Tải bản đầy đủ (.doc) (95 trang)

Đánh giá rủi ro kiểm soát trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty kiểm toán và dịch vụ tin học thực hiện

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.33 MB, 95 trang )

Chuyên đề thực tập

LỜI NÓI ĐẦU.
Để đảm bảo tính hiệu quả, tính kinh tế và hiệu lực của cuộc kiểm toán
cũng như để thu thập bằng chứng kiểm toán đầy đủ và có hiệu lực làm căn cứ
cho kết luận của kiểm toán viên về tính trung thực và hợp lý trên báo cáo tài
chính thì cuộc kiểm toán thường diễn ra theo các bước: Lập kế hoạch và thiết
kế phương pháp kiểm toán, thực hiện kế hoạch kiểm toán, hoàn thành cuộc
kiểm toán và công bố báo cáo kiểm toán. Trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm
toán thì kiểm toán viên phải đánh giá rủi ro kiểm soát để làm cơ sở cho việc
xác định phạm vi thực hiện các thử nghiệm cơ bản trên số dư và nghiệp vụ
của đơn vị và việc lựa chọn phương pháp kiểm toán.
Quá trình tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ và đánh giá sơ bộ rủi ro
kiểm soát là bước đầu tiên và hết sức quan trọng trong giai đoạn thực hiện
kiểm toán. Dựa vào những hiểu biết về hệ thống kiểm soát nội bộ, công ty sẽ
đánh giá rủi ro kiểm soát trên phương diện thiết kế và thực tế áp dụng. Từ đó
kiểm toán viên sẽ quyết định tiếp tục hợp đồng hay không. Kết quả quá trình
này cũng ảnh hưởng đến các bước tiếp theo cuộc kiểm toán. Đây là cơ sở để
kiểm toán viên thiết lập các thủ tục phân tích và thiết kế; thực hiện các thử
nghiệm cơ bản nhằm thu thập đầy đủ các bằng chứng cần thiết. Do đó, quá
trình này không chỉ thể hiện sự tuân thủ chuẩn mực, mà còn góp phần làm cho
cuộc kiểm toán hữu hiệu và hiệu quả hơn.
Do vậy trong chuyên đề thực tập tốt nghiệp của mình em đã chọn đề tài
‘Đánh giá rủi ro kiểm soát trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty
Kiểm Toán và Dịch vụ Tin học thực hiện’
Dựa trên cơ sở tìm hiểu chuẩn mực, nghiên cứu hồ sơ kiểm toán, hướng
dẫn của đơn vị và phỏng vấn các kiểm toán viên, luận văn của em bao gồm 2
phần:

1


Ngưyễn Thị Huyền Trang

Lớp: Kiểm toán 48B


Chuyên đề thực tập

Phần 1: Thực trạng đánh giá rủi ro kiểm soát trong kiểm toán báo
cáo tài chính do công ty kiểm toán và dịch vụ tin học thực hiện
Phần 2: Nhận xét và giải pháp hoàn thiện đánh gía rủi ro kiểm soát
trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty kiểm toán và dịch vụ tin
học thực hiện.
Do có sự hạn chế về thời gian và phương pháp thu thập tài liệu nên
chuyên đề tốt nghiệp có nhiều thiếu xót. Em xin cảm ơn Ths. Bùi Thị Minh
Hải - giảng viên trường Đại học Kinh tế quốc dân và Công ty Kiểm Toán và
Dịch vụ Tin học đã giúp em hoàn thành chuyên đề này.
Sinh viên
Nguyễn Thị Huyền Trang

2

Ngưyễn Thị Huyền Trang

Lớp: Kiểm toán 48B


Chuyên đề thực tập

PHẦN I
THỰC TRẠNG ĐÁNH GIÁ RỦI RO KIỂM SOÁT TRONG KIỂM

TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY KIỂM TOÁN VÀ DỊCH
VỤ TIN HỌC THỰC HIỆN

1.1.

Đặc điểm hệ thống kiểm soát nội bộ của khách thể kiểm toán có ảnh
hưởng đến kiểm toán báo cáo tài chính do công ty Kiểm toán và Dịch vụ
Tin học thực hiện.
KTBCTC hoạt động đặc trưng nhất của kiểm toán, với việc sử dụng các
phương pháp kĩ thuật nghiệp vụ và các thủ tục kiểm toán, KTV phải thu thập
các bằng chứng cần thiết để làm cơ sở cho các kết luận của mình đối với
BCTC của khách hàng. Tuy nhiên, do những giới hạn tiềm tàng về chi phí và
thời gian kiểm toán, KTV không thể đảm bảo rằng các kết luận mà mình đã
đưa ra trong BCKT là hoàn toàn chính xác. Vì vậy trong Chuẩn mực kiểm
toán Việt Nam và Chuẩn mực kiểm toán quốc tế đều có các quy định cho
phép KTV chỉ đưa ra ý kiến của mình đối với BCTC của khách hàng trên các
khía cạnh Trọng yếu. Tuy vậy, điều đó không có nghĩa là Kiểm toán viên sẽ
tránh được các rủi ro trong công việc của mình.
Trên phương diện của một KTV, việc phát hành BCKT có độ tin cậy cao
liên hệ chặt chẽ với việc đánh giá khả năng phát hiện ra các gian lận và sai sót
Trọng yếu trên BCTC của khách hàng, nói cách khác để thực hiện tốt nhiệm
vụ của mình, KTV phải đánh giá được khả năng còn tồn tại các sai phạm
trọng yếu trên BCTC của khách hàng sau khi đã được kiểm toán hay rủi ro mà
các sai phạm trọng yếu không được phát hiện trong quá trình thực hiện kiểm
toán. Xuất phát từ trách nhiệm của mình trong quá trình thực hiện kiểm toán,
KTV luôn cần thực hiện công việc đánh giá Trọng yếu và Rủi ro một cách

