Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

giáo án tạo hinh chủ điểm giao thông (đạt giải nhất thi thành phố hà nội)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (152.22 KB, 5 trang )

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN ĐAN PHƯỢNG
TRƯỜNG MẦM NON TÂN HỘI

--------

LĨNH VỰC: PHÁT TRIỂN THẨM MĨ

GIÁO ÁN HOẠT ĐỘNG TẠO HÌNH
Chủ đề :
Đề tài :
Số trẻ
:
Lứa tuổi :
Thời gian:
Ngày dạy:
Giáo viên:

Phương tiện và quy định giao thông
Tạo hình phương tiện giao thông bằng các
nguyên vật liệu (Đề tài)
24 - 26 trẻ
4 - 5 tuổi
25 - 30 phút
14/3/2016
Vũ Thị Hương

Năm học 2015 – 2016
I, Mục đích - yêu cầu:
1



1.Kiến thức:
- Trẻ biết cách tạo hình các phương tiện giao thông bằng các nguyên vật liệu khác
như ( vỏ hộp nhựa, vỏ hộp bằng giấy, qua kem, ống hút, hộp sữa, mo cau, bèo tây...)
- Trẻ biết ô tô, xe máy, xe đạp là phương tiện giao thông đường bộ; tàu hỏa là phương
tiện giao thông đường sắt; tàu thủy, thuyền buồm, bè... là phương tiện giao thông
đường thủy; máy bay, khinh khí cầu là phương tiện giao thông đường hàng không.
2. Kĩ năng
- Trẻ biết sử dụng một số kĩ năng tạo hình( gắn đính, lắp ráp, xé dán, cắt dán, tô màu)
để phối hợp các nguyên vật liệu khác nhau tạo thành sản phẩm phương tiện giao thông
có màu sắc, kích thước hợp lý.
- Kỹ năng tự phục vụ: Trẻ biết tự lấy, cất đồ dùng đúng nơi quy định. Sắp xếp đồ dùng
gọn gàng, ngăn nắp.
3. Thái độ
- Trẻ hào hứng, tích cực tham gia vào hoạt động.
- Trẻ yêu thích sản phẩm của mình và của bạn
- Cất đồ dùng gọn gàng sau khi hoàn thành sản phẩm, tiết kiệm đồ dùng, giữ gìn vệ
sinh trong giờ học.
II. Chuẩn bị:
1. Địa điểm, đội hình:
* Địa điểm: Trong lớp học.
* Đội hình: Trẻ ngồi theo nhóm, ngồi tự do...
2. Môi trường nhóm lớp: Lớp được trang trí theo chủ đề “Phương tiện và qui định
giao thông ”.
3. Đồ dùng:
a. Đồ dùng của cô:
- Giáo án điện tử, máy tính, máy chiếu, loa, nhạc các bài hát trong chủ đề: “ Bài học
giao thông”; “Lý kéo chài”...
- Mô hình: Chiếc tàu thủy, tàu hỏa, ô tô, máy bay được làm từ các nguyên liệu để cho
trẻ quan sát.
- Mô hình chiếc thuyền được làm bằng gỗ

- Sa bàn trưng bày sản phẩm, que chỉ.
b. Đồ dùng của trẻ:
- Các nguyên vật liệu: vỏ hộp, vỏ chai, bìa cát tông, đề can, xốp dính, ống hút, bitis
cũ, màu sáp, giấy, kéo, hồ dán, que kem, bèo tây, tăm, .. để xung quanh lớp trên các
phương tiện giao thông tự tạo.
- Mỗi trẻ một khay đựng đồ dùng.
- 6 bàn tròn đủ cho trẻ; các hộp đựng rác; khăn lau tay.

III, Cách tiến hành:
2


Thời gian

Hoạt động của cô

1, Ổn định tổ chức:
- Cô giới thiệu với trẻ một con thuyền kỳ diệu.
- Mời trẻ cùng ra đẩy thuyền
Mở nhạc “ Lý kéo chài”
- Cho trẻ ngồi trên sàn để trò chuyện cùng cô.
- Trò chuyện với trẻ về một số phương tiện giao
thông mà trẻ biết ( Phương tiện giao thông đường
thủy, đường bộ, đường sắt, hàng không)
- Cô tặng các bé một chiếc hộp (chứa phương tiện
giao thông do cô tự làm)
2, Nội dung chính: Tạo hình các phương tiện giao
thông bằng các nguyên liệu khác nhau.
a. Quan sát và đàm thoại về mô hình phương tiện
22-25 phút giao thông:

* Quan sát mô hình chiếc tàu thủy:
- Đây là gì ?
- Tàu thủy được làm bằng nguyên liệu gì?
( Làm bằng các vỏ hộp).
- Các hộp có kích thước như thế nào?
( Có kích thước không bằng nhau)
-> Tàu thủy được làm bằng các hộp giấy xếp chồng
lên nhau, hộp to nhất xếp ở dưới, hộp nhỏ hơn xếp ở
giữa hộp nhỏ nhất xếp ở trên cùng.
- Làm thế nào để các hộp gắn chặt được với nhau?
Cô dùng giấy màu cắt hình tam giác và dán thành lá
cờ cho chiếc tàu thủy
- Gọi một trẻ đặt giúp cô chiếc tàu thủy về đúng nơi
hoạt động của nó ở trên sa bàn .
Hỏi trẻ: Con đặt tàu thủy ở đâu?
( Ở dưới nước)
* Quan sát mô hình ô tô
- Cô đưa ra mô hình ô tô bằng cách làm ảo thuật:
- Cô có gì đây? ( Ô tô tải)
- Tại sao lại gọi là ô tô tải ?
- Nhờ có bộ phận gì mà ô tô chạy được trên đường?
- Cho một trẻ đặt ô tô tải về nơi hoạt đông của chúng
trên sa bàn.
Cô hướng dẫn trẻ kỹ năng xiên que qua hộp và lắp
nắp chai để tạo bánh xe:
Cô đưa ra chiếc mô hình ô tô con nhưng còn
thiếu bánh xe chưa được lắp đầy đủ.

