Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

BÀI CẢM NHẬN VỀ CHUYẾN THAM QUAN BẢO TÀNG CHỨNG TÍCH CHIẾN TRANH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (744.16 KB, 5 trang )

BÀI CẢM NHẬN VỀ CHYẾN THAM QUAN BẢO TÀNG
CHIẾN TÍCH CHIẾN TRANH
Bảo tàng đón chúng tôi bằng một bầu trời đầy mây báo hiệu một cơn mưa
sắp đến. Cô hướng dẫn viên đưa mọi người vào căn phòng đầu tiên: “Những sự
thật lịch sử”. Cuộc kháng chiến thần thánh của dân tộc như sống lại trước mắt với
hàng loạt những bức ảnh: âm mưu của Mỹ, sự thất bại của Pháp và thắng lợi vẻ
vang của chúng ta. Khi Pháp tiến hành cuộc chiến tranh ở Việt Nam thì Mỹ đã ra
sức viện trợ những vũ khí tối tân: máy bay C47, xe tăng, đại liên 4 nòng 27 li, xe
tăng lội nước vì chúng sợ rằng “nếu cộng sản chiến thắng ở Đông Dương thì các
nước lân cận như Indônêsia, Ấn Độ, Miến Điện và ngay cả nền an ninh của Mỹ
cũng sẽ bị uy hiếp”. Thế nhưng, với tinh thần chiến đấu anh dũng nhân dân ta đã
đánh thắng được thực dân Pháp ở chiến trường Điện Biên Phủ và buộc chúng ngồi
vào bàn đàm phán với ta tại hiệp định Gơnevơ 20/7/1954.
Không phá hoại được hiệp định Genever, Mỹ thực hiện kế hoạch “lấp chỗ
trống”, đưa Ngô Đình Diệm lên làm tổng thống.1955,mở chiến dịch “tố cộng, diệt
cộng” ra sắc lệnh “đặt cộng sản ngoài vòng pháp luật”, ban hành bộ luật 10/59 lê
máy chém khắp miền Nam với phương châm “tiêu diệt cộng sản không thương
tiếc”, “thà giết lầm còn hơn bỏ sót”.

Bộ luật 10/59_ nỗi kinh hoàng của người dân

Máy chém_ công cụ giết người
đắc lực của bọn cướp nước


Ngoài ra, chúng còn thực hiện chương trình “cải cách điền địa”, lập ra các
“khu trù mật”, “khu dinh điền”, “ấp chiến lược” … để kìm kẹp, khống chế nông
dân, tách họ ra khỏi cách mạng. Chúng còn gây ra vụ tàn sát đẫm máu ở Chợ
Được(Quảng Nam), Vĩnh Trinh(Quảng Ngãi), Hướng Điền(Quảng Trị), nhà giam
Phú Lợi(Sài Gòn)…


Một buổi lễ huyết thề sát cộng

Ấp chiến lược

Tay sai Ngô Đình Diệm sau khi
giết chết 38 người đã dìm xác họ xuống
lòng hồ ở Quảng Nam-Đà Nẵng

Ngô Đình Diệm hướng dẫn
tướng Mỹ đi kiểm tra ấp chiến lược

Không dừng lại ở đó, từ 1961-1965, chúng tiến hành “chiến tranh đặc biệt”,
là hình thức chiến tranh kiểu mới của Mỹ, với âm mưu cơ bản là dùng người Việt


