Tải bản đầy đủ (.docx) (68 trang)

BÁO cáo THỰC tập tốt NGHIỆp tại CÔNG TY cổ PHẦN DỊCH vụ và sửa CHỮA NHIỆT điện MIỀN bắc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (549.48 KB, 68 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
Viện Kinh tế và Quản lý
----------o0o---------

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
Địa điểm thực tập :
CÔNG TY CỔ PHẦN DỊCH VỤ VÀ SỬA CHỮA NHIỆT ĐIỆN MIỀN BẮC

Họ và tên sinh viên

: Nguyễn Trường Long

Lớp

: Quản trị kinh doanh – B2.K3

Người hướng dẫn

: Thạc sỹ Lê Văn Hòa

Sinh viên: Nguyễn Trường Long

Lớp: QTVB2

Trang 1


HÀ NỘI – 2015

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc


---------------o0o--------------XÁC NHẬN CỦA CƠ SỞ THỰC TẬP
Công ty Cổ phần Dịch vụ và Sửa chữa Nhiệt điện Miền Bắc có trụ sở tại :
Phường : Phả Lại , Thị xã Chí Linh , Tỉnh Hải Dương
Số điện thoại : 0320.3582909
Số Fax : 0320.582905
Trang web :
Địa chỉ e-mail :
Xác nhận
Anh :
Sinh ngày : ……………………………….. Số CMT :
Là sinh viên lớp : ………………………….Số hiệu SV :
Có thực tập tại công ty trong khoảng thời gian từ ngày…………đến ngày……..
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
……………………………………....

Ngày……tháng……năm
Người hướng dẫn trực tiếp
( ký và ghi rõ họ tên )

Sinh viên: Nguyễn Trường Long

Ngày……tháng……năm
Xác nhận của công ty
( có chữ ký và dấu tròng của công ty)

Lớp: QTVB2


Trang 2


TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
Viện Kinh tế và Quản lý

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Số 01-03/ĐT-ĐHBK-KTQL
PHIẾU THEO DÕI QUÁ TRÌNH THỰC TẬP CỦA SINH VIÊN
Họ và tên : Nguyễn Trường Long
Lớp
: QTVB2
Ngành :
Địa điểm thực tập : Công ty cổ phần Dịch vụ và Sửa chữa Nhiệt điện Miền Bắc
Người hướng dẫn :
TT
Ngày tháng
Nội dung công việc
Xác nhận của
GVHD
1

2

3

4


5

Đánh giá chung của người hướng dẫn :
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
Ngày……tháng……năm 2015

Sinh viên: Nguyễn Trường Long

Lớp: QTVB2

Trang 3


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BHXH: Bảo hiểm xã hội
2. BHYT: Bảo hiểm y tế
3. CBCNV: Cán bộ công nhân viên
4. CCDV: Cung cấp dịch vụ
5. CKTM: Chiết khấu thương mại
6. GGHM: giảm giá hàng mua
7. GTGT: giá trị gia tăng
8. KHVT: Kế hoạch vật tư
9. KT: Kế toán
10. KPCĐ: Kinh phí công đoàn
11. NCC: nhà cung cấp
12. NG: nguyên giá

13. NH: ngân hàng
14. NPS: Công ty Cổ phần dịch vụ sửa chữa nhiệt điện miền Bắc
15. NVL: nguyên vật liệu
16. N- X- T: nhập- xuất- tồn
17. QLDN: quản lý doanh nghiệp
18. SCL: sửa chữa lớn
19. SXC: sản xuất chung
20. SXKD: sản xuất kinh doanh
21. TSCĐ: tài sản cố định
22. TNDN: thu nhập doanh nghiệp
23. TGNH: tiền gửi ngân hàng
24. XDCB: xây dựng cơ bản
1.

25: DN: Doanh nghiệp
26: GĐ: Giám đốc
27: PGĐ : Phó giám đốc
28: CB: Cán bộ
29: CNV: Công nhân viên

Sinh viên: Nguyễn Trường Long

Lớp: QTVB2

Trang 4


MỤC LỤC

Sinh viên: Nguyễn Trường Long


Lớp: QTVB2

Trang 5


DANH MỤC BẢNG BIỂU

Sinh viên: Nguyễn Trường Long

Lớp: QTVB2

Trang 6


LỜI MỞ ĐẦU
Trong những năm gần đây,cùng với chính sách đổi mới nền kinh tế theo cơ chế
thị trường,toàn cầu hóa khu vực và việc Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại
WTO ,từng bước hội nhập với thế giới đã kéo theo sự ra đời và phát triển của nhiều
thành phần kinh tế và các loại hình doanh nghiệp khác nhau.Điều này đã làm cho các
doanh nghiệp phải chịu áp lực cạnh tranh gay gắt từ các phía.Vì vậy,một câu hỏi đặt ra
là làm thế nào để doanh nghiệp mình khi bước chân ra thị trường phải đứng vững và
phát triển.Để tồn tại và phát triển được doanh nghiệp phải tự quản lý mọi vấn đề của
công ty từ vốn,lao động,bán hàng…tất cả đều hướng đến một mục tiêu là lợi nhuận.và
nó trở thành yếu tố quan trọng quyết định rằng công ty sẽ thành công hay phá sản.Do
vậy các công ty phải sử dụng hiệu quả các nguồn lực của doanh nghiệp cũng như nắm
bắt đầy đủ kịp thời mọi thông tin về tình hình tài chính,hoạt động sản xuất kinh doanh
của đơn vị mình để phục vụ mục tiêu lợi nhuận.
Công ty Cổ phần Dịch vụ Sửa chữa Nhiệt điện Miền Bắc là một công ty lớn và
có uy tín hàng đầu cả nước trong lĩnh vực sửa chữa,bảo dưỡng,lắp đặt các thiết bị điện

cho các Nhà máy Nhiệt điện lớn thuộc khu vực Miền Bắc nước ta.Vì thế nên đạt hiệu
quả kinh doanh và nâng cao hiệu quả luôn là vấn đề được doanh nghiệp quan tâm và
trở thành điều kiện thiết yếu để công ty tồn tại và phát triển. Xuất phát từ nhận thức
trên,qua thời gian thực tập tại công ty được sự giúp đỡ của thầy giáo và các cô chú,anh
chị trong công ty em viết thành chuyên đề thực tập. Chuyên đề thực tập chia làm 3
chương :
Chương 1 : Giới thiệu chung về doanh nghiệp
Chương 2 : Phân tích hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
Chương 3 : Đánh giá chung và định hướng đề tài tốt nghiệp
Do trình độ còn hạn chế và thời gian tìm hiểu chưa nhiều nên bài viết này không tránh
khỏi những thiếu sót.Em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô và
các bạn để đề tài của em được hoàn thiện hơn.Em xin chân thành cảm ơn. !

