đoạn nguy hiểm nhất của cây tái sinh, cây tái sinh
có thể chết hàng loạt do môi trường thiếu nước hoặc nhiệt độ quá cao do ánh sáng trực
xạ. Cũng theo W. Richard, một nguyên nhân khác nguy hiểm đối với cây mầm là các
loài động vật rừng.
Cây mạ: Là những thế hệ cây gỗ thường có tuổi từ một vài tháng đến 1 -2 năm, chiều
cao thường không quá 50cm. Đặc điểm: Cây đã có khả năng tự đồng hóa. Mặc dù đã
lớn hơn lớp cây mầm song cây mạ vẫn rất yếu ớt và chịu ảnh hưởng nhiều của các
nhân tố môi trường trong đó có sự cạnh tranh của cỏ dại.
16


Cây con (cây non): Là những thế hệ cây lớn hơn 2 năm tuổi, thường có chiều cao
>50cm. Cùng với sự sinh trưởng, nhu cầu ánh sáng của nó cũng tăng dần. Khi cây con
có chiều cao >1m, khoẻ mạnh thì được coi là những cây con có triển vọng. Đây chính
là đối tượng sẽ thay thế tầng cây gỗ trong tương lai.
Thành phần cây bụi: Là những cây thân gỗ, song chiều cao không quá 5m, phân cành
sớm. Cây bụi là một thành phần quan trọng trong hệ sinh thái rừng. Trong kinh doanh

rừng hiện đại, lớp cây bụi mang lại rất nhiều lợi ích – đó là những lợi ích phi gỗ
(NTFPs)
Thành phần thảm tươi: Bao gồm những loài thực vật thân thảo (không có cấu tạo
gỗ), chúng thường sống dưới tán rừng. Cũng như cây bụi, nhiều loài cây thảo đem lại
lợi ích kinh tế khá cao. Đứng trên quan điểm sinh thái, lớp cây bụi và lớp thảm tươi có
ý nghĩa quan trọng, chúng góp phần bảo vệ đất, chống xói mòn, giữ độ ẩm cho đất,
tham gia vào quá trình hình thành, cải tạo đất. Tuy nhiên, chúng cũng có thể là tác
nhân cản trở tái sinh gây những khó khăn trong công tác trồng rừng, phục hồi rừng.
Thực vật ngoại tầng: Bao gồm các loài dây leo, thực vật phụ sinh… chúng mọc
không tuân theo một trật tự nào về không gian, chúng không phân bố ở những tầng cụ
thể nào. Một số loài thực vật ngoại tầng có thể có giá trị kinh tế, làm dược liệu.
Dòng năng lượng trong hệ sinh thái rừng
Theo quan điểm của sinh thái học hiện đại, năng lượng đi qua hệ sinh thái cũng tuân
theo các quy luật nhiệt động học của vật lý:
Quy luật 1: năng lượng không tự nhiên sinh ra cũng không tự nhiên mất đi, nó chỉ
chuyển hóa từ dạng này sang dạng khác. Ví dụ: Năng lượng mặt trời (quang năng) có
thể chuyển hóa thành hóa năng tích lũy trong thực vật.

17


Quy luật 2: Khi năng lượng được chuyển hóa từ dạng này sang dạng khác không bao
giờ được bảo toàn 100% mà thường bị hao hụt một lượng nhất định để biến thành
nhiệt năng.
Sinh vật tự dưỡng là sinh vật có khả năng tự mình tổng hợp ra các chất hữu cơ cần
thiết cho sự sống. Sinh vật tự dưỡng được chia thành 2 loại, tương ứng với nó là 2
nguồn cung cấp năng lượng
Sinh vật quang dưỡng: Sử dụng năng lượng từ ánh sáng mặt trời. Quá trình tổng hợp
chất dinh dưỡng được thực hiện nhờ vào diệp lục, H 2O, CO2 dưới tác dụng của ánh
sáng mặt trời. Thực vật màu xanh là những sinh vật quang dưỡng.

