Tải bản đầy đủ (.doc) (26 trang)

Quy trình giao nhận nhập khẩu lô hàng máy đào bánh lốp của công ty TNHH sản xuất và cung ứng vật tư kim thành an

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (241.6 KB, 26 trang )

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

GVHD: TRẦN HẢI VIỆT

LỜI MỞ ĐẦU
Trong những năm gần đây việc mở rộng hợp tác buốn bán quốc tế của
Việt Nam không ngừng phát triển, đòi hỏi một lực lượng lao động có trình
độ trong ngoại thương là không nhỏ. Với nhu cầu đó, bên cạnh trường Đại
học kinh tế ngoại thương các trường đại học khác trong đó có trường đại học
hàng hải cũng không ngừng hoàn thiện cơ sở cần thiết để đào tạo cử nhân
kinh tế ngoại thương. Tuy nhiên việc học tập trên giảng đường không phải là
tất cả với những sinh viên học tập trong nghành này, Để thực sự có được
kinh nghiệm cần thiết khi bước vào làm việc thì sinh viên ngành ngoại
thương phải có được những kỳ thực tập thật sự bổ ích. Trong đó kỳ thực tập
tốt nghiệp là quan trong nhất, nó đánh giá được khả năng nhận thức của sinh
viên trong toàn khoá học, quan trọng hơn nó giúp sinh viên tiếp cận được
với môi trường làm việc thực tế. Là sinh viên ngành kinh tế ngoại thương
của trường đại học hàng hải, em nhận thức rõ đây là đợt thực tập vô cùng ý
nghĩa, em chọn công ty TNHH sản xuất và cung ứng vật tư Kim Thành An
làm nơi thực tập vì nơi đây có đủ các nghiệp vụ cần thiết để tìm hiểu và học
tập. Đây cũng là một công ty có bề dày lịch sử trong việc làm công tác giao
nhận, buôn bán ngoại thương. Qua gần hai tháng thực tập tại công ty TNHH
sản xuất và cung ứng vật tư Kim Thành An em đã thu lượm được rất nhiều
kiến thức bổ ích và xin được trình bày trong bản báo cáo này. Báo cáo gồm
ba phần:
Chương 1: Cơ sở lý luận cề nghiệp vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu
Chương 2: Giới thiệu về công ty TNHH sản xuất và cung ứng vật tư Kim
Thành An
Chương 3: Quy trình giao nhận nhập khẩu lô hàng Máy đào bánh lốp của
công ty TNHH sản xuất và cung ứng vật tư Kim Thành An
SV: ĐỖ THỊ VÂN


MSV: 46972

1


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

GVHD: TRẦN HẢI VIỆT

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NGHIỆP VỤ GIAO
NHẬN HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU
1.1

Cơ sở lý luận về hàng hóa xuất nhập khẩu

1.1.1 Sự ra đời và phát triển của ngành giao nhận hàng hóa xuất nhập
khẩu
Một trong những bước tiến vĩ đại của nền sản xuất hàng hóa là sự
phân công và hợp tác lao động quốc tế. Chuyên môn hóa và hợp tác hóa
trong các lĩnh vực sản xuất và dịch vụ đã tạo ra năng suất lao động và chất
lượng sản phẩm ngày càng cao đang là xu hướng phát triển của nền sản xuất
hiện đại, và điều này cũng không phải ngoại lệ đối với lĩnh vực vận tải.
Giao nhận vận tải là một dịch vụ đặc biệt gắn liền với hoạt động mua
bán trao đổi và vận chuyển hàng hóa trên phạm vi toàn cầu. Lịch sử đã ghi
nhận trong những ccoong ty giao nhận vận tải hàng hóa đầu tiên của thế giới
là công ty Thomas Meadows tại London vào năm 1836 cùng với cuộc cách
mạng về vận tải đường sắt bằng đầu máy hơi nước tại Anh. Chức năng ban
đầu của giao nhận là thu xếp việc vận chuyển hàng hóa cho khách hàng bằng
cách kí kết hợp đồng vận chuyển với các công ty vận tải khác nhau sao cho
việc vận chuyển hàng hóa nhanh chóng và hợp lý nhất.

Trách nhiệm của người giao nhận bao gồm cả việc thông báo tất cả
các tài liệu có liên quan đến hàng hóa cũng như những yêu cầu của cơ quan
hải quan cho khách hàng tại nước nhận hàng cuối cùng. Các đại lý của người
giao nhận ở nước ngoài cũng thực hiện các công việc tương tự và chăm sóc
khách hàng đồng thời luôn giữ mối quan hệ với khách hàng và thông báo kịp
thời cho khách hàng các thông tin có thể ảnh hưởng đến việc dịch chuyển
hàng hóa từ nơi này đến nơi khác.

SV: ĐỖ THỊ VÂN
MSV: 46972

2


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

GVHD: TRẦN HẢI VIỆT

Ngày nay, người giao nhận vẫn tiến hành các công việc như trước đây
và cũng chịu trách nhiệm tương tự đối với khách hàng của mình. Người giao
nhận vẫn hoạt động hoặc như một đại lý thông báo hoặc là chi nhánh riêng
của họ ở nước ngoài . Ngoài ra, người giao nhận còn có thể hoạt động như
một người chuyên chở (bên ủy thác) hoặc như một đại lý cho khách hàng
của mình hoặc cả hai.
Như vậy giao nhận là lĩnh vực hoạt động rất rộng liên quan tới hầu hết
các công việc trong quá trình nhằm đưa hàng hóa từ nơi gửi tới nơi nhận một
cách nhanh chóng và hiệu quả nhất.
Hiện nay có nhiều khái niệm khác nhau về dịch vụ giao nhận. Theo
Quy tắc thống nhất về dịch vụ giao nhận vận tải của Liên đoàn quốc tế của
các Hiệp hội các nhà giao nhận vận tải (FIATA) thì giao nhận vận tải được

