Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

Báo cáo thực tập sư phạm tại trường THCS chu văn an quận 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (706.35 KB, 15 trang )

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

QUẬN I
TRƯỜNG THCS CHU VĂN AN

BÁO CÁO THỰC TẬP SƯ PHẠM
TẠI TRƯỜNG THCS CHU VĂN AN
QUẬN I
I.

SƠ YẾU LÍ LỊCH:
Họ và tên:
Nơi sinh: TP.Hồ Chí Minh
Ngành: Sư phạm âm nhạc

Khoa: Nghệ Thuật

Trường Đại Học Sài Gòn
Lớp: DNH1091

Khóa: 09

Thực tập tại trường: THCS Chu Văn An
Thực tập chủ nhiệm tại lớp: 7a3
Thực tập giảng dạy tại lớp: 7a4, 7a5, 8a2, 8a5, 8a7
Thời gian kiến tập: 13/1/2013 đến ngày 31/3/2013.


1


-Trong thời gian thực tập sư phạm ở trường Trung Học Cơ Sở Chu Văn
Annhờ có sự quan tâm ân cần giúp đỡ nhiệt tình của BGH nhà trường, cùng với
giáo viên bộ môn và đặc biệt cũng là giáo viên hướng dẫn chủ nhiệm Phạm Gia
Hoàng My, đã tạo điều kiện rất thuận lợi cho em hoàn thành tốt các nhiệm vụ thực
tập của mình.Bước vào đợt thực tập này, bắt đầu từ ngày 13/01/2013 đến ngày
31/01/2013, bản thân em đã xác định rõ mục đích của đợt thực tập này là:nắm
được phương pháp giảng dạy môn âm nhạc trong trường THCS, nắm được các
hoạt động chủ nhiệm, nhằm củng cố nâng cao kiến thức, kĩ năng nghề nghiệp, học
hỏi thêm những kinh nghiệm quí báu ở thầy,cô và bạn bè ở trường, qua những tiết
dự giờ, tiết sinh hoạt chủ nhiệm, những đợt rút kinh nghiệm tiết dạy. Và em cũng
xác định rõ mục đích nghiên cứu là nhằm phục vụ cho việc giảng dạy và công tác
chủ nhiệm sau này.
- Sau gần 4 năm học tập tại trường Đại Học Sài Gòn, em đã học được rất
nhiều điều từ trong sách vở và những kiến thức do nhiều giáo viên truyền thụ, tuy
nhiên để trở thành một giáo viên giỏi, điều quan trọng không phải là chỉ biết bám
vào sách vở mà phải biết thực hành áp dụng vào thực tiễn những gì mình đã học
được, hướng phấn đấu tương lai của em là sẽ cố gắng hết mình để trở thành một
giáo viên giỏi, nên em muốn được thực hành tại trường THCS Chu Văn An, thực
tập tại trường sẽ giúp em học hỏi được những phương pháp giảng dạy của các
thầy cô trong trường và hơn nữa em sẽ biết được các hoạt động chủ nhiệm lớp,
cách quản lí lớp là như thế nào, đợt thực tập này sẽ giúp em chủ động làm quen
với môi trường sinh hoạt mới và môi trường đó em với tư cách là một giáo viên,
điều đó giúp em vững bước đi đến con đường tương lai của mình

PHẦN I: BÁO CÁO TÌNH HÌNH THỰC TẾ GIÁO DỤC
I.


Kết quả thực tế tình hình giáo dục.
2


Tình hình giáo dục ở địa phương.
Tại TP Hồ Chí Minh, Quận 1 hiện nay là một trong những quận có nền giáo
dục, có các phong trào dạy và học được xếp vào hàng cao toàn thành phố, cả về số
lượng và chất lượng. Số trường trên toàn Q1 theo thống kê có được là:
Trong quận có rất nhiều trường lớn với chất lượng đào tạo khá cao trên cả ba
cấp và là nơi dạy thí điểm nhiều bộ môn ngoại ngữ trong các trường phổ thông như
Anh, Pháp, Nhật,…và có các lớp tăng cường với chất lượng đầu vào khá cao.
Bên cạnh đó Quận 1 không chỉ nổi lên về mặt giáo dục mà còn các mặt về
hoạt động Đoàn, Đội như:
- Hội thi nghi thức Đội
- Hội thi Phụ trách Sao giỏi.
- Làm sạch đẹp, an toàn 8000 trụ điện và chiếu sáng trên địa bàn Quận 1.
- Ngày cùng hành động vì người nghèo.
- Các giải thể dục thể thao.
- Cứu trợ lũ lụt
Quận 1 còn được sự quan tâm của thành phố và chăm lo rất nhiều về mọi mặt
nhất là về giáo dục. Đây cũng là những mặt thuận lợi và áp lực mà Quận 1 phải cố
gắng thực hiện.
Và trường Chu Văn An là một trong các trường tham gia tích cực các hoạt
động mà quận đề ra và được rất nhiều bằng khen và huân chương do phường và
quận trao tặng.
1.

