Tải bản đầy đủ (.doc) (68 trang)

Thực trạng và biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động giao nhận nhập khẩu của công ty TNHH dịch vụ thương mại và giao nhận hàng hóa sông ngọc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.02 MB, 68 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Thời đại ngày nay là thời đại của toàn cầu hóa chính vì thế nó tác động
mạnh mẽ đến nền kinh tế của các nước nói chung và Việt Nam nói riêng. Với xu
hướng toàn cầu hoá như hiện nay, hoạt động ngoại thương có vai trò quan trọng
trong sự phát triển kinh tế thế giới cũng như quốc gia. Ngoại thương và giao
nhận là hai lĩnh vực có mối quan hệ mật thiết gắn bó với nhau. Dịch vụ giao
nhận hàng hóa xuất nhập khẩu là một nghề mới xuất hiện ở Việt Nam khoảng
trên 10 năm nay. Người kinh doanh dịch vụ giao nhận kho vận tải vừa là người
thiết kế, tổ chức và làm mọi thủ tục liên quan đến vận chuyển hàng hóa xuất
nhập khẩu.
Hải Phòng là một trong những thành phố cảng lớn nhất nước ta, chính vì thế
có rất nhiều lợi thế để phát triển dịch vụ giao nhận vận tải. Hiện nay thị trường
giao nhận tại Hải Phòng hết sức sôi động, có rất nhiều công ty tham gia hoạt
động trong lĩnh vực này cạnh tranh quyết liệt cùng với các doanh nghiệp Nhà
nước chuyên về lĩnh vực giao nhận vận tải trước đây. Cho nên vấn đề đặt ra cho
các doanh nghiệp là làm thế nào để nâng cao quy trình nghiệp vụ, đảm bảo chất
lượng của hàng hóa cũng như thời gian làm thủ tục nhanh chóng, kịp tiến độ
giao hàng cho khách hàng. Do đó hoàn thiện công tác giao nhận hàng xuất nhập
khẩu bằng đường biển là một yếu tố quan trọng để phát triển kinh tế xã hội, nó
không thể tách rời quá trình phát triển của nền kinh tế Việt Nam với khu vực và
thế giới.
Xuất phát từ thực tế đó, em đã chọn đề tài “Thực trạng và biện pháp
nâng cao hiệu quả hoạt động giao nhận nhập khẩu của công ty TNHH Dịch
vụ thương mại và Giao nhận hàng hóa Sông Ngọc” làm đề tài cho luận văn
tốt nghiệp của mình.
2. Mục đích nghiên cứu.
Mục đích nghiên cứu của đề tài là hoạt động giao nhận hàng hóa quốc tế
bằng đường biển tại Công ty TNHH Dịch vụ thương mại và Giao nhận hàng hóa
Sông Ngọc. Dựa trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn về tình hình hoạt động giao
1




nhận hàng hóa quốc tế bằng đường biển cũng như các biện pháp, quy trình mà
Công ty Sông Ngọc đã thực hiện nhằm khắc phục được một số yếu kém, để từ
đó đánh giá, đưa ra những nhận định đúng đắn, phân tích và tổng hợp về khả
năng thúc đẩy hoạt động giao nhận hàng hóa quốc tế bằng đường biển được phát
triển hơn. Đồng thời từ đó đưa ra một số giải pháp khả thi hơn và đi sát với thực
tiễn hơn.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hoạt động giao nhận hàng hóa quốc tế
bằng đường biển tại Công ty giao nhận Sông Ngọc. Về phạm vi không gian thì
đề tài được giới hạn ở việc giao và nhận hàng hóa quốc tế bằng đường biển của
Công ty.Về phạm vi thời gian thì đề tài nghiên cứu hoạt động giao nhận hàng
hóa quốc tế bằng đường biển của Công ty từ năm 2005 cho đến nay.
4. Nội dung nghiên cứu.
Chương 1: Tổng quan về hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu.
Chương 2: Thực trạng hoạt động giao nhận nhập khẩu của công ty TNHH
Sông Ngọc.
Chương 3: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh giao
nhận hàng hóa nhập khẩu của công ty TNHH Sông Ngọc.

2


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG GIAO NHẬN HÀNG
HÓA XUẤT NHẬP KHẨU
1.1 Một số vấn đề lí thuyết về hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu
1.1.1. Khái niệm về hoạt động giao nhận.
Đặc điểm của buôn bán quốc tế là người mua và người bán ở những nước
khác nhau.Sau khi hợp đồng mua bán được kí kết,người bán thực hiện việc giao

hàng,tức là hàng hóa được vận chuyển từ người bán sang người mua. Để cho
quá trình thực hiện hàng loạt các công việc khác liên quan đến quá trình chuyên
chở như bao bì, đóng gói, lưu kho, đưa hàng ra cảng, làm các thủ tục gửi hàng,
xếp hàng lên tàu, vận trình vận chuyển đó bắt đầu được tức là hàng hóa đến tay
người mua,cần phải tải hàng hóa đến cảng đích, dỡ hàng ra khỏi tàu và giao cho
người nhận hàng…Những công việc đó được gọi là giao nhận vận tải hàng hóa
(hay còn gọi tắt là giao nhận).
Theo quy tắc mẫu của Liên đoàn hiệp hội giao nhận quốc tế (FIATA) về
dịch vụ giao nhận,dịch vụ giao nhận được định nghĩa như là bất kì loại dịch vụ
nào liên quan đến vận chuyển, gom hang ,lưu kho, bốc xếp, đóng gói hay phân
phối hàng hóa cũng như các dịch vụ tư vấn hay có liên quan đến các dịch vụ
trên, kể cả các vấn đề hải quan, tài chính, mua bảo hiểm, thanh toán, thu thập
chứng từ liên quan đến hàng hóa.
Theo luật thương mại Việt Nam thì: "Giao nhận hàng hoá là hành vi
thương mại theo đó người làm dịch vụ giao nhận hàng hoá nhận hàng từ người
gửi hàng, tổ chức vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm các thủ tục giấy tờ và các
dịch vụ khác có liên quan để giao hàng cho người nhận theo uỷ thác của chủ
hàng, của người vận tải hay người giao nhận khác".
Nói một cách ngắn gọn, giao nhận hàng hóa là tập hợp những nghiệp vụ,
thủ tục có liên quan đến quá trình vận tải nhằm thực hiện di chuyển hàng hoá từ
nơi gửi hàng (người gửi hàng) đến nơi nhận hàng (người nhận hàng).