định nghĩa như sau:
“Giao nhận vận tải là bất kì dịch vụ nào liên quan đến vận chuyển,
gom hàng, lưu kho, xếp dỡ, đóng gói hay phân phối hàng hóa cũng như các
dịch vụ phụ trợ và tư vấn có liên quan đến các dịch vụ kể trên, bao gồm
nhưng không chỉ giới hạn ở những vấn đề hải quan hay tài chính, khai báo
hàng hóa cho những mục đich chính thức, mua bảo hiểm cho hàng hóa và
thu tiền hay lập các chứng từ liên quan đến hàng hóa”.
Theo luật thương mại Việt Nam 2005 : “dịch vụ logistics là hoạt động
thương mại, theo đó thương nhân tổ chức thực hiện một hay nhiều công việc
bao gồm nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải quan, các
thủ tục giấy tờ khác, tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì , ghi ký mã hiệu,
giao hàng hoặc các dịch vụ khác có liên quan đến hàng hóa theo thỏa thuận
với khách hàng để hưởng thù lao”.
1.1.2 Vai trò của người giao nhận.
SV: ĐỖ THỊ VÂN
MSV: 46972

3


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

GVHD: TRẦN HẢI VIỆT

Trong hoạt động thương mại, người giao nhận đóng vai trò là người
trung gian kết nối chặt chẽ giữa người xuất khẩu, nhập khẩu với người
chuyên chở và các cơ quan hữu quan khác để thực hiện các công việc được
ủy thác nhằm đưa hàng hóa đến nơi nhận một cách nhanh chóng và an toàn
nhất. Với vai trò này, người giao nhận có thể đảm nhận các công việc sau:
- Nghiên cứu lập kế hoạch và lựa chọn tuyến vận chuyển, người chuyên

chở, công ty xếp dỡ để thương lượng kí kết hợp đồng, thỏa thuận giá cả
một cách hợp lý nhất để đưa hàng hóa đến tay người nhận hàng một cách
nhanh chóng nhất. Thông tin, chỉ dẫn cho các bên liên quan trong quá
trình vận chuyển và đảm bảo về bản chất các loại hàng dễ hỏng, hàng
nguy hiểm cũng như thời gian vận chuyển và vấn đề an toàn đối với hàng
hóa;
- Cung cấp hoặc sử dụng dịch vụ kho bãi của bên thứ ba để tổ chức lưu
kho, phân loại, đóng gói hàng hóa, in kẻ ký mã hiệu phù hợp với luật
pháp cũng như thông lệ của quốc gia nơi hàng hóa được giao cho người
nhận , phù hợp với điều kiện và phương tiện vận chuyển, bốc xếp trong
suốt quá trình vận chuyển trong phạm vi và điều kiện tài chính cho phép;
- Tổ chức gom hàng, thu xếp các dịch vu liên quan đến hàng hóa như giám
định, nua bảo hiểm, thủ tục thông quan xuất, nhập khẩu, và các thủ tục
khác theo quy định của các cơ quan quản lý nhà nước, lập chứng từ hoặc
tư vấn cho khách hàng lập chứng từ phù hợp với yêu cầu của khách hàng
nhằm mục đích thanh toán, hoặc theo ủy thác của khách hàng thanh toán
các loại phí, tiền cước, và nếu được ủy quyền người giao nhận có thể trả
tiền cho người xuất khẩu;
- Sử dụng công nghệ thông tin hoặc kết nối với hệ thống EDI để theo dõi
hàng hóa, phân tích và dự báo thị trường và các thông tin có liên quan
đến khách hàng nhằm phối hợp một cách hài hòa với các tổ chức nhằm
SV: ĐỖ THỊ VÂN
MSV: 46972

4


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

GVHD: TRẦN HẢI VIỆT


thông tin và tư vấn kịp thời cho khách hàng và đảm bảo rằng qua trình
dịch chuyển hàng hóa là thông suốt với thời gian vận chuyển và ngắn
nhất và chi phí là hợp lý nhất.
Vai trò của người giao nhận là cực kỳ quan trọng và không thể thiếu
trong thương mại quốc tế vì ngày nay, tính chuyên môn hóa kể cả trong dịch
vụ vận tải ngày càng trở nên sâu sắc và chuyên nghiệp hơn. Người giao nhận
được coi như là “kiến trúc sư” thiết kế và tổ chức vận chuyển hàng hóa đến
nơi nhận với giá cả hợp lý nhất thông qua mối quan hệ của họ với các tổ
chức, cơ quan có liên quan như các công ty vận tải, công ty xếp dỡ, hải
quan, bảo hiểm, các cơ quan quản lý nhà nước khác. Hơn ai hết, người giao
nhận rất am hiểu về thị trường, chính sách pháp luật cũng như tập quán của
các nước, qua đó người giao nhận có thể tư vấn cho khách hàng của mình
những thông tin cần thiết và có thể trực tiếp tham gia điều hành cùng với
khách hàng để tổ chức vận tải một cách có hiệu quả nhất.
1.1.3 Chức năng thương mại của người giao nhận
Người giao nhận có thể đảm nhận rất nhiều các chức năng khác nhau
trong việc cung cấp dịch vụ cho khách hàng. Trong suốt quá trình gửi hàng,
người giao nhận có thể thực hiện các chức năng cơ bản sau:
a.

Môi giới khai thuê hải quan
Luật pháp của tất cả các nước đều quy định, hàng hóa xuất nhập khẩu

qua biên giới đều phải thực hiện thủ tục và cơ quan hải quan chịu trách
nhiệm về quản lý nhà nước đối với hoạt động này. Thủ tục hải quan đối với
hàng hóa xuất, nhập khẩu mỗi nước đều có những quy định và chính sách
khác nhau qua mỗi thời kì. Các nhà kinh doanh hàng hóa xuất, nhập khẩu
không phải bao giờ cũng hiểu hết các quy định đó, đặc biệt là thủ tục hải
quan ở nước ngoài. Sau này, khi hoạt động thương mại cũng như hình thức

SV: ĐỖ THỊ VÂN
MSV: 46972

5


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

GVHD: TRẦN HẢI VIỆT

gửi hàng bằng container phát triển, người giao nhận đảm nhận thêm thông
báo lịch chạy tầu, đăng kí lưu khoang đối với người vận tải quốc tế theo yêu
cầu của khách hàng. Để thực hiện được nghiệp vụ này người giao nhận phải
có giấy phép do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.
b.