Sinh viên: Nguyễn Trường Long

Lớp: QTVB2

Trang 7


1.1.2

PHẦN 1 : GIỚI THIỆU CHUNG VỀ DOANH NGHIỆP
1.1 Quá trình hình thành và phát triển của doanh nghiệp
1.1.1 Tên , địa chỉ và quy mô hiện tại của doanh nghiệp
Tên công ty : Công ty Cổ phần Dịch vụ Sửa chữa Nhiệt điện Miền Bắc
Tên viết bằng tiếng anh : North power service join stock company
Tên viết tắt : NPS
Địa chỉ : Phường Phả Lại , Thị xã Chí Linh , Tỉnh Hải Dương
Điện thoại : 0320.3582909

Fax : 0320.3582905
E-mail :
Website :
Vốn điều lệ của công ty là 50.000.000.000 ( năm mươi tỷ đồng )
Nguồn vốn do các cổ đông sang lập công ty NPS bao gồm : Tập đoàn Điện lực
Việt Nam ( tỷ lệ vốn góp 35%) ; Công ty CP Nhiệt điện Phả Lại ( tỷ lệ vốn góp 15%) ;
Công ty TNHH MTV Nhiệt điện Uông Bí ( tỷ lệ vốn góp 10%) ; Công ty CP Nhiệt
điện Hải Phòng ( tỷ lệ vốn góp 10%) ; Công ty CP Nhiệt điện Ninh Bình ( tỷ lệ vốn
góp 5%); Công ty CP chế tạo thiết bị điện Đông Anh ( tỷ lệ vốn góp 5%); Công ty Cơ
khí Điện lực (tỷ lệ vốn góp 5%); Công ty CP Lilama 69-1 (tỷ lệ vốn góp 5%); Công ty
CP Nhiệt điện Quảng Ninh (tỷ lệ vốn góp 10%)
Công ty CP Dịch vụ Sửa chữa Nhiệt điện Miền Bắc là công ty có quy mô hoạt
động lớn ở khu vực Miền Bắc nước ta. Cụ thể một số chi nhánh của công ty như :
Xí nghiệp Dịch vụ sửa chữa Nhiệt điện Uông Bí ( NPS1): Khu tập thể Công ty Nhiệt
điện Uông Bí,phường Trưng Vương,thị xã Uông Bí,tỉnh Quảng Ninh
Xí nghiệp Dịch vụ sửa chữa Nhiệt điện Hải Phòng (NPS2) : Thôn Trung Sơn , xã Ngũ
Lão,huyện Thủy Nguyên,thành phố Hải Phòng.
Xí nghiệp Dịch vụ sửa chữa Nhiệt điện Quảng Ninh( NPS3 ) : Tổ 33 Khu 5,phường
Hà Khánh ,Thành phố Hạ Long ,tỉnh Quảng Ninh
Văn phòng đại diện tại Hà Nội : Tầng 3,số 5,lô BT5, đường Trần Thủ Độ, khu đô thị
mới Pháp Vân-Tứ Hiệp ,quận Hoàng Mai,thành phố Hà Nội.
Các mốc quan trọng trong quá trình phát triển
Công ty CP NPS được thành lập theo pháp luật của nước Cộng hòa Xã hội Chủ
nghĩa Việt Nam theo định hướng của tập đoàn Điện lực Việt nam
Để chủ động đảm bảo các nguồn phát điện vận hành an toàn,liên tục và hiệu
quả,cung cấp điện năng phục vụ công cuộc CNH_HDH đất nước ,ngày 05 tháng 6 năm
1999 nguyên Tổng giám đốc Công ty Điện lực Việt Nam Hoang Trung Hải ( nay là
Phó Thủ Tướng Chính Phủ )đã có công văn giao nhiệm vụ cho hai nhà máy điện Phả
Lại và Nhiệt điện Phú Mỹ lập đề án “ Cải tiến tổ chức sửa chữa và dịch vụ kỹ thuật
cho các nhà máy điện trong khu vực “ trình Tổng công ty nghiên cứu xem xét.

Ngày 17 tháng 7 năm 2007 Công ty Cổ phần Dịch vụ Sửa chữa Nhiệt điện Miền
Bắc được thành lập trên cơ sở tách ra từ Công ty CP Nhiệt điện Phả Lại với nhiệm vụ
Sinh viên: Nguyễn Trường Long

Lớp: QTVB2

Trang 8


chiến lược là : cung cấp dịch vụ kỹ thuật,sửa chữa bảo trì bảo dưỡng thường xuyên và
trùng tu các thiết bị nhiệt điện trong kế hoạch sửa chữa lớn các nhà máy nhiệt điện.
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh Công ty CP NPS số 04030000636 do Sở
Kế hoạch và Đầu tư hải Dương cấp ngày 17/7/2007 và hoạt động theo Luật Doanh
nghiệp năm 2005
1.2 Chức năng nhiệm vụ của doanh nghiệp
Công ty cổ phần dịch vụ sửa chữa nhiệt điện miền Bắc có chức năng đảm nhận
sửa chữa, bảo dưỡng thường xuyên, sửa chữa lớn các thiết bị của các nhà máy nhiệt
điện phía Bắc; chế tạo, phục hồi các thiết bị cơ, nhiệt, điện, cung cấp vật tư thiết bị,
phụ tùng phục vụ các nhà máy điện; liên doanh liên kết với các đối tác trong và ngoài
nước để mở rộng sản xuất, kinh doanh
trên các lĩnh vực có lợi thế khác.Công ty CP Dịch vụ Sửa chữa Nhiệt điện Miền
Bắc đang đảm nhận toàn bộ các công việc sửa chữa lớn ,Sửa chữa thường xuyên các
thiết bị của Công ty CP Nhiệt điện Phả Lạị và mở rộng thị trường dịch vụ sửa chữa
sang các Nhà máy điện của các công ty thuộc ngành than và các đơn vị khác như Nhà
máy Nhiệt điện Hải Phòng,Nhiệt điện Uông Bí,Nghi Sơn,Mông Dương….
Ngành nghề kinh doanh của Công ty bao gồm các lĩnh vực sau:
- Sữa chữa, bảo dưỡng, thí nghiệm, hiệu chỉnh các thiết bị nhà máyđiện, thiết bị
điện..
- Lắp đặt, chuyển giao công nghệ thiết bị nhiệt, thiết bị điện
- Tư vấn lập dự án đầu tư xây dựng, quản lý dự án, giám sát thi công xây lắp các