3


1.1.2. Đặc điểm của hoạt động giao nhận.
Hoạt động giao nhận cũng là một loại hình dịch vụ nên dịch vụ giao nhận
cũng mang những đặc điểm chung của dịch vụ. Nhưng do đây là một loại hoạt
động đặc thù nên dịch vụ này cũng có những đặc điểm riêng:
- Dịch vụ giao nhận vận tải không tạo ra sản phẩm vật chất, nó chỉ làm cho đối

tượng thay đổi vị trí về mặt không gian chứ không tác động về mặt kĩ thuật làm
thay đổi các đối tượng đó. Nhưng giao nhận vận tải lại có tác động tích cực đến
sự phát triển của sản xuất và nâng cao đời sống nhân dân.
- Mang tính thụ động: Đó là dịch vụ phụ thuộc rất nhiều vào nhu cầu của khách
hàng, các quy định của người vận chuyển, các ràng buộc về luật pháp, thể chế
chính phủ ( nước xuất khẩu,nước nhập khẩu,nước thứ ba…)
- Mang tính thời vụ: Giao nhận là dịch vụ phục vụ cho hoạt động xuất nhập
khẩu.Mà thường hoạt động xuất nhập khẩu cũng mang tính thời vụ nên hoạt
động giao nhận cũng chịu ảnh hưởng của tính thời vụ.
Trong hoạt động giao nhận, người giao nhận có thể làm các dịch vụ một
cách trực tiếp hoặc thông qua đại lí hoặc thuê dịch vụ của người thứ ba. Dịch vụ
giao nhận hàng hóa rất đa dạng nhưng có bốn loại thông thường trên thế giới
hiện nay:
- Thay mặt người gửi hàng (Người xuất khẩu)
- Thay mặt người nhận hàng (Người nhập khẩu)
- Dịch vụ hàng hóa đặc biệt.
- Những dịch vụ khác
 Loại dịch vụ thay mặt người gửi hàng (Người xuất khẩu)
Theo chỉ dẫn của người gửi hàng, người giao nhận sẽ thực hiện các nhiệm vụ
sau đây:
- Chọn tuyến đường, phương tiện vận tải và người chuyên chở thích hợp.
- Lưu cước với người chuyên chở đã chọn.
- Nhận hàng và cung cấp những chứng từ thích hợp như: giấy chứng nhận hàng
của người giao nhận,giấy chứng nhận chuyên chở của người giao nhận…
4


- Nghiên cứu các điều khoản tín dụng thư và tất cả những luật lệ của Chính phủ
áp dụng vào việc giao hàng ở nước xuất khẩu, nước nhập khẩu cũng như ở bất
kì nước quá cảnh nào và chuẩn bị tất cả những chứng từ cần thiết.

- Đóng gói hàng hóa (trừ khi việc này do người gửi hàng làm trước khi giao
hàng cho người giao nhận) có tính đến tuyến đường, phương thức vận tải,bản
chất của hàng hóa và những luật lệ áp dụng nếu có ở nước xuất khẩu nước quá
cảnh và nước hàng gửi đến.
- Lo liệu việc lưu kho hàng nếu cần.
- Cân đo hàng hóa.
- Mua bảo hiểm cho hàng hóa nếu người gửi hàng yêu cầu.
- Vận tải hàng hóa đến cảng ,thực hiện việc khai báo Hải quan, các thủ tục
chứng từ liên quan và giao hàng cho người chuyên chở.
- Thực hiện việc giao dịch ngoại hối (nếu có) .
- Thanh toán phí và những chi phí khác bao gồm cả tiền cước.
- Nhận vận đơn đã ký của người chuyên chở giao cho người gửi hàng.
- Thu xếp việc chuyển tải trên đường gửi tới người nhận hàng thông qua những
mối liên hệ với người chuyên chở và đại lý của người giao nhận ở nước ngoài.
- Ghi nhận tổn thất hàng hóa nếu có.
- Giúp đỡ người gửi hàng tiến hành khiếu nại với người chuyên chở về tổn thất
hàng hóa nếu có.
 Loại dịch vụ thay mặt người nhận hàng (người nhập khẩu)
Theo những chỉ dẫn giao hàng của khách hàng,người giao nhận sẽ:
- Thay mặt người nhận hàng giám sát việc vận tải hàng hóa khi người nhận hàng
lo liệu vận tải hàng hóa.
- Nhận và kiểm tra tất cả những chứng từ liên quan đến việc vận chuyển hàng
hóa…
- Thu xếp việc khai báo hải quan và trả lệ phí, thuế và những phí khác cho hải
quan và những cơ quan khác.
- Thu xếp việc lưu kho quá cảnh nếu cần.
- Giao hàng đã làm thủ tục hải quan cho người nhận hàng.
5



- Nếu cần, giúp đỡ người nhận hàng tiến hành khiếu nại đối với người chuyên
chở về tổn thất hàng hóa nếu có.
- Giúp người nhận hàng trong việc lưu kho và phân phối nếu cần.
 Các dịch vụ khác:
Người giao nhận có thể cung cấp các dịch vụ tư vấn về mặt pháp lý, môi
trường kinh doanh. Đồng thời người giao nhận có thể cung cấp các dịch vụ hỗ
trợ việc lưu thông hàng hóa, những diễn biến kinh tế chính trị cho thị trường
nhằm đưa các thông tin có lợi nhất cho khách hàng.
1.1.3. Vai trò ,chức năng của người giao nhận trong thương mại quốc tế.
 Vai trò của người giao nhận
Ngành giao nhận vận tải phát triển tất yếu kéo theo sự phát triển hệ thống
kết cấu hạ tầng cơ sở, đặc biệt là công trình kết cấu hạ tầng trực tiếp phục vụ
cho giao nhận vận tải như: bến cảng, hệ thống đường giao thông (đường quốc lộ
trên bộ, đường sông, đường sắt, đường bến cảng, sân bay,..)
Trong quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước cùng với sự tác
động của tự do hóa thương mại quốc tế, các hoạt động giao nhận vận tải ngày
càng tăng trưởng mạnh, góp phần tích lũy ngoại tệ, đẩy mạnh giao lưu kinh tế ,
nối liền các hoạt động kinh tế giữa các khu vực trong nước, giữa trong nước với
nước ngoài làm cho nền kinh tế phát triển nhịp nhàng và cân đối.
Người giao nhận còn có các hoạt động sau đây:
- Môi giới Hải quan: người giao nhận thay mặt người xuất khẩu, nhập khẩu để
khai báo, làm thủ tục hải quan hay môi giới hải quan.
- Làm đại lý: Người giao nhận nhận uỷ thác từ chủ hàng hoặc từ người chuyên
chở để thực hiện các công việc khác nhau như nhận hàng, giao hàng, lập chứng
từ làm thủ tục hải quan, lưu kho…trên cơ sở hợp đồng uỷ thác. Người giao nhận
khi là đại lý:
+ Nhận uỷ thác từ 1 người chủ hàng để lo những công việc giao nhận hàng hoá
XNK, làm việc để bảo vệ lợi ích của chủ hàng, làm trung gian giữa người gửi
hàng với người vận tải, người vận tải với người nhận hàng, người bán với người
mua.

