Tải bản đầy đủ (.doc) (46 trang)

Pháp luật về tự vệ thương mại và thực tiễn áp dụng tại việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (388.3 KB, 46 trang )

MỤC LỤC
PHẦN I: PHẦN MỞ ĐẦU....................................................................................................1
1.Lý do chọn đề tài.............................................................................................................1
2.Mục đích nghiên cứu.......................................................................................................2
3. Phương pháp nghiên cứu...............................................................................................2
4. Đối tượng nghiên cứu.....................................................................................................2
5. Phạm vi nghiên cứu.......................................................................................................2
6.Kết cấu của đề tài............................................................................................................ 3
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và tài liệu tham khảo thì phần nội dung của bài niên
luận kết cấu gồmcó hai chương:........................................................................................3
CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ BIỆN PHÁP TỰ VỆ THƯƠNG MẠI........................4
1.1. Khái niệm tự vệ thương mại........................................................................................4
1.2. Các biện pháp tự vệ thương mại.................................................................................5
1.2.1. Biện pháp thuế quan.................................................................................................5
1.2.2.Biện pháp phi thuế quan............................................................................................6
1.3. Nguyên tắc áp dụng biện pháp tự vệ thương mại của WTO........................................8
1.3.1.Nguyên tắc không phân biệt đối xử...........................................................................8
1.3.2.Nguyên tắc áp dụng biện pháp tự vệ trong mức độ cần thiết....................................8
1.3.3. Nguyên tắc đản bảo bồi thường thương mại............................................................9
1.3.4. Nguyên tắc ưu tiên cho các nước đang phát triển....................................................9
1.4 Điều kiện và thủ tục áp dụng biện pháp tự vệ thương mại.........................................10
1.4.1 Điều kiện áp dụng biện pháp tự vệ thương mại.......................................................10
1.4.1.2 Ngành sản xuất sản phẩm tương tự hoặc cạnh tranh trực tiếp với hàng hoá đó bị
thiệt hại hoặc đe doạ thiệt hại nghiêm trọng.....................................................................11
1.4.1.3 Có mối quan hệ nhân quả giữa hiện tượng nhập khẩu tăng đột biến và thiệt hại
hoặc đe doạ thiệt hại gây ra nói trên.................................................................................11
1.4.2 Trình tự, thủ tục áp dụng biện pháp tự vệ................................................................15
1.4.2.1 Trình tự, thủ tục....................................................................................................15
1.4.2.2. Thi hành quyết định áp dụng hoặc không áp dụng biện pháp tự vệ.....................16
CHƯƠNG II : THỰC TRẠNG ÁP DỤNG PHÁP LUẬT TỰ VỆ VÀ GIẢI PHÁP HOÀN
THIỆN Ở VIỆT NAM......................................................................................................... 19


2.1 Khái quát chung về chủ trương về sự cần thiết của biện pháp tự vệ thương mại của
nhà nước Việt Nam.......................................................................................................... 19
2.2. Thực trạng về tự vệ thương mại ở Việt Nam trong thời gian qua..............................20


2.2.1 Sự cần thiết ban hành văn bản pháp luật tự vệ thương mại trong xu thế tự do
thương mại....................................................................................................................... 20
2.2.1.1 Tình hình nhập khẩu của Việt Nam trong những năm gần đây............................20
2.2.1.2 Xu thế tự do hóa thương mại................................................................................24
2.2.2.Thực tiễn tiến hành tự vệ thương mại ở Việt Nam...................................................25
2.2.2.1. Các vụ kiện điều tra áp dụng biện pháp tự vệ liên quan đến hàng hóa xuất khẩu
của Việt Nam.................................................................................................................... 25
2.2.2.2 .Việt Nam chính thức điều tra áp dụng biện pháp tự vệ thương mại đối với hàng
nhập khẩu của nước ngoài...............................................................................................27
2.3 Môi trường pháp lý về tự vệ thương mại Việt Nam.....................................................32
2.3.1. Tổng quan về môi trường pháp lý về tự vệ thương mại Việt Nam..........................32
2.3.2 Tác động việc ban hành pháp lệnh và nhị định về tự vệ..........................................35
2.4. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về tự vệ thương mại............................36
2.4.1. Đối với nhà nước....................................................................................................36
2.4.2. Đối với doanh nghiệp..............................................................................................39
2.4.3. Một số kiến nghị khác.............................................................................................40
KẾT LUẬN........................................................................................................................ 41
DANH MỤC THAM KHẢO................................................................................................42


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
WTO

Tổ chức thương mại thế giới


GATS

Hiệp định chung về thơng mại dịch vụ

GATT

Hiệp định chung về thuế quan và thương mại

DN

Doanh nghiệp

MFN

Các nguyên tắc đối xử Tối huệ quốc

NT

Đối xử Quốc gia


DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ
BẢNG
Bảng 1 : Số liệu các vụ kiện điều tra áp dụng biện pháp tự vệ liên quan đến hàng hóa
xuất khẩu của Việt Nam....................................................................................................25

BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1 Diển biến kim ngạch nhạch nhậpkhẩu, xuất khẩu hàng hóa và cán cân thương
mại(2004-2014)................................................................................................................ 21
Biều đồ 2: Kim ngạch nhập khẩu 10 mặt hàng chính của Việt Nam năm 2014 so với năm

2013................................................................................................................................. 22


PHẦN I: PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Toàn cầu hóa kinh tế đang diển ra mạnh mẽ, thúc đẩy sự phát triển kinh
tế của nhiều quốc gia trên cơ sở tạo ra một sân chơi công bằng. Tháng 12 /
2006, Việt Nam đả chính thức trở thành thành viên của tổ chức thương mại
thế giới WTO. Đây là cột mốc quan trọng trong tiến trình hội nhập kinh tế
quốc tế của Việt Nam từ trước đến nay. Bên cạnh mở rộng cơ hộ kinh tế, giao
lưu với nhiều nước trên thế giới, Việt Nam củng phải đương đầu với nhiều
thách thức. Có lẻ khó khăn lớn nhất mà Việt Nam phải gặp đó là những tác
động tiêu cực do cạnh tranh gây ra, nhất là trong bối cảnh năng lực sản xuất
của nhiều ngành sản xuất của nhiều ngành nội địa của Việt Nam còn yếu kém.
Không riêng gì Việt nam đây chính là bài toán hóc búa đặt ra cho nhiều quốc
gia khác nhau. Do vậy tiền thân của tổ chức thương mại thế giới là GATT đã
đi tiên phong trong việc đề ra biện pháp tạo điều kiện cho ngành sản xuất
trong nước với cơ hội điều chỉnh để tồn tại và phát trển và để tránh những tình
trạng tồn tại nghiêm trọng do tự hóa thương mại. Đó là cơ chế tư vấn thương
mại đối với hàng nhập khẩu.
Tuy nhiên, trong khi nhiều quốc gia đã nhận thức được tầm quan trọng
của các biện pháp tự vệ thương mại và có nhiều cách vận dụng khác nhau thì
tại Việt Nam, việc áp dụng cơ chế này vẩn là một đề tài mới mẽ. Bởi vậy,
muốn làm rỏ câu hỏi Việt Nam có thể áp dụng một cách hiệu quả biện pháp
tự vệ thương mại nên đây là lý do em chọn đề tài “Pháp luật về tự vệ thương
mại và thực tiễn áp dụng tại Việt Nam” làm đề tài niên luận của mình.
Công việc nghiên cứu bắt đầu từ việc tìm hiểu nội dung chế định tự vệ thương
mại theo quy định của tổ chức thương mại thế giới, tìm hiểu lý thuyết và thực
tiển áp dụng biện pháp tự vệ ở Việt Nam qua đó làm rõ nội dung các quy