Hoạt động của
trẻ


2-3 phút

Trẻ
hưởng ứng cùng
cô.
- Trẻ ngồi
xuống

- Trẻ quan sát
và trả lời
- Trẻ trả lời

(Em xem lại
câu này)

- Trẻ trả lời
- Trẻ quan sát
- Trẻ trả lời

3


Cô nói rõ và làm trực tiếp cách xiên que qua
hộp và gắn bánh xe cho trẻ quan sát
Cô lăn cho xe chạy thử.
* Cô cho trẻ quan sát mô hình tàu hỏa:
- Cô cho tàu hỏa xuất hiện chạy trên đường ray ( Kết
hợp mở âm thanh của tàu hỏa)
- Hỏi trẻ: Đó là âm thanh của phương tiện giao thông

nào?
+ Tàu hỏa có gì đây?( Cô chỉ vào đầu tàu và các toa
tàu)
-> Đoàn tàu có đầu tàu và các toa tàu được nối với
nhau bằng rơ móc, đoàn tàu có nhiều bánh bánh xe,
bánh của tàu hỏa có rãnh ở giữa để chạy trên đường
ray
- Vậy tàu hỏa có là phương tiện giao thông gì ?
- Để làm được đoàn tàu hỏa cô đã sử dụng nguyên
liệu gì?
Cô khẳng định: tàu hỏa được cô làm bằng vỏ hộp sữa
to, nắp chai, dạ màu và dây thép để nối đầu tàu và các
toa tàu lại với nhau.
* Cô giới thiệu chiếc máy bay tự tạo
Cô tạo cho chiếc máy bay bay trên không để giới
thiệu cho trẻ.
Mở rộng: Cho trẻ xem một số hình ảnh về các
phương tiện giao thông tự tạo được chụp lại và chiếu
trên màn hình.
b. Đàm thoại, hỏi ý tưởng của trẻ:
- Cô giới thiệu nguyên liệu cho trẻ biết.
- Hỏi ý tưởng của trẻ
- Hỏi ý định của trẻ:
- Con thích tạo ra phương tiện giao thông gì?
- Con làm như thế nào?
- Con sử dụng nguyên liệu gì ?
- Cô hướng trẻ làm theo nhóm nếu trẻ định làm tàu
hỏa:
+ Ai thích làm tàu hỏa cùng với bạn?
+ Con làm bằng nguyên liệu gì?..

- Cô nhắc trẻ tiết kiệm đồ dùng và giữ gìn vệ sinh
lớp học.
- Cho trẻ đi lấy đồ dùng.
Cô mở nhạc bài hát về phương tiện giao thông
c. Trẻ thực hiện:
- Cô cho trẻ về bàn thực hiện

- Trẻ quan sát

- Trẻ chú ý
nghe
- Trẻ trả lời

- Trẻ trả lời

2- 3 trẻ nêu ý
tưởng của mình

- Trẻ đi lấy đồ
dùng.
4


1-2 phút.

- Cô bao quát, hướng dẫn, giúp đỡ hỗ trợ kỹ năng khó
và giúp đỡ trẻ khi cần thiết.
- Cô động viên khích lệ trẻ gợi mở ý tưởng, khuyến
khích trẻ sáng tạo ( Mở nhạc nhẹ nhàng trong thời
gian trẻ thực hiện).

+ Đối với trẻ đã tạo hình được phương tiện giao
thông cô gợi ý để trẻ trang trí cho sản phẩm thêm đẹp
+ Đối với những trẻ chưa làm được cô gợi ý để giúp
đỡ trẻ. Gợi ý để trẻ nói tên phương tiện giao thông
đinh làm, gợi ý để trẻ nói cách làm, lựa chọn nguyên
liệu...
- Cô ghi tên trẻ, tên sản phẩm của trẻ
d. Trưng bày và chia sẻ sản phẩm.
- Cô cho trẻ mang sản phẩm lên trưng bày
- Gợi ý để trẻ nhận xét và đánh giá sản phẩm
+ Hỏi trẻ thích sản phẩm nào? Vì sao con thích?
+ Bạn nào muốn giới thiệu về sản phẩm của mình?
+ Con đã sử dụng nguyên vật liệu gì ?
+ Con làm bằng cách nào?
- Cô nhận xét chung, biểu dương những trẻ có sản
phẩm đẹp, bổ xung góp ý những bài chưa đẹp.
-> Giáo dục trẻ: Từ những nguyên liệu đã qua sơ chế,
vệ sinh sạch sẽ, các bé đã tạo ra được rất nhiều các
phương tiện giao thông khác nhau góp phần phong
phú đồ dùng đồ chơi trong lớp và quan trọng hơn là
các con đã góp một phần công sức trong việc giảm tỷ
lệ rác thải bảo vệ môi trường.
3. Kết thúc:
- Mở nhạc “ Bài học giao thông”

-Trẻ thực hiện
theo
nhóm
hoặc cá nhân


- Trẻ lên trưng
bày sản phẩm
và chia sẻ sản
phẩm của mình
với các bạn.
-Trẻ lắng nghe
( Chỉnh cho
chữ liền nhau)

- Nhắc trẻ thu dọn đồ dùng giúp cô.
- Trẻ hát cùng
cô.
Thu dọn đồ
dùng và chuyển
hoạt động.
Tân Hội, ngày 22 tháng 2 năm 2016
Giáo viên

Vũ Thị Hương
5



×