6


+ Hưởng hoa hồng và không chịu trách nhiệm về tổn thất của hàng hoá, chỉ chịu
trách nhiệm về hành vi của mình chứ không chịu trách nhiệm về hành vi của
người làm công cho mình hoặc cho chủ hàng.
- Lo liệu chuyển tải và tiếp gửi hàng hoá (transhipment and on-carriage): Khi
hàng hoá phải chuyển tải hoặc quá cảnh qua nước thứ ba, người giao nhận sẽ lo
liệu thủ tục quá cảnh hoặc tổ chức chuyển tải hàng hoá từ phương tiện vận tải
này sang phương tiện vận tải khác hoặc giao hàng đến tay người nhận.
- Lưu kho hàng hoá (warehousing): Trong trường hợp phải lưu kho hàng hoá
trước khi xuất khẩu hoặc sau khi nhập khẩu, người giao nhận sẽ lo liệu việc đó
bằng phương tiện của mình hoặc thuê người khác và phân phối hàng hoá nếu
cần.
- Người gom hàng (consolidator): Trong vận tải hàng hoá bằng container, dịch
vụ gom hàng là không thể thiếu được nhằm biến hàng lẻ (less than container
load - FCL) thành hàng nguyên (full container load - FCL) để tận dụng sức chở
của container và giảm cước phí vận tải. khi là người gom hàng, người giao nhận
có thể đóng vai trò là người chuyên chở hoặc chỉ là đại lý.
- Người chuyên chở (carrier): Ngày nay, trong nhiều trường hợp, người giao
nhận đóng vai trò là người chuyên chở, tức là người giao nhận trực tiếp ký hợp
đồng vận tải với chủ hàng và chịu trách nhiệm chuyên chở hàng hoá từ một nơi
này đến một nơi khác. Người giao nhận đóng vai trò là người thầu chuyên chở
(contracting carrier) nếu anh ta ký hợp đồng mà không chuyên chở. Nếu anh ta
trực tiếp chuyên chở thì anh ta là người chuyên chở thực tế (performing carrier).
Dù là người chuyên chở gì thì vẫn chịu trách nhiệm về hàng hoá. Trong trường
hợp này, người giao nhận phải chịu trách nhiệm về hàng hoá trong suốt hành
trình không những về hành vi lỗi lầm của mình mà cả những người mà anh ta sử
dụng và có thể phát hành vận đơn.
 Chức năng của người giao nhận.

Vậy chức năng của người giao nhận tóm gọn là đưa hàng từ người sản
xuất đến người tiêu dùng, từ người xuất khẩu đến nhà nhập khẩu, từ những
người bán buôn đến những người bán lẻ .. một cách nhanh chóng và hiệu quả
7


với chi phí hợp lý hoặc tư vấn cho những đối tượng có hàng và đối tượng cần
hàng về hoạt động liên quan đến việc xuất hàng và nhập hàng.
1.1.4 Các chủ thể tham gia vào hoạt động giao nhận.
Người giao nhận là người nhận sự ủy thác của chủ hàng để lo liệu việc
vận chuyển hàng hóa từ nơi này đến nơi khác, mà trong quá trình vận chuyển
hàng hóa phải qua rất nhiều giai đoạn, chịu sự kiểm tra, kiểm soát của rất nhiều
cơ quan chức năng.Do đó, người giao nhận cũng phải tiến hành các công việc
liên quan rất nhiều bên.
- Chính phủ và các cơ quan chức năng:
+ Bộ thương mại
+ Hải quan
+ Cơ quan quản lí ngoại hối…
- Người giao nhận
- Người nhận hàng
- Người gửi hàng
- Ngân hàng
- Người chuyên chở
- Người bảo hiểm
- Người gửi hàng hoặc người nhận hàng thuộc nhiều thành phần kinh tế
khác nhau,mang nhiều quốc tịch khác nhau.Mối quan hệ được điều chỉnh bằng
hợp đồng ủy thác giao nhận.
- Quan hệ chính phủ và các cơ quan chức năng đại diện cho chính phủ
như: Bộ thương mại, Hải quan, Giám định, Cơ quan quản lí ngoại hối, kiểm
dịch,y tế.

- Quan hệ với người chuyên chở và đại lý của người chuyên chở: đó có
thể là chủ tàu, người môi giới, hay bất kì người kinh doanh vận tải nào khác,
mối quan hệ này được điều chỉnh bằng hợp đồng cung cấp dịch vụ.
- Ngoài ra người giao nhận còn có mối quan hệ nghiệp vụ với ngân
hàng,người bảo hiểm.

8


1.2.Quy trình thủ tục giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu về mặt lí thuyết.
1.2.1 Hàng hóa nhập khẩu.
Sơ đồ 1.1: Quy trình giao nhận hàng nhập khẩu.

Đàm phán kí kết
HĐ dịch vụ giao
nhận hàng hóa
XXNKXNK

Tiến hành nhận
hàng

Kiểm tra,
chuẩn bị bộ
chứng từ hải
quan

Xác nhận lệnh
giao hàng tại
cảng


Làm thủ tục hải
quan

Lấy lệnh giao
hàng tại hãng
tàu

Bước 1: Đàm phán, kí kết hợp đồng dịch vụ giao nhận
Hình thức đàm phán ký kết hợp đồng dịch vụ thường thông qua điện thoại,
email, fax. Mặc dù không quy định trong hợp đồng nhưng theo thông lệ nếu bên
nào vi phạm sẽ bị cưỡng chế theo pháp luật hiện hành có liên quan. Các nhân
viên của công ty giao nhận sẽ gửi fax, mail hoặc điện thoại chào hàng đến các
công ty Xuất Nhập Khẩu để tìm hiểu xem khách hàng có nhu cầu về dịch vụ hải
quan, giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu hay không.


Đối với hàng nguyên container (FCL)

Bước 2 : Chuẩn bị chứng từ
Đối với hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển sử dụng container, khi tàu
đến cảng, hãng tàu hoặc đại lý hãng tàu gửi 1 giấy báo hàng đến (Arrival
Notice) cho chủ hàng. Trong giấy báo hàng đến ghi rõ tên chủ hàng, địa chỉ
công ty, số điện thoại, fax, tên tàu (vessel), số chuyến (voyage), ngày đến cảng
(ETA), số vận đơn, số container, số chì…
Chủ hàng gửi giấy báo hàng đến, vận đơn gốc, giấy giới thiệu hoặc giấy ủy
quyền cho công ty giao nhận.
9


Bước 3 : Làm thủ tục hải quan

Các bước để mở một tờ khai hàng hóa nhập khẩu
Bộ chứng từ hải quan cho lô hàng hóa nhập khẩu gồm:
1. Giấy giới thiệu của cơ quan
2. Tờ khai hải quan (2 bản)
3. Tờ khai trị giá hàng nhập khẩu (2 bản)
4. Hợp đồng ngoại thương
5. Hóa đơn thương mại
6. Bảng kê chi tiết hàng hóa
7. Giấy đăng ký kinh doanh
8. Giấy phép nhập khẩu(nếu hàng hóa thuộc loại nhập khẩu có điều kiện)
9. Vận đơn gốc
10. Lệnh giao hàng (2 bản)
11.Giấy chứng nhận chất lượng hàng hóa
Sau khi chuẩn bị xong các chứng từ thì phải làm các bước sau:
1: Khai, nộp tờ khai hải quan và chứng từ thuộc hồ sơ hải quan.
- Khai đầy đủ thông tin lên tờ khai hải quan.
- Chứng từ thuộc hồ sơ hải quan bao gồm các chứng từ liên quan đến hàng
hóa xuất nhập khẩu như hóa đơn thương mại, vận đơn, C/O, giấy giám định, hợp
đồng kinh doanh. Sau đó nộp tờ khai cho các cơ quan liên quan như cơ quan hải quan.
2: Xuất trình hàng hóa để kiểm tra thực tế.
Xuất trình hàng hóa đã khai để cơ quan hải quan kiểm tra xem có đúng với
những gì đã khai không.
Nếu doanh nghiêp đã hoàn thành xong hết thuế thì hồ sơ được chuyển sang bộ
phận thủ tục. Công chức hải quan tiến hành kiểm tra sơ bộ nội dung khai báo.
Đối chiếu tính hợp lệ của bộ chứng từ người khai hải quan khai báo
3: Nộp thuế.
Nộp thuế và các nghĩa vụ khác như phí và các lệ phí khách liên quan cho cơ
quan hải quan.
Nhân viên hải quan sẽ tiến hành thu phí theo quy định.
10