1


định của pháp luật về vấn đề này và từ đó đề xuất ra những giải pháp khắc
phục, hoàn thiện hơn nữa cũng như góp phần minh bạch hóa chính sách và
quy định pháp luật của Việt Nam.
Trong quá trình nghiên cứu, em đã sử dụng biện pháp so sánh, phân tích
tổng hợp dựa trên sự vận dụng kết quả trong quá trình học hỏi thầy cô đã
giảng dạy trên lớp và qua trình nghiên cứu khoa học đã công bố, các văn bản
pháp luật, các tài liệu tham khảo ….. Tuy vậy đây là một đề tài mới và chưa
được nghiên cứu sâu, nguồn tài liệu còn hạn chế nên bài niên luận này không
tránh được những thiếu sót, rất mong được sự phê bình nhận xét và đóng góp
ý kiến để bài được hoàn thiện hơn.
2. Mục đích nghiên cứu
Đề tài đi sâu vào nghiên cứu các biện pháp tự vệ và áp dụng tực tiễn tại
Việt Nam với những mục đích sau:
- Hệ thống lại vấn đề lý luận cơ bản liên đến tự vệ thương mại
- Tìm hiểu về thực trạng về tự vệ thương mại ở Việt Nam trong thời gian
qua và thực tiễn tiến hành tự vệ thương mại ở Việt Nam
- Xem xét đánh giá tác động việc ban hành pháp lệnh và nghị định về tự
vệ thương mại
- Đưa ra nhận xét đánh giá và một số kiến nghị góp phần nâng cao hiệu quả
về áp dụng biện pháp tự vệ đối với nhà nước và doanh nghiệp của Việt Nam
3. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu em đã sử dụng, phương pháp so sánh, phân
tích tổng hợp dựa trên sự vận dụng kết quả các công trình khoa học đã công
bố, các văn bản pháp luật, các tài liệu tham khảo....
4. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng: đối tượng nghiên cứu của đề tài là các quy định của pháp luật
về tự vệ thương mại và vấn đề thực tiễn tại Việt Nam.

5. Phạm vi nghiên cứu

2


Phạm vi nghiên cứu: đề tài tập trung nghiên pháp luật về tự vệ thương
mại và vấn đề thực tiển tại Việt Nam bắt đầu từ việc tìm hiểu nội dung chế
định tự vệ thương mại theo quy định của tổ chức thương mại thế giới, tìm
hiểu lý thuyết và thực tiển áp dụng biện pháp tự vệ ở Việt Nam qua đó làm rỏ
nội dung các quy định của pháp luật về vấn đề này và từ đó đề xuất ra những
giải pháp khắc phục.
6.Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và tài liệu tham khảo thì phần nội
dung của bài niên luận kết cấu gồmcó hai chương:
Chương 1: Khái quát chung về biện pháp tự vệ trong thương mại
Chương 2: Thực trạng áp dụng pháp luật tự vệ và giải pháp hoàn thiện ở
Việt Nam hiện nay

3


CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ BIỆN PHÁP TỰ VỆ
THƯƠNG MẠI
1.1. Khái niệm tự vệ thương mại
Trong nền kinh tế thị trường và trong thương mại quốc tế, dưới áp lực
cạnh tranh, khủng hoảng về kinh tế, nhiều ngành sản xuất của các quốc gia có
thể rơi vào tình trạng khó khăn, khủng hoảng và thậm chí phá sản. Do đó ,
trong nhiều trường hợp các quốc gia có thể áp dụng các biện pháp tự vệ
thương mại nhằm giúp hạn chế nhập khẩu trong trường hợp khẩn cấp.
Biện pháp tự vệ thương mại là việc tạm thời hạn chế nhập khẩu đối với

một hặc một số hàng hoá khi việc nhập khẩu của chúng tăng nhanh gây ra
hoặc đe dọa gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho ngành sản xuất trong nước.
Biện pháp tự vệ chỉ được áp dụng đối với hàng hóa, không được áp dụng đối
với dịch vụ, đầu tư hay sở hữa trí tuệ, nhưng khi áp dụng thì họ phảo đảm
bảo tuân theo quy định của WTO về điều kiện, thủ tục, cách thức áp dụng
biện pháp tự vệ.Chính vì vậy, các doanh ngiệp cần chú ý đến biện pháp này
để yêu cầu Chính Phủ sử dụng bảo vệ lợi ích của chính mình của hàng hóa
nhập khẩu của nước ngoài khi cần thiết.
“Thiệt hại nghiêm trọng” là sự giảm sút đáng kể về vị thế của ngành
công nghiệp trong nước. Để xác định có hay không thiệt hại nghiêm trọng
cần phải căn cứ vào các chỉ tiêu như lượng hàng hóa nhập khẩu tăng tuyệt
đối cũng như tương đối, mức độ tăng thị phần nhập khẩu của thị trường trong
nước, hay sự giảm sút về doanh số, số lượng, hiệu suất, hệ số sử dụng, công
suất, lợi nhuận, lỗ lãi và việc làm của sản xuất nội địa.
Mục đích của biện pháp tự vệ là để giúp nền sản xuất trong nước có thời
gian để điểu chỉnh cơ cấu, khắc phục thiệt hại và đứng vững trong cạnh tranh
gay gắt với hàng hóa nước ngoài. Do vậy nước nhập khẩu chỉ được áp dụng

