Tải bản đầy đủ (.ppt) (30 trang)

Slide: Chương 6 KIỂM TOÁN CHU KỲ TIỀN LƯƠNG VÀ NHÂN SỰ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (193.01 KB, 30 trang )

MÔN HỌC KIỂM TOÁN
BÁO CÁO TÀI CHÍNH
Chương 6
KIỂM TOÁN CHU KỲ TIỀN LƯƠNG
VÀ NHÂN SỰ


MỤC TIÊU, TÀI LIỆU
VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
 Mục tiêu:
 Giới thiệu cho sinh viên nắm được về khái niệm và sự
cần thiết khách quan, chức năng, đối tượng khách
thể, các loại kiểm toán, quy trình và chuẩn mực kiểm
toán

 Yêu cầu:
 Sinh viên phải đọc tài liệu trước khi đến lớp nghe
giảng, tham gia thảo luận tổ, nhóm

 Tài liệu:
 Giáo trình kiểm toán HVTC; Chuẩn mực kiểm toán;
Giáo trình kiểm toán các trường khác;...

 Phương pháp nghiên cứu:
 Tự nghiên cứu tài liệu, nghe giảng và thảo luận


KẾT CẤU CỦA CHƯƠNG
6.1 Mục tiêu và căn cứ kiểm toán chu kỳ tiền lương và nhân sự
6.2 Khảo sát về kiểm soát nội bộ đối với chu kỳ tiền lương và nhân
sự


6.3 Thực hiện các thử nghiệm cơ bản
6.4 Tổng hợp kết quả kiểm toán chu kỳ tiền lương và nhân sự


Mục tiêu kiểm toán
chu kỳ tiền lương và nhân sự
Mục tiêu kiểm toán chu kỳ tiền lương và nhân sự
Các thông tin tài chính có liên quan đến chu kỳ tiền lương và nhân sự
Chu kỳ này liên quan đến nhiều chỉ tiêu và thông tin trên BCTC như: tiền,
các khoản phải trả công nhân viên, bảo hiểm, chi phí. hàng tồn kho...
Tuy nhiên, trong phạm vi chương này, KTV sẽ kiểm toán chi tiết, thu
thập bằng chứng và đưa ra kết luận cho các thông tin liên quan đến
các nghiệp vụ và số dư về tiên lương và các khoản trích theo lương

Mục tiêu kiểm toán chu kỳ tiền lương và nhân sự
- Đánh giá mức độ hiệu lực và yếu kém của hệ thống kiểm soát nội bộ
đối với các hoạt động thuộc chu kỳ Tiền lương và Nhân sự
-Xác nhận độ tin cậy của thông tin các thông tin liên quan đến các
nghiệp vụ tiền lương và các khoản trích theo lương trên các khía cạnh
phát sinh, tính toán đánh giá, ghi chép;hiện hữu, nghĩa vụ, cộng

dồn, trình bầy và công bố.


Căn cứ kiểm toán chu kỳ
tiền lương và nhân sự
Căn cứ để kiểm toán chu kỳ tiền lương và nhân sự
- Các quy định, quy chế và thủ tục KSNB như quy chế tuyển dụng và phân

công LĐ; quy định về quản lý và sử dụng LĐ, quy chế tiền lương, tiền

thưởng, quy định về tính lương, ghi chép lương, phát lương cho người
lao động, nguyên tắc phân công phân nhiệm trong việc thực hiện các
chức năng của chu kỳ; quy định về quản lý và lưu trữ hồ sơ nhân
viên.v.v..
- Các tài liệu về định mức LĐ, tiền lương; dự toán chi phí nhân công…
- Các chứng từ, tài liệu kế toán có liên quan như: Bảng thanh toán
lương, bảng thanh toán BHXH, bảng kê thanh toán tiền thưởng và các
khoản khác cho công nhân viên, bảng phân bổ tiền lương và các khoản
trích theo lương , Bảng chấm công, phiếu xác nhận sản phẩm hoặc
công việc hoàn thành, phiếu hưởng BHXH, phiếu báo làm đêm, làm
thêm giờ, hợp đồng giao khoán, biên bản điều tra tai nạn lao động…
- Bảng cân đối kế toán
-Sổ kế toán tổng hợp và chi tiết (hoặc sơ đồ tài khoản) của các tài
khoản có liên quan như TK 334, TK 338 (3382, 3383, 3384); TK 622,
6271, 6411, 6421; TK 333; TK 111, TK112; TK 138…


