Tải bản đầy đủ (.doc) (53 trang)

Xây dựng hệ thống câu hỏi theo định hướng phát triển năng lực học sinh trong chủ đề “các cuộc kháng chiến, khởi nghĩa chống ngoại xâm từ thế kỷ x đến thế kỷ XV

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (317.86 KB, 53 trang )

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
I.
LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Nhân loại đang bước vào thế kỷ XXI, thế kỷ tri thức, kỹ năng của con
ngừời được xem là yếu tố quyết định sự phát triểncủa xã hội. Trong xã hội tương
lai, nền giáo dục phải đào tạo ra những con người có trí tuệ phát triển thông
minh và sáng tạo. Muốn có được điều này, ngay từ bây giờ nhà trường phổ
thông phải trang bị đầy đủ cho HS hệ thống kiến thức cơ bản, hiện đại, phù hợp
với thực tiễn Việt Nam và phát triển năng lực tư duy sáng tạo. Đổi mới chương
trình giáo dục và cùng với nó là đổi mới phương pháp dạy học (PPDH) và đổi
mới kiểm tra đánh giá là những phương diện thể hiện sự quyết tâm cách tân,
đem lại những thay đổi về chất lượng và hiệu quả giáo dục. Và ở khía cạnh hoạt
động, tất cả những đổi mới này đều được biểu hiện sinh động trong mỗi giờ học
qua hoạt động của người dạy và người học. Chính vì thế những câu hỏi như:
Làm thế nào để có một giờ học tốt? làm thế nào để phát huy năng lực nhận thức
cho học sinh? làm thế nào để có thể định hướng năng lực nhận thức cho học sinh
thông qua bài giảng, thông qua các hình thức kiểm tra đánh giá? luôn có tính
chất thời sự và thu hút sự quan tâm của tất cả các giáo viên (GV) và cán bộ quản
Lý giáo dục. Dạy học định hướng phát triển năng lực đòi hỏi việc thay đổi mục
tiêu, nội dung, phương pháp dạy học và đánh giá, trong đó việc thay đổi quan
niệm và cách xây dựng các nhiệm vụ học tập, câu hỏi và bài tập kiểm tra, đánh
giá có vai trò quan trọng.
Trong xu thế chung của chương trình đổi mới ấy, giáo viên lịch sử cũng
cần phải bắt nhịp, thực hiện dạy học và kiểm tra đánh giá theo định hướng phát
triển năng lực học sinh để nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy học bộ môn. Đồng
thời phát huy thế mạnh và vai trò của môn Lịch sử trong trường phổ thông nhằm
thực hiện thành công mục tiêu giáo dục của Đảng trong giai đoạn hiện nay –
“Dạy người, dạy chữ và dạy nghề.”
Đúng vậy, trong nội dung chương trình giáo dục nói chung từ cổ cho đến
kim và trong trường phổ thông hiện hành, Lịch sử là một bộ môn khoa học xã
hội có vị trí quan trọng trong giáo dục tư tưởng đạo đức, hình thành nhân cách


thời đại cho học sinh. Bởi khác với bộ môn khoa học khác, môn học Lịch sử
không chỉ đơn thuần trang bị kiến thức khoa học bộ môn về tiến trình phát triển
của lịch sử thế giới, lịch sử dân tộc. Mà còn giúp cho thế hệ trẻ hiểu được quá
trình vận động khách quan của xã hội loài người,cội nguồn dân tộc, truyền thống
1


quê hương, ý nghĩa của cuộc sống .Giá trị của lịch sử là “Ôn cố tri tân”- Biết
quá khứ, hiểu hiện tại và đoán tương lai. Thông qua việc dạy học lịch sử , giáo
viên hình thành cho học sinh nhân sinh quan đúng đắn về cuộc sống và thế giới
quan cách mạng; đúc rút bài học từ những sự kiện, hiểu những hiện tượng lịch
sử và nhìn nhận đúng sự phát triển của xã hội hiện tại để từ đó hình thành kĩ
năng sống phù hợp. Đặc biệt với dân tộc Việt nam - lịch sử dựng nước gắn liền
với giữ nước, tự hào với bốn ngàn năm văn hiến, thì giá trị của dạy học lịch sử
dân tộc lại càng có ý nghĩa giáo dục tư tưởng đạo đức càng to lớn. Từ quá khứ tổ
tiên sẽ giúp hình thành nhân cách đạo đức cho các em, giáo dục truyền thống ý
thức của dân tộc.
Nên, trong dạy học lịch sử đòi hỏi giáo viên cần phải xây dựng kế hoạch,
tổ chức cho học sinh học tập tích cực, chủ động lĩnh hội kiến thức từ thấp đến
cao, từng bước phát triển năng lực cho học sinh. Để từ việc học tập nhận thức
đúng đắn về quá khứ, tự hào về đất nước, quê hương thì thông qua các bài học
lịch sử học sinh sẽ tự rút ra được những bài học thực tiễn cho mình, phát huy
được trí sáng tạo, năng lực nhận thức, đánh giá của bản thân để sống và cống
hiến cho sự nghiệp cách mạng của Đảng, của Đất nước trong thời kì đẩy đổi mới
và hội nhập.
Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, do tác động của cơ chế thị trường, chạy
theo lối sống lợi ích vật chất trước mắt nên nhận thức của đa số học sinh và phụ
huynh không mặn mà với môn học.Lên cấp THPT các em phải đối mặt với áp
lực thi cử lựa chọn nghề nghiệp cho tương lai, nên việc học lệch là không thể
tránh. Mặt khác, do đặc thù bộ môn là môn học sự kiện đã diễn ra trong quá khứ