4


biện pháp tự vệ ở mức độ cần thiết nhằm ngăn cản hay khắc phục thiệt hại do
lượng nhập khẩu đột biến gây ra nhằm tạo thuận lợi cho việc điều chỉnh cơ
cấu sản xuất nội địa.
Áp dụng biện pháp tự vệ không phải để hạn chế cạnh tranh, do vậy chỉ
áp dụng trong thời gian nhất định. Theo WTO thời hạn tối đa là 4 năm, trong
trường hợp cần thiết, có thể đợc gia hạn thêm một lần nữa nhưng không quá 4
năm tếp theo. Đối với các nước đang phát triển thì có thể được ưu tiên gia hạn
và thời hạn không quá 6 năm tiếp theo. Tuy nhiên, ngay cả sau thời hạn áp
dụng, nếu những điều kiện sự tồn tại của nó không còn tồn tại nữa thì nước á

dụng biện pháp tự vệ phải dỡ bỏ ngay hoặc đình chỉ việc áp dụng biện pháp tự
vệ đang được áp dụng đối với hàng hóa đó.
1.2. Các biện pháp tự vệ thương mại
Các biện pháp bảo hộ được sử dụng phổ biến bao gồm các biện pháp
thuế quan, các biện pháp phi thuếu quan và các biện pháp kỷ thuật khác
1.2.1. Biện pháp thuế quan
Các biện pháp bảo hộ hàng hóa trong thương mại quốc tế được phép
duy trì với hai điều kiện: chỉ ở mức độ hợp lý và chỉ thông qua thuế quan , và
đây là một trong những nguyên tắc cơ bản của GATT và WTO, vậy thuế quan
là gì?
Thuế quan hay còn gọi là thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu thuế quả cách
được đánh tùy theo đối tượng bị thu thuế. Về bản chất thì đây là loại thuế gián
thu vào hàng hóa khi chúng di chuyển từ hải quan này với lảnh thổ hải quan
khác . . thuế quan là công cụ bảo đảm tính minh bạch và dể dự đoán , đươc
thể hiện bằng con số rỏ ràng. Do vậy, người ta có thể dễ dàng thay được mức
độ bảo hộ dành cho một ngành sẩn xuất. Thuế quan cao tức là mức đô bảo hộ
cao và như vậy dẫn đến quả hàng. hàng hóa nước ngoài khó xâm nhập vào nội
địa. Ngược lại, thuế quan thấp có nghĩa là mức độ bảo hộ thấp. Vậy có nghĩa

5


thuế quan tỷ lệ thuận với mức độ bảo hộ của thị trường và mục tiêu của các
vòng đàn phán thương mại là dở bỏ các rào cản thương mại tồn tại giữa các
nước trong đó thuế quan là rào cản quan trọng nhất.
Hiện nay thuế quan được sử dụng phổ biến do những nguyên nhân chính
sau đây
Thứ nhất, Biện pháp thuế quan giúp các nhà sản xuất nội địa có thể bán
hàng trên thị trường nội địa mà không cần phải chịu sức ép cạnh tranh, phục
vụ cho các mục tiêu kinh tế là bảo hộ sản xuất

Thứ hai, Biện pháp thuế quan là mục tiêu công cụ phục vụ cho các mục
tiêu kinh tế như làm giảm việc nhập khẩu các hàng hóa mà nhà nước không
khuyết khích.
Thứ ba, Thuế quan có tác dụng tăng ngân sách nhà nước, nhất là đối với
các nước đang phát triển
Thứ tư, Thuế quan có tác dụng điều tiết nhập khẩu với số lượng hàng hóa
tràn vào thị trường nhất định
Ngoài ra việc sử dụng thuế quan không dẩn đến triệt tiêu quan hệ thương
mại như trường hợp sử dụng hạn ngạch vì dù cho thuế quan suất tăng cao hơn
nữa hì hàng hóa nước ngoài vẩn có cơ hội xâm nhập vào thị trường
1.2.2.Biện pháp phi thuế quan
Trước kia nước nhập khẩu thường sử dụng biện pháp hạn chế xuất khẩu
tự nguyện (VERs-voluntary export Restrains) qua đó lợi dụng ảnh hưởng của
mình để qua đó ép buộc các đối tác tự nguyện hạn chế xuất khẩu, đồng thời
cơ chế này cũng thể hiện biện pháp đối xử rất rõ. Vì vậy trong hiệp định về
các biện pháp tự vệ. WTO đã cấm sử dụng RERs mà thay vào đó để hạn chế
hàng hóa nước ngoài nhập khẩu vào hành hóa nước mình, các nước thường
xuyên sử dụng công cụ thuế quanhoawjc hạn ngạch . Vậy hạn ngạch là gì?và
hạn ngạch có những lợi thế gì so với thuế quan ?

6


Hiện nay, trên thực tế thì thuật ngữ hạn ngạch không được định nghĩa
một cách thực sự trong khuôn khổ WTO. Nhưng theo cách hiểu thì hạn ngạch
còn gọi là quota hay hạn chế số lượng xuất nhập khẩu thuộc nhóm hành chính
phi thuế quan. Theo đó hạn ngạch nhập khẩu về mức cao nhất của các giá trị
hay khối lượng hàng hóa hóa được phép nhập khẩu từ một thị trường nhất
định trong một thời hạn xác định
Trên thực tế hiện nay có hai lạo hạn ngạch: hạn ngạch tuyệt đối và hạn

ngạch thuế suất thuế quan
Hạn ngạch tuyệt đối là hạn ngạch mà khi áp dụng nếu hàng hóa nhập
khẩu vượt quá một khối lượng như đã quy định thì không được cấp giấy phép
nhập khẩu
Hạn ngạch thuế suất thuế quan là hạn ngạch khi áp dụng nếu số lượng
hàng hóa nhập khẩu không vượt quá mức quy định thì sẻ đánh thuế suất thông
thường. Ngược lại sẽ áp dụng thuế suất bổ sung hoặc đánh huế tăng lên theo
từng phần tăng tương ứng của số lượng hàng hóa nhập khẩu
Vai trò của hạn ngạch:
- Hạn ngạch là công cụ tham gia bảo hộ thị trường nội địa trong trường
hợp thuế quan không phát huy tác dụng .Hạn ngạch nhập khẩu được sử dụng
ở các nước công nghiệp phát triển để bảo hộ ngành công nghiệp phát triển và
được sử dụng ở các nước đang phát triển để khuyến khích việc sản xuất thay
thế nhập khẩu và vì nguyên nhân cân bằng cán cân tanh toán .
- Hạn ngạch là công cụ thực hiện phân biệt đối xử trong quan hệ buôn
bán và gây áp lực với các đối thủ cạng tranh
- Hạn ngạch tham gia điều tiết cung cầu đối với những sản phẩm xuất
khẩu và nhập khẩu quan trọng trên thị trường chiến lược
Có thể nói hạn ngạch là biện pháp bóp méo cạnh tranh trong thương
mại ,làm giảm hoặc triệt tiêu vai trò điều tiết của thị trường, làm mất tính ổn
định của môi trường thương mại và là một trong những nguyên nhân chính
của sự cạnh tranh không lành mạnh trên thị trường
7


