Tải bản đầy đủ (.docx) (107 trang)

QUY TRÌNH KIỂM TIỀN LƯƠNG và NHÂN VIÊN TRONG KIỂM TOÁN BCTC tại CÔNG TY AASC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.75 MB, 107 trang )

Luận văn tốt nghiệp

PGS., TS. Thịnh Văn Vinh

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số
liệu, kết quả nêu trong luận văn tốt nghiệp là trung thực xuất phát từ
tình hình thực tế của đơn vị thực tập.

Tác giả luận văn tốt nghiệp

NGUYỄN THỊ MAI TRANG

Nguyễn Thị Mai Trang – CQ48/22.04

1


Luận văn tốt nghiệp

PGS., TS. Thịnh Văn Vinh

MỤC LỤC

.................................................................................................................................. 106

Nguyễn Thị Mai Trang – CQ48/22.04

2



Luận văn tốt nghiệp

PGS., TS. Thịnh Văn Vinh

DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT
KTV

Kiểm toán viên

BCTC

Báo cáo tài chính

BCKT

Báo cáo kiểm toán

HTKSNB

Hệ thống kiểm soát nội bộ

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

BC KQKD

Báo cáo kết quả kinh doanh


TNCN

Thu nhập cá nhân

KPCĐ

Kinh phí công đoàn

BHXH

Bảo hiểm xã hội

BHYT

Bảo hiểm y tế

BHTN

Bảo hiểm thất nghiệp

XN

Xí nghiệp

Nguyễn Thị Mai Trang – CQ48/22.04

3


Luận văn tốt nghiệp


PGS., TS. Thịnh Văn Vinh
DANH MỤC BẢNG, BIỂU, SƠ ĐỒ

STT
Sơ đồ 1.1.

TÊN SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU
Quy trình hạch toán tiền lương và các khoản trích theo
lương
Bảng 2.1
Danh sách Kiểm toán viên của AASC (tính đến hết 2013)
Biểu đồ 2.1 Báo cáo tình hình hoạt động của các công ty kiểm toán
năm 2013
Biểu đồ 2.2 Tăng trưởng doanh thu của AASC qua 5 năm
Bảng 2.2
Tình hình tài chính của AASC qua các năm
Bảng 2.3
Tìm hiểu HTKSNB của công ty ABC
Bảng 2.4.
Tìm hiểu tổ chức công tác tiền lương của công ty ABC
Bảng 2.5.
Bảng câu hỏi KSNB
Bảng 2.6.
Bảng phân công công việc
Bảng 2.7.
Chương trình kiểm toán khoản mục tiền lương và trích
theo lương
Bảng 2.8.
Bảng phân tích sự biến đống của tiền lương tại công ty

ABC
Bảng 2.9.
Tổng hợp số dư tài khoản 334 của công ty ABC
Bảng 2.10. Tổng hợp đối ứng TK334 của công ty ABC
Bảng 2.11 Bảng tổng hợp đối ứng TK3341 của công ty ABC
Bảng 2.12 Tổng hợp đối ứng TK3342 – Tiền lương chế độ
Bảng 2.13 Tổng hợp đối ứng TK3343 – Tiền ăn ca của công ty ABC
Bảng 2.14 Kiểm tra phát sinh tài khoản
Bảng 2.15 Các công văn, văn bản thu thập được
Bảng 2.16 Kiểm tra tổng quỹ lương
Bảng 2.17 Kiểm tra chi tiết thanh toán lương
Bảng 2.18 Tổng hợp đối ứng TK3382
Bảng 2.19 Bảng tổng hợp đối ứng TK3383
Bảng 2.20 Bảng tổng hợp đối ứng TK3384
Bảng 2.21 Bảng tổng hợp đối ứng TK3389
Bảng 2.22 So sánh số liệu TK3382 của công ty ABC
Bảng 2.23 Thông báo BHXH thu nhập được của công ty ABC
Bảng 2.24 So sánh số liệu TK3383 – 3384 – 3389
Bảng 2.25 So sánh số liệu với thông báo bảo hiểm
Bảng 2.26 Bảng tổng hợp số dư TK3335
Bảng 2.27 Bảng tổng hợp số dư TK3335
Bảng 2.28 Đối chiếu tờ khai thuế TNCN và kiểm tra chi tiết
Bảng 2.29 Kết luận của kiểm toán TK334 của công ty ABC
Bảng 2.30 Kết luận của kiểm toán TK3382, TK3383, TK3384,
TK3389 của công ty ABC

Nguyễn Thị Mai Trang – CQ48/22.04

4


TRANG
6
32
35
36
36
41
42
47
49
50
55
56
57
58
59
60
61
63
66
68
69
70
72
72
73
74
78
79
80

81
82
84
85


Luận văn tốt nghiệp
Bảng 2.31

PGS., TS. Thịnh Văn Vinh

Kết luận của kiểm toán TK3335 của công ty ABC

86

MỞ ĐẦU
1/ Tính cấp thiết của đề tài
Kiểm toán là quá trình các kiểm toán viên độc lập và có năng lực tiến hành thu
thập các bằng chứng kiểm toán nhằm đưa ra ý kiến xác nhận về mức độ trung thực,
hợp lý của thông tin được kiểm toán so với các chuẩn mực đã được thiết lập. Ngành
kiểm toán trên thế giới chính thức ra đời từ sau cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính
1929 – 1933.Các quan hệ tài chính đã phát triển tới mức vượt khỏi tầm kiểm soát
của kế toán, sự phá sản hàng loạt của các tổ chức tài chính là dấu hiệu chứng tỏ
công tác kiểm tra kế toán lúc đó đã không còn phù hợp so với yêu cầu quản lý mớ i,
và ngành kiểm toán chính thức ra đời để khắc phục điểm yếu này.
Tại Việt Nam, kiểm toán độc lập xuất hiện từ năm 1991 nhằm đáp ứng nhu
cầu minh bạch hóa nền tài chính quốc gia. Tuy còn non trẻ nhưng trong thời gian
qua, kiểm toán độc lập Việt Nam đã phát triển mạnh mẽ cả về số lượng và chất
lượng, thực hiện tốt vai trò và nhiệm vụ của mình. Trong điều kiện phát triển của
nền kinh tế thị trường nước ta hiện nay, kiểm toán độc lập ngày càng đóng vai trò

hết sức quan trọng. Hoạt động kiểm toán Báo cáo Tài chính của các công ty kiểm
toán góp phần xác minh và đưa ra ý kiến về mức độ trung thực, hợp lý của các
thông tin trên Báo cáo Tài chính giúp cho người đọc Báo cáo Tài chính đưa ra được
những quyết định đúng đắn và chính xác.
Trong các yếu tố trên Báo cáo Tài chính thì tiền lương và các khoản trích theo
lương được xem là một trong các yếu tố trọng yếu vì nó có ảnh hưởng lớn đến các
khoản mục khác trong Báo cáo Tài chính như phải trả người lao động, phải trả,
phải nộp khác trên Bảng cân đối kế toán, các loại chi phí trên Báo cáo kết quả hoạt
động kinh doanh, nên thông tin liên quan đến tiền lương và các khoản trích theo
lương có thể bị sai lệch do vô tình hay cố ý, ảnh hưởng đến quyết định của người sử
dụng Báo cáo Tài chính. Đồng thời, lương và các khoản trích lương là mối quan
tâm hàng đầu của người lao động trong doanh nghiệp vì nó ảnh hưởng trực tiếp
đến quyền lợi của họ.
Nhận thức được vấn đề trên, và qua quá trình thực tập cùng với việc được
trực tiếp thực hiện phần hành Tiền lương và các khoản trích theo lương trong kiểm
Nguyễn Thị Mai Trang – CQ48/22.04