3

Ngưyễn Thị Huyền Trang


Lớp: Kiểm toán 48B


Chuyên đề thực tập

nghiêm túc và có hiệu quả, vì điều này quyết định nội dung, lịch trình, phạm
vi và các thủ tục kiểm toán sẽ được sử dụng.
BCTC nhằm cung cấp thông tin về kinh tế tài chính thực sự hữu dụng về
một DN, cần có một số công cụ theo dõi những hoạt động kinh doanh hàng
ngày của DN, trên cơ sở đó tổng hợp các kết quả thành các bản báo cáo kế
toán. Những phương pháp mà một doanh nghiệp sử dụng để ghi chép và tổng
hợp thành các báo cáo kế toán định kỳ tạo thành hệ thống kế toán. Để tạo sự
khách quan trong việc xác nhận tính chính xác và đúng đắn của các thông tin
trên báo cáo tài chính thì báo cáo kiểm toán báo cáo tài chính là sự cần thiết
của bên thứ ba độc lập.
BCKT là sản phẩm cuối cùng của một cuộc kiểm toán độc lập, thể hiện ý
kiến nhận xét của kiểm toán viên về các báo cáo tài chính mà họ đã kiểm tra.
Báo cáo kiểm toán báo cáo tài chính là cơ sở tin cậy đối với những đối tượng
quan tâm tới những thông tin trên BCTC như các nhà đầu tư, người cho vay...
Mặc dù KTV không phải chịu trách nhiệm đối với việc bỏ sót hay không
phát hiện được các sai phạm trên BCTC của doanh nghiệp, tuy nhiên dựa
trên đánh giá rủi ro, chuyên gia kiểm toán phải thiết lập các thủ tục kiểm
toán để đảm bảo hợp lí rằng những sai sót do gian lận hay lỗi có ảnh hưởng
Trọng yếu đến toàn bộ Báo cáo tài chính đều phải được phát hiện như vậy có
thể thấy việc đánh giá rủi ro là một công việc không thể thiếu trong qui trình
kiểm toán và nó cần thiết phải được thực hiện trước khi các thủ tục kiểm toán
được thiết lập.
Trong thực tế, ngay cả khi một Báo cáo tài chính được nhận định rằng đã
được trình bày trung thực và hợp lí xét trên các khía cạnh Trọng yếu thì bản

thân nó vẫn có thể tồn tại các gian lận hoặc sai sót Trọng yếu mà Kiểm toán
viên không phát hiện ra trong quá trình thực hiện kiểm toán. Điều đó luôn có
thể xảy ra ngay cả khi Kế hoạch kiểm toán đã được lập một cách nghiêm túc
4

Ngưyễn Thị Huyền Trang

Lớp: Kiểm toán 48B


Chuyên đề thực tập

và được thực hiện một cách thận trọng, do đó trách nhiệm của Kiểm toán viên
luôn được gắn với mức độ rủi ro được nhận định trong giai đoạn lập Kế hoạch
kiểm toán.
Rủi ro kiểm toán được hiểu là khả năng mà kiểm toán viên và công ty
kiểm toán đưa ra ý kiến không xác đáng về đối tượng được kiểm toán trong
đó rủi ro kiểm soát là một loại rủi ro kiểm toán ảnh hưởng trực tiếp đến
KTBCTC doanh nghiệp. Kiểm toán viên không tạo ra rủi ro kiểm soát và cũng
không kiểm soát chúng. Họ chỉ có thể đánh giá hệ thống kiểm soát của đơn vị
được kiểm toán từ đó đưa ra mức RRKS dự kiến, RRKS là khả năng HTKSNB
của đơn vị kiểm toán không phát hiện, ngăn ngừa và sửa chữa kịp thời các sai
phạm trọng yếu. Vì vậy trước khi có những biện pháp đánh giá RRKS, ta có
những hiểu biết về vai trò của HTKSNB của khách thể kiểm toán có ảnh hưởng
thế nào đến KTBCTC của công ty.
Đối tượng trực tiếp của kiểm toán BCTC là báo cáo tài chính nhưng
khách thể của mỗi cuộc kiểm toán là khác nhau. Do vậy kiểm toán báo cáo tài
chính không phải lúc nào cũng có trình tự giống nhau, đặc biệt là các khách
thể phức tạp.
Công ty AISC đã sáng tạo trong việc xây dựng trình tự kiểm toán báo

cáo tài chính, căn cứ trên chuân mực Kiểm toán Việt Nam và chuẩn mực
Kiêm toán quốc tế.
Quy trình chung của kiểm toán báo cáo tài chính tại AISC bao gồm 6
bước có liên quan chặt chẽ với nhau:
Bước 1: Giai đoạn chuẩn bị trước kiểm toán.
Bước 2: Lập kế hoạch kiểm toán tổng quát.
Bước 3: Lập kế hoạch kiểm toán cụ thể.
Bước 4: Thực hiện kế hoạch kiểm toán
Bước 5: Kết thúc công việc kiểm toán và lập báo cáo.
5

Ngưyễn Thị Huyền Trang

Lớp: Kiểm toán 48B


Chuyên đề thực tập

Bước 6: Công việc thực hiện sau kiểm toán.
Việc đánh gía chính xác RRKS có ý nghĩa thực tiễn rất lớn đối với công
tác kiểm toán từ khâu lập kế hoạch kiểm toán đến khâu thực hiện kế hoạch
kiểm toán và lập báo cáo kế toán. Mức độ RRKS quyết định nội dung, thời
hạn phạm vi của các phương pháp kiểm toán cần tiến hành cũng như quyết
định khối lượng công tác kiểm toán cần thiết. Nếu RRKS cao KTV sẽ không
tin tưởng vào hệ thống KSNB của doanh nghiệp và áp dụng phương pháp
tuân thủ và khối lượng cơ bản cũng tăng lên hơn rất nhiều so lúc KTV dựa
vào hệ thống kiểm soát. Và ngược lại RRKS được đánh giá thấp thì KTV có
thể dựa vào HTKSNB để giảm các thử nghiệm cơ bản. Do vậy, sự hiểu biết
về HTKSNB cũng như sự đánh giá chính xác RRKS sẽ giúp cho KTV:
-


