Tải bản đầy đủ (.pptx) (18 trang)

Tìm hiểu về quản trị website- MẠNG MÁY TÍNH & TRUYỀN THÔNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (756 KB, 18 trang )

MẠNG MÁY TÍNH & TRUYỀN THÔNG
Đề Tài: Tìm hiểu về quản trị website
GVHD: Trần Lê Kim Danh
Nhóm: 06


DANH SÁCH NHÓM 6
Nguyễn Văn Linh
Trần Thị Thùy Linh
Đoàn Viết Mạnh
Nguyễn Hà Nam
Nguyễn Hải Nam
Đinh Thị Hà Phương
Nguyễn Thị Phượng


NỘI DUNG THẢO LUẬN


MỞ ĐẦU

Giới thiệu về quản trị website và sự cần thiết của quản trị website


NỘI DUNG

1. World Wide Web.
1.1. Lịch sử, khái niệm.
1.2. Vai trò của World Wide Web.
1.3. Mối liên hệ của World Wide Web và quản trị website.
2. Các thành phần của hệ thống website.


2.1. Website
2.2. Nội dung trên trang
2.3. Người quản trị website
3. Công việc của người quản trị website.
3.1. Nhiệm vụ và trách nhiệm
3.2. Kỹ năng cần có của người quản trị website:


MỞ ĐẦU
Quản trị website là công việc mà các công ty/ tổ chức/ cá nhân
phải làm sau khi đơn vị thiết kế website hoàn thành việc xây dựng
website. Công việc quản trị website bao gồm: xây dựng nội dung
cho website, thường xuyên cập nhật nội dung cho website, check
lỗi website, tối ưu hóa website, quảng bá website.


I. WORLD WIDE WEB
1.1. Lịch sử, khái niệm.
-

Lịch sử :

* Tháng 5 năm 1970: tạp chí Popular Science, Arthur C. Clarke dự đoán rằng một
ngày nào đó các vệ tinh sẽ "mang những kiến thức tích lũy của thế giới đến tầm tay
bạn" bằng cách sử dụng một giao diện điều khiển kết hợp chức năng của máy
photocopy, điện thoại, truyền hình và một máy tính nhỏ, cho phép truyền dữ liệu và
hội nghị truyền hình trên toàn cầu.
Ngày 12 tháng 3 năm 1989, Tim Berners-Lee đã viết một dự án nhắc tới ENQUIRE,
một dự án cơ sở dữ liệu và phần mềm đã được Berners-Lee xây dựng vào năm
1980, nhằm mô tả một hệ thống quản lý thông tin phức tạp hơn.

Với sự giúp đỡ của đồng nghiệp Robert Cailliau, ông xuất bản một đề nghị chính
thức vào ngày 12 tháng 11 năm 1990 để xây dựng một dự án "siêu văn bản" được
gọi là "WorldWideWeb" (còn gọi là "W3") như là một "mạng lưới" của các "tài liệu
siêu văn bản"


I. WORLD WIDE WEB
1.1. Lịch sử, khái niệm.
- Khái niệm : World Wide Web, gọi tắt là Web hoặc WWW, mạng lưới toàn
cầu là một không gian thông tin toàn cầu mà mọi người có thể truy nhập (đọc
và viết) qua các máy tính nối với mạng Internet. Thuật ngữ này thường được
hiểu nhầm là từ đồng nghĩa với chính thuật ngữ Internet. Nhưng Web thực ra
chỉ là một trong các dịch vụ chạy trên Internet.


I. WORLD WIDE WEB

1.2. Vai Trò của World wide web.


Là một tập hợp các tài liệu văn bản và các tài nguyên khác được liên kết bởi các siêu liên
kết và URL, do Trình duyệt web truy cập từ máy chủ web.



Các tài liệu trên World Wide Web được lưu trữ trong một hệ thống siêu văn bản (hypertext),
đặt tại các máy tính trong mạng Internet.




Người dùng có thể theo các liên kết siêu văn bản (hyperlink) trên mỗi trang web để nối với
các tài liệu khác hoặc gửi thông tin phản hồi theo máy chủ trong một quá trình tương tác.
Hoạt động truy tìm theo các siêu liên kết thường được gọi là duyệt Web.



Quá trình này cho phép người dùng có thể lướt các trang web để lấy thông tin.