5


Luận văn tốt nghiệp

PGS., TS. Thịnh Văn Vinh

toán BCTC tại Công ty TNHH Hãng kiểm toán AASC, do đó em đã chọn đề tài:
“Hoàn thiện quy trình kiểm toán Tiền lương và các khoản trích theo lương
trong kiểm toán Báo cáo Tài chính tại Công ty TNHH Hãng kiểm toán AASC”
2/ Mục đích nghiên cứu đề tài
Đề tài “Hoàn thiện quy trình kiểm toán Tiền lương và các khoản trích theo
lương trong Kiểm toán Báo cáo Tài chính tại Công ty TNHH Hãng kiểm toán AASC“

nhằm mục đích nghiên cứu những vấn đề lý luận liên quan đến quy trình kiểm toán
tiền lương và các khoản trích theo lương đồng thời nêu lên thực trạng kiểm toán
quy trình này tại Công ty TNHH Hãng kiểm toán AASC, từ đó nhằm đưa những giải
pháp để hoàn thiện quy trình kiểm toán tiền lương và các khoản trích theo lương.
3/ Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài
Đối tượng của đề tài này là quy trình kiểm toán tiền lương và các khoản trích
theo lương trong kiểm toán BCTC. Phạm vi của đề tài chỉ giới hạn ở quy trình kiểm
toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty TNHH Hãng kiểm toán
AASC mà tiền lương và các khoản trích theo lương là một khoản mục trong một
cuộc kiểm toán BCTC.
4/ Phương pháp nghiên cứu đề tài
Các phương pháp được sử dụng để nghiên cứu đề tài là: Phương pháp duy vật
biện chứng, phương pháp duy vật lịch sử, phương pháp phân tích, phương pháp
thống kê, dự báo, phương pháp so sánh.Ngoài ra, đề tài còn sử dụng các phương
pháp riêng có của kiểm toán là: phương pháp kiểm toán tuân thủ và phương pháp
kiểm toán cơ bản.
5/ Những vấn đề đạt được sau khi hoàn thành đề tài
Đề tài tập trung nghiên cứu làm rõ các vấn đề về kiểm toán BCTC, quy trình
kiểm toán Tiền lương và các khoản trích theo lương trong kiểm toán Báo cáo Tài
chính nói chung và hoàn thiện quy trình kiểm toán Tiền lương và các khoản trích
theo lương trong kiểm toán Báo cáo Tài chính tại công ty AASC nói riêng.
Đề tài phân tích và nêu rõ thực trạng quy trình kiểm toán Tiền lương và các
khoản trích theo lương trong kiểm toán Báo cáo Tài chính tại công ty AASC. Qua đó
rút ra những ưu điểm, hạn chế và đưa ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện quy
trình kiểm toán tiền lương và các khoản trích theo lương trong kiểm toán Báo cáo
Tài chính tại công ty.
6/ Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài gồm 3 phần:
Nguyễn Thị Mai Trang – CQ48/22.04


6


Luận văn tốt nghiệp

PGS., TS. Thịnh Văn Vinh

Chương 1: Lý luận chung về quy trình kiểm toán Tiền lương và các khoản
trích theo lương trong kiểm toán BCTC.
Chương 2: Thực trạng quy trình kiểm toán Tiền lương và các khoản trích
theo lương tại công ty TNHH Hãng kiểm toán AASC.
Chương 3: Phương hướng và giải pháp hoàn thiện quy trình kiểm toán Tiền
lương và các khoản trích theo lương trong kiểm toán BCTC tại Công ty TNHH Hãng
kiểm toán AASC.
Em xin chân thành cảm ơn sự chỉ dẫn tận tình của thày giáo PGS.,TS. Thịnh
Văn Vinh và các thầy cô giáo trong bộ môn Kiểm toán, viện Kế toán – Kiểm toán
trường Học viện Tài chính; xin cảm ơn sự hướng dẫn của các anh chị trong phòng
Kiểm toán 1, Công ty TNHH Hãng kiểm toán AASC đã giúp em hoàn thành tốt đợt
thực tập này.
Em xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên
Nguyễn Thị Mai Trang

Nguyễn Thị Mai Trang – CQ48/22.04

7


Luận văn tốt nghiệp


PGS., TS. Thịnh Văn Vinh
Chương 1:

LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUY TRÌNH KIỂM TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC
KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI
CHÍNH
1.1.

KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG
1.1.1. Khái niệm tiền lương và các khoản trích theo lương
Tiền lương (hay tiền công) là số tiền thù lao mà doanh nghiệp trả cho
người lao động theo số lượng và chất lượng lao động mà họ đóng góp cho doanh
nghiệp nhằm đảm bảo cho người lao động đủ để tái sản xuất sức lao động và nâng
cao, bồi dưỡng sức lao động.
Các khoản trích theo lương bao gồm: Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh
phí công đoàn, bảo hiểm thất nghiệp trong đó:

-

Bảo hiểm xã hội: là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của
người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao
động, bệnh nghề nghiệp, thất nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng
vào quỹ bảo hiểm xã hội. ( trích khoản 1 điều 3 – Luật Bảo hiểm Xã hội số
71/2006/QH11)

-

Bảo hiểm y tế: là hình thức bảo hiểm được áp dụng trong lĩnh vực chăm sóc sức
khoẻ, không vì mục đích lợi nhuận, do Nhà nước tổ chức thực hiện và các đối tượng
có trách nhiệm tham gia theo quy định của Luật Bảo hiểm Y tế. ( trích khoản 1 điều

2 Luật Bảo hiểm Y tế số 25/2008/QH12). Các đối tượng có trách nhiệm tham gia
Bảo hiểm y tế được quy định tại điều 12 Luật Bảo hiểm Y tế số 25/2008/QH12.

-

Kinh phí công đoàn: là kinh phí được sử dụng cho hoạt động thực hiện quyền,
trách nhiệm của Công đoàn và duy trì hoạt động của hệ thống công đoàn được quy
định theo Luật Công đoàn số 12/2012/QH13.

-

Bảo hiểm thất nghiệp: là sự bù đắp một phần thu nhập cho người lao động bị mất
việc làm hoặc chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc nhưng chưa tìm
được việc làm.
Nguyễn Thị Mai Trang – CQ48/22.04

8


Luận văn tốt nghiệp

PGS., TS. Thịnh Văn Vinh

1.1.2. Kiểm soát nội bộ đối với tiền lương và các khoản trích theo lương
Kiểm soát nội bộ đối với tiền lương và các khoản trích theo lương bao gồm các
bước công việc chủ yếu: Tiếp nhận và quản lý lao động; Theo dõi và ghi nhận thời
gian lao động, khối lượng công việc, sản phẩm, lao vụ hoàn thành; Tính lương, lập
bảng lương và ghi chép sổ sách; Thanh toán lương và các khoản khác cho công
nhân viên; Giải quyết chế độ về lương và chấm dứt hợp đồng lao động. Mỗi bước
công việc đều cần có chức năng kiểm soát nội bộ độc lập và phù hợp.

