Tải bản đầy đủ (.pdf) (86 trang)

NGHIÊN CỨU KIẾN THỨC, HÀNH VI VỀ DỰ PHÒNG TẬT KHÚC XẠ CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ QUẬN THỐT NỐT NĂM 2012

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (651.44 KB, 86 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ

VÕ VIỆT XUÂN

NGHIÊN CỨU KIẾN THỨC, HÀNH VI
VỀ DỰ PHÒNG TẬT KHÚC XẠ CỦA
HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ
QUẬN THỐT NỐT
NĂM 2012

LUẬN VĂN CHUYÊN KHOA CẤP I

CẦN THƠ, 2012


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ

VÕ VIỆT XUÂN

NGHIÊN CỨU KIẾN THỨC, HÀNH VI
VỀ DỰ PHÒNG TẬT KHÚC XẠ CỦA
HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ
QUẬN THỐT NỐT


NĂM 2012
Chuyên ngành: Y HỌC DỰ PHÒNG
Mã số: 60.72.73 CK
LUẬN VĂN CHUYÊN KHOA CẤP I
Hướng dẫn khoa học
PGs. Ts. ĐÀM VĂN CƯƠNG

CẦN THƠ, 2012


i

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BV

Bệnh viện

CBM

Hội bảo trợ người mù của đạo Tin Lành

IAPB

Tổ chức quốc tế về phòng chống mù lòa

ICEE

Trung tâm quốc tế về đào tạo chăm sóc mắt.

INGO


Tổ chức phi chính phủ quốc tế



Trung ương

TKX

Tật khúc xạ

THCS

Trung học cơ sở

THPT

Trung học phổ thong

Tp.HCM

Thành phố Hồ Chí Minh

TTT

Thuỷ tinh thể

TV

Tivi


UBND

Ủy ban nhân dân

WCO

Hội đồng thế giới về Chỉnh quang

WHO

Tổ chức Y tế thế giới

YTTH

Y tế trường học


ii

MỤC LỤC
Trang
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT............................................................... i
DANH MỤC BẢNG .................................................................................... iv
ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................... 1
Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU ........................................................... 3
1.1. Tật khúc xạ .......................................................................................... 3
1.1.1. Tật khúc xạ là gì ?.......................................................................... 3
1.1.2. Các kiểu khác nhau của tật khúc xạ................................................ 4
1.2. Nguyên nhân và biểu hiện của tật khúc xạ............................................ 7

1.3. Các phương pháp điều chỉnh ................................................................ 8
1.4. Phòng tránh tật khúc xạ và chăm sóc mắt ............................................. 8
1.5. Tổng quan tình hình tật khúc xạ ........................................................... 9
1.5.1. Tình hình tật khúc xạ trên thế giới..................................................... 9
1.5.2. Tình hình tật khúc xạ tại Việt Nam.................................................. 11
1.6. Các nghiên cứu về tật khúc xạ............................................................ 14
1.6.1. Các nghiên cứu về tật khúc xạ trên thế giới.................................. 14
1.6.2. Các nghiên cứu về tật khúc xạ ở Việt Nam .................................. 21
Chương 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.............. 29
2.1. Đối tượng nghiên cứu......................................................................... 29
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu .................................................................. 29
2.1.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu ................................................ 29
2.1.3. Tiêu chuẩn chọn vào .................................................................... 29
2.2. Phương pháp nghiên cứu.................................................................... 29
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu ..................................................................... 29
2.2.2. Cỡ mẫu ........................................................................................ 29
2.2.3. Phương pháp chọn mẫu................................................................ 30


iii

2.3. Xử lý và phân tích số liệu................................................................... 34
2.4. Đạo đức trong nghiên cứu .................................................................. 35
Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ...................................................... 36
3.1. Đặc tính mẫu nghiên cứu.................................................................... 36
3.1.1. Đặc tính chung............................................................................. 36
3.1.2. Tình hình mắc tật khúc xạ............................................................ 38
3.2. Kiến thức về các yếu tố nguy cơ chính của tật khúc xạ....................... 43
3.2.1. Biết về các yếu tố nguy cơ chính của tật khúc xạ ......................... 43
3.2.2. Các nguồn thông tin cung cấp kiến thức về phòng ngừa tật khúc xạ

.............................................................................................................. 44
3.2.3. Kiến thức về phòng ngừa tật khúc xạ ........................................... 44
3.3. Thái độ về tật khúc xạ ........................................................................ 45
3.3.1. Thái độ học sinh về lo sợ sẽ bị tật khúc xạ .................................. 45
3.3.2. Tâm lý của học sinh khi đã mắc tật khúc xạ................................. 46
3.4. Thực hành về phòng ngừa mắc tật khúc xạ......................................... 46
Chương 4 BÀN LUẬN ............................................................................... 53
4.1. Những đặc tính chung của mẫu nghiên cứu ........................................ 53
4.2. Tình hình tật khúc xạ.......................................................................... 54
4.3. Kiến thức, thái độ và hành vi về dự phòng tật khúc xạ ở học sinh trung
học cơ sở quận Thốt Nốt ........................................................................... 60
4.4. Mối liên quan ..................................................................................... 66
KẾT LUẬN................................................................................................. 68
KIẾN NGHỊ................................................................................................ 70
Phụ lục 1: Bảng câu hỏi................................................................................ 7


iv

DANH MỤC BẢNG
Trang
Bảng 1.1: Phân loại về tật khúc xạ của Tổ chức Y tế thế giới [1]................. 11
Bảng 3.1. Những đặc tính của mẫu nghiên cứu ............................................ 36
Bảng 3.2. Số học sinh đi khám tật khúc xạ ................................................... 38
Bảng 3.3. Số học sinh phát hiện mắc tật khúc xạ qua khám.......................... 38
Bảng 3.4. Độ tật khúc xạ phân theo mắt phải và mắt trái.............................. 38
Bảng 3.5. Học sinh bị tật khúc xạ phân theo lớp học .................................... 39
Bảng 3.6. Học sinh bị tật khúc xạ phân theo giới.......................................... 40
Bảng 3.7. Học sinh bị tật khúc xạ phân theo tuổi.......................................... 40
Bảng 3.8. Học sinh bị tật khúc xạ phân theo địa dư nơi trường học .............. 41