Người giao nhận là đại lý
Thông thường thì người giao nhận không thừa nhận trách nhiệm của

mình với chức năng như người chuyên chở. Họ chỉ thực hiện công việc với
mục đích là cầu nối giữa chủ hàng và người vận chuyển như là đại lý của
chủ hàng hoặc đại lý của người chuyên chở. Trong nhiều trường hợp, người
giao nhận vừa là đại lý cho chủ hàng vừa là đại lý cho người chuyên chở, và
trong những trường hợp như vậy họ có thể gây nên những phiền toái cho cả
hai bên. Vì vậy, người giao nhận sẽ rất khó khăn khi nhận những chỉ dẫn
mâu thuẫn giữa chủ hàng và người chuyên chở. Chức năng truyền thống của
người giao nhận là một đại lý và họ sẵn sàng thực hiện bất kì điều gì theo
yêu cầu của bên ủy thác. Người giao nhận hoặc đại lý của họ không phải
chịu trách nhiệm vận chuyển, mà người giao nhận chỉ chịu trách nhiệm tìm
kiếm bên thứ ba để thực hiện các công việc này và miễn là người giao nhận

đã thực sự cẩn thận một cách hợp lý trong việc lựa chọn người thứ ba thực
hiện để thực hiện hợp đồng.
c.

Chuyển tiếp hàng hóa
Bất cứ khi nào hàng hóa được quá cảnh sang nước thứ ba thì người

giao nhận sẽ hỗ trợ và đảm nhận công việc chuyển tiếp hàng hóa từ phương
tiện vận tải này sang phương tiện vận tải khác. Điều này không chỉ liên quan
đến việc thu xếp phương tiện để tiếp tục vận chuyển mà còn liên quan đến cả
việc thu xếp và kí kết hợp đồng với công ty xếp dỡ, li liệu các thủ tục cần
thiết khác để đưa hàng hóa đến nơi nhận cuối cùng. Cũng như vậy, người
SV: ĐỖ THỊ VÂN
MSV: 46972

6


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

GVHD: TRẦN HẢI VIỆT

giao nhận người giao nhận có thể thực hiện các công việc đó đối với hàng
hóa ngay trong phạm vi lãnh thổ nước họ. Người giao nhận có thể lo liệu
việc chuyển tiếp hàng hoá đi nước thứ ba cho khách hàng bằng phương tiện
của chính họ . Trong trường hợp này, người giao nhận phải chịu trách nhiệm
như là người chuyên chở, nghĩa là họ phải chịu trách nhiệm đối với hàng hóa
từ khi họ nhận cho đến khi họ giao cho người nhận tại điểm đích, mối quan
hệ của người giao nhận với khách hàng trong trường hợp này được điều
chỉnh bằng vận đơn của người giao nhận .

d.

Lưu kho hàng hóa
Một chức năng quan trọng khác của người giao nhận là lưu kho bảo

quản hàng hóa trước khi xuất khẩu và sau đó là nhập khẩu vào nước cuối
cùng. Thông thường thì hoạt động lưu kho bảo quản hàng hóa này thường
xảy ra tại cảng bốc hàng hoặc cảng cuối cùng. Cũng trong tình huống này
người giao nhận có thể khai thác các trang thiết bị kho bãi của riêng mình
hoặc họ hành động như là một đại lý thuê kho bãi từ một hợp đồng khác.
e.

Các dịch vụ gắn liền với dịch vụ vận tải
Khi người giao nhận đang trong quá trình thực hiện chức năng của

mình , kiểm soát và quản lý dòng hàng hóa tự nhiên họ được đặt ở vị thế để
thực hiện một số dịch vụ “ăn theo” vận tải như:
-

Thu xếp mua bảo hiểm cho hàng hóa với chi phí do khách hàng chịu;
Trợ giúp khách hàng lập hoặc lấy các chứng từ cần thiết cho xuất khẩu

như vận đơn đường biển, chứng nhận xuất sứ và các chứng từ khác có liên
quan đến hàng hóa phục vụ cho việc thanh toán;
- Thu xếp việc đòi tiền và/hoặc thanh toán các chi phí vào lúc giao hàng
và giúp khách hàng những vấn đề kahsc có liên quan như việc lập các biên
bản giám định khi hàng hóa bị tổn thất hoặc thiệt hại trong quá trình giao
nhận hàng;
SV: ĐỖ THỊ VÂN
MSV: 46972


7


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

-

GVHD: TRẦN HẢI VIỆT

Tư vấn cho khách hàng những vấn đề vận tải và phân phối, những vấn

đề có liên quan đến thị trường, chính sách pháp luật của nhà nước sở tại.
f.
Gom hàng và thông báo biểu cước
Ngày nay, một trong những chức năng quan trọng của người giao
nhận là tổ chức gom hàng và tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người gửi hàng
cũng như người chuyên chở. Để thực hiện chức năng này, người giao nhận
tiến hành tập hợp các lô hàng nhỏ, lẻ nằm rải rác tại nhiều nơi khác nhau tập
trung vào một địa điểm thuận lợi nhất, tại đây, người giao nhận sẽ tổ chức,
sắp xếp, phân loại hàng và ghép các lô hàng có cùng địa điểm đích với nhau
tạo ra một lô hàng lớn hơn nhằm tận dụng tối đa năng lực vận chuyển của
phương tiện vận tải. Người giao nhận sẽ kí hợp đồng chuyên chở đường bộ
để đưa hàng tới cảng biển và vận chuyển đến đích theo yêu cầu của khách
hàng. Trong trường hợp này, người giao nhận sẽ đưa ra giá cước riêng cho
mỗi dang phương tiện vận chuyển, thông thường là theo biểu cước đã thiết
lập. Ngày nay, dịch vụ gom hàng là sự cộng tác chặt chẽ giữa người giao
nhận trong nước và người giao nhận nước ngoài như là đối tác. Thông qua
chức năng gom hàng, người giao nhận sẽ mở rộng dịch vụ của mình ra nước
ngoài và do vậy họ trở thành người giao nhận quốc tế để phân biệt họ với