1.3. Nguyên tắc áp dụng biện pháp tự vệ thương mại của WTO
1.3.1.Nguyên tắc không phân biệt đối xử.
Tự vệ thương mại cần phải tuân thủ nguyên tắc này, theo đó các biện
pháp tự được áp dụng cho mọi sản phẩm nhập khẩu không phân biệt xuất xứ
hàng hóa. Đối tượng điều tra áp dụng biện pháp tự vệ cũng là toàn bộ hàng

nhập khẩu chứ không phải hàng hóa từ một nước cụ thể.
Hiệp định về tự vệ thương mại của WTO đã đưa ra một số ngoại lệ :
Nước nhập khi áp dụng biện pháp tự vệ hạn chế về số lượng thì phải tham
khảo ý kiến của các nước thành viên khác có lợi đáng kể liên quan đến hàng
hóa bị áp dụng biện pháp tự vệ thương mại tại Điều 5 khoản 2a của Hiệp
định có quy định “ trong trường hợp hạn ngạch được phân bổ giữa các xuất
khẩu , thành viên áp áp hạn chế này có thể tìm kiếm một thỏa thuận liên quan
đến việc phân bổ hạn ngạch cho tất cả các nước thành viên có lợi ích chính
yếu đối với sản phẩm theo thị phần , tổng giá trị hay số lượng sản phẩm được
nhập từ thành viên này sa một thời gian đại diện nước đó có tính đến bất cứ
yếu tố nào đã hoặc có thể ảnh hưởng đến thương mại hàng hóa này”
1.3.2.Nguyên tắc áp dụng biện pháp tự vệ trong mức độ cần thiết
Theo nguyên tắc này thì nước nhập khẩu chỉ dược áp dụng biện pháp tự
vệ ở giai đoaạng cần thiết và chỉ nhằm để ngăn cản hay khắc phục những thiệt
hại do lượng nhập khẩu tăng đột biến gây ra nhằm tạo thuận lợi cho việc điều
chỉnh cơ cấu sản xuất nội địa mà không phải nhằm mục đích nào khác
Áp dụng tự vệ thương mại không phải đẻ hạn chế ccajnh tranh, do vậy
nó chỉ được áp dụng trong một thời gian nhất định, theo quy định Wto thì thời
hạn tối đa là 4 năm. Trong trường hợp cần thiết, có thể được gia hạn thêm
mọt lần nhưng không được quá 4 năm tiếp theo. Đối với các nước đang phát
triển, có thể được ưu đãi gia hạn với thời hạn không quá 6 năm. Tuy nhiên
ngay cả trong thời gian áp dụng nếu những điều kiện cho sự tồn tại của nó thì

8


nước áp dụng nội dung tự vệ thương mại phải dở bỏ ngay hoặc đình chỉ biện
pháp tự vệ dang dược áp dụng hàng hoá đó
Trong thời hận áp dụng tự vệ thương mại nước nhập khẩu phải tiến hành
và rà soát các biện pháp tự vệ để đảm bảo quyền lợi cho các nước bị áp dụng

đồng thời củng để cho việc luân chuyển hàng hoá diển ra bình thường.
1.3.3. Nguyên tắc đản bảo bồi thường thương mại
Khác với biện pháp chống há giá chống lại cá hành vi cạnh tranh không
lành mạnh do hành đọng bán phá giá hay hành động tra cấp của chính phủ,
một nước thành viên khi áp dụng biện pháp tự vệ phải đảm bảo bảo vệ việc
đền bù thỏa đáng cho nước bị áp dụng biện pháp tự vệ do tác đọng bất lợi do
nước thương mại nước đó và cụ thể theo quy định tại điều 8 của Hiệp định về
các biện háp tự vệ, trong quá trình các chính phủ tiến hành áp dụng các biện
pháp tự vệ, nếu có những thiệt hại đối với những đối tác thương mại bị ảnh
hưởng xấu bởi các biện pháp tự vệ, thì họ phải bồi thường. Hình thức và mức
bồi thường do các bên thỏa thuận dựa trên tình hình thực tế của các biện phá
tự vệ áp dụng cũng như các thiệt hại mà doanh nghiệp của quốc gia xuất khẩu
phải gánh chịu. Việc bồi thường có thể là hình thức giảm mức thuế nhậ khẩu
đối với sản phẩm khác của nước xuất khẩu bị hạn chế thương mại.
Trường hợp các bên không thỏa thuậ được về biện pháp bồi thường thương
mại tương xứng, các nước xuất khẩu có thể áp dụng hình thức trả đũa.
Tuy nhiên, việc trả đũa không được thực hiện trong 3 năm đầu kể từ khi
biện pháp tự vệ được áp dụng (nếu biện pháp áp dụng tuân thủ đầy đủ các quy
định của WTO và thiệt hại nghiêm trọng là thiệt hại thực tế)
1.3.4. Nguyên tắc ưu tiên cho các nước đang phát triển
WTO cần phải thừa nhận trực tiếp cho những nước đang phát triển và
chậm phát triển những điều kiện thuận lợi hơn trong thương mại quốc tế dành
cho các nước này những chế độ đãi ngộ đặc biệt trong thương mại quốc tế mà
không yêu cầu có đi có lại trong các cam kết.

9


Điều 9 Hiệp định về tự vệ thương mại của WTO quy định:” các biện
pháp tự vệ thương mại không được áp dụng với hàng hóa có nguồn gốc tù