Để kiểm soát đơn vị phải tiến hành các công việc kiểm soát cụ thể gắn liền với
từng khâu công việc nêu trên. Nội dung công việc KSNB cụ thể là không như nhau
đối với việc kiểm soát từng khâu hoạt động nhưng đều có thể khái quát ở những
việc chính sau đây:
1/ Đơn vị xây dựng và ban hành các quy định về quản lý nói chung và KSNB
nói riêng cho khâu công việc cụ thể. Những quy định này có thể chia thành 2 loại:
- Quy định về chức năng, trách nhiệm, quyền hạn và nghĩa vụ của người hay
bộ phận có liên quan đến xử lý công việc (như: Quy định về chức năng, quyền hạn,
trách nhiệm và nghĩa vụ của người được giao nhiệm vụ theo dõi và quản lý lao
động; theo dõi chấm công; tính lương …). Những quy định này vừa thể hiện trách
nhiệm công việc chuyên môn nhưng đồng thời cũng thể hiện trách nhiệm về góc độ
kiểm soát: kiểm soát khi tiếp nhận lao động; kiểm soát việc chấm công, kiểm soát
việc tính lương….
- Quy định về trình tự, thủ tục kiểm soát nội bộ thông qua trình tự thủ tục thực
hiện xử lý công việc, như: trình tự, thủ tục tiếp nhận lao động; trình tự, thủ tục
chấm công; trình tự, thủ tục tính lương….
2/ Đơn vị tổ chức triển khai thực hiện các quy định về quản lý và kiểm soát nói
trên: tổ chức phân công, bố trí nhân sự; phổ biến quán triệt về chức năng, nhiệm vụ;
kiểm tra đôn đốc thực hiện các quy định; …
1.1.3. Tổ chức công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương
• Chứng từ, tài khoản, sổ kế toán sử dụng:
- Tài khoản kế toán sử dụng: TK 334, TK 3382, TK 3383, TK 3384, TK 3389, TK 335,
TK 622, TK 627, TK 641, TK 642, TK 3335, TK 111,112,138,141…..
-

Chứng từ sử dụng: Bảng chấm công; Phiếu nghỉ hưởng bảo hiểm xã hội; Phiếu xác
nhận sản phẩm hoặc công việc hoàn thành; Phiếu báo làm đêm, làm thêm giờ; Hợp
đồng giao khoán; Biên bản điều tra tai nạn lao động…
Nguyễn Thị Mai Trang – CQ48/22.04


9


Luận văn tốt nghiệp
-

PGS., TS. Thịnh Văn Vinh

Sổ sách kế toán áp dụng: Các sổ kế toán thường được sử dụng là sổ cái các TK
334, 338, 622, 627, 641, 642, 335…, sổ chi tiết các TK 3382, 3383, 3384 3389, 622,
6271, 6411, 6421.... sổ quỹ (hạch toán việc chi lương, thanh toán lương) …
• Quy trình hạch toán
Sơ đồ hạch toán các nghiệp vụ liên quan đến tiền lương và các khoản trích
theo lương được miêu tả như sau:
SƠ ĐỒ 1.1. QUY TRÌNH HẠCH TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH
THEO LƯƠNG
TK 51112,3331

TK 334
(10)

TK 335
(4.2)

TK 622,627,641,642…
(4.1)

TK 138,141

(1)

(9)

TK 338
(2)

TK 3335
(8)
TK 353
TK111,112
(7)

(3)

TK 3382,3383,3384,3389
(11)

(5)
(6)

Giải thích sơ đồ:
(1) Tiền lương và các khoản có tính chất lương phải trả cho cán bộ, công nhân
viên tính vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ.
(2) BHXH trả thay cho CBCNV

Nguyễn Thị Mai Trang – CQ48/22.04

10


Luận văn tốt nghiệp


PGS., TS. Thịnh Văn Vinh

(3) Các khoản tiền thưởng trích từ quỹ khen thưởng, phúc lợi phải trả cho cán
bộ, công nhân viên
(4.1) Trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân sản xuất trực tiếp tính
vào chi phí nhân công trực tiếp
(4.2) Thực tế trả lương nghỉ phép cho công nhân
(5) Các khoản BHXH, BHYT, BHTN khấu trừ vào thu nhập của CBCNV
(6) Trích KPCĐ, BHXH, BHYT, BHTN tính vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong
kỳ
(7) Thanh toán tiền lương cho cán bộ, công nhân viên
(8) Khấu trừ thuế Thu nhập cá nhân vào thu nhập của cán bộ, công nhân viên
(9) Các khoản khấu trừ vào thu nhập của cán bộ, công nhân viên khác( phải thu
khác, tạm ứng)
(10) Trả lương cho cán bộ, công nhân viên bằng sản phẩm, hàng hóa và thuế
GTGT( nếu có)
(11) Thanh toán BHXH, BHYT, BHTN cho cán bộ, công nhân viên hoặc chi kinh
phí công đoàn tại công đoàn đơn vị.
1.2.

KHÁI QUÁT VỀ KIỂM TOÁN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG
TRONG KIỂM TOÁN BCTC

1.2.1. Vai trò của kiểm toán tiền lương và các khoản trích theo lương trong kiểm
toán BCTC
Kiểm toán tiền lương và các khoản trích theo lương có vai trò quan trọng, vì:
-

Tiền lương và các khoản trích theo lương liên quan đến nhiều chỉ tiêu và thông tin

tài chính trong các BCTC hiện hành của doanh nghiệp. Tiền lương và các khoản
trích theo lương là một trong những khoản chi quan trọng, chiếm tỷ trọng tương
đối lớn ở đa số các doanh nghiệp. Nó liên quan đến chi phí sản xuất dở dang, thành
phẩm và nợ phải trả công nhân viên trên BCĐKT, có thể gây nên sai sót trọng yếu
đối với các chỉ tiêu này. Chi phí về tiền lương và các khoản trích theo lương có liên
quan đến giá vốn hàng bán (giá thành sản phẩm), chi phí bán hàng và chi phí quản
lý doanh nghiệp, do đó nó cũng liên quan đến các chỉ tiêu chi phí và kết quả trên
BCKQHĐKD. Tiền lương và các khoản trích theo lương là một khoản chi phí chủ yếu
nhất là đối với các đơn vị sản xuất và dịch vụ.

Nguyễn Thị Mai Trang – CQ48/22.04

11


Luận văn tốt nghiệp
-

PGS., TS. Thịnh Văn Vinh

Chu kỳ về tiền lương và nhân sự có mối quan hệ mật thiết với các chu kỳ khác như:
Mua hàng – Thanh toán, Hàng tồn kho – Chi phí, Bán hàng – Thu tiền. Kết quả kiểm
toán chu kỳ về tiền lương và các khoản trích theo lương có ảnh hưởng lớn, và là
căn cứ để thực hiện kiểm toán các chu kỳ khác.

-

Tiền lương và các khoản trích theo lương là một khoản liên quan đến thu nhập của
người lao động cũng như một khoản liên quan trực tiếp đến quyền lợi của người
lao động. Do đó, nó không chỉ mang ý nghĩa về mặt kinh tế mà còn mang ý nghĩa về

mặt xã hội.

-

Tiền lương của đơn vị có thể bị lãng phí do công tác quản lý không hiệu quả hoặc
do biển thủ thông qua các hình thức gian lận.