4 : Thực hiện thông quan hàng hóa.
Sau khi cơ quan hải quan kiểm tra, niêm phong, kẹp trì, nộp thuế thì sẽ thực
hiện thông quan.
Nếu hàng hóa bị kiểm hóa thì người khai hải quan sẽ tiến hành đăng ký thời
gian, địa điểm kiểm hóa và báo với cán bộ nhận đăng ký kiểm hóa.
Bước 4: Lấy lệnh giao hàng tại hãng tàu
Nhân viên giao nhận của công ty mang giấy giới thiệu hoặc giấy ủy quyền,
vận đơn và giấy báo hàng đến sang hãng tàu hoặc đại lý hãng tàu để lấy lệnh
giao hàng (Delivery Order – DO) và đóng các lệ phí liên quan như: phí chứng từ,
phí lưu kho lưu bãi và làm thủ tục mượn container (nếu cần).
Thủ tục mượn container của các hãng tàu hay đại lý hãng tàu có sự chênh
lệch về khoản tiền cược người giao nhận phải nộp đối với mỗi loại container
nhưng tương đối giống nhau về cách thức mượn container. Người giao nhận lập
giấy mượn container thành 3 bản ghi rõ các thông tin liên quan về thời gian, địa
điểm mượn và trả container, số tiền cược… Hãng tàu giữ lại 1 bản, đóng dấu xác
nhận 2 bản trả cho khách hàng.
Sau khi hoàn thành các thủ tục như trên, hãng tàu giao lại cho khách hàng 2
bản D/O có đóng dấu xác nhận.
Bước 5: Xác nhận lệnh giao hàng tại cảng
Nhân viên giao nhận của công ty mang 1 bản D/O và 1 bản giấy cược
container đến phòng thương vụ tại cảng để xác nhận lệnh giao hàng.
Để vận chuyển container từ cảng tới kho riêng của doanh nghiệp, người
giao nhận phải đóng phí nâng hàng và hạ vỏ tại phòng thương vụ cảng. Phí
“nâng hàng” tại cảng đối với hàng hóa nhập khẩu có nghĩa là container được
cảng nâng lên phương tiện vận tải của người giao nhận để vận chuyển về kho
riêng của chủ hàng. Phí “hạ vỏ” có nghĩa là khi hàng hóa được rút hết khỏi
container tại kho riêng, người giao nhận có nghĩa vụ trả lại container cho hãng
tàu tại địa điểm được ghi chú trong giấy mượn vỏ. Trong trường hợp địa điểm hạ

vỏ không là địa điểm nâng hàng ghi trong lệnh giao hàng, ví dụ trong lệnh giao
hàng ghi Port of Delivery: Cảng Hải Phòng, trong giấy mượn container ghi hoàn
11


trả container trên vào ngày… tại bãi: Tasa Trading người giao nhận phải nộp phí
nâng hàng tại cảng Hải Phòng và phí hạ vỏ tại bãi Tasa Trading. Việc trả lại vỏ
cho hãng tàu phục vụ cho công tác vệ sinh, sửa chữa để cung cấp container rỗng
cho những chủ hàng có nhu cầu xuất khẩu. Mọi vi phạm về thời gian trả vỏ, mất
mát hay hư hỏng container đều được ghi chú trong giấy mượn vỏ.
* Nhận hàng:
Phiếu giao nhận container do phòng Thương vụ cảng lập có 4 liên: trắng,
xanh, hồng, vàng. Phòng Thương vụ cảng giữ lại liên trắng, giao 3 liên còn lại
cho người giao nhận. Người giao nhận đem phiếu giao nhận container xin xác
nhận của hải quan giám sát tại cảng. Nhân viên hải quan căn cứ vào bản kê chi
tiết số lượng, mã số container đi kèm theo tờ khai hải quan để đóng dấu xác nhận
đã đăng ký hải quan vào liên vàng trên phiếu giao nhận container. Liên vàng
phiếu giao nhận được bảo vệ cảng giữ lại sau khi phương tiện vận tải của người
giao nhận vận chuyển container ra khỏi cảng. Liên xanh được nhân viên kho bãi
giữ lại khi giao container cho người giao nhận.


Trả container cho hãng tàu, lấy lại tiền cược vỏ:

Sau khi rút ruột tại cảng, người giao nhận vận chuyển container rỗng về địa
điểm trả vỏ ghi trên giấy mượn container, giữ lại liên hồng phiếu giao nhận có
xác nhận tình trạng container của nhân viên kho bãi trả vỏ. Người giao nhận
mang liên hồng này cùng giấy mượn container và biên lai thu tiền tới hãng tàu
lấy lại tiền cược. Mọi hư hỏng hay thất lạc container, mọi sự chậm trễ trả
container cho hãng tàu phải tính thêm phí lưu container, sẽ được trừ vào tiền

cược vỏ.


Đối với hàng lẻ (LCL):

Quy trình giao nhận vận chuyển hàng lẻ tương đối giống và đơn giản hơn so
với quy trình làm hàng nhập nguyên container.


Chuẩn bị chứng từ

Chuẩn bị hồ sơ và khai báo hải quan đối với hàng lẻ hoàn toàn giống với quy
trình nhập khẩu hàng nguyên container.


Lấy lệnh giao hàng:
12


Nhân viên giao nhận mang giấy giới thiệu hoặc giấy ủy quyền, giấy báo
hàng đến và vận đơn đến hãng tàu hoặc đại lý hãng tàu làm lệnh giao hàng. Đối
với hàng lẻ, hãng tàu không yêu cầu khách hàng phải viết giấy mượn container,
nhưng phải nộp tất cả những phí liên quan như hàng nguyên container: CFS,
D/O, THC, đồng thời nộp phí làm hàng tính theo số kiện hàng hoặc trọng lượng
hàng được nhập khẩu theo tờ khai hải quan. Đây là 2 điểm khác giữa hàng
nguyên container và hàng lẻ trong việc lấy lệnh giao hàng.
Hãng tàu hoặc đại lý hãng tàu cung cấp cho khách hàng 2 bản D/O.
Bước 6: Tiến hành nhận hàng
Nhân viên giao nhận tới kho bãi được chỉ định trên lệnh giao hàng làm thủ
tục xuất kho. Hồ sơ làm thủ tục xuất kho gồm: lệnh giao hàng, hóa đơn thanh

toán tiền làm hàng tại bãi. Người giao nhận mang tờ khai xin xác nhận của hải
quan giám sát kho bãi. Sau đó liên hệ nhân viên kho bãi vận chuyển hàng hóa lên
phương tiện vận tải của công ty, ký xác nhận vào phiếu xuất kho. Hàng hóa được
vận chuyển về kho riêng của chủ hàng.
1.2.2. Quy trình giao nhận hàng hóa xuất khẩu.
Sơ đồ 1.2: Quy trình giao nhận hàng xuất khẩu.

