Tải bản đầy đủ (.docx) (20 trang)

HÀNG THỪA kế THEO PHÁP LUẬT nhóm 6

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (186.29 KB, 20 trang )

ĐỀ TÀI
HÀNG THỪA KẾ THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT

Sinh viên thực hiện: Nhóm 6 gồm
1. Nguyễn Thị Nghĩa- Nhóm trưởng- MSSV: 5063105024
2. Nguyễn Thị Ngọc- MSSV:5063105025
3. Nguyễn Thị Diện- MSSV: 5063105006
4. Cấn Thị Thanh Huệ- MSSV:5063105014
5. Nguyễn Thị Thảo- MSSV: 5063105029
6. Nguyễn Ngọc Trâm- MSSV: 5063105032
7. Hoàng Thị Thu- MSSV: 5063105030
8. Phùng Thị Thanh Hải- MSSV: 5063105009


A. MỞ ĐẦU

Quyền để lại thừa kế và quyền thừa kế là những quyền cơ bản của công dân luôn
luôn được pháp luật ở nhiều nước trên thế giới quan tâm, theo dõi và bảo hộ. Việt
Nam là một trong những nước đang phát triển và có nền văn hóa với các truyền
thống đạo đức lâu đời được truyền từ đời này qua đời khác. Do đó đối với người
Việt Nam hiện nay, việc coi trọng các phong tục, tập quán, tình cảm cha con, vợ
chồng, anh em gắn bó keo sơn đã khiến cho không ít người bỏ qua việc đảm bảo
quyền để lại thừa kế của mình bằng cách thảo một bản di chúc. Bên cạnh đó có
những người đã lập di chúc nhưng lại chưa hiểu rõ về pháp luật khiến cho những
bản di chúc này không rõ ràng khiến cho người thừa kế phải nhờ pháp luật phân xử
hộ (đưa ra tòa) làm giảm sút đi mối quan hệ tình cảm thân thuộc vốn có. Sở dĩ còn
tồn tại những bất cập đó là do quy định về pháp luật thừa kế chưa đồng bộ và thống
nhất nên đã có những vụ án phải xét xử nhiều lần mà tính thuyết phục chưa cao,
nhiều bản án mà kết quả xét xử chưa hợp lý. Một trong những vấn đề chủ yếu của
chế định thừa kế theo pháp luật đó là việc xác định hàng thừa thừa kế, việc nghiên
cứu hàng thừa kế theo pháp luật đã làm rõ những vướng mắc về mối quan hệ giữa


nhóm người có quan hệ gần gũi với người để lại di sản thừa kế, mà tính chất gần
gũi đó được thể hiện trong các quan hệ hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng giữa
người thừa kế với người để lại di sản. Vì vậy, nhóm em đã chọn đề tài: “ Một số
vấn đề về hàng thừa kế theo quy định của pháp luật” để tìm hiểu sâu hơn. Tuy
nhiên, vốn kiến thức về thực tế cũng như khả năng chuyên môn, đào sâu tìm hiểu
vấn đề còn hạn chế nên bài làm không thể tránh khỏi thiếu sót. Bởi vậy, nhóm em
mong có sự đóng góp ý kiến của thầy bộ môn và các bạn để bài làm được hoàn
chỉnh hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!


B. NỘI DUNG

I.

MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HÀNG THỪA KẾ

1.Khái niệm và ý nghĩa hàng thừa kế
a. Khái niệm
- Trước năm 1945 về hàng thừa kế, pháp luật của chế độ thực dân phong kiến quy
định người thừa kế theo trật tự hàng trước hết là bảo vệ quyền hưởng di sản của
những người trong quan hệ huyết thống nội tộc với người để lại di sản. Bản chất
pháp luật thừa kế thực dân phong kiến luôn bảo vệ tài sản nội tộc nhằm củng cố gia
đình theo ý thức hệ phong kiến không có sự bình đẳng giữa người vợ góa với anh,
chị, em, ruột thịt bên nhà chồng; chú, bá, cô, dì, cậu ruột và bố mẹ chồng. Hàng
thừa kế theo pháp luật và người thừa kế theo hàng cũng bị những tư tưởng phong
kiến chi phối mạnh mẽ và được thể chế hóa bằng pháp luật.
- Từ năm 1945 đến nay, qua nhiều lần thay đổi các pháp lệnh thông tư được nhà
nước ban hành đã dần dần khắc phục được các nhược điểm, hạn chế, những điểm
lạc hậu chưa thỏa đáng thiếu bình đẳng của những quy định về hàng thừa kế trong

pháp luật để hoàn thành BLDS năm 2005 với những quy định về pháp luật thừa kế
tiến bộ và công bằng. Từ đó, hàng thừa kế theo pháp luật được hiểu là nhóm những
người có cùng mức độ gần gũi với người chết và theo đó họ cùng được hưởng
ngang nhau đối với di sản thừa kế mà người chết để lại.
b. Ý nghĩa
- Việc chia hàng thừa kế có ý nghĩa thiết thực đảm bảo cho những người thừa kế
cùng hàng được hưởng mức di sản bằng nhau. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ
được hưởng thừa kế nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết hoặc bị truất
quyền thừa kế hoặc từ chối nhận di sản một cách hợp pháp.
- Quy định về hàng thừa kế theo pháp luật đã là một bước tiến trong quá trình luật
pháp của nước ta và bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của người thừa kế có
quan hệ thân thuộc, gần gũi với người để lại di sản. trình tự trước, sau phải căn cứ
vào mức độ gần gũi giữa họ với người chết.