giao nhận nội địa. Chỉ có các công ty lớn mới đầy đủ trang thiết bị và cở sở
vật chất cần thiết mới thực hiện được việc gom hàng và phân phối hàng bằng
chính tổ chức của mình. Khi đứng ra tổ chức gom hàng , người giao nhận có
thể hành động như một đại lý nhưng họ cũng có thể hành động như là người
chuyên chở.
g. Là người chuyên chở
Trong vận tải liên hợp, người giao nhận có thể trở thành một người
chuyên chở tức là người giao nhận sẽ kí hợp đồng vận chuyển với khách
SV: ĐỖ THỊ VÂN
MSV: 46972

8


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

GVHD: TRẦN HẢI VIỆT

hàng và chịu trách nhiệm như là một người vận tải thực. Trong trường hợp
này, người giao nhận chịu trách nhiệm đối với hàng hóa như là người
chuyên chở thực sự kể từ khi nhận hàng, trong suốt quá trình vận tải cho đến
khi hàng được giao cho người nhận tại địa điểm đích. Để thực hiện chức
năng này, người giao nhận có thể là người vận tải công cộng không sở hữu
tàu (NVOCC – Non vessl Operating Common Carier) hoặc là người kinh
doanh vận tải đa phương thức (MTO – Multimodal Transport Operator).
Trường hợp người giao nhận là NVOCC, người giao nhận tổ chức
gom hàng và chịu trách nhiệm với khách hàng như là người chuyên chở
nghĩa là họ phát hành vận đơn của riêng mình và chịu trách nhiệm đối với
hàng hóa trong suốt quá trình vận tải, và người giao nhận ký hợp đồng vận
tải với người chuyên chở thực để vận chuyển hàng hóa đến địa điểm đích

theo yêu cầu của khách hàng. Khi người giao nhận là MTO, người giao nhận
có thể tự mình đảm nhận một hoặc một số khâu trong quá trình vận tải và họ
chịu trách nhiệm đối với hàng hóa trong suốt quá trình vận chuyển từ nơi gửi
đến nơi nhận.
Người giao nhận cho dù là trực tiếp hay không trực tiếp vận chuyển
hàng hóa, người giao nhận vẫn phải chịu trách nhiệm đối với những tổn thất
thiệt hại xảy ra với hàng hóa trong suốt quá trình vận chuyển do lỗi lầm của
người giao nhận cũng như lỗi của bên thứ ba mà người giao nhận đã sử dụng
dịch vụ của họ để thực hiện hợp đồng vận chuyển hàng hóa. Cơ sở pháp lý
để điều chỉnh mối quan hệ giữa người giao nhận với khách hàng là vận đơn
do người giao nhận phát hành.
2.2 Cơ sở pháp lý
2.2.1 Luật quốc gia
Nhà nước Việt Nam đã ban hành khá nhiều các văn bản, quy phạm
pháp luật quy định trách nhiệm giao nhận hàng hóa của các cơ quan, tổ
SV: ĐỖ THỊ VÂN
MSV: 46972

9


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

GVHD: TRẦN HẢI VIỆT

chức, doanh nghiệp nhằm điều chỉnh mối quan hệ phát sinh từ các hợp đồng
mua bán, vận tải, bảo hiểm, giao nhận, xếp dỡ... như:
-

Luật thương mại 2005:

Điều 233: Dịch vụ logistics
Điều 234: Điều kiện kinh doanh dịch vụ logistics
Điều 235: Quyền và nghĩa vụ của thương nhân kinh doanh dịch vụ

logistics
Điều 236: Quyền và nghĩa vụ của khách hàng
Điều 237: Các trường hợp miễn trách đối với thương nhân kinh doanh
dịch vụ
Điều 238: giới hạn trách nhiệm
-

Bộ luật Hàng Hải 2005: Điều 74 đến điều 97 có quy định về quyền và

nghĩa vụ của người vận chuyển, trách nhiệm của người vận chuyển và các
nôi dung liên quan đến chứng từ trong quá trình vận chuyển hàng hóa bằng
đường biển, thời gian khiếu nại…
-

Và một số bộ luật chuyên ngành khác như: luật giao thông đường bộ

2004, luật doanh nghiệp 2005, luật hải quan 2005.
-

Các nghị định liên quan:
+ Nghị định 154/2005/NĐ-CP quy định về kho ngoại quan, các dịch

vụ thực hiện trong kho ngoại quan, thuế kho ngoại quan và quản lý, lưu giữ,
bảo quản hàng hóa gửi kho ngoại quan.
+ Nghị định 187/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi
hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế và các hoạt

động đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài.
+ Nghị định 140/2007/NĐ-CP ngày 5/9/2007: quy định chi tiết luật
Thương mại về điều kiện kinh doanh dịch vụ logistics và giới hạn trách
SV: ĐỖ THỊ VÂN
MSV: 46972

