Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

SKKN HÌNH THÀNH HÀNH DỘNG BVMT CHO TRẺ MN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (170.66 KB, 12 trang )

MỤC LỤC
I.

LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:

1. Đặt vấn đề:
2. Mục đích đề tài:
3. Lịch sử đề tài:
4. Phạm vi đề tài:
II.

NỘI DUNG CÔNG VIỆC ĐÃ LÀM:

1. Thực trạng đề tài:
2. Nội dung cần giải quyết:
3. Biện pháp giải quyêt:
III. KẾT LUẬN:

Page 1
Người thực hiện: Nguyễn Thị Hồng Hạnh


I.

LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:

1. Đặt vấn đề:
Vấn đề ô nhiễm môi trường đang là tiêu điểm của xã hội. Các
hoạt động cứu lấy môi trường đang được các cấp các ngành quan
tâm. Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là do
ý thức, hành vi và thói quen không đúng của con người. Cần thiết


phải đưa nội dung hình thành “Hành động bảo vệ môi trường”
vào các bậc học, ngay từ bậc học mầm non.
Thực tế hiện nay các trường mầm non đã đưa giáo dục bảo
vệ môi trường vào trong chương trình giảng dạy hơn nữa còn đi
sâu vào nội dung giáo dục bảo vệ môi trường để trẻ hiểu được
tầm quan trọng của ô nhiễm môi trường ảnh hưởng đến đời sống
con người và xã hội. Để tạo ra những thói quen cho trẻ về giữ gìn
môi trường xanh sạch đẹp.
Bên cạnh đó, “Chương Trình giáo dục mầm non” có những
mục liên quan đến việc hình thành ý thức bảo vệ môi trường cho
trẻ. Phần “Động vật và thực vật” có nội dung giáo dục bảo vệ
môi trường cho trẻ 5 đến 6 tuổi biết “đặc điểm, ích lợi và tác hại
của con vật, cây và hoa quả. Quan sát phán đoán mối liên hệ đơn
giản giữa con vật, cây với môi trường sống, cách chăm sóc bảo
vệ cây”. Phần “một số hiện tượng thiên nhiên” có nội dung bảo
vệ môi trường là “Sự thay đổi trong sinh hoạt của con người, con
vật và cây theo mùa, các nguồn nước trong môi trường sống, ích
lợi của nước với đời sống con người, con vật và cây, nguyên
nhân gây ô nhiễm nguồn nước và cách bảo vệ nguồn nước và
Page 2
Người thực hiện: Nguyễn Thị Hồng Hạnh


không khí các nguồn sáng và sự cần thiết của nó với cuộc sống
con người và cây”. Qua đó cho thấy đề tài đang thực hiện có dựa
trên nội dung của chương trình mới. Nhưng do phần “các bộ
phận của cơ thể con người” có khuyết điểm nhỏ khi chưa đưa
được nội dung bảo vệ môi trường vào chương trình cho trẻ từ 4
đến 6 tuổi. Do đó việc tiến hành đề tài là hết sức cần thiết.
Hình thành “Hành động bảo vệ môi trường” là một trong

những nhiệm vụ của giáo dục sinh thái như vậy khái niệm giáo
dục sinh thái, hệ sinh thái, môi trường sống, “Hành động bảo vệ
môi trường”, hệ thống giáo dục sinh thái và các biện pháp hình
thành “hành động bảo vệ môi trường” những lý luận chưa được
làm sáng tỏ trong các chương trình đào tạo và bồi dưỡng giáo
viên mầm non, chưa được phổ biến rộng rãi trong thực tiễn giáo
dục mầm non qua đó đề tài này thực sự là cấp thiết.
Từ những lý do nêu trên, cho thấy việc tìm hiểu và vận
dụng biện pháp hình thành hành động bảo vệ môi trường cho trẻ
ở trường mầm non là việc cần thiết.
2. Mục đích đề tài:
Việc thực hiện các nội dung giáo dục bảo vệ môi trường cho
trẻ mẫu giáo trong trường mầm non, trẻ sẽ:
− Có hiểu biết về môi trường sống của bản thân nói riêng và
của con người nói chung.
− Biết sống có tích cực và có hiệu quả trong môi trường, biết
sống vì môi trường, bảo vệ và giữ gìn môi trường.
− Có thái độ nhân văn đối với môi trường.