2. Phân loại hàng thừa kế theo pháp luật
2.1

Căn cứ xác lập thừa kế

Căn cứ vào mối quan hệ giữa người để lại di sản với người khác, Điều 676 bộ luật
dân sự năm 2005 đã xác định phạm vi những người thừa kế theo pháp luật theo
mối quan hệ hôn nhân, quan hệ nuôi dưỡng và quan hệ huyết thống như sau:
-

-

-

Quan hệ hôn nhân là quan hệ giữa vợ chồng được xác nhận thông qua việc

kết hôn hợp pháp hay trong trường hợp kết hôn thực tế được pháp luật về hộ
tịch.
Quan hệ nuôi dưỡng được xác lập thông qua việc nhận con nuôi, việc nuôi
con nuôi phải được đăng ký và làm thủ tục tại cơ quan nhà nước và có thẩm
quyền theo quy định của pháp luật hôn nhân gia đình và pháp luật về hộ tịch.
Quan hệ huyết thống là quan hệ giữa những người có cùng dòng máu về trực
hệ (cụ, ông, bà, cha đẻ, mẹ đẻ và các con của người đã chết) hoặc bằng hệ
như anh ruột, chị ruột của người chết, cháu của người chết mà người chết là
bác ruột, chú ruột, cô ruột, dì ruột) được xác định thông qua sự kiện sinh đẻ.

Theo Khoản 1 Điều 676 Bộ luật dân sự Việt Nam năm 2005 đã xếp những người
thuộc diện thừa kế thành ba hàng thừa kế, cụ thể như sau.
“ Điều 676. Người thừa kế theo pháp luật
1.

Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha mẹ đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi,
mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh
ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà
người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột,
chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của
người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì
ruột, chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

2.Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.


3.Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở

hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền thừa
kế hoặc từ chối nhận di sản”.
Như vậy theo Điều 676 bộ luật dân sự thì thừa kế được chia làm ba hàng.
2.2 Bản chất pháp luật của hàng thừa kế thứ nhất
Hàng thừa kế thứ nhất bao gồm: vợ (chồng), cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi,
con đẻ, con nuôi của người chết. Ở hàng thừa kế này có hai mối quan hệ giữa
những người có quyền hưởng di sản của nhau:
+ Người thừa kế là vợ (chồng)
-

Điều kiện để vợ chồng thuộc hàng thừa kế thứ nhất của nhau là vợ chồng
đang tồn tại quan hệ hôn nhân hợp pháp có thể là hôn nhân có giấy chứng
nhận kết hôn hoặc trường hợp hôn nhân thực tế theo quy định tại mục 3,
Nghị quyết số 35/2000/QH10 ngày 9/6/2000 về việc thi hành Luật hôn nhân
và gia đình. Nếu việc kết hôn của họ là trái pháp luật thì dù có giấy chứng
nhận kết hôn giữa họ vẫn không phát sinh quan hệ vợ chồng, do đó họ

-

không được thừa kế di sản của nhau.
Trường hợp vợ chồng đã ly hôn thì họ cũng không được thừa kế tài sản của

-

nhau theo luật.
Trường hợp vợ chồng không ly hôn nhưng đã chia tài sản chung theo Điều
29 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000, sau đó một trong hai người chết thì
người kia vẫn được thừa kế tài sản của vợ (chồng) mình đã chết (theo Khoản

-


1 Điều 680 BLDS.
Trường hợp vợ chồng đã xin ly hôn nhưng Tòa án chưa xét xử hoặc tuy Tòa
án đã mở phiên tòa xét xử cho ọ ly hôn nhưng bản án hoặc quyết định của
Tòa chưa có hiệu lực pháp luật (do có kháng cáo hoặc đang trong thời hạn
kháng cáo, kháng nghị) mà một trong hai vợ chồng chết thì người còn sống


vẫn có quyền thừa kế tài sản của chồng (vợ) đã chết (Khoản 2 Điều 680
-

BLDS)
Theo Khoản 3 Điều 680 BLDS: “Người đang là vợ hoặc chồng của một
người tại thời điểm người đó chết thì dù sau đó đã kết hôn với người khác
vẫn được thừa kế di sản”. Như vậy, nhà nước ta bảo đảm quyền thừa kế tài
sản của các cá nhân, bảo vệ quyền thừa kế tài sản giữa vợ và chồng ngay cả
khi người vợ góa hoặc người chồng góa kế hôn với người khác.

+ Người thừa kế là cha, mẹ, con
Quan hệ này được xác lập theo hai căn cứ:
1.

