Tải bản đầy đủ (.doc) (66 trang)

Thực trạng về thị trường và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty cổ phần kim khí hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.41 MB, 66 trang )

Chuyên đề tốt nghiệp

-1-

Công ty cổ phần Kim khí Hà Nội

Bùi Đăng Ninh – CQ45/ 32.01 – Học viện Tài chính


Chuyên đề tốt nghiệp

-2-

Công ty cổ phần Kim khí Hà Nội

LỜI MỞ ĐẦU...................................................................................................
Chương 1 : Khái quát về Công ty Cổ phần Kim khí Hà Nội..................
1.1

Khái quát về Công ty Cổ phần Kim khí Hà Nội..............................

1.1.1 Thông tin chung về Công ty..................................................................
1.1.2 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty............................
1.1.3 Nhiệm vụ hoạt động của Công ty........................................................
1.2

Kết quả họat động sản xuất kinh doanh và các chỉ tiêu tài

chính cơ bản của Công ty Cổ phần Kim khí Hà Nội.................................
1.2.1 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh............................................
1.2.1.1 Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh..........................


1.2.1.2 Cơ cấu tài sản và nguồn vốn của Công ty.....................................
1.2.2 Một số chỉ tiêu tài chính căn bản.......................................................
1.2.2.1 Hệ số nợ...............................................................................................
1.2.2.2 Khả năng thanh toán........................................................................
1.2.2.3 Khả sinh lợi.........................................................................................
1.3 Một số đặc điểm kinh tế kỹ thuật có ảnh hưởng tới việc duy trì
và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty..........................
1.3.1 Lĩnh vực hoạt động của Công ty........................................................
1.3.2 Cơ sở vật chất và trang thiết bị..........................................................
1.3.3 Quy trình sản xuất kinh doanh..........................................................
1.3.4 Kênh phân phối của Công ty..............................................................
1.3.5 Đặc điểm về lao động...........................................................................
1.3.6 Đặc điểm về cơ cấu tổ chức.................................................................
1.3.6.1 Ban giám đốc......................................................................................
1.3.6.2 Các phòng chức năng của Công ty.................................................
Bùi Đăng Ninh – CQ45/ 32.01 – Học viện Tài chính


Chuyên đề tốt nghiệp

-3-

Công ty cổ phần Kim khí Hà Nội

1.3.6.3 Các đơn vị trực thuộc.......................................................................
Chương 2 : Thực trạng về thị trường và mở rộng thị trường tiêu
thụ sản phẩm của Công ty Cổ phần Kim khí Hà Nội.............................
2.1 Đặc điểm về thị trường của Công ty Cổ phần Kim khí Hà Nội.....
2.1.1 Đặc điểm về mặt hàng kinh doanh....................................................
2.1.2 Sự biến động của thị trường...............................................................

2.2 Tình hình thị trường và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm
của Công ty Cổ phần Kim khí Hà Nội.......................................................
2.2.1 Tình hình tiêu thụ sản phẩm của Công ty.......................................
2.2.1.1 Tiêu thụ sản phẩm toàn Công ty....................................................
2.2.1.2 Tình hình tiêu thụ theo vùng địa lý...............................................
2.2.2 Thị trường và thị phần của Công ty.................................................
2.2.2.1 Thị trường của Công ty....................................................................
2.2.2.2 Thị phần của Công ty.......................................................................
2.2.3 Các giải pháp mà Công ty đã áp dụng nhằm duy trì và mở
rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm.............................................................
2.2.3.1 Nghiên cứu thị trường......................................................................
2.2.3.2 Chính sách giá cả...............................................................................
2.2.3.3 Hoạt động hỗ trợ tiêu thụ................................................................
2.2.3.4 Chính sách khoán sản phẩm...........................................................
2.3. Đánh giá chung về tình hình thị trường và mở rộng thị trường
tiêu thụ sản phẩm của Công ty Cổ phần Kim khí Hà Nội.....................
2.3.1 Thành tích đạt được.............................................................................
2.3.2 Hạn chế...................................................................................................
2.3.3 Nguyên nhân của hạn chế...................................................................
Bùi Đăng Ninh – CQ45/ 32.01 – Học viện Tài chính


Chuyên đề tốt nghiệp

-4-

Công ty cổ phần Kim khí Hà Nội

Chương 3 : Các giải pháp duy trì và mở rộng thị thường tiêu thụ
sản phẩm của Công ty Cổ phần Kim khí Hà Nội....................................