II. CÁC THÀNH PHẦN HỆ THỐNG QUẢN TRỊ WEBSITE
2.1. Website
Tên Miền

Hosting

Hay còn gọi là tên website, là địa chỉ để khách hàng,
người dùng có thể truy cập đến website của mình

Là máy chủ dùng để lưu trữ tất cả thông tin, dữ liệu
của website đồng thời giúp website luôn đáp ứng
được nhu cầu truy cập của người dùng 24/7

Soure
Website(Lập
Bao gồm các tính năng và cách xử lý các hoạt động
trình
của website được thiết kế chuyên nghiệp và có công
website) 
cụ quản lý đơn giản dể sử dụng, dể dàng nâng cấp.



II. CÁC THÀNH PHẦN HỆ THỐNG QUẢN TRỊ WEBSITE
2.2. Nội dung trên trang
Trang chủ: Một website có độ hấp dẫn người truy cập cao hay không là tùy thuộc
vào trang chủ của nó

Nội dung: Nội dung trang chủ phải đủ sức hấp dẫn những đối tượng mục tiêu của
bạn.

Biên tập nội dung: Nội dung website bao gồm tất cả những gì bạn muốn thể hiện
bằng chữ, hình ảnh, video, âm thanh… bao gồm các bước cơ bản sau:
a. Biên tập bài viết
b. Chuẩn bị hình ảnh - video - âm thanh


II. CÁC THÀNH PHẦN HỆ THỐNG QUẢN TRỊ WEBSITE
2.2. Nội dung trên trang.


Yêu cầu của website:

Website cần đảm bảo các yêu cầu sau:


Sự chuyên nghiệp



Tính tiện lợi




Tính nhất quán



Tính phổ biến



Hình ảnh kèm theo



Cấu hình phù hợp



Quản lý thông tin: Trang web cần đơn giản và quản lý sắp xếp có khoa học. Thiết
kế website làm sao giúp cho người truy cập tìm kiếm thông tin tốt nhất chứ không
phải gây ấn tượng nhất.


II. CÁC THÀNH PHẦN HỆ THỐNG QUẢN TRỊ WEBSITE
2.2. Nội dung trên trang.


Thiết kế: Thiết kế khéo léo sẽ giúp giảm thiểu bộ nhớ máy tính khi truy cập và
tăng tốc độ truy cập.




Các đường dẫn: Đường dẫn đến các trang trong và sơ đồ website sẽ có thể giúp
người truy cập dễ dàng nắm thông tin hơn và tìm kiếm những gì họ quan tâm. Đối
với những ai thích có một cái nhìn toàn cảnh, những tiêu đề được liệt kê sẽ giúp
họ nắm được nội dung cốt lõi và những vấn đề cần quan tâm.



Hoạt động quảng bá: Bạn cần tận dụng những cơ hội để quảng bá trang web
của bạn trên các công cụ truyền thông khác bằng việc gắn liền địa chỉ website của
bạn đi kèm với danh thiếp, trong email của bạn, trên các bảng biểu, tờ in, các
phương tiện quảng cáo…


II. CÁC THÀNH PHẦN HỆ THỐNG QUẢN TRỊ WEBSITE
2.2. Nội dung trên trang.


Dịch vụ hỗ trợ: Một website thành công phải bao gồm cả những dịch vụ hỗ trợ
cho khách hàng của bạn. Một trong những lý do tin tưởng vào Internet là khả năng
cũng như tốc độ tiếp cận và tương tác với khách hàng rất nhanh chóng, việc dễ
dàng thiết lập mối quan hệ tương hỗ giữa khách hàng và trang web của bạn. Bổ
sung vào trang web những tính năng đó sẽ giúp nó trở thành người bạn thân thiết
với khách hàng của bạn.



Tính bảo mật: Vấn đề bảo mật được quan tâm hàng đầu đối với người truy cập
Internet, do đó bạn cũng cần dành công sức cho nó. Thuật ngữ “Dịch vụ bảo mật”

sẽ gây ấn tượng và hiệu quả cao đối với khách hàng, và cung cấp uy tín cho
thương hiệu của bạn. Việc tao lập môi trường truy cập an toàn trong các qui trinh
thực hiện và tổng hợp các dữ liệu mang tính bảo mật sẽ củng cố thêm sự tin cậy
của khách hàng.


