Tải bản đầy đủ (.docx) (20 trang)

Tiểu luận Tâm hồn nga qua nhân vật Natasa trong chiến tranh và hòa bình của L.Tonxtoi và nhân vật Tachiana trong Epghenhi Onhegin của A.Puskin

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (180.51 KB, 20 trang )

MỤC LỤC
Chương 1. Giới thuyết chung về tác giả và tác phẩm.......................trang 2
1. 1. L.Tonxtoi và “Chiến tranh và hòa bình”...................................trang 2
1.1.1. Tác giá L.Tonxtoi..................................................................... .trang 2
1.1.2. Tác phẩm “Chiến tranh và hòa bình”...................................... trang 3
1.2. Puskin và “ Epghenhi Onhighin”.................................................trang 3
1.2.1. Tác giả Puskin............................................................................trang 3
1.2.2. Tiểu thuyết “Epghenhi Onhighin”............................................trang 4
Chương 2. Tâm hồn Nga trong con người Nga..................................trang 4
2.1. Nhân vật Natasa ........................................................................... trang 4
2.1.1. Chân dung tâm lý Natasa trong ngày lễ thánh.........................trang 5
2.1.2. chân dung tâm lý năm Natasa 15 tuổi........................................trang
5
2.1.3. chân dung tâm lý năm Natasa 16 tuổi.......................................trang
5
2.1.4. Chân dung tâm lý năm Natasa 17 tuổi......................................trang 6
2.1.5. Chân dung tâm lý năm Natasa 18 tuổi......................................trang 6
2.1.6. Chân dung tâm lý Natasa gặp Anaton.......................................trang7
2.1.7. Chân dung tâm lý Natasa trong cuộc chiến tranh vệ quốc.......trang 8
2.1.8. Chân dung tâm lý Natasa sau cuộc chiến tranh.......................trang 8
2.2. Tachiana........................................................................................trang 8
2.2. 1. Tachiana- Tính cách Nga trong con người Nga...................trang
10
2.2.2. Yêu đọc sách và cả văn hóa nước ngoài..................................trang
11
2.2.3. Tình yêu của Tachiana.............................................................trang
12
Chương 3: Tổng kết............................................................................trang 12
3.1. Nét chung và nét riêng giữa Natasa và Tachiana......................trang 12
3.1.1. Điểm giống nhau........................................................................trang 12
- Mang vẻ đẹp của con người Nga truyền thống...............................trang


12
- Là câu trả lời đang tìm kiếm ...........................................................trang
13
3.2. Tính cách riêng.............................................................................trang 14
3.2.1. Natasa ........................................................................................trang
14
1


- Con người của “ Giây phút này” ......................................................trang
15
- Tính cách sôi nổi................................................................................trang 15
3.2.2. Tachiana..................................................................................trang 15
- Con người cao quý về tâm hồn và có tinh thần trách nhiệm...........trang 15
- Vẻ đẹp trầm lặng................................................................................trang 16
3.3. Kết luận.......................................................................................trang 18
TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................TRANG
19

Chương 1. Giới thuyết chung về tác giả và tác phẩm
Nhắc đến nước Nga chúng ta nghĩ ngay tới những bình
nguyên xinh đẹp, những rừng bạch dương vàng rực trong nắng chiều và
những dòng sông thơ mộng đã làm cho cuộc sống của con người Nga mang
đậm bầu không khí ấm áp nồng hậu. Những con người lãng mạn ấy với tâm
hồn ngập tràn thơ và nhạc, là cơ sở để tạo nên nền văn học nghệ thuật Nga
khổng lồ mà nhân loại phải kính nể.
Nền văn học Nga được nhân loại biết đến với nhiều cây đại thụ tiếng
tăm và có nhiều tác phẩm đồ sộ tỏa bóng mát che rợp văn đàn thế giới, trong
đó có A.Puskin và L.Tonxtoi. Hai nhà văn với hai phong cách viết khác
nhau nhưng lại cùng để cho nhân loại những tác phẩm có giá trị, mãi âm

vang trong lòng người đọc. Trong tác phẩm của A.Puskin và L.Tonxtoi có lẽ
phải kể tới giọng điệu đặc trưng, đậm hồn nước Nga trong “ Chiến tranh và
hòa bình” và tiểu thuyết bằng thơ “ Epghenhi Onhigin”.
1. 1. L.Tonxtoi và “Chiến tranh và hòa bình”
1.1.1. Tác giá L.Tonxtoi
Tên đầy đủ là Lep Nicolaievich Tonxtoi ( 1828- 1910) là một
trong những ngôi sao sáng nhất trên bầu trời văn học hiện thực nước Nga thế
kỉ XIX. Ông được coi là “nghệ sĩ vĩ đại”,là “người khổng lồ”, là “nhà văn
vô song trên toàn châu Âu”, là “tấm gương phản chiếu cách mạng Nga”
(Lênin). Cống hiến lớn nhất của nhà văn trong nghệ thuật toàn nhân loại là
khám phá những bức tranh nội tâm sinh động, phong phú đến kì diệu ở mỗi
con người. Khám phá được tâm lý con người, Tonxtoi đã góp phần sáng tạo
2


của mình vào nhận thức quy luật cuộc sống và mở ra những viễn cảnh rộng
lớn đối với việc phát triển nền nghệ thuật hiện thực tiến bộ.
Ông vốn là bá tước xuất thân trong một gia đình quý tộc nông thôn.
Thời thơ ấu và niên thiếu, L.Tonxtoi sống giữa cảnh thiên nhiên tươi đẹp ở
ấp Iaxaia Pliana của gia đình. L.Tonxtoi say sưa tìm đọc các tác phẩm văn
học trong thư viện của cha mình có tới hàng vạn cuốn.
Cha mẹ của ông mất sớm và được bà cô của mình nuôi dưỡng. Trong
hồi ức của ông cha như một người có phong thái vui vẻ, linh hoạt, hóm hỉnh,
không bao giờ hạ thấp mình trước ai “Những tình cảm nổi bật đó của cha
càng làm cho chúng tôi thêm yêu và kính phục người”. Đối với người “cô
thân yêu” kiên quyết và tràn đầy đức hy sinh, ông rất yêu quý và biết ơn
“Đó là người có ảnh hưởng quan trọng nhất đến cuộc đời tôi” và không phụ
lòng của người cô, L.Tonxtoi bộc lộ năng lực nắm bắt rất nhanh kiến thức
của nhiều môn khoa học cơ bản. Năm 17 tuổi ông thi đỗ vào trường Đại học
tổng hợp Kadan nhưng kiến thức ở trường không làm ông thỏa mãn, ông tự