Mối quan hệ huyết thống giữa những người cùng dòng máu trực hệ trong
phạm vi hai đời liền kề nhau. Trong đó cha mẹ đẻ là người đã sinh ra người
đó nên được pháp luật quy định ở hàng thừa kế thứ nhất. Cha, mẹ đẻ là
người thừa kế hàng thứ nhất của con đẻ và con đẻ là người thừa kế hàng thứ
nhất của cha, mẹ đẻ mình. Khái niệm ‘con đẻ’ ở đây bao gồm:
+ Con trong giá thú: là con mà cha mẹ là vợ chồng trước pháp luật (trước
đây dưới chế độ cũ gọi là con chính thức)
+ Con ngoài giá thú: là con mà cha mẹ không phảo là vợ chồng trước pháp

luật, hoặc tuy cha mẹ ăn ở, chung sống với nhau như vợ chồng những không
được pháp luật thừa nhận là vợ chồng bao gồm một số trường hợp sau:
Người mẹ không có chồng mà sinh con; người mẹ có chồng nhưng ngoại
tình, có con với người khác; hai bên nam nữ chung sống với nhau như vợ
chồng, trong thời gian sống chung, giữa hai người có con chung với nhau
nhưng cha mẹ không đăng ký kết hôn (kể cả trường hợp hai vợ chồng đã ly
hôn, phán quyết ly hôn của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, sau đó lại tái
hợp cùng chung sống với nhau nhưng không đăng ký kết hôn lại theo theo
thủ tục mà pháp luật quy định. Nếu người mẹ sinh con trong thời kì này thì


con đó là con chung ngoài dã thú). Thực tế cho thấy, vấn đề con ngoài dã thú
trong mỗi trường hợp rất phức tạp vì giữa cha mẹ của người con không có
hôn nhân hợp pháp, tức là không có thời kì hôn nhân thì không thể suy đoán
theo nguyên tắc quy định tại Khoản 1 Điều 63 Luật hôn nhân và gia đình
năm 2000. Như vậy, con ngoài giá thú cũng là người thừa kế hàng thứ nhất
2.

của cha mẹ mình.
Mối quan hệ nuôi dưỡng giữa cha mẹ và con ở đây là của bố mẹ với con
nuôi và ngược lại. Việc pháp luật quy định bố mẹ nuôi và con nuôi vào hàng
thừa kế thứ nhất là hoàn toàn hợp lý. Sau đây là một số trường hợp cần lưu ý
trong việc xác định quyền thừa kế trong mối quan hệ này:
+ Trường hợp một người vừa có con nuôi vừa có con đẻ thì người này
được hưởng thừa kế ở hàng thứ nhất đối với cả hai người và ngược lại.
Trong trường hợp người này có con nuôi mà chưa đăng ký việc nhận con
nuôi theo quy định của pháp luật thì quyền thừa kế giữa họ sẽ không được
công nhận cho đến khi họ đăng ký.
+ Về phía gia đình cha nuôi, mẹ nuôi thì con nuôi chỉ có quan hệ thừa kế
với cha nuôi, mẹ nuôi mà không có quan hệ thừa kế với cha mẹ và con đẻ

của người nuôi con nuôi. Cha mẹ đẻ của người nuôi con nuôi cũng không
được thừa kế của người con nuôi đó.
+ Nếu cha nuôi, mẹ nuôi kết hôn với người khác thì người con nuôi không
đương nhiên trở thành con nuôi của người đó, vậy nên họ không phải là
người thừa kế của pháp luật. Người đã làm con nuôi của người khác vẫn có
quan hệ thừa kế với cha mẹ đẻ, ông ngoại, bà nội, bà ngoại, anh ruột, chị
ruột, em ruột, bác, cô, dì, chú, cậu ruột như người không làm con làm con
nuôi của người khác (theo Điều 678, Quan hệ thừa kế giữa con nuôi và cha
nuôi, mẹ nuôi và cha đẻ, mẹ đẻ thì “Con nuôi và cha nuôi, mẹ nuôi được
thừa kế di sản của nhau và còn được thừa kế di sản theo quy định tại Điều
676 và Điều 677 của Bộ luật này.”)


+ Ngoài ra, đối với mối quan hệ của con riêng với bố dượng, mẹ kế cần có
nhiều điểm lưu ý. Hiện nay thì việc xác định quyền thừa kế theo pháp luật
của nhau giữa con riêng và cha kế, mẹ kế là một vấn đề phức tạp và có nhiều
quan điểm khác nhau trong việc áp dụng quy phạm để giải quyết tranh chấp
thực tế phát sinh. Như trong trường hợp mẹ kế sống với bố còn con riêng
sống với mẹ đẻ như vậy hai người này không có quan hệ huyết thống mà
cũng chẳng có quan hệ nuôi dưỡng; hoặc là các trường hợp con riêng sống
với bố dượng, mẹ kế nhưng bị ghét bỏ, không nhận được sự quan tâm, chăm
sóc nuôi dưỡng nên việc chọn con riêng, bố dượng, mẹ kế thừa kế của nhau
trong trường hợp này là không hợp lý. Vì thế Điều 679 Bộ luật dân sự 2005
đã quy định: “con riêng và bố dượng, mẹ kế nếu có quan hệ chăm sóc nuôi
dưỡng nhau như cha con, mẹ con thì được thừa kế di sản của nhau và còn
được thừa kế di sản theo quy định tại điều 676 và 677 của Bộ luật này”.
Như vậy là trong trường hợp pháp luật xác định được chắc chắn mối quan hệ
nuôi dưỡng như cha con hoặc mẹ con thì họ mới được hưởng thừa kề của
nhau và còn được hưởng thừa kế ở hàng thừa kế thứ nhất hoặc thừa kế vị.
2.3 Bản chất pháp luật của hàng thừa kế thứ hai