2.

Giới thiệu sơ nét về trường THCS Chu Văn An:


Quá trình thành lập trường :
Trường được thành lập từ năm 1959 mang tên Hưng Đạo là một trường
trung học tư thục lớn nhất Sàigon thời bấy giờ và từ sau năm 1978 cho đến nay
trường được đổi tên là trường trung học cơ sở Chu Văn An.
Trường THCS Chu Văn An toạ lạc tại số 115 Cống Quỳnh, P.Nguyễn Cư
Trinh, Quận 1, Tp.HCM chịu sự quản lý của UBND Quận 1 trực tiếp là Phòng Giáo
dục và Đào tạo Quận 1. Trường có diện tích 1.300m2, với cơ sở vật chất, trang thiết
bị dạy học của nhà trường thường xuyên được đầu tư nâng cấp ngày càng đầy đủ,
hiện đại để có thể phục vụ tốt nhất cho việc giảng dạy và học tập của thầy và trò
toàn trường.
Hiện nay, nhà trường có 29 lớp với sĩ số học sinh là 1.166 em là đầu năm,
bây giờ đã có 1 số em chuyển trường chắc khoảng còn là 1. 160 em.
Trong 29 lớp này có 14 lớp bán trú với số lượng là 593 học sinh còn 15 lớp
khác thì đều học 2 buổi ví dụ như khối 7, khối 9 học chính khóa buổi sáng thì học
bồi dưỡng văn hóa buổi chiều, còn khối 6, khối 8 học chính khóa buổi chiều thì học
3


bồi dưỡng văn hóa buổi sáng. Trường ta là đều học 2 buổi. Các em bán trú thì được
ăn nghỉ trưa tại trường còn các lớp 2 buổi thì phải đi về rồi vào học sau.





Cơ cấu tổ chức:
-Cơ cấu tổ chức của trường THCS Chu Văn An bao gồm các bộ phận:
- Ban giám hiệu nhà trường:
Cô Hồ Thị Ngọc Sương: Hiệu trưởng nhà trường

Cô Đoàn Thị Thu Hương: Phó Hiệu trưởng nhà trường
Cô Lê Thị Thanh Giang: Phó Hiệu trưởng nhà trường









-

Các tổ bộ môn:
Tổ Toán - Tin
Tổ Lý-Hóa - Sinh
Tổ Kỹ - Mỹ - Thể - Nhạc
Tổ NgữVăn
Tổ Sử -Địa-GDCD
Tổ Ngoại Ngữ
Tổ Văn phòng
Tổ Quản Sinh

Tổ chức các phòng ban : 7 tổ chuyên môn, 1 tổ văn phòng, 1 tổ bán trú.

- Các tổ chức : Chi bộ Đảng (9 Đảng viên) - Công Đoàn CS ( 62 Công đoàn viên),
Chi Đoàn (10 Đoàn viên)
- Cơ sở vật chất : 30 phòng học, 2 phòng vi tính (93 máy), 1 phòng
dạy Tin học (có máy chiếu và máy tính), 1 phòng điện lý, 1 phòng thực hành
Hóa Sinh (có máy chiếu và máy tính), 1 phòng Lab, 1 phòng dinh dưỡng, 3

phòng học tiếng anh nâng cao (có máy tính và tivi 42” plasma), ….
Tình hình thực tế và các hoạt động của nhà trường.

3.