-

Việc chi trả tiền lương và các khoản trích theo lương có ảnh hưởng đến chỉ tiêu tiền
đã trả cho công nhân viên (đối với phương pháp trực tiếp) hoặc chỉ tiêu tăng, giảm
các khoản phải trả (đối với phương pháp gián tiếp), từ đó ảnh hưởng đến chỉ tiêu
lưu chuyển thuần từ hoạt động sản xuất, kinh doanh trên Báo cáo lưu chuyển tiền
tệ.
1.2.2. Mục tiêu, căn cứ kiểm toán tiền lương và các khoản trích theo lương
• Mục tiêu kiểm toán đối với tiền lương và các khoản trích theo lương:

-

Đánh giá mức độ hiệu lực của hệ thống kiểm soát nội bộ đối với các hoạt động
thuộc chu kỳ tiền lương và các khoản trích theo lương.

-

Xác nhận độ tin cậy của các thông tin liên quan đến chu kỳ tiền lương – nhân sự,
bao gồm:

+ Các thông tin liên quan đến các nghiệp vụ tiền lương và các khoản trích theo lương
trên các khía cạnh phát sinh, tính toán, đánh giá, ghi chép:
 Phát sinh: Các nghiệp vụ tiền lương và các khoản trích theo lương được ghi chép

vào các sổ sách kế toán phải thực tế xảy ra và có căn cứ hợp lý cho việc ghi chép.
 Tính toán, đánh giá: Tiền lương và các khoản trích theo lương phải được tính toán
đúng theo chế độ kế toán và các quy định pháp lý hiện hành. Việc tính toán phải
đảm bảo chính xác về mặt số học.

Nguyễn Thị Mai Trang – CQ48/22.04

12


Luận văn tốt nghiệp

PGS., TS. Thịnh Văn Vinh

 Ghi chép: Các nghiệp vụ tiền lương và các khoản trích theo lương thực tế phát sinh
phải được ghi chép đầy đủ, hạch toán đúng tài khoản và phân loại đúng đắn.
+ Các thông tin liên quan đến số dư tiền lương và các khoản trích theo lương trên các
khía cạnh: hiện hữu, nghĩa vụ, cộng dồn và trình bày, công bố.
 Hiện hữu: Số dư TK phải trả người lao động và TK phải trả, phải nộp khác trình bày
trên Báo cáo Tài chính phải tồn tại thực tế tại thời điểm báo cáo.
 Nghĩa vụ: Toàn bộ các khoản phải trả về tiền lương và các khoản trích theo lương
trên thực tế doanh nghiệp phải có nghĩa vụ trả cho cán bộ, công nhân viên trong
đơn vị.
 Cộng dồn: Số liệu lũy kế trên các sổ chi tiết TK 334, 338 được xác định đúng đắn.
Việc kết chuyển số liệu từ các sổ kế toán chi tiết sang các sổ kế toán tổng hợp và sổ
cái không có sai sót.
 Trình bày, công bố: Các chỉ tiêu liên quan đến tiền lương và các khoản trích theo
lương trên các Báo cáo tài chính được xác định đúng theo các quy định của chuẩn
mực và chế độ kế toán, đảm bảo không có sai sót.
• Căn cứ kiểm toán tiền lương và các khoản trích theo lương:

-

Các quy định, quy chế và thủ tục kiểm soát nội bộ như quy chế tuyển dụng và phân
công lao động; quy định về quản lý và sử dụng lao động, quy chế tiền lương, tiền
thưởng, quy định về tính lương, ghi chép lương và phát lương cho người lao động…

-

Các văn bản pháp lý hiện hành liên quan đến tiền lương – lao động – công đoàn bao
gồm: Bộ Luật Lao động và các thông tư hướng dẫn, Luật BHXH và các thông tư
hướng dẫn, Luật BHYT, Luật Công đoàn…

-

Các tài liệu làm căn cứ pháp lý cho các nghiệp vụ phát sinh: hợp đồng lao động,
thanh lý hợp đồng lao động, các tài liệu về định mức lao động, tiền lương; kế hoạch,
dự toán chi phí nhân công…

-

Các chứng từ kế toán có liên quan như: Bảng chấm công, phiếu xác nhận sản phẩm
hoặc công việc hoàn thành, Bảng thanh toán lương, Bảng thanh toán BHXH, bảng
phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương, phiếu chi lương…

Nguyễn Thị Mai Trang – CQ48/22.04

13


Luận văn tốt nghiệp

-

PGS., TS. Thịnh Văn Vinh

Sổ kế toán tổng hợp và chi tiết của các TK liên quan như: Sổ cái và sổ chi tiết các tài
khoản: TK 334, TK 338 (TK 3382, TK 3383, TK 3384, TK 3389), TK 622, TK 6271, TK
6271, TK 6411, TK 6421; TK 333 (TK 3334, TK 3335), TK 111, TK 112, TK 138, TK
141, TK 335…

-

Các Báo cáo Tài chính và báo cáo kế toán quản trị có liên quan.
1.2.3. Khảo sát KSNB chu kỳ tiền lương và nhân sự
1.2.3.1.

Mục đích khảo sát KSNB chu kỳ tiền lương và nhân sự

Việc xây dựng và ban hành các quy định, quy chế và các bước kiểm soát rõ
ràng sẽ đảm bảo tính tuân thủ pháp luật và hiệu quả kinh tế cho các hoạt động về tiền
lương và lao động cũng như chi phí tiền lương và các khoản trích theo lương. Mỗi
bước công việc liên quan tới tiền lương và các khoản trích theo lương đều cần có chức
năng KSNB độc lập và phù hợp. Các bước công việc liên quan tới tiền lương và các
khoản trích theo lương
1.2.3.2.

Nội dung khảo sát KSNB chu kỳ tiền lương và nhân sự

Quá trình khảo sát về KSNB chu kỳ tiền lương và nhân sự KTV thực hiện các
bước khảo sát cụ thể sau:
- Tìm hiểu, đánh giá đầy đủ, thích hợp của việc thiết kế các quy chế và thủ tục

KSNB, tìm hiểu về sự vận hành, tính hiệu lực của các quy chế và thủ tục kiểm soát đã
được thiết lập. KTV áp dụng phương pháp kiểm toán tuân thủ để thu thập các thông
tin này nhưng mức độ áp dụng phương pháp thì tùy thuộc vào xét đoán của KTV về
hiệu lực KSNB của doanh nghiệp đối với tiền lương và các khoản trích theo lương.
- Thông qua kết quả khảo sát về KSNB, KTV đánh giá được mức độ RRKS đối
với tiền lương và các khoản trích theo lương, từ đó đưa ra quyết định về phạm vi kiểm
tra nghiệp vụ, phần tử được chọn để kiểm tra, nội dung kiểm tra cơ bản cho phù hợp.
Cách thức để KTV thực hiện việc tìm hiểu tính đầy đủ và thích hợp của việc
thiết kế các quy chế và thủ tục KSNB là:
- KTV thường đọc các tài liệu quy định về KSNB áp dụng cho các công việc và
nghiệp vụ về tiền lương và các khoản trích theo lương như: quy chế tuyển dụng và
phân công lao động, quy định về quản lý nhân sự, quy định về tiền lương, tiền thưởng;