học, tự đọc rất nhiều nhất là triết học.
1.1.2. Tác phẩm “Chiến tranh và hòa bình”
“Chiến tranh và hòa bình” là cuốn tiểu thuyết sử thi - tâm lý được
đánh giá là “tác phẩm hạng nhất” (Plobe), “tác phẩm vĩ đại nhất thế kỉ
XIX” (Gorki). Để sáng tác bộ tiểu thuyết “Chiến tranh và hòa bình”
L.Tonxtoi tìm về những vùng đất từng in dấu cuộc chiến đấu bền bỉ và anh
dũng của nhân dân Nga chống cuộc xâm lăng của Napoleong I.
Bộ tiểu thuyết sử thi đồ sộ này gồm 4 tập được viết từ năm 1864 đến
năm 1869 đã tái hiện sinh động cuộc chiến đấu ngoan cường và chiến thắng
hiển hách của quân dân Nga đầu thế kỉ XIX, chống lại cuộc xâm lược của
Pháp dưới quyền thống lĩnh của Napoleong và đã khẳng định một chân lý:
Nhân dân là lực lượng quyết định lịch sử.
1.2. Puskin và “ Epghenhi Onhighin”
1.2.1. Tác giả Puskin
A.Puskin sinh ngày 26/5/1799 và mất ngày 29/1/1837. Ông được
đánh giá là người kế tục và phát huy nền văn học Nga trước đó đồng thời
cũng là người cách tân văn học Nga, nâng văn học Nga lên hàng ngang với
các nền văn học lớn trên thế giới; chính vì những cống hiến đó mà tên tuổi
A.Puskin gắn liền với những thành tựu vĩ đại của nền văn học Nga thế kỉ
3


XIX, là “Khởi điểm của mọi khởi điểm” (Gorki).
Nhắc tới văn học Nga, chúng ta không thể không nhắc tới Puskin
vì “Viết về Puskin có nghĩa là viết về toàn bộ nền văn học Nga”. Bởi trong
nền văn học vĩ đại ấy Puskin là “vầng dương mới và ánh nắng của vầng
dương ấy đã tỏa cả cánh đồng văn học Nga”. Alexsandre Sergeevich
Puskin là thiên tài Nga, là biểu tượng của văn hóa Nga, là niềm tự hào của
mỗi người Nga. Sáng tác của Puskin không chỉ làm rạng rỡ nền văn học
Nga thế kỉ XIX mà còn làm phong phú kho tàng văn hóa nhân loại. Di sản

tinh thần của Puskin đã vượt ra khỏi giới hạn một thời đại, một dân tộc đến
với các nền văn hóa khác nhau trên thế giới.
Ông sinh ra và lớn lên trong thời đại cả nước Nga đang bị đè nặng
bởi ách thống trị của chế độ nông nô chuyên chế. Trong khi Tây Âu, những
cuộc cách mạng nổ ra ở Anh, Pháp thì ở nước Nga, các Sa hoàng Alechxan
I, Nikolai I vẫn ra sức duy trì củng cố chế độ này. Để chống lại ách nông nô
chuyên chế đó, một phong trào giải phóng mạnh mẽ đã bùng lên trong nhân
dân và kéo dài qua nhiều thế hệ. Chính trong chiếc nôi của phong trào đấu
tranh giải phóng đó, hồn thơ của Puskin đã được nuôi dưỡng và cất cánh bay
cao.
Mặc dù xuất thân và lớn lên trong môi trường giáo dục quý tộc nhưng
ngay từ nhỏ Puskin đã sớm tỏ ra nhạy cảm với vẻ đẹp của tinh thần nhân
dân, thông qua các sáng tác dân gian do nhũ mẫu Aria Rodionopna, lão bộc
Nikita truyền lại, họ chính là nhịp cầu đầu tiên đưa Puskin trở về với cội
nguồn, ngay trong tác phẩm của mình trong đó có “Epghenhi Onhegin”
được Puskin đưa vào những hình ảnh đậm chất nguồn cội ấy.
1.2.2. Tiểu thuyết “Epghenhi Onhighin”
Theo lời của Puskin thì đây là “đứa con tinh thần yêu quý nhất”
của ông. Puskin viết cuốn tiểu thuyết này trong thời gian tám năm: từ năm
1823 đến năm 1830. Cuốn tiểu thuyết chứa đựng nhiều tâm huyết của nhà
thơ.
Tiểu thuyết gồm tám chương với hơn 5000 câu thơ chia thành các khổ
thơ do chính Puskin sáng tạo ( gọi là khổ thơ Onheghin ), mỗi khổ có 14 câu,
ngoài ra còn có thêm hai chương phụ lục. Với tác phẩm này, Puskin đã đưa
ra những bức tranh của thời đại, tái hiện cuộc sống xã hội Nga từ năm 1819
đến đầu năm 1825 ( giai đoạn trước cuộc khởi nghĩa tháng Chạp ) với tất cả
độ rộng lớn, sâu sắc và chân thật của nó. Theo đánh giá Belinxki “ Đây là
bộ bách khoa toàn thư của cuộc sống Nga” đầu thế kỉ XIX.
4