3.1 Định hướng tiêu thụ sản phẩm của Tổng Công ty thép Việt
Nam và của Công ty Cổ phần Kim khí Hà Nội........................................
3.1.1 Định hướng tiêu thụ sản phẩm của Tổng Công ty thép Việt
Nam...................................................................................................................
3.1.1.1 Cung cầu thép thế giới 2010 và dự báo 2011...............................
3.1.1.2 Dự báo thị trường..............................................................................
3.1.1.3 Định hướng tiêu thụ sản phẩm thép của Tổng Công ty thép
Việt Nam...........................................................................................................
3.1.2 Định hướng tiêu thụ sản phẩm của Công ty...................................
3.1.2.1 Dự báo thị phần tương đối của Công ty........................................
3.1.2.2 Kế hoạch tiêu thụ sản phẩm............................................................
3.2 Giải pháp duy trì và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của
Công ty Cổ phần Kim khí Hà Nội...............................................................
3.2.1 Đẩy mạnh nghiên cứu thị trường......................................................
3.2.2 Nâng cao khả năng thắng thầu các hợp đồng cung cấp hàng
hóa thông qua hoàn thiện hồ sơ dự thầu...................................................
3.3.3 Hoàn thiện chính sách giá...................................................................
3.2.4 Hoàn thiện chiến lược sản phẩm/ thị trường..................................
3.2.5 Hoàn thiện mạng lưới tiêu thụ sản phẩm........................................
3.2.6 Đẩy mạnh hoạt động hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm..............................
3.3. Một số kiến nghị với Tổng Công ty thép Việt Nam và với Nhà
Nước..................................................................................................................
3.3.1 Kiến nghị với Tổng Công ty thép Việt Nam....................................
Bùi Đăng Ninh – CQ45/ 32.01 – Học viện Tài chính


Chuyên đề tốt nghiệp

-5-


Công ty cổ phần Kim khí Hà Nội

3.3.2 Kiến nghị với Nhà Nước......................................................................
KẾT LUẬN..............................................................................................................................

Bùi Đăng Ninh – CQ45/ 32.01 – Học viện Tài chính


Chuyên đề tốt nghiệp

-6-

Công ty cổ phần Kim khí Hà Nội

Lời mở đầu

Hai năm sau cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008, nền kinh tế thế giới
đang dần phục hồi trở lại. Các nước đang điều chỉnh chiến lược, thực thi các
chính sách, biện pháp bảo vệ lợi ích, xích lại gần nhau hơn trong những vấn
đề toàn cầu. Việt Nam cũng không phải là ngoại lệ. Với những nỗ lực của
Nhà nước và các doanh nghiệp, nền kinh tế Việt Nam đã có những dấu hiệu
khởi sắc. Hoạt động kinh tế ngày càng được mở rộng cả về chiều rộng lẫn
chiều sâu, các chỉ tiêu kinh tế đạt được vượt mức so với mức kế hoạch đề ra
đầu năm. Điều này đã tạo ra không ít cơ hội và thách thức cho các doanh
nghiệp nước ta trong đó có Công ty Cổ phần Kim khí Hà Nội. Qua các nỗ
lực nhằm phát huy những tiềm năng, cơ hội; hạn chế những khó khăn, Công
ty Cổ phần Kim khí Hà Nội đã từng bước thay đổi vươn lên tạo chỗ đứng
cho mình đồng thời khẳng định được vai trò của mình trên thị trường.
Qua thời gian đầu thực tập tại Công ty Cổ phần Kim khí Hà Nội, được sự
giúp đỡ của các cô chú trong Công ty và áp dụng nhưng kiến thức đã được

học tại Học viện Tài chính em đã rút ra những kinh nghiệm quý báu cho bản
thân và hoàn thành bản Báo cáo thực tập lần 2 này.
Nội dung của Báo cáo thực tập lần 2 này được chia làm 2 phần:
Phần I : Khái quát về Công ty Cổ phần Kim khí Hà Nội.
Phần II: Thực trạng về thị trường và mở rộng thị trường tiêu thụ sản
phẩm của Công ty Cổ phần Kim khí Hà Nội.

Bùi Đăng Ninh – CQ45/ 32.01 – Học viện Tài chính


Chuyên đề tốt nghiệp

-7-

Công ty cổ phần Kim khí Hà Nội

Bùi Đăng Ninh – CQ45/ 32.01 – Học viện Tài chính


Chuyên đề tốt nghiệp

-8-

Công ty cổ phần Kim khí Hà Nội

Chương 1:Khái quát về Công ty Cổ phần Kim khí Hà
Nội

1.1.