Nguyễn Thị Mai Trang – CQ48/22.04

14


Luận văn tốt nghiệp

PGS., TS. Thịnh Văn Vinh

quy định về tính toán, phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương; quy định về
việc trả lương mà doanh nghiệp đã đặt ra…
- Ngoài ra, KTV còn có thể thực hiện kỹ thuật phỏng vấn những người có liên
quan về việc thiết kế các quy chế và thủ tục kiểm soát. Các bằng chứng thu thập được
giúp KTV kết luận về sự tồn tại, tính thích hợp và đầy đủ của các quy chế và thủ tục
kiểm soat đã được đặt ra đối với khoản mục này.
Để tìm hiểu về sự vận hành, tính hiệu lực, hiệu quả của các quy chế và thủ tục
kiểm soát đã được thiết kế bằng các kỹ thuật phỏng vấn, quan sát, kiểm tra tài liệu…

- KTV thường sử dụng kỹ thuật phỏng vấn bằng cách sử dụng bảng câu hỏi để
thu thập bằng chứng có liên quan như:
+ Việc phân chia trách nhiệm giữa các chức năng quản lý nhân sự, theo dõi kết
quả lao động, tính và trả lương của đơn vị có thường xuyên hay không?
+ Việc thực hiện quy chế tuyển dụng lao động mà doanh nghiệp đã đặt ra có
thường xuyên liên tục đối với mọi trường hợp tuyển dụng hay không?
+ Doanh nghiệp có phê chuẩn rõ ràng về mức lương, phụ cấp và các khoản
phải trả khác cho công nhân viên không?
+ Mọi sự biến động về lương có được theo dõi, lưu trữ đầy đủ trong hồ sơ công
nhân viên hay không...
- KTV còn sử dụng kỹ thuật quan sát như: quan sát việc chấm công, quan sát
việc sử dụng máy ghi giờ, quan sát việc nghiệm thu sản phẩm hoàn thành, quan sát
việc phát lương…để thu thập bằng chứng về việc thực hiện các quy chế và thủ tục
kiểm soát.
- Ngoài ra, KTV còn sử dụng thực hiện kiểm tra tài liệu như: kiểm tra hồ sơ
nhân viên, kiểm tra bảng chấm công, thẻ tính giờ…
Và KTV có thể áp dụng kết hợp các kỹ thuật để thu thập bằng chứng kiểm toán
về việc thực hiện các quy chế và thủ tục kiểm soát.
Trong quá trình kiểm tra sự thiết kế và vận hành của các quy chế và thủ tục
KSNB đối với khoản mục tiền lương và các khoản trích theo lương, KTV chú ý tới
việc tôn trọng các nguyên tắc ủy quyền phê chuẩn, phân công phân nhiệm và bất kiêm
nhiệm trong các khâu KSNB.
Nguyễn Thị Mai Trang – CQ48/22.04

15


Luận văn tốt nghiệp
1.2.3.3.


PGS., TS. Thịnh Văn Vinh

Phương pháp khảo sát KSNB chu kỳ tiền lương và nhân sự

Dựa vào các bằng chứng thu thập được về thiết kế và vận hành của các quy chế
và thủ tục KSNB, KTV đưa ra kết luận về tính thích hợp, hiệu lực hiệu quả của KSNB
đối với khoản mục tiền lương và nhân sự, từ đó quyết định về mức độ RRKS để thiết
kế các thủ tục kiểm toán cơ bản đối với nghiệp vụ tiền lương cho phù hợp. Trong quá
trình kiểm toán BCTC, KTV có thể không thực hiện riêng biệt các thử nghiệm về
kiểm soát mà thường thực hiện kết hợp khảo sát kiểm soát trong quá trình khảo sát
nghiệp vụ.
1.2.4. Những rủi ro kiểm toán thường gặp đối với tiền lương và các khoản trích
theo lương
Rủi ro kiểm toán mà KTV phải đối mặt khi thực hiện kiểm toán tiền lương và
các khoản trích theo lương thường xảy ra theo 2 hướng: sai tăng hoặc sai giảm.
Trên thực tế, thì khả năng sai tăng về chi phí tiền lương thường xảy ra nhiều hơn vì
chi phí tiền lương được tính vào chi phí được trừ khi tính thuế TNDN, việc khai
khống chi phí tiền lương khiến cho số thuế TNDN phải nộp ít hơn. Việc đánh giá rủi
ro kiểm toán của lương và các khoản trích theo hướng nào phụ thuộc vào việc đánh
giá rủi ro toàn bộ báo cáo tài chính, và rủi ro kiểm toán đối với kết quả hoạt động
kinh doanh trong kỳ. Tóm lại, các khả năng sai phạm đối với tiền lương và các
khoản trích theo lương có thể xảy ra:
-

Tiền lương khai khống nhằm tăng chi phí, giảm lợi nhuận, giảm số thuế TNDN phải
nộp

-

Phân bổ chi phí tiền lương không đúng đắn hoặc không hợp lý nhằm làm cho các

chỉ tiêu khác như giá thành, giá vốn hàng bán, chi phí sản xuất kinh doanh dở
dang… sai tăng hoặc giảm một cách có chủ ý.

-

Ngoài ra có thể xảy ra một số khả năng sai phạm khác như: tiền lương của bộ phận
Ban Giám đốc sai giảm với mục đích trốn thuế TNCN, giảm số thuế TNCN phải nộp…

1.3.

QUY TRÌNH KIỂM TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG
1.3.1. Chuẩn bị kiểm toán
1.3.1.1.

Lập kế hoạch kiểm toán

Nguyễn Thị Mai Trang – CQ48/22.04

16


Luận văn tốt nghiệp

PGS., TS. Thịnh Văn Vinh

Ở khâu lập kế hoạch kiểm toán, chủ nhiệm kiểm toán phụ trách khách hàng
dự kiến về thời gian và nhân sự của cuộc kiểm toán, sau đó gửi bản kế hoạch kiểm
toán đến cho khách hàng sau đó tiến hành thống nhất với khách hàng về thời gian
và địa điểm tiến hành cuộc kiểm toán. Đồng thời, trưởng nhóm kiểm toán phụ trách
đoàn kiểm toán thực hiện phân công công việc, các phần hành cho các kiểm toán

viên và trợ lý kiểm toán trong đoàn để các kiểm toán viên và trợ lý kiểm toán thực
hiện nghiên cứu tài liệu, hồ sơ kiểm toán của các năm trước (nếu thực hiện kiểm
toán không phải lần đầu) hoặc tham vấn các công ty kiểm toán khác về các vấn đề
đã phát sinh đối với khách hàng kiểm toán lần đầu tiên liên quan đến công việc,
phần hành mà mình sẽ thực hiện. Ở khâu này, các công tác chuẩn bị về tài liệu, văn
phòng phẩm, phương tiện đi lại, máy tính xách tay… cần phải được thực hiện
nghiêm túc, chu đáo để đảm bảo cuộc kiểm toán được thực hiện hiệu quả nhất.
Khâu lập kế hoạch kiểm toán cũng đòi hỏi chủ nhiệm kiểm toán hoặc trưởng
nhóm kiểm toán đánh giá rủi ro tiềm tàng và xác định mức trọng yếu của từng
khoản mục. Căn cứ vào mức trọng yếu, rủi ro tiềm tàng của khoản mục tiền lương
và các khoản trích theo lương đã được đánh giá mà KTV thực hiện phần hành này
thực hiện các thủ tục thích hợp.
1.3.1.2.