10


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

GVHD: TRẦN HẢI VIỆT

nhiệm đối với thương nhân kinh doanh dịch vụ. Trong nghị định quy định rõ
về phạm vi và đối tượng điều chỉnh; điều kiện kinh doanh; giới hạn trách
nhiệm; quản lý nhà nước về kinh doanh dịch vụ logistics.
+ Nghị định 87/2009/NĐ-CP ngày 29/10/2009 về vận tải đa phương
thức
+ Nghị định số 115/ 2007/NĐ-CP của Chính phủ ngày 05 tháng 07
năm 2007: về điều kiện kinh doanh dịch vụ vận tải biển.
+ Thông tư số 172/2010/TT-BTC của Bộ Tài chính ban hành quy định
mức thu, chế độ nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí trong lĩnh vực hải quan
+ Thông tư số 194/2010/TT-BTC ngày 06 tháng 12 năm 2010 hướng
dẫn về thủ tục hải quan: kiểm tra, giám sát hải quan: thuế xuất khẩu, thuế
nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
2.2.2 Công ước quốc tế
Các công ước, các định ước, các hiệp ước, các hiệp định, các nghị
định thư, các quy chế về buôn bán, vận tải, bảo hiếm mà việc giao nhận bắt
buộc phải phù hợp mới bảo vệ được quyền lợi của chủ hàng.
-


Bộ quy tắc thương mại quốc tế Incoterm do phòng ICC ban hành quy

định về trách nhiệm của các bên mua bên bán về thanh toán tiền vận tải, chi
phí hải quan, bảo hiểm hàng hóa, tổn thất và rủi ro trong quá trình vận
chuyển, thời điểm chuyển giao trách nhiệm về giao nhận hàng hóa.
-

Công Ước Viên năm 1980 về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế.

-

Quy tắc Hague 1924 và các nghị định thư 1968 và 1979: trong quy tắc

này có quy định về thời hạn và trách nhiệm của người vận chuyển, cơ sở
trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền hạn của người vận chuyển, thông báo tổn
thất và thời hạn khiếu nại.

SV: ĐỖ THỊ VÂN
MSV: 46972

11


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

-

GVHD: TRẦN HẢI VIỆT


Quy tắc Humburg 1978(Humburg Rules-1978): quy tắc có hiệu lực từ

ngày 1/11/1992.
-

Quy tắc Rotterdam 2010.

SV: ĐỖ THỊ VÂN
MSV: 46972

12


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

GVHD: TRẦN HẢI VIỆT

CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT
VÀ CUNG ỨNG VẬT TƯ KIM THÀNH AN
2.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty
2.1.1 Giới thiệu chung
Tên công ty: Công ty TNHH sản xuất và cung ứng vật tư Kim Thành
An
Tên giao dịch: Kim Thanh An supply materials and production
company limited
Địa chỉ trụ sở chính: Tổ 1, khu Vĩnh Lâm, thị trấn Mạo Khê, huyện Đông
Triều, tỉnh Quảng Ninh.
Điện thoại: 0333939185
Công ty Cổ phần TNHH sản xuất và cung ứng vật tư Kim Thành An
là một doanh nghiệp tư nhân được thành lập theo Quyết định số 12 ngày 07

tháng 09 năm 2002 của Hội đồng Quản trị Công ty TNHH sản xuất và cung
ứng vật tư Kim Thành An.
Công ty được thành lập để kinh doanh nhằm đạt hiệu quả cao.
Công ty hoạt động theo nguyên tắc dân chủ, công khai, thống nhất, tôn trọng
pháp luật nhằm mục đích tạo công ăn việc làm cho người lao động, tăng lợi
tức cho các cổ đông và không ngừng đóng góp cho ngân sách nhà nước theo
luật định. Phát triển Công ty ngày càng vững mạnh trên các lĩnh vực hoạt
động sản xuất, kinh doanh của Công ty.
Với phương châm: Đáp ứng tất cả các nhu cầu ngày càng cao của
khách hàng, công ty không ngừng cải tiến về quản lý chất lượng sản phẩm
và phát triển thêm nhiều sản phẩm mới với chất lượng cao nhất, dịch vụ tốt
nhất, giá cạnh tranh nhất.
SV: ĐỖ THỊ VÂN
MSV: 46972

13


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

GVHD: TRẦN HẢI VIỆT

Vốn điều lệ ban đầu của công ty là 5.500.000.000 (Năm tỷ năm trăm
triệu) đồng bằng tiền mặt. Số vốn điều lệ nói trên do các thành viên đóng
góp khi thành lập Công ty. Ngoài vốn điều lệ, Công ty vay vốn của Ngân
hàng và huy động thêm vốn của các thành viên để đủ vốn cho hoạt động
kinh doanh.
2.1.2 Ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh
- Nhập khẩu kinh doanh máy công trình
- Kinh doanh phụ tùng và các bộ phận phụ trợ của ô tô và xe có

động cơ khác
- Bán buôn ô tô và xe có động cơ khác
- Kinh doanh mô tô, xe máy
- Kinh doanh phụ tùng và các bộ phận phụ trợ của mô tô và xe

2.2

máy
- Bán buôn máy móc thiết bị và phụ tùng máy khác
- Bán buôn kim loại và quặng kim loại (sắt, thép..)
- Sản xuất vật liệu xây dựng từ đất sét
- Dịch vụ xuất nhập khẩu hàng hóa
Đặc điểm cơ cấu bộ máy tổ chức

SV: ĐỖ THỊ VÂN
MSV: 46972

14


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

-

GVHD: TRẦN HẢI VIỆT

Giám đốc là người điều hành tổng thể hoạt động của công ty, là người

chịu trách nhiệm cao nhất trước pháp luật về tính pháp lý của doanh nghiệp.
-


Phó giám đốc là người đứng sau trợ giúp giám đốc, có nhiệm vụ chỉ huy,

điều hành các lĩnh vực cụ thể mà mình nắm giữ. Có quyền điều hành doanh
nghiệp khi giám đốc đi vắng và sẽ trực tiếp đưa ra các chỉ thị từ giám đốc
xuống các phòng ban, giao nhiệm vụ cho các phòng ban và chịu trách nhiệm
về các phòng ban mình quản lý.
-