II. CÁC THÀNH PHẦN HỆ THỐNG QUẢN TRỊ WEBSITE
2.3. Người quản trị Website
Trong môi trường kinh doanh trên Internet hiện đại như ngày nay thì Webmaster
đóng vai trò rất quan trọng giúp cho các doanh nghiệp phát huy được sức mạnh
tiềm ẩn của mỗi một trang Web.
Các Webmaster sẽ đảm nhận 4 vai trò sau
-

Bảo hành, bảo trì Website

-

Quản trị nội dung Website

-

Vận hành Website

-

Báo cáo, theo dõi tình hình hoạt động của Website


III. CÔNG VIỆC CỦA NGƯỜI QUẢN TRỊ WEBSITE

3.1. Nhiệm vụ và trách nhiệm


Chuẩn bị nhân lực quản trị website

Quản trị website phải bắt đầu từ ngay khi trang web đang trong giai đoạn hoàn thiện, bao gồm việc
chuẩn bị nội dung và cập nhật liên tục, kiểm soát hoạt động của website, xử lý các yêu cầu khách hàng
từ trang web, theo dõi và xử lý các lỗi website, lập kế hoạch phát triển, nâng cấp cho trang web, triển
khai tiếp thị và quảng bá website.


Cập nhật nội dung website

Để cập nhật nội dung, người quản trị trang web trước hết phải thường xuyên chuẩn bị các nội dung của
Doanh nghiệp muốn truyền tải tới người sử dụng (thông tin hoạt động, sự kiện, sản phẩm – dịch vụ....)
phù hợp với định hướng nội dung và thị trường mà doanh nghiệp đặt ra.


Xử lý các yêu cầu của khách hàng

Thông thường, các liên hệ đến từ website được gửi vào email của người có liên quan (quản trị nội
dung, bán hàng...) và các phản hồi nên được gửi trực tiếp vào email của người gửi từ những bộ phận
khác nhau trong Công ty. Do đó, nên tạo ra và sử dụng thống nhất các mẫu email của Doanh nghiệp để
khắc họa hình ảnh thương hiệu và tạo sự chuyên nghiệp trong giao dịch với khách hàng


III. CÔNG VIỆC CỦA NGƯỜI QUẢN TRỊ WEBSITE
3.1. Nhiệm vụ và trách nhiệm



Thống kê - báo cáo quản trị website:

- Báo cáo thống kê lượt truy cập website hằng tháng.
- Báo cáo các trang được xem nhiều nhất.
- Báo cáo các sản phẩm và dịch vụ được xem nhiều nhất.


Quảng bá, tiếp thị website

Hoạt động quảng bá và tiếp thị website đặc biệt quan trọng để giới thiệu website và thu hút người
sử dụng, khách hàng tiềm năng, đối tác đến với trang web qua đó phát huy tối đa hiệu quả thông
tin – thương mại của website.


Duy trì dịch vụ máy chủ, tên miền

Để trang web hoạt động, cần có một máy chủ trên internet để lưu trữ trang web và một tên miền
để mọi người truy cập.


III. CÔNG VIỆC CỦA NGƯỜI QUẢN TRỊ WEBSITE
3.1. Nhiệm vụ và trách nhiệm


Xây dựng định hướng phát triển trang web

Trong quá trình hoạt động, chắc chắn sẽ có những thay đổi về mặt định hướng thị
trường, định hướng thông tin mà doanh nghiệp cần hướng tới. Do đó, để trang web
liên tục phát triển và hoạt động hiệu quả, cần phải liên tục xem lại và kiểm tra các định
hướng ban đầu nhằm đưa ra các kế hoạch phát triển mới phù hợp với thị trường.



Sửa lỗi và nâng cấp trang web.

Bất cứ một sản phẩm nào cũng chứa lỗi đối với website có thể là lỗi lập trình, lỗi về dữ
liệu hay quy trình nghiệp vụ không đúng so với thiết kế ban đầu.


III. CÔNG VIỆC CỦA NGƯỜI QUẢN TRỊ WEBSITE
3.2. Kỹ năng cần có của người quản trị website
Công việc của người quản trị web là điều hành cả về mặt kỹ thuật, nội dung lẫn kinh doanh cho
website, anh ta có thể không giỏi trong từng mặt cụ thể nhưng hiểu rõ từng chi tiết của website là
điều cần thiết:


Webmaster cần có kiến thức về mạng, an ninh mạng và kỹ thuật mạng để giải quyết những
vấn đề bảo mật hay công nghệ cho trang web.



Webmaster phải am hiểu về lĩnh vực mà website mình đang cung cấp.



Người quản trị web còn phải có khả năng quản lý.





×