Sinh vật hóa dưỡng: Sử dụng năng lượng hóa học từ các phản ứng hóa học của các
chất vô cơ đơn giản. Ví dụ: các sinh vật ôxy – hoá lưu huỳnh (S) thành axit sunfuaric
(H2S) qua đó hấp thụ năng lượng của phản ứng hóa học này.
Với nhóm sinh vật dị dưỡng, nguồn cung cấp năng lượng của chúng không phải trực
tiếp từ mặt trời cũng như các phản ứng hóa học mà chính là từ các sản phẩm hữu cơ do
các sinh vật tự dưỡng tổng hợp lên. Các sinh vật dị dưỡng được gọi chung là những
sinh vật tiêu thụ. Sinh vật dị dưỡng được chia thành 3 bậc từ bậc 1 đến bậc 3.
Sinh vật phân hủy: Chuyên phân hủy các hợp chất hữu cơ trong xác chết, chất bài
tiết…thành các hợp chất vô cơ đơn giản hơn cũng có thể được gộp chung vào nhóm
các sinh vật dị dưỡng.
Nguốn gốc nguồn năng lượng trong hệ sinh thái rừng
Trong số các nguồn năng lượng cung cấp cho chuỗi thức ăn, năng lượng mặt trời đóng
vai trò chủ đạo. Tuy nhiên, thực vật chỉ sử dụng khoảng 0,1% năng lượng này trong
quá trình quang hợp để tạo thành năng lượng hữu cơ nuôi sống toàn bộ các sinh vật
thuộc chuỗi chăn nuôi và các vi sinh vật thuộc chuỗi phế thải.
Hơn 50% năng lượng liên kết tạo từ phản ứng quang hợp được sử dụng để hô hấp,
phần còn lại để tạo thành cơ thể và trở thành thức ăn cho các sinh vật tiêu thụ khác.
18


Năng lượng được truyền qua các sinh vật thuộc các bậc khác nhau. Mỗi một sinh vật
như vậy được gọi là một mắt xích thức ăn. Tập hợp các mắt xích thức ăn tạo nên các
chuỗi thức ăn (chuỗi dinh dưỡng, chuỗi thực phẩm). Tập hợp nhiều chuỗi thức ăn có
chung một hoặc một số mắt xích thức ăn sẽ tạo ra lưới thức ăn.
Trong một chuỗi thức ăn, cứ sau mỗi bậc dinh dưỡng năng lượng lại bị hụt đi khoảng
80-90% chủ yếu do tỏa nhiệt ra môi trườg, chỉ có từ 10-20% năng lượng được truyền
cho bậc kế tiếp.
Tỷ lệ giữa phần năng lượng mà bậc sau kế tiếp nhận được so với phần năng lượng
trước khi truyền của bậc trước nó được gọi là hệ số truyền năng lượng. Hệ số truyền
năng lượng ở hệ sinh thái trên cạn luôn nhỏ hơn so với hệ số truyền năng lượng của hệ

sinh thái dưới nước.
Nếu sắp xếp số lượng cá thể (hay sinh khối hoặc năng lượng) theo các bậc dinh dưỡng
từ thấp đến cao thì bao giờ chúng cũng sắp xếp theo dạng hình tháp. Người ta gọi
chúng là những hình tháp sinh thái học. Tùy vào đơn vị tính mà chúng ta có hình tháp
sinh khối, hình tháp khối lượng hay hình tháp số lượng.

Mối quan hệ của dòng năng lượng trong hệ sinh thái rừng
Đầu vào của một dòng năng lượng được bắt đầu bằng năng lượng thì đầu ra cũng là
dạng năng lượng. Nói cách khác, bất kỳ một dòng năng lượng nào cũng bắt đầu bằng
năng lượng và kết thúc bằng việc chuyển hóa năng lượng ấy thành nhiệt năng và phát
tán vào môi trường xung quanh.