Chương 2. Tâm hồn Nga trong con người Nga
2.1. Nhân vật Natasa
Trong chiến tranh và hòa bình nhân vật Natasa là hiện thân cho
vẻ đẹp, hình tượng thẩm mĩ, đạo đức, lí tưởng của nước Nga. Cô là một cô
gái ai cũng phải lòng bởi cô đẹp từ nhan sắc bên ngoài lẫn vẻ đẹp tâm hồn
bên trong.Natasa được tác giả miêu tả trong tác phẩm có thân hình mảnh dẻ,
mắt huyền, tóc đen...đó chính là vẻ đẹp yêu kiều truyền thống; và đặc biệt vẻ
đẹp của cô chỉ đẹp khi cô cười bởi nếu như cô mếu thì sẽ xấu.
Không những có nhan sắc Natasa còn là một cô gái có sức hấp dẫn, lôi
cuốn khi cô có đời sống trí tuệ theo như lời nhận xét của Pie “Không hẳn
thông minh nhưng mà đáng yêu lắm”.
Ngoài sức sống của vẻ đẹp hình thể, Natasa còn có đời sống tình cảm,
tâm hồn đẹp đậm chất Nga. Để khám phá vẻ đẹp tâm hồn, tình cảm của cô
chúng ta phải lần lượt tìm hiểu các bức chân dung tâm lý mà trong đó nhà
văn vận dụng, đưa vào nhiều chi tiết, tình tiết để làm nổi bật.
2.1.1. Chân dung tâm lí Natasa trong ngày lễ thánh
Trong tác phẩm miêu tả về Natasa trong ngày lễ thánh - ngày từ
bỏ tuổi thơ bé để trở thành một cô gái thực sự. Hôm ấy cô mặc váy ngắn nhí
nhảnh, chạy nhảy khắp nhà trong khi gia nhân tất bật bày biện, chuẩn bị.
Natasa nhìn đời với đôi mắt đen láy, hồn nhiên, đầy lòng tin yêu vào cuộc
sống; Sự hồn nhiên của cô còn được thể hiện qua chi tiết khi trông thấy anh
trai mình là Nicolai hôn Xonhia thì cô đã chẹp miệng: “Ôi, thích thế!”
không hề che giấu cảm xúc thật của bản thân.
Bức tranh tâmlý của Natasa hiện lên năm cô 12 tuổi trong ngày lễ
thánh đảm nhận chủ đề khát vọng tình yêu và hạnh phúc con người. Natasa
hiện lên như một nốt nhạc trong sáng trong bản nhạc giao hưởng. Cô sống
theo tình cảm, rất hồn nhiên, tự do, không bị ràng buộc theo khuôn thước
của giáo lí.
2.1.2. chân dung tâm lý năm Natasa 15 tuổi

Năm Natasa 15 tuổi, anh trai của cô đã dẫn một người bạn về nhà.
Khi mà cả nhà cô chỉ xúm lại quan tâm, hỏi han anh trai mà quên mất người
bạn đang đứng cạnh, nhận thấy bầu không khí không thật sự thích hợp thì cô
đã lao đến ôm chầm lấy bạn của Nicolai và hô lên: “Ôi! Anh Lonoxop thân
5


yêu!” rất tự nhiên. Nhờ có cô “chữa cháy” mà cuộc gặp gỡ diễn ra tốt đẹp và
vui vẻ. Qua điểm này chúng ta có thể thấy Natasa sống cởi mở,phóng
khoáng tự nhiên nhưng cũng rất tinh tế và nồng nhiệt trong tình cảm.
2.1.3. chân dung tâm lý năm Natasa 16 tuổi
Dưới ánh trăng vàng mơ mộng, Natasa mơ ước được bay bổng lên
bầu trời đầy ánh trăng xuân ở Otoratnoie. Natasa không dám đi ngủ vì tiếc
ánh trăng, cô mong muốn chia sẻ cảm xúc về thiên nhiên, về cái đẹp với
Xonhia. Cô đánh thức Xonhia dậy: “Xonhia! Xonhia! Ngủ làm sao được kia
chứ! xem này tuyệt quá! Ôi! Đẹp quá đi mất! Kìa dậy đi chị Xonhia, - giọng
nói gần như muốn khóc, - thật như chưa bao giờ có một đêm huyền diệu như
thế này”.
Khi Xonhia trách móc cô vì đã quá khuya thì Natasa cảm thấy hụt
hẫng, mất vui, cô cảm thấy tiếng cho một tâm hồn vô cảm như Xonhia.
Natasa thì nhạy cảm với thiên nhiên giữa đêm trăng mùa xuân, dường như
giữa cô và thiên nhiên có sự giao cảm đồng điệu. Đêm trăng Otoratnoie thể
hiện ước mơ, chứa đựng cả niềm vui, hạnh phúc, tuổi trẻ của Natasa; Tâm
hồn của một cô bé vô tư, hồn nhiên, lãng mạn, và giàu mơ ước giữa khung
cảnh thiên nhiên tuyệt vời.
2.1.4. Chân dung tâm lý năm Natasa 17 tuổi
Năm 17 tuổi Natasa đính hôn với Andray, và khi giây phút
Andray ngỏ lời cầu hôn cô cảm thấy “có một cái gì đó chẹn ở cổ, và không
có gì lễ tiết, nàng mở to hai mắt nhìn thẳng vào công tước Andray”, nàng
sung sướng hạnh phúc như không tin vào sự thật này “Thế ra đây là chuyện

thật ư?”, “Có thể nào con người xa lạ ấy với ta bây giờ là tất cả?”. Nghe
những lời của Andray mà nàng như không rõ: “Anh ấy vừa hỏi mình cái gì
đấy nhỉ?”. Chính những dòng độc thoại nội tâm này đã hé mở bản chất con
người cô: Sống và yêu bằng trí tuệ trái tim chứ không phải lí trí.
2.1.5. Chân dung tâm lý năm Natasa 18 tuổi
Nàng có tinh thần cội nguồn với giọng hát mộc mạc, những giây
phút hồi hộp của hình ảnh cô gái 18 tuổi trong lần đầu đi dự vũ hội. Natasa
sống chân thực, không kiểu cách, không giống như những phụ nữ quý tộc
cùng giới, đúng như những lời nhận xét của Andray: “Cô Roxtova rất dễ
thương. Ở cô ta có một thứ gì đó rất tươi mát, đặc biệt, không Petecbua tý
nào, làm cho cô ta khác hẳn những người khác”.
6