* Thống kê:
+ Về Học lực Khối 6 trên TB khoảng 84%, Yếu kém là 16%. Khối 7 Yếu
kém 12%,trên TB là 88%. Khối 8 Yếu kém là 17% ,trên TB là 83%. Khối 9
Yếu kém là 12% toàn trường, trên TB là 88%.
+ Về Hạnh kiểm 16 % là Yếu kém, Hạnh kiểm Tốt Khá trung bình là
99,1%, 0,9% là Yếu.
Với sự hướng dẫn của Thầy Cô và sự nổ lực của bản thân, nhiều học sinh
của trường đã đạt giải nhất, nhì, ba, khuyến khích trong các kỳ thi Học Sinh Giỏi
cấp Quận và Thành Phố ở các bộ môn như: Sử, Địa, Sinh, Văn, Toán, Tiếng Anh,
Hoá, Tin học,...
4


Bên cạnh các hoạt động học tập, các hoạt động văn thể mỹ, hoạt động
Đoàn Đội, công tác xã hội cũng luôn được nhà trường tổ chức thực hiện và tạo
nhiều kết quả và hiệu quả giáo dục thiết thực.
THÀNH TÍCH ĐẠT ĐƯỢC :
1/ Thành tích tập thể :
Năm 2012 Môn thể dục đạt thành tích rất cao trong Hội Khỏe Phù
Đổng: 14 huy chương Vàng, 16 huy chương Bạc và 29 huy chương Đồng ở các bộ
môn bóng đá, điền kinh, bóng ném, đá cầu, cầu lông và bóng chuyền, võ,
pencasilat.. đó là Cấp Quận còn Cấp Thành Phố là chúng ta đạt 2 huy chương Vàng,
3 huy chương Bạc và 8 huy chương Đồng.
2/ Thành tích của Giáo viên:
CB-GV đạt CSTĐ cấp cơ sở : 68

GV Giỏi cấp Quận : 6
CB-GV đạt CSTĐ cấp thành phố : 15
GV có thiết bị điện tử đạt giải cấp Quận : 41
GV có thiết bị điện tử đạt giải cấp TP : 7
Từ năm 2000 trường THCS Chu Văn An là một trong những trường đầu
tiên đã được Ban Giám Hiệu khởi xướng phong trào ứng dụng công nghệ thông tin
trong giảng dạy ở tất cả các bộ môn. Sau đó hằng năm, trường luôn có những giáo
viên đi đầu trong soạn giảng bằng giáo án điện tử và đạt nhiều giải thưởng cao cấp
Quận, cấp Thành phố ….
1-

Phạm Gia Hoàng My (Môn Nhạc)

2-

Bùi Lan Anh (Môn Địa)

3-

Nguyễn Thị Ngọc Mai (Môn Toán)

4-

Nguyễn Ngọc Lan Hương (Môn Công nghệ)

5-

Lê Thị Mỹ Hạnh (Môn Mỹ thuật)

6-


Ưng Hồ Thu Hiền (Môn GDCD)

3/ Thành tích của Học sinh:
Học sinh giỏi cấp trường: 31.1%
Học sinh giỏi cấp Quận: 342
Học sinh giỏi cấp Thành phố: 23
5


HOẠT ĐỘNG CÔNG ĐOÀN THÁNG 01/2012

Nhân dịp Tết Nhâm Thìn 2012, BGH nhà trường cùng với BCHCĐ đã tặng
quà cho giáo viên có hoàn cảnh khó khăn. Đây là một hoạt động thiết thực nhằm
giúp đỡ CĐV vui xuân.Trao quà cho CBCNV

PHẦN 2: THỰC TẬP GIẢNG DẠY
HOẠT ĐỘNG CỦA BỘ MÔN
IV/ NHÓM ÂM NHẠC:gồm 2 giáo viên:
Cô Phạm Gia Hoàng My: Nhóm trưởng chuyên môn nhạc:
Cô Nguyễn Ngọc Phượng Linh.
6