Xác định được các loại thông tịn sai sót nghiêm trọng có thể xảy ra
trên BCTC

-

Xem xét các nhân tố tác động đến khả năng để xảy ra các sai sót
ngiêm trọng

-

Thiết kế phương pháp kiểm toán thích hợp
Trong giai đoạn chuẩn bị kiểm toán, bộ phận chăm sóc khách hàng của

công ty soạn thảo thư mời kiểm toán gửi đến khách hàng của AISC (bao gồm
cả khách hàng thường xuyên và khách hàng tiềm năng). Thư chào hàng kiểm
toán cung cấp các thông tin về dịch vụ mà AISC cung cấp cũng như quyền lợi
và trách nhiệm khi sử dụng dịch vụ đó. Khi khách hàng chấp nhận sẽ ký vào
thư mời kiểm toán và gửi lại bản sao của thư mời kiểm toán cho AISC kèm
theo sự chấp thuận lời mời kiểm toán của AISC. Sau đó, AISC sẽ thực hiện
các công việc của một cuộc kiểm toán. Sau đó, KTV có những đánh giá ban
đầu về rủi ro kiểm toán và theo đề tài nghiên cứu, sẽ có những đánh giá ban
đầu về rủi ro kiểm soát thông qua HTKSNB của công ty khách hàng. Việc
đánh giá dựa trên cơ sở thông tin chung như: lĩnh vực hoạt động, cơ cấu tổ
6

Ngưyễn Thị Huyền Trang

Lớp: Kiểm toán 48B



Chuyên đề thực tập

chức, khả năng tài chính, môi trường hoạt động, tính liêm chính của Ban
Giám đốc để xếp loại khách hàng. Các khách hàng sẽ được xếp thành 3 cấp
độ: khách hàng có mức độ rủi ro ở mức thông thường, khách hàng có mức độ
rủi ro cao và khách hàng có mức độ rủi ro có thể kiểm soát được.


Khách hàng có mức độ rủi ro ở mức thông thường. Đặc

điểm của khách hàng này là:
-

Hoạt động của doanh nghiệp qua nhiều năm đứng vững và có chiến lược cũng
như khả năng phát triển lâu dài.

-

DN có hệ thống tài chính và hệ thống kiểm soát nội bộ hoạt động hiệu quả.

-

Chính sách kế toán và nhân sự luôn có sự ổn định

-

BCTC luôn được tuân thủ về nguyên tắc và thời gian

-


Bộ phận quản lý của doanh nghiệp có năng lực chuyên môn, chính trực, liêm
khiết có sự hiểu biết về tình hình kinh doanh và hợp nhất trong các quyết định
của Ban Giám đốc.


Khách hàng có rủi ro ở mức độ kiểm soát được Việc

đánh giá về khách hàng phụ thuộc vào thực tế và khả năng suy đoán
dựa trên sự xét đoán tổng thể và kinh nghiệm của kiểm toán viên.
Nếu khách hàng được đánh giá ở mức rủi ro thông thường và mức rủi
ro có thể kiểm soát được thì Công ty có thể chấp nhận khách hàng
này.


Khách hàng có rủi ro ở mức cao: Đây là những khách hàng

có khả năng gây ra tổn thất cho hãng kiểm toán hoặc làm mất uy tín của
hãng kiểm toán. Công ty không nên chấp nhận những khách hàng này.
Nhằm khẳng định vị trí của mình trong lĩnh vực kiểm toán độc lập cũng như
tăng sức mạnh cạnh tranh với các công ty kiểm toán lớn đang hoạt động tại
Việt Nam, AISC luôn chủ động trong việc tìm kiếm khách hàng. Khách hàng
của AASC có thể chia làm 2 loại:
7

Ngưyễn Thị Huyền Trang

Lớp: Kiểm toán 48B



Chuyên đề thực tập

-

Khách hàng thường xuyên.

-

Khách hàng kiểm toán năm đầu tiên

Trong đó khách hàng thường xuyên là những khách hàng đã được AASC
kiểm toán năm trước và có kế hoạch kiểm toán trong những năm tiếp theo.
Xem xét 2 công ty sau:
Công ty A, Công ty Đầu tư và Xây dựng: Công ty A là công ty Liên
doanh được thành lập tại Việt Nam theo giấy phép đầu tư số 672/GP ngày 25
tháng 9 năm 2000 của Uỷ ban nhà nước về hợp tác và đầu tư nay là Bộ Kế
hoạch và Đầu tư, Giấy phép và điều chỉnh số 671/GDDPC1 ngày 24 tháng 12
năm 2001. Giấy phép điều chỉnh đầu tư số 671/GDDPC3 ngày 14/04/2002, số
671/GDDPC4 ngày 28/12 năm 2002 bộ kế hoạch và đầu tư.
Lĩnh vực hoạt động của công ty: Thi công xây dựng các công trình dân
dụng, công nghiệp, giao thông, thuỷ lợi, thuỷ điện, sân bay, bến cảng, đường
dây và các trạm biến thế điện; Các công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị và khu
công nghiệp; Các công trình cấp thoát nước và vệ sinh môi trường; Nền móng
công trình với mọi quy mô và giá trị trên toàn lãnh thổ Việt Nam
Công ty B: Công ty Cổ phần chuyên sản xuất các sản phẩm dệt may. Là một
trong những Công ty dệt may hàng đầu Việt Nam, với lực lượng lao động và
nguồn vốn lao động hùng hậu, Công ty A đã phát triển kinh doanh, doanh thu
tăng qua các năm, tạo nên thương hiệu cho công ty mình. Công ty đã được
kiểm toán những năm trước và từng là khách hàng của AISC, việc tìm hiểu
tương đối nhanh hơn thông qua hồ sơ được lập và liên hệ với kiểm toán viên

tiền nhiệm.
Đối với công ty Cổ phần B, trước đây là một doanh nghiệp Nhà nước,ra đời
trong thời kỳ bao cấp. Với hình thức sở hữu này cùng với sự xuống cấp của
nhà máy do thời gian mà chưa được đầu tư đúng hướng, Uỷ ban nhân dân
thành phố Hà Nội quyểt định chuyển Xí nghiệp Dệt B thành Công ty CP B,
8