Thiết kế chương trình kiểm toán

Căn cứ vào rủi ro tiềm tàng, mức trọng yếu đã được xác lập cho tiền lương và
các khoản trích theo lương mà KTV hoặc trợ lý kiểm toán thực hiện phần hành này
thiết kế chương trình kiểm toán phù hợp. Tuy nhiên, để tiết kiệm thời gian mà vẫn
đảm bảo hiệu quả cho cuộc kiểm toán, chương trình kiểm toán tiền lương và các
khoản trích theo lương thường được xây dựng chung cho tất cả các cuộc kiểm toán.
Căn cứ vào chương trình kiểm toán đã có sẵn, KTV có thể thêm hoặc bớt các thủ tục
kiểm toán đối với tùy theo đặc thù của từng khách hàng, của từng cuộc kiểm toán.
1.3.2. Thực hiện kiểm toán
1.3.2.1.

Thử nghiệm tuân thủ

Thử nghiệm tuân thủ là quá trình mà kiểm toán viên thực hiện thủ tục khảo
sát về kiểm soát nội bộ của đơn vị. Đối với chu trình tiền lương và các khoản trích

theo lương, kiểm toán viên có thể thực hiện các bước khảo sát cụ thể như sau:
-

Tìm hiểu, đánh giá tính đầy đủ, thích hợp của việc thiết kế các quy chế kiểm soát nội
bộ đối với chu trình tiền lương và các khoản trích theo lương: Đọc các tài liệu quy
Nguyễn Thị Mai Trang – CQ48/22.04

17


Luận văn tốt nghiệp

PGS., TS. Thịnh Văn Vinh

định về kiểm soát nội bộ áp dụng cho chu kỳ như quy chế tuyển dụng và phân công
lao động, quy định về quản lý nhân sự , quy định về trách nhiệm và phương pháp
theo dõi và xác định kết quả lao động….
-

Tìm hiểu sự vận hành, tính hiệu lực, hiệu quả của các quy chế và thủ tục kiểm soát
đã được thiết kế:

+ Sử dụng kỹ thuật phỏng vấn bằng cách sử dụng các bảng câu hỏi để thu thập bằng
chứng có liên quan đến việc phân công, phân nhiệm và tách biệt các chức năng
quản lý nhân sự, theo dõi kết quả lao động, tính và trả lương của đơn vị có đảm bao
thường xuyên hay không, việc thực hiện các quy chế tuyển dụng lao động mà doanh
nghiệp đã đặt ra có thường xuyên, liên tục đối với mọi trường hợp tuyển dụng hay
không, mọi sự biến động về lương có được lưu trữ đầy đủ trong hồ sơ nhân viên và
thông báo kịp thời cho người lao động và bộ phận tính lương hay không? …
+ Sử dụng kỹ thuật quan sát như quan sát việc chấm công hoặc quan sát việc sử dụng

máy ghi giờ, quan sát việc nghiệm thu sản phẩm hoàn thành, quan sát việc phát
lương… để thu thập bằng chứng về việc thực hiện các quy chế và thủ tục kiểm soát.
+ Kiểm tra tài liệu như kiểm tra hồ sơ nhân viên, kiểm tra bảng chấm công, thẻ tính
giờ… để thu thập được những bằng chứng xác đáng về tính thường xuyên, liên tục
của việc thực hiện các quy chế.
+ Yêu cầu đơn vị thực hiện lại một số quy trình để đánh giá, ví dụ thực hiện việc trả
lương, việc chấm công bằng máy…
Dựa trên bằng chứng thu thập được về việc thiết kế và vận hành của các quy
chế và thủ tục kiểm soát nội bộ, kiểm toán viên đưa ra kết luận về tính thích hợp và
hiệu lực, hiệu quả của kiểm soát nội bộ đối với tiền lương và các khoản trích theo
lương, từ đó quyết định về mức độ rủi ro kiểm soát để thiết kế các thủ tục kiểm toán
cơ bản đối với nghiệp vụ tiền lương cho phù hợp.
1.3.2.2.

Thủ tục phân tích

Kiểm toán viên có thể áp dụng một số thủ tục phân tích như sau:
-

So sánh giữa chi phí tiền lương kỳ này với các kỳ trước, kết hợp so sánh với sản
lượng sản xuất hoặc tiêu thụ.

Nguyễn Thị Mai Trang – CQ48/22.04

18


Luận văn tốt nghiệp
-


PGS., TS. Thịnh Văn Vinh

So sánh tỷ lệ chi phí nhân công trực tiếp trên giá vốn hàng bán của kỳ này với kỳ
trước.

-

So sánh chi phí tiền lương giữa các tháng kết hợp so sánh với sản lượng sản xuất
hoặc tiêu thụ.

-

So sánh tỷ lệ chi phí nhân viên bán hàng trên chi phí bán hàng của kỳ này với kỳ
trước.

-

So sánh tỷ lệ chi phí nhân viên quản lý doanh nghiệp trên chi phí quản lý doanh
nghiệp của kỳ này với kỳ trước.
Nếu có biến động bất thường, kiểm toán viên phải tìm hiểu nguyên nhân.
1.3.2.3.

Thủ tục kiểm tra chi tiết

1.3.2.3.1. Các thủ tục kiểm tra chi tiết đối với nghiệp vụ tiền lương
a. Tính có căn cứ hợp lý
Kiểm toán viên chọn một số bảng thanh toán lương và thanh toán BHXH để
kiểm tra, đặc biệt đối với kỳ có số phát sinh lớn và bất thường. Thủ tục kiểm toán
thường là:
-


Đối chiếu tên và mức lương của từng công nhân viên trên bảng lương với tên và
mức lương của công nhân viên đó trên hồ sơ nhân viên xem có phù hợp không? Thủ
tục này giúp kiểm toán viên phát hiện khả năng khai khống nhân viên hay tăng
mức lương.

-

Đối chiếu số giờ công, ngày công dùng để tính lương thời gian của từng công nhân
viên trên bảng tính lương với số giờ công, ngày công của công nhân viên đó trên
bảng chấm công, thẻ tính giờ.Hoặc đối chiếu khối lượng sản phẩm, công việc hoàn
thành dùng để tính lương sản phẩm cho từng công nhân ( từng bộ phận) với khối
lượng sản phẩm, công việc hoàn thành của công nhân( hoặc bộ phận) đó trên phiếu
xác nhận sản phẩm, công việc hoàn thành hoặc trên sổ theo dõi sản xuất của bộ
phận đó xem có phù hợp không.Thủ tục này giúp kiểm toán viên phát hiện sai sót
nếu có trong việc tính lương và các khoản phải trả cho công nhân viên hoặc phát
hiện ra khai khống giờ công, ngày công hay khối lượng sản phẩm hoàn thành để
khai khống tiền lương phải trả.

Nguyễn Thị Mai Trang – CQ48/22.04

19


Luận văn tốt nghiệp
-

PGS., TS. Thịnh Văn Vinh

Đối chiếu số ngày, số tiền trên bảng thanh toán BHXH của từng công nhân viên với

số ngày, số tiền trên phiếu nghỉ hưởng BHXH của công nhân viên đó xem có phù
hợp không? Đối chiếu tên, mức lương cơ bản của công nhân viên trên phiếu nghỉ
hưởng BHXH với tên, mức lương của họ trên hồ sơ nhân viên xem có trường hợp
khai khống BHXH được hưởng không.