Bộ phận kinh doanh tổ chức thu thập xử lý phân tích các thông tin liên

quan đến hoạt động kinh doanh của công ty như kế toán tài chính, hoạt động
kinh doanh. Có chức năng quản lý công tác kế hoạch kinh doanh,soạn thảo
giải quyết và thanh toán các hợp đồng kinh tế.
-

Bộ phận kế toán có chức năng thu thập, xử lý, kiểm tra phân tích và cung

cấp thông tin kinh tế, tài chính dưới hình thức giá trị và hiện vật, thời gian
lao động. để tham mưu cho giám đốc về công tác kế toán tài chính của công
ty nhằm sử dụng nguồn vốn có hiệu quả. Sau đó đưa ra kết quả sản xuất kinh
doanh và báo cáo cho giám đốc tình hình kinh doanh của đơn vị.
-

Bộ phận hành chính là bộ phận quản lý nhân sự của công ty,bố trí sắp

xếp hợp lý cán bộ công nhận viên, quản lý các quỹ lương thưởng phúc lợi,
sử dụng lao động sao cho hiệu quả.
-


Bộ phận sản xuất phụ trách việc sản xuất của công ty, chịu trách nhiệm

về thời gian hoàn thành sản phẩm theo hợp đồng, đơn đặt hàng.

SV: ĐỖ THỊ VÂN
MSV: 46972

15


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

SV: ĐỖ THỊ VÂN
MSV: 46972

GVHD: TRẦN HẢI VIỆT

16


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

GVHD: TRẦN HẢI VIỆT

CHƯƠNG 3: QUY TRÌNH GIAO NHẬN NHẬP KHẨU LÔ
HÀNG MÁY ĐÀO BÁNH LỐP CỦA CÔNG TY TNHH SẢN
XUẤT VÀ CUNG ỨNG VẬT TƯ KIM THÀNH AN
3.1 Hàng hóa nhập khẩu
- Tên thương mại: Máy đào bánh lốp hiệu KOMATSU
- Model: PW130-6K

- Số khung: K30678
- Hãng sản xuất: KOMATSU
- Xuất xứ: Mỹ
- Năm sản xuất: 1998
- Loại: Bánh lốp
- Hàng đã qua sử dụng

SV: ĐỖ THỊ VÂN
MSV: 46972

17


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

GVHD: TRẦN HẢI VIỆT

 Các thông số kĩ thuật

Chỉ tiêu kỹ thuật
Dung tích gầu
Chiều dài tay gầu
Trọng lượng
Kích thước bao
Động cơ
Công suất
Khả năng đào sâu
Khả năng đào cao
Bán kính đào
Tầm cao đổ tải

Tầm vươn xa nhất
Vận tốc di chuyển

SV: ĐỖ THỊ VÂN
MSV: 46972

Đơn vị
m3
mm
kg
mm
komatsu
kw
mm
mm
mm
mm
mm
Km/h

Thông số kỹ thuật
99
653
10700
7220 x 2455 x 2680
6D95L
203
653
764
765

365
487
25

18


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

GVHD: TRẦN HẢI VIỆT

3.2
Quy trình các bước giao nhận nhập khẩu lô hàng
3.2.1 Quy trình giao nhận nhập khẩu lô hàng

Chuẩn bị chứng từ

Lấy lệnh D/O tại hãng tàu

Lấy lệnh giao hàng tại cảng

Làm thủ tục hải quan

Giao lệnh cho người vận tải

Chở hàng về kho của
công ty

Trả vỏ container cho hãng
tàu


3.2.2 Giải thích quy trình.
a. Chuẩn bị chứng từ
Nhân viên được giao nhiệm vụ làm lô hàng nhập khẩu này kiểm tra đầy đủ
thông tin về các chứng từ có liên quan đến lô hàng. Kiểm tra với hãng tàu về các
thông tin chính xác về ngày giờ tàu đến, thời gian có thể lấy lệnh, bố trí nhân viên
giao nhận đến hãng tàu lấy lệnh.
SV: ĐỖ THỊ VÂN
MSV: 46972

19


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

GVHD: TRẦN HẢI VIỆT

Vì lô hàng là Máy móc thiết bị nhập khẩu đã qua sử dụng nên cần phải
kiểm tra chất lượng xe chuyên dùng nhập khẩu – được thực hiện bởi Cục Đăng
Kiểm Việt Nam. Nghiệp vụ này được thực hiện sau khi đã mang hàng về kho riêng
của công ty.
Các chứng từ cần thiết gồm:
+ Giấy đăng kí kiểm tra chất lượng an toàn kĩ thuật và bảo vệ môi trường xe
máy chuyên dùng nhập khẩu
+ Hợp đồng thương mại (Sales contract)
+ Hóa đơn thương mại( commercial invoice)
+ Giấy báo hàng đến(Arrival notice)
+ Vận đơn đường biển bản gốc hoặc Surrender (Bill of Lading)
+ Công văn mang hàng về bảo quản
+ Công văn cam kết bảo vệ môi trường

* Hồ sơ cần thiết để xin số đăng kí kiểm tra chất lượng tại Chi cục đăng
kiểm sô 10 Việt Nam
+ Giấy đăng kí kiểm tra chất lượng an toàn kĩ thuật và bảo vệ môi trường xe
máy chuyên dùng nhập khẩu
+ Bản kê chi tiết xe máy chuyên dùng nhập khẩu
+ Bản đăng kí thay đổi thời gian và địa điểm kiểm tra xe máy chuyên dùng
nhập khẩu.
+ Bản xác nhận giá trị hàng nhập khẩu
+ Hóa đơn thương mại
* Sau khi Cục đăng kiểm cấp số đăng kí kiểm tra, giấy đăng kí này sẽ dùng
để làm thủ tục Hải quan ( Giấy đăng kí được coi là giấy phép nhập khẩu lô hàng ).
Tuy nhiên sau khi kiểm tra thực tế nếu lô hàng không đủ điều kiện chất lượng an
toàn kĩ thuật và bảo vệ môi trường xe máy chuyên dùng nhập khẩu do cục Đăng
kiểm Việt Nam quy định lô hàng trên sẽ buộc tái xuất.
b. Lấy lệnh D/O tại hãng tàu
-