công trình của nhà máy điện
- Mua bán vật tư thiết bị phục vụ cho sản xuất công nghiệp
- Sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng, phụ gia bê tông từ tro bay
- Chế tạo phục hồi chi tiết, thiết bị vật tư, phụ tùng thay thế thuộc thiết bị nhà
máy điện và thiết bị công nghiệp khác
- Xây lắp công trình nguồn, lưới điện và các công trình công nghiệp khác
- Cung ứng nhân lực và dịch vụ đào tạo, vận hành, sửa chữa, bảo dưỡng, thí
nghiệm, hiệu chỉnh thiết bị các nhà máy điện
- Kinh doanh dịch vụ khách sạn, tour du lịch
- Dịch vụ vận tải hàng hoá, nhiên liệu cho các nhà máy điện
- Đầu tư các công trình nguồn điện, lưới điện và các công trình công nghiệp
khác.

Sinh viên: Nguyễn Trường Long

Lớp: QTVB2

Trang 9


1.3 Hình thức tổ chức sản xuất của doanh nghiệp
Sơ đồ 01: Sơ đồ quy trình kinh doanh
Ký hợp đồng sửa chữa với bên A

Lập phương án thi công và dự toán

Lập phương án kỹ thuật

Dự trù vật tư và thiết bị thay thế


Thi công sửa chữa thiết bị

Nghiệm thu, chạy thử
Bàn giao thiết bị cho bên A

Công ty đã hợp tác và nhận chuyển giao công nghệ với hai đối tác là Nga và Hàn
Quốc trong lĩnh vực : Với Hàn Quốc ký thỏa thuận hợp tác trong các lĩnh vực : Hiện
đại hóa tổ máy, cung cấp dịch vụ bảo dưỡng sửa chữa,trao đổi công nghệ về Nhà máy
Nhiệt điện. Với Nga công ty đã ký thỏa thuận hợp tác trong lĩnh vực : Hiện đại hóa các
nhà máy điện do Nga xây dựng tại Việt Nam,cung cấp vật tư thiết bị chính hang từ
Nga,chuyên gia trong lĩnh vực baoe dưỡng sửa chữa Nhà máy điện.
Công ty CP Dịch vụ Sửa chữa Nhiệt điện Miền Bắc có đội ngũ CBCNV có
nhiều kinh nghiệm,được đào tạo có uy tín và các khóa huấn luyện kỹ thuật nghiệp vụ
trong tập đoàn Điện lực Việt Nam
Với đội ngũ CNCNV giàu kinh nghiệm cùng hệ thống trang thiết bị hiện đại
công ty luôn sẵn sàng phục vụ và hợp tác với khách hàng trong và ngoài nước.Đặc
biệt trong thời gian bảo hành đối với các công trình,các dự án do công ty thi công,công
ty đảm bảo dịch vụ sửa chữa trong 24 giờ kêt từ khi nhận được thông báo của khách
hàng.Sau khi hết thời gian bảo hành,công ty sẵn sàng cung cấp các dịch vụ bảo trì,sửa
chữa , và cung cấp phụ tùng thay thế nhanh nhất với giá cả hợp lý nhất để công trình
có thời gian sử dụng lâu dài
Sinh viên: Nguyễn Trường Long

Lớp: QTVB2

Trang 10


Sinh viên: Nguyễn Trường Long


Lớp: QTVB2

Trang 11




Công nghệ đại tu lò hơi 3B của Nhà mấy nhiệt điện Phả Lại :
Công trình đã thay thế khối lượng lớn ống sinh hơi ,ống cút bộ quá nhiệt tiến
hành trong vòng 10 ngày.Đây được đánh giá là một trong những công trình trọng điểm
thời gian gấp và khối lượng công việc lớn . Khối lượng tổng cộng 642 đoạn ống ,cút
ống dàn ống sinh hơi và quá nhiệt với 1248 mối hàn đòi hỏi kỹ thuật,chất lượng cao.
Với trang thiết bị và tổ máy thi công 3 ca làm việc liên tục đã hoàn thành xuất sắc
nhiệm vụ đúng thời gian quy định
Với hình thức tổ chức sản xuất khoa học cùng chiến lược phát triển công ty đã
cung cấp cho khách hàng những sản phẩm chất lượng cao,uy tín, giá thành hạ, chế độ
dich vụ hậu mãi tốt nhất.

Sinh viên: Nguyễn Trường Long

Lớp: QTVB2

Trang 12


1.4.

Cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp
PHÓ TÔNG GIÁM ĐỐC
PHỤ TRÁCH SẢN XUẤT

TỔNG GIÁM ĐỐC CÔNG TY
PX. SỬA CHỮA
CƠ NHIÊT.
PX. SỬA CHỮA ĐIỆN&ĐIỀU KHIỂN
P.TỔNG HỢP
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
PX.CHẾ TẠO CƠ ĐIỆN
PHÓ TÔNG GIÁM ĐỐC
PHỤ TRÁCH KINH DOANH

PX. XÂY DỰNG
P.TÀI CHÍNH KT

P. KẾ HOẠCH- VT

P. KỸ THUẬT
CÁC CHI NHÁNH
TRỰC THUỘC
ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG
BAN KIỂM SOÁT
Sơ đồ 02: SƠ ĐỒ TỔ CHỨC
CÔNG TY CỔ PHẦN DỊCH VỤ SỬA CHỮA NHIỆT ĐIỆN MIỀN BẮC