Natasa là hiện thân của những truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân
tộc, cô mang trong mình cốt cách dân tộc “Cái tinh thần và phong cách
thuần túy của dân tộc Nga”. Nhìn cô nhảy vũ điệu dân gian thì bà thím
Anixia, một người đàn bà bình thường của làng quê Nga “Vừa cười vừa ứa
nước mắt trong khi nhìn cô bá tước tiểu thư mảnh dẻ yêu kiều lớn lên trong
nhung lụa và rất xa lạ với bà ta nhưng lại hiểu được tất cả những gì ở trong
tâm hồn Axinia, tâm hồn của ông bố Axinia, của bà dì và mẹ bà ta, trong
tâm hồn của mọi người Nga”.
Còn ông chú cô thì thắc mắc đầy hãnh diện về cô cháu gái: “Không
biết cái cô bá tước tiểu thư kia vốn được một người đàn bà Pháp vong lưu
dạy dỗ, làm thế nào để hấp thụ được cái phong vị Nga ấy, những dáng điệu
mà những bước khăn san đã lấn át từ lâu...” . Và cho đến khi ra về cô bỗng
cất tiếng hát nhạc đề của bài. “Đẹp thay, những bông hoa tuyết đầu
mùa”Mà suốt đoạn đường Nàng cứ cố nhớ lại và mãi bây giờ mới nhớ ra
được” - cái bài hát mà ông chú đã cất câu hát:
“ Đẹp thật, những bông tuyết đầu mùa,

Trong bóng chiều nhẹ buông...”
2.1.6. Chân dung tâm lý Natasa gặp Anaton
Khi mà ngồi cạnh Anaton là một công tử điển trai nhưng đần độn
chỉ có ăn chơi và tàn phá, việc hắn ta làm tốt nhất là tán gái thì Natasa cảm
giác lúc này rào cản đạo đức trong cô dường như sụp đổ, bị cô quên hết tất
cả. Con người bản năng là một trong những nguyên nhân gây nên sự lạc hậu
của Natasa, cô muốn được yêu “bây giờ”, ngay lúc này ôm lấy người yêu
trong khi đó khoảng cách bây giờ giữa cô và Anaton “Không có một trở lực
đạo đức nào ngăn cách” khi mà nó đã sụp đổ ngay từ giây phút Anaton ngồi
cạnh.
Từ một con người sống vô tư, hồn nhiên, tình cảm nhưng khi lạc vào
thế giới nhà Anaton; Chứng kiến cảnh một gia đình sống thác loạn thì cô đã
không còn phân biệt được đâu là đúng, đâu là sai nữa,và kết quả là nàng đã
đồng ý trốn đi cùng Anaton nếu không được gia đình phát hiện kịp thời. Từ
những điều này thể hiện Natasa là một cô gái sống theo bản năng, tình cảm
của trái tim.
2.1.7. Chân dung tâm lý Natasa trong cuộc chiến tranh vệ quốc
Trong cuộc chiến tranh Natasa đã có hành động thể hiện lòng yêu
nước khi chứng kiến cảnh tượng của những người thương binh, cô đã thuyết
7


phục mẹ nhường xe chở đồ đạc của gia đình để chở thương binh và tự bắt
tay vào sắp xếp đồ đạc trong xe. Natasa được hiện lên với hình ảnh cô gái
nhiệt tình “Đã không làm thì thôi, làm thì dốc cả tâm hồn vào làm”. Hành
động của Natasa tuy chỉ là một hành động nhỏ bé nhưng đó là hành động
xuất phát từ lòng nhân ái của trái tim, chiến thắng của người dân Nga là kết
quả của hàng nghìn những hành động nhỏ bé như cô góp lại mà nên.

2.1.8. Chân dung tâm lý Natasa sau cuộc chiến tranh

Khi cuộc chiến tranh kết thúc là lúc Natasa tròn 28 tuổi, cô kết
hôn với Pie và có 4 đứa con. Đôi mắt đen láy ngày xưa đã được thay bằng
đôi mắt dịu hiền, bình thản nhưng vẫn rất trong sáng. Thân hình mảnh dẻ
ngày trước đã trở nên sồ sề ra, trên khuôn mặt thấp thoáng ngọn lửa khi xưa
cô cũng không còn hát, chỉ dồn tâm trí vào những chiếc tã viền xanh, viền
vàng - thiên chức của người mẹ.
Trong phần vĩ thanh của tiểu thuyết, tác giả đã nhận xét về
Natasa: “ Ở nàng chỉ thấy một giống cái khỏe mạnh, mắn con” . L.Tonxtoi
không có ý hạ thấp nhân vật của mình khi nói vậy. Dưới ngòi bút của
L.Tonxtoi, Natasa không phải là một bậc thánh thiện mà chỉ đơn giản là một
con người trần thế với những nhu cầu tự nhiên, lành mạnh mà giản dị của
một con người.

2.2. Tachiana
Puskin đã dành những tình cảm, tâm hồn và sự quý trọng để xây
dựng nhân vật lý tưởng này. Nếu như Epghenhi Onheghin là nhân vật phức
tạp đầy mâu thuẫn thì đây là một hình tượng có tính cách đa dạng. Ðiều
chung nhất, đây là một tâm hồn, tính cách Nga đẹp. Tachiana là một thiếu nữ
quý tộc ở làng quê, cô sống rất bình dị như những cô gái nông thôn khác.
Nhà thơ tách Tachiana ra khỏi đám tiểu thư tỉnh lẻ và tiểu thư Matcoxva như
là đưa tâm hồn phụ nữ Nga tốt đẹp, trong sạch mà tỏa sáng trong những số
phận “con người thừa” u ám trong tiểu thuyết.
2.2. 1. Tachiana- Tính cách Nga trong con người Nga
8


Tuy là thiếu nữ quý tộc nhưng cô rất bình dị, sự bình dị thể hiện
ngay ở tên gọi “Tachiana” theo như lời người kể chuyện:
“Thì đã sao nó dễ nghe, dễ đọc.
Ai cũng biết nó liên quan, có gốc