Khái quát về Công ty Cổ phần Kim khí Hà Nội

1.1.1

Thông tin chung về Công ty

Tên công ty

: Công ty Cổ phần Kim khí Hà Nội

Tên giao dịch đối ngoại: HANOI METAL COROPRATION
Tên viết tắt

: HMC

Địa chỉ

: Số 20 Tôn Thất Tùng - Quận Đống Đa - Hà Nội

Điện thoại

: 04.38521115

Fax

: 04.38523851

Email

:


Mã số tài khoản

: 102010000073697 – Ngân hàng Công thương
Quận Đống Đa – Hà Nội

Mã số thuế

: 0100100368

1.1.2 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty
Công ty Cổ phần Kim khí Hà Nội là một doanh nghiệp Nhà nước, Công
ty hạch toán độc lập, có tư cách pháp nhân đầy đủ, có tài khoản và con dấu
riêng, là Công ty trực thuộc Tổng Công Ty Thép Việt Nam. Công ty chính
thức chuyển sang Công ty cổ phần từ ngày 31/12/2005, Giấy chứng nhận
đăng ký kinh doanh số 0103010369 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố
Hà Nội cấp ngày 21/12/2005.
Ban đầu Công ty chỉ là một đơn vị thu mua thép phế liệu phục vụ cho
ngành thép, cùng với sự tăng trưởng của công nghiệp trong nước thì Công ty
Bùi Đăng Ninh – CQ45/ 32.01 – Học viện Tài chính


Chuyên đề tốt nghiệp

-9-

Công ty cổ phần Kim khí Hà Nội

càng ngày càng phát triển mở rộng quy mô và thị trường kinh doanh của
mình. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty trải qua các giai đoạn

sau:
- Công ty được thành lập năm 1972 với tên là “Công ty thu hồi phế liệu
kim khí”, là đơn vị trực thuộc Tổng Công ty Kim khí Việt Nam - Bộ Vật tư.
Công ty có chức năng thu mua phế liệu trong nước tạo nguồn cung cấp
nguyên liệu cho việc nấu luyện thép ở nhà máy gang thép Thái Nguyên.
- Nhằm nâng cao hiệu qủa họat động của Công ty và đáp ứng mọi yêu
cầu về nguồn cung cấp thép phế liệu cho sản xuất, Bộ Vật tư ra Quyết định
số 628/QĐ_VT tháng 10 năm 1985 hợp nhất hai đơn vị :”Công ty thu hồi
phế liệu kim khí” và “Trung tâm giao dịch dịch vụ vật tư ứ đọng luân
chuyển” thành “Công ty vật tư thứ liệu Hà Nội”. Công ty là đơn vị thực
thuộc Tổng Công ty Cổ phần Kim khí Việt Nam, hạch toán độc lập và có tư
cách pháp nhân đầy đủ.
- Ngày 28/05/1993, Bộ Thương mại ra Quyết định số 600/TM – TCCB
thành lập Công ty vật tư thứ liệu Hà Nội trực thuộc Tổng Công ty thép Việt
Nam.
- Ngày 15/04/1997, Bộ Công nghiệp ra Quyết định số 511/QĐ – CCB sát
nhập xí nghiệp dịch vụ vật tư vào Công ty vật tư thứ liệu Hà Nội.
- Ngày 05/06/1997 theo Quyết định số 1022/QĐ – HĐQT của Hội đồng
quản trị Tổng công ty thép Việt Nam đổi tên Công ty vật tư thứ liệu Hà Nội
thành Công ty Kinh doanh thép và vật tư Hà Nội.
- Ngày 12/11/2003, Bộ Công nghiệp ra Quyết định số 182/2003/QĐ-BCN
về việc đổi tên Công ty thành Công ty Kim khí Hà Nội.
- Đến ngày 07/09/2005, Bộ trưởng Bộ Công nghiệp đã ký Quyết định số
2840/QĐ – BCN về việc phê duyệt phương án và chuyển Công ty Kim khí
Hà Nội thành Công ty Cổ phần Kim khí Hà Nội.
Bùi Đăng Ninh – CQ45/ 32.01 – Học viện Tài chính


Chuyên đề tốt nghiệp


- 10 -

Công ty cổ phần Kim khí Hà Nội

-Ngày 10/11/2005, Bộ trưởng Bộ Công nghiệp đã ký Quyết định số
3702/QĐ – BCN sửa đổi bổ xung một số điều của Quyết định 2840/QĐ –
BCN ngày 07/09/2005 phê duyệt phương án và chuyển Công ty Kim khí Hà
Nội thành Công ty Cổ phần Kim khí Hà Nội, theo đó:
+ Vốn điều lệ của Công ty được xác định là
+ Vốn Nhà Nước (89.37%) là

: 90.000.000.000 VNĐ.
: 80.431.500.000 VNĐ.

+ Vốn bán cho người lao động với giá ưu đãi là : 7.537.000.000 VNĐ.
+ Vốn cổ phần bán ra ngoài là

: 2.031.500.000 VNĐ.