Bước 1:Kí kết hợp đồng với người ủy thác xuất khẩu.
13


Người giao nhận sẽ tìm kiếm khách hàng và kí kết hợp đồng với người ủy thác
xuất khẩu để tiến hành xuất khẩu hàng hóa.
Bước 2 : Thu gom hàng
Sau khi hai bên đồng ý kí kết hợp đồng Thì người giao nhận sẽ thu gom hàng và
tập kết hàng lại.
Bước 3: Làm thủ tục hải quan.
Người giao nhận sẽ tiến hành làm thủ tục hải quan các chứng từ hải quan để
thông quan hàng hóa.
Các chứng từ cần thiết :
 Tờ khai hải quan
 C/O giấy chứng nhận xuất xứ
 Sale contract
 Packing list…
 Chứng từ bảo hiểm
Bước 4: Mua bảo hiểm cho hàng hóa.
Người giao nhận sẽ thỏa thuận với người ủy thác xuất khẩu về việc mua
bảo hiểm cho hàng hóa nếu cần thiết.
Bước 5: Giao hàng xuống tàu.
Sau khi hàng được sắp xếp và kiểm tra đủ về số lượng và chất lượng theo yêu

cầu sẽ giao hàng xuống tàu.
Bước 6: Theo dõi giám sát và chịu trách nhiệm về hàng hóa.
Người giao nhận sẽ phải chịu trách nhiệm về những tổn thất hàng hóa do mình
gây nên trong quá trình giao nhận vận chuyển xếp dỡ.
Bước 7: Báo lại và kết toán với người ủy thác xuất khẩu khi hàng đã được
giao theo thỏa thuận trong hợp đồng.
Sau khi hàng đã được giao theo thỏa thuận trong hợp đồng, người giao nhận sẽ
thông báo lại và kết toán với người ủy thác xuất khẩu.
1.2.3. Trách nhiệm của người giao nhận.
- Phải thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của mình theo hợp đồng và phải chịu trách
nhiệm về những sơ suất, lỗi lầm và thiếu sót do mình gây ra.
14


- Trong quá trình thực hiện hợp đồng nếu có lý do chính đáng vì lợi ích của
khách hàng thì có thể thực hiện khác với chỉ dẫn của khách hàng nhưng phải
thông báo ngay cho khách hàng.
- Sau khi kí kết hợp đồng nếu thấy không thực hiện được chỉ dẫn của khách
hàng thì phải thông báo ngay cho khách hàng để xin chỉ dẫn thêm.
- Phải thực hiện nghĩa vụ của mình trong thời gian hợp lý trong trường hợp
không thoả thuận thời gian thực hiện cụ thể.
- Trong trường hợp người giao nhận hoạt động với tư cách là đại lý, các lỗi lầm
thiếu sót phải chịu trách nhiệm là:
+ Giao nhận không đúng chỉ dẫn.
+ Thiếu sót trong việc mua bảo hiểm hàng hoá mặc dù đã có hướng dẫn
+ Thiếu sót trong khi làm thủ tục hải quan.
+ Chở hàng giao sai nơi quy định.
+ Giao hàng mà không thu tiền từ người nhận hàng.
+ Tái xuất không làm đúng các thủ tục cần thiết.
- Người giao nhận còn phải chịu trách nhiệm về người và tài sản mà anh ta đã

gây ra cho người thứ ba trong hoạt động của mình. Tuy nhiên người giao nhận
không chịu trách nhiềm về hành vi và lỗi của người thứ ba như người chuyên
chở hay người giao nhận khác...nếu anh ta chứng minh được là đã lựa chọn cẩn
thận. Đặc biệt khi la đại lý thì người chuyên chở phải tuân thủ theo điều kiện
kinh doanh chuẩn của mình.
- Người giao nhận đóng vai trò là người chuyên chở không chỉ trong trường hợp
anh ta tự vận chuyển hàng hoá bằng các phương tiện vận chuyển của mình mà
còn trong trường hợp anh ta là người thầu chuyên chở. Khi người giao nhận
cung cấp các dịch vụ liên quan đến vận tải như: đóng gói, lưu kho , bốc xếp ,
phân phối...thì người giao ngận sẽ chịu trách nhiệm như người chuyên chở nếu
người giao nhận thực hiện các dịch vụ trên bằng phương tiện của mình hoặc
người giao nhận rõ ràng hay ngụ ý là họ chịu trách nhiệm như người chuyên
chở.

15


- Tuy nhiên, người giao nhận không chịu trách nhiệm về những mất mát, hư
hỏng của hàng hoá phát sinh từ những trường hợp sau:
+ Do lỗi của khách hàng hoặc người được khách hàng uỷ thác.
+ Khách hàng trực tiếp đóng gói và kí mã hiệu không phù hợp.
+ Do nội tỳ hoặc bản chất của hàng hoá.
+ Do chiến tranh, đình công.
+ Do các trường hợp bất khả kháng (tuy nhiên người giao nhận phải chứng
minh được điều này).
Ngoài ra người giao nhận sẽ không chịu trách nhiệm về các khoản lợi mà lẽ ra
khách hàng được hưởng về sự chậm trễ hoặc giao hàng sai địa chỉ mà không
phải do lỗi của mình
 Theo luật Thương Mại Việt Nam quy định
Các trường hợp miễn trách nhiệm cho người giao nhận :

- Người làm dịch vụ giao nhận hàng hóa không phải chịu trách nhiệm về những
mất mát, hư hỏng phát sinh trong những trường hợp sau đây:
+ Do lỗi của khách hàng hoặc của người được khách hàng ủy quyền.
+ Đã làm đúng theo những chỉ dẫn của khách hàng hoặc của người được khách
hàng ủy quyền.
+ Khách hàng đóng gói và ký mã hiệu không phù hợp
+ Do khách hàng hoặc người được khách hàng ủy quyền thực hiện việc xếp, dỡ
hàng hóa.
+ Do khuyết tật của hàng hóa.
+ Do có đình công
+ Các trường hợp bất khả kháng.
 Theo luật thương mại Việt Nam quy định
Người làm dịch vụ giao nhận hàng hóa không chịu trách nhiệm về việc
mất khoản lợi đáng lẽ khách hàng được hưởng, về sự chậm trễ hoặc giao hàng
sai địa chỉ mà không phải do lỗi của mình, trừ trường hợp pháp luật có quy định
khác:

16


+ Trách nhiệm của người làm dịch vụ giao nhận hàng hóa trong mọi trường hợp
không vượt quá giá trị hàng hóa, trừ khi các bên có thỏa thuận khác trong hợp
đồng.
+ Người làm dịch vụ giao nhận hàng hóa không được miễn trách nhiệm nếu
không chứng minh được việc mất mát, hư hỏng hoặc chậm giao hàng không
phải do lỗi của mình gây ra.
+ Tiền bồi thường được tính trên cơ sở giá trị hàng hóa ghi trên hóa đơn và các
khoản tiền khác có chứng từ hợp lệ. Nếu trong hóa đơn không ghi giá trị hàng
hóa thì tiền bồi thường được tính theo giá trị của loại hàng đó tại nơi và thời
điểm mà hàng được giao cho khách hàng theo giá thị trường; nếu không có giá

thị trường thì tính theo giá thông thường của hàng cùng loại và cùng chất lượng.
- Khi có sai sót,gây thiệt hại cho khách hàng nhưng không phải chịu trách
nhiệm trong các trường hợp sau đây :
+ Người làm dịch vụ giao nhận hàng hóa không nhận được thông báo về khiếu
nại trong thời hạn mười bốn ngày làm việc (không tính ngày chủ nhật, ngày lễ)
kể từ ngày giao hàng.
+ Người làm dịch vụ giao nhận hàng hóa không nhận được thông báo bằng văn
bản về việc bị kiện tại trọng tài hoặc tòa án trong thời hạn chín tháng kể từ ngày
giao hàng.
+ Khi đóng vai trò là người chuyên chở thì các điều kiện kinh doanh tiêu chuẩn
thường không áp dụng các công ước quốc tế hoặc các quy tắc do Phòng thương
mại quốc tế ban hành.
1.2.4. Chứng từ sử dụng trong hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập
khẩu.
- Giấy phép đăng kí kinh doanh
Là một dạng văn bản pháp lý ghi nhận ngày đăng kí kinh doanh lần đầu và là
căn cứ xác thực năng lực pháp lý cho một doanh nghiệp.
- Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế
Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là hợp đồng xuất nhập khẩu hoặc hợp
đồng mua bán ngoại thương là sự thỏa thuận giữa các đương sự có trụ sở kinh
17


doanh ở các nước khác nhau,theo đó một bên gọi là bên xuất khẩu (bên bán) có
nghĩa vụ chuyển vào quyền sở hữu của một bên khác gọi là bên nhập khẩu (bên
mua) một tài sản nhất định gọi là hàng hóa. Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc là
một trong những chứng từ quan trọng.
- Commercial Invoice. Hóa đơn thương mại
Là chứng từ thương mại được phát hành bởi người bán cho người mua để
nhận được một số tiền nào đó mà người mua hàng hóa hay dịch vụ phải thanh

toán cho người bán hàng theo những điều kiện củ thể.
- Packing List.
Phiếu đóng gói là bảng kê khai tất cả các hàng hoá đựng trong một kiện hàng.
Phiếu đóng gói được sử dụng để mô tả cách đóng gói hàng hoá ví dụ như kiện
hàng được chia ra làm bao nhiêu gói, loại bao gói được sử dụng, trọng lượng của
bao gói, kích cỡ bao gói, các dấu hiệu có thể có trên bao gói... Phiếu đóng gói
được đặt trong bao bì sao cho người mua có thể dễ dàng tìm thấy, cũng có khi để
trong một túi gắn bên ngoài bao bì.
- Vận đơn đường biển (B/L)
Vận đơn đường biển là loại chứng từ do người chuyên chở (chủ tàu,thuyền
trưởng,đại lý hoặc người làm thuê cho chủ tàu) cấp cho người gửi hàng nhằm
xác nhận việc hàng hóa đã được tiếp nhận để vận chuyển gồm ba chức năng cơ
bản sau:
+ Là một biên lai của người chuyên chở xác nhận là họ đã nhận hàng để chở.
+ Là một bằng chứng về những điều khoản của một hợp đồng vận tải đường
biển.
+ Là một chứng từ sở hữu hàng hóa.
- Giấy chứng nhận xuất xứ(Certificate of Origin-C/O).
Là một tài liệu sử dụng trong thương mại quốc tế nhằm xác định quốc gia xuất
xứ của hàng hóa. Giấy chứng nhận xuất xứ là một chứng từ ghi nơi sản xuất
hàng do người xuất khẩu kê khai, ký và được người của cơ quan có thẩm quyền
của nước người xuất khẩu xác nhận. Chứng từ này cần thiết cho cơ quan hải
quan để tuỳ theo chính sách của Nhà nước vận dụng các chế độ ưu đãi khi tính
thuế. Nó cũng cần thiết cho việc theo dõi thực hiện chế độ hạn ngạch. Ðồng thời
18


trong chừng mực nhất định, nó nói lên phẩm chất của hàng hoá bởi vì đặc điểm
địa phương và điều kiện sản xuất có ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm.
- Tờ khai HQ.

Đây là chứng từ mà chủ hàng (hoặc chủ phương tiện) phải kê khai về lô hàng
(hoặc phương tiện) khi xuất hoặc nhập khẩu (xuất nhập cảnh) ra vào lãnh thổ
Việt Nam. Từ này trong tiếng Anh là Customs Declaration.
- Chứng từ bảo hiểm
Người giao nhận theo yêu cầu của người xuất khẩu có thể mua bảo hiểm cho
hàng hoá. Chứng từ bảo hiểm là những chứng từ do cơ quan bảo hiểm cấp cho
các đơn vị xuất nhập khẩu để xác nhận về việc hàng hoá đã được bảo hiểm và là
bằng chứng của hợp đồng bảo hiểm.
Chứng từ bảo hiểm thường được dùng là đơn bảo hiểm (Insurance
Policy) hoặc giấy chứng nhận bảo hiểm (Insurance Certificate)
1.3 Các vấn đề pháp lí về hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu.
- Các vấn đề pháp lý về hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu ở từng
nước khác nhau tùy thuộc vào luật pháp của các nước. Hoạt động của người giao
nhận khi đó phụ thuộc vào những nguyên tắc truyền thống về đại lý, như việc
phải mẫn cán khi thực hiện nhiệm vụ của mình, phải trung thực với người ủy
thác, tuân theo những chỉ dẫn hợp lý của người ủy thác, mặt khác được hưởng
những quyền bảo vệ và giới hạn trách nhiệm phù hợp vói vai trò của một đại lý.
- Ở các nước có luật dân sự ( Civil Law) nơi quy định quyền hạn và việc bồi
thường của các cá nhân, địa vị pháp lý, quyền hạn và nghĩa vụ của những người
giao nhận ở các nước khác nhau.
- Theo điều kiện kinh doanh tiêu chuẩn quy ước chung của FIATA, người giao
nhận phải:
+ Thực hiện sự uỷ thác của khách hàng với một sự quan tâm hợp lý nhằm bảo vệ
lợi ích của khách hàng.
+ Tổ chức và lo liệu vận chuyển hàng hoá được uỷ thác theo sự chỉ dẫn của
khách hàng.