Bảng 3.9. Thời điểm bị tật khúc xạ............................................................... 41
Bảng 3.10. Số năm trẻ bị tật khúc xạ ............................................................ 42
Bảng 3.11. Gia đình có người bị tật khúc xạ................................................. 42
Bảng 3.12. Biết về nguyên nhân của tật khúc xạ........................................... 43
Bảng 3.13. Các nguồn thông tin cung cấp .................................................... 44
Bảng 3.14. Tỷ lệ học sinh được cha mẹ nhắc nhở phòng ngừa tật khúc xạ ... 44
Bảng 3.15. Kiến thức về tật khúc xạ có thể phòng ngừa .............................. 45
Bảng 3.16. Thái độ về lo sợ sẽ bị tật khúc xạ............................................... 45
Bảng 3.17. Tâm lý của học sinh khi đã mắc tật khúc xạ ............................... 46
Bảng 3.18. Đọc sách báo nơi thiếu ánh sáng................................................. 46
Bảng 3.19. Nằm hay quỳ để đọc sách, viết bài ............................................. 47
Bảng 3.20. Có chú ý giữ khoảng cách giữa mắt và sách vở không quá gần khi
đọc ............................................................................................................... 47
Bảng 3.21. Có chú ý giữ khoảng cách giữa mắt và tivi, màn hình vi tính khi
xem .............................................................................................................. 48


v

Bảng 3.22. Thời gian đọc sách, truyện, sử dụng máy vi tính liên tục không
nghỉ .............................................................................................................. 48
Bảng 3.23. Học sinh bị mắc tật khúc xạ phải đeo kính những lúc nào .......... 49
Bảng 3.24. Học sinh đã bị mắc tật khúc xạ mới khám mắt < 1 năm.............. 49
Bảng 3.25. Mối liên quan giữa tật cận thị với các đặc tính của mẫu ............. 51
Bảng 3.26. Mối liên quan giữa thực hành dự phòng với tật khúc xạ ............. 52


1

ĐẶT VẤN ĐỀ


Tình trạng sức khoẻ, bệnh tật của trẻ em cũng chịu ảnh hưởng bởi sự
phát triển kinh tế xã hội. Tình hình sức khoẻ của trẻ em luôn có ý nghĩa quan
trọng trong việc hoạch định các kế hoạch, lựa chọn các giải pháp thiết thực
nhằm nâng cao sức khoẻ học sinh, đặc biệt tật khúc xạ ngày càng gia tăng,
trên thực tế đó từ năm 2000 Bộ Y tế có ban hành các chính sách, văn bản
hướng dẫn thực hiện việc phòng, chống các bệnh tật học đường, nhưng việc
thực hiện không theo kịp diễn biến phức tạp của bệnh tật học đường [2].
Bệnh viện Mắt Hà Nội đã khám cho hơn 39.000 trẻ từ 1-14 tuổi và phát
hiện ra 13.558 trẻ mắc tật khúc xạ cần được chỉnh kính, chiếm 35,5%.
Khám cho thấy, hơn 30% các em bị cận, 32% bị lệch khúc xạ và các loại tật
khác [13].
Theo nghiên cứu năm 2006 tại Trường THCS Amsterdam, có tới 78%
học sinh bị tật khúc xạ và đa phần các em đều không được đeo kính để điều
chỉnh. Các em học càng nhiều càng dễ bị cận [13].
Lê Thị Thanh Xuyên và cộng sự công bố tại buổi tổng kết hoạt động
chương trình Mắt học đường ngày 4/9 cho thấy tỷ lệ tật khúc xạ nói chung trong
học sinh là 39,36%, tăng đến mức báo động so với khảo sát năm 2002 (25,3%),
trong đó cận thị là 38,88% (năm 2002 là 17,2%). Thái độ, hành vi của học sinh
về tật khúc xạ cũng còn thấp. Trong số các em bị tật khúc xạ, có 67,16% số em
đeo kính, trong đó 74% các em có thị lực với kính trên 6/10 [27].
Tại lễ mít-tinh chào mừng Ngày Thị giác thế giới 13/10 với chủ đề
“Mắt sáng cho em” tổ chức sáng 4/10/2011 tại Hà Nội, bà Vũ Thị Thanh Giám đốc BV Mắt Hà Nội cho biết, tình trạng cận thị học đường tập trung ở


2

khu vực nội đô đang trở thành một vấn đề đáng báo động của Hà Nội với
khoảng 500.000 học sinh thủ đô mắc tật khúc xạ, chủ yếu mắc tật cận thị.
Trong thời gian 10 năm (từ năm 1998 đến 2009), tỷ lệ học sinh mắc tật

khúc xạ ở các bậc học tăng khoảng 2 lần. Cá biệt ở các trường chuyên, lớp
chọn tỷ lệ học sinh bị cận thị xấp xỉ 60%. Ở các địa phương khác, tỷ lệ học
sinh bị cận thị cũng rất cao. Nghiên cứu của BV Mắt Tp. HCM năm 2006 cho
thấy, tỷ lệ mắc tật khúc xạ của học sinh thành phố là 38,8%. Nghiên cứu của
Đại học Y Thái Nguyên năm 2007 cho thấy tỷ lệ mắc là 11,52%. Năm 2008,
BV Mắt TƯ đã điều tra về tật khúc xạ ở học sinh phổ thông ở 3 tỉnh Hà Tĩnh,
Hải Phòng, Đà Nẵng cho thấy, tỷ lệ mắc ở học sinh là 26,4%. Trong đó, tiểu
học là 18,67%, THCS là 23,47%, THPT là 32,68%, tỷ lệ tật khúc xạ ở học
sinh thành thị là 26,9%, nông thôn là 14,4% [12].
Qua đó, cho thấy tỷ lệ học sinh nhất là các em ở lứa tuổi trung học cơ
sở mắc tật khúc xạ cao, có nơi đến 78% (theo nghiên cứu ở trường THCS
Amsterdam). Tỷ lệ chung học sinh mắc tật khúc xạ là 40% [27].
Vì vậy, chúng tôi đặt câu hỏi tỷ lệ thực tế mắc tật khúc xạ của học sinh
THCS tại quận Thốt Nốt như thế nào? Và các yếu tố nào liên quan đến kiến
thức của học sinh về tật khúc xạ? Và chưa có một nghiên cứu nào về mức độ
hiểu biết của học sinh đối với tật khúc xạ tại quận Thốt Nốt.
Do đó, tôi chọn vấn đề sức khoẻ của địa phương: “Nghiên cứu kiến
thức, hành vi về dự phòng tật khúc xạ của học sinh trung học cơ sở quận
Thốt Nốt” nhằm các mục tiêu:
1. Xác định tỷ lệ học sinh trung học cơ sở bị tật khúc xạ tại quận Thốt
Nốt;
2. Khảo sát kiến thức, thái độ, hành vi và một số yếu tố liên quan về dự
phòng tật khúc xạ ở học sinh trung học cơ sở quận Thốt Nốt .