Sau một thời gian dài nỗ lực làm việc, quá trình chuyển đổi doanh nghiệp
Nhà Nước từ “Công ty Kim khí Hà Nội” thành “Công ty Cổ phần Kim khí
Hà Nội” đã cơ bản hoàn tất, tuân thủ tuyệt đối những chủ trương, chính sách
và các văn bản hướng dẫn của Nhà Nước, phù hợp với nguyện vọng của
người lao động.
1.1.3 Nhiệm vụ hoạt động của Công ty
Theo sự phân cấp của Tổng công ty thép Việt Nam, Công ty Cổ phần
Kim khí Hà Nội có những nhiệm vụ sau:


Công ty Cổ phần Kim khí Hà Nội đơn vị kinh doanh hạch toán kinh


tế độc lập dưới sự chỉ đạo của cơ quan chủ quản là Tổng công ty thép Việt
Nam, vì vậy hàng năm Công ty phải tổ chức triển khai các biện pháp sản
xuất kinh doanh, phấn đấu hoàn thành hiệu quả các kế hoạch sản xuất kinh
doanh do Công ty đề ra và được Tổng công ty thép Việt Nam phê duyệt.


Công ty được Tổng công ty thép Việt Nam cấp vốn để hoạt động.

Ngoài ra Công ty có chủ quyền huy động thêm vốn đầu tư từ bên ngoài như
vay từ các ngân hàng, các tổ chức tài chính, các quỹ hỗ trợ….để đảm bảo
nhu cầu hoạt động kinh doanh của Công ty. Việc sử dụng vốn của Công ty
phải được đảm bảo trên nguyên tắc đúng với chế độ chính sách của Nhà
Nước.
Bùi Đăng Ninh – CQ45/ 32.01 – Học viện Tài chính


Chuyên đề tốt nghiệp


- 11 -

Công ty cổ phần Kim khí Hà Nội

Công ty phải chấp hành và thực hiện đầy đủ , nghiêm túc chính sách

chế độ của nghành, luật pháp của Nhà Nước về hoạt động kinh doanh và
nghĩa vụ đối với Nhà Nước.



Công ty phải thường xuyên xem xét khả năng kinh doanh của mình,

nắm bắt nhu cầu thị trường để từ đó đưa ra kế hoạch nhằm cải tiến tổ chức
sản xuất kinh doanh, đáp ứng nhu cầu của khách hàng và đạt được lợi nhuận
tối đa.


Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ công nhân

viên nhằm đáp ứng được yêu cầu quản lý và kinh doanh của Công ty, thực
hiện các chính sách chế độ thưởng phạt bảo đảm quyền lợi của người lao
động.
1.2. Kết quả họat động sản xuất kinh doanh và các chỉ tiêu tài chính
cơ bản của Công ty Cổ phần Kim khí Hà Nội
1.2.1 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh
1.2.1.1 Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là một trong những báo cáo tài
chính tổng hợp, cung cấp, phản ánh các thông tin về tình hình và kết quả của
việc sử dụng tiềm năng về vốn, lao động kỹ thuật và kinh nghiệm quản lý
của Công ty. Tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty trong 5 năm gần
đây được thể hiện trong Bảng 1.1.