Với thời xa xưa những kỉ niệm êm đềm,
Gọi cái gì đó rất con gái, rất êm.”
Tachiana là một cô gái mang đậm hơi thở Nga, cô yêu tất cả những
thứ bình dị trong cuộc sống như: yêu mùa đông tàn khốc, yêu những sáng
mặt trời lên, yêu sương và tuyết, yêu cổ xe tam mã phóng trên đồng và yêu
cả những buổi chiều tà:
“ Là một người rất Nga thưa bạn đọc
Tanhia không biết tự bao giờ
Nhưng rất yêu mùa đông Nga tàn khốc
Với âm thầm cái đẹp, nên thơ.
Yêu những sáng mặt trời lên lặng gió
Sương và tuyết xung quanh như nhuốm đỏ ,
Yêu cỗ xe tam mã phóng trên đồng,
Yêu buổi chiều tĩnh mịt cảnh mùa đông
Và những tối khi trong nhà có lễ
Cỗ truyền xưa – lể rữa tội – người hầu”
Tachiana rất gắn bó với làng quê cả về tâm hồn lẫn tư tưởng, Cô rất yêu
ruộng vườn, thiên nhiên bốn mùa :
“ Nàng thủ thỉ rất riêng tư, bí mật
Với rừng cây, đồng cỏ, những mái nhà...
Nhưng mùa hè đã vội đi qua,
Và bên cửa mùa thu vàng ngấp nghé.
Thiên nhiên rung rồi nhợt nhạt,thay màu...
...Mùa đông đến, lan khắp nơi; Tuyết bám.”
Ngoài ra, Natasa có một nét đẹp dịu hiền, kín đáo, và đằm thắm, nét đẹp của
cô chủ yếu là ở vẻ đẹp tâm hồn. Nội tâm cô hơi buồn hay suy nghĩ, xúc cảm
một mình:
“Buồn, lặng lẽ, hơi ít nhiều hoang dại,
Ngơ ngác nhìn như con nai sợ hãi,
Tanhia như cô bé người ngoài,

Trong nhà mình mà trông chẳng giống ai.
Nàng không biết chiều cha hay nũng mẹ,
9


Không thích ai mơn trớn, nghịch bao giờ,
Ngay từ nhỏ nàng không chơi với trẻ.
Không chạy đùa, không vui nghịch ngây thơ,
Mà chỉ thích suốt ngày bên cửa sổ
Ngồi im lặng bâng quơ nhìn đâu đó…
…Nàng xa lạ với những trò ngỗ nghịch
Của lứa tuổi, đêm mùa đông nàng thích
Lắng tai nghe những câu chuyện hãi hùng.
Đến rợn người… rồi suy nghĩ mông lung.”
Nachiana là cô gái hay bói toán, nằm mộng như những cô gái đồng quê Nga:
“Tanhia thường hay tin lời sấm
Mà dân gian đã đồn đại bao đời,
Tin mộng mị, tin trăng sao lẩm cẩm,
Tin con bài, tin đủ chuyện khắp nơi…
…Và nàng mơ một giấc mơ rất lạ,
Như không may đang bị lạc một mình.
Nàng lê bước trên cánh đồng băng giá
Giữa não nùng tiết ngập bốn xung quanh…”
Và khi Tachiana nằm mộng thấy giấc mơ kì là đó:
“Nàng muốn tìm ý nghĩa nó ra sao.
Tra mục lục, nàng lần xem từng chữ,
Theo chữ cái A, B, C, thứ tự
Như bạch dương, bão tuyết, bắc cầu…”
2.2.2. Yêu đọc sách và cả văn hóa nước ngoài
Tachiana rất thích đọc sách, mà nhất là tiểu thuyết cô hay thường

đọc bằng tiếng pháp:
“Nàng rất sớm ham mê xem tiểu thuyết,
Và than ôi, tiểu thuyết là đời nàng.
Risácxơn và Ruxô, tôi biết
Luôn được nàng chăm chú đọc từng trang.”
Tachiana hay đọc tiểu thuyết tình cảm lãng mạn, cô yêu cái cuộc sống trong
sách có ý nghĩa và phong phú hơn cái thực tế vô vị xung quanh. Cô không
biết cái ấy là do nhà văn theo chủ nghĩa tình cảm viết ra:
10


“ Nay đọc sách là điều không cưỡng nổi,
Đọc say sưa những tiểu thuyết ngọt ngào
Nàng đọc, nuốt từng trang văn gải dối
(Nhưng mê hồn) một cách tự nhiên sao.
Các nhân vật được nhà văn sáng tạo
Thành người sống hiện về kia, huyền ảo.
Các tình nhân nổi tiếng như Vonmar,
Malec - Adel và đờ Linar,
Cả Vecte, kẻ buồn đau chân thật,
Grandison tôi đã nói khá nhiều...”
2.2.3. Tình yêu của Tachiana
Tachiana vốn rất trầm lặng nhưng khi đã yêu thì yêu vô cùng
nồng cháy, chân thành, tha thiết, mãnh liệt, chỉ biết tuân theo nhịp đập của
trái tim:
“ Vì đang yêu, Tachiana một chỗ
Không ngồi yên, thơ thẩn dạo quanh nhà.
Nàng tư lự, khi nhìn ngang đâu đó,
Khi cúi đầu, chân chẳng bước đi xa.
Tim đập mạnh, ngực phập phồng xúc động,

Và đôi má bỗng bất ngờ rực nóng,
Mắt long lanh đầy e lệ, bồi hồi,
Hơi thở nàng như đã tắt trên môi.
Đêm nhẹ đến, vầng trăng lên nhợt nhạt,
Kéo lên theo một vệt sáng chân trời,
Chim họa mi hót trong vườn cây bỗng hát
Khúc tâm tình; Sương bạc trắng khắp nơi.
“Khó ngủ quá, bà ơi,sao nóng lạ!
Kéo rèm lên, ngồi xuống cạnh đi bà”
......”
Cô đã chủ động viết thư tỏ tình với Epghênhi Ônhêghin:
“Nàng ngồi viết, tay chống cằm suy nghĩ,
Ônheghin luôn quanh quẩn trong đầu
Nàng sôi nổi, không giữ lời, giữ ý
Để tình nàng lai láng thấm từng câu.”
Tachiana bị từ chối tình yêu, cô đau khổ vô cùng nhưng vẫn giữ
11


mãi tình yêu của mình. Ðến khi có chồng, Tachiana gặp lại Onheghin ở
Petecbua, nhận thấy anh yêu mình say đắm cô cảm thấy mình bị xúc phạm.
Cô cho rằng anh ta ve vãn chỉ với mục đích tính toán, ích kỷ. Nhưng sau khi
gặp lại anh, nhìn “dáng âu sầu”, “bộ mặt cầu xin” cô mới biết rằng anh đã
đau khổ nhiều và hiểu rằng giờ đây cô có thể sống hạnh phúc với Onheghin.
Tachiana đã thừa nhận:
“Còn hạnh phúc, có thể là như thế
Sát kề bên… nhưng số phận từ rày
Quyết định rồi: cũng có lẽ em đây
Đã hành động lại có nhiều thiếu sót”
Rõ ràng Tachiana cho đến lúc này vẫn thực sự còn yêu Onheghin. Nhưng cô

cương quyết từ chối hạnh phúc đó vì giữa hai người có một “biên giới”
không thể vượt qua:
“Mà hạnh phúc Onheghin, lúc ấy
Trong tầm tay, rất dễ đạt, rất gần,
Nhưng số phận không cho tôi được vậy
Tôi lấy chồng... anh hãy để cho tôi
Yên ổn sống. Tim anh tôi biết rõ.”
Tất cả những điều này nói lên sự thủy chung và tình yêu sâu
nặng trong tâm hồn Tachiana. Bản chất của của Tachiana là sự cao quý về
tâm hồn và tinh thần trách nhiệm, không hề tráo trở trong tình yêu và tình
nghĩa vợ chồng, một người con gái chung thủy, son sắt.