19


Chuỗi dinh dưỡng càng ngắn hoặc sinh vật càng gần với điểm khởi đầu thì năng lượng
thu nhận được càng lớn.
Trong lưới thức ăn, nếu có nhiều chuỗi thức ăn liên hệ qua lại càng chặt chẽ, phức tạp
thì quần xã sinh vật càng phong phú về loài, trong đó có nhiều loài đa thực
Nếu thay thế mắt xích thức ăn này bằng mắt xích thức ăn khác có họ hàng gần nhau thì
cấu trúc của chuỗi thức ăn không hoặc rất ít thay đổi
Các chuỗi thức ăn thường không ổn định mà thay đổi tùy thuộc vào nhu cầu thức ăn
của các loài ở các giai đoạn sống khác nhau.
Độ dài của chuỗi thức ăn ít khi lớn hơn 5-6 mắt xích,

Chu trình sinh địa hóa trong hệ sinh thái rừng
Thuật ngữ chu trình hay sự tuần hoàn biểu thị sự lặp đi lặp lại nhiều lần và có tính chu
kỳ khép kín. Trong hệ sinh thái, người ta phân thành 3 kiểu chu trình vật chất: Chu
trình địa hóa; Chu trình sinh địa hóa và chu trình sinh hóa (chu trình bên trong sinh
vật)


2.3 Phân loại rừng
2.3.1 Phân loại rừng theo chức năng sử dụng
Tại Việt Nam, để thuận tiện cho công tác quản lý và quy hoạch cho công tác lâm
nghiệp,chính phủ đã sử dụng hệ thống phân loại rừng và đất sản xuất trong lâm
nghiệp theo các chức năng:
• Rừng đặc dụng: Là loại rừng được thành lập với mục đích chủ yếu để bảo tồn
thiên nhiên, mẫu chuẩn hệ sinh thái rừng của quốc gia, nguồn gen sinh vật rừng,
20


nghiên cứu khoa học, bảo vệ di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh phục vụ nghỉ
ngơi du lịch kết hợp với phòng hộ bảo vệ môi trường sinh thái.
• Rừng phòng hộ: Là rừng được sử dụng chủ yếu để bảo vệ nguồn nước, bảo vệ
đất, chống xói mòn, chống sa mạc hóa, hạn chế thiên tai, điều hòa khí hậu, bảo
vệ môi trường.
• Rừng sản xuất: Là rừng được dùng chủ yếu trong sản xuất gỗ,lâm sản,đặc sản.

2.3.2 Phân loại rừng theo trữ lượng
(Theo Điều 8, Thông tư số 34/2009/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn: Quy định tiêu chí xác định và phân loại rừng)
Đối với rừng gỗ:


Rừng rất giàu trữ lượng cây đứng trên 300m3/ha.



Rừng giàu: trữ lượng cây đứng từ 201-300m3/ha.




Rừng trung bình: trữ lượng cây đứng từ 101-200m3/ha.



Rừng nghèo: trữ lượng cây đứng từ 10-100m3/ha.



Rừng chưa có trữ lượng: rừng gỗ đường kính bình quân < 8cm, trữ lượng cây
đứng dưới 10m3/ha.

2.3.3 Phân loại rừng dựa vào tác động của con người
• Rừng nguyên sinh.
• Rừng nhân tạo.
2.3.4 Phân loại rừng dựa vào nguồn gốc
• Rừng chồi.
• Rừng hạt.
21


2.3.5 Phân loại rừng theo tuổi





Rừng son.
Rừng sào.

Rừng trung niên.
Rừng già. [4]