không thể tri giác trực tiếp , khó nhớ ngày tháng... nhưng trong đó có còn có
nguyên nhân là phương pháp dạy học và kiểm tra cũ nặng về ghi nhớ sự kiện
làm cho học sinh nặng nề,dẫn tới sợ học và thi môn Lịch sử . Nên trong những
năm qua chất lượng thi cử bộ môn Sử rất thấp, nhiều bài thi cười ra nước mắt.
Đáng lo hơn là 2 năm lại nay, thực hiện phát triển giáo dục trong đổi mới và
kiểm tra đánh giá tạo điều kiện cho người học.Thì con số học sinh lựa chọn thi
môn Lịch sử có thể đếm được trên đầu ngón tay. Quả thật là làm cho người ta lo
lắng và nhiều suy nghĩ, băn khoăn.
Chính vì thế, người thầy giáo lịch sử cần phải nỗ lực không chỉ trau dồi
kiến thức, mà phải thực sự là tấm gương về đạo đức, đồng thời phải đổi mới
phương pháp tích cực phù hợp với bộ môn để truyền lửa và xây dựng tình yêu
2


lịch sử cho học sinh, nâng cao chất lượng bộ môn và lấy lại vị thế môn học trong
hệ thống giáo dục.
Để thực hiện được vấn đề đặt ra đó, yêu cầu giáo viên là thông qua các bài
giảng và đặc biệt là các câu hỏi kiểm tra, đánh giá giáo viên có thể định hướng
được và khơi dậy, phát huy được năng lực nhận thức của học sinh ngay từ lớp
đầu cấp học- Lớp 10. Đặc biệt trong khóa trình lịch sử lớp 10 có một lợi thế là
một phần kiến thức rất hấp dẫn, dễ lôi cuốn và xây dựng tình cảm lịch sử dân tộc
cho học sinh - nội dung lịch sử các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm từ thế kỷ
X đến thế kỷ XV .Đây là một nội dung lịch sử quan trọng, không chỉ nằm trong
nội dung kiến thức cơ bản, ôn tập thi olimpic, thi học sinh giỏi mà quan trọng
hơn, chính lịch sử các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm từ thế kỷ X đến thế kỷ
XV sẽ giúp học sinh định hướng lòng yêu nước, niềm tin, niềm tự hào về một
quá khứ hào hùng của dân tộc, thông qua đó, học sinh hình thành được không
chỉ năng lực nhận biết mà còn có năng lực đánh giá, phân tích qua nghệ thuật
quân sự của cha ông ta, thấy được sự sáng tạo của người Việt trong các cuộc đấu
tranh chống giặc ngoại xâm, từ đó có những vận dụng cần thiết cho cuộc sống

hiện tại, góp phần hình thành các năng lực nhận thức cho học sinh.
Vì những lý do đó, tôi lựa chọn vấn đề “Xây dựng hệ thống câu hỏi theo
định hướng phát triển năng lực học sinh trong chủ đề “Các cuộc kháng
chiến, khởi nghĩa chống ngoại xâm từ thế kỷ X đến thế kỷ XV” với hi vọng
góp phần nâng cao chất lượng dạy học bộ môn Lịch sử trong trường THPT hiện
nay.
II.
MỤC ĐÍCH VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Đối với giáo viên: Trước hết lựa chọn đề tài này thực hiện tôi muốn chia
sẻ kinh nghiệm dạy học của bản thân cùng đồng nghiệp. Qua đó giáo viên tham
khảo, bổ sung, sáng tạo không ngừng và áp dụng trong thực tiễn giảng dạy để
nâng cao chất lượng chuyên môn, năng lực giảng dạy . Từ đó, góp phần thực
hiện tốt kế hoạch dạy học của mình theo chương trình đổi mới phương pháp
dạy học, kiểm tra đánh giá theo hướng tiếp cận năng lực học sinh . Kết quả của
việc thực hiện đề tài sẽ là một cơ sở để điều chỉnh, cải tiến mục tiêu, nội dung
chương trình PPDH, nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng và hiệu quả của việc
dạy và học môn Lịch sử ở trường phổ thông .
Đối với học sinh: Việc đổi mới dạy học và kiểm tra đánh giá theo định
hướng phát triển năng lực học sinh đã góp phần quan trọng trong việc tuyển
3