Chương 3: Tổng kết
3.1. Nét chung và nét riêng giữa Natasa và Tachiana
3.1.1. Điểm giống nhau
Mang vẻ đẹp của con người Nga truyền thống
Cả hai cô gái Natasa trong “Chiến tranh và hòa bình” và
Tachiana trong “Epghenhi onhighin” đều mang trong mình vẻ đẹp cả về
bên ngoài lẫn bên trong tâm hồn của con người nước Nga, cả hai cô được
xem như đóa hoa thơm đồng nội đặc biệt giữa xã hội thượng lưu đang bủa
vây.

12


Natasa có thân hình mảnh dẻ, mắt huyền, tóc đen, sống tình cảm; Cô
hồn hậu hồn nhiên và rồi sau bao nhiêu biến cố cô hướng hết tinh thần, nhiệt
tình vào chăm sóc gia đình mặc kệ cho nhan sắc đã không còn như ngày nào
nữa. Cô yêu thiên nhiên nước Nga, yêu những thứ thân thuộc bình dị của
làng quê ,ở trong cô luôn có nét khác biệt với những con người cùng tầng

lớp thượng lưu, như Andray nhận xét: “Cô Roxtova rất dễ thương. Ở cô ta
có một thứ gì đó rất tươi mát, đặc biệt, không Petecbua tý nào, làm cho cô
ta khác hẳn những người khác”. Cô đã khiến ông chú mừng rỡ, xúc động
khi nhảy một cách tự nhiên điệu nhảy dân gian đáng lẽ đối với một cô tiểu
thư quý tộc trong nền văn hóa bị văn minh nước ngoài bủa vây.
Tachiana có vẻ đẹp riêng, vẻ đẹp của người con gái Nga truyền thống
“ít nói, dáng buồn rầu”. Ở cô có một nét đẹp riêng không lẫn vào đâu được,
khác hẳn cô em gái Onga và những người con gái khác trong xã hội thượng
lưu cô đang sống, như lời nhận xét của Onheghin:
“ Nếu là tôi, người tôi sẽ chọn là...
Chẳng có gì sinh động ở Onga.
Giống như tranh madone của Vandech,
Mặt cô ta tròn như đồng tiền,
Như mặt trăng thật vô duyên, ngốc nghếch
Trên bầu trời cũng ngốc nghếch vô duyên”.
Cô yêu thiên nhiên,yêu văn học dân gian, yêu mùa đông tàn khốc,
yêu những sáng mặt trời lên, yêu sương và tuyết, yêu cổ xe tam mã phóng
trên đồng và yêu cả những buổi chiều tà.... Cô cũng rất thân thiết với nhũ
mẫu. Cô rất nhân hậu, chung thủy, đã quyết định lựa chọn gia đình khi đứng
trước tiếng gọi của trái tim.

Là câu trả lời đang tìm kiếm
Năm Natasa 16 tuổi, dưới đêm trăng thơ mộng, khi vô tình
nghe lỏm cô thiếu nữ tâm sự Andray như tìm được lại niềm tin sống trong
khi đang ở tâm trạng thất vọng chán nản. Lúc gặp lại cô trong lúc bị thương,
anh đã trở thành mộtcon người biết bao dung, vị tha, nhìn đời bằng nhiều
chiều khách quan. Từ một người căm ghét, không muốn tha thứ cho Natasa
đã chuyển thành anh muốn cầu xin ở cô sự tha thứ.
Trong con mắt của Pie, Natasa là hiện thân cho sự hấp dẫn của
vẻ đẹp đời sống tâm hồn đầy trí tuệ “Không hẳn là thông minh nhưng mà

13


đáng yêu lắm”. Từ việc cảm thông, làm cầu nối giúp Andray và Natasa;
Mối giao cảm, đồng điẹu, hòa hợp giữa hai tâm hồn, tình cảm đó đã lớ dần
lên theo năm tháng anh đã đem lòng yêu thương với cô lúc nào không hay,
chính cô là người đem lại tình yêu tươi mát cho tâm hồn anh. Natasa là một
người biết lắng nghe, biết đồng cảm với người khác, cô đã toàn tâm toàn ý
nghe Pie kể về cuộc đời anh.Cô chính là câu trả lời cho những trăn trở của
Adray và Pie đang tìm kiếm.
Natasa như một tấm gương phản chiếu tâm hồn của con người. Những
nhân vật khác đặt cạnh cô đều như soi một lớp gương hiện hình rõ bản chất
của con người nơi họ: Andray nhận ra mình còn thiếu sự khoan dung, Pie
nhận ra anh sự thiếu chu đáo, ân cần; Porit còn toan tính, nhỏ mọn. Antone
là sự đồi bại của đạo đức, Elen là vẻ đẹp kiều diễm nhưng rỗng tuếch.
Natasa như là hiện thân của sức sống Nga, của tình yêu thương con người
trần thế.
Tachiana là câu trả lời cho những vấn đề của Onhegin đang
gặp phải. Cô chính là tình yêu đích thực mà anh cần. Nhưng đã quá muộn
khi anh nhận ra điều ấy, chỉ còn lại sự nuối tiếc, đau đớn, nhớ nhung dày vò.
Cô là hiện thân cho cô gái Nga chân thành và sống đầy tình cảm.
3.2. Tính cách riêng
3.2.1. Natasa
Con người của “ Giây phút này”
Natasa yêu chân thành, đằm thắm và toàn tâm toàn ý với tình
yêu. Natasa yêu bằng tình cảm trái tim và hết lòng với tình yêu như vậy nên
cô cũng mong được đáp lại tình cảm như thế từ Anray. Nhưng do hoàn cảnh
Anray phải tham gia chiến tranh, khi thiếu vắng anh thì Natasa không chịu
đựng nổi cảm giác cô đơn.
Natasa là con người bản năng, lúc không có Andray bên cạnh trong