một nước đang phát triển như thị phần xuất khẩu hàng hóa của nước này tại
nước nhập khẩu không được vượt quá 3%, hoặc nếu có nhiều nước tự vệ
đang phát triển có thị phần từng nước dưới 3% và tổn thị phần của cấc nước
này không lớn hơn 9% thì không dụng tự vệ thương mại”
1.4 Điều kiện và thủ tục áp dụng biện pháp tự vệ thương mại
1.4.1 Điều kiện áp dụng biện pháp tự vệ thương mại
Một nước nhập khẩu chỉ có thể áp dụng biện pháp tự vệ sau khi đã tiến
hành điều tra và chứng minh được sự tồn tại đồng thời các điều kiện sau:
1.4.1.1.Hàng hoá liên quan được nhập khẩu tăng đột biến về số lượng
Việc xác định sự gia tăng hàng hóa nhập khẩu phải căn cứ vào một số
tiêu chí cụ thể như sau:
- Gia tăng khối lượng được xem xét trên cơ sở khối lượng, số lượng và
giá trị của hàng hóa nhập khẩu so với khối lượng, số lượng hoặc trị giá của
hàng hóa tương tự hoặc hàng hóa cạnh tranh trực tiếp trong nước. Trong đó, “
hàng hóa tương tự’’được hiểu là hàng hóa giống hệt nhau về chức năng công
dụng, chỉ số chất lượng tính năng kỹ thuật về các thuộc tính cơ bản khác.
Theo quy định tại khoản 6 Điều 4 pháp lệnh về tự vệ trong nhập khẩu hàng
hóa nước ngài vào Việt Nam 2002 “Hàng hoá cạnh tranh trực tiếp” là hàng
hoá có khả năng được người mua chấp nhận thay thế cho hàng hóa thuộc
phạm vi áp dụng các biện pháp tự vệ do ưu thế về giá và mục đích sử dụng”
Khối lượng hàng hoá đó có thể tăng hoặc không tăng so với hàng hoá nội địa.
Việc tăng số lượng hàng hoá đó có thể diễn ra trên hai phương diện tăng tuyệt
đối hoặc tăng tương đối. Tăng tuyệt đối được hiểu là tăng một cách đột ngột,
tức thời tại thời điểm nhất định. Sự tăng đột biến này nằm ngoài mong muốn
và bản thân Chính phủ không biết trước và cũng không thể dự đoán được.
Bên cạnh đó, so sánh số lượng hàng hoá được nhập khẩu hiện nay với lượng
10


nhập khẩu chính hàng hoá đó tại thời điểm trong quá khứ là căn cứ để xác

định mức tăng tuyệt đối và là một trong những căn cứ để áp dụng biện pháp
tự vệ thương mại
Mối quan hệ giữa mức tăng tuyệt đối và mức tăng tương đối lượng hàng
hoá nhập khẩu và hàng hoá trong nước. Trường hợp tăng tuyệt đối giảm
nhưng tăng tương đối tăng có thể là nguyên nhân gây thiệt hại cho ngành sản
xuất nội địa.
1.4.1.2 Ngành sản xuất sản phẩm tương tự hoặc cạnh tranh trực tiếp với
hàng hoá đó bị thiệt hại hoặc đe doạ thiệt hại nghiêm trọng
Một trong các điều kiện để có thể áp dụng biện pháp tự vệ là phải điều
tra chứng minh được rằng ngành sản xuất nội địa phải chịu thiệt hại nghiêm
trọng từ việc hàng nhập khẩu tăng ồ ạt hay không. Đây chính là điều kiện
quan trọng làm cơ sở cho việc đưa ra biện pháp tự vệ. Điều kiện này phải
hoàn toàn gắn với điều kiện sự gia tăng đột biến hàng hoá nhập khẩu
Việc xác định tổn hại dựa trên kết quả điều tra theo đó cơ quan chức
năng đánh giá những yếu tố kinh tế có liên quan đến tình hình sản xuất của
ngành này bao gồm:
Tốc độ và sản lượng gia tăng nhập khẩu của sản lượng liên quan qua một
cách tuyệt đối hay tương đối
Lượng gia tăng nhập khẩu lấy đi bao nhiêu phần trăm thị phần trong nước
Sự giảm bớt thực tế về sản lượng, doanh số, thị phần, lợi nhuận, năng
suất,tỷ suất, đầu tư...
Tác động đến thị trường lao động
1.4.1.3 Có mối quan hệ nhân quả giữa hiện tượng nhập khẩu tăng đột
biến và thiệt hại hoặc đe doạ thiệt hại gây ra nói trên.
Để xác định được mối quan hệ nhân quả giữa hiện tượng nhập khẩu tăng
đột biến và thiệt hại đe dọa thiệt hại, nước nhập khẩu phải xác định được
ngành sản xuất liên quan. Ngành sản xuất nội địa liên quan vụ việc Tự vệ và

11



là ngành sản xuất tự vệ tương tự hoặc cạnh tranh trực tiếp với sản phẩm nhập
khẩu bị điều tra. Sản phẩm tương tự được hiểu là sản phẩm giống hệt hoặc
nếu không có sản phẩm giống hệt thì là sản phẩm tương đồng về tính chất,
thành phần, chất lượng và mục đích sử dụng cuối cùng. Sản phẩm cạnh tranh
trực tiếp là sản phẩm có thể thay thế sản phẩm nhập khẩu bị điều tra ở một
mức độ nhất định và trong các điều kiện của thị trường nước nhập khẩu. Để
xác định được sản phẩm nào là sản phẩm cạnh tranh trực tiếp hoặc sản phẩm
tương tự, chúng ta cần căn cứ vào một số yếu tố sau:
- Hai loại sản phẩm có tác động khác nhau đến sức khoẻ con người khó
có thể coi là sản phẩm tương tự (ví dụ:vụ các quy định đối với chất Amiăng
và sản phẩm có chứa Amiăng – EC).
- Khi xem xét tính chất có thể thay thế nhau của các sản phẩm tương tự
cần lưu ý đến cả cách thức các sản phẩm được quảng cáo và tiêu thụ, sử dụng
ví vụ như vụ kiện :
Nhật Bản- đồ uống có cồn:
Bên khởi kiện: Hoa Kỳ, EU và Canada
Bên bị kiện: Nhật Bản
*Nội dung vụ kiện:
Luật thuế đối với đồ uống có cồn của Nhật Bản (The Japanese Liquor
Tax Law), phân loại các thức uống có cồn ra làm 10 loại và các loại phụ bổ
sung bao gồm: 1.Sake, 2. Sake Compound, 3. Shochu (Nhóm A và Nhóm B),
4. Mirin, 5. Beer, 6. Wine (wine and sweet wine), 7. Wishky/Brandy, 8.
Spirits, 9. Liqueurs, 10. Miscellaneous (gồm nhiều loại phụ). Theo Luật này,
một số loại đồ uống có cồn nhập khẩu như Rum, Vodka, Brandy, và các loại
rượu nhập khẩu khác phải chịu một khoản thuế trong nước. Tuy nhiên, rượu
Shochu của Nhật Bản lại chịu mức thuế thấp hơn nhiều, với căn cứ là rượu
Shochu được xếp vào nhóm khác với các loại rượu nhập khẩu kể trên.