2.3.6 Phân loại rừng theo hệ sinh thái
Theo Thái Văn Trừng (1971), thảm thực vật rừng của nước ta rất phong phú,
trong đó có 50% thành phần thực vật đặc hữu thuộc khu hệ thực vật đệ tam Bắc Việt
Nam - Nam Trung Hoa, đồng thời (gian) thảm thực rừng Việt Nam cũng hội tụ các
luồng di cư thực vật từ nhiều hướng. Từ hướng Nam lên có luồng các nhân tố
Malaysia-Indonesia.
Luồng di cư từ phía Bắc xuống là luồng các nhân tố Vân Nam - Qúy Châu, hướng Tây
và Tây Nam là luồng các yếu tố ấn Độ - Miến Điện. Trên nền tảng quan điểm sinh thái
phát sinh, Thái Văn Trừng (1971) vừa xây dựng hệ thống phân loại và lập bản đồ phân
loại thảm thực vật rừng Việt Nam. Dưới đây tóm lược các kiểu thảm thực vật rừng chủ
yếu:
1. Kiểu rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới phân bố ở Quảng Ninh, Lạng Sơn,
Vĩnh Phú (cũ), Hà Giang, Thừa Thiên, Đà Nẵng.
2. Kiểu rừng kín nửa rụng lá, ẩm nhiệt đới phân bố ở Ba Chẽ (Quảng Ninh), an Châu,
Biển Động (Bắc Giang), Bến Chuông (Thanh Hóa), Qùy Châu (Nghệ An).
3. Kiểu rừng kín rụng lá hơi ẩm nhiệt đới phân bố ở Nghệ An, Bắc Giang, Đăk Lăk,
Đồng Nai...
4. Kiểu rừng kín hơi khô nhiệt đới phân bố ở Đồng Tháp Mười, U Minh, Quảng Bình
(trên các loại đất phèn và đất cát).

22


5. Kiểu rừng thưa cây lá rộng lớn hơi khô nhiệt đới, phân bố ở Tây Nguyên, Mường
Xén, Con Cuông, Cò Nòi. Kiểu này hình thành trên điều kiện mùa khô kéo dài, khắc
nghiệt.
6. Kiểu rừng thưa cây lá kim hơi khô nhiệt đới phân bố ở Quảng Yên, Hoàng Mai, Bố

Trạch...
7. Kiểu trảng cây to, cây bụi, cỏ cao, khô nhiệt đới phân bố tập trung ở Phan Rang,
Phan Thiết, Cheo Reo, Đăk Lăk, Mường Xén, An Châu, Tây Bắc.
8. Truông bụi gai hạn nhiệt đới phân bố ở vùng khô kiệt Phan Rang, Phan Thiết.
9. Rừng kín thường xanh mưa ẩm á nhiệt đới núi thấp.
10. Rừng kín hỗn hợp cây lá rộng lớn lá kim ẩm á nhiệt đới núi thấp.
11. Kiểu rừng kín cây lá kim ẩm ôn đới núi cao hơn 1800 m. Điển hình là rừng kín Pơ
Mu ở Fanxipan, Thông nàng, Thông ba lá ở Đà Lạt.
12. Kiểu rừng thưa cây lá kim hơi khô á nhiệt đới núi thấp phân bố ở Mộc Châu, Yên
Châu, Đà Lạt.
13. Kiểu quần hệ khô vùng cao. Kiểu này gồm các rú cây nhỡ, rừng rụng lá, rừng lá
cứng khô ròn và trảng cỏ cao, trảng cỏ thấp trên đất xấu nông cạn.
14. Kiểu quần hệ lạnh vùng cao phân bố trên các đỉnh núi cao Fanxipan, Tây Côn
Lĩnh, Chư Yang Sin.
Khái niệm về rừng Khộp
Rừng Khộp là tên gọi chung cho các loại rừng thưa ưu hợp họ dầu, rụng lá mùa
khô (tiếng Anh là dry open dipterocarps forest). Đây là một HSTR đặc trưng chỉ phân
bố tự nhiên ở những lập địa khô vùng Đông nam Châu Á như: Việt Nam, Lào, Căm Pu
Chia, Thái Lan, Mianmar và một phần nhỏ ở đông bắc Ấn Độ. Rừng Khộp được hình
thành dưới những điều kiện sinh thái cực kỳ khắc nghiệt: chúng ta có thể bắt gặp rừng
Khộp ở những nơi có khí hậu gió mùa với mùa khô kéo dài từ 5-6 tháng và tổng lượng
mưa năm không quá 1500mm, nằm trên độ cao từ 150-1300m, nhưng nhìn chung rừng
23


Khộp thường phân bố ở độ cao không quá 1000m, tập trung trên các đai địa hình cao
nguyên tương đối bằng phẳng và trên các bình nguyên bị bào mòn với độ dốc không
quá 10 độ. Rừng Khộp có thành phần thực vật tương đối đơn giản và được đặc trưng
bởi 4 loài cây chính: Cà chít (Shorea obtusa Wall), Cẩm liên (Shorea siamensis, Miq.),
Dầu trà beng (Dipterocarpus obtusifolius Teysm) và Dầu đồng (Dipterocarpus

tuberculatus Roxb).