Hàng thừa kế thứ hai bao gồm ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị
ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội,
bà nội, ông ngoại, bà ngoại. Ở hàng thừa kế này có hai mối quan hệ giữa những
người có quyền hưởng di sản của nhau:
+ Quan hệ thừa kế giữa ông nội, bà nội với cháu nội, giữa ông ngoại, bà ngoại với
cháu ngoại và ngược lại:
Ông bà nội là người sinh ra cha của cháu, ông bà ngoại là người sinh ra mẹ của
cháu. Nếu cháu (ruột) chết thì ông bà nội, ông bà ngoại ở hàng thừa kế thứ hai của


cháu và ngược lại. Trên thực tế có trường hợp ông bà chết nhưng cha mẹ cháu
không được hưởng thừa kế mặc dù vẫn còn sống (bị truất quyền, không có quyền
hưởng di sản). Trong trường hợp này, cháu ruột của ông bà cũng không được
hưởng di sản vì không thuộc hàng thừa kế của ông bà. Xuất phát từ lý do đó, pháp
luật có quy định cháu ruột thuộc hàng thừa kế thứ hai của ông bà nếu ông bà chết
+ Quan hệ thừa kế giữa anh chị ruột với em ruột và ngược lại:
Anh chị, em ruột là hàng thừa kế thứ hai của nhau. Anh chị, em ruột có thể cùng
cha mẹ, cùng cha hoặc cùng mẹ. Do vậy, không phân biệt con trong giá thú hay
con ngoài giá thú, nếu anh chị ruột chết trước em ruột thì em ruột được hưởng thừa
kế của anh chị ruột và ngược lại.
Con riêng của vợ, con riêng của chồng không phải là anh chị em ruột của nhau.
Con nuôi của một người không đương nhiên trở thành anh chị, em của con đẻ
người đó. Do đó, con nuôi và con đẻ của một người không phải là người thừa kế
hàng thứ hai của nhau. Người làm con nuôi người khác vẫn được hưởng thừa kế
hàng thứ hai của anh chị em ruột mình. Người có anh chị em ruột làm con nuôi
người khác vẫn là người thừa kế hàng thứ hai của người đã làm con nuôi người
khác đó.
2.4 Bản chất pháp luật của hàng thừa kế thứ ba
Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột,
cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là

bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, chắt ruột của người chết mà người chết
là cụ nội, cụ ngoại
+ Quan hệ thừa kế giữa cụ nội với chắt nội, giữa cụ ngoại với chắt ngoại và ngược
lại:


Cụ nội là người sinh ra ông hoặc bà nội của người đó, cụ ngoại là người sinh ra
ông hoặc bà ngoại của người đó. Trong trường hợp cụ nội, cụ ngoại mất không có
người thừa kế là con, cháu hoặc có người thừa kế nhưng họ đều từ chối hoặc bị
truất quyền hưởng thừa kế thì chắt sẽ được hưởng di sản của cụ.
+ Quan hệ thừa kế giữa bác ruột, cô ruột, chú ruột, cậu ruột, dì ruột với cháu ruột
và ngược lại:
Bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột là anh chị em ruột của bố hoặc của
mẹ cháu. Khi cháu ruột chết, anh chị em ruột của bố, mẹ thuộc hàng thừa kế thứ ba
của cháu và ngược lại.
3. Hàng thừa kế ở một số nước và thời kì khác nhau
3.1 Hàng thừa kế ở thời kì La Mã
Trong các trường hợp không có di chúc hoặc di chúc vô hiệu thì di sản của
người chết để lại được chia theo luật. So với luật dân sự Việt Nam, luật La Mã có
sự khác biệt về việc phân chia hàng thừa kế mà cụ thể là quy định theo hàng, bậc
như sau:



Hàng thứ nhất: Các con (các cháu nếu các con chết).
Hàng thứ hai: Bố mẹ (nếu bố mẹ chết thì ông bà nội, ông bà ngoại, anh chị





em ruột).
Hàng thứ ba: Anh chị em cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha.
Hàng thứ tư: Họ hàng nội, ngoại theo nhánh ngang tính từ gần đến xa, từ nội



đến ngoại trong phạm vi sáu đời.
Hàng thứ năm: Nếu không có những người ở bốn hàng trên thì quan tòa có
quyền quyết định cho vợ hưởng một phần di sản.