12



Hoa Kỳ, EU và Canada khiếu kiện rằng luật thuế của Nhật Bản đã vi
phạm khoản 2 điều III của GATT 1947. Cụ thể là Nhật Bản đã áp dụng các
mức thế khác nhau cho những “sản phẩm tương tự” hay các“sản phẩm cạnh
tranh trực tiếp hoặc thay thế nhau” giữa hàng nội địa và hàng nhập khẩu nhằm
bảo hộ cho sản xuất trong nước. Vấn đề cần xác định là:
+ Liệu rượu Shochu của Nhật Bản và các loại rượu nhập khẩu (Whisky,
Brandy,…) có phải là sản phẩm tương tự hay không?
+ Nhật Bản phản đối cáo buộc của bên nguyên đơn, lập luận rằng các
quy định của họ không nhằm mục đích bảo vệ hay bất cứ tác động tích cực
nào khác cho hàng nội địa. Nhật Bản đưa ra một định nghĩa khá hẹp về “sản
phẩm tương tự”, đó là chỉ khi chúng giống hệt nhau.
+ Ban Hội thẩm đã từ chối cách tiếp cận hạn chế của Nhật Bản khi đưa
ra tiêu chí để xác định “sản phẩm tương tự”.
+ Ban Hội thẩm lưu ý rằng các bên tranh chấp yêu cầu xác định rõ một
số sản phẩm trong vụ tranh chấp là “sản phẩm tương tự” và một số sản phẩm
khác là “sản phẩm cạnh tranh trực tiếp hoặc thay thế”. Và họ kết luận rằng, dù
các hàng hóa đang xem xét có là “sản phẩm tương tự” hay không cũng phải
được xác định theo từng trường hợp cụ thể, về cơ bản, để xác định vấn đề
này, cần căn cứ vào đặc tính của sản phẩm, bản chất tự nhiên và chất lượng
sản phẩm, vào mục đích sử dụng cuối cùng của sản phẩm, căn cứ vào thị hiếu
và thói quen của người tiêu dùng, cũng như đáp ứng các tiêu chí khác trong
bảng phân loại thuế quan.
+ Hàng hóa được xem là “cạnh tranh trực tiếp” sẽ được xác định dựa
vào khả năng thay thế lẫn nhau của hàng hóa trên cơ sở so sánh giá cả giữa
chúng, so sánh khả năng mua được trên thị trường và so sánh các mối tương
quan mang tính cạnh tranh khác giữa chúng.

13



+ Căn cứ trên thị trường Nhật Bản, Ban Hội thẩm kết luận rằng Shochu
và Vodka là những sản phẩm tương tự và Nhật Bản khi đánh thuế cao hơn đối
với rượu Vodka đã vi phạm nghĩa vụ của họ theo câu đầu tiên, Khoản 2 Điều
III GATT. Thêm nữa, với rượu Shochu, whisky, brandy, rum, gin, genever,
liqueurs và “các sản phẩm cạnh tranh trực tiếp hoặc thay thế” khác Nhật Bản
cũng không áp thuế tương tự nhau và do đó, vi phạm nghĩa vụ theo câu thứ 2,
Khoản 2 Điều 3 GATT. Trong phần kết luận và khuyến nghị, Ban Hội thẩm
kết luận rằng Nhật Bản đã vi phạm nghĩa vụ đã cam kết theo Điều III Khoản
2, câu thứ nhất và câu thứ hai và khuyến nghị Nhật Bản điều chỉnh các quy
định của mình về phù hợp với các nghĩa vụ đã cam kết theo GATT 1994.
+ Về cơ bản, Cơ quan Phúc thẩm của WTO đồng ý với quyết định của
Ban Hội thẩm
- Những sản phẩm có dây chuyền sản xuất tương tự nhau hoặc được sản
xuất bởi các chủ thể có cùng lợi ích kinh tế không nhất thiết là sản phẩm
tương tự
Một số quố gia không thể áp dụng được các biện pháp thương mại nếu
như không chứng minh được rằng có tồn tại bằng chứng rỏ ràng về mối quan
hệ nhân quả giữa lượng nhập khẩu gia tăng đột biến của các loại hàng hoá đó
có liên quan với thiệt hại nghiêm trọng gây ra. Việc chứng minh hàng hoá có
thể dựa trên sự tương quan về thời gian xảy ra việc tăng lượng hàng hoá nhập
khẩu và thời gian xảy ra thiệt hại nghiêm trọng. Tuy nhiên, nếu có những
yếu tố khác không phải là gia tăng nhập khẩu, cùng trong thời gian gây ra tổn
hại nghiêm trọng hoặc đe doạ gây ra tổn hại thì không thể suy diển là thiệt hại
do hàng hoá việc hàng hoá nhập khẩu tăng mạnh. Điều này đồng nghĩa là các
nhân tố gây thiệt hại cần phải được phân biệt và làm, từ đó tạo nên giới hạn
cho việc áp dụng tự vệ thương mại

14



Như vậy, trong các điều kiện kể trên, điều kiện thứ nhất và điều kiện thứ
hai đóng một vai trò quan trọng đối với việc xem xét đối với việc áp dụng biện
pháp tự vệ. Tại điều 4.1 của Hiệp định xác định “ thiệt hại nghiêm trọng” là sự
gây thiệt hại toàn diện và đáng kể đến vị trý của một ngành công nghiệp trong
nước” xuất phát từ những điều kiện này, có thể hiểu rằng chính phủ không được
áp dụng biện pháp tự vệ thương mại nếu chỉ một vài người sản xuất gặp khó
khăn hoặc thiệt hại trong khi cạnh tranh với hàng hóa nhập khẩu
1.4.2 Trình tự, thủ tục áp dụng biện pháp tự vệ
1.4.2.1 Trình tự, thủ tục
Khác với các vụ kiện chống bán phá giá hay chống trợ cấp, WTO không
có nhiều quy định chi tiết về trình tự thủ tục áp dụng biện pháp tự vệ. Tuy
nhiên, Hiệp định về biện pháp tự vệ của WTO có đưa ra một số nguyên tắc cơ
bản mà các nước thành viên phải tuân thủ như:
Thứ nhất, Đảm bảo tính minh bạch (Quyết định khởi xướng vụ điều tra
tự vệ phải được thông báo công khai; Báo cáo kết luận điều tra phải được
công khai vào cuối cuộc điều tra…
Thứ hai, Đảm bảo quyền tố tụng của các bên, các bên liên quan phải
được đảm bảo về cơ hội trình bày các chứng cứ, lập luận của mình và trả lời
các chứng cứ, lập luận của đối phương.
Thứ ba, Phải đảm bảo bí mật thông tin, đối với thông tin có bản chất là
bí mật hoặc được các bên trình với tính chất là thông tin mật không thể được
công khai nếu không có sự đồng ý của bên đã trình thông tin.
Thứ tư, Các điều kiện về biện pháp tạm thời phải là biện pháp tăng thuế
và nếu kết luận cuối cùng của vụ việc là phủ định thì khoản chênh lệch do
tăng thuế phải được hoàn trả lại cho bên đã; không được kéo dài quá 200
ngày… Trên thực tế, một vụ điều tra áp dụng biện pháp tự vệ thường theo
trình tự sau đây:


15


Bước 1: Đơn yêu cầu áp dụng biện pháp tự vệ của ngành sản xuất nội địa
nước nhập khẩu.
Bước 2: Khởi xướng vụ điều tra
Bước 3: Điều tra và công bố kết quả điều tra về các yếu tố như: tình hình
nhập khẩu: tình hình thiệt hại; mối quan hệ giữa việc nhập khẩu và thiệt hại.
Bước 4: Ra quyết định áp dụng hoặc không áp dụng biện pháp tự vệ.
Việc điều tra và áp dụng biện pháp tự vệ, mặc dù có nhiều yếu tố giống
một trình tự tố tụng tư pháp ,nhưng đây bản chất là một thủ tục hành chính, do
một cơ quan hành chính nước nhập khẩu tiến hành, để xử lý một tranh chấp
thương mại giữa các nhà xuất khẩu nước ngoài và ngành sản xuất nội địa liên
quan của nước nhập khẩu. Việc này được thực hiện trong khuôn khổ pháp luật
nội địa nước nhập khẩu và về nguyên tắc không phải là công việc giữa các
Chính phủ
Tuy nhiên, do vấn đề này đã được ràng buộc bởi các nguyên tắc bắt buộc có
liên quan trong Hiệp định SG của WTO nên các thành viên có thể thông qua WTO
để xử lý những trường hợp nước nhập khẩu tiến hành điều tra mà vi phạm WTO
Việt Nam đã là thành viên của WTO, vì vậy nếu một nước thành viên
WTO tiến hành điều tra và áp dụng biện pháp tự vệ đối với hàng hoá xuất khẩu
của Việt Nam mà không tuân thủ đầy đủ các nguyên tắc về trình tự, thủ tục hoặc
điều kiện áp dụng biện pháp tự vệ của WTO thì Việt Nam hoàn toàn có thể khởi
kiện nước đó ra WTO (theo cơ chế giải quyết tranh chấp trong WTO). Tuy
nhiên, về cơ bản việc này chỉ khả thi nếu có các thông tin thực tế mà doanh
nghiệp cung cấp về việc vi phạm nguyên tắc WTO của nước điều tra
1.4.2.2. Thi hành quyết định áp dụng hoặc không áp dụng biện pháp tự vệ
- Khi kết quả điều tra cho phép nước nhập khẩu được áp dụng biện pháp
tự vệ thì nước nhập khẩu sẽ chính thức được áp dụng biện pháp tự vệ. Các
biện pháp tự vệ này phải thoả mãn các điều kiện sau đây:


16


+ Về hình thức tự vệ, WTO không có quy định ràng buộc về loại biện
pháp tự vệ được áp dụng. Trên thực tế , nước nhập khẩu tthuowfng áp dụng
biện pháp hạn chế lượng nhập khẩu hoặc tăng thuế nhập khẩu đối với hàng
hóa liên quan.
+ Về mức độ tự vệ, các nước chỉ có thể áp dụng biện pháp tự vệ ở mức
cần thiết đủ để ngăn chặn hoặc bù đắp các thiệt hại và tạo điều kiện để ngành
sản xuất nội địa điều chỉnh. Nước nhập khẩu không nhất thiết phải có giải
trình cụ thể và rõ ràng về việc tại sao biện pháp tự vệ đó được lựa chọn (về
phạm vi, loại, mức độ) là cần thiết để ngăn chặn hoặc bù đắp các thiệt hại để
ngành sản xuất nội địa tự điều chỉnh. Trường hợp một biện pháp tự vệ được
áp dụng mà không tuân thủ các ba điều kiện về hình thức tự vệ, mức độ tự vệ
và thời gian tự vệ sẽ đương nhiên bị coi là “vượt quá mức cần thiết”.
+ Thời gian tự vệ, có thể gia hạn biện pháp tự vệ, nhưng nước nhập khẩu
phải chứng minh được rằng việc gia hạn là cần thiết để ngăn chặn thiệt hại và
rằng ngành sản xuất liên quan đang tiến hành tự điều chỉnh. Tổng cộng thời
gian áp dụng và thời gian gia hạn không được quá 8 năm.
Biện pháp tự vệ phải được áp dụng theo cách không phân biệt đối xử về
xuất xứ hàng hoá nhập khẩu liên quan. Như vậy, khác với biện pháp chống bán
phá giá và biện pháp chống trợ cấp (chỉ áp dụng đối với nhà xuất khẩu từ một
hoặc một số nước nhất định bị điều tra) thì biện pháp tự vệ được áp dụng cho tất
cả các nhà sản xuất có hàng hoá nhập khẩu vào nước áp dụng biện pháp tự vệ.
Trường hợp biện pháp tự vệ là hạn ngạch, nước nhập khẩu cần tiến hành thoả
thuận với các nước xuất khẩu, chủ yếu về việc phân định hạn ngạch. Nếu không
thoả thuận được thì việc phân bổ hạn ngạch sẽ được thực hiện trên cơ sở thị phần
tương ứng của từng nước xuất khẩu trong giai đoạn trước đó.
- Trường hợp kết quả điều tra kết luận nước nhập khẩu không được áp

dụng biện pháp tự vệ trong trường hợp này thì sẽ nảy sinh vấn đề bồi thường

17


thiệt hại. WTO quy định nước nhập khẩu áp dụng biện pháp tự vệ phải bồi
thường tổn thất thương mại cho các nước xuất khẩu liên quan (thường là việc
nước nhập khẩu tự nguyện giảm thuế nhập khẩu cho một số nhóm hàng hoá
khác đến từ nước xuất khẩu đó). Nước nhập khẩu áp dụng biện pháp tự vệ sẽ
phải tiến hành thương lượng với các nước xuất khẩu về biện pháp đền bù
thương mại thoả đáng. Trường hợp không đạt được thoả thuận thì nước xuất
khẩu liên quan có thể áp dụng biện pháp trả đũa (thường là rút lại những
nghĩa vụ trong WTO, bao gồm cả việc rút lại những nhượng bộ về thuế quan tức là từ chối giảm thuế theo cam kết với WTO đối với nước áp dụng biện
pháp tự vệ). Tuy nhiên, việc trả đũa không thể được thực hiện trong 3 năm
đầu kể từ khi biện pháp tự vệ được áp dụng (nếu biện pháp áp dụng tuân thủ
đầy đủ các quy định của WTO và thiệt hại nghiêm trọng là thiệt hại thực tế).