2.4 Hiện trạng tài nguyên rừng Việt Nam
Năm 1943, lần đầu tiên số liệu về tài nguyên rừng Việt Nam được một học giả
người Pháp là Maurand công bố. Tài liệu này cho thấy diện tích rừng của Việt Nam
vào năm 1943 là khoảng 14,3 triệu ha, chiếm khoảng 43% tổng diện tích toàn lãnh
thổ. Tác giả cũng cho rằng ngoài tính đa dạng của hệ thực vật thì tài nguyên rừng Việt
Nam có thể được đánh giá là rất dồi dào và có tính bền vững cao.
Từ năm 1979 đến năm 1984, lần đầu tiên Việt nam thực hiện cuộc điều tra tài
nguyên rừng cấp quốc gia thông qua dự án VIE/76/014 do FAO hỗ trợ về kỹ thuật và
tài chính. Kết thúc dự án năm 1984, diện tích rừng Việt Nam được xác định là
khoảng 10 triệu ha, trong đó rừng tự nhiên chiếm diện tích chủ yếu với khoảng 9,3
triệu ha và rừng trồng là khoảng 600 ha. Đến năm 1995, số liệu về kiểm kê đánh giá
diễn biến tài nguyên rừng quốc gia cho thấy diện tích rừng Việt Nam còn khoảng 9,3
triệu ha, trong đó rừng tự nhiên là 8,3 triệu ha và rừng trồng là khoảng 1 triệu ha.
Số liệu công bố về diễn biến rừng cho thấy diện tích rừng Việt Nam đã bị giảm
mạnh trong giai đoạn 1943 – 1995. Trong giai đoạn này, Việt Nam mất khoảng 5 triệu
ha rừng và độ che phủ của rừng đã giảm từ 43% xuống còn 28%. Tốc độ mất rừng
bình quân cho giai đoạn này được ước tính là khoảng 100.000 ha/năm. Tuy nhiên,
trong thời gian từ năm 1995 đến năm 2008, diện tích rừng Việt Nam liên tục gia tăng.
24


Kết quả kiểm kê rừng toàn quốc cho thấy năm 1999 Việt Nam có tổng diện tích rừng
là khoảng 10,9 triệu ha, trong đó diện tích rừng tự nhiên là 9,4 triệu ha và diện tích
rừng trồng là 1,5 triệu ha; tỷ lệ che phủ rừng khoảng 33%. Đến năm 2005, diện tích
rừng Việt Nam là 12,6 triệu ha với độ che phủ là 37% và diện tích rừng công bố năm
2011 là 13,5 triệu ha với tỷ lệ che phủ là 39,7% (Bộ NN&PTNT, 2011). Chi tiết về
diễn biến


diện tích rừng ở Việt Nam được thống kê tại Bảng1.1.

Tổng số
Năm

Diện tích (ha)

Diện tích theo loại rừng (ha)

Độ che phủ (%)

Rừng tự nhiên

Rừng trồng

1943

14.300

43,0

14.300

0

1976

11.169

33,0


11.077

92

1980

10.908

32,1

10.486

422

1985

9.892

30,0

9.308

584

1990

9.175

27,0


8.430

745

1995

9.302

28,0

8.252

1.050

1999

10.915

33,2

9.444

1.471

2005

12.616

37,0


10.283

2.333

2011

13.515

39,7

10.285

2.852

Bảng 1.1. Diễn biến diện tích và độ che phủ rừng giai đoạn 1943 – 2011

25


×