II/ YÊU CẦU BỘ MÔN ÂM NHẠC:
* Môn âm nhạc:
-Thực hiện giảng dạy đúng, đủ theo phân phối chương trình.
- Trường có phòng học Âm nhạcvới đầy đủ đồ dùng, thiết bị dạy học: Đàn piano
điện tử, bảng phụ bài Tập đọc nhạc, máy nghe có cổng Usb thuận tiện cho việc sưu tầm,
sao chép…, tranh ảnh các nhạc sĩ giới thiệu trong phần Âm nhạc thường thức, mô hình

các loại nhạc cụ.
- Cần chú trọng đến phương pháp dạy học lấy học sinh làm trung tâm nhằm giảng
nhẹ áp lực học tập, tăng cường hứng thú cho học sinh và nâng cao hiệu quả trong dạy
học.
I/ NGUYÊN TẮC CHUNG:
Trong tiết dạy cần phải tổ chức được:(tùy theo nội dung tiết dạy):
-Các hoạt động của học sinh trong lớp: hoạt động nhóm, đặt vấn đề để thảo luận, học sinh
thuyết trình…
- Phải có giáo cụ trực quan, đồ dùng dạy học, tranh ảnh, thiết bị nghe nhìn….
III/ SỔ SÁCH CỦA GIÁO VIÊN BỘ MÔN:
-Sổ điểm.
- Lịch báo giảng.
- Giáo án chuyên môn.
-Sổ công tác.
-Sổ chủ nhiệm.
-Sổ nhóm chuyên môn.
-Danh sách các lớp.
-Hướng dẫn chuẩn kiến thức bộ môn.
-Hướng dẫn đánh giá xếp loại học lực học sinh.
IV. CÁC YÊU CẦU KHI LÊN TIẾT DẠY:
7


- Yêu cầu giảng dạy môn Hát:
GV hướng dẫn cho HS:
+ Luyện thanh
+ Hát chính xác bài hát (giai điệu và tiết tấu)
+ Tư thế hát đúng (đứng hoặc ngồi đúng thuận lợi cho việc hô hấp khi hát)
+ Hơi thở (hít vào và thở ra đúng thời điểm)
+ Hát đồng đều khi hát tập thể.

+ Phát âm nhã chữ, hát rõ lời.
+ Tìm hiểu sâu hơn nội dung nghệ thuật của bài hát.
+ Kết hợp gõ nhịp và phách, kết hợp một số động tác múa đơn giản.
- Yêu cầu giảng dạy môn TĐN:
GV hướng dẫn:
+ Theo trình tự: Tên bài TĐN, xuất xứ của bài, nhịp của bài.
+ HS nhận biết được hình nốt và các ký hiệu có trong bài.
+ GV đàn mẫu 1 – 2 lần và đọc mẫu 1 – 2 lần.
+ HS đọc đúng tên nốt, đọc tên nốt kèm vỗ phách.
+ HS đọc cao độ nốt và vỗ đúng phách, nhịp và tiết tấu của bài.
+ HS đọc nốt, ráp lời, vỗ phách hoặc vỗ nhịp chính xác.
- Yêu cầu giảng dạy môn Nhạc lí:
+ Chính xác theo kiến thức SGK.
+ Có ví dụ về nhạc lí, sinh động dễ hiểu cho HS.
+ Nhửng ý chính cần thiết phải ghi lên bảng cho HS ghi nhớ trong tập.
- Yêu cầu giảng dạy môn ÂNTT:
+Giới thiệu về kiến thức trong SGK.

8


+ Tìm hiểu sâu hơn các kiến thức ngoài SGK.
+ Tranh ảnh minh họa sinh động.
+ Giới thiệu nhạc sĩ hoặc nhạc cụ đều phải có nhạc minh họa và tác phẩm tiêu biểu.

PHẦN 3: THỰC TẬP CHUYÊN MÔN
I.