Khi nhận được giấy báo hàng đến (Arrival Notice) từ đại lý hãng tàu, công ty sẽ

cử nhân viên giao nhận lên hãng tàu lấy lệnh giao hàng (Delivery order – D/O).
SV: ĐỖ THỊ VÂN
MSV: 46972

20


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

GVHD: TRẦN HẢI VIỆT


Giấy báo nhận hàng cho biết ngày giờ hàng đến, tên tàu, số chuyến. Khi đến hãng
tàu cần mang theo những giấy tờ sau:
+ Giấy giới thiệu của công ty
+ Giấy báo nhận hàng
+ Vận đơn bản gốc (Original Bill of lading)
+ Chứng minh thư photo của người đi lấy lệnh
-

Lên hãng tàu: do lô hàng tính theo hình thức Freight Prepaid (trả tại cảng bốc).

Vì vậy , Sau khi kiểm tra giấy tờ, hãng tàu lên hóa đơn giá trị gia tăng các loại phí
phải nộp đưa cho nhân viên giao nhận của công ty, nhân viên giao nhận nộp các
phí:
 Phí dịch vụ bến bãi THC (DTH): 3.190.000 VNĐ
 Phí VTT( VAT của phí THC): 167.894,74 VNĐ
 Phí lệnh giao hàng DDF(D/O): 800.000 VNĐ
 Phí VDT( VAT của phí D/O): 42.105 VNĐ
 Phí vệ sinh và bảo vệ hư hỏng container CLN: 880.000 VNĐ
 Phí VCT( VAT của phí CLN): 46.315,79 VNĐ
* Các phí thể hiện trên giấy báo hàng đến
-

Lấy lệnh : nộp phí vào số TK của hãng tàu tại ngân hàng ACB( tầng 1 tòa nhà

DG) sau đó cầm theo giấy nộp tiền lên hãng tàu lên hóa đơn. Khi đã có hóa đơn đỏ
( có dấu Đã Thu Tiền) hãng tàu sẽ phát lệnh. Hãng tàu chỉ phát lệnh khi tàu đã cập
cảng.
-

Sau đó, hãng tàu sẽ cấp D/O + Bill có đóng dấu xác nhận của hãng tàu:

+ Bill: Làm thủ tục Hải quan
+ D/O: đổi lệnh tại cảng

-

Sau khi hãng tàu phát lệnh nhân viên giao nhận làm thủ tục mượn container của

hãng tàu (để kéo về kho riêng). Nhân viên giao nhận viết phiếu cam kết thuê
container vận chuyển về kho (để kéo về kho riêng) đưa cho nhân viên hãng tàu
kiểm tra, sau đó nộp 4.000.000 VNĐ tiền cược tại hãng tàu. Hãng tàu sẽ xác nhận
SV: ĐỖ THỊ VÂN
MSV: 46972

21


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

GVHD: TRẦN HẢI VIỆT

vào giấy mượn container và ghi địa điểm trả vỏ sau khi đã nộp tiền đầy đủ. Giấy
mượn cont có 4 liên: 1 liên lưu lại hãng tàu, 1 liên dùng để đổi lệnh dưới Cảng, 1
liên dùng để Hạ rỗng container tại bãi trả vỏ, 1 liên dùng để lấy lại tiền cược.
c. Làm thủ tục hải quan
-

Làm tờ khai hải quan điện tử: Sau khi nhận được D/O, nhân viên giao nhận tiến

hành khai tờ khai hải quan điện tử. Dựa vào các chứng từ: hóa đơn thương mại,
vận đơn đường biển, lệnh hãng tàu (D/O), hợp đồng ngoại thương để lấy thông tin

khai báo tờ khai hải quan.
-

Truyền tờ khai hải quan điện tử cho chi cục hải quan: Trên lệnh thể hiện hàng

về Cảng Hải An thuộc chi cục Hải quan cửa khẩu Cảng Hải Phòng Khu vực 2 quản
lý do vậy công ty sẽ mở tờ khai tại chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Hải Phòng Khu
vực 2.Sau khi truyền tờ khai Hải quan trên hệ thống, hệ thống tự động phân luồng
lô hàng. Lô hàng trên của doanh nghiệp thuộc mã phân loại kiểm tra 2( luồng
vàng) => kiểm tra toàn bộ hồ sơ giấy tờ, miễn kiểm tra thực tế hàng hóa).
- Nhân viên giao nhận mang theo bộ hồ sơ bao gồm:
+Tờ khai Hải quan (thông báo kết quả phân luồng)
+ Hóa đơn thương mại bản chụp có dấu công ty
+ vận đơn đường biển có dấu hãng tàu
+ vận đơn đường biển có dấu công ty
+ công văn mang hàng về bảo quản
+ công văn cam kết bảo vệ môi trường
+ giấy đăng kí kiểm tra chất lượng an tòa kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe
chuyên dùng nhập khẩu
- Sau đó nhân viên giao nhận nộp thuế theo thông tin và số tiền trên tờ khai

SV: ĐỖ THỊ VÂN
MSV: 46972

22


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

GVHD: TRẦN HẢI VIỆT


- Sau khi tiếp nhận xem xong bộ hồ sơ và bộ chứng từ hợp lý, không có sai xót,
doanh nghiệp đã nộp thuế, đủ điều kiện mang hàng về bảo quản nhân viên giao
nhận sẽ nộp lệ phí Hải quan và bóc tờ khai “ Tờ khai Cơ quan Hải quan thực hiện”
Lệ phí : 120.000VNĐ
-