Ghi chú:
Quan hệ trực tuyến
Quan hệ chức năng

Sinh viên: Nguyễn Trường Long

Lớp: QTVB2


Trang 13


Chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận trong Công ty
.Chức năng, nhiệm vụ của Đại hội đồng cổ đông
Đại hội đồng cổ đông gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết, là cơ quan
quyết định cao nhất của Công ty, có nhiệm vụ thông qua định hướng phát triển của
Công ty, quyết định các loại cổ phần và tổng số cổ phần, quyết định mức cổ tức hàng
năm; bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên hội đồng quản trị; quyết định sủa đổi
Điều lệ Công ty; thông qua báo cáo tài chính hàng năm và các quyền khác theo quy
định.
Chức năng, nhiệm vụ của Hội đồng quản trị Công ty
Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý Công ty, quyết định chiến lược và kế hoạch
phát triển kinh doanh hàng năm của Công ty,quyết định phương án đầu tư và dự án đầu
tư của Công ty, có toàn quyền nhân danh Công ty để quyết định thực hiện các quyền
và nghĩa vụ của Công ty không thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông.
Chức năng, nhiệm vụ của Ban kiểm soát Công ty
Ban kiểm soát có nhiệm vụ thay mặt Đại hội đồng Cổ đông giám sát, đánh giá
công tác điều hành, quản lí của Hội đồng quản trị và Ban Tổng Giám đốc theo đúng
các qui định trong Điều lệ Công ty, các Nghị quyết, Quyết định của Đại hội đồng Cổ
đông; kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp, tính trung thực và mức độ cẩn trọng trong quản
lý, điều hành hoạt động kinh doanh, trong tổ chức công tác kế toán, thống kê và lập
báo cáo tài chính. Ban kiểm soát chịu trách nhiệm trước Đại hội đồng cổ đông trong
thực hiện các nhiệm vụ được giao.
Chức năng, nhiệm vụ của Tổng giám đốc Công ty
Tổng giám đốc công ty do Hội đồng quản trị bổ nhiệm, là người đại diện theo
pháp luật của Công ty. Tổng giám đốc là người điều hành công việc kinh doanh hàng
ngày của Công ty, tổ chức thực hiện các quyết định của Hội đồng quản trị, tổ chức
thực hiện kế hoạch kinh doanh và các phương án đầu tư của Công ty và chịu sự giám

sát của Hội đồng quản trị, chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị và trước pháp luật
về việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ được giao.
Chức năng, nhiệm vụ của các Phó Tổng giám đốc
- Phó Tổng Giám đốc phụ trách sản xuất giúp việc Tổng Giám đốc điều hành
việc tổ chức sản xuất, cung cấp dịch vụ sửa chữa theo hợp đồng Công ty ký với khách
hàng.
- Phó Tổng Giám đốc phụ trách kinh doanh giúp việc Tổng Giám đốc trong công
tác kế hoạch sản xuất kinh doanh, kế hoạch đầu tư, nghiên cứu và mở rộng thị trường
cung cấp dịch vụ
Chức năng, nhiệm vụ của Phòng Tổng hợp
Phòng Tổng hợp là đơn vị nghiệp vụ - phục vụ tổng hợp trong Công ty, có chức
năng tham mưu cho Ban Tổng Giám đốc Công ty và có nhiệm vụ tổ chức thực hiện
các công việc trong các lĩnh vực công tác như:
Sinh viên: Nguyễn Trường Long

Lớp: QTVB2

Trang 14


- Công tác hành chính, quản trị, đối ngoại, y tế doanh nghiệp, quản lý xe ô tô
hành chính và công tác phục vụ tổng hợp khác như: phục vụ bữa ăn ca công nghiệp,
bồi dưỡng độc hại, vệ sinh khu nhà hành chính, chăm sóc vườn hoa cây cảnh, trông
giữ xe đạp xe máy, quản lý và khai thác nhà khách cùng các công trình phúc lợi công
cộng tại khu tập thể Đồi cao của Công ty, phục vụ công tác tuyên truyền, văn hoá văn
nghệ, thể thao trong Công ty.
- Công tác tổ chức sản xuất, cán bộ, lao động - tiền lương, tuyển dụng và đào tạo,
thực hiện chế độ chính sách đối với người lao động trong Công ty, thi đua - khen
thưởng - kỷ luật.
- Công tác bảo vệ an ninh chính trị nội bộ, an toàn trật tự trong Công ty và bảo vệ

an toàn toàn vẹn tài sản, cơ sở vật chất kỹ thuật của Công ty, thực hiện công tác quân
sự địa phương, thanh tra - pháp chế của Công ty.
Chức năng, nhiệm vụ của Phòng Kế hoach vật tư
Phòng Kế hoạch vật tư (KHVT) là phòng nghiệp vụ, có chức năng giúp Ban
Tổng Giám đốc Công ty chỉ đạo xây dựng và thực hiện công tác kế hoạch sản xuất –
kinh doanh; công tác mua bán, xuất nhập khẩu và quản lý vật tư, thiết bị, nhiên
liệu…;công tác lập dự toán công trình; tổ chức thực hiện công tác đấu thầu; lập và
trình duyệt các dự án đầu tư; thực hiện chế độ báo cáo thống kê công nghiệp để đáp
ứng yêu cầu sản xuất – kinh doanh và các công tác khác của Công ty.
Chức năng, nhiệm vụ của Phòng Kỹ thuật
Phòng Kỹ thuật là phòng kỹ thuật và nghiệp vụ, có chức năng giúp Ban Tổng
Giám đốc Công ty chỉ đạo công tác quản lý kỹ thuật trong vận hành, sửa chữa và bảo
dưỡng thiết bị, công trình của Công ty và của các khách hàng theo hợp đồng đã được
ký; thực hiện công tác nghiên cứu và ứng dụng khoa học kỹ thuật, đào tạo kỹ thuật;
quản lý, thực hiện công tác kỹ thuật an toàn - Bảo hộ lao động và môi trường công
nghiệp đảm bảo sản xuất an toàn hiệu quả; tham gia công tác khác của Công ty.
Chức năng, nhiệm vụ của Phòng Tài chính - kế toán
- Phòng Tài chính - kế toán Công ty là phòng nghiệp vụ có chức năng giúp Ban
Tổng Giám đốc Công ty thực hiện công tác Tài chính - kế toán của doanh nghiệp nhằm
quản lý các nguồn vốn của Công ty bao gồm phần vốn góp Nhà nước của Tổng Công
ty Điện lực Việt Nam, vốn góp của các cổ đông cũng như các nguồn vốn khác, để thực
hiện nhiệm vụ mục tiêu sản xuất - kinh doanh của Công ty trên cơ sở bảo toàn, phát
triển vốn và có hiệu quả, đúng các quy định của Nhà nước.
- Thực hiện chế độ hạch toán kế toán, Tài chính theo đúng các quy định về kế
toán – tài chính do Nhà nước ban hành.
Chức năng, nhiệm vụ của Phân xưởng Sửa chữa cơ nhiệt
Phân xưởng Sửa chữa cơ nhiệt là một đơn vị thuộc khối sản xuất của Công ty cổ
phần Dịch vụ sửa chữa nhiệt điện miền Bắc. Chức năng của phân xưởng là sửa chữa