Với việc quy định của luật La Mã ở hàng thừa kế thứ nhất thì người cháu luôn
luôn được hưởng di sản của ông nếu bố mẹ chúng chết. Còn theo luật dân sự Việt


Nam thì cháu sẽ không được nhận thừa kế của ông nếu nếu bố mẹ chúng chết cùng
thời điểm với ông bà. Ở hàng thừa kế thứ hai thì bố mẹ ở bậc một, ông bà nội,
ngoại, anh chị em ruột ở bậc hai. Có nghĩa là mặc dù ở cùng một hàng thừa kế
nhưng nếu có những người ở bậc một (bố mẹ) thì những người ở bậc hai (ông bà
nội ngoại, anh chị em ruột) sẽ không được hưởng thừa kế. Mặt khác, ông bà nội,
anh chị em ruột được hưởng mỗi người một suất thì ông bà ngoại chỉ được hưởng
½ một suất thừa kế.
3.2 Hàng thừa kế theo pháp luật của nước Nga
Nga là nước đầu tiên bước trên con đường xã hội chủ nghĩa. Do đó việc nghiên
cứu pháp luật của Nga là rất phù hợp cho việc phát triển pháp luật Việt Nam. Bộ
luật Dân sự Nga chia diện thừa kế ra 7 hàng thừa kế với các quy định tương đối
giống với Việt Nam (điều 1141- BLDS Nga). Hàng trên thừa kế trước, hàng dưới
thừa kế sau; nhưng điều này vẫn có khác so với pháp luật Việt Nam. Vì theo khoản
1 điều 676 BLDS 2005 thì chia diện thừa kế ra 3 hàng.
Ở Nga, ba hàng thừa kế đầu bao gồm những người theo trình tự ưu tiên hưởng di
sản tương tự như điều 679 của nước ta. Những hàng thừa kế sau họ áp dụng

phương pháp tính bậc tương tự như nước cộng hòa Pháp để xác định mối quan hệ
thân thuộc của những người thân thích khác đối với người chết. Qua đó họ xác
định những người thừa kế ở ba hàng sau bao gồm:
-

Hàng thừa kế thứ 4 bao gồm những thân thích bậc 3
Hàng thừa kế thứ 5 bao gồm những thân thích bậc 4
Hàng thừa kế thứ 6 bao gồm những thân thích bậc 5
Hàng thừa kế thứ 7 là những người không có mối quan hệ huyết thống với
người chết là: con riêng, bố dượng và mẹ kế.


Pháp luật Nga cũng có những quy định về trường hợp nuôi con nuôi nhưng khác
với Việt Nam, luật pháp Nga không công nhận quyền thừa kế của con nuôi đố với
cha mẹ nuôi và ngược lại (theo khoản 2 điều 1147).
Như vậy, thông qua việc tìm hiểu về chế định thừa kế theo pháp luật nước Nga
để đối chiếu, so sánh với pháp luật Việt Nam chúng ta nhận thấy chế định thừa kế
giữa hai nước có một số điểm tương đồng nhưng phần lớn là khác nhau. Sở dĩ có
sự khác nhau như vậy là vì hai nước Việt Nam và Nga là hai nước có chế độ chính
trị khác nhau là XHCN và TBCN. Do đó, pháp luật chịu ảnh hưởng bới chế độ
chính trị là điều tất yếu.
3.3 Hàng thừa kế theo pháp luật của cộng hòa Pháp
Trên cơ sở diện thừa kế, Bộ luật dân sự công hòa Pháp chia thành các hàng thừa kế
sau:
-

Hàng thừa kế thứ nhất: Những người bề dưới (con của người chết, không
phân biệt độ tuổi, giới tính, không phụ thuộc vào hình thức hôn nhân của cha

-


mẹ)
Hàng thừa kế thứ hai: Những người thừa kế phía trên. Nếu như không có
những người thừa kế trực hệ phía dưới thì những người thừa kế trực hệ phía
trên sẽ thừa kế di sản theo nguyên tắc người ở bậc gần nhất sẽ loại trừ người
ở bậc xa hơn và mỗi người hưởng một suất bằng nhau.
+ Trong dòng trực hệ có bao nhiêu đời giữa mọi người là có bấy nhiêu bậc:
con đối với cha mẹ là bậc một, cháu đối với ông bà là bậc hai và ngược lại
(điều 737- BLDS cộng hòa Pháp)
+ Trong dòng bàng hệ các bậc cũng tính theo các đời: Từ một người trong
các thân thuộc đến ông tổ chung và không tính ông tổ chung rồi từ ông tổ
chung đến người kia: an hem là bậc hai, chú cháu là bậc ba (điều 738- BLDS
cộng hòa Pháp)


-

Hàng thừa kế thứ ba: Anh chị em của người chết hoặc các con của người đó
(trường hợp bố, mẹ, con của người chết không còn vào thời điểm mở thừa kế
hoặc người kết không có con thì anh chị em hoặc các con của những người

-

đó được hưởng thừa kế (điều 750- BLDS cộng hòa Pháp).
Hàng thừa kế thứ 4: vợ, chồng người chết; vợ, chồng mà bản án xử ly thân
chưa có hiệu lực pháp luật. Khi người chết không còn người thân trực hệ và
không còn một anh chị em hay cháu nữa thì vợ chồng mới được quyền thừa
kế. Chứng tỏ quyền thừa kế của vợ chồng không được coi trọng khác hẳn
với ở Việt Nam, vì theo pháp luật Việt Nam vợ chồng của người chết thuộc
hàng thừa kế thứ nhất.