3

Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU


1.1. Tật khúc xạ
1.1.1. Tật khúc xạ là gì ?
Ta nhìn thấy mọi vật xung quanh ta vì có ánh sáng phản chiếu từ vật
đó. Bản thân vật không phát sáng (trừ khi nó chính là nguồn phát sáng!) do
vậy ta không nhìn thấy vật trong bóng tối bởi vì không có ánh sáng phản
chiếu từ nó.
Mỗi chùm tia sáng gồm những tia sáng. Các tia sáng có thể đi song
song, đi hội tụ hoặc phân kỳ
Các tia sáng có thể bị phản xạ hoặc bị khuất triết
Sự phản xạ (phản chiếu) ánh sáng xảy ra khi ánh sáng bị phản chiếu từ
những mặt phẳng, như mặt gương chẳng hạn.
Quy luật phản xạ ánh sáng " Góc phản xạ tia sáng thì bằng góc tới của
tia sáng đó”
Sự khuất triết ánh sáng là sự thay đổi hướng đi của tia sáng khi tia sáng
đó đi qua một môi trường này (như không khí) sang một môi trường khác có
chỉ số khuất triết khác nhau (như kính). Chỉ số khuất triết là số đo khả năng bẻ
gẫy tia sáng của môi trường đó như thế nào.
Bình thường, để con mắt có thể nhìn thấy rõ vật, các tia sáng phải bị bẻ
gãy hay gọi là “bị khuất triết” khi chúng đi qua các môi trường quang học
trong suốt của con mắt như giác mạc và thể thuỷ tinh để hội tụ đúng trên võng
mạc là lớp màng thần kinh nằm ở đáy mắt. Mắt như vậy gọi là mắt chính thị
(mắt có độ khuất triết bình thường). Võng mạc tiếp nhận hình ảnh của vật


4

được tạo nên bởi các tia sáng này và gửi ảnh ảo đó qua dây thần kinh thị giác
lên vỏ não.
Tật khúc xạ có nghĩa là các môi trường quang học (giác mạc, TTT, DK)
của con mắt ta khuất triết ánh sáng không đúng, do đó hình ảnh của vật mà ta

nhìn thấy bị mờ . Tật khúc xạ bao gồm cận thị, viễn thị, loạn thị và lão thị được
coi là những rối loạn về khuất triết của mắt mà không phải là bệnh mắt.
1.1.2. Các kiểu khác nhau của tật khúc xạ
1.1.2.1. Cận thị
Mắt cận thị là mắt có trục trước sau dài hơn bình thường hoặc có lực
khuất triết quá mạnh, do đó các tia sáng sau khi bị khuất triết sẽ hội tụ ở trước
võng mạc. Mắt cận thị có thể nhìn rõ các vật ở gần nhưng lại không nhìn rõ
các vật ở xa.
Cận thị có thể là do di truyền hoặc mắc phải do mắt phải làm việc ở
khoảng cách gần quá nhiều. Cận thị di truyền thường phát hiện ở trẻ em khi
chúng từ 8 đến 12 tuổi. Quãng tuổi từ 10 đến 20, khi cơ thể phát triển nhanh
chóng thì mắt cũng ngày càng dài ra và cận thị cũng tiến triển nhanh. Từ 20
đến 40 tuổi, thường thì độ cận thị ít thay đổi.
Khi nhìn gần, mắt ta phải điều tiết để nhìn vật cho rõ. Khi đó, thể thuỷ
tinh của mắt căng phồng lên để đưa ảnh của vật hội tụ trên võng mạc. Khi
nhìn xa, mắt giảm điều tiết, thể thuỷ tinh lại xẹp xuống. Bình thường, khoảng
cách thích hợp khi làm việc gần từ mắt đến sách vở hoặc máy vi tính là 33
đến 40 cm. Nếu mắt phải làm việc ở khoảng cách gần liên tục nhiều giờ trong
ngày, nhiều ngày liền trong tháng, đặc biệt là trong điều kiện thiếu ánh sáng
thì thể thuỷ tinh của mẳt luôn luôn ở trong tình trạng phải điều tiết, luôn bị
căng phồng gây nên tình trạng mệt mỏi, căng cứng điều tiết. Nếu mắt không
được nghỉ ngơi, đến một lúc nào đó thể thuỷ tinh bị căng cứng không thể xẹp
xuống được nữa, lực điều tiết của con mắt luôn duy trì ở mức quá mạnh, lúc


5

đó mắt đã trở thành cận thị. Đó chính là tật cận thị mắc phải hay ta thường gọi
là cận thị học đường.
Cận thị không chỉ gây khó khăn cho việc học tập, làm việc mà khi bị cận

thị nặng sẽ có nguy cơ mắc nhiều biến chứng như vẩn đục dịch kính (mắt nhìn
thấy nhiều vật lơ lửng như ruồi bay trước mắt) hoặc bong võng mạc gây mù.
Do vậy, người bị cận thị cần đi khám bác sỹ mắt định kỳ để theo dõi các thay
đổi ở võng mạc mắt cận. Nếu đã bị bong võng mạc, cần phải được điều trị càng
sớm càng tốt bằng phẫu thuật ở các trung tâm nhãn khoa lớn trong nước.
Để chỉnh tật cận thị, ta có thể dùng kính phân kỳ (kính --) hoặc phẫu
thuật trên giác mạc. Để phòng cận thị mắc phải, cần chú ý không đọc sách
hoặc làm việc bằng mắt ở khoảng cách gần (chơi máy tính , xem ti vi…) liên
tục quá lâu, quá nhiều ngày. Tốt nhất cứ sau 1 giờ đọc sách hoặc làm việc với
máy tính, cần nghỉ ngơi 5-10 phút bằng cách làm các việc khác không cần
dùng mắt ở khoảng cách gần, hoặc xoa nhẹ lên mắt qua da mi nhiều lần. Cần
đảm bảo đủ ánh sáng cho các cháu ở bàn học (có đèn bàn) và ánh sáng trên
lớp học (bảng cần có đèn chiếu sáng, bảng phải bôi đen viết phấn trắng hoặc
bảng trắng viết bút dạ xanh, đen). Tư thế khi ngồi học (ngồi thẳng lưng, ngay
ngắn, không cúi sát xuống bàn) cũng cần được các bậc phụ huynh học sinh và
các thầy cô giáo chú ý để nhắc nhở các cháu luôn thực hiện đúng.
1.1.2.2. Viễn thị
Mắt viễn thị là mắt có trục trước sau ngắn hơn bình thường hoặc có lực
khuất triết quá yếu, do đó các tia sáng sau khi bị khuất triết sẽ hội tụ ở sau
võng mạc, vì vậy ảnh hiện trên võng mạc bị mờ không rõ nét. Mắt viễn thị
không thể nhìn rõ các vật ở gần như khi ta đọc sách chẳng hạn. Để cố gắng
nhìn rõ vật, mắt viễn thị luôn phải điều tiết để đưa ảnh rơi trên võng mạc. do
điìeu tiết liên tục, mắt viễn thị bị mệt mỏi, đau đầu , nhức mát và hay chảy
nước mắt.