6.2 Khảo sát về kiểm soát nội bộ đối
với chu kỳ tiền lương và nhân sự
6.2.1. Các bước công việc của chu kỳ tiền lương - nhân sự và các
chức năng kiểm soát nội
 Tiếp nhận và quản lý nhân sự
 Theo dõi và ghi nhận thời gian lao động, khối lượng công
việc, sản phẩm, lao vụ hoàn thành
 Tính lương, lập bảng lương và ghi chép sổ sách
 Thanh toán lương và các khoản khác cho công nhân viên
 Giải quyết chế độ về lương, các khoản trích theo lương và
chấm dứt hợp đồng lao động



6.2 Khảo sát về kiểm soát nội bộ đối
với chu kỳ tiền lương và nhân sự
Hoạt động (các chức năng) KSNB:


Xây dựng và ban hành các quy định, quy chế và thủ tục
KSNB đối với tiền lương và nhân sự như quy chế tuyển
dụng và phân công LĐ; quy định về quản lý và sử dụng
LĐ, quy chế tiền lương, tiền thưởng, quy định về tính
lương, ghi chép lương, phát lương cho người lao động,
nguyên tắc phân công phân nhiệm trong việc thực hiện
các chức năng của chu kỳ; quy định về quản lý và lưu
trữ hồ sơ nhân viên.v.v..
 Tổ chức triển khai thực hiện các quy chế về QL và KSNB:
Phân công, hướng dẫn thực hiện, kiểm tra,...

Khảo sát về kiểm soát nội bộ


3.2 Khảo sát về kiểm soát nội bộ đối
với chu kỳ tiền lương và nhân sự
 Tìm hiểu, nghiên cứu và đánh giá về các chính
sách, các quy định về QL nói chung, KSNB nói
riêng = yêu cầu đơn vị cung cấp các văn bản =>
ng/cứu, đánh giá: tính đầy đủ; phù hợp; chặt chẽ
 Khảo sát về sự vận hành các quy chế KSNB =
quan sát, phỏng vấn, kiểm tra các dấu hiệu KS
trên các hồ sơ, tài liệu; …=> đánh giá về sự hiện
hữu, tính thường xuyên liên tục.
 Xem xét việc tuân thủ các nguyên tắc cơ bản

trong tổ chức hoạt động KSNB
 => Xác định Hiệu lực KSNB và mức độ RRKS thực
tế => Quyết định về phạm vi triển khai và phương
pháp kiểm toán cơ bản phải áp dụng.


6.2 Khảo sát về kiểm soát nội bộ đối
với chu kỳ tiền lương và nhân sự
- Tìm hiểu, đánh giá tính đầy đủ, thích hợp của việc thiết kế các
quy chế và thủ tục kiểm soát nội bộ, tìm hiểu về sự vận hành, tính hiệu lực
của các quy chế và thủ tục kiểm soát đã được thiết kế; chú ý đến việc thực
hiện các nguyên tắc kiểm soát nội bộ trong thiết kế và vận hành các quy
chế và thủ tục kiểm soát nội bộ đối với chu kỳ tiền lương – nhân sự.
Để tìm hiểu tính đầy đủ và thích hợp của việc thiết kế các quy chế và thủ
tục kiểm soát nội bộ, KTV thường đọc các tài liệu quy định về KSNB áp
dụng cho chu kỳ. Ngoài ra, KTV còn có thể thực hiện kỹ thuật phỏng vấn
những người có liên quan về việc thiết kế các quy chế và thủ tục kiểm soát.
Để tìm hiểu về sự vận hành, tính hiệu lực, hiệu quả của các quy chế và thủ
tục kiểm soát đã được thiết kế bằng các kỹ thuật phỏng vấn, quan sát, kiểm
tra tài liệu...
KTV có thể không thực hiện riêng biệt các thử nghiệm về kiểm soát mà
thực hiện kết hợp khảo sát kiểm soát trong quá trình khảo sát nghiệp vụ.