Page 3
Người thực hiện: Nguyễn Thị Hồng Hạnh


3. Lịch sử đề tài:
Qua quá trình giảng dạy, tôi rút ra được kinh nghiệm để giúp
trẻ có kiến thức phong phú về môi trường: môi trường tự nhiên,
môi trường xã hội, giá trị của môi trường và sự ô nhiễm môi
trường. Từ đó, hình thành ở trẻ những kỹ năng hành động và
hành vi phù hợp với môi trường sống, có thói quen sống vệ sinh,
ngăn nắp, sạch sẽ, tiết kiệm, một số kỹ năng chăm sóc, bảo vệ

môi trường sống gần gũi với trẻ, phù hợp với khả năng của trẻ.
4. Phạm vi đề tài:
Giáo dục bảo vệ môi trường nhằm đem lại những hiểu biết về
bản chất các vấn đề của môi trường. Tính phức tạp, quan hệ
nhiều mặt, nhiều chiều, tính hữu hạn của tài nguyên thiên nhiên
và khả năng chịu tải của môi trường: quan hệ chặt chẽ giữa môi
trường và sự phát triển, giữa môi trường địa phương, vùng quốc
gia với môi trường khu vực và toàn cầu qua tồn tại khách quan,
không bị phụ thuộc vào hành động hay ý muốn chủ quan của bản
thân đứa trẻ. Trong trí tưởng tượng của mình trẻ thường phóng
đại hay thu nhỏ sự vật. Tưởng tượng có chủ định mang tính chất
sáng tạo.
Bên cạnh đó còn tạo ra trong tập thể sư phạm không khí giá trị
của các vấn đề môi trường và tính ưu tiên của giáo dục môi
trường. Tạo điều kiện bảo đảm quá trình giáo dục môi trường
trong trường mầm non. Thường xuyên nâng cao nhận thức và
trình độ chuyên môn cho giáo viên: tiếp thu các phương pháp
giáo dục môi trường, hoàn thiện tuyên truyền về giáo dục môi
Page 4
Người thực hiện: Nguyễn Thị Hồng Hạnh


trường với phụ huynh. Thực hiện thường xuyên công việc với trẻ
trong khuôn khổ công nghệ, thường xuyên hoàn thiện công việc
của mình. Tìm hiểu trình độ văn hóa môi trường – những thành
tích thực tế trong các lĩnh vực trí tuệ, tình cảm, hành vi, của nhân
cách trẻ trong mối liên quan với thiên nhiên, đồ vật, con người và
trong sự đánh giá bản thân.
Qua đó cho thấy giáo dục môi trường có hai nội dung chính là
truyền đạt kiến thức môi trường, biến kiến thức thành thái độ.

Nhưng đề tài này, tôi chỉ tập trung vào việc hình thành “Hành
động bảo vệ môi trường” cho trẻ mầm non.
II.

NỘI DUNG CÔNG VIỆC ĐÃ LÀM
1. Thực trạng đề tài:
Do tình hình cơ sở vật chất của trường lớp và địa phương.
Do đó tôi có những thuận lợi và khó khăn như sau:
 Thuận lợi:
• Được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo ngành và địa
phương trong công tác chăm sóc – giáo dục trẻ Mầm non.
• Được sự quan tâm của Ban giám hiệu trường và bản thân
luôn cố gắng học hỏi trao dồi kinh nghiệm.
• Đa số các cháu là ở địa phương nên đi học khá đều.
• Lớp rộng, thoáng mát và được trang bị đầy đủ các thiết bị
phục vụ tốt cho công tác giảng dạy và đồ dùng đồ chơi phù
hợp với độ tuổi của trẻ.
• Sân trường có nhiều cây xanh, đồ dùng đồ chơi an toàn đáp
ứng được nhu cầu vui chơi và học tập của trẻ.
 Khó khăn:
Page 5