6

Giống như cận thị, viễn thị thường do di truyền. Trẻ mới đẻ và trẻ em
nhỏ tuổi thường có xu hướng bị viễn thị nhẹ. Khi trẻ lớn lên, con mắt cũng

phát triển và trở nên dài hơn, độ viễn thị cũng sẽ giảm dần.
Để chỉnh tật viễn, ta dùng kính hội tụ (kính +) nhằm làm tăng lực khuất
triết của mắt
Độ viễn thị toàn phần = Độ viễn tiềm ẩn + Độ viễn tuỳ ý + Độ viễn
tuyệt đối
Trong đó:
- Độ viễn tiềm ẩn là độ viễn thị có thể dễ dàng điều tiết được, do đó
không cần chỉnh kính
- Độ viễn tuỳ ý là độ viễn có thể điều tiết được hoặc chỉnh được bằng
kính hội tụ
- Độ viễn tuyệt đối là độ viễn không thể điều tiết được mà bắt buộc
phải chỉnh bằng kính + thì bệnh nhân mới được thị lực cao nhất
1.1.2.3. Loạn thị
Giác mạc là một màng collagen trong suốt, rất nhạy cảm nằm phía
trước lòng đen của con mắt. Bản chất của nó là một thấu kính hội tụ có công
suất lớn tới + 42 Dioptry để khuất triết ánh sáng khi ánh sáng đi qua giác mạc.
Giác mạc bình thường hình cầu đều đặn, nhẵn bóng, giống như mặt quả bóng
tròn. Khi mắt ta bị loạn thị, một trục nào đó của giác mạc sẽ cong hơn các trục
khác, trông giống như quả bóng bầu dục, và các tia sáng đi qua trục đó sẽ hội
tụ ở trước võng mạc, trong khi các tia sáng khác đi qua 1 trục ít cong hơn lại
hội tụ ở sau võng mạc. Loạn thị cũng có thể do TTT bị nghiêng trong nhãn
cầu. Do vậy, ảnh của vật mà mắt ta nhìn thấy sẽ bị méo hình hoặc bị mờ cả
khi nhìn xa và nhìn gần. Giống như khi bạn đi vào nhà gương ở công viên,
bạn sẽ thấy hình ảnh mình trong gương quá cao, quá béo hoặc quá gầy. Ta
cũng có thể bị loạn thị kèm theo cận thị hoặc viễn thị


7

Loạn thị có thể là :

- Loạn thị thuận (theo quy tắc) : khi trục khuất triết mạnh hơn là trục
đứng 900.
- Loạn thị nghịch (không quy tắc) : khi trục khuất triết mạnh hơn là trục
ngang 1800.
- Loạn thị chéo: khi trục khuất triết mạnh hơn là trục chéo từ 450 đến
1350.
Tuỳ theo tính chất , loạn thị có thể chia thành loạn thị đơn thuần (viễn
hoặc cận), loạn thị kép (viễn hoặc cận) hoặc loạn thị hỗn hợp (khi 1 trục là
cận, còn trục kia lại là viễn)
Để chỉnh tật loạn thị, ta dùng kính trụ để đưa ảnh về hội tụ trên võng
mạc theo từng trục bị loạn.
1.1.2.4. Lệch khúc xạ
Lệch khúc xạ là hiện tượng có sự khác nhau về khúc xạ giữa hai mắt,
có thể là một mắt cận còn mắt kia viễn hoặc cả hai mắt cùng cận hay cùng
viễn nhưng khác nhau về mức độ. Đôi khi là một mắt chính thị còn mắt kia là
cận thị đơn thuần, viễn thị đơn thuần hay cận loạn hoặc là viễn loạn.
1.2. Nguyên nhân và biểu hiện của tật khúc xạ
Có 2 nhóm nguyên nhân chính gây TKX là bẩm sinh và mắc phải.
Nguyên nhân bẩm sinh thường do yếu tố di truyền, yếu tố gia đình và giống
người. Nguyên nhân mắc phải thường do quá trình học tập, làm việc và các
thói quen không hợp lý như: Tư thế ngồi sai, điều kiện ánh sáng, bàn ghế
không phù hợp, thói quen đọc sách, chơi điện tử, xem TV, sử dụng vi tính
không hợp lý,…
Biểu hiện chủ yếu của tật khúc xạ là nhìn mờ. Cận thị thì giảm thị lực
khi nhìn xa, viễn thị và loạn thị thì cả nhìn xa và gần đều mờ. Ngoài ra còn có


8

các triệu chứng khác như mỏi mắt, nhức đầu, chóng mặt, buồn nôn, viết chữ

không thẳng hàng, kết quả học tập giảm sút.
1.3. Các phương pháp điều chỉnh
Khi đã bị TKX thì bắt buộc phải điều chỉnh để mắt trở lại trạng thái
thoải mái, hạn chế bớt sự tăng độ và ngăn ngừa những biến chứng của mắt.
Có 3 cách được sử dụng để điều chỉnh tật khúc xạ.
Thông thường là sử dụng kính đeo, ưu điểm là tiện lợi, rẻ tiền, dễ thay
đổi, nhưng nhược điểm dễ hỏng, dễ mất. Nên đeo kính thường xuyên và kiểm
tra độ kính 6 tháng một lần.
Phương pháp thứ 2 là mang kính tiếp xúc. Là một miếng chất dẻo đặc
biệt được đặt áp sát vào giác mạc. Loại kính này phù hợp cho lứa tuổi thanh
niên và người lớn. Ưu điểm là gọn, nhỏ, người ngoài nhìn vào sẽ không thể
nhận biết được. Nhược điểm là phải tháo lắp, ngâm rửa hàng ngày, nếu không
khéo léo có thể gây trầy xước giác mạc, nhiễm trùng. Một số người bị dị ứng
với kính thì không dùng được.
Phương pháp thứ 3 là phẫu thuật bằng Laser Excimer. Phẫu thuật này
được thực hiện khá đơn giản, nhanh chóng và an toàn, cho hình ảnh như sinh
lý bình thường của mắt, kết quả lâu dài hoặc vĩnh viễn, nhược điểm là đắt
tiền, thường trên 20 tuổi mới thực hiện được.
Hiện nay y học đang phát triển một số phương pháp mới như mổ phaco
thay thủy tinh thể để điều chỉnh TKX, mổ Phakic đặt kính nội nhãn v.v. cũng
mang thị lực cao cho những trường hợp bị TKX đặc biệt.
1.4. Phòng tránh tật khúc xạ và chăm sóc mắt
Để có một đôi mắt sáng đẹp và phòng tránh TKX cho mắt, ở lứa tuổi
học đường cần thực hiện các biện pháp sau đây.
Nơi học tập đảm bảo đủ ánh sáng. Không đọc sách trong điều kiện
thiếu ánh sáng, khi đi tàu xe, khi nằm, khi quỳ. Tư thế ngồi học thẳng lưng,