6.3.1 Thủ tục phân tích

 So sánh số luỹ kế trên tài khoản chi phí nhân công kỳ
này với kỳ trước (các kỳ trước)
 So sánh tỷ lệ chi phí nhân công trong tổng chi phí sản


xuất -kinh doanh tương ứng kỳ này với kỳ trước (các
kỳ trước)
 So sánh số liệu luỹ kế trên các tài khoản phản ánh các
khoản trích theo lương kỳ này với kỳ trước (các kỳ
trước)


6.3.1 Thủ tục phân tích
So sánh số luỹ kế trên tài khoản chi phí nhân công kỳ này với
kỳ trước

Số luỹ kế bên nợ của các tài khoản chi phí nhân công
từng kỳ phản ánh tổng chi phí tiền lương trong kỳ đã
phân bổ cho từng đối tượng sử dụng lao động
Số này thường mang tính ổn định, ít biến động giữa các
kỳ nếu không có sự thay đổi của những nhân tố ảnh
hưởng như định mức lương sản phẩm, định mức lương
thời gian, khối lượng sản phẩm, công việc hoàn
thành... .
Nếu đã loại trừ ảnh hưởng của các nhân tố mà vẫn có sự biến
động bất thường, kiểm toán viên nghi ngờ khả năng có nhiều
sai phạm xảy ra đối với chi phí nhân công trong kỳ, cần phải
mở rộng phạm vi kiểm tra và ngược lại


6.3.1 Thủ tục phân tích
So sánh tỷ lệ chi phí nhân công trong tổng chi phí sản xuất
-kinh doanh tương ứng kỳ này với kỳ trước (các kỳ trước)
+So sánh tỷ lệ chi phí NCTT trong tổng chi phí sản xuất kỳ
này với kỳ trước đã điều chỉnh theo số lượng sp,cv; đơn giá

lương…
+ So sánh tỷ lệ chi phí nhân viên phân xưởng trong tổng chi phí sản
xuất chung kỳ này với kỳ trước, các kỳ trước (hoặc dự toán, kế hoạch)
đã điều chỉnh theo sự thay đổi của số lượng nhân viên phân xưởng, sự
thay đổi của mức lương, mức phụ cấp của nhân viên phân xưởng...
+ So sánh tỷ lệ chi phí nhân viên bán hàng trong tổng chi phí bán
hàng kỳ này với kỳ trước, các kỳ trước (hoặc kế hoạch, dự toán) đã điều
chỉnh theo sự thay đổi của doanh thu bán hàng, số lượng nhân viên bán
hàng, mức lương và phụ cấp của nhân viên bán hàng..
+ So sánh tỷ lệ chi phí nhân viên quản lý trong tổng chi phí quản lý
doanh nghiệp kỳ này với kỳ trước (hoặc số kế hoạch, dự toán) đã điều
chỉnh theo sự thay đổi của số lượng nhân viên quản lý, mức lương và phụ
cấp của nhân viên quản lý ...