Ngưyễn Thị Huyền Trang

Lớp: Kiểm toán 48B


Chuyên đề thực tập

trong đó Nhà nước sở hữu khoảng 30% vốn, còn lại là vốn cổ đông khác. Từ
khi thực hiện cổ phần hoá doanh nghiệp, hoạt động kinh doanh của công ty đã
được mở rộng với khoảng 2000 lao động và bộ phận quản lý được tổ chức
gọn nhẹ theo hướng chuyên môn hoá. Công ty có các đại lý và cửa hàng trên
cả nước, ngành nghề kinh doanh chính của Công ty là sản xuất kinh doanh
sợi, vải dệt may hang đầu Việt Nam. Tuy nhiên những năm trước Công ty
chưa thực hiện KTBCTC. Các số liệu cũng như sổ sách, BCTC đều do công
ty cung cấp. Qua việc xem xét BCTC của công ty B cùng với những kỹ năng,
tìm hiểu nghành nghề kinh doanh, quan sát công ty, phỏng vấn trực tiếp BGĐ
Công ty B để xem xét tính liêm chính của BGĐ đồng thời nhận diện lý do
kiểm toán của công ty AISC (tức là việc xem xét người sử dụng BCTC và
mục đích sử dụng của họ), chủ nhiệm kiểm toán nhận thấy rằng Công ty CP B
hoạt động có lãi và đang có sự phát triển bền vững, mở rộng về mặt hàng và
thị trường kinh doanh, Ban giám đốc có năng lực chuyên môn, có sự nắm rõ
về tình hình tài chính và lĩnh vực kinh doanh của công ty. Như vậy, qua xem
xét tông thể cho thấy rằng không có yếu tố nào ảnh hưởng đến tính liên tục

hoạt động của Công ty tính đến thời điểm kiểm toán.
Sau khi chấp nhận KT, tuỳ vào quy mô, loại hình, tính chất phức tạp
của khách hàng mà công ty lựa chọn số lượng kiểm toán viên tham gia tại
cuộc KT.
Đối với hai công ty được đề cập, công ty CP B là khách hàng thường
niên nên nhóm kiểm toán được lựa chọn thường là nhóm đã thực hiện kiểm
toán năm trước, tạo điều kiện cho công việc kiểm toán được tiến hành nhanh
chóng và tiết kiệm về thời gian và chi phí. Còn đối với công ty TNHH A, đây
là một khách hàng mới nên cần lựa chọn các kiểm toán viên có kinh nghiệm
kiểm toán trong lĩnh vực kinh doanh của công ty hoặc những ngành nghề
tương tự.
9

Ngưyễn Thị Huyền Trang

Lớp: Kiểm toán 48B


Chuyên đề thực tập

Đối với giai đoạn lập kế hoạch chiến lược và kế hoạch kiểm toán cụ
thể, việc tìm hiểu HTKSNB là một trong 6 bước quan trọng. Theo quy định
của AISC, trong giai đoạn lập và thực hiện kế hoạch kiểm toán đều phải tìm
hiểu và đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ, qua đó đưa ra quyết định nên tăng
cường hay giảm thiểu công việc. Trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán,
AISC xem xét, đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ trên các khía cạnh:


Đánh giá về các thủ tục quản lý, cơ cấu tổ chức, các vấn đề nhân sự,


hệ thống thông tin quản lý và các thủ tục, chính sách…


Phát hiện các rủi ro trong từng khoản, từng công việc nhằm xác định

các thủ tục kiểm toán thích hợp để loại bỏ hoặc hạn chế các rủi ro đó
Khi đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ, các kỹ thuật thường được
AISC sử dụng là quan sát, phỏng vấn, kiểm tra tài liệu và được tiến hành qua
các bước:


Tìm hiểu môi trường kiểm soát



Tìm hiểu hệ thống kế toán và chính sách kế toán



Tìm hiểu các thủ tục kiểm soát

Đối với khách hàng năm đầu tiên như công ty B, việc xây dựng kế hoạch
chiến lược được lập một cách chi tiết để có những đánh giá ban đầu về tính
trọng yếu, rủi ro kiểm toán. Đồng thời, KTV tiến hành đánh giá hệ thống
kiểm soát từ đầu, tức là KTV tiến hành thu thập xem xét hệ thống kế toán, các
chính sách kế toán, các quy định quản lý của Ban giám đốc đối với đơn
vị.Việc đánh giá này, KTV thực hiện dựa trên xét đoán nghề nghiệp và theo
chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 400 – Đánh giá rủi ro và kiểm soát nội bộ.
Còn đối với khách hàng thường xuyên như Công ty B thì việc lập kế
hoạch chiến lược đã được thực hiện một cách chi tiết vào năm đầu tiên kiểm

toán, đồng thời dần hoàn thiện vào những năm kiểm toán tiếp theo. Tuy nhiên
KTV vẫn cần thu thập thêm những thông tin về sự thay đổi trong cơ cấu, quy
10

Ngưyễn Thị Huyền Trang

Lớp: Kiểm toán 48B


Chuyên đề thực tập

mô hay ngành nghề kinh doanh của đơn vị để có những điều chỉnh kịp thời,
cụ thể. Việc đánh giá HTKSNB được đánh giá thường xuyên qua các năm
kiểm toán trước. Việc thường xuyên được KT sẽ giúp cho HTKSNB của đơn
vị thực hiện tốt hơn. Chính vì vậy, trong năm tài chính này, việc đánh giá
HTKSNB của công ty B được KTV thực hiện chủ yếu trên các sự kiện thay
đổi liên quan đến hệ thống kế toán, môi trường kiểm soát và thủ tục kiểm
soát.
Lập kế hoạch kiểm toán là việc cụ thể hoá kế hoạch chiến lược và
phương pháp tiếp cận chi tiết về nội dung, lịch trình và phạm vi dự kiến của
các thủ tục kiểm toán. Trong quá trình lập kế hoạch kiểm toán thì KTV chú ý
tới giả định hoạt động liên tục của doanh nghiệp, đánh giá mức trọng yếu và
hệ thống kiểm soát nội bộ, vì những yếu tố này có ảnh hưởng trực tiếp tới
việc đánh giá ban đầu và xác định phương hướng cũng như thời gian, nhân
lực cần thiết cho cuộc kiểm toán.
Trong quá trình này, KTV phải luôn luôn lưu ý đến các bằng chứng về
các sự kiện hoặc điều kiện có thể gây ra sự nghi ngờ đáng kể về khả năng
hoạt động liên tục của khách thể kiểm toán. Vì việc xem xét các ảnh hưởng
của các sự kiện , điều kiện đã được phát hiện để đưa ra những đánh giá ban
đầu về các bộ phận của rủi ro kiểm toán và sự hiện hữu của các sự kiện, điều