buổi xem kịch cô đã thốt lên: “Ta cần chàng giây phút này”. Cô là con
người cảm tính, con người của “giây phút này” nghĩa là thường đắm mình
trong các ấn tượng trực tiếp, tình cảm bộc trực,đó là ưu điểm cũng là nhược
điểm của cô; thế nên khi Anaton tấn công cô cảm thấy “giữa mình và
Anaton không còn gì ngăn cách trở nữa”, cô rơi vào “trạng thái say”, mất
cân bằng và “cảm thấy mình đã bước hẳn vào cái thế giới kì lạ, điên rồ, xa
cách một trời một vực với thế giới cũ, trong thế giới này người ta không còn
biết cái gì là tốt, cái gì là xấu, cái gì là hợp lí, cái gì điên rồ”. Và bởi vậy
14


Natasa trong một lúc mới cảm thấy yêu cả hai người đàn ông: Andray và
Anaton.
Nếu không có những dòng độc thoại nội tâm ghi lại tâm trạng
mâu thuẫn của Natasa khi phụ tình Andray thì sẽ không phán xét công băng
về cô. Bởi trong tâm hồn Natasa lúc này là sự xung đột giữa lí trí tỉnh táo và
đam mê nhất thời, giữa ý thức nông nổi tự lừa dối mình “việc gì không vui
chơi một chút”, “sẽ không có ai biết đâu”. Thật lạ lùng khi cô tự trấn an
mình rằng “chẳng có chuyện gì xảy ra cả” nhưng lại không thể yên được bởi
những cơn sóng lòng ghê gớm “Nhưng thế này là thế nào đây?’’.
Mất hết lí trí, sống theo cảm giác nhất thời làm Natasa “sa ngã” nhưng chính
trong hoàn cảnh này lại thấy cô hiện lên “Người” hơn bao giờ hết. Và sau sự
việc ấy, về sau cô đã thay đổi, đứng lên như cô tự nói về mình: “Ta trẻ, ta
đẹp và ta biết bây giờ ta còn là người tốt nữa. Trước kia là người xấu,
nhưng bây giờ ta tốt rồi, ta biết như vậy - nàng nghĩ”.
Tính cách sôi nổi
Natasa là cô gái vô tư, hồn nhiên, yêu đời. Với đôi mắt đen
láy của tuổi 12, sự tự nhiên lúc ôm chầm lấy người bạn của anh mình; Niềm
vui, thích thú khi về nhà ông chú, được nghe ông chú đàn, hào hứng nhảy
điệu nhảy dân gian.

Natasa nhạy cảm đặc biệt cho vẻ đẹp của thiên nhiên, nghệ thuật, con
người: “bao giờ cô cũng thấy và nhận biết được mọi thứ”. Bằng trực giác
của mình, Natasa có khả năng cảm hiểu một cách sâu sắc và tinh tế tâm hồn
những người cô có dịp tiếp xúc, khơi dậy ở họ những tình cảm chân thành,
thuần khiết nhất. Natasa không chỉ ảnh hưởng mạnh mẽ đến cuộc đời
Andray và Pie , mà còn luôn đem lại niềm vui sống, nguồn động viên hầu
hết với những người xung quanh.
Natasa đứng trước gương tự đối thoại với mình bằng giọng kiêu căng
rất trẻ con, hồn nhiên: “Lạ thật, mình thông minh thế, mà lại...cô ấy dễ
thương”, “ có duyên mà lại xinh, xinh lạ lùng lại nhanh nhẹn - bơi khá, cười
ngựa cừ, lại còn giọng hát nữa! Có thể nói là một giọng hát phi thường!”, “
Cái cô Natasa ấy tuyệt thật! - Nàng tự nói một mình, thay cho một nhân vật
thứ ba nào đấy, một nhân vật chung chung bao gồm toàn bộ thế giới đàn
ông - xinh này, có giọng hát, lại trẻ măng, và lại không làm phiền ai cả,
miễn là để cho cô ta yêu thôi”.

15


Natasa cảm thấy rất hạnh phúc với bức chân dung tự họa tài sắc vẹn toàn của
mình. Hình thức phân thân độc đáo này phản ánh nét tinh nghịch, nhí nhảnh,
trong trẻo trong tâm hồn cô - một tâm hồn đầy niềm vui trẻ thơ.
3.2.2. Tachiana
Con người cao quý về tâm hồn và có tinh thần trách nhiệm
Nếu như nhân vật Natasa trong “Chiến tranh và hòa bình”
sống theo tình cảm của trái tim thìnhân vật Tachiana trong “Epghenhi
Onhigin” vừa sống chân thành bằng trái tim vừa hướng mình vào lí trí.
Natasa chứa đựng sự cao quý về tâm hồn và tinh thần trách nhiệm, không hề
tráo trở trong tình yêu và tình nghĩa vợ chồng.
Khi cô biết yêu, tâm trí của cô chỉ hướng về Onheghin, vốn là một người con

gái trầm lặng nhưng vì tình cô mạnh bạo viết thư cho anh:
“ Nàng ngồi viết, tay chống cằm suy nghĩ,
Onheghin luôn xuất hiện trong đầu
Nàng sôi nổi, không giữ lời, giữ ý,
Để tình nàng lai lái, thấm từng câu.”
Cô yêu nghiêm túc, bằng một tình yêu chân thật:
“Tachiana yêu nghiêm túc, bao giờ
cũng dành trọn cho tình yêu tất cả.
Yêu chân thành như đứa trẻ ngây thơ,
....”
“ Đây, bức thư Tachiana tôi để
Trước mặt tôi, tôi cất giữ đêm ngày
Như báu vật. Với nỗi buồn lặng lẽ
Đọc nhiều lần không thấy chán. Lâu nay
Tôi tự hỏi: Ai đã giúp nàng như vậy
Để có được những dòng yêu thương ấy?
Những ưu tư rất chân thật, dại khờ,
Có phần nào nguy hiểm, dẫu nên thơ”
Sau khi Onheghin ra đi Tachiana đã buộc lòng mình phải quên đi
kẻ giết người yêu em gái nhưng rồi cô vẫn tha thứ và đi thăm lại căn nhà anh
đã từng ở, cô nhìn mỗi một đồ vật đều cảm thấy đáng yêu, thân mật.
16