Sinh viên: Nguyễn Trường Long


Lớp: QTVB2

Trang 15


và bảo dưỡng các thiết bị cơ nhiệt và các thiết bị phụ trợ trong dây chuyền sản xuất
điện năng của các nhà máy nhiệt điện Phả Lại với các nhiệm vụ cụ thể như sau:
- Sửa chữa và bảo dưỡng thường xuyên, khắc phục sự cố của các thiết bị cơ nhiệt
và các thiết bị phụ trợ trong Công ty CP nhiệt điện Phả Lại (tua bin, lò và các thiết bị
phụ trợ) theo hợp đồng.
- Thực hiện công việc đại tu, trung tu các thiết bị tuabin, lò hơi và các thiết bị phụ
trợ khác trong dây chuyền sản xuất 1 và dây chuyền sản xuất 2 của Công ty CP nhiệt
điện Phả Lại theo theo các quyết định giao nhiệm vụ của Công ty.
- Các công tác khác.
Chức năng, nhiệm vụ của Phân xưởng Sửa chữa điện và điều khiển
Phân xưởng Sửa chữa điện và điều khiển là một đơn vị thuộc khối sản xuất của
Công ty cổ phần Dịch vụ sửa chữa nhiệt điện miền Bắc. Chức năng của phân xưởng là
sửa chữa và bảo dưỡng các thiết bị điện và tự động điều khiển trong dây chuyền sản
xuất điện năng của Công ty cổ phần Nhiệt điện Phả Lại với các nhiệm vụ cụ thể như
sau:
- Sửa chữa và bảo dưỡng thường xuyên, khắc phục sự cố của các thiết bị điện và
điều khiển trong của Công ty cổ phần Nhiệt điện Phả Lại theo hợp đồng.
- Thực hiện công việc đại tu, trung tu các thiết bị điện và tự động điều khiển
trong dây chuyền sản xuất 1 và dây chuyền sản xuất 2 của Công ty CP nhiệt điện Phả
Lại theo theo các quyết định giao nhiệm vụ của Công ty.
- Các công tác khác.
Chức năng, nhiệm vụ của Phân xưởng Chế tạo cơ điện
Phân xưởng Chế tạo cơ điện là một đơn vị thuộc khối sản xuất của Công ty cổ
phần Dịch vụ sửa chữa nhiệt điện miền Bắc, nhiệm vụ của phân xưởng là:

- Gia công, phục hồi và chế tạo các chi tiết, thiết bị cơ khí phục vụ việc sửa chữa
thường xuyên các thiết bị của Công ty cổ phần Nhiệt điện Phả Lại theo hợp đồng.
- Gia công, chế tạo thiết bị , phụ tùng thay thế …trong việc trung tu, đại tu thiết
bị của Công ty cổ phần Nhiệt điện Phả Lại theo quyết định giao nhiệm vụ của Công ty
hay các hợp đồng gia công chế tạo với khách hàng.
- Các công tác khác.
Chức năng, nhiệm vụ của Phân xưởng Xây dựng
Phân xưởng Xây dựng là một đơn vị thuộc khối sản xuất của Công ty cổ phần
Dịch vụ sửa chữa nhiệt điện miền Bắc. Nhiệm vụ của phân xưởng là: xây dựng và sửa
chữa các công trình dân dụng và công trình công nghiệp, xây lò, bảo ôn thiết bị lò
máy, thực hiện nhiệm vụ theo quyết định của Công ty trong việc sửa chữa và bảo
dưỡng thường xuyên và đại tu, trung tu các thiết bị của Công ty CP Nhiệt điện Phả Lại,
các công trình dân dụng và công nghiệp.

Sinh viên: Nguyễn Trường Long

Lớp: QTVB2

Trang 16


Chức năng, nhiệm vụ của các Chi nhánh hạch toán phụ thuộc Công ty
Chức năng của các Chi nhánh hạch toán phụ thuộc NPS là bảo dưỡng, sửa chữa
thường xuyên (24 giờ/ 24 giờ trong ngày) các thiết bị của dây chuyền sản xuất điện
theo hợp đồng đã được NPS ký với các Công ty Nhiệt điện bao gồm các nhiệm vụ
chính như sau:
- Quản lý, tổ chức, sắp xếp nhân lực và sử dụng cơ sở vật chất kỹ thuật, trang
thiết bị, công cụ dụng cụ được Công ty giao để phục vụ sản xuất kinh doanh.
- Lập phương án thi công, các biện pháp an toàn trình Ban Tổng Giám đốc và
chủ quản phê duyệt

- Hàng tháng tổng hợp và báo cáo việc sử dụng và tiêu hao vật tư, nhiên liệu…,
thực hiện việc thanh toán với Công ty với khách hàng, Lập kế hoạch nhu cầu sử dụng
vật tư,thiết bị trình Ban Tổng Giám đốc phê duyệt hoặc thông báo cho khách hàng
chuẩn bị cấp vật tư, thiết bị…
- Thực hiện công tác nghiệm thu, bàn giao thiết bị sau khi bảo dưỡng với chủ sở
hữu, phối hợp với Công ty thanh quyết toán hợp đồng.

Sinh viên: Nguyễn Trường Long

Lớp: QTVB2

Trang 17


PHẦN 2: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP
2.1 Thực trạng tình hình tiêu thụ sản phẩm và công tác marketing
2.1.1 Tình hình tiêu thụ:
Bảng 2.1: Số lượng tiêu thụ một số mặt hàng theo từng loại sản phẩm
từ năm 2012 - 2013.
Diễn giải
So sánh
ĐVT
2012
2013
( +,-)
%
mã sản phẩm
Xây lắp công trình lưới điện