6.3.1 Thủ tục phân tích
So sánh số liệu luỹ kế trên các tài khoản phản ánh các khoản trích
theo lương kỳ này với kỳ trước (các kỳ trước)
+ So sánh số luỹ kế bên có trên các tài khoản 3382 - kinh phí
công đoàn, tài khoản 3383 – Bảo hiểm xã hội; tài khoản 3384
– Bảo hiểm y tế kỳ này với kỳ trước đã điều chỉnh theo sự
biến động của lương cơ bản hoặc sự thay đổi quy định về tỷ
lệ trích theo lương...
+ So sánh tỷ lệ biến động của chi phí nhân công hoặc quỹ lương
cơ bản kỳ này với kỳ trước, với tỷ lệ biến động của các khoản
trích theo lương. Thông thường các tỷ lệ này là tương đương
nhau. Nếu tỷ lệ biến động của chi phí nhân công hoặc quỹ
lương cơ bản sai khác lớn với tỷ lệ biến động của các khoản
trích theo lương thì khả năng sai phạm xảy ra đối với các chỉ
tiêu này.

Ngoài ra, kiểm toán viên có thể so sánh tỷ lệ thuế thu nhập cá
nhân trong tổng tiền lương kỳ này với kỳ trước để phát hiện
khả năng sai phạm đối với thuế thu nhập cá nhân


6.3.2 Kiểm tra chi tiết các nghiệp vụ tiền
lương và các khoản trích theo lương
6.3.2.1. Các thủ tục khảo sát thông thường đối với nghiệp vụ tiền
lương
a) Tính có căn cứ hợp lý
(Chọn một số bảng thanh toán lương và thanh toán BHXH để kiểm tra,
đặc biệt đối với kỳ có số phát sinh lớn và bất thường ,chọn một số
CNV):
- Đối chiếu tên và mức lương của từng công nhân viên trên bảng lương
với tên và mức lương của công nhân viên đó trên hồ sơ nhân viên
xem có phù hợp không > Giúp KTV phát hiện khả năng khai khống
nhân viên hay khai tăng mức lương.
- Đối chiếu số giờ công, ngày công dùng để tính lương thời gian của từng
CNV trên bảng tính lương với số giờ công, ngày công của CNV đó trên
bảng chấm công, thẻ tính giờ. Hoặc đối chiếu khối lượng SP,CV hoàn
thành dùng để tính lương sản phẩm cho từng CN (từng bộ phận) với
khối lượng đó trên phiếu xác nhận sản phẩm, công việc hoàn thành
hoặc trên sổ theo dõi sản xuất của bộ phận đó xem có phù hợp
không. > Giúp KTV phát hiện sai sót nếu có trong việc tính lương và
các khoản phải trả cho công nhân viên hoặc phát hiện khả năng khai
khống giờ công, ngày công hay khối lượng sản phẩm hoàn thành để
khống tiền lương phải trả.


6.3.2 Kiểm tra chi tiết các nghiệp vụ tiền

lương và các khoản trích theo lương
a) Tính có căn cứ hợp lý(tiếp )
+ Đối chiếu số ngày, số tiền trên bảng thanh toán BHXH của từng công
nhân viên với số ngày, số tiền trên phiếu nghỉ hưởng BHXH của công
nhân viên đó xem có phù hợp không? đối chiếu tên, mức lương cơ
bản của công nhân viên trên phiếu nghỉ hưởng BHXH với tên và mức
lương của họ trên hồ sơ nhân viên xem có trường hợp khai khống
BHXH được hưởng không
+ So sánh tổng số tiền trên bảng thanh toán lương với tổng số tiền đã chi
lương trên phiếu chi tiền mặt, séc trả lương... xem có trường hợp
khai man tiền lương đã trả không
+ Kiểm tra đối chiếu chữ ký của công nhân viên trên bảng thanh toán
lương giữa các kỳ xem có sự thay đổi không, có chữ ký lặp không.
Trường hợp nghi ngờ có thể so sánh với chữ ký trên hồ sơ gốc. Thủ
tục này nhằm phát hiện sự gian lận để rút tiền của doanh nghiệp.