Nếu như ở Việt Nam, những người thừa kế cùng hàng được chia phần như nhau
thì ở Pháp lại có một số điểm khác biệt. Điều 733- BLDS cộng hòa Pháp quy định
di sản phải được chia làm hai phần cho bên nội và bên ngoại của người chết rồi
mới chia cho những người thừa kế tùy theo bên nội. Như vậy ví dụ nếu bên nội còn
một người thừa kế, bên ngoại ba người thì người thừa kế bên nội sẽ nhận được
phần di sản bằng ba người bên ngoại. Con cái được hưởng phần thừa kế của cả hai
bên nội ngoại. Đối với con cái cùng mẹ khác cha hoặc cùng cha khác mẹ thì họ
được hưởng phần tùy theo họ của mình. Về quyền thừa kế của vợ (chồng), theo
điều 765- BLDS công hòa Pháp: “ Khi người chết không còn thân thuộc đến bậc có
thể thừa kế hoặc chỉ để lại những thân thuộc bàng hệ không phải là anh chị em, tài
sản thừa kế đương nhiên hoàn toàn thuộc về vợ chồng không ly hôn còn sống và
không có bản án xử ly thân đã có hiệu lực pháp luật”. Theo điều này thì khi người
chết không còn người thân trực hệ và không còn một anh chị em hay cháu nữa thì
vợ chồng mới được quyền thừa kế. Chứng tỏ quyền thừa kế của vợ chồng không
được coi trọng khác hẳn với ở Việt Nam và càng khác xa so với Nhật Bản. Sự khác
biệt về luật pháp này có lẽ do sự khác nhau giữa quan niệm đạo đức, giữa lối sống
đạo đức của người phương đông với lối sống phóng khoáng của người phương tây.


3.5 Hàng thừa kế theo pháp luật của nước Nhật Bản
Nhật Bản có ba hàng thừa kế:
-

Hàng thừa kế thứ nhất: Con của người chết, cháu người chết (nếu người thừa

-

kế chết trước để lại di chúc, hoặc mất quyền hưởng di chúc).
Hàng thừa kế thứ hai: Là người cùng huyết thống thuộc trực hệ tôn (huyết


-

thống bề trên
Hàng thừa kế thứ ba: Anh chị em ruột của người chết

Từ đó cho thấy rằng vợ (chồng) người chết không liệt vào hàng thừa kế nào nêu
trên. Theo điều 890- BLDS Nhật Bản: “ Vợ chồng của người để lại thừa kế trở
thành người thừa kế trong mọi trường hợp”. Trong trường hợp có bất cứ người nào
trở thành người thừa kế phù hợp với các quy định của ba điều nêu trên thì trật tự
thừa kế của vợ (chồng) sẽ ngang hàng với người đó. Điều 900- BLDS Nhật Bản thì
việc chia thừa kế cùng hàng nếu có từ hai người thừa kế cùng hàng trở lên sẽ được
quy định như sau: Khi vợ chồng, con cái là những người thừa kế cùng hàng thì vợ
chồng được 1/3, con cái được 2/3. Khi vợ chồng và người thân trực hệ phía dưới là
người thừa kế thì mỗi người được một nửa. Khi vợ chồng và anh chị em ruột là
người thừa kế thì vợ chồng được 2/3 còn anh chị em ruột được 1/3. Nếu có nhiều
con cái hoặc người thân trực hệ bề trên hoặc nhiều anh chị em ruột thì các phần
chia thừa kế sẽ bằng nhau.
II Thực tiễn việc áp dụng hàng thừa kế theo pháp luật ở Việt Nam
1. Điểm mới trong việc bổ sung hàng thừa kế theo pháp luật
- Một trong những thay đổi lớn so với những quy định về thừa kế theo pháp luật ở
Việt Nam 1945 đến nay là những quy định tại điều 676 và 677 BLDS năm 2005 về
người thừa kế theo pháp luật. Những quy định tại điều 676 và 677 đã đánh dấu một
bước phát triển của quan điểm lập pháp và trình độ lập pháp của nước ta trong 60


năm qua nhằm tạo những chuẩn mực pháp lý cụ thể, rõ ràng để đảm bảo quyền
thừa kế theo pháp luật của công dân Việt Nam được thực hiện một cách triệt để
nhất. Mặc dù bộ Luật dân sự 2005 ra đời đã khắc phục những thiếu sót của những
văn bản quy định về thừa kế trước đó. Cụ thể như so với Bộ luật dân sự 1995 thì