chọn và phân loại đúng năng lực, trình độ của học sinh; thúc đẩy học sinh cố
gắng khắc phục thiếu sót hoặc phát huy năng lực, sở trường của mình; đánh giá
sự phát triển nhân cách nói chung so với mục tiêu đào tạo và yêu cầu của thực
tiễn. Đồng thời giải toả gánh nặng tâm lí bộ môn và xây dựng cho các em tình
yêu với môn học nhiều giá trị này.
III. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU VÀ PHẠM VI ĐỀ TÀI
1. Nội dung và phạm vi nghiên cứu:
Đề tài là một phần nội dung nhỏ trong vấn đề đổi mới phương pháp dạy

học và kiểm tra đánh giá theo định hướng tiếp cận năng lực đang được tiến hành
thực hiện thử nghiệm trong các nhà trường phổ thông Việt Nam hiện nay. Vấn
đề nghiên cứu của tôi là thực hiện quy trình biên soạn câu hỏi bài tập theo định
hướng năng lực trong chủ đề “Các cuộc kháng chiến, khởi nghĩa chống ngoại
xâm từ thế kỉ X đến thế kỉ XV”
Trong phạm vi đề tài này tôi tiến hành mô tả các mức độ nhận thức cần
đạt và định hướng năng lực được hình thành trong chủ đề “ Các cuộc kháng
chiến, khởi nghĩa chống ngoại xâm từ thế kỉ X đến thế kỉ XV” và biên soạn câu
hỏi, gợi ý trả lời theo các mức độ nhận thức từ biết, hiểu đến vận dụng thấp, vận
dụng cao.
2. Phạm vi ứng dụng của đề tài:
Nội dung nghiên cứu của đề tài được ứng dụng trong việc thực hiện kế
hoạch dạy học bài 19 lịch sử 10 ban cơ bản “ Các cuộc kháng chiến, khởi nghĩa
chống ngoại xâm từ thế kỉ X đến thế kỉ XV”. Đặc biệt ,đây là một nội dung quan
trọng thường chiếm 1/3 dung lượng kiến thức của đề thi học sinh giỏi tỉnh môn
Lịch sử lớp 10, 11 và cả 12. Ngoài ra trong kì thi học sinh giỏi quốc gia hàng
năm, phần lịch sử kháng chiến chống ngoại xâm thời trung đại cũng là một nội
dung thường xuyên được đưa vào đề thi. Nên đề tài rất có ý nghĩa trong bồi
dưỡng học sinh giởi các cấp. Nên hệ thống câu hỏi biên soạn trong đề tài này sẽ
giúp giáo viên định hướng tốt kiến thức, lựa chọn phương pháp giảng dạy và
luyện kĩ năng làm bài cho các em. Đồng thời giúp học sinh nắm vững hơn kiến
thức và vận dụng tốt vào bài thi của mình để có thể đạt kết quả cao trong các kì
thi.

4


PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I.
CƠ SỞ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI

1.
Cơ sở lý luận
Năng lựcc là khả năng vận dụng những kiến thức, kinh nghiệm, kĩ năng,
thái độ và hứng thú để hành động một cách phù hợp và có hiệu quả trong các
tình huống đa dạng của việc học tập và cuộc sống . Để phát huy được năng lực
học sinh mỗi môn học có một đặc trưng, phương pháp riêng . Đối với môn Lịch
sử là một môn khoa học xã hội nội dung chủ yếu là các sự kiện diễn ra trong quá
khứ, học sinh không thể trực tiếp tri giác vì nó không lặp lại nguyên xi, cũng
không thể tái hiện được bằng thí nghiệm. Quá trình dạy học được tiến hành
thông qua việc truyền thụ thông tin, xử lý thông tin giữa giáo viên và học sinh
qua các phương tiện dạy học. Qua đó, các em lĩnh hội kiến thức,thể hiện khả
năng tư duy, vận dụng kiến thức vào cuộc sống .
Để làm được điều đó, trong dạy học lịch sử, phương pháp xác định các
mức độ nhận thức cần đạt và định hướng các năng lực hình thành trong từng chủ
đề lịch sử, cách biên soạn câu hỏi, bài tập phù hợp với từng mức độ nhận thức
của giáo viên là một vấn đề hết sức quan trọng.
2.
Cơ sở thực tiễn của vấn đề
Môn lịch sử trong trường học phổ thông giữ một vị trí vô cùng quan trọng
trong việc thực hiện mục tiêu giáo dục ở trường phổ thông, không chỉ trang bị về
kiến thức, hình thành thế giới quan khoa học mà còn là một môn học có tác dụng
đặc biệt hình thành phẩm chất chính trị, tình cảm và đạo đức xã hội đúng đắn
cho học sinh. Nhưng ngày nay, môn học này đang bị xem nhẹ trong trường học
phổ thông, học sinh không mặn mà gì với môn Lịch sử thậm chí là chán học
môn học này. Vậy nguyên nhân là do đâu. Có thể nói xuất phát từ nhiều lý do
như quan niệm sai lệch về vị trí, chức năng của môn lịch sử trong đời sống xã
hội, quan niệm lịch sử chỉ là môn học thuộc, khối lượng kiến thức quá nhiều dẫn
đến khó nhớ ….Nhưng nguyên nhân quan trọng nhất chính là phương pháp dạy
học lịch sử ở trường phổ thông còn nhiều bất cập.
Theo Luật Giáo dục số 38/2005/QH11, Điều 28 qui định: "Phương pháp

giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của
học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương
pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm; rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến
5


thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập
cho học sinh“.
Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 (khóa XI): “Đổi mới căn bản hình thức
và phương pháp thi, kiểm tra và đánh giá kết quả giáo dục, đào tạo, bảo đảm
trung thực, khách quan Việc thi, kiểm tra và đánh giá kết quả giáo dục, đào tạo
cần từng bước theo các tiêu chí tiên tiến được xã hội và cộng đồng giáo dục thế
giới tin cậy và công nhận. Phối hợp sử dụng kết quả đánh giá trong quá trình
học với đánh giá cuối kỳ, cuối năm học; đánh giá của người dạy với tự đánh giá
của người học; đánh giá của nhà trường với đánh giá của gia đình và của xã
hội”.
Với tinh thần ấy phương pháp dạy học lịch sử trong trường phổ thông cũng
đã có nhiều đổi mới và đạt được một số thành tựu đáng kể . Đông đảo giáo viên
có nhận thức đúng đắn về đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá.
Nhiều giáo viên đã xác định rõ sự cần thiết và có mong muốn thực hiện đổi mới
đồng bộ phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá. Nhiều giáo viên đã vận dụng
được các phương pháp dạy học kiểm tra đánh giá tích cực trong dạy học; kĩ năng
sử dụng thiết bị dạy học và ứng dụng công nghệ thông tin trong tổ chức hoạt
động dạy học được nâng cao; giáo viên bước đầu vận dụng được qui trình kiểm
tra, đánh giá mới.
Tuy nhiên, hoạt động đổi mới PPDH, KTĐG ở trường THPT chưa mang lại
hiệu quả cao. Truyền thụ tri thức một chiều vẫn là PPDH chủ đạo của nhiều giáo
viên. Số giáo viên thường xuyên chủ động, sáng tạo trong việc phối hợp các
PPDH cũng như sử dụng các PPDH phát huy tính tích cực, tự lực và sáng tạo
của học sinh còn ít. Hoạt động kiểm tra đánh giá chưa bảo đảm yêu cầu khách

quan, chính xác, công bằng; việc kiểm tra chủ yếu chú ý đến yêu cầu tái hiện
kiến thức và đánh giá qua điểm số đã dẫn đến tình trạng GV và HS duy trì dạy
học theo lối "đọc-chép" thuần túy, học sinh học tập thiên về ghi nhớ, ít quan tâm
vận dụng kiến thức
Những hạn chế ấy xuất phát từ nhiều nguyên nhân nhưng nguyên nhân
quan trọng nhất là do nhận thức về sự cần thiết phải đổi mới PPDH, kiểm tra
đánh giá và ý thức thực hiện đổi mới của một bộ phận cán bộ quản lý, giáo viên
chưa cao. Năng lực của đội ngũ giáo viên về vận dụng các PPDH tích cực, sử
dụng thiết bị dạy học, ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học còn hạn chế.