Sau khi bóc tờ khai nhân viên giao nhận in mã vạch của tờ khai( mã vạch

Hải quan Giám sát), mã vạch chỉ in được khi tờ khai đủ điều kiện qua khu vực
giám sát của Hải quan.
d . Đổi lệnh giao hàng của cảng và trả phí nâng hạ container
-

Đổi lệnh giao hàng tại cảng.
Nhân viên giao nhận của công ty mang 1 bản D/O( trên lệnh viết tên, số

điện thoại, số chứng minh thư của người làm thủ tục đổi lệnh và mã số thuế của
công ty) , 1 bản giấy cược container, giấy giới thiệu đến phòng thương vụ tại cảng
để đổi lệnh giao hàng.
-

Thanh toán các chi phí và làm thủ tục nhận hàng tại cảng.
Để vận chuyển container từ cảng tới kho riêng của doanh nghiệp, người

giao nhận phải đóng phí nâng hàng và hạ vỏ tại phòng thương vụ cảng.
+ Phí “nâng hàng” tại cảng đối với hàng hóa nhập khẩu có nghĩa là
container được cảng nâng lên phương tiện vận tải của người giao nhận để vận
chuyển về kho riêng của chủ hàng.
+ Phí “hạ vỏ” có nghĩa là khi hàng hóa được rút hết khỏi container tại kho

riêng, người giao nhận có nghĩa vụ trả lại container cho hãng tàu tại địa điểm được
ghi chú trong giấy mượn vỏ.
Nếu có sự cố về thời gian, hỏng hóc của container thì mọi vi phạm về thời
gian trả vỏ, mất mát hay hư hỏng container đều được ghi chú trong giấy mượn vỏ.
Đối với hàng nhập khẩu được rút ruột tại cảng, người giao nhận chỉ cần nộp phí rút
ruột, đưa container tới vị trí thuận lợi trong cảng tiến hành nhận hàng.
SV: ĐỖ THỊ VÂN
MSV: 46972

23


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

GVHD: TRẦN HẢI VIỆT

Sau khi thu phí, phòng Thương vụ cảng giữ lại 1 bản D/O và giấy mượn
container, giao lại cho khách hàng “phiếu vào cổng”. Số lượng “phiếu vào cổng”
được phòng Thương vụ cảng lập, căn cứ vào số lượng container ghi trong lệnh giao
hàng.
• Phí nâng hàng: 550.000 VNĐ
Sau khi có phiếu vào cổng, nhân viên giao nhận mang theo tờ mã vạch vào
phòng Hải quan giám sát để Hải quan giám sát kho bãi kiểm tra điều kiện ra khỏi
cảng. Nếu đã đủ điều kiện công chức Hải quan sẽ kí, đóng dấu công chức vào tờ
mã vạch. Sau đó mang theo phiếu vào cổng + mã vạch Hải quan đã kí sang phòng
giao nhận hàng hóa tại cảng, nhân viên cảng sẽ kiểm tra và đóng dấu “đủ điều
kiện ra cổng”.
* Phí Hải quan giám sát: 60.000 VNĐ
e. Giao lệnh cho người vận tải
Giao phiếu vào cổng cho lái xe của công ty

Trước khi nhận hàng người vận tải phải kiểm tra tình trạng bên ngoài
container: nóc, khung, chốt, cửa, ốp và tai kẹp chì, mác. Bước này cũng rất quan
trọng vì khi lấy container tại bãi giao nhận sẽ remark tình trạng container trong
phiếu nâng container, khi trả vỏ rỗng về bãi giao nhận cũng ghi lại tình trạng
container trên phiếu hạ vỏ, nếu có sự sai khác về tình trạng container so với lúc lấy
hàng thì khách hàng sẽ phải chịu tiền sửa chữa container, vệ sinh đặc biệt…
f. Chở hàng về kho của công ty
Lái xe chở các container hàng lên kho chủ hàng giao cho chủ hàng
Việc đưa hàng lên kho chủ hàng phải được người giao nhận thông báo
chính xác cho chủ hàng về thời gian để chủ hàng sắp xếp nhân lực rút hàng ra khỏi
container. Người giao nhận cũng cần phải thoả thuận với chủ hàng về khoảng thời

SV: ĐỖ THỊ VÂN
MSV: 46972

24


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

GVHD: TRẦN HẢI VIỆT

gian chủ hàng rút hàng ra khỏi container để lái xe chở container rỗng về trả vỏ lại
cho hãng tàu.
h. Trả vỏ container cho hãng tàu tại bãi quy định
Sau khi lái xe chở cont hàng lên kho chủ hàng để rút hàng xong cần chở
container rỗng về trả cho hãng tàu. Việc trả vỏ các container rỗng của lô hàng này
theo quy định của hãng tàu, thể hiện trên giấy mượn container của hãng tàu (bãi trả
vỏ:VIMADECO)
Trả container rỗng về nơi hạ vỏ : khi người vận tải chuyển cont rỗng về nơi

hạ vỏ theo hãng tàu chỉ định , người vận tải sẽ làm thủ tục đóng phí hạ vỏ để thực
hiện việc hạ vỏ container.


Phí hạ vỏ: 440.000 VNĐ

Khi trả vỏ container rỗng ở nơi trả phải xuất trình “Giấy cam kết thuê
container vận chuyển về kho” bởi trên đó có quy định nơi trả vỏ.
Tiếp theo người vận tải phải làm thủ tục trả vỏ tại văn phòng của cảng nơi
trả vỏ. Đại diện của hãng tàu tại cảng nơi trả vỏ sẽ xác nhận việc trả vỏ của người
giao nhận bằng giấy giao nhận container tại cảng.
Sau khi có xác nhận trả vỏ của cảng nơi nhận vỏ, ta quay lại hãng tàu xuất
trình 2 phiếu giao nhận container và giấy xin mượn vỏ để lấy lại tiền cược mượn
vỏ container. Quy trình giao nhận lô hàng kết thúc tại đây.

SV: ĐỖ THỊ VÂN
MSV: 46972

25


×