19



+ Trách nhiệm của người vận tải với tư cách là người đại lý. Là đại lý người
giao nhận chỉ chịu trách nhiệm đối với những lỗi của bản thân mình hoặc người
làm công cho mình.
(Tiêu chuẩn quy ước chung của FIATA)
1.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập
khẩu.
- Bối cảnh quốc tế: Hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu chịu tác động
rất lớn từ tình hình quốc tế. Chỉ một sự thay đổi nhỏ nào đó trong chính sách
xuất nhập khẩu cũng có thể khiến hoạt động giao nhận tăng lên hay giảm đi.
Trong hoạt động giao nhận vận tải biển quan trọng nhất phải kể đến là tình hình
tự do hóa dịch vụ vận tải biển trong tổ chức thương mại thế giới (WTO)
- Môi trường vĩ mô: Đây là nhân tố có ảnh hưởng rất quan trọng đến hoạt động
giao nhận vì nhà nước có những chính sách thông thoáng, mở rộng sẽ thúc đẩy
sự phát triển của giao nhận vận tải, ngược lại sẽ kìm hãm nó.
- Kinh tế: Kinh tế phát triển kéo theo sự phát triển của hệ thống giao thông vận
tải như bến cảng đường xá cảng biển, thu hút các nhà đầu tư nước ngoài vào
Việt Nam từ đó ngành giao nhận cũng phát triển theo và ngược lại.
- Chính trị: Trong nền kinh tế toàn cầu hóa như hiện nay, các nước luôn muốn
mở rộng hợp tác ra nước ngoài và Việt Nam đã và đang mở rộng quan hệ với
các nước. Nó là tiềm năng và động lực thúc đấy ngoại thương qua đó tạo công
ăn việc làm cho người lao động. Hoạt động giao nhận cũng mở rộng và phát
triển nâng cao uy tín vị thế của nước ta trên trường quốc tế.
- Văn hóa: các nước có nền văn hóa tương đồng như Việt Nam Trung Quốc sẽ
dễ dàng hơn, khi muốn phát triển ngành giao nhận đòi hỏi phải có sự hiểu biết
về văn hóa phong tục tập quán từ đó sẽ đem lại hiệu quả cao.
 Môi trường ngành
- Nguồn cung ứng đầu vào: Các nhà kinh doanh luôn mong muốn tạo áp lực
tăng giá chi phí đầu vào từ đó đẩy giá lên cao chính vì vậy để đạt lợi nhuận cao
nhất các công ty giao nhận nâng cao chất lượng đầu vào từ đó mang lại hiệu quả
tối đa hóa lợi nhuận.

20


- Khách hàng luôn muốn chi phí bỏ ra là thấp nhất chính vì vậy sẽ làm giảm lợi
nhuận của người giao nhận, nếu khách hàng đủ mạnh cũng có thể định giá sản
phẩm thấp làm giảm tỉ suất lợi nhuận ngành.
- Đối thủ cạnh tranh: Hoạt động giao nhận ngày càng phát triển và mở rộng, các
công ty những người làm giao nhận sẽ có đối thủ cạnh tranh rất lớn buộc họ
phải thay đổi nâng cao chất lượng từ đó tạo nên sức ép cạnh tranh liên ngành.
1.5.Các lĩnh vực giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu.
1.5.1 Giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển.
1.5.1.1. Cơ sở pháp lý, nguyên tắc giao nhận hàng hoá XNK tại cảng.
a. Cơ sở pháp lý :
Việc giao nhận hàng hoá XNK phải dựa trên cơ sở pháp lý như các quy phạm
pháp luật quốc tế, Việt Nam....
- Các công ước về vận đơn, vận tải; Công ước quốc tế về hợp đồng mua bán
hàng hoá ....
- Các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước Việt nam về giao nhận vận tải;
Các loại hợp đồng và L/C mới đảm bảo quyền lợi của chủ hàng XNK
b. Nguyên tắc :
Các văn bản hiện hành đã quy định những nguyên tắc giao nhận hàng hoá XNK
tại các cảng biển Việt Nam như sau:
- Việc giao nhận hàng hoá XNK tại các cảng biển là do cảng tiến hành trên cơ sở
hợp đồng giữa chủ hàng và người được chủ hàng uỷ thác với cảng.
- Ðối với những hàng hoá không qua cảng (không lưu kho tại cảng) thì có thể do
các chủ hàng hoặc người được chủ hàng uỷ thác giao nhận trực tiếp với người
vận tải tàu (quy định mới từ 1991). Trong trường hợp đó, chủ hàng hoặc người
được chủ hàng uỷ thác phải kết toán trực tiếp với người vận tải và chỉ thoả thuận
với cảng về địa điểm xếp dỡ, thanh toán các chi phí có liên quan.
- Việc xếp dỡ hàng hóa trong phạm vi cảng là do cảng tổ chức thực hiện. Trường

hợp chủ hàng muốn đưa phương tiện vào xếp dỡ thì phải thoả thuận với cảng và
phải trả các lệ phí, chi phí liên quan cho cảng.
- Khi được uỷ thác giao nhận hàng hoá xuất nhập khẩu với tầu, cảng nhận hàng
21


bằng phương thức nào thì phải giao hàng bằng phương thức đó.
- Cảng không chịu trách nhiệm về hàng hoá khi hàng đã ra khỏi kho bãi, cảng.
- Khi nhận hàng tại cảng thì chủ hàng hoặc người được uỷ thác phải xuất trình
những chứng từ hợp lệ xác định quyền được nhận hàng và phải nhận được một
cách liên tục trong một thời gian nhất định những hàng hoá ghi trên chứng từ.
Ví dụ: vận đơn gốc, giấy giới thiệu của cơ quan....
- Việc giao nhận có thể do cảng làm theo uỷ thác hoặc chủ hàng trực tiếp làm.
1.5.1.2. Nhiệm vụ của các cơ quan tham gia giao nhận hàng hoá XNK
a. Nhiệm vụ của cảng
- Ký kết hợp đồng xếp dỡ, giao nhận, bảo quản, lưu kho hàng hoá với chủ hàng
Hợp đồng có hai loại:
+ Hợp đồng uỷ thác giao nhận
+ Hợp đồng thuê mướn: chủ hàng thuê cảng xếp dỡ vận chuyển, lưu kho, bảo
quản hàng hoá
- Giao hàng xuất khẩu cho tầu và nhận hàng nhập khẩu từ tầu nếu được uỷ thác
- Kết toán với tầu về việc giao nhận hàng hoá và lập các chứng từ cần thiết khác
để bảo vệ quyền lợi của các chủ hàng.
- Giao hàng nhập khẩu cho các chủ hàng trong nước theo sự uỷ thác của chủ
hàng xuất nhập khẩu.
- Tiến hành việc xếp dỡ, vận chuyển, bảo quản, lưu kho trong khu vực cảng
- Chịu trách nhiệm về những tổn thất của hàng hoá do mình gây nên trong quá
trình giao nhận vận chuyển xếp dỡ.
- Hàng hoá lưu kho bãi của cảng bị hư hỏng, tổn thất thì cảng phải bồi thường
nếu có biên bản hợp lệ và nếu cảng không chứng minh được là cảng không có lỗi.