-



-

-


II.
-

Chức năng , nhiệm vụ, quyền hạn của người giáo viên chủ nhiệm:
Chức năng của GVCN:
GVCN là người trực tiếp giảng dạy một bộ môn văn hóa của lớp, vừa phối hợp với các
giáo viên bộ môn khác để nắm rõ tình hình học tập của học sinh nhằm giúp đỡ các em
trong việc học.
Ngoài ra GVCN còn có vai trò quan trọng trong việc định hướng và hình thành nhân
cách cho học sinh.
GVCN là người tổ chức phân công, điều phối họat động phong trào của lớp.
Nhiệm vụ của GVCN:
Tìm hiểu và nắm vững học sinh trong lớp về mọi mặt để có biện pháp tổ chức giáo dục
sát đối tượng, nhằm thúc đẩy dự tiến bộ của cả lớp.
Công tác chặt chẽ với gia đình học sinh, chủ động phối hợp với giáo viên bộ môn,
Đòan Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh, các
tổ chức xã hội có liên quan trong hoạt động giảng dạyvà giáo dục học sinh của lớp
mình chủ nhiệm.
Nhận xét, đánh giá và xếp loại học sinh cuối kỳ và cuối năm học, đề nghị khen thưởng
và kỉ luật học sinh, đề nghị danh sách học sinh được lên lớp thẳng phải kiểm tra lại,
phải rèn luyện thêm về kì nghỉ hè, hoàn chỉnh việc ghi sổ điểmvà học bạ học sinh.
Báo cáo thường kì hoặc đột xuất với hiệu trưởng
Quyền của giáo viên chủ nhiệm
Được dự các giờ học, hoạt động khác của học sinh lớp mình

Được dự các cuộc hợp của hội đồng khen thưởng và Hội đồng kỉ luật khi giải quyất
những vấn đề có liên quan đến học sinh lớp mình.
Được dự các lớp bồi dưỡng, hội nghị chuyên đề về công tác chủ nhiệm lớp.
Hồ sơ chủ nhiệm:
Sổ chủ nhiệm.
Lí lịch học sinh.
9


III.
-

IV.

Lập kế hoạch chủ nhiệm.
Biểu mẫu thi đua.
Cách thức phương pháp làm việc:
Hòan tất hồ sơ sổ sách chủ nhiệm
Thông qua GVCN lớp cũ để nắm được đặc điểm của mỗi học sinh.
Hình thành được bộ khung cán bộ lớp có năng lực thật sự.
Gắn bó chặt chẽ với chi hội phụ huynh học sinhcủa lớp trong mọi họat động của lớp
chủ nhiệm.
Phải có mặt cùng lớp chủ nhiệm trong mọi hoạt động tại nhà trường và ngoài xã hội.
Luôn biết động viên, khen thửong thành tích trong học tập, hoạt động của mỗi học sinh
và của lớp, cũng như nhắc nhở uốn nắn kịp thời những sai phạm, sa sút của mỗi em.
Sổ liên lạc báo cáo mỗi tháng cho phụ huynh học sinh, nên có thêm sổ nhận xét các
mặt hoạt động của mỗi học sinhbáo cáo hằng tuần cho phụ huynh và nắm bắt kịp
thờicác ý kiến phản hồi của gia đình các em.
Sơ lược về công tác giáo viên chủ nhiệm lớp 7A3
Đặc điểm tình hình lớp:

Lớp 7a3 do Cô Phạm Gia Hoàng My làm chủ nhiệm.
Số học sinh của lớp: 37 hs

Kết quả học tập HKI – Năm 2012-2013

STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11

Họ và tên
Lê Hoài An
Nguyễn Ngọc Minh Châu
Trần Ngọc Bảo Châu
Bùi Công Danh
Trần Tiến Đạt
Bồ Chí Dũng
Bùi Quan Duy
Lê Thị Thu Hằng
Huỳnh Thanh Hương
Nguyễn Khang
Khúc Đăng Khôi

10

Học lực
TB
TB
Khá
Giỏi
TB
Khá
Khá
TB
Yếu
Khá
Khá

Hạnh kiểm
Tốt
Tốt
Tốt
Tốt
Tốt
Tốt
Khá
Tốt
Khá
Tốt
Tốt


12

13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
32
33
34
35
36
37

Nguyễn Trần Tuấn Khôi
Đoàn Thế Lân
Lê Thị Ngọc Loan
Nguyễn Hoàng Long

Nguyễn Thành Long
Lê Hà Uyển My
Dương Hồng Ngọc
Nguyễn Ngọc Bảo Như
Trần Hoài Phi
Võ Kim Phúc
Nguyễn Hoàng Nam Phương
Đỗ Minh Quang
Tiêu Anh Quốc
Huỳnh Võ Kim Thanh
Trần Gia Uyên Thảo
Nguyễn Hồng Bảo Thiên
Nguyễn Văn Hoàng Thiện
Lê Doãn Thịnh
Ngô Hiếu Thịnh
Trương Ngọc Anh Thư
Danh Kim Thương
Hồ Ngọc Kiều Trinh
Vi Đinh Thảo Trinh
Nguyễn Hoàng Vũ
Nguyễn Mây Nhàn Vy
Nguyễn Thị Như Ý