Bùi Đăng Ninh – CQ45/ 32.01 – Học viện Tài chính


Chuyên đề tốt nghiệp

- 12 -

Công ty cổ phần Kim khí Hà Nội


Bảng 1.1: Kết qủa hoạt động sản xuất kinh doanh – Đvt : nghìn đồng

Nguồn : Công ty Cổ phần Kim khí Hà Nội
Hình 1.1 : Doanh thu từ năm 2006 – 2010

Bùi Đăng Ninh – CQ45/ 32.01 – Học viện Tài chính


Chuyên đề tốt nghiệp

- 13 -

Công ty cổ phần Kim khí Hà Nội

Nguồn : Công ty Cổ phần Kim khí Hà Nội

Hình 1.2: Lợi nhuận từ năm 2006 – 2010

Nguồn: Công ty Cổ phần Kim khí Hà Nội

Bùi Đăng Ninh – CQ45/ 32.01 – Học viện Tài chính


Chuyên đề tốt nghiệp

- 14 -

Công ty cổ phần Kim khí Hà Nội


Nhìn vào báo cáo kết quả kinh doanh và biểu đồ thể hiên tình hình doanh
thu và lợi nhuận của Công ty Cổ phần Kim khí Hà Nội trong 5 năm qua ta
có thể nhận xét như sau:
Năm 2006 là năm Công ty làm ăn thua lỗ. Nguyên nhân là do năm 2006
là năm đầu tiên Công ty thay đổi loại hình doanh nghiệp từ Công ty 100%
vốn Nhà nước thành Công ty cổ phần. Khi trở thành công ty cổ phần, Công
ty mất đi những ưu đãi từ phía Nhà Nước làm cho tổng doanh thu giảm
mạnh, giá vốn hàng bán chiếm tỷ trọng cao làm cho lãi gộp thấp. Bên cạnh
đó thì các khoản chi phí như chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp
vẫn ở mức cao do chưa kịp thích nghi với mô hình tổ chức công ty cổ phần.
Năm 2007 – 2008 doanh thu của Công ty tăng mạnh. Nguyên nhân là do
Công ty đã dần quen với mô hình Công ty cổ phần và đã có các hoạt động
mở rộng sản xuất kinh doanh, phát triển thị trường.
Năm 2009 doanh thu của Công ty giảm đáng kể so với năm 2008, từ 1,6
nghìn tỷ VNĐ năm 2008 xuống còn 578 tỷ VNĐ năm 2009. Nguyên nhân
của sự sụt giảm này là cuộc đại khủng hoảng kinh tế thế giới vào cuối năm
2008. Kinh tế thế giới suy thoái dẫn đến thị phần của Công ty cũng giảm
mạnh kéo theo doanh thu bán hàng giảm.
Doanh thu năm 2010 của Công ty lại tăng trở lại ở mức 1,1 nghìn tỷ
VNĐ. Nguyên nhân là do nền kinh tế thế giới đã dần phục hồi sau cuộc
khủng hoảng, các hoạt động sản xuất kinh doanh sôi động trở lại, thị phần
của Công ty dần mở rộng.
Năm 2008 lợi nhuận bị giảm đi từ hơn 10 tỷ VNĐ xuống còn hơn 6 tỷ
VNĐ trong khi doanh thu thì vẫn tăng. Nguyên nhân chủ yếu đó là do giá
vốn hàng bán của Công ty chiếm tỷ trong quá cao nên mặc dù tổng doanh
thu tăng nhưng lãi gộp lại giảm. Bên cạnh đó còn có nguyên nhân là do lợi

Bùi Đăng Ninh – CQ45/ 32.01 – Học viện Tài chính



Chuyên đề tốt nghiệp

- 15 -

Công ty cổ phần Kim khí Hà Nội

nhuận hoạt động tài chính âm ( trong khi các năm trước lợi nhuận hoạt động
tài chính đều dương ).
Năm 2009 Công ty làm ăn lỗ, nguyên nhân là do cuộc đại khủng hoảng
kinh tế thế giới xảy ra vào cuối năm 2008 kéo dài sang đến năm 2009 làm
cho nền kinh tế thế giới suy thoái, hoạt động sản xuất kinh doanh bị trì trệ
kéo theo thị trường tiêu thụ của Công ty bị giảm mạnh.
Sang năm 2010 tình hình làm ăn của Công ty có dấu hiệu khả quan trở
lại, lợi nhuận tăng lên mức hơn 8 tỷ VNĐ. Điều này chứng tỏ Công ty đã có
những hoạt động nhằm phục hồi việc sản xuất kinh doanh, phát triển thị
trường rất tốt sau khi vượt qua được cuộc khủng hoảng kinh tế.
1.2.1.2 Cơ cấu tài sản và nguồn vốn của Công ty
Bảng cân đối kế toán là một báo cáo tài chính tổng hợp phản ánh tổng
quát tình hình tài sản hiện có và nguồn hình thành tài sản đó của Công ty tại
một thời điểm nhất định. Dưới đây là Bảng cân đối kế toán của Công ty Cổ
phần Kim khí Hà Nội trong 5 năm.
Bảng 1.2: Bảng cân đối kế toán – Đơn vị tính : nghìn đồng