9


hai chân khép để trên nền nhà, đầu cúi 10 – 15 độ. Cần bố trí chiều cao bàn
ghế phù hợp để khoảng cách từ mắt đến sách vở là 25cm với cấp tiểu học,
30cm với cấp THCS và 35cm với học sinh THPT.
Chữ viết trên bảng và trong tập vở phải rõ nét, không viết mực đỏ, mực
xanh lá cây, không đọc sách in chữ quá nhỏ, in trên giấy vàng, giấy đen.
Phải có chế độ học tập và vui chơi ngoài trời hợp lý để mắt được nghỉ
ngơi và điều tiết giữa nhìn gần và xa. Khi học cứ 1 giờ phải nghỉ 10 – 15
phút. Khi xem TV, chơi điện tử không quá 60 phút mỗi lần, không ngồi quá
gần sẽ ảnh hưởng tới mắt.
1.5. Tổng quan tình hình tật khúc xạ
1.5.1. Tình hình tật khúc xạ trên thế giới
Theo Tổ chức Y tế Thế giới, hiện nay có khoảng 2,3 tỷ người trên thế
giới có tật khúc xạ, trong đó chỉ 1,8 tỷ người trong số này được chỉnh kính.
Số còn lại, khoảng 153 triệu người đang bị mù hoặc loà do tật khúc xạ, chủ
yếu sống ở các nước đang phát triển (1/3 ở châu Phi) và nhiều trẻ em cũng
không được chỉnh kính [3].
Châu Á là nơi có tỷ lệ mắc tật khúc xạ cao nhất thế giới và có xu hướng
gia tăng trong những năm gần đây. Ước tính riêng ở Trung Quốc có đến 300
triệu người có tật khúc xạ [3].
Tỷ trọng gây mù do tật khúc xạ rất khác nhau ở các nước, cao tới 8,2%
ở Hàn Quốc, 14% ở Đài Loan, 12,1% ở Hồng Kông, 22,4% ở Phi-lip-pin,
nhưng lại thấp chỉ 1- 4% như ở Việt Nam, Thái Lan, Indonesia, Malaysia [3].
Mới đây, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và Tổ chức Quốc tế về Phòng
chống mù lòa (IAPB) đã nhất trí xác định tật khúc xạ chưa được chỉnh kính đã
và đang là một nguyên nhân đáng kể gây mù và là nguyên nhân chủ yếu gây
giảm thị lực. Do đó, vấn đề tật khúc xạ chưa được chỉnh kính đã được nghiên
cứu xem xét nghiêm túc để đưa vào chương trình Phòng chống mù lòa nhằm


10


hướng tới mục tiêu “Thị giác 2020: Quyền được nhìn thấy”. Tổ chức Y tế thế
giới đã xây dựng những chiến lược cụ thể để loại trừ căn nguyên gây mù lòa có
thể phòng tránh này bằng một can thiệp rất đơn giản là chỉnh, cấp kính cho
bệnh nhân. Để giúp các quốc gia giải quyết vấn đề mù loà và giảm thị lực do tật
khúc xạ gây ra, các tổ chức quốc tế này đang hợp tác với các tổ chức phi chính
phủ quốc tế (INGO) có kinh nghiệm hoặc đang có chương trình phòng chống
mù lòa do tật khúc xạ như Trung tâm quốc tế về đào tạo Chăm sóc mắt (ICEE),
Tổ chức Bảo vệ thị giác quốc tế (SSI), Hội bảo trợ người mù của đạo Tin lành
(CBM), Tổ chức ORBIS và Hội đồng Thế giới về Chỉnh quang (WCO).
Bàn luận về tầm quan trọng của vấn đề tật khúc xạ chưa được chỉnh
kính, Bác sỹ Catherine Le Gales Camus, trợ lý Tổng giám đốc Tổ chức Y tế
thế giới đã nói: “Những kết quả này đã nêu rõ sự nguy hại của vấn đề. Loại
tổn thương thị lực thường gặp này không thể bị lãng quên lâu hơn nữa mà
cần được coi là một nhiệm vụ cấp bách… Thiếu sự chỉnh và cấp kính thích
hợp, hàng triệu trẻ em đang bị mất cơ hội học tập và nhiều người lớn bị mất
khả năng lao động cùng với những hậu quả trầm trọng về kinh tế và xã hội.
Nhiều cá nhân và gia đình sẽ bị đẩy vào vòng xoáy đói nghèo hơn bởi vì họ
không thể nhìn rõ”. Số lượng những người bị mù và tổn thương thị lực do tật
khúc xạ chưa được chỉnh kính đã làm tăng gấp đôi gánh nặng mù lòa trên toàn
thế giới [4].
Theo báo cáo của Tổ chức y tế thế giới vào năm 2002 có trên 161 triệu
người trên thế giới có tổn hại thị giác, trong đó có 124 triệu người có thị lực
thấp và 37 triệu người bị mù. Con số trên chưa tính đến như những trường
hợp tổn hại thị giác do tật khúc xạ. Nếu tính cả những trường hợp tổn hại thị
giác do tật khúc xạ không được điều chỉnh, con số trên toàn thế giới sẽ là 314
triệu người có tổn hại thị giác, trong đó có 45 triệu người bị mù. Có tới 13
triệu trẻ em và 45 triệu người lớn bị tổn hại thị giác do tật khúc xạ [10].



11

1.5.2. Tình hình tật khúc xạ tại Việt Nam
Tại Việt Nam, nhu cầu sử dụng thị lực nhìn gần trong học tập và sinh
hoạt trong cuộc sống hiện đại ngày càng tăng cao nên tỷ lệ tật khúc xạ cũng
có chiều hướng tăng theo. Một số nghiên cứu tại Ninh Bình (1997), Nam
Định (1998), TPHCM (2003), Hà Nội (2008) cho thấy tỷ lệ tật khúc xạ ở học
sinh các cấp học ở nông thôn khoảng từ 8,0 đến 15,1%, ở thành phố khoảng
25 – 35%.
Bảng 1.1: Phân loại về tật khúc xạ của Tổ chức Y tế thế giới [1]
Phân loại
Nhẹ
Vừa
Nặng
Tật khúc xạ
Cận thị
≤- 0,75D
- 1,00D đến - 2,75D
> -3,00D
Viễn thị
≤ +2,75D
+3,0D đến + 4,75D
> +5,00D
Loạn thị
≤ 0,75D
1,00D đến 2,75D
> +/- 3,00D
Thái độ xử trí Không cần kính
Đeo kính
Đeo kính

(Nguồn: Viện Mắt trung ương)
Nói đến trường học là nghĩ ngay đến vấn đề vệ sinh trường học. Vệ
sinh trường học là một môn khoa học, người ta đã quan tâm từ lâu. Ngày nay
với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, vấn đề vệ sinh trường học lại càng
được quan tâm tới nhiều khía cạnh khác nhau. Yếu tố vệ sinh trường học có
thể kể đến là: ánh sáng, kích thước bàn ghế, tư thế ngồi học và một số yếu tố
bất lợi khác như: thời gian học, sử dụng máy vi tính, đọc truyện, …
Càng lên các lớp trên, số học sinh bị tật khúc xạ càng tăng, trong đó
thành thị nhiều hơn nông thôn (theo điều tra của Viện Mắt Trung ương năm
2009, vùng nông thôn là 10 – 15%, ở thành thị là 25 – 35%). Tật khúc xạ
đang có xu hướng gia tăng do chế độ học tập không hợp lý, thời gian làm việc
của mắt quá nhiều: như đọc nhiều sách, truyện, xem ti vi, chơi game,… Đặc
biệt kiến thức về tật khúc xạ của học sinh còn nhiều hạn chế, chế độ dinh
dưỡng của các em chưa thật sự hợp lý làm ảnh hưởng đến tật khúc xạ.