Người thực hiện: Nguyễn Thị Hồng Hạnh


• Trường gần đường huyện 21 chưa được lán nhựa nên có
nhiều bụi trong lớp và đồ chơi làm ảnh hưởng đến hoạt
động học và vui chơi của trẻ.
• Một số trẻ hiếu động.
• Hoạt động của các cháu có nhiều chủ đề, đa dạng nội dung

nên cần nhiều sự hỗ trợ của phụ huynh ủng hộ các nguyên
vật liệu mở, sách báo cũ, cây xanh, các vật dụng đáp ứng
cho các hoạt động của trẻ.
2. Nội dung cần giải quyết:
Qua những thuận lợi và khó khăn gặp phải và qua việc rút kinh
nghiệm được từ những tiết dạy chuyên đề giáo dục bảo vệ môi
trường cho trẻ của bạn đồng nghiệp, nhằm thực hiện tốt việc hình
thành hành động bảo vệ môi trường cho trẻ tôi tiến hành tổ chức
một số hoạt động như sau:
− Tổ chức cho trẻ trồng cây rau mầm


Tổ chức cho trẻ chăm sóc cây đã trồng



Tổ chức cho trẻ quan sát vườn cây trong trường mầm non

− Tổ chức cho trẻ nhặt lá vàng trên sân trường
− Tổ chức cho trẻ tạo hình từ lá đã nhặt được
Tiến hành vận dụng các biện pháp hình thành “Hành động bảo
vệ môi trường” như trực quan, đàm thoại, thực hành vào quá
trình hình thành “Hành động bảo vệ môi trường” trong chủ đề
“thực vật”
Thông qua các hoạt động này cung cấp cho trẻ những kiến thức
về môi trường từ đó trẻ có những “Hành động bảo vệ môi
trường” như tích cực tham gia vào các hoạt động trồng cây, tưới
Page 6
Người thực hiện: Nguyễn Thị Hồng Hạnh



nước, chăm sóc cây, biết được lợi ích của việc mình làm, phát
huy tính sáng tạo thông qua sản phẩm tạo hình, giáo dục trẻ biết
giữ vệ sinh cá nhân cho trẻ.
3. Biện pháp giải quyết
 Kế hoạch cụ thể:
Sau khi tiến hành các tác động giáo dục. Ở trẻ có sự thay
đổi trong cách thực hiện các hành động. Như kết quả khảo sát
bước đầu, trong 10 trẻ được chọn để thực nghiệm, có vài trẻ có
những biểu hiện bước đầu của hành động trí não – ý tưởng (ý
nghĩ). Khi tiến hành thực nghiệm các trẻ nhiệt tình tham gia. Còn
lại đa số trẻ vẫn ở mức độ hành động với lời nói to. Sau 10 ngày
tác động các biện pháp giáo dục đã đề ra. Các trẻ có biểu hiện
thay đổi rõ rệt. Cụ thể trong các họat động sau:
 HOẠT ĐỘNG 1: Tổ chức cho trẻ trồng cây rau mầm trong
lớp học với biện pháp thực hành và đàm thoại
Đa số trẻ nói được các bước trồng cây, thực hành được các
hành động xới đất, gieo hạt, lấp đất, kể được lợi ích của việc
trồng cây, tích cực tham gia với cô. Chỉ có một sô ít trẻ chưa kể
được lợi ích của việc trồng cây


HOẠT ĐỘNG 2: tổ chức cho trẻ chăm sóc, tưới cây đã
trồng ở giờ hoạt động ngoài trời với 2 tuần liên tục

− Ngày 1: Đa số trẻ tưới nhiều nước. Chỉ một số ít trẻ biết
tưới nước vừa đủ. Hầu hết các trẻ đều mô tả được tình trạng
ban đầu của chậu cây, nói được tên của cây mình trồng.
Page 7
Người thực hiện: Nguyễn Thị Hồng Hạnh



− Ngày 2: Đa số trẻ nói được tên của cây mình trồng, tưới
nước vừa đủ, biết bón phân. Chỉ còn một số ít trẻ tưới nước
nhiều cho cây.
− Ngày 3: Hầu hết các trẻ biết tưới nước vừa đủ và đem cây
ra chỗ nắng.
− Ngày 4: Đa số trẻ chủ động yêu cầu được tưới nước, vui khi
thấy cây phát triển.
− Ngày 5: Hầu hết các trẻ đều biết tưới nước vừa đủ cho cây
và nhận thấy được sự thay đổi cây.
− Ngày 6: Đa số trẻ biết tưới nước vừa đủ, nói được sự thay
đổi của cây, vui khi thấy cây phát triển. Có một số ít trẻ biết
bón phân cho cây.
− Ngày 7: Đa số trẻ chủ động tưới cây và biết tười nước vừa
đủ cho cây, nói được sự thay đổi và vui khi thấy cây phát
triển. Một vài trẻ biết bón phân và đặt tên cho chậu cây của
mình.