kiện này có thể ảnh hưởng tới nội dung, lịch trình và phạm vi của các thủ tục
kiểm toán.
Công ty B là khách hàng thường xuyên thì việc xem xét giả định hoạt
động liên tục đã được đánh giá vào những năm trước. Vì vậy, trong năm nay
KTV chỉ tập trung vào những thay đổi nào có ảnh hưởng lớn tới giả định này.
Còn đối với công ty A là khách hàng năm đầu tiên thì việc xem xét giả
định hoạt động liên tục được KTV viên xem xét kỹ hơn thông qua những chỉ

11

Ngưyễn Thị Huyền Trang

Lớp: Kiểm toán 48B


Chuyên đề thực tập

tiêu trên BCTC và những yếu tố có liên quan như: nhà cung cấp, thị trường
kinh doanh…
Trước khi đưa ra kí kết hợp đồng , kiểm toán viên cần thực hiện đánh
giá rủi ro kinh doanh mà công ty có thể gặp phải trong trường hợp kiểm toán
viên chưa có những hiểu biết cần thiết về đơn vị khách hàng. Ví dụ để đi đến
việc chấp nhận hợp đồng kiểm toán với Công ty B-khách hàng thường xuyên
và Công ty A- hai khách hàng năm đầu tiên, các kiểm toán viên đã tìm hiểu
các thông tin cơ sở về hai đơn vị này.
Một vài nét khái quát về hai công ty khách hàng A, B mà AISC tiến hành
kiểm toán năm 2009.
Công ty A: Công ty Liên doanh đầu tư và xây dựng. Công ty A là
thành lập ngày 25 tháng 9 năm 2000 theo Uỷ ban nhà nước về hợp tác và đầu


Lĩnh vực kinh doanh của Công ty:
- Xây dựng các công trình công nghiệp, dân dụng, giao thông, hạ tầng đô
thị, khu công nghiệp; khai thác mỏ, vận tải thuỷ, bộ; đào tạo, dạy nghề
- Tư vấn đầu tư; tư vấn, khảo sát, thiết kế xây dựng, thí nghiệm
- Xuất nhập khẩu
- Đầu tư, kinh doanh bất động sản; kinh doanh khách sạn, du lịch
- Sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng
- Các hoạt động sản xuất, kinh doanh và dịch vụ khác theo qui định của
luật pháp Việt Nam.
*Tổng vốn đầu tư: 11.554.010 USD
Tổng vốn pháp định: 3.396.550 USD
Kế toán trưởng: Lê Thúy Lan tốt nghiệp Đại học Tài chính kế toán

12

Ngưyễn Thị Huyền Trang

Lớp: Kiểm toán 48B


Chuyên đề thực tập

Ngoài ra, Kiểm toán viên còn xem xét và phân tích sơ bộ Bảng cân đối
kế toán và Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2008 và 2009 nhằm xem xét quy
mô tài sản, công nợ, doanh thu, lợi nhuận và tình hình biến động các chỉ tiêu
này qua 2 năm. Kiểm toán viên cũng xem xét thêm khả năng thanh toán của
Công ty A. Bảng phân tích sơ bộ thể hiện qua bảng 1.

13


Ngưyễn Thị Huyền Trang

Lớp: Kiểm toán 48B


Chuyên đề thực tập

Bảng 1-1: Bảng phân tích sơ bộ Bảng cân đối kế toán Công ty A
Đơn vị tính: VND
Chỉ tiêu

Năm 2008
31/12/2008

Năm 2009
31/12/2009

Tài sản
I.TSLĐ và đầu tư 47.422.964.587
ngắn hạn
1-Tiền

6.986.957.19

Chênh lệch
%
Số tiền

73.695.690.179


26.272.725.592

36%

5.902.553.034

(1.084.040.085

-18%

)
7.807.136.533

31%
49%

2-Phải thu

17.595.600.19

25.402.736.724

3-Hàng tồn kho

1
21.753.498.72

42.283.077.821 20.529.579.098

4-TSLĐ khác


3
1.086.908.550

107.322.600

(979.585.954)

-

II. TSLĐ và ĐTDH

42.893.182.64

37.812.761.976

(5.080.420.664

913%
-13%

1-tài sản cố định

0
42.870.349.94

36.780.222.381

(6.090.127.559


-17%

tài sản cố định HH

0
42.641.592.17

36.780.222.381

)
(5.861.369.790

-16%

tài sản cố định VH

1
228.757.769

_

)
(228.757.769)

-

2-Đầu tư dài hạn
3-Chi phí xây dựng

_

22.832.700

254.034.000
53.801.680

254.034.000
30.968.980

100%
100%
58%

dở dang
4-Chi phí trả trước

_

724.703.915

724.703.915

100%

90.316.147.22 111.508.452.155 21.192.304.928

19%

dài hạn
Tổng tài sản


7
Nguồn vốn
I-Nợ phải trả

53.325.599.38

44.864.419.880

(8.461.179.500

-19%

14

Ngưyễn Thị Huyền Trang

Lớp: Kiểm toán 48B


Chuyên đề thực tập

1-Nợ phải trả ngắn

0
44.236.904.38

hạn
2-Nợ dài hạn

0

8.868.695.000

42.794.789.260

)
(1.442.115.120

-3%

1.436.908.000

)
(7.431.787.000

517%
65%
44%
44%

3-Phải trả khác
II- Nguồn vốn chủ

220.000.000
36.990.547.84

)
632.722.620
412.722.620
66.644.032.275 29.653.484.428


sở hữu
1_Nguồn vốn chủ

7
36.990.547.84

66.644.032.275 29.653.484.428

sở hữu
1-Nguồn vốn kinh

7
44.505.586.54

44.505.586.545

_

0%

doanh
2-Chênh lệch tỷ giá
3-Lợi nhuận chưa

5
(283.333.921)
(7.231.777)