293.799

394.274
100.475 130,1
Kinh doanh dịch vụ khách sạn

106.370
111.014
4.644
21,1
Vận tải

4.920
5.065
145
2,9
- Kinh doanh dịch vụ khách sạn năm 2013 tăng lên so với năm 2012là 4.644 sản
phẩm. Nhưng do giá cả cạnh tranh với thị trường và đơn giá ký được với các đơn vị
thấp hơn so với năm 2012 lên doanh thu năm 2013 giảm so với 2012 là 60.102
- Xây lắp công trình lưới điện năm 2013 tăng lên so với năm 2012 là 100.475 sản
phẩm, doanh thu tăng 1.238.027.000.
- Vận tải năm 2012 đạt 99% so với kế hoạch công ty xây dựng. Nhưng đến năm
2013 thì mức độ tiêu thụ sản phẩm đã đạt được 100% so với kế hoạch.
2.2.2. Hoạt động Marketing
* Sản phẩm
Công ty kinh doanh các lĩnh vực: Lắp đặt, sửa chữa, bảo dưỡng, thị nghiệm,
hiệu chỉnh các thiết bị nhà máy điện, thiết bị điện, trạm phân phối điện cấp điện áp đến
220kv và các thiết bị điện công nghiệp khác tương đương; Lắp đặt chuyển giao công
nghệ thiết bị nhiệt, thiết bị điện; tư vấn lập dự án đầu tư xây dựng; tư vấn quản lý dự
án; Tư vấn giám sát thi công xây lắp các công trình của nhà máy điện; mua bán vật tư
thiết bị phục vụ cho sản xuất công nghiệp; Sản xuất kinh doanh vật liệu xây dựng; sản
xuất phụ gia bê tông từ tro bay


Sinh viên: Nguyễn Trường Long

Lớp: QTVB2

Trang 18


Hình ảnh các công trình dân dụng

Giá
Mục tiêu định giá:
Để tồn tại và phát triển ổn định, lâu dài các doanh nghiệp cần đưa ra những quyết
định đúng đắn trong quá trình hoạt động và phát triển của doanh nghiệp. Và chính sách
về giá được coi như là chính sách quan trọng khi công ty tiến hành kinh doanh một sản
phẩm hay dịch vụ nào đó. Định giá hiệu quả và hợp lý sẽ giúp cho doanh nghiệp phát
triển thành công. Vì vậy, Công ty nghiên cứu định giá dựa vào các mục tiêu nhằm đưa
ra những quyết định đúng đắn trong định giá sản phẩm:
- Tìm kiếm lợi nhuận (doanh thu trong dài hạn).
- Trang trải chi phí: trang trải toàn bộ các chi phí sản xuất, trang trải dịch vụ bảo
hành. Đặc biệt trong điều kiện giá cả biến động thì việc định giá càng trở lên quan
trọng cần thiết để giúp cho doanh nghiệp trang trải các chi phí và tìm kiếm lợi nhuận.
- Giữ chân khách hàng và thu hút khách hàng mới.
 Phương pháp định giá:
Công ty đã áp dụng phương pháp định giá theo chi phí để đưa ra một bảng giá
linh hoạt so với các đối thủ cạnh tranh và trên thị trường.
- Phương pháp định giá theo cách cộng lãi vào chi phí:
Giá dự kiến = giá nhâp + lãi dự kiến
Trong đó:
Lãi dự kiến mà công ty đưa ra cho từng mặt hàng khác nhau là khác nhau.

Ví dụ: Đối với các sản phẩm sơn thì lãi dự kiến bằng 6% giá bán dự kiến.
Ví dụ như Sơn giá vốn là 80.000 đồng. Giá dự kiến= 80.000 + 6% (giá dự kiến)
Sinh viên: Nguyễn Trường Long

Lớp: QTVB2

Trang 19


Giá dự kiến = 84.800 đồng.
- Ngoài ra công ty áp dụng một số chiến lược khác để tạo nên mức giá linh hoạt
Chiến lược giá chiết khấu: Nhằm khuyến khích khách hàng, công ty giảm giá cho
khách hàng mua nhiều dưới dạng chiết khấu, và mức chiết khấu vào khoảng từ 2-5%
(tùy vào từng mục đích dẫn đến chiết khấu như sau): Chiết khấu khi mua số lượng lớn
nhằm khuyến khích khách hàng mua nhiều trong một lần và trong 1 thời ký nhất định.
Chiết khấu khuyến khích thanh toán nhanh, bằng tiền mặt.
Chiến lược giá khuyến mại: Vào những ngày lễ tết sẽ áp dụng chế độ khuyến mại
như: giảm giá hàng bán. Chiến lược thay đổi giá: Chủ động giảm giá: khi thị phần bị
giảm sút hoặc ảnh hưởng của suy thoái kinh tế, công ty đã chủ động giảm giá.
Đối với các đối thủ thay đổi giá: Việt Nam có mức thu nhập vẫn còn tương đối
thấp, nên để mua một sản phẩm nào đó, người tiêu dung vẫn bị thu hút bởi mức giá
hấp dẫn mà chất lượng có thể thấp hơn chút ít so với một vài nhà cung cấp sản phẩm
cùng loại khác. Và vì thế, một số sản phẩm sơn để thu hút số lượng bán ra, cần đưa ra
giá thấp hơn giá của một vài đối thủ cạnh tranh.
Phân phối
- Trong hoạt động sản xuất kinh doanh tiêu thụ sản phẩm là quá trình chu

chuyển sản phẩm từ nơi sản xuất đến tay người tiêu dùng đạt được hiệu quả cao
nhất. Các kênh phân phối sản phẩm tựa như đường dây nối liền giữa Công ty với
thị trường và người tiêu dùng.

* Có nhiều cách phân phối:
Kênh một cấp
Công ty
Đơn vị , cá nhân thi công lắp đặt
Người sử dụng

Công ty quyết định phân phối trực tiếp sản phẩm qua những đơn vị , cá
nhân thi công lắp đặt, có khả năng thanh toán cao
Công ty

Các đại lý
Đơn vị , cá nhân thi công lắp đặt

Người sử dụng

Sinh viên: Nguyễn Trường Long

Lớp: QTVB2

Trang 20


Kênh hai cấp

Bán hàng qua hai cấp trung gian chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu kênh của
công ty, 99% hàng hoá tiêu thụ qua kênh này. Sở dĩ như vậy là do sản phẩm có
thời gian bảo quản tương đối dài, giá trị đơn vị thấp, chi phí thấp, là những hàng
hoá có số lượng người tiêu dùng lớn, phân bố rộng trên thị trường. Mặt khác, tại
những thị trường truyền thống đã xuất hiện nhiều đối thủ cạnh tranh do vậy
ngoài việc mở rộng các phân đoạn thị trường theo nhu cầu công ty quan tâm

nhiều tới việc mở rộng thị trường về mặt địa lý. Theo cách tổ chức kênh này sản
phẩm từ công ty được bán cho các đại lý sau đó đại lý bán cho người bán lẻ và
người bán lẻ đại bán cho người tiêu dùng. Các đại lý được sử dụng để giúp tập
hợp hàng hoá và phối hợp cung cấp sản phẩm với khối lượng lớn.
Bảng 2.2: Số lượng tiêu thụ thiết bị máy điện qua các kênh phân phối
năm 2013- 2014
So sánh
TT
Kênh phân phôí.
ĐVT
2013
2014
(+, -)
%
1 Cửa hàng giới thiệu sản phẩm
Bộ
10.830
11.110
280
2,58
2 Người bán lẻ
Bộ
7.545
7.750
205
2,72
3 Bán buôn
Bộ
39.240
41.500