18


CHƯƠNG II : THỰC TRẠNG ÁP DỤNG PHÁP LUẬT TỰ VỆ
VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN Ở VIỆT NAM
2.1 Khái quát chung về chủ trương về sự cần thiết của biện pháp tự
vệ thương mại của nhà nước Việt Nam
Từ năm 1992, Việt Nam đã thực hiện chủ trương mở rộng quan hệ kinh
tế đối ngoại, chủ động tham gia vào tổ chức kinh đối ngoại khu vực và quốc
tế thông qua việc bình thường hóa quan hệ với Quỷ tiền tệ quốc tế( ÌM), ngân
hàng thế giới (WB), tham gia vào Hiệp hội các nước đông nam á (ASEAN),
ký kết Hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa kỳ, Hiệp định khung với
EU...... Đây là những bước tiến gúp nước ta thâm nhập và mở rộng thị trường

cho hàng hóa xuất khẩu, tranh thủ thêm vốn, công nghệ kỷ thuật, kinh nghiệm
quản lý, mở rộng hợp tác đầu tư, đáp ứng như cầu nhập khẩu của thị trường nội
địa rút ngắn khoảng cách tụt hậu với các nước đồng thời phục vụ đầy đủ cho
công cuộc đổi mới phát triển nhanh hiệu quả và bền vững. Cơ chế điều hành xất
nhập khẩu của ta ngày càng đơn giản hóa và mang tính dài hạn nhằm tạo huận
lợi cho các doanh nghiệp và phù hợp với thông lệ quốc tế. Chúng ta đã cam kết
với nhiều đối tác giảm thuế nhập khẩu và các hàng rào phi thuế quan cũng đang
từng bước loại bỏ thay thế bằng thuế nhập khẩu.
Tuy nhiên bên những thuận lợi đó khi tham gia hội nhập kinh tế để thực
hiện yêu cầu của các tổ chức quốc tế về mở cửa thị trường chúng ta phải chịu
sự tác động tiêu cực khi hàng hóa nước ngoài có khả năng cạnh tranh tràn vào
quá mức đe dọa ngành sản xuất trong nước. Để giải quyết vấn đề này các
nước đều phải xây dựng một chính sách thích hợp làm công cụ điều tiết vĩ mô
hiệu quả để giảm bớt bất lợi do các biến đọng thị trường quốc tế gây ra. Chính
sách tự vệ thương mại chính là một trong những công cụ quan trọng đáp ứng
bảo vệ ngành sản xuất trong nước nói trên. Thêm vào đó, trong khi các biện
pháp hành chính trực tiếp vào lưu lượng hàng hóa nhập khẩu được giảm thiểu,
thì Việt Nam cần phải xây dựng các chính sách quản lý, điều tiết thương mại
19


mới nhằm tạo tính chủ động, linh hoạt thực sự trong công tác quản lý nhà
nước đối với hoạt động nhập khẩu. Ngoài các chính sách bảo hộ thương mại
được quốc tế thừa nhận như chống bán phá giá chống trợ cấp và các quy định
về môi trường, kiểm dịch đang dược soạn thảo thì chúng ta cần có một cơ chế
chính sách để áp dụng biện pháp tự vệ nhằm khắc phục tình trạng mất ổn định
trên thị trường trong nước do diển biến bất thường của việc nhập khẩu một
loạt hàng hóa gây ra.
Nếu như việc thực hiện các nguyên tắc đối xử Tối huệ quốc(MFN) và
đối xử Quốc gia (NT) vừa là nghĩa vụ trong thương mại quốc tế thì việc áp

dụng biện pháp tự vệ lại chỉ đơn thuần là quyền lợi và là công cụ bảo hộ hợp
pháp nền kinh tế mà các nước được phép áp dụng
Tuy nhiên, các nước không được phép áp dụng biện pháp tự vệ một
cách tùy tiện mà phải tuân thủ đúng theo đúng nguyên tắc thủ tục và trình tự
dược quốc tế thừa nhận, đặc biệt phải phù hợp với quy định của WTO. Để
tránh lạm dụng biện pháp tự vệ, WTO đã khuyến nghị các nước thành viên và
kể cả nước chưa thành viên ban hành văn bản áp dụng pháp luật điều chỉnh
việc áp dụng biện pháp tự vệ với nội dung phù hợp vói điều XIX của Hiệp
định chung về thuế quan và thương mại GATT 1947, hiệp định về các biện
pháp tự vệ và và các văn bản pháp luật do WTO cấp.
Đối với đất nước Việt Nam đã gia nhập WTO vào ngày đây là một điều
kiện cho việc xây dựng nên một hành lang pháp lý thuận lợi cho các doanh
nghiệp phát huy hoạt động của mình trong thương mại quốc tế.
2.2. Thực trạng về tự vệ thương mại ở Việt Nam trong thời gian qua
2.2.1 Sự cần thiết ban hành văn bản pháp luật tự vệ thương mại trong
xu thế tự do thương mại
2.2.1.1 Tình hình nhập khẩu của Việt Nam trong những năm gần đây
Trong những năm vừa qua, nước ta đã tham gia sâu rộng vào nền kinh tế
quốc tế ,Nhưng đi cùng với sự phát triển đó cũng có khá nhiều trở ngại ,đặc
biệt là vấn đề nhập siêu. Ta có thể thấy được biến động qua các biểu đồ sau.
20


Biểu đồ 1 Diển biến kim ngạch nhạch nhậpkhẩu, xuất khẩu hàng
hóa và cán cân thương mại(2004-2014)
( Nguồn: Tổng cục Hải quan , Năm 2014)
Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của khối các doanh nghiệp có vốn
đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trong tháng 12/2014 đạt hơn 16,18 tỷ USD,
giảm 2,2%, tương ứng giảm 366 triệu USD so với tháng trước. Trong đó, kim
ngạch xuất khẩu của khối này đạt 8,19 tỷ USD, giảm 8,2%, tương ứng giảm

736 triệu USD so với tháng trước; kim ngạch nhập khẩu đạt gần 8 tỷ USD,
tăng 4,9%, tương ứng tăng 370 triệu USD so với tháng trước.
Tính đến hết tháng 12/2014 tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của khối
doanh nghiệp FDI đạt 178,18 tỷ USD, tăng 14,7% so với năm 2013; trong đó
xuất khẩu là gần 94 tỷ USD, tăng 16,1%, tương ứng tăng 13,06 tỷ USD so với
cùng kỳ năm trước; nhập khẩu là 84,19 tỷ USD, tăng 13,1%, tương ứng tăng
9,76 tỷ USD.

21


×