147.557.312)
135.776.609

22.286.003.042 29.517.707.819

-92%
132%

phân phối
Tổng nguồn vốn

90.316.147.22 111.508.452.155 21.192.304.928

-19%

7
Bảng1-2: Bảng phân tích sơ bộ Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của
Công ty A.
Nãm 2008

Chỉ tiêu
Doanh

thu

Nãm 2009

Chênh lệch
Số tiền

%

bán


hàng và cung cấp 141.626.584.380

189.981.314.809

48.354.730.429

25%

dịch vụ
Các khoản giảm trừ 1.831.128.200
1_Doanh thu thuần

145.280

(1.685.847.550)

-1160%

về bán hàng và 139.795.456.180

189.836.034.159

50.040.577.979

26%

cung cấp dịch vụ.
2_Giá vốn hàng 116.502.566.958


145.785.926.488

29.283.359.530

20%

44.050.107.671

20.757.218.449

47%

bán.
3_Lợi nhuận gộp về
bán hàng và cung 23.292.889.222
15

Ngưyễn Thị Huyền Trang

Lớp: Kiểm toán 48B


Chuyên đề thực tập

cấp dịch vụ.
4_Doanh thu hoạt
động tài chính.
131.341.049
5_Chi phí tài chính. 6.427.544.600
6_Chi phí bán 1.571.094.341


129.928.827
3.548.351.263
2.304.847.472

(1.412.222)
(2.879.193.337
733.753.131

-1%
-81%
32%

hàng.
7_Chi phí quản lí 4.171.899.212

4.664.656.255

492.757.043

11%

từ hoạt động kinh 11.253.692.118

33.662.181.508

22.408.489.390

67%


doanh
9_Thu nhập khác.
35.699.157
10_Chi phí khác.
_
11_Lợi nhuận khác. 35.699.157
12_Tổng lợi nhuận

16.767.034
3.891.477
12.875.557

(18.932.123)
3.891.477
(22.823.600)

-113%
100%
-117%

trước thuế.
11.289.391.275
13_Thuế thu nhập

33.675.057.065

22.385.665.790

66%


doanh nghiệp phải _

4.090.737.468

4.090.737.468

100%

nộp.
14_Lợi nhuận sau 11.289.275

29.584.319.597

18.294.928.322

62%

doanh nghiệp
8_Lợi nhuận thuần

thuế.

Bảng1-3: Một số chỉ tiêu về khả năng thanh toán:
Chỉ tiêu
1_Khả năng thanh toán hiện hành
2_Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn
3_Khả năng thanh toán nhanh

Ðõn vị tính
%

%
%

Năm 2008
1,69
1,07
0,158

Năm 2009
2,49
1,72
0,138

Sau khi xem xét và phân tích sơ bộ BCTC, KTV nhận thấy Công ty A có
quy mô lớn, tốc độ doanh thu, lợi nhuận tăng khá cao, khả năng thanh toán
của Công ty, nhìn chung, khá tốt, quy mô công nợ không cao. Kiểm toán viên
đánh giá khả năng tiếp tục hoạt động của Công ty là cao, khả năng Công ty
gặp khó khăn sau khi BCKT được phát hành là thấp.

16

Ngưyễn Thị Huyền Trang

Lớp: Kiểm toán 48B


Chuyên đề thực tập

Tuy nhiên, do Công ty có quy mô lớn, là công ty liên doanh do 2 công ty
góp vốn nên có số lượng người quan tâm dến BCTC khá nhiều. Điều này dẫn

đến khả năng nếu trên BCTC của Công ty có sai phạm trọng yếu thì có thể
dẫn đến tác hại ở mức độ khá lớn. Mặc dù vậy, Hội đồng quản trị và Ban
giám đốc Công ty có trình độ cao cũng như đã có nhiều kinh nghiệm trên lĩnh
vực sản xuất và kinh doanh thép.
Vì đây là cuộc kiểm toán năm đầu tiên nên để đảm bảo thận trọng, KTV
đánh gía RRKT mong muốn của toàn bộ BCTC là thấp. KTV cũng sử dụng
mức RRKT mong muốn ở mức thấp cho các khoản mục chủ yếu trên BCTC
như: hàng tồn kho, phải thu, tài sản cố định, doanh thu, chi phí…
Công ty B:
B là Công ty cổ phần chuyên sản xuất hàng may mặc, là khách hàng
thường niên của Công ty AISC. AISC đã gửi thư chào và bảng giá cho Công
ty B và AISC đã nhận được thư mời kiểm toán của Công ty B mời kiểm toán
báo cáo tài chính cho niên độ kế toán kết thúc ngày 31/ 12/ 2009.`


Khái quát chung về Công ty
340.410.000 đồng (Ba mươi bốn tỷ bốn trăm mười triệu đồng chẵn).
Tương đương với 30.441 cổ phần.



Lĩnh vực kinh doanh của Công ty: Hàng may mặc.
...
Công ty B là khách hàng thường xuyên của Công ty nên Kiểm toán viên
sử dụng các Hồ sơ kiểm toán năm trước để đánh giá RRKS trên số dư đầu
năm. Qua xem xét, Kiểm toán viên nhận thấy, nhìn chung các quá trình
KSNB đối với các khoản mục được Công ty thực hiện đầy đủ. Tuy nhiên, một
số khoản mục có chứa mức độ Rủi ro kiểm soát trung bình trong năm trước là
phải thu, hàng tồn kho và nợ ngắn hạn.