12

Tật khúc xạ ảnh hưởng đến kết quả học tập của các em, ảnh hưởng đến
sinh hoạt thể dục thể thao, đặc biệt các em tật khúc xạ nhẹ có thị lực từ 6/10
đến 8/10 không chịu mang kính điều chỉnh góp phần làm cho tỷ lệ tật khúc xạ
tăng lên.
Trong điều kiện học tập thiếu thốn, không đảm bảo vệ sinh thị giác đều
có thể tác động gây nên tật cận thị, các yếu tố môi trường như: học tập trong
không gian chật hẹp, thiếu ánh sáng, thường xuyên tiếp xúc với màn hình vi
tính, ti vi, sự thiếu hiểu biết về tật khúc xạ,… cũng góp phần tích cực đến việc
phát sinh tật khúc xạ. Dự án "Phòng chống mù lòa cho trẻ em Tp. Hà Nội"
được triển khai trong 3 năm, từ tháng 1.2010 đến tháng 12.2012 với tổng kinh
phí hơn 500.000 USD do Bệnh viện Mắt Hà Nội phối hợp với Quỹ Fred
Hollows VN tiến hành. Bệnh viện Mắt Hà Nội đã khám cho hơn 39.000 trẻ từ

1-14 tuổi và phát hiện ra 13.558 trẻ mắc tật khúc xạ cần được chỉnh kính,
chiếm 35,5%. Quá trình khám cho thấy, hơn 30% các em bị cận, 32% bị lệch
khúc xạ và các loại tật khác. Chỉ có khoảng 20% các em bị tật khúc xạ do yếu
tố di truyền, còn hơn 80% là do lối sống tuỳ tiện, khiến mắt làm việc quá tải
như: Chơi game, xem ti vi nhiều và không đúng cự ly, học tập nhiều, hiệu số
bàn ghế và ánh sáng không chuẩn,…[13]
Theo nghiên cứu năm 2006 tại Trường THCS Amsterdam, có tới 78%
học sinh bị tật khúc xạ và đa phần các em đều không được đeo kính để điều
chỉnh. Các em học càng nhiều càng dễ bị cận [13].
Theo hội thảo “Mắt sáng học đường” do báo điện tử Giáo dục Việt
Nam tổ chức vào sáng nay (24 – 12), tại Hà Nội báo cáo có 70% học sinh
phát hiện mắc các bệnh về mắt, trong đó có 53% học sinh bị mắc cận thị, 17%
học sinh bị loạn thị và tình trạng cận thị có chiều hướng gia tăng. Nguyên
nhân là do học tập căng thẳng, sự tiếp cận các phương tiện thông tin đại
chúng chưa đúng cách như sử dụng internet và truyện tranh,…


13

Lê Thị Thanh Xuyên và cộng sự bệnh viện Mắt TP.HCM thực hiện
được công bố tại buổi tổng kết hoạt động chương trình Mắt học đường ngày
4/9 có 40% học sinh bị tật khúc xạ học đường. Theo khảo sát này, tỷ lệ cận thị
gia tăng theo cấp học, vùng trung tâm thành phố có tỷ lệ cận thị cao hơn so
với các vùng cận trung tâm, vùng ven và ngoại thành. Tỷ lệ tật khúc xạ nói
chung trong học sinh là 39,36%, tăng đến mức báo động so với khảo sát năm
2002 (25,3%), trong đó cận thị là 38,88% (năm 2002 là 17,2%). Khảo sát
cũng cho thấy chỉ có 16,6% học sinh có kiến thức tốt về tật khúc xạ, 64,4% có
kiến thức trung bình và 13,3% yếu kiến thức. Thái độ, hành vi của học sinh về
tật khúc xạ cũng còn thấp. Trong số các em bị tật khúc xạ, có 67,16% số em
đeo kính, trong đó 74% các em có thị lực với kính trên 6/10 [27].

Tại lễ mít-tinh chào mừng Ngày Thị giác thế giới 13/10 với chủ đề
“Mắt sáng cho em” tổ chức sáng 4/10/2011 tại Hà Nội, bà Vũ Thị Thanh Giám đốc BV Mắt Hà Nội cho biết, tình trạng cận thị học đường tập trung ở
khu vực nội đô đang trở thành một vấn đề đáng báo động của Hà Nội với
khoảng 500.000 học sinh thủ đô mắc tật khúc xạ, chủ yếu mắc tật cận thị.
Theo các chuyên gia y tế, cận thị gây ra nhiều hậu quả trong đời sống, cận thị
nặng có thể kèm theo các biến chứng như lác, rách võng mạc, bong võng mạc,
bong dịch kính,… dẫn tới mù lòa [6].
Trong thời gian 10 năm (từ năm 1998 đến 2009), tỷ lệ học sinh mắc tật
khúc xạ ở các bậc học tăng khoảng 2 lần. Cá biệt ở các trường chuyên, lớp
chọn tỷ lệ học sinh bị cận thị xấp xỉ 60%. Ở các địa phương khác, tỷ lệ học
sinh bị cận thị cũng rất cao. Nghiên cứu của Bệnh viện Mắt Tp Hồ Chí Minh
năm 2006 cho thấy, tỷ lệ mắc tật khúc xạ của học sinh thành phố là
38,8%. Nghiên cứu của Đại học Y Thái Nguyên năm 2007 trên 8.527 học
sinh tại 16 trường học các cấp từ tiểu học đến trung học cho thấy, tỷ lệ mắc tật
khúc xạ là 11,52%. Năm 2008, Bệnh viện Mắt TƯ đã điều tra về tật khúc xạ ở