6.3.2 Kiểm tra chi tiết các nghiệp vụ tiền
lương và các khoản trích theo lương
b) Sự phê chuẩn nghiệp vụ
Kiểm toán viên kiểm tra sự phê chuẩn về mức lương trên các
quyết định tiếp nhận nhân sự hoặc hợp đồng lao động, sự phê
chuẩn của người quản lý bộ phận trên bảng chấm công, hay
phiếu xác nhận sản phẩm, công việc hoàn thành, sự phê
chuẩn trên các bảng thanh toán lương, bảng thanh toán bảo
hiểm xã hội xem có đầy đủ không? Người phê chuẩn có đúng
thẩm quyền hoặc được uỷ quyền không. Thủ tục này nhằm
kiểm tra xem các nghiệp vụ tiền lương có được phê chuẩn
đúng đắn không.



6.3.2 Kiểm tra chi tiết các nghiệp vụ tiền
lương và các khoản trích theo lương
c) Sự tính toán, đánh giá
+ Tính lại số giờ công, ngày công trên bảng chấm công, thẻ tính
giờ hay khối lượng sản phẩm, công việc hoàn thành trên các
bảng chấm công, thẻ tính hay phiếu báo sản phẩm, công việc
hoàn thành xem có đúng không, chú ý kiểm tra số liệu cộng
dồn cho từng công nhân viên có đúng không.
+ So sánh mức lương, phụ cấp của từng công nhân viên trên bảng
tính lương với mức lương,phụ cấp của công nhân viên đó trên
hồ sơ nhân viên xem có phù hợp không (tương tự căn cứ hợp
lý).
+ Thực hiện tính lại số tiền lương và các khoản trích theo lương
dựa trên số ngày công, giờ công hoặc khối lượng sản phẩm,
công việc hoàn thành và mức lương, phụ cấp lương đã được
kiểm tra.
+ Kiểm tra lại việc tính các khoản khấu trừ lương và các khoản
lương đã tạm ứng trong kỳ; còn được lĩnh cuối kỳ của từng
công nhân viên xem có đúng không.


6.3.2 Kiểm tra chi tiết các nghiệp vụ tiền
lương và các khoản trích theo lương
d) Ghi chép đầy đủ
+ Đối chiếu số tiền ghi có TK 334, đối ứng nợ các TK 622, 6271,
6411, 6421... trên sổ cái TK 334 và số tiền ghi có TK 338 đối
ứng nợ các TK 622, 6271, 6411, 6421 trên sổ cái TK 338 với
các số liệu tương ứng trên bảng phân bổ tiền lương và BHXH
hàng tháng để kiểm tra xem việc ghi sổ các khoản tiền lương

phải trả và các khoản trích theo lương có đầy đủ không.
+ Đối chiếu số tiền ghi nợ TK 334 đối ứng có các TK 338, 138, 333,
111... trên sổ cái TK 334 với các số liệu tương ứng trên bảng
phân bổ tiền lương và BHXH; bảng thanh toán BHXH; bảng
thanh toán lương và các phiếu chi lương để kiểm tra việc ghi
sổ các khoản đã thanh toán tiền lương và các khoản khấu trừ
vào tiền lương của công nhân viên có đầy đủ không.