- Cảng không chịu trách nhiệm về hàng hoá trong các trường hợp sau:
+ Không chịu trách nhiệm về hàng hoá khi hàng đã ra khỏi kho bãi của cảng.
+ Không chịu trách nhiệm về hàng hoá ở bên trong nếu bao kiện, dấu xi vẫn
nguyên vẹn.
+ Không chịu trách nhiệm về hư hỏng do ký mã hiệu hàng hoá sai hoặc không
rõ (dẫn đến nhầm lẫn mất mát)
22


b. Nhiệm vụ của các chủ hàng xuất nhập khẩu
- Ký kết hợp đồng uỷ thác giao nhận với cảng trong trường hợp hàng qua cảng
- Tiến hành giao nhận hàng hoá trong trường hợp hàng hoá không qua cảng hoặc
tiến hành giao nhận hàng hoá XNK với cảng trong trường hợp hàng qua cảng.
- Ký kết hợp đồng bốc dỡ, vận chuyển, bảo quản, lưu kho hàng hoá với cảng
- Cung cấp cho cảng những thông tin về hàng hoá và tầu
- Cung cấp các chứng từ cần thiết cho cảng để cảng giao nhận hàng hoá
c. Nhiệm vụ của hải quan
- Tiến hành thủ tục hải quan, thực hiện việc kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải
quan đối với tầu biển và hàng hoá xuất nhập khẩu
- Ðảm bảo thực hiện các quy định của Nhà nước về xuất nhập khẩu, về thuế xuất
khẩu, thuế nhập khẩu
- Tiến hành các biện pháp phát hiện, ngăn chặn, điều tra và xử lý hành vi buôn
lậu, gian lận thương mại hoặc vận chuyển trái phép hàng hoá, ngoại hối, tiền
Việt Nam qua cảng biển.
1.5.2 Giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường sắt.
- Chuyên chở hàng hóa bằng đường sắt là việc chuyên chở được tiến hành trên
đường sắt của hai hay nhiều nước, ga gửi và ga đến nằm trên lãnh thổ của hai
nước khác nhau và dùng chung một giấy gửi hàng thống nhất trong toàn bộ quá
trình chuyên chở.
- Các công ước vận chuyển hàng hóa bằng đường sắt:

+ Công ước về vận tải bằng đường sắt" (Convention Relativ aux Transport
Internationaux Feroviares - COTIF). "Công ước COTIF" có hiệu lực từ ngày
1/5/1985. Công ước này chủ yếu áp dụng để vận tụi đi suốt giữa các nước tham
gia bằng một chứng từ vận tải và trên một hệ thống luật lệ.
+ Hiệp định liên vận hàng hóa đường sắt quốc tế (SMGS) áp dụng ở các nước
thuộc Liên xô cũ và một số nước châu Á trong đó có Việt Nam. Hiệp định
SMGS" quy định trách nhiệm của đường sắt đối với hàng hóa chuyên chở, liệt
kê những vật phẩm cấm chuyên chở, quy định mẫu giấy tờ chuyên chở cũng như

23


trách nhiệm liên đới của các đường sắt đối với hàng hóa nhận chở. Mọi đường
sắt chở tiếp, khi tiếp nhận lô hàng cùng giấy tờ.
1.5.3 Giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường bộ.
- Nhằm mục đích thống nhất và tiêu chuẩn hóa các quy tắc , điều kiện điều chỉnh
các hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường bộ quốc tế, đặc biệt là về trách
nhiệm của người chuyên trở đường bộ, các nước Tây Âu đã ký kết : Công ước
về hợp đồng chuyên chở hàng hóa bằng đường bộ quốc tế (CMR).
- Trách nhiệm của người chuyên chở:
+ Chịu trách nhiệm về những hành vi, thiếu sót của đại lý hoặc người làm công
của anh ta hoặc bất cứ người nào mà anh sử dụng dịch vụ chuyên trở hàng hóa.
+ Chịu trách nhiệm về những mất mát hư hỏng hàng hóa, chậm giao hàng.
1.5.4 Giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường hàng không.
- Góp phần vào việc điều chỉnh hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu
bằng đường hàng không ở Việt Nam không thể nhắc đến các điều kiện kinh
doanh chuẩn của Hiệp hội giao nhận kho vận Việt Nam (VIFFAS).Điều này
được áp dụng cho tất cả các dịch vụ được cung cấp,tiến hành, thực hiện hoặc
đưa ra bởi công ty đang hoạt động như những Người giao nhận vận tải kể cả
trong trường hợp Công ty này ( hội viên của VIFFAS) đưa ra vận đơn hoặc một

chứng từ nào khác chứng tỏ hợp đồng chuyên chở một bên không phải là công
ty với khách hàng hoặc chủ hàng.
1.6 Các chỉ tiêu đánh giá kết quả, hiệu quả hoạt động giao nhận hàng hóa
xuất nhập khẩu
1.6.1 Giá cả.
Giá cả giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu có nhiều biến động : Một trong
những nhân tố tác động đến khách hàng cũng như hoạt động giao nhận đó là tình
hình giá cả và các chi phí phát sinh cho dịch vụ hàng hải. Giá cả là một trong
những nhân tố hết sức nhạy bén và chủ yếu tác động đến tình hình giao nhận
hàng hóa xuất nhập khẩu của doanh nghiệp. Hầu hết các công ty đều tự quy định
mức giá dịch vụ trên cơ sở chi phí và mức giá chung trên thị trường, vì vậy mà
mức giá này luôn thay đổi tùy theo thời điểm khác nhau và tùy từng công ty mà
24


mức giá đưa ra cũng khác nhau. Điều này cũng xuất phát từ việc hiện nay nhà
nước chưa có một quy định cụ thể nào về việc ổn định một mức giá chung.
Ngoài ra, trong những giai đoạn khó khăn các công ty không ngần ngại giảm giá
dịch vụ khá thấp nhằm tìm kiếm khách hàng nên cũng gây cho công ty không ít
khó khăn khi phải chấp nhận hòa vốn hoặc chịu lỗ để giữ chân khách hàng.
1.6.2 Kim ngạch ( tấn hàng)
Kim ngạch xuất nhập khẩu là giá trị hàng hóa trên tờ khai hải quan.
1.6.3 Thời vụ
Tính thời vụ của hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩuxuất phát từ
tính thời vụ của hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa bởi lượng hoàng hóa xuất
nhập khẩu chính là đối tượng của hoạt động giao nhận. Tuy vậy trong khi nước
ta đang ngày càng hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới thì sự lưu thông
hàng hóa sẽ ngày càng được đẩy mạnh. Dù có lúc lượng hàng hóa có sụt giảm
nhưng không phải là không có hàng, nếu biết khai thác tốt, công ty vẫn có thể ổn
định được nguồn hàng, tiến tới chủ động trong hoạt động sản xuất kinh doanh.

1.6.4 Doanh thu giao nhận.
Doanh thu của công ty giao nhận là phí dịch vụ trên hợp đồng giao nhận.
1.6.5 Chi phí giao nhận.
- Là toàn bộ chi phí để đưa hàng hóa từ cảng của khẩu của một nước ra nước
ngoài giao cho người nhập khẩu. Nếu xuất khẩu theo điều kiện cơ sở giao hàng
FOB thì chi phí giao hàng bao gồm chi phí để đưa hàng đến cảng hoặc cửa khẩu
gửi hàng và giao cho người vận tải tại lan can tàu.Nếu nhập khẩu theo điều kiện
cơ sở giao hàng CIF hoặc C&F tại nước nhập khẩu thì chi phí giao hàng bao
gồm : chi phí bốc hàng, chi phí gom hàng, chi phí làm các thủ tục giấy tờ liên
quan...
- Nhìn chung chi phí giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu phụ thuộc vào các quy
định trong điều kiện cơ sở giao hàng được thỏa thuận giữa người bán và người
mua và yêu cầu của người nhập khẩu trong việc thu gom hoặc chia tách, bao gói
lại hàng hóa, số loại phương tiện tham gia vào quá trình chyên chở ...
1.6.6 Lợi nhuận / vốn
25


×