Bùi Đăng Ninh – CQ45/ 32.01 – Học viện Tài chính


Chuyên đề tốt nghiệp

- 16 -


Công ty cổ phần Kim khí Hà Nội

Nguồn: Công ty Cổ phần Kim khí Hà Nội

Hình 1.3. Tổng tài sản từ năm 2006 – 2010

Bùi Đăng Ninh – CQ45/ 32.01 – Học viện Tài chính


Chuyên đề tốt nghiệp

- 17 -

Công ty cổ phần Kim khí Hà Nội

Nguồn: Công ty Cổ phần Kim khí Hà Nội
Hình 1.4: TSNH và TSDH từ năm 2006 – 2010

Nguồn: Công ty Cổ phần Kim khí Hà Nội

Bùi Đăng Ninh – CQ45/ 32.01 – Học viện Tài chính


Chuyên đề tốt nghiệp

- 18 -

Công ty cổ phần Kim khí Hà Nội

Hình 1.5: Nợ phải trả và VCSH năm 2006 – 2010


Nguồn: Công ty Cổ phần Kim khí Hà Nội
Căn cứ vào bảng cân đối kế toán và các biểu đồ về tài sản và nguồn vốn
như trên của Công ty Cổ phần Kim khí Hà Nội ta thấy :
• Nhìn chung tổng tài sản của Công ty từ năm 2006 đến năm 2010 có
tăng. Điều này chứng tỏ Công ty ngày càng mở rộng hoạt động sản xuất kinh
doanh để phù hợp với xu thế phát triển chung . Năm 2008 -2009 tổng tài sản
của Công ty bị giảm chủ yếu là do hao mòn TSCĐ và Công ty đánh giá lại tài
sản. Năm 2010 tổng tài sản của Công ty đã tăng trở lại.
• Tỷ trọng tài sản ngắn hạn của Công ty luôn ở mức cao. Tỷ trọng này
là hợp lý đối với Công ty bởi vì Công ty chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực
thương mại công nghiệp, hoạt động gia công chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ.
• Nguồn vốn chủ sở hữu của Công ty tương đối ổn định. Tỷ lệ nợ phải
trả cao chứng tỏ Công ty làm khá tốt trong việc huy động và sử dụng nguồn
vốn đi vay.
1.2.2 Một số chỉ tiêu tài chính căn bản
Bùi Đăng Ninh – CQ45/ 32.01 – Học viện Tài chính


Chuyên đề tốt nghiệp

- 19 -

Công ty cổ phần Kim khí Hà Nội

1.2.2.1 Hệ số nợ
Hình 1.6: Hệ số nợ từ năm 2006 – 2010

Nguồn: Công ty Cổ phần Kim khí Hà Nội
Từ năm 2006 – 2010 hệ số nợ của Công ty nhìn chung là tăng và đến

năm 2010 dừng ở mức 69.8%. Hệ số nợ của Công ty luôn ở mức khá cao.
Điều này chứng tỏ khả năng huy động vốn của Công ty tốt. Tuy nhiên đây
cũng là thách thức với Công ty vì áp lực từ các chủ nợ và chi phí lãi vay.
1.2.2.2 Khả năng thanh toán

Hình 1.7: Hệ số thanh toán nhanh năm 2006 – 2010

Bùi Đăng Ninh – CQ45/ 32.01 – Học viện Tài chính


Chuyên đề tốt nghiệp

- 20 -

Công ty cổ phần Kim khí Hà Nội

Nguồn: Công ty Cổ phần Kim khí Hà Nội
1.2.2.3 Khả năng sinh lợi
Hình 1.8: Khả năng sinh lời của TS và VCSH

Nguồn: Công ty Cổ phần Kim khí Hà Nội
1.3 Một số đặc điểm kinh tế kỹ thuật có ảnh hưởng tới việc duy trì và
mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty
Bùi Đăng Ninh – CQ45/ 32.01 – Học viện Tài chính


Chuyên đề tốt nghiệp

- 21 -


Công ty cổ phần Kim khí Hà Nội

1.3.1 Lĩnh vực hoạt động của Công ty
Công ty cổ phần Kim khí Hà Nội có Điều lệ tổ chức và hoạt động được
Đại hội đồng cổ đông thường niên sửa đổi, bổ sung thông qua ngày
26/5/2009;
Ngành nghề kinh doanh của Công ty bao gồm: kinh doanh kim khí,
nguyên vật liệu phục vụ ngành thép, kinh doanh máy móc thiết bị phụ tùng,
phương tiện vận tải, bốc xếp, san ủi phục vụ sản xuất, xây dựng và khai thác
mỏ, kinh doanh vòng bi, vật liệu điện, dụng cụ cơ khí, các loại vật tư tổng
hợp, thiết bị viễn thông, điện tử, điện lạnh, máy vi tính và các loại vật tư
ngoại vi.
Sản xuất gia công, chế biến các sản phẩm kim loại; sản xuất kinh doanh
vật liệu xây dựng; kinh doanh xe ôtô, xe máy và phụ tùng linh kiện kèm
theo; kinh doanh dịch vụ sửa chữa ô tô, xe máy; gia công lắp ráp, bảo
dưỡng, sửa chữa đóng mới các loại xe và dịch vụ sửa chữa, bảo dưỡng xe
ôtô, xe máy.
Kinh doanh các dịch vụ giao nhận, vận chuyển, kho bãi, bãi đỗ xe, cho thuê
văn phòng, dịch vụ khai thuê hải quan; kinh doanh bất động sản, nhà ở, khách
sạn, dịch vụ siêu thị và hàng hoá tiêu dùng; kinh doanh dịch vụ thể thao, ăn
uống du lịch;
Kinh doanh các hoạt động phụ trợ phục vụ sản xuất kinh doanh và các
dịch vụ đại lý, ký gửi các mặt hàng thuộc phạm vi kinh doanh của Công ty;
Trong số các lĩnh vực kinh doanh nói trên thì hiện nay Công ty chủ
yếu tập trung vào kinh doanh kim khí, nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất
của nghành thép.
Nguồn hàng khai thác của Công ty tương đối đa dạng và chủ yếu là các
nguồn hàng sản xuất trong nước như mặt hàng kim khí, ống VINAPIPE, xi
măng, phụ tùng, gang, vòng bi…Tuy nhiên, ngoài những mặt hàng trong
Bùi Đăng Ninh – CQ45/ 32.01 – Học viện Tài chính