14

học sinh phổ thông ở 3 tỉnh Hà Tĩnh, Hải Phòng, Đà Nẵng trên tổng số 2.280
học sinh cho thấy, tỷ lệ mắc tật khúc xạ ở học sinh là 26,4%. Trong đó, tiểu
học là 18,67%, trung học cơ sở là 23,47%, trung học phổ thông là 32,68%, tỷ
lệ tật khúc xạ ở học sinh thành thị là 26,9%, nông thôn là 14,4% [12].
Tật khúc xạ khiến bệnh nhân nhìn mờ, mỏi mắt, co quắp mi ảnh hưởng
đến sự phát triển trí tuệ của trẻ và chất lượng cuộc sống. Một số loại tật khúc
xạ (viễn thị nặng, loạn thị, lệch khúc xạ) có thể gây lác mất sự phối hợp thị
giác 2 mắt dẫn đến nhược thị một mắt. Cận thị nặng có thể gây biến chứng
bong võng mạc dẫn đến mù loà. Và tật khúc xạ có thể chữa được. Phương
pháp đơn giản nhất là đeo kính thuốc, vừa an toàn, hiệu quả đem lại sự cải
thiện to lớn về chức năng thị giác, vừa kinh tế, thuận tiện. Bệnh nhân cần đến

các trung tâm lớn, có uy tín để được khám, phát hiện đúng loại tật khúc xạ và
cấp đơn kính đúng số [7].
1.6. Các nghiên cứu về tật khúc xạ
1.6.1. Các nghiên cứu về tật khúc xạ trên thế giới
Matthew Wensor và cộng sự (1999) qua nghiên cứu ở tiểu bang
Victoria, Úc cho thấy: Tỷ lệ cận thị giảm từ 24% ở những người tuổi từ 40-49
xuống còn 12% ở những người độ tuổi 70-79, và sau đó tăng lên 17% ở
những người lớn tuổi hơn 80 tuổi. Cận thị có mối liên quan có ý nghĩa với
trình độ học vấn, nghề nghiệp, nơi sinh, và độ mờ đục hạt nhân [45].
Pik Pin Goh và cộng sự (2004) qua nghiên cứu tật khúc xạ ở trẻ em của
quận Gombak, Malaysia cho thấy: Vấn đề giảm thị lực ở mắt, thì nguyên
nhân do tật khúc xạ chiếm 87%, giảm thị lực 2,0%, nguyên nhân khác 0,6%,
nguyên nhân không giải thích được là 10,4%, chủ yếu nghi nghờ là giảm thị
lực. Cận thị (hình cầu tương đương ít nhất – 0,50 diop ở cả 2 mắt) tìm thấy ở
9,8% trẻ em 7 tuổi và tăng lên 34,4% ở trẻ em 15 tuổi. Cận thị có liên quan
với giới tính nữ, tuổi, trình độ học vấn của cha mẹ, dân tộc ở Trung Quốc.


15

Loạn thị (0,75 diop) tìm thấy ở 15,7% trẻ em. Qua đó kết luận, thị giác suy
giảm trong tuổi đi học ở trẻ em ở quận Gombak là yếu tố gây ra cận thị, ới tỷ
lệ đặc biệt cao ở trẻ em là dân tộc Trung Quốc. Giáo dục sức khỏe maắt à
khám sàng lọc có thể giúp giải quyết tình trạng tật khúc xạ [33].
Theo nghiên cứu tỷ lệ bệnh mắt của nhóm nghiên cứu (2004) qua
nghiên cứu “Tỷ lệ lỗi khúc xạ của người lớn ở Hoa Kỳ, Tây Âu và Úc” cho
thấy: 1/3 số người từ 40 tuổi trở lên ở Hoa Kỳ và Tây Âu bị ảnh hưởng bởi tật
khúc xạ, và tỷ lệ là 1/5 cho cùng nhóm đối tượng này ở Úc [34].
S-M Saw và cộng sự (2004) qua nghiên cứu tật khúc xạ ở trẻ nhỏ với
việc hút thuốc của cha mẹ cho thấy: Có 434 người cha (33,3%) và 23 bà mẹ

(1,7%), người hút thuốc trong suốt cuộc đời của con em mình. Không có xu
hướng quan trọng giữa hút thuốc nội và tật khúc xạ hoặc có chiều dài trục.
Sau khi kiểm soát tuổi tác, giới tính, trường học, trình độ học vấn của mẹ, và
mẹ cận thị, trẻ em với các bà mẹ những người đã từng hút thuốc trong suốt
cuộc đời của họ đã "tích cực hơn" khúc xạ (điều chỉnh có nghĩa là – 0,28 D v
–1,38 D) so với trẻ em có mẹ không hút thuốc (p = 0,012). Qua đó rút ra kết
luận, các nghiên cứu cho thấy không có bằng chứng nhất quán của mối liên
quan giữa hút thuốc của cha mẹ và tật khúc xạ. Có một gợi ý rằng trẻ em có
mẹ hút thuốc lá có khúc xạ hyperopic hơn, nhưng không có mối quan hệ giữa
hút thuốc và số lượng nhỏ của những bà mẹ hút thuốc trong mẫu này ngăn cản
kết luận rõ ràng về một liên kết giữa phơi nhiễm hút thuốc lá thụ động và cận
thị [42].
Dorothy S.P. Fan và cộng sự (2004) với nghiên cứu tỷ lệ mắc, tỷ lệ
hiện nhiễm và sự tiến triển của cận thị của trẻ em ở Hồng Kông cho thấy:
Tổng cộng có 1.560 trẻ em tham gia vào nghiên cứu, tuổi trung bình là 9,33
(CI 95%: 9,11 9,45; tuổi dao động từ 5 – 16 tuổi). Trung bình hình cầu khúc
xạ tương đương (SER) là – 0,33 D (SD = 11,56; phạm vi: 13,13 – 14,25 D).


16

Cận thị (SER < – 0,50 D) là các lỗi khúc xạ phổ biến nhất và được tìm thấy
trong 36,11% ± 2,87% (SD) của trẻ em. Tỷ lệ cận thị tương quan tích cực với
tuổi lớn hơn.Trẻ em từ 11 năm là gần 15 lần nhiều khả năng để có cận thị hơn
là trẻ em trẻ hơn 1 năm (OR = 14,81; CI 95%: 14,11 – 15,48). Tỷ lệ cận thị là
144,1 ± 2,31 (SD) trên 1.000 học sinh tiểu học mỗi năm. Tuổi tăng tương
quan với tỷ lệ tăng của tật cận thị, với nguy cơ cao nhất ở trẻ em độ tuổi từ 11
tuổi (OR = 2,21; CI 95%: 2,11 – 2,44). Trung bình hàng năm thay đổi trong
SER cho trẻ em bị cận thị (SER < – 0,50 D) là – 0,63 D (SD = 3,44) so với –
0,29 D (SD = 2,96) cho những người không cận thị bắt đầu nghiên cứu (p <