Nam đánh người Việt Nam nhằm chống lại phong trào cách mạng của nhân dân ta
và tiếp tục duy trì chế độ thực dân kiểu mới của chúng ở miền Nam
Sau đó, 1965-1968, Mỹ thực hiện chiến lược “chiến tranh cục bộ” ở miền
Nam và mở rộng “chiến tranh phá hoại ra miền Bắc”, được tiến hành bằng lực
lượng quân viễn chinh Mỹ, quân chư hầu và quân Ngụy tay sai tại miền Nam.
1969-1973, Mỹ tiến hành “Việt Nam hoá chiến tranh” chủ yếu bằng quân
đội tay sai, có sự phối hợp đáng kể của lực lượng chiến đấu Mỹ. Vẫn do Mỹ chỉ
huy bằng hệ thống cố vấn quân sự, cung cấp dollar, vũ khí nhằm chống lại Cách
Mạng và để giảm xương máu của người Mỹ, tận dụng triệt để xương máu người
Việt.
Nhưng có lẽ phòng “Chứng tích tội ác chiến tranh” là nhận được sự quan
tâm của nhiều người nhất.Những tấm ảnh về tội ác của bọn giặc hiện ra ngay trước
mắt mà tôi không tin đó là thật. Hình ảnh một tên lính Mỹ tra tấn một nông phu
ngay giữa cánh đồng thật xót xa sao. Người nông dân tội nghiệp không một tấc sắt
trong tay bị bọn lính trói lại như người ta trói một con vật và bị quấn vải đầy mặt,

và rồi chúng từ từ rót nước vào mảnh băng ấy cho đến khi anh ta không thở được
và chết. Một cái chết đến chầm chậm trong giẫy dụa, đau đớn. Vậy mà hắn còn
thản nhiên vưà thực hiện tội ác vừa hút thuốc như đó là một trò chơi hàng ngày,
một thứ tiêu khiển bình thường. Một hành động tuy nhỏ nhưng đã bộc lộ bộ mặt
thật xấu xa của bọn cướp nước: thản nhiên trước đau khổ của đồng loại, liệu chúng
có xứng đáng làm người? Tôi không hiểu tại sao chúng lại có thể nhẫn tâm đối xử
với đồng loại của mình một cách tàn bạo và dã man như thế? Vậy mà Mỹ vẫn tự
hào mình là một nước dân chủ, dân quyền.Dân chủ, dân quyền là thế này đây ư?
Là lấy sự đớn đau, lấy cái chết của người khác để làm trò mua vui, làm thú tiêu
khiển cho mình; thật đáng kinh tởm thay!

Một cảnh tượng thật xót xa ...


Không những vậy, trong các binh đoàn Mỹ còn nổi lên phong trào thi đua
giết người. Quân viễn chinh Mỹ đã đi đến chỗ coi người Việt Nam là một sinh vật
hạ đẳng, xem việc giết người không phải là tội ác. Một tên lính Mỹ đã nói: “Hình
như mốt mới nhất bây giờ là xây dựng một kỷ lục giết người. Trung đội mình giết
được 45 Việt cộng, trung đội khác sinh ghen thế rồi họ giết bất cứ ai cốt để vượt
kỷ lục”.Và quả thật lính Mỹ đã lập được rất nhiều kỷ lục: kỷ lục về tội ác, sự nhẫn
tâm, sự tàn bạo … Đó mà là những con người đến từ thế giới văn minh hay sao?

Một phóng viên người Nhật đã tự hỏi: “Không biết chúng là quỷ hay là người?”
Thế nhưng sau khi rời khỏi bảo tàng, ấn tượng sâu sắc trong lòng tôi lại
chính là hình ảnh của một em bé. Một khuôn mặt bầu bĩnh, đôi mắt ngây thơ,
trong sáng, to tròn đen lay láy trông thật đáng yêu. Thế nhưng em lại không thể
nhìn được, bao quanh em chỉ là một màn đêm u tối, cô đơn, lạnh lẽo. Em đâu biết
được những bất hạnh mà em đang chịu bởi một lỗi lầm không phải do em gây ra.
Không, em không có tội nhưng tại sao lại phải gánh chịu một hậu quả quá nặng
nề: em đã bị nhiễm chất độc da cam. Những người Mỹ sẽ cảm thấy thế nào nếu đó

là con, là em, là cháu … của họ? Đau đớn, xót xa, thương cảm, phẫn nộ? Thế thì
tại sao họ lại có thể đối xử như thế với con em chúng ta? Câu hỏi ấy cứ day dứt
mãi trong tôi và tôi biết chắc rằng nó cũng đang ám ảnh rất nhiều những con người
khác…


Em Doun đã mất chỉ sau khi bức ảnh này được chụp vài năm



×