Chuyên đề tốt nghiệp

- 22 -

Công ty cổ phần Kim khí Hà Nội

nước ra thì Công ty còn nhập hàng từ các nước như Nga, Hàn Quốc. Các
mặt hàng nhập khẩu chủ yếu là thép, vòng ống FKF, phôi thép, vòng bi, phụ
tùng, hàng gang…
Họat động tổ chức sản xuất gia công để sản xuất các sản phẩm bằng thép
còn đơn giản và chủ yếu là hoàn thiện khâu cuối cùng về mặt hình thức. Vì
vậy hoạt động này không mang lại nhiều lợi nhuận cho Công ty.
1.3.2 Cơ sở vật chất và trang thiết bị
Tài sản cố định của Công ty bao gồm các tài sản như : nhà cửa, máy
móc thiết bị, phương tiện vận tải, thiết bị quản lý.
Bảng 1.3 : Nguyên giá các loại tài sản cố định của Công ty
STT
1
2
3
4
5
6

Loại tài sản cố định
Nhà cửa, vật kiến trúc
Máy móc, thiết bị
Phương tiện vận tải

Thiết bị quản lý
Quyền sử dụng đất
Tổng giá trị tài sản cố

Nguyên giá
29.696.506.707
723.153.129
5.039.584.431
445.901.600
906.366.750
36.811.512.617

Tỷ lệ %
80,67
1,96
13,69
1,21
2,46
100

định
Nguồn : Công ty Cổ phần Kim khí Hà Nội
Qua bảng trên có thể thấy được hầu hết tài sản cảu Công ty là tài sản
cố định hữu hình và chiếm khoảng 97,54%. Trong đó phần lớn lại là nhà cửa
vật kiến trúc chiếm tới 80,67% tổng số tài sản. Nhà cửa, vật kiến trúc của
Công ty bao gồm trụ sở Công ty và các xí nghiệp, nhà kho của Công ty.
Bảng 1.4 : Phân loại đất sử dụng của Công ty
STT

Loại đất


m2

1
2
3
4

Đất văn phòng
Nhà xưởng
Kho
Bãi hàng

6.399
1.372
15.036
100.965

Bùi Đăng Ninh – CQ45/ 32.01 – Học viện Tài chính


Chuyên đề tốt nghiệp
5

- 23 -

Công ty cổ phần Kim khí Hà Nội

Đất khác


67.730

Nguồn : Công ty Cổ phần Kim khí Hà Nội
Phần tài sản máy móc chiếm tỷ trọng rất nhỏ ( 1,96% ) , các tài sản
này chủ yếu là máy cắt, máy dập, cân phục vụ cho việc gia công cơ khí và
bán thành phẩm.
Dụng cụ quản lý của Công ty bao gồm đầy đủ các trang thiết bị hiện
đại như máy in, máy tính, máy photocopy, máy fax…..đảm bảo phục vụ tốt
cho công tác quản lý.
Do Công ty là doanh nghiệp thương mại nên lượng hàng vận chuyển
là rất lớn, vì vậy Công ty đầu tư mua nhiều trang thiết bị vận tải. Trang thiệt
bị vận tải ( chủ yếu là ô tô, xe máy ) chiếm tỷ trọng 13,69% tổng tài sản cố
định.
1.3.3 Quy trình sản xuất kinh doanh
Hình1.9: Quy trình sản xuất kinh doanh của Công ty
Nhập nguyên liệu

Sản xuất, chế biến

Tiêu thụ

Hoàn thiện sản phẩm

Nguồn : Công ty Cổ phần Kim khí Hà Nội
Quy trình sản xuất kinh doanh của Công ty qua 4 bước sau:
Bước 1: Nhập nguyên vật liệu chính cùng một số nguyên phụ liệu
khác phục vụ quy trình sản xuất kinh doanh.
Nguyên vật liệu được Công ty thu mua từ các nguồn hàng có uy tín, xuất
xứ rõ ràng đảm bảo chất lượng tốt ( các loại thép nguyên liệu, các loại ống
nhôm, inoc…). Là một ngành cơ khí chính xác nên Công ty xác định rằng

chỉ có những nguyên liệu tốt mới có những sản phẩm tốt.
Bùi Đăng Ninh – CQ45/ 32.01 – Học viện Tài chính