6.3.2 Kiểm tra chi tiết các nghiệp vụ tiền
lương và các khoản trích theo lương
e) Sự phân loại
Kiểm toán viên kiểm tra xem doanh nghiệp có phân bổ đúng đắn tiền
lương và các khoản trích theo lương cho các bộ phận (đối tượng)
chịu chi phí không, bằng các thủ tục kiểm toán sau:
+ Kiểm tra lại việc tính toán phân bổ tiền lương và các khoản trích theo
lương cho các đối tượng chịu chi phí bằng cách kiểm tra xem việc lựa
chọn tiêu thức phân bổ chi phí tiền lương có hợp lý và nhất quán
không, kiểm tra việc tổng hợp các tiêu thức phân bổ như thời gian
làm việc, khối lượng sản phẩm hoàn thành ... cho từng bộ phận (đối
tượng) chịu chi phí xem có đầy đủ, đúng đắn không, phép tính phân
bổ có đúng không.
+ Đối chiếu số tiền lương đã phân bổ cho từng bộ phận chịu chi phí trên
bảng phân bổ lương và BHXH với tiền lương phải trả cho từng bộ
phận tương ứng trên bảng tổng hợp lương hàng tháng xem có phù
hợp không.
+ Đối chiếu số liệu chi tiết trên bảng phân bổ tiền lương và BHXH với số
liệu ghi trên các sổ kế toán các TK chi phí như TK 622, TK 6271, TK
6411, TK 6421 hoặc sơ đồ tài khoản xem có phù hợp không.



6.3.2 Kiểm tra chi tiết các nghiệp vụ tiền
lương và các khoản trích theo lương
f) Ghi đúng kỳ

Để kiểm tra việc ghi sổ các nghiệp vụ liên quan về tiền lương và các
khoản trích theo lương có đúng kỳ không, kiểm toán viên thực hiện:
- So sánh ngày trên bảng kê thanh toán lương, bảng phân bổ tiền lương
và bảo hiểm xã hội với ngày ghi sổ nghiệp vụ thanh toán và phân bổ
tiền lương và BHXH trên sổ cái TK 334, sổ cái TK 338 hoặc nhật ký
chung để kiểm tra việc ghi sổ nghiệp vụ tính và phân bổ tiền lương và
BHXH có kịp thời không.
- So sánh ngày trên các phiếu chi lương và ngày ghi trên sổ cái, nhật ký để
kiểm tra việc ghi sổ các nghiệp vụ chi lương và các khoản phải trả
cho công nhân viên có đúng kỳ không.
- So sánh ngày rút tiền ở ngân hàng và ngày chi lương được ghi trên sổ
cái, nhật ký xem doanh nghiệp có thanh toán kịp thời lương và các
khoản phải trả có kịp thời không.
g) Tổng hợp và chuyển sổ
Kiểm toán viên kiểm tra xem việc tổng hợp và chuyển sổ các nghiệp vụ
tiền lương phải trả , chi lương và phân bổ chi phí tiền lương có hợp
lý không.


6.3.3. Kiểm tra chi tiết số dư các tài
khoản

6.3.3.1. Kiểm tra chi tiết tài khoản 334
6.3.3.2. Kiểm tra các tài khoản chi phí nhân công
6.3.3.3. Kiểm tra các tài khoản 3382, 3383, 3384



6.3.3.1. Kiểm tra chi tiết tài khoản 334

+KTV cần kiểm tra chính sách tiền lương, phụ cấp tiền thưởng và các
khoản phải trả khác cho công nhân viên. Nếu trong kỳ có sự thay đổi
chính sách tiền lương thì doanh nghiệp phải giải trình, thuyết minh
trên báo cáo tài chính về các thay đổi đó
+ Kiểm tra tiền lương và các khoản phải trả còn dư cuối kỳ cho công
nhân viên trên những nội dung sau:
- Kiểm tra xem tiền lương và các khoản phải trả có phải đã được tính
cho số thời gian đã làm việc hoặc sản phẩm, công việc đã hoàn thành
không hay có hiện tượng đã kê khai khống tiền lương phải trả cuối kỳ.
- Kiểm tra việc tính tiền lương phải trả cuối kỳ có được tính đúng trên cơ
sở thời gian làm việc hoặc khối lượng công việc, sản phẩm hoàn thành
và định mức (đơn giá) lương thời gian hoặc lương sản phẩm, phù hợp
với chính sách lương mà doanh nghiệp đã quy định hay không, bằng
cách chọn một số cá nhân trên bảng lương để kiểm tra lại cách tính
lương và các khoản phải trả cho người lao động, chú ý đến cả các khoản
tính trừ vào lương. - Kiểm tra việc ghi sổ các nghiệp vụ tiền lương và
các khoản trích theo lương cuối kỳ xem có đầy đủ và đúng đắn không.
+ Kiểm tra việc trình bày và báo cáo về tiền lương và các khoản phải trả
khác cho công nhân viên trên các báo cáo tài chính xem có đúng đắn
không?