2.260
5,76
4

Đại lý
Tổng cộng

Bộ
Bộ

48.755
106.370

50.654
111.014

1.899
4.644

3,9
14,96

* Chính sách xúc tiến bán:
Xuất phát từ việc giải quyết các vấn đề liên quan đến sản xuất và tiêu thụ. Đòi
hỏi phải có sự trao đổi thông tin nhằm giới thiệu cung cấp và truyền tin về sản phẩm
hàng hoá, địa điểm và lợi ích của sản phẩm đối với người tiêu dùng. Chính sách tiếp
thị khai thác thị trường có vai trò rất quan trọng trong quá trình phân phối sản phẩm.
Công ty đã tiến hành chính sách quảng cáo sản phẩm của mình thông qua các hội trợ
triển lãm, khuyến mại cho các đại lý và người mua sản phẩm, thưởng cho các đại lý
tiêu thụ được sản lượng cao, khách hàng mua sản phẩm nhiều sẽ được hưởng mức

khuyến mại là 0,5%.

Sinh viên: Nguyễn Trường Long

Lớp: QTVB2

Trang 21


Bảng 2.3: Kết quả doanh thu năm 2013 – năm 2014
Chỉ tiêu
Tổng DT
Doanh thu sp sx dv điện
Tỉ trọng DT sp sx dv điện
DT Dv khách sạn & vận tải
Tỉ trọng DT Dv khách sạn
& vận tải
Lợi nhuận thuần
TT LN/DT

Năm 2013
24,401,817,908
12,321,456,451
50.49
12,080,361,457

Năm 2014
33,829,436,394
13,456,214,512
39.78

20,373,221,882

ĐVT: NĐ
Tuyệt đối
9,427,618,486
1,134,758,061
-11
8,292,860,425

49.51

60.22

11

136,201,974
0.56

404,703,639
1.20

268,501,665
0.64

( Nguồn tác giả phân tích)
Nhìn vào bảng ta thấy kết quả kinh doanh của Công ty có chuyển biến hơn so
với năm 2012 về doanh thu là tăng 268,501,665 nghìn đồng,Tình hình xuất sp sx dv
điện năm 2013 kém hơn so với năm 2012 là 1,134,758,061 nghìn đồng tương đương
với giảm 11%. Tình hình DT Dv khách sạn & vận tải là 8,292,860,425 nghìn đồng
tương đương với tỉ trọng tăng 11%.

Bảng 2.4: Kết quả tiêu thụ sản phẩm của Công ty theo khu vực địa lý 2013 – 2014
ĐVT: nghìn đồng
Tương
Chỉ tiêu
Năm 2013
Năm 2014
Tuyệt đối
đối
Hải Phòng
5,645,646,112
6,145,254,521
499,608,409
108.85
Hải dương
1,231,456,521
2,064,512,464
833,055,943
167.65
1,061,403,00
Quảng Ninh
3,451,242,121
4,512,645,125
130.75
4
Thái Bình
996,245,141
542,136,421
(454,108,720)
54.42
Khu vực khác

996,866,556
191,665,981
(805,200,575)
19.23
8,292,860,42
Hà Nội
12,080,361,457
20,373,221,882
168.65
5
Các sản phẩm trên thị trường Hải Phòng, Quảng Ninh gần như chiếm tỷ trọng cao
hơn tất cả các thị phần khác, cụ thể doanh thu năm 2013 là thị trường Hải Phòng là
5,645,646,112 nghìn đồng, năm 2014 là 6,145,254,521 nghìn đồng. Tình hình tiêu thụ
sản phẩm trong nước cũng khá cao năm 2012 là 12,080,361,457 nghìn đông, năm
2013 là 20,373,221,882 nghìn đồng, chênh lệch giữa 2 năm là 8,292,860,425 nghìn
đồng, tương đương với 168.65%

Sinh viên: Nguyễn Trường Long

Lớp: QTVB2

Trang 22


Bảng 2.5 Kết quả hoạt động tiêu thụ xây lắp công trình nguồn, lưới điện và các
công trình công nghiệp khác theo khách hàng của các Công ty trong 3 năm
ĐVT: Hợp đồng
Năm 2012
Năm 2013
Năm 2014

Công ty

TT (%)

TT (%)

TT (%)
1. Nam Á
2.Hoàng Anh
3. Quang Hai
4. Vinh Anh
5. Hải Ân
6. Công ty khác
7. Toàn quốc

7.000

5,19

8.240

5,58

7.900

5,42

10.694
4.000
1.500

59.780
15.000
134.999

7,92
2,96
1,11
44,28
11,11
100

10.700
4.700
1.960
70.282
12.000
147.742

7,24
3,18
1,29
47,57
8,12
100

9.840
4.500
1.700
72.000
10.500

145.790

6,756
3,09
1,17
43,39
7,20
100

( Nguồn: Báo cáo tài chính của Công ty cổ phần Dịch vụ và Sửa chữa Nhiệt điện Miền
Bắc trong 3 năm)
Công ty có vị trí địa lý khá thuận lợi để có được nguyên vật liệu đầu vào cũng như
đầu ra. Công ty cổ phần Dịch vụ và Sửa chữa Nhiệt điện Miền Bắc ra đời muộn hơn so
với các công ty trong địa bàn nội tỉnh nhưng sản phẩm của công ty nhanh chóng chiếm
lĩnh được thị trường trong tỉnh và các tỉnh kế cận. Chứng tỏ sản phẩm của Công ty
được thị trường chấp nhận, được người tiêu dùng chú ý đến. Tuy nhiên công ty còn
một số hạn chế.
Về sản phẩm: Công ty vẫn chưa có sự thay đổi nào đáng kể nhằm thu hút khách
hàng trong khi nhu cầu của họ là không ngừng thay đổi về mẫu mã cũng như chất
lượng sản phẩm.
Về giá: Công ty cần có sự thay đổi về giá thích ứng với từng loại thị trường, từng
loại sản phẩm để góp phần mở rộng thị trường tiêu thụ mà vẫn đảm bảo cho doanh
nghiệp có lời. Mọi quyết định về giá không đúng lúc có thể gây hậu quả nghiêm trọng
cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp .
Về thị trường tiêu thụ: các đơn đặt hàng đến chủ yếu từ các khách hàng trong nội
tỉnh chưa có nhiều đơn hàng đến từ các tỉnh lân cận
Xúc tiến bán hàng: Công ty chưa xây dựng được các chương trình quảng cáo, tiếp
thị khuyếch trương sản phẩm của mình, công tác thu thập thông tin marketing còn
yếu kém, chưa kịp thời nắm bắt được thị trường, Công ty chỉ mới quan tâm duy trì
những thị trường quen thuộc mà ít có chính sách thâm nhập thị trường mới.