Chuyên đề tốt nghiệp

- 24 -

Công ty cổ phần Kim khí Hà Nội

Bước 2: Tiến hành sản xuất sản phẩm, chế biến sản phẩm dựa trên
nguyên vật liệu đầu vào đã nhập ở bước 1.
Nguyên liệu sau khi đã nhập vào ở giai đoạn một được đưa tới xưởng sản
xuất của Nhà máy. Tại đây với hệ thống máy móc hiện đại, đội ngũ công
nhân lành nghề, các sản phẩm được sản xuất ra đều phải đạt được những tiêu
chuẩn những quy định khắt khe của nhà máy đảm bảo rằng mỗi sản phẩm
xuất xưởng đều là một sản phẩm hoàn chỉnh.
Với hệ thống dây chuyền sản xuất hiện đại, từ việc cắt, hàn… đến việc
mạ thành phẩm đều được thực hiện một cách có khoa học. Nhằm đạt được
chất lượng sản phẩm tốt nhất trong thời gian hiệu quả nhất.
Bước 3 : Hoàn thiện sản phẩm một cách hoàn chỉnh tiến hành nhập
kho thành phẩm.
Sản phẩm sau khi sản xuất xong được chuyển tới khách hàng thông qua
hệ thống cửa hàng và các chi nhánh trong cả nước.
Bước 4 : Đưa thành phẩm hoàn thành tới khách hàng thông qua hệ
thống cửa hàng và các chi nhánh trong cả nước.
Đây là khâu cuối cùng nhưng cũng là khâu quan trọng nhất. Với hệ thống
cửa hàng trực thuộc và các đại lý rộng khắp, thành phẩm được bán rộng rãi
trên thị trường. Ngoài phương thức bán lẻ truyền thống Công ty còn có
những bạn hàng tin cậy luôn đặt hàng với số lượng lớn.

1.3.4 Kênh phân phối của Công ty
Công ty Cổ phần kim khí Hà Nội là một đơn vị kinh doanh kim khí trực
thuộc Tổng công ty thép Việt Nam, trước đây có thể coi Công ty là một
trong những đơn vị hàng đầu trong kinh doanh các mặt hàng về kim khí đáp
ứng nhu cầu thị trường Hà Nội và một số vùng lân cận. Hoạt động kinh tế cơ
bản của Công ty là lưu chuyển hàng hóa. Đó là sự tổng hợp của quá trình
mua bán, trao đổi và dự trữ hàng hóa. Quá trình lưu chuyển hàng được thực
Bùi Đăng Ninh – CQ45/ 32.01 – Học viện Tài chính


Chuyên đề tốt nghiệp

- 25 -

Công ty cổ phần Kim khí Hà Nội

hiện theo hai phương thức: bán buôn và bán lẻ. Ngoài nhiệm vụ chủ yếu là
kinh doanh mua và bán hàng hóa thì Công ty còn sản xuất gia công chế biến
để tạo thêm nguồn hàng và tiến hành các hoạt động kinh doanh.
Hình 1.10 : Cơ cấu hệ thống kênh bán hàng của Công ty
Công
ty
Cổ
phần
Kim
khí

Các xí nghiệp

Cửa hàng bán

lẻ

Người
tiêu
dùng

Chi nhánh tại TP.HCM và Hải
PhòngHaHH

cuối
cùng

Hà Nội

Nguồn: Công ty Cổ phần Kim khí Hà Nội
Công ty tập trung vào hai thị trường chính thị trường Hà Nội và thành
phố Hồ Chí Minh, ngoài ra Công ty còn kinh doanh với các tỉnh Miền Bắc
và một số tỉnh miền Trung. Công ty thực hiện chào hàng đến tất cả các cá
nhân, đơn vị tổ chức có nhu cầu về các mặt hàng kim khí thông qua các đại
lý, cửa hàng bán buôn bán lẻ trong cả nước.
Cơ cấu hệ thống kênh bán hàng của Công ty:
Kênh 1: Công ty sẽ bán hàng trực tiếp cho người tiêu dùng cuối cùng.
Người tiêu dùng cuối cùng ở đây là các đơn vị sản xuất mua để làm nguyên
liệu, các cá nhân mua để tiêu dùng sinh hoạt. Kênh này áp dụng cho những
khách hàng quen thuộc có nhu cầu mua với khối lượng lớn. Với kênh bán
hàng này quá trình lưu chuyển hàng hóa diễn ra nhanh chóng, đơn giản thuận
tiện.

Bùi Đăng Ninh – CQ45/ 32.01 – Học viện Tài chính



×