Kết Quả:
TSHS
Giỏi
Khá
TB
Yếu
Kém

TSHS
Tốt

SL
37
4
19
13
1
0

Tỉ Lệ %

SL
37
29

10.8
51.4
35.1
2.7
0.0
Tỉ Lệ %
78.4
11

Khá
Khá
TB
Khá

TB
Khá
TB
Giỏi
Khá
TB
Giỏi
TB
Khá
Khá
Khá
Khá
TB
Khá
Khá
Giỏi
TB
Khá
TB
TB
Khá
Khá

Khá
Khá
Tốt
Tốt
Tốt
Tốt
Tốt

Tốt
Khá
Tốt
Tốt
TB
Tốt
Tốt
Tốt
Khá
TB
Tốt
Tốt
Tốt
Khá
Tốt
Tốt
Tốt
Tốt
Tốt


Khá
Trung bình
Yếu

6
2

16.2
5.4


Một số hình ảnh tiết sinh hoạt chủ nhiệm và sơ kết của lớp 7A3

12


Phát Bánh kẹo cho Học sinh liên hoan sơ kết HKI

13

Thầy cùng học sinh 7A3


Học sinh lớp 7A3

PHẦN 4:
PHÁT BIỂU CẢM NGHĨ
Sau gần 3 năm học tập chuyên môn của mình, em đang được đi kiến tập tại một
ngôi trường cấp hai. Đó là trường THCS Chu Văn An. Tới đây em đã được quý thầy cô và
các em học sinh chào đón rất nhiệt tình, tạo cho em được bầu không khí rất gần gũi và
thân thương. Sau bốn tuần thực tập, em đã được giúp đỡ rất nhiều từ phía Ban Gíam Hiệu
nhà trường và được sự dìu dắt rất nhiệt tình của Hoàng My giáo viên hướng dẫn Chuyên
môn và Chủ nhiệm
Những ngày tiếp theo trong tuần thực tập chúng em được nghe cô Hiệu trưởng Hồ
Thị Ngọc Sương, cô Hiệu phó Đoàn Thị Thu Hương báo cáo về tình hình kinh tế, văn hóa,
lịch sử hình thành trường, truyền thống vẻ vang cũng như thành tích của trường, báo cáo
về hoạt động Đoàn thể trong trường.
Thành quả của trường ngày hôm nay là do công sức của biết bao thầy cô gầy dựng,
với một lòng nhiệt huyết, yêu nghề của quý thầy cô.
14