HOẠT ĐỘNG 3: tổ chức cho trẻ quan sát vườn cây trong
trường MN trong giờ hoạt động ngoài trời với biện pháp
trực quan và đàm thoại

− Ngày 1: Đa số trẻ kể tên được các loại cây quen thuộc, biết
tưới nước vừa đủ, thích quan sát cây trong vườn trường.
Một số trẻ chưa chú ý và tưới nước nhiều cho cây.
− Ngày 2: Đa số trẻ chủ động xin cô tưới nước cho cây, biết
tưới vừa đủ khi nghe cô nhắc, biết tự dọn dẹp đồ dùng sau
khi cô báo hiệu kết thúc. Một đến hai trẻ không biết tự cất

đồ dùng của mình.
Page 8
Người thực hiện: Nguyễn Thị Hồng Hạnh


− Ngày 3: Đa số trẻ biết tưới vừa đủ không cần cô nhắc nhở,
biết tự dọn dẹp đồ dùng sau khi cô báo hiệu kết thúc.


HOẠT ĐỘNG 4: tổ chức cho trẻ nhặt lá vàng trên sân
trường trong giờ hoạt động ngoài trời xen kẽ hai ngày một
lần với biện pháp thực hành, đàm thoại

− Ngày 1: Đa số trẻ tìm và nhặt đúng lá vàng nhưng không
thích nhặt lá vàng, không tự giác rửa tay phải đợi cô nhắc.
Một vài trẻ thích thú với việc nhặt lá vàng và tự giác rửa
tay.
− Ngày 2: Đa số trẻ tìm và nhặt đúng lá vàng trên cây, nói
được ý tưởng về việc sử dụng những chiếc lá đã nhặt được,
tự giác rửa tay sau khi đi nhặt lá.
− Ngày 3: Hầu hết các trẻ đều thích thú với việc nhặt lá vàng,
tự giác rửa tay sau khi đi nhặt lá, chủ động tìm những chiếc
lá vàng trên cây.



HOẠT ĐỘNG 5: tổ chức cho trẻ tạo hình từ lá đã nhặt được
trong giờ hoạt động chiều với biện pháp thực hành

Ngày 1: Các trẻ đều có sáng tạo trong việc sử dụng nguyên vật

liệu mở tuy nhiên đợi nhắc nhở mới đem cất đồ dùng vào tủ.
Ngày 2: Đa số trẻ thích thú với sản phẩm của bản thân làm, tự
dọn dẹp đồ dùng sau khi hoàn thành sản phẩm. Còn một vài trẻ
không tự cất đồ dùng mà phải đợi cô nhắc mới cất dọn đồ dùng
của mình.

Page 9
Người thực hiện: Nguyễn Thị Hồng Hạnh




Kết quả:
Sau khi tiến hành tổ chức thực nghiệm trong 10 ngày. Các

hoạt động dựa trên cơ sở trẻ đã có kiến thức về các hành động
môi trường. Người làm chỉ tổ chức các hoạt động nhằm mục đích
cho trẻ được thường xuyên thực hiện các hành động đó.
Các trẻ này có đã có sự chủ động thực hiện các hành động
như: tích cực tham gia với cô trong hoạt động trồng cây. Khi
được cho tự chăm sóc cây mỗi ngày thì đã biết tưới nước vừa đủ
cho cho chậu cây đem cây ra chỗ có nắng, chủ động yêu cầu
được tưới nước cho cây, biết bón phân cho cây, vui khi thấy cây
phát triển. Thường xuyên cho trẻ thăm vườn cây cũng giúp trẻ kể
tên các loại cây quen thuộc, thích quan sát cây trong vườn. Khi
cho trẻ tưới nước ban đầu tưới vừa đủ khi nghe cô nhắc nhở, chưa
tự dọn dẹp đồ dùng. Sau 2 ngày hoạt động được cô nhắc nhở
thường xuyên, trẻ đã ghi nhớ và thực hiện được một số việc sau:
tưới vừa đủ không cần cô nhắc nhở, chủ động xin cô tưới nước
cho cây, biết tự dọn dẹp đồ dùng sau khi cô báo hiệu kết thúc.