17

Ngưyễn Thị Huyền Trang

Lớp: Kiểm toán 48B


Chuyên đề thực tập

Ngoài ra, để có thể đánh giá RRKS đối với từng khoản mục KTV dựa vào
các hiểu biết về HTKSNB đối với từng khoản mục. KTV sử dụng bảng câu
hỏi đánh giá HTKSNB đối với một số khoản mục chính.
1.2.Thực trạng quy trình đánh gía rủi ro kiểm soát trong kiểm toán báo
cáo tài chính do công ty kiểm toán và dịch vụ tin học thực hiện
1.2.1. Tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ
KSNB đang đóng một vai trò quan trọng trong hoạt động kinh tế của
các doanh nghiệp và tổ chức. KSNB giúp các nhà quản trị quản lý hữu hiệu và
hiệu quả hơn các nguồn lực kinh tế của công ty mình như: con người, tài sản,
vốn ….,góp phần hạn chế tối đa rủi ro phát sinh trong quá trình sản xuất kinh
doanh, đồng thời giúp doanh nghiệp xây dựng được một nền tảng quản lý
vững chắc phục vụ cho quá trình mở rộng, và phát triển đi lên của doanh
nghiệp. Việc tìm hiểu HTKSNB của KTV được thực hiện trên các mặt : Tìm
hiểu về cơ cấu tổ chức và hoạt động của HTKSNB (mục tiêu, cơ cấu tổ chức,
đặc thù về quản lí, các chính sách quản lí…), tìm hiểu về bản chất và các yếu
tố cơ bản của HTKSNB (môi trường kiểm soát, thủ tục kiểm soát, Hệ thống
kế toán và kiểm toán nội bộ…). Dựa trên các hiểu biết của mình về Hệ thống
Kiểm soát nội bộ của khách hàng, Kiểm toán viên xem xét RRKS có thể xảy
ra. HTKSNB của công ty được mô tả như hình sau:

18


Ngưyễn Thị Huyền Trang

Lớp: Kiểm toán 48B


Chuyên đề thực tập

Hình 1-1 : Các bộ phận cấu thành HTKSNB

Tìm hiểu thêm về hai công ty:
Môi trường kiểm soát: bao gồm toàn bộ nhân tố bên trong và bên
ngoài đơn vị có tính môi trường tác động đến việc thiết kế, hoạt động và xử lý
dữ liệu của các loại hình HTKSNB.
Hoạt động kiểm soát trong: các hoạt động của một tổ chức phụ thuộc
nhiều vào nhà quản lý và đặc biệt quan trọng. Nếu nhà quản lý tại DN cho
rằng công tác kiểm soát là không thể thiếu trong hoạt động tại đơn vị thì mọi
thành viên của đơn vị đó sẽ nhận thức đúng và tuân thủ mọi quy định, chế độ
đặt ra.
Các yếu tố của môi trường kiểm soát bên trong
- Đặc thù quản lý: Quan điểm quản lý tác động lên mọi quyết định, chính
sách của đơn vị.

19

Ngưyễn Thị Huyền Trang

Lớp: Kiểm toán 48B



Chuyên đề thực tập

+ Công ty A là công ty liên doanh, trong đó phía Nhật Bản góp 30%
tổng vốn điều lệ, bên Việt Nam góp 70% vốn điều lệ. Trách nhiệm quản lý
chiến lược và thiết lập hướng dẫn chung cho toàn công ty thuộc về HĐQT.
Đến ngày 28/12/2009, HĐQT gồm: - Ông A: giám đốc( bên Việt Nam)
-Ông B: Phó gám đốc( bên Nhật Bản)
Trong đó quan điểm kinh doanh của công ty A là thiết lập những công
trình có chất lượng với chi phí hợp lý và thời hạn sử dụng lâu năm.
+ Công ty B: là Công ty CP hóa đi lên từ DN Nhà nước, hiện nay Nhà
nước vẫn nắm giữ 30% số cổ phần. Mục tiêu của công ty là củng
cố vị trí dẫn đầu của công ty trên thị trường Việt Nam. Chiến lược của Công
ty là đưa ra mức giá canh tranh cho những sản phẩm có chất lượng cao,
hướng vào người có thu nhập trung bình bằng cách tăng tính kinh tế của quy
mô. Mở rộng mạng lưới bán lẻ trên khắp cả nước. Củng cố thương hiệu bằng
các hoạt động quảng cáo, xúc tiến thương mại. Và dần dần đưa những sản
phẩm chất lượng cao ra các nước khu vực.
- Cơ cấu tổ chức: Cơ cấu tổ chức quản lý tốt sẽ giúp công việc diễn ra
trôi chảy và tránh được một cách hiệu quả các hành vi gian lận. Đây là một
yếu tố quan trọng đánh giá rủi ro kiểm soát.

20

Ngưyễn Thị Huyền Trang

Lớp: Kiểm toán 48B


Chuyên đề thực tập


Hình 1-2: Cơ cấu tổ chức công ty A.
CHỦ TỊCH CÔNG TY

BAN GIÁM ĐỐC

Bộ phận chức năng

Phòng
kế
toán

Phòng.
Hành chính

Bộ phận sản xuất

Phòng
KD –
B. hàng

Phòng Thiết kếPhòng Thi côngPhòng bảo hành

Hình 1-3 : Cơ cấu tổ chức công ty B
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

GIÁM ĐỐC
Cửa
hàng
kD


KD
Phòn Phòng
Bộ
g
mua KD
bán
phận
kho

BAN GIÁM ĐỐC

GIÁM ĐỐC TC

Bộ phận
Ph tài vụ
òn
g
kế
toá
n

Phòn
- Cơ cấu tổ chứcgnhân sự của khách hàng bao gồm việc tuyển dụng, đào
Hành
tạo, sắp xếp, đề đạtchính
khen thưởng, kỷ luật nhân viên. Một cơ cấu tổ chức nhân
21

Ngưyễn Thị Huyền Trang


Lớp: Kiểm toán 48B


Chuyên đề thực tập

sự của đơn vị khách hàng có hiệu quả là một cơ cấu biết sử dụng nhân công
và phát huy hiệu quả năng lực của họ. Cả 2 công ty đều có những chính sách
về nhân sựu tương đồng nhau. Để đảm bảo cho hệ thống kiểm soát được vận
hành có hiệu quả thì vấn đề quan trọng nhất là năng lực và độ tin cậy của
nhân viên. Do đó Ban Giám đốc đã thiết lập các chính sách về việc tuyển
dụng, đào tạo, sắp xếp, đề bạt, khen thưởng nhân viên một cách cụ thể
nhằm tuyển chọn và duy trì được đội ngũ nhân viên có năng lực và trung
thực.
Công ty rất quan tâm đến sự phát triển của đội ngũ nhân viên, luôn
đặt mục tiêu đào tạo và phát triển nhân viên là mục tiêu chiến lược.
Bên cạnh sự quan tâm về đào tạo và điều kiện làm việc cho nhân
viên, hai công ty luôn quan tâm và coi trọng việc xây dựng một phong
cách làm việc và học tập riêng. Có thể nói rằng, AISC đã xây dựng cho
mình một nền văn hoá công ty riêng.
Môi trường bên ngoài: Đó là sự kiểm soát của các cơ quan chức năng
của Nhà nước, chủ nợ, môi trường pháp lý... Những yếu tố này không thuộc
sự kiểm soát của các nhà quản lý nhưng có ảnh hưởng rất lớn đến thái độ,
phong cách điều hành của nhà quản lý.