-

So sánh tổng số tiền trên bảng thanh toán lương với tổng số tiền đã chi lương trên
phiếu chi tiền mặt, séc trả lương… xem có trường hợp khai khống tiền lương đã trả
không?

-

Kiểm tra đối chiếu chữ ký của công nhân viên trên bảng thanh toán lương giữa các
kỳ xem có sự thay đổi không, có chữ ký trùng lặp không.Trường hợp nghi ngờ có
thể so sánh với chữ ký trên hồ sơ gốc.Thủ tục này nhằm phát hiện sự gian lận để rút
tiền của doanh nghiệp.
b. Sự phê chuẩn nghiệp vụ
Kiểm toán viên kiểm tra sự phê chuẩn về mức lương trên các quyết định tiếp
nhận nhân sự hoặc hợp đồng lao động, sự phê chuẩn của người quản lý bộ phận
trên bảng chấm công, hay phiếu xác nhận sản phẩm, công việc hoàn thành, sự phê
chuẩn trên các bảng thanh toán lương, bảng thanh toán bảo hiểm xã hội xem có
đầy đủ không?Người phê chuẩn có đúng thẩm quyền hoặc được ủy quyền
không.Thủ tục này nhằm kiểm tra xem các nghiệp vụ tiền lương có được phê chuẩn
đúng đắn của người có thẩm quyền không?
c. Sự tính toán, đánh giá

-

Tính lại số giờ công, ngày công trên bảng chấm công, thẻ tính giờ hay khối lượng

sản phẩm, công việc hoàn thành trên các bảng chấm công, thẻ tính giờ hay phiếu
báo sản phẩm, công việc hoàn thành xem có đúng không. Chú ý kiểm tra số liệu
cộng dồn cho từng nhân viên có đúng không.

-

So sánh mức lương, phụ cấp của từng công nhân viên trên bảng tính lương với mức
lương, phụ cấp của công nhân viên đó trên hồ sơ nhân viên xem có phù hợp không?

-

Kiểm tra lại việc tính các khoản khấu trừ lương và các khoản lương đã tạm ứng
trong kỳ, còn được lĩnh cuối kỳ của từng công nhân viên xem có đúng không?
d. Ghi chép đầy đủ

Nguyễn Thị Mai Trang – CQ48/22.04

20


Luận văn tốt nghiệp
-

PGS., TS. Thịnh Văn Vinh

Đối chiếu số tiền ghi có TK 334, đối ứng nợ các TK 622, 6271, 6411, 6421… trên sổ
cái TK 334 và số tiền ghi có TK 338 đối ứng nợ các TK 622, 6271, 6411, 6421… trên
sổ cái TK 338 với số liệu tương ứng trên bảng phân bổ tiền lương và BHXH hàng
tháng để kiểm tra xem việc ghi sổ các khoản tiền lương phải trả và các khoản trích
theo lương có đầy đủ không?


-

Đối chiếu số tiền ghi nợ TK 334 đối ứng có các TK 338,138,333,111… trên sổ cái TK
334 với các số liệu tương ứng trên bảng phân bổ tiền lương và BHXH; bảng thanh
toán BHXH; bảng thanh toán lương và các phiếu chi lương để kiểm tra việc ghi sổ
các khoản đã thanh toán tiền lương và các khoản khấu trừ vào tiền lương của công
nhân viên có đầy đủ không?
e. Sự phân loại và hạch toán đúng đắn

-

Kiểm tra lại việc tính toán, phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương cho
các đối tượng chịu chi phí bằng cách kiểm tra xem việc lựa chọn tiêu thức phân bổ
chi phí tiền lương có hợp lý, nhất quán không, kiểm tra việc tổng hợp các tiêu thức
phân bổ như thời gian làm việc, khối lượng sản phẩm hoàn thành… cho từng bộ
phận ( đối tượng) chịu chi phí xem có đầy đủ, đúng đắn không, phép tính phân bổ có
đúng không?

-

Đối chiếu số tiền lương đã phân bổ cho từng bộ phận chịu chi phí trên bảng phân
bổ tiền lương và BHXH với tiền lương phải trả cho từng bộ phận tương ứng trên
bảng tổng hợp lương hàng tháng xem có phù hợp không.

-

Đối chiếu số liệu chi tiết trên bảng phân bổ tiền lương và BHXH với số liệu ghi trên
các sổ kế toán các TK chi phí như TK 622, TK 6271, TK 6411, TK 6421 hoặc sơ đồ tài
khoản xem có phù hợp không?

f. Ghi đúng kỳ

-

So sánh ngày trên bảng kê thanh toán lương, bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm
xã hội với ngày ghi sổ nghiệp vụ thanh toán và phân bổ tiền lương và BHXH trên sổ
cái TK 334, sổ cái TK 338 hoặc nhật ký chung để kiểm tra việc ghi sổ nghiệp vụ tính
và phân bổ tiền lương và BHXH có kịp thời không?

Nguyễn Thị Mai Trang – CQ48/22.04

21


Luận văn tốt nghiệp
-

PGS., TS. Thịnh Văn Vinh

So sánh ngày trên các phiếu chi lương và ngày chi trên sổ cái, nhật ký để kiểm tra
việc ghi sổ các nghiệp vụ chi lương và các khoản phải trả cho công nhân viên có
đúng kỳ không?

-

So sánh ngày rút tiền ở ngân hàng và ngày chi lương được ghi trên sổ cái, nhật ký
xem doanh nghiệp có thanh toán kịp thời lương và các khoản phải trả có kịp thời
không?
g. Tổng hợp và chuyển sổ
Kiểm toán viên kiểm tra xem việc tổng hợp và chuyển sổ các nghiệp vụ tiền

lương phải trả, chi lương và phân bổ chi phí tiền lương có hợp lý không.
1.3.2.3.2. Kiểm tra chi tiết số dư tài khoản “ phải trả người lao động”
Kiểm tra tiền lương và các khoản phải trả còn dư cuối kỳ cho công nhân viên
trên những nội dung sau:

-

Hiện hữu: Kiểm tra xem tiền lương và các khoản phải trả có phải đã được tính cho
số thời gian đã làm việc hoặc sản phẩm, công việc đã hoàn thành không hay có hiện
tượng đã kê khai khống tiền lương phải trả cuối kỳ.

-

Tính toán, đánh giá: Kiểm tra việc tính tiền lương phải trả cuối kỳ có được tính
đúng trên cơ sở thời gian làm việc hoặc khối lượng công việc, sản phẩm hoàn thành
và định mức (đơn giá) lương thời gian hoặc lương sản phẩm, phù hợp với chính
sách lương mà doanh nghiệp đã quy định hay không bằng cách chọn mẫu một số cá
nhân trên bảng lương để kiểm tra lại cách tính lương và các khoản phải trả cho
người lao động, chú ý đến cả các khoản tính trừ vào lương.

-

Ghi chép, cộng dồn: Kiểm tra việc ghi sổ các nghiệp vụ tiền lương và các khoản trích
theo lương cuối kỳ xem có đầy đủ và đúng đắn không. Kiểm tra việc cộng dồn số liệu
trên sổ chi tiết TK 334, 338 và đối chiếu số liệu với sổ kế toán tổng hợp và sổ cái các
TK có đảm bảo chính xác không?