Bộ luật dân sự năm 2005 đã có sự bổ sung quy định hàng thừa kế thứ hai và hàng
thừa kế thứ ba như sau:


Điểm b khoản 1 Điều 679 BLDS 1995 quy định hàng thừa kế thứ hai
không có cháu nội, cháu ngoại của người chết. BLDS 2005 bổ sung người
thừa kế là “ cháu ruột của người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà



ngoại”.
Điểm c khoản 1 Điều 676 BLDS năm 2005 cũng bổ sung thêm người thừa
kế là “chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại”.
 Quy định như trên theo đa số ý kiến đánh giá là tiến bộ và phần nào
khắc phục được những bất cập của BLDS 1995 về thừa kế kế vị;
đồng thời quy định này cũng không mâu thuẫn với quy định khác
về hàng thừa kế.

2. Những điểm hạn chề về hàng thừa kế của BLDS 2005 và hướng hoàn thiện
- Ở hàng thừa thứ hai, cháu chỉ được thừa kế của ông nội, bà nội, ông ngoại, bà
ngoại khi ở hàng thừa kế thứ nhất chỉ có một người thừa kế là cha đẻ (mẹ đẻ) bị
mất quyền hưởng di sản hoặc không nhận di sản, thì cháu cùng với anh chị em ruột
của người chết sẽ được hưởng di sản của ông bà. Trên thực tế trường hợp này rất
khó xảy ra. Mặt khác, quan hệ giữa cháu nội với ông nội, bà nội là quan hệ huyết
thống trực hệ và nếu xét về quan hệ gia đình truyền thống thì giữa ông nội, bà nội
và cháu nội là một gia đình, cháu phải có nghĩa vụ nuôi dưỡng thờ cúng ông bà,
cho nên cháu cần được hưởng di sản trước anh chị em ruột của người chết . Trường


hợp không có cháu hoặc chắt thì anh chị em ruột được hưởng di sản của người

chết.
- Khoản 3 Điều 676 Bộ luật dân sự quy định những người thừa kế hàng sau chỉ
được hưởng di sản nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết...Quy định
này mâu thuẫn với Điều 677 là cháu thừa kế thế vị khi bố hoặc mẹ chết trước hoặc
chết cùng ông nội, bà nội, ông ngoại hay bà ngoại, vì vậy nếu cháu thế viwj thì
hàng thừa kế thứ hai và thứ ba không được hưởng di sản. Tại hàng thừa kế thứ hai,
gồm những người có quan hệ huyết thống trực hệ bề trên với người để lại di sản là
ông bà nội, ngoại. Những người có quan hệ huyết thống bàng hệ là anh, chị, em
ruột của người để lại di sản. Theo quy định trên pháp luật đã quan tâm đến về cơ
cấu địa vị pháp lý của chủ thể trong quan hệ thừa kế theo hàng, vì ông nội, bà nội,
ông ngoại, bà ngoại được thừa kế của cháu ruột, và ngược lại cháu ruột được thừa
kế của ông bà trong cùng một hàng. Quy định đối xứng như vậy đã làm rắc rối
thêm cho việc giải quyết liên quan đến việc hưởng di sản thừa kế theo hàng thừa kế
thứ hai. Bởi vì, cháu đã được thừa kế thế vị tại điều 677 BLDS, do vậy không nên
quy định các cháu nội, ngoại của người để lại di sản trong hàng thừa kế thứ hai..
- Tại hàng thừa kế thứ ba, cũng theo phép đối xứng như hàng thừa kế thứ hai các
cụ nội, ngoại được thừa kế theo hàng thừa kế thứ ba của chắt, theo đó chắt cũng
được thừa kế thứ ba của người chết mà người chết là cụ nội, ngoại. Chắt được quy
định thừa kế thế vị theo quy định tại điều 677 BLDS, không nên quy định chắt
được thừa kế theo hàng thừa kế thứ ba. Bởi vì, theo logic chắt được hưởng thừa kế
thế vị là một cách hưởng di sản theo quy định của pháp luật lợi ích của chắt được
bảo đảm trong quan hệ thừa kế thế vị, là hưởng di sản có điều kiện cha, mẹ chắt
chết trước hoặc cùng thời điểm với người để lại di sản mà không phải tuân theo
nguyên tắc hàng thừa kế. Đối với thừa kế theo pháp luật, nên cấu trúc lại Điều 676


về người thừa kế theo pháp luật. Một số quan điểm cho rằng: nên chia điểm b Điều
676 thành 2 hàng thừa kế như sau:
1. Hàng thứ nhất gồm cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi người
chết.