Với đặc điểm của đối thủ cạnh tranh ta thấy công ty có thuận lợi hơn rất nhiều
tuy nhiên các công ty khác cũng đang trên đường hoàn thiện mình. Vì vậy công ty cần
phải cố gắng và nỗ lực hơn nữa cần phát huy những thế mạnh của mình, hạn chế
những khuyết điểm đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường để đảm bảo một vị trí
vững chắc trong tương lai.

Sinh viên: Nguyễn Trường Long

Lớp: QTVB2

Trang 23


2.2 Phân tích công tác lao động, tiền lương
Bảng 2.6: cơ cấu lao động toàn Công ty
Diễn giải
Lao động gián tiếp

Năm 2014
34

ĐVT: Người
TT (%)
7.41

Lao động phụ trợ + phục vụ

28

6.10


Lao động trực tiếp sản xuất

395

86.06

Lao động khác
Tổng số CBCNV

2
459

0.43
100.00

( Nguồn tác giả thu thập và phân tích)
Bảng 2.7: Bảng cơ cấu lao động của ngành nghề
ĐVT: Người

Loại CN viên
Công nhân sản xuất
Công nhân học nghề

Năm 2014

Nhân viên kỹ thuật + kế hoạch
Nhân viên kinh tế
Nhân viên bán hàng
Nhân viên hành chính

Tổng số CBCNV

380
15

Tỉ trọng
82.79
3.27

38
10
2
20
459

8.28
2.18
0.44
4.36
100.00

( Nguồn tác giả thu thập và phân tích)
Nhìn chung lao động chính của Công ty chiếm vị chí quan trọng trong quá trình
sản xuất kinh doanh. Cụ thể năm 2014 lao động công ty chiếm 86,06% toàn bộ nhân
viên công ty, lao động gián tiếp chiếm 7,41%

Hình thức này được áp dụng đối với bộ phận lao động gián tiếp bao gồm :
các phòng ban, ban lãnh đạo, phòng tổ chức, phòng kế toán - tài vụ, phòng điều
hành và nhân viên kỹ thuật và nhân sự ở Gara. Lương thời gian được xác định:
F thời gian = N*người lao động * Lcb

Trong đó:
F thời gian : Tiền lương thời gian
N : Số ngày công thực tế trong tháng.
Lcb: Tiền lương cơ bản được xác định cho từng cán bộ CNV.
Tiền lương cơ bản được xác dịnh theo công thức:
Lcb = hệ số lương * 450000 / 26

Sinh viên: Nguyễn Trường Long

Lớp: QTVB2

Trang 24


Hệ số lương tuỳ thuộc vào bậc lương của mỗi người.
Ngoài tiền lương, cán bộ CNV mà làm ban đêm còn có tiền bồi dưỡng
ban đêm là 100.000/ 1 đêm cuả một người.. Đối với cán bộ quản lý, ngoài số
tiền lương được hưởng theo cách tính trên còn được hưởng phụ cấp trách nhiệm
theo qui định của ngành và phù hợp với điều kiện của Công ty.
Phương pháp xây dựng định mức lao động
Những người làm việc ở các phòng nghiệp vụ tại văn phòng của Công ty thì
làm việc theo giờ hành chính, những người lao động làm việc trực tiếp khác: bảo vệ,
lái xe, tạp vụ... làm việc theo ca, tuỳ theo yêu cầu công việc cụ thể. Đối với lao động
nữ, nếu có thai từ 7 tháng hoặc đang nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi thì sẽ không phải
làm việc ban đêm. Người lao động được nghỉ làm việc hưởng nguyên lương theo chế
độ Nhà nước quy định, theo lương cấp bậc.
Giờ làm việc của cán bộ công nhân viên áp dụng như sau:
- Đối với khối làm việc theo giờ hành chính sáng từ 7h30 đến 12h chiều từ 13h
đến 16h30
Một năm được nghỉ 12 ngày vào những ngày lễ, tết, quốc khánh theo quy định

của Nhà nước.
Số ngày làm việc theo chế độ được xác định theo công thức:
NCCĐ = NL (L + T + NC)
Trong đó:
NCCĐ : ngày làm việc theo chế độ quy định.
NL
: số ngày theo lịch trong một năm ( 365 ngày).
L
: số ngày nghỉ lễ trong một năm ( 5ngày)
T
: số ngày nghỉ tết trong một năm ( 3 ngày)
NC
: số ngày nghỉ chủ nhật trong năm ( 53 ngày )
Tính toán thời gian làm việc sẽ cho biết những thông tin về quỹ thời gian làm
việc có thể và tối đa của doanh nghiệp cũng như của bản thân từng cán bộ công nhân
viên trong năm, quý, tháng, tuần, thậm chí là trong ngày. Từ đó có thể so sánh để biết
được mức độ sử dụng thời gian thực tế và những nguyên nhân không sử dụng hết thời
gian có thể, tối đa. Thời gian làm việc có ảnh hưởng đến năng suất lao động, giá thành
sản phẩm và hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

DANH SÁCH TRẢ LƯƠNG CÁN BỘ NHÂN VIÊN KHỐI VĂN PHÒNG
STT
2
3

Đơn vị
công tác

Họ và tên
Nguyễn Văn Lợi

Nguyễn Quang Cường

;
;

Sinh viên: Nguyễn Trường Long

Chức vụ
giám đốc
Phó GĐ

Lớp: QTVB2

Hệ số
lương
6.64
5.98

Lương
Cơ bản
3.585.600
3.229.200

Lương
sản lượng
6.693.031
5.346.187

Trang 25


K
nh


×