Ban Giám hiệu nhà trường rất quan tâm, ân cần giúp đỡ cho giáo sinh chúng em,
nhất là quan tâm của cô hiệu trường Hồ Thị Ngọc Sương. Gặp giáo viên hướng dẫn
chuyên môn, hướng dẫn chủ nhiệm của mình, em có cảm giác rất gần gũi, thân quen,
chúng em không cảm thấy ngại ngùng hay lo lắng như chúng em đã nghĩ. Chúng em
dường như cảm thấy dễ dàng và chu đáo từ những thầy cô chỉ dẫn em tận tình, chi tiết các
công việc liên quan tới chủ nhiệm hay soạn giáo án, trình bày giáo án, giúp chúng em giờ
đây tự tin trong việc giảng dạy cũng như công tác chủ nhiệm. Còn nhớ những tiết dự giờ,
lên tiết dạy đầu tiên của công tác chuyên môn và công tác chủ nhiệm đầu tiên, chúng em
rất bỡ ngỡ, lúng túng nhưng thầy cô đã không chê trách chúng em, mà còn tận tình, quan
tâm chỉ dẫn chúng em những ưu, khuyết để chúng em rút kinh nghiệm trong lần sau.Cảm
giác thú vị và thoải mái khiến em không cảm thấy căng thẳng , bổ trợ rất nhiều trong hành
trang giảng dạy của em sau này.
Trong đợt thực tập này em đã nghiên cứu những phương pháp dạy học ở trường,
các trình tự để dạy một bài học, cách gây sự chú ý của học sinh đến bài học, dùng các
phương pháp trực quan sinh động, dùng nhiều hình ảnh, cho học sinh nghe băng để rèn
luyện các kỹ năng cho học sinh, đặt câu hỏi đáp đúng có thưởng, cho học sinh chơi trò
chơi để thư giãn và củng cố kiến thức, từ đó em cũng tìm ra dược phương pháp giảng dạy
cho riêng mình. Đồng thời em cũng nghiên cứu về công tác chủ nhiệm lớp, được sự hướng
dẫn nhiệt tình của cô Hoàng My em đã hoàn thành được lần sinh hoạt lớp đầu tiên, tuy
không xuất sắc nhưng em cũng có được thật nhiều kinh nghiệm do cô Hoàng My nhắc
nhở và chỉ bảo. Em biết được cách xử lí các trường hợp vi phạm, biết cách soạn giáo án
sinh hoạt, cách điều khiển các em chơi trò chơi trên lớp, tự tin để đứng trước lớp để sinh
hoạt.
Cô Hoàng My đã nhiệt tình hướng dẫn và chỉ bảo em trong suốt thời gian kiến tập
tại trường. Ngay ngày đầu tiên, cô đã giới thiệu cho chúng em biết tất cả các phòng học
của từng dãy, các phòng thiết bị giúp em chủ động hơn trong việc tìm kiếm thiết bị hỗ trợ
giảng dạy, cô cũng hỗ trợ chúng em về tình hình lớp, tâm lý học sinh, phong trào của lớp,
trường để chúng em nắm bắt rõ hơn để có thể tiếp cận học sinh, hoàn thành tốt công tác

chủ nhiệm và phong trào của lớp, trường. Cô luôn sẵng sàng giải đáp tất cả mọi thắc mắc
của em và nêu ra, chỉnh sửa những khuyết điểm trong giờ thực tập giảng dạy.
Em đã học hỏi được rất nhiều từ cách lên lớp và giảng dạy của cô, cô mểm mỏng
trong các giờ học nhạc, giúp học sinh tiếp thu được tất cả các kiến thức yêu cầu và say mê
âm nhạc hơn. Tuy nhiên, cô cũng rất nghiêm khắc và kỷ luật đối với những bạn lơ là trong
việc học. Qua cách đứng lớp của cô, em học được rất nhiều kinh nghiệm giảng dạy, cũng
như biết rõ hơn về tâm sinh lý lứa tuổi học sinh. Đây là một bài học mà không có bất kì

15


sách vở nào có thể có được, em đã tích lũy được rất nhiều kinh nghiệm, giúp em vững
vàng và trưởng thành hơn trên con đường sư phạm của mình.
Trong tám tuần vừa qua em cũng gặt hái được nhiều thành quả, em biết được cách
quản lí lớp học như thế nào, ngoài những buổi chính khóa em còn tham gia vào các hoạt
động ngoài giờ: quản lí các em tham gia hoạt động ngoại khóa, chỉ đạo các em làm lao
động, hướng dẫn các em những buổi tập văn nghệ và những buổi sinh hoạt diễn đàn học
tập đầu năm, đầu tuần…
Qua quá trình thực tập tại trường,em thấy yêu nghề dạy học, yêu những học sinh
của mình hơn,thấu hiểu những khó khăn và đã có những trải nghiệm bổ ích trong thời gian
vừa qua. Đã đến lúc chúng em chuẩn bị trở về trường ĐH Sài Gòn, những tự tin ngày hôm
nay đều là nhờ vào sự hướng dẫn rất tận tình của quý thầy cô trường THCS Chu Văn An.
Cuối cùng là lời cảm ơn chân thành nhất gửi tới Ban giám hiệu, quý thầy cô giáo
viên, công nhân viên nhà trường và toàn thể học sinh đã tạo điều kiện thuận lợi cho kì kiến
tập sư phạm này. Chúc trường Chu Văn An sẽ ngày càng lớn mạnh hơn và thành công
trong sự nghiệp trồng người, ngày càng đào tạo ra nhiều nhân tài, con nguời có ích cho xã
hội. Xin chân thành cám ơn quý thầy cô những người lái đò âm thầm lặng lẽ hằng ngày
đưa từng thế hệ học trò sang sông.

16




×