22

Ngưyễn Thị Huyền Trang

Lớp: Kiểm toán 48B



Chuyên đề thực tập

BẢNG ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG KIỂM SOÁT DO CÔNG TY AISC ĐỀ RA

Bảng 1-4: Bảng đánh giá môi trường kiểm soát của công ty A.
Đánh giá môi trường kiểm soát
Khách hàng : Công ty A
Kết luận : Môi trường kiểm soát được đánh giá
Khá

X

Trung bình

Câu hỏi

Yếu
Có Không Không
áp dụng

1_ Hội đồng quản trị và Ban giám đốc có bị chi phối
bởi, một hoặc một nhóm người không trung thực

X

không ?
2_ Kiểm toán viên có nghi ngờ về tính liêm chính của

X


Ban giám đốc và Hội đồng quản trị ?
3_ Hội đồng quản trị và Ban giám đốc trước đây đã từng

X

liên quan đến hành vi giam lận hoặc hành vi vi phạm
pháp luật ?

X

4_ Lợi ích vượt quá mức bình thường của Ban giám
đốc, Hội đồng quản trị ?

X

5_ Ban quản lí can thiệp quá mức vào việc thực hiện các
mục tiêu tài chính và nhân sự của Công ty ?

X

6_ Ban quản lí có giới hạn phạm vi kiểm toán đối với
Kiểm toán viên ?
7_ Ban quản lí không giải thích cho Kiểm toán viên một

X

số vấn đề quan trọng liên quan đến các vấn đề Kiểm
soát nội bộ và hoạt động kế toán ?


X

8_ Ban quản lí không đồng ý cho Kiểm toán viên tiếp
23

Ngưyễn Thị Huyền Trang

Lớp: Kiểm toán 48B


Chuyên đề thực tập

xúc với các Kiểm toán viên tiền nhiệm ?

X

9_ Thiếu các chính sách, thủ tục qui định hành vi ứng
xử trong công ty ?

X

10_ Ban quản lí không nỗ lực trong việc giảm thiểu các

X

hành vi gian lận, thiếu trung thực, vi phạm pháp luật của

X

nhân viên ?


X

11_ Ban quản lí không hành động tuân thủ theo đúng
các qui định trong công ty để làm gương cho các nhân
viên ?
12_ Không có dự thông tin đầy đủ giữa Hội đồng quản

X

trị, Ban giám đốc với Ủy ban kiểm soát ?
13_ Các thành viên của Ủy ban kiểm soát không đủ
trình độ và kinh nghiệm ?

X

14_ Cơ cấu tổ chức có quá phức tạp ?
15_ Công ty vận hành một cơ chế quá nghèo nàn trong

X

việc phân công trách nhiệm và quyền hạn với việc phê
chuẩn và thay đổi các nghiệp vụ kinh tế phát sinh ?

X

16_ Các thủ tục phê chuẩn các nghiệp vụ kinh tế phát
sinh không được thực hiện ở đúng cấp ?

X


17_ Việc phân công công việc cho các nhân viên kế
toán không đươc cập nhật thường xuyên ?

X

18_ Không có các văn bản qui định chức năng của các

X

nhân viên kế toán ?
19_ Các nhân viên kế toán không được đào tạo qua các

X

trường lớp chính quy ?
20_ Các nhân viên kế toán không làm việc trong các

X

ngày nghỉ ?
24

Ngưyễn Thị Huyền Trang

Lớp: Kiểm toán 48B


Chuyên đề thực tập


21_ Thiếu các chính sách về việc thuê mướn, tuyển

X

dụng, đào tạo, đánh giá, nâng bậc, thuyên chuyển ?

X

22_ Thiếu các văn bản mô tả và hướng dẫn công việc
cho nhân viên ?
23_ Các chính sách, thủ tục trong công ty không rõ
ràng, không được ban hành, cập nhật một cách thường

X

xuyên ?
24_ Đường lối chiến lược phát triển không được vạch ra
rõ ràng ?
25_ Công tác lập kế hoạch và dự toán ( như kế hoạch
sản xuất, tiêu thụ, thu chi quỹ, kế hoạch hay dự toán đầu
tư, sửa chữa tài sản cố định, kế hoạch tài chính…)
không được tiến hành khoa học, nghiêm túc ?
Kiểm toán viên sử dụng bảng câu hỏi và kết hợp với kinh nghiệm của
mình để đánh giá môi trường kiểm soát của công ty A là Khá.
Công ty B: Bảng câu hỏi đánh giá môi trường kiểm soát cũng được lập
tương tự đối với Doanh nghiệp B và kết luận đuợc Kiểm toán viên đưa ra là
“Trung bình” do một số chính sách qui định về chức năng của các nhân viên
kế toán, cập nhật phân công công việc cho các nhân viên kế toán, hướng dẫn
công việc cho các nhân viên…còn thiếu mà theo đánh giá của Kiểm toán
viên, các chính sách này là cần thiết có đối với Công ty B

Hệ thống kế toán: bao gồm hệ thống chứng từ kế toán, hệ thống sổ kế
toán, tài khoản và bảng biểu kế toán. Quá trình lập, luân chuyển và hình thành
BCTC được coi là trọng điểm của việc đánh giá rủi ro kiểm soát.
+ Hệ thống kế toán của Công ty A:

25

Ngưyễn Thị Huyền Trang

Lớp: Kiểm toán 48B


×