0,001). Rút ra kết luận, kết quả cho thấy rằng sự phổ biến và tiến triển của cận
thị ở trẻ em Hồng Kông cao hơn nhiều so với những báo cáo trước đây ở các
nước phương Tây. Kinh tế xã hội tác động lâu dài của những phát hiện này
bảo đảm nghiên cứu sâu hơn [32].
Seang-Mei Saw và cộng sự (2005) qua nghiên cứu tỷ lệ mắc bệnh và
tiến triển của cận thị của trẻ em ở Singapore cho thấy: tỷ lệ tích lũy của 3 năm
là 47,7% (CI 95%: 42,2 – 53,3), 38,4% (CI 95%: 31,4 – 45,4), và 32,4% (CI
95%: 21,8 – 43,1) tương ứng với trẻ 7, 8 và 9 tuổi. Ở Trung Quốc tỷ lệ tích
lũy 3 năm là (49,5% so với 27,2%), và so sánh trẻ 7 tuổi và trẻ 9 tuổi lúc ban
đầu (47,7% so với 32,4%), tuy nhiên mối quan hệ sau này có ý nghĩa sau khi
điều chỉnh giới tính, chủng tộc, số lượng đọc sách (sách/tuần), và cha mẹ cận
thị (p = 0,057). Trẻ em với độ dài lớn hơn trục, độ sâu khoang thủy tinh thể,
và ống kính mỏng hơn dễ bị sự phát triển của cận thị, sau khi kiểm soát tuổi,
giới tính, chủng tộc, đọc sách, và cha mẹ cận thị. 3 năm có nghĩa là tỷ lệ cận
thị tiến triển tích lũy là – ,40 D (CI 95%: – 2,57 đến – 2,22) ở trẻ em 7 tuổi bị
cận thị, – 1,97 (CI 95%: – 2,16 đến – 1,78) ở trẻ em 8 tuổi, và – 1,71 (CI
95%: – 1,98 đến –1,44) ở trẻ em 9 tuổi. Từ đó rút ra kết luận, cả hai tỷ lệ mắc
và tỷ lệ tiến triển của cận thị ở trẻ em Singapore là cao [43].


17

Aaron M. Castanon Holguin và cộng sự (2006) qua nghiên cứu với đối
tượng là trẻ em 5 đến 18 tuổi người Mêhicô cho thấy: Tuân thủ sử dụng thấu
kính có thể là rất thấp, ngay cả khi kính được cung cấp miễn phí, đặc biệt ở
lứa lớn tuổi, trẻ em thành thị và những người ở trong quần thể có tỷ lệ mắc tật
cận thị cao nhất.Khi chương trình sàng lọc tật khúc xạ ngày càng trở nên phổ
biến trên toàn thế giới, chiến lược mới là điều cần thiết để cải thiện sự tuân
thủ nếu nguồn lực của chương trình là tối đa [35].
Ishfaq Ahmed và cộng sự (2008) qua nghiên cứu tỷ lệ mắc cận thị ở

học sinh ở thành phố Srinaga, bang Kashmir, Ấn Độ cho thấy: Tổng cộng có
4.360 học sinh tham gia vào nghiên cứu, độ tuổi trung bình 12,11 tuổi (CI
95%: 11,99 – 12,22; khoảng tuổi dao động trong khoảng 7 – 18 tuổi). Cận thị
đã được tìm thấy ở 4,74% học sinh. Tuổi tác có liên quan với nguy cơ tăng
mắc cận thị. Học sinh nữ có nguy cơ mắc cận thị cao hơn các học sinh nam
(OR = 1,52). Tỷ lệ cận thị ở nữ cao hơn so với nam. Học sinh có các điều kiện
kinh tế xã hội thấp có tỷ lệ cận thị cao hơn hơn so với học sinh có điều kiện
kinh tế - xã hội cao. Từ đó, nhóm nghiên cứu rút ra kết luận, giảm thị lực vì
cận thị là một vấn đề sức khỏe quan trọng trong học sinh ở thành phố
Srinagar. Hầu hết những học sinh này không cần phải có kính điều chỉnh. Cần
thiết có chiến lược hiệu quả để loại bỏ nguyên nhân của vấn suy giảm thị lực
[30].
Liping Li và cộng sự (2008) qua nghiên cứu lỗi khúc xạ nhi khoa của
học sinh trung học ở Trung Quốc: Trong số 674 (35,6%) trẻ em cần kính đeo
mắt (tuổi trung bình, 14,7 ± 0,8 tuổi), 597 (88,6%) đã được theo dõi. Trong số
339 trẻ em không cần kính ở điều tra cơ bản, 30,7% mua kính đeo mắt, trong
khi 43,2% của 258 trẻ em cần thay thế kính của họ do kính không đạt. Hầu
hết (70%) đối tượng đã trả từ 13 đến 26 đôla. Trong số trẻ em và tầm nhìn
song phương < 6/18, có 45,6% mua kính. Trong các mô hình đa biến, thị giác


18

< 6/12 (p < 0,009), tật khúc xạ < - 2.0D (p < 0,001), và số tiền sẵn sàng trả
tiền cho kính (p = 0,01) là yếu tố dự đoán của mua hàng. Lý do không mua
kính bao gồm sự hài lòng với thị giác hiện tại (78% của những người đeo kính
lúc ban đầu, 49% những người không có), những lo ngại về giá cả hoặc từ
chối của cha mẹ (18%), và sợ kính sẽ làm suy yếu đôi mắt (13%). Chỉ có 26%
trẻ em nói rằng họ thường đeo kính mới của họ. Qua nghiên cứu nhóm tác giả
đã rút ra kết luạn, nhiều gia đình ở nông thôn Trung Quốc sẽ trả tiền cho kính,

mặc dù chấp nhận là 50%, thậm chí ở trẻ em với thị lực kém. Sự chấp nhận có
thể được cải thiện bằng cách giảm giá, giáo dục cho thấy rằng kính sẽ không
làm tổn hại đến mắt, và tập trung can thiệp cha mẹ [38].
Jeffrey J. Walline và cộng sự (2008) qua nghiên cứu thử nghiệm ngẫu
nhiên ảnh hưởng của kính áp tròng mềm với sự tiến triển cận thị ở trẻ em, cho
thấy: Có một sự tương tác có ý nghĩa thống kê được giữa thời gian và điều trị
cho sự tiến triển cận thị (p = 0,002); tỷ lệ trung bình của sự thay đổi là 0,06
D/năm. Sau 3 năm, điều chỉnh sự khác biệt giữa những người đeo kính áp
tròng và những người đeo kính không có ý nghĩa thống kê. Không có sự khác
biệt giữa hai nhóm điều trị đối với thay đổi trong chiều dài trục (ANCOVA, p
= 0,37) hoặc thay đổi độ cong giác mạc (ANCOVA, p = 0,72). Rút ra kết
luận, những dữ liệu này cung cấp bảo đảm với các học viên chăm sóc mắt có
liên quan với hiện tượng hao mòn thấu kính "gia tăng cận thị" ở trẻ en. Không
gây ra một sự gia tăng chiều dài trục, độ cong giác mạc, cận thị so với mặc
ống kính cảnh lâm sàng có liên quan [44].
Jenny M. Ip và cộng sự (2008) với nghiên cứu ở trẻ em ở Úc cho thấy:
Mặc dù cận thị không liên quan đáng kể với thời gian trong công việc gần sau
khi điều chỉnh các yếu tố khác, có những hiệp hội có ý nghĩa độc lập với
khoảng cách đọc và đọc sách chặt chẽ liên tục. Các hiệp hội này có thể chỉ ra


×