Sau này khi gặp lại Onhegin dù vẫn còn rất yêu anh nhưng cô vẫn chung
thủy vì tình nghĩa vợ chồng ,với người chồng và gia đình của cô.
Vẻ đẹp trầm lặng
Tachiana là một cô gái sống có nghị lực, trách nhiệm. Ở cô có
một đẹp dịu hiền, kín đáo, đằm thắm, cái đẹp chủ yếu ở vẻ đẹp tâm hồn. Nếu
nhân vật Natasa trong “Chiến tranh và hòa bình” xuất hiện ở đâu mang đến

niềm hạnh phúc và tiếng cười bởi sự hồn nhiên, trong trẻo của mình ở đây
thì Tachiana là một cô gái giản dị, có nội tâm hơi buồn, hay sống cô đơn,
trầm mặc và suy nghĩ nhiều:
“ Vâng, tên nàng Tachiana, phải nói,
hai chị em, hai cô gái một nhà,
nhưng cô chị không vui tươi sôi nổi,
không hồng hào xinh đẹp giống Onga.
Buồn, lặng lẽ, hơi ít nhiều hoang dại,
ngơ ngác nhìn như con nai sợ hãi,
Tanhia như cô gái người ngoài,
trong nhà mình mà chẳng giống ai.
Nàng không biết chiều cha hay nũng mẹ,
không thích ai khen hoặc nịnh bao giờ.
ngay từ nhỏ nàng không chơi với trẻ,
không chạy đùa, Không vui nghịch ngây thơ,
mà chỉ thích suốt ngày bên cửa sổ
ngồi im lặng, bâng quơ nhìn đâu đó.
Đến thậm chí cả búp bê ngày đó
Tanhia cũng không thích, không cần.
Về chuyện mốt, về các tin thành phố
Cũng không cần người trò chuyện, chơi thân.
Nàng xa lạ với những trò ngỗ nghịch
Của lứa tuổi, đêm mùa đông nàng thích
Lắng tai nghe những câu chuyện hãi hùng.
Đến rợn người… rồi suy nghĩ mông lung
....
Nàng thấy chán những trò chơi như thế
Chán tiếng cười quá vô tư, vui vẻ.
Nàng chỉ thích trên ban công im lặng
17



Ngồi trầm tư kiên nhẫn đón mặt trời
Khi trên cao cả màn đêm nhợt trắng
Đã bắt đầu có những đốm sao rơi”

3.3. Kết luận
Nhân vật Natasa trong “Chiến tranh và hòa bình” của
L.Tonxtoi và Tachiana trong tiểu thuyết thơ “Epghenhi Onhighin” của
A.Puskin tuy nằm trong hai tác phẩm của hai nhà văn vĩ đại khác nhau, và
có những tính cách đặc trưng riêng nhưng đều giống nhau ở vẻ đẹp của nhan
sắc và tâm hồn.
Natsa xuất hiện trong đầu tác phẩm khi chạy vào phòng như một luồng
ánh sáng; Cô bộc lộ sự quyến rũ của một “Cô bé không đẹp, nhưng lanh
lợi”, tràn đầy sinh lực, hồn nhiên, bộc trực “như thuốc súng”, luôn sống hết
mình với từng khoảnh khắc của cuộc đời. Natasa là hiện thân cho vẻ đẹp
sống động của tâm hồn Nga.
Tachiana mang nét đẹp dịu hiền, kín đáo, và đằm thắm, nét đẹp của cô
chủ yếu là ở vẻ đẹp tâm hồn.Tachiana được tác giả xây dựng mang vẻ đẹp
của sự giản dị, cô sinh ra như để cho cuộc sống trở nên bình thường và giản
đơn hơn.Vẻ đẹp trầm buồn, giản dị của cô là hiện thân cho “Tâm hồn Nga,
tính cách Nga”, là người phụ nử mang đậm hơi thở Nga và tiêu biểu cho lí
tưởng, đạo đức thẩm mỹ của Puskin.
Cả Natasa và Tachiana đều mang trong mình vẻ đẹp hài hòa, vẻ
đẹp truyền thống của nước Nga, tượng trưng cho người phụ nữ Nga nói riêng
và những người dân Nga giản dị, chất phác nói chung.
18


TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Lê Nguyên Cẩn, (2006), Tác gia, tác phẩm văn học nước ngoài trong
nhà trường, NXB Đại học Sư Phạm Hà Nội .
2. Nguyễn Hồng Chung - Nguyễn Kim Đích - Nguyễn Hải Hà - Hoàng
Ngọc Hiếu - Nguyễn Trường Lịch - Huy Liên, (2012), Lịch sử văn học
Nga, NXB Giáo dục Việt Nam, Hà Nội.
3. Cao Xuân Hạo - Nhữ Thành - Trường Xuyên - Hoàng Thiếu Sơn,
(2006), Chiến Tranh và hòa bình (sách dịch), NXB Văn học, Hà Nội.
4. Hà Thị Hòa, (2011), Văn học Nga trong nhà trường, NXB Giáo dục việt
Nam, Hà Nội.
5. Nguyễn Thị Hải Hà, (2002), Văn học Nga - sự thật và cái đẹp, NXB
Giáo dục việt Nam, Hà Nội.
6. Nguyễn Thị Hải Hà, (2006), Thi pháp tiểu thuyết L.Tonxtoi, NXB Giáo
dục việt Nam, Hà Nội.
7. Đỗ Hải Phong (chủ biên) - Hà Thị Hòa, (2002), Giáo trình văn học
Nga, NXB Giáo dục việt Nam, Hà Nội.
8. Thái Bá Tân, (1987), A.Puskin - ( Dịch tiểu thuyết thơ) Epghenhi
Onhegin, NXB Văn học, Hà Nội.
9. Thúy Toàn, (2000), Vaxili Kazansev - Kể chuyện về Puskin, NXB Văn
Học, Hà Nội.

19


10. Lưu Đức Trung, (1999), Tác giả, tác phẩm văn học nước ngoài trong
nhà trường, NXB Giáo Dục, Hà Nội.

20




×