2.Hàng thứ hai gồm cháu gọi người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại.
3.Hàng thứ ba gồm ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh chị em ruột của
người chết.
4.Hàng thứ tư gồm cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột,
cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột, cô ruột, dì ruột, chắt ruột của người chết
mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
3. Vụ án dân sự về việc chia thừa kế
Nội dung vụ án: Bà Mùi chết cách đây ba năm, cuối năm 2005, ông Mùi chết.
Ông bà để lại một căn nhà nhưng không có di chúc. Ông/ bà có năm người con, hai
trai, ba gái, trong đó người con gái cả đã chết năm 2006. Do đã có nhà ở riêng nên
các con của ông bà Mùi đã thống nhất bán căn nhà đó. Khi bàn bạc để phân chia số
tiền bán nhà thì phát sinh mâu thuẫn.Các anh con trai của ông bà Mùi thì cho rằng,
các cô con gái đã đi lấy chồng thì phải hưởng theo nhà chồng nên số tiền bán nhà
của ông bà Mùi sẽ chia làm ba phần. Mỗi anh con trai được hưởng một phần, phần
còn lại chia cho hai cô con gái, còn người chị cả đã chết nên không được hưởng.
Hai người con gái của ông bà Mùi không đồng ý cách chia đó nên tìm mọi cách để
không cho hai người anh bán căn nhà.Hướng giải quyết như thế nào? Liệu có bán
được nhà và ba người con gái có được hưởng tài sản thừa kế này không (Bạn Lan
Hương – Hoàn Kiếm).
Giải quyết tình huống:
Mâu thuẫn phát sinh giữa các con của ông bà Mùi khi phân chia thừa kế căn nhà
là có cơ sở và đã phát sinh quan hệ thừa kế theo pháp luật (Vì ông bà Mùi không
để lại di chúc).


Luật sư xác định rằng: Trong tình huống này có 2 vấn đề pháp lý cần xem xét: chia
thừa kế căn nhà không có di chúc; người được hưởng phần thừa kế của người con
đã chết của ông bà Kỷ. Điều 675 – 677 Bộ Luật dân sự qui định: Việc chia thừa kế
căn nhà.Trong quy định của pháp luật dân sự về thừa kế có quy định việc thừa kế
theo di chúc và thừa kế theo pháp luật. Ông bà Mùi chết không để lại di chúc. Do

vậy, theo quy định tại khoản 1 Điều 675 Bộ luật Dân sự năm 2005 thì căn nhà mà
ông bà Mùi để lại sẽ được phân chia thừa kế theo pháp luật.
Căn cứ khoản 1 Điều 676 Bộ luật Dân sự năm 2005, thì những người thừa kế
theo pháp luật thuộc hàng thừa kế thứ nhất bao gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha
nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết. Trong trường hợp này, nếu cha mẹ
của cả ông và bà Mùi đều không còn thì năm người con của ông bà Mùi là những
người thừa kế theo pháp luật cùng thuộc hàng thừa kế thứ nhất. Theo quy định tại
khoản 2 Điều 676 Bộ luật Dân sự năm 2005, thì năm người con của ông bà Mùi
được hưởng phần di sản bằng nhau. Như vậy, số tiền bán căn nhà mà ông bà Mùi
để lại phải được chia đều thành năm phần, mỗi người được hưởng một phần. Quan
điểm của Hai người con trai là không chia cho ba người con gái còn lại là không
đúng pháp luật.
– Trường hợp của người con đã chết của ông bà Mùi:
Điều 677 Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định về thừa kế thế vị như sau: trong
trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với
người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu
được hưởng nếu còn sống. Trong trường hợp này, người con gái của ông bà Mùi đã
chết trước ông bà nên các con của chị sẽ được hưởng phần di sản thừa kế mà chị
được hưởng nếu còn sống. Như vậy, số tiền bán căn nhà của ông bà Mùi để lại phải
được chia làm 5 phần bằng nhau, mỗi người con của ông bà được hưởng một phần,
trong đó, con của người chị cả sẽ được hưởng một phần thừa kế. Thực tiễn tranh
tụng và tham gia giải quyết của luật sư giỏi thấy rằng. Xuất phát từ quan niệm “
Con gái, đặc biệt là đã đi lấy chồng thì không được hưởng hoặc hưởng ít tài sản
của bố mẹ để lại” đã đẩy những quan hệ truyền thống gia đình đến vụ án tranh
chấp…

C.KẾT LUẬN


Đối với vấn đề thừa kế theo pháp luật, việc xác định diện và hàng thừa kế

là hết sức quan trọng trong quá trình giải quyết các vụ việc về thừa kế trong thực
tế cũng như những tranh chấp thừa kế có thể xảy ra. Nhà làm luật cần hết sức lưu
tâm trong việc nắm bắt diễn biến đời sống để xây dựng hệ thống pháp luật nói
chung và chế định thừa kế nói riêng một cách đúng đắn nhất.
DANH MỤC THAM KHẢO
1.Giáo trình Luật Dân sự Việt Nam Tập 1, Trường Đại học Luật Hà Nội,
NXB.CAND, Hà Nội 2010.
2. Giáo trình Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam, Trường Đại học Luật Hà Nội,
NXB.CAND, Hà Nội 2009.
3. Các văn bản Luật:
Bộ luật Dân sự 2005.
Luật hôn nhân và gia đình 2000.
4. Các website:
/> /> /> />

/>




×