-

Trình bày, công bố: Kiểm tra việc trình bày và báo cáo về các chỉ tiêu liên quan đến

phải trả người lao động trên Bảng cân đối kế toán và Thuyết minh Báo cáo Tài
chính có đúng đắn không?
1.3.2.3.3. Kiểm tra các tài khoản chi phí nhân công

Nguyễn Thị Mai Trang – CQ48/22.04

22


Luận văn tốt nghiệp

PGS., TS. Thịnh Văn Vinh

Các tài khoản chi phí nhân công không có số dư cuối kỳ nên kiểm tra các tài
khoản này chính là kiểm tra số liệu hạch toán trong kỳ đối với các tài khoản này
thông qua kiểm tra các nghiệp vụ phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương
xem có được tính toán và ghi sổ đúng đắn hay không.Tuy nhiên, kiểm toán viên
thường chỉ thực hiện kiểm tra mẫu một số nghiệp vụ mà không kiểm tra toàn bộ
các nghiệp vụ. Nội dung kiểm tra cụ thể là:
-

Kiểm tra việc xác định các đối tượng phân bổ chi phí tiền lương và các khoản trích
theo lương của doanh nghiệp xem có hợp lý và nhất quán không?

-

Kiểm tra việc xác định và tổng hợp lương và các khoản trích theo lương cho từng
đối tượng chịu chi phí có đúng đắn không?

-


Kiểm tra việc hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương đã phân bổ cho
các đối tượng xem có đầy đủ và đúng đắn không?
Dựa trên kết quả của các thủ tục đã thực hiện, kiểm toán viên đánh giá tính
hợp lý, đúng đắn của số liệu đã hạch toán trên các tài khoản chi phí nhân công.
1.3.2.3.4. Kiểm tra các tài khoản phản ánh các khoản trích theo lương

-

Kiểm tra xem tỷ lệ trích BHXH, BHYT, BHTN và KPCĐ mà doanh nghiệp áp dụng
trong kỳ có phù hợp với văn bản quy định hiện hành hay không?

-

Xác định mức độ đúng đắn, hợp lý của tiền lương đã được dùng làm cơ sở để tính
các khoản trích theo lương.

-

Kiểm tra tính hợp lý của các khoản BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ đã trích theo lương
và phải nộp căn cứ vào kết quả phân tích sự biến động của tiền lương và các khoản
trích theo lương xem có phù hợp không. Thông thường, các khoản trích theo lương
có mức biến động tương ứng với tiền lương. Do vậy, nếu có sự chênh lệch tương đối
lớn về mức biến động giữa 2 số liệu đó thì kiểm toán viên phải tìm hiểu nguyên
nhân xem có hợp lý không.

-

Kiểm tra chọn mẫu một số bảng tính lương và bảo hiểm xã hội để xem việc trích và
phân bổ các khoản trích theo lương vào chi phí sản xuất, khấu trừ vào lương và

phải nộp cho các cơ quan hữu xem có đúng đắn không.

-

Kiểm tra việc ghi sổ kế toán các khoản trích theo lương có đầy đủ và đúng đắn
không?

Nguyễn Thị Mai Trang – CQ48/22.04

23


Luận văn tốt nghiệp
-

PGS., TS. Thịnh Văn Vinh

Kiểm tra việc thanh toán BHXH, BHYT, BHTN và KPCĐ cho các đơn vị liên quan có
đầy đủ, kịp thời hay không, đồng thời xem xét thủ tục quyết toán các khoản đó giữa
doanh nghiệp và các tổ chức liên quan có đúng hay không?
1.3.3. Kết thúc kiểm toán
1.3.3.1.

Tổng hợp kết quả kiểm toán

Khi kết thúc kiểm toán tiền lương và các khoản trích theo lương, kiểm toán
viên phải tổng hợp kết quả kiểm toán để làm cơ sở cho ý kiến kết luận về các chỉ
tiêu liên quan đến tiền lương và các khoản trích theo lương, từ đó phục vụ cho việc
đưa ra ý kiến nhận xét và lập báo cáo kiểm toán.
1.3.3.2.


Tổng hợp bút toán điều chỉnh

Bất kỳ sai phạm nào phát hiện được, kiểm toán viên đều phải thông báo với
khách hàng và soạn thảo bút toán điều chỉnh sai phạm đã tìm được yêu cầu khách
hàng điều chỉnh. Tất cả các bút toán điều chỉnh liên quan đến tiền lương và các
khoản trích theo lương cần phải lập để từ đó tổng hợp tất cả các bút toán điều
chỉnh của tất cả các chu kỳ, khoản mục.
1.3.3.3.

Lên biên bản kiểm toán

Biên bản kiểm toán là trang tổng hợp tất cả các vấn đề phát hiện được của
các chu kỳ, người thực hiện, tham chiếu và hướng xử lý cho những vấn đề phát hiện
đó, từ đó làm căn cứ để đưa ra ý kiến nhận xét về từng chu kỳ, khoản mục và toàn
bộ BCTC. Biên bản kiểm toán đối với tiền lương và các khoản trích theo lương
thường gồm các nội dung chủ yếu sau:
-

Sai phạm đã tìm ra hoặc không có sai phạm khi kiểm tra chi tiết nghiệp vụ và số dư
tài khoản của tiền lương và các khoản trích theo lương.

-

Nguyên nhân của các sai lệch: hợp lý hay không hợp lý?

-

Soạn thảo các bút toán điều chỉnh sai phạm đã tìm được


-

Kết luận về việc đạt được mục tiêu kiểm toán tiền lương và các khoản trích theo
lương hay chưa và các vấn đề cần lưu ý khác.

-

Ngoài ra, kiểm toán viên có thể đưa ra ý kiến nhận xét về quá trình kiểm soát nội bộ
và các giải pháp, kiến nghị để hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ…
1.3.3.4.

Lập và phát hành báo cáo

Nguyễn Thị Mai Trang – CQ48/22.04

24


Luận văn tốt nghiệp

PGS., TS. Thịnh Văn Vinh

Sau khi lên biên bản kiểm toán, trưởng nhóm kiểm toán gửi biên bản kiểm
toán tổng hợp kết quả kiểm toán tất cả chu kỳ, khoản mục cho khách hàng. Các sai
phạm phát hiện được, kiểm toán viên thảo luận và đề nghị khách hàng điều
chỉnh.Lúc này, xảy ra 2 trường hợp: Khách hàng chấp nhận điều chỉnh hoặc không
chấp nhận điều chỉnh.Trường hợp khách hàng chấp nhận điều chỉnh thì không vấn
đề.Ngược lại, trường hợp khách hàng không chấp nhận điều chỉnh sai phạm phát
hiện được, trưởng nhóm kiểm toán thực hiện đánh giá mức độ trọng yếu của sai
phạm mà khách hàng không chấp nhận điều chỉnh, sau đó thảo luận với chủ nhiệm

kiểm toán hoặc cấp cao hơn tùy theo mức độ trọng yếu của sai phạm từ đó làm căn
cứ để đưa ra một trong bốn loại ý kiến nhận xét trên báo cáo kiểm toán như sau (Ý
kiến chấp nhận toàn phần, Ý kiến chấp nhận từng phần, Ý kiến từ chối, Ý kiến
không chấp nhận)(Theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 700)
Báo cáo kiểm toán về BCTC được phát hành thường đi kèm với BCTC đã
được kiểm toán và thư quản lý gửi cho khách hàng.

Nguyễn Thị Mai Trang – CQ48/22.04

25


×