6.3.32. Kiểm tra các tài khoản chi
phí nhân công
Các tài khoản chi phí nhân công không có số dư cuối kỳ nên kiểm
tra các tài khoản này chính là kiểm tra số liệu hạch toán trong

kỳ đối với các tài khoản này thông qua kiểm tra các nghiệp vụ
phân bổ tiền lương và các khoản trích theo luơng xem có được
tính toán và ghi sổ đúng đắn hay không .
Nội dung kiểm tra cụ thể là:
+ Kiểm tra việc xác định các đối tượng phân bổ chí phí tiền lương
và các khoản trích theo lương của doanh nghiệp xem có hợp lý
và nhất quán không?
+ Kiểm tra việc xác định và tổng hợp lương và các khoản trích
theo lương cho từng đối tượng chịu chi phí có đúng đắn không?
+ Kiểm tra việc hạch toán tiền lương và các khoản trích theo
lương đã phân bổ cho các đối tượng xem có đầy đủ và đúng đắn
không.
Dựa trên kết quả kiểm tra, kiểm toán viên kết luận về tính hợp lý,
đúng đắn của số liệu đã hạch toán trên các tài khoản chi phí
nhân công.


6.3.3.3. Kiểm tra các tài khoản
3382, 3383, 3384

Các tài khoản 3382, 3383, 3384 chịu ảnh hưởng trực tíêp bởi các nghiệp vụ
tiền lương. Do vậy, khi kiểm tra các tài khoản này, kiểm toán viên cần chú ý
đến mối quan hệ này

Thủ tục kiểm tra thông thường đối với các tài khoản này như sau:
+ Kiểm tra xem tỷ lệ trích BHXH, BHYT, và KPCĐ mà doanh nghiệp áp dụng
trong kỳ có phù hợp với văn bản quy định hiện hành hay không.
+ Xác định mức độ đúng đắn, hợp lý của tiền lương đã được dùng làm cơ sở
để tính các khoản trích theo lương
+ Kiểm tra tính hợp lý của các khoản BHXH, BHYT và KPCĐ đã trích theo

lương và phải nộp căn cứ vào kết quả phân tích sự biến động của tiền lương
và các khoản trích theo lương xem có phù hợp không. Thông thường, các
khoản trích theo lương có mức biến động tương ứng với tiền lương . Do vậy,
nếu có sự chênh lệch tương đối lớn về mức biến động giữa 2 số liệu đó thì
kiểm toán viên phải tìm hiểu nguyên nhân xem có hợp lý không.
+ Kiểm tra chọn mẫu một số bảng tính lương và bảo hiểm xã hội để xem việc
trích và phân bổ các khoản trích theo lương vào chi phí sản xuất, khấu trừ
vào lương và phải nộp cho các cơ quan hữu quan xem có đúng đắn không.
+ Kiểm tra việc ghi sổ kế toán các khoản trích theo lương có đầy đủ và đúng
đắn hay không.
+ Kiểm tra việc thanh toán BHXH, BHYT và KPCĐ cho các đơn vị liên quan có
đầy đủ, kịp thời hay không, đồng thời xem xét thủ tục quyết toán các khoản
đó giữa doanh nghiệp và các tổ chức liên quan có đúng hay không.


6.3.4. Khảo sát một số tình huống đặc thù

6.3.4.1. Các khảo sát tiền lương khống
6.3.4.2. Khảo sát việc phân bổ tiền lương cho các đối
tượng chịu chi phí
6.3.4.3. Khảo sát các khả năng sai phạm khác


×