Đặc biệt ở hoạt động “nhặt lá vàng cho cây”. Đây là một
hoạt động mới. Cô chưa giới thiệu về lợi ích của công việc này.
Đa số trẻ có thái độ không thích. Còn một vài trẻ còn lại thì tích
cực tham gia với cô. Nhưng sau khi trao đổi cho trẻ ích lợi của
hành động này sẽ giúp cây phát triển dễ hơn. Đồng thời sử dụng
các tác phẩm tạo hình làm từ những chiếc lá vàng để làm mẫu
cho trẻ một trong những ích lợi của chiếc lá vàng bỏ đi này. Hầu
Page 10
Người thực hiện: Nguyễn Thị Hồng Hạnh


hết các trẻ đều thích thú với hoạt động này. Bên cạnh đó hoạt
động này còn lồng ghép cả việc giáo dục giữ gìn vệ sinh cơ thể,
cho trẻ. Trong ngày hoạt động đầu tiên, 10/10 trẻ đợi cô nhắc mới
đi rửa tay. Trong ngày thứ 2 có đa số trẻ tự giác rửa tay. Sang
ngày thứ 3 chỉ còn một trẻ không tự giác thực hiện việc này.
Còn 2 trẻ có những chuyển biến thay đổi nhưng chậm hơn so với
8 trẻ trong nhóm. Cô cần trò chuyện với trẻ nhiều hơn. Do 2 trẻ
này rất hiếu động, cần có thời gian cho trẻ thực hành nhiều hơn
các hoạt động trong qua trình thực nghiệm.

KẾT LUẬN

III.

Như vậy, biện pháp hình thành “Hành động bảo vệ môi
trường” được nêu ra và vận dụng vào các hoạt động trên là hợp
lý.
Các biện pháp để hình thành “Hành động bảo vệ môi trường”
đòi hỏi giáo viên mầm non phải biết cách lồng ghép vào việc thực

hiện các chủ đề của năm học.
Nếu các hoạt động trên được tổ chức thường xuyên sẽ góp
phần cho việc chuyển mức năng lực nhận thức của trẻ lên cao
hơn. Các hành động của trẻ không đơn thuần là làm cùng cô, mà
sẽ là chủ động yêu cầu cô được thực hành những “Hành động bảo
vệ môi trường”. Đây là một việc làm hết sức cần thiết khi tình
trạng ô nhiễm môi trường đang ngày một tăng. Từ đó tạo một nền
tảng vững chắc cho việc hình thành “Hành động bảo vệ môi
trường” cho trẻ mâm non.

Page 11
Người thực hiện: Nguyễn Thị Hồng Hạnh


Và tùy vào điều kiện của lớp học, địa phương mà giáo viên lựa
chọn biện pháp và hoạt động thích hợp cho trẻ tìm hiểu, khám
phá về môi trường. Từ những hoạt động này trở thành hành động
của trẻ đối với môi trường.
Đồng thời để thực hiện tốt nội dung này, giáo viên cần phải
biết tốt với phụ huynh trong việc giáo dục trẻ, tiếp nhận sự hỗ trợ
của của phụ huynh về các nguyên vật liệu mở.
Trên đây là một biện pháp và hoạt động giúp hình thành
“Hành động bảo vệ môi trường” mà tôi đã thực hiện cho lớp
mình.Tuy đã thu được một kết quả khả quan nhưng bên cạnh vẫn
còn nhiều khuyết điểm rất mong sự đóng góp nhiệt tình của các
bạn đồng nghiệp để đề tài này càng ngày càng hoàn thiện hơn.

Page 12
Người thực hiện: Nguyễn Thị Hồng Hạnh




×