6


Trong nội dung lịch sử lớp 10, phần nội dung lịch sử về các cuộc kháng
chiến, khởi nghĩa chống giặc ngoại xâm từ thế kỷ X đến thế kỷ XV là một nội
dung lịch sử quan trọng. Nó không chỉ cung cấp cho học sinh những kiến thức
lịch sử về một giai đoạn hào hùng của dân tộc, mà thông qua đó còn giáo dục
cho học sinh lòng yêu nước, lòng tự hào dân tộc, tự hào về sự sáng tạo của cha
ông, về nghệ thuật quân sự, về tinh thần đoàn kết và đồng lòng của dân tộc trong
cuộc đấu tranh giữ nước. Thông qua lịch sử chống ngoại xâm, học sinh sẽ quý
hơn những giá trị của hòa bình, yêu quý hơn quê hương, đất nước, yêu quý hơn
những giá trị của cuộc sống ngày hôm nay, yêu quý hơn mảnh đất này - mảnh
đất mà biết bao thế hệ cha ông đã ngã xuống để gìn giữ cho thế hệ mai sau.
Ngoài ra, thông qua việc nghiên cứu, học tập về các cuộc kháng chiến, về nghệ
thuật quân sự, học sinh sẽ hình thành cho mình những kỹ năng cần thiết, phát
huy năng lực tư duy, phân tích, đánh giá sự kiện, thấy được sự vận dụng của cha
ông về các yếu tố tự nhiên, về nghệ thuật đánh vào lòng người, về đánh giá
những thuận lợi và khó khăn trong cuộc sống, về sự kết hợp giữa các hình thức
chiến tranh, về vai trò của đấu tranh ngoại giao…..Từ đó, trên cơ sở “ôn cố nhi
tri tân”, học những bài học của cha ông, học sinh sẽ rút ra những bài học cho

cuộc sống này hôm nay, để có thể vận dụng vào đời sống hàng ngày. Với những
cơ sở thực tiễn đó, tôi thực hiện đề tài “Xây dựng hệ thống câu hỏi theo định
hướng phát triển năng lực học sinh trong chủ đề các cuộc kháng chiến, khởi
nghĩa chống ngoại xâm từ thế kỷ X đến thế kỷ XV” với mong muốn nâng cao
chất lượng học tập môn Lịch sử ở trường phổ thông hiện nay.
II.
CÁC BƯỚC XÂY DỰNG CÂU HỎI, BÀI TẬP THEO ĐỊNH
HƯỚNG NĂNG LỰC CỦA CHỦ ĐỀ “ CÁC CUỘC KHÁNG CHIẾN,
KHỞI NGHĨA CHỐNG NGOẠI XÂM TỪ THẾ KỈ X ĐẾN THẾ KỈ XV”.
1. Chuẩn KTKN trong chương trình GDPT hiện hành
- Trình bày được những nét khái quát diễn biến, kết quả, ý nghĩa của các
cuộc kháng chiến chống ngoại xâm.
- Kháng chiến chống quân Tống thời Tiền Lê
- Kháng chiến chống quân Tống thời Lý
- Kháng chiến chống quân Mông Nguyên thế kỉ XIII
- Các cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Minh và khởi nghĩa Lam Sơn
thế kỉ XV

7


2. Bảng mô tả các mức yêu cầu cần đạt cho mỗi nội dung câu hỏi/ bài
tập trong chủ đề
Nội dung

1. Kháng
chiến chống
quân
Tống
thời Tiền Lê


2.Kháng chiến
chống quân
Tống thời Lý

Nhận biết
Thông hiểu Vận
dụng
(mô tả yêu (mô tả yêu thấp
cầu cần đạt) cầu cần đạt) (mô tả yêu
cầu cần đạt)
- Trình bày - Hiểu được - Phân tích
được
khái vì sao nhà được nguyên
quát
hoàn Tống
đưa nhân thắng
cảnh,
diễn quân
sang lợi của cuộc
biến của cuộc đánh nước ta kháng chiến
kháng chiến
chống Tống
chống Tống
thời tiền Lê.
thời Tiền Lê.
- Đánh giá
- Nêu được
được vai trò
kết qủa và ý

của Lê Hoàn
nghĩa và của
trong
cuộc
cuộc
kháng
kháng chiến.
chiến chống
Tống
thời
Tiền Lê.
- Trình bày - Lý giải - Phân tích
được các giai được vì sao được nguyên
đoạn
phát nhà Tống lại nhân thắng
triển của cuộc một lần nữa lợi của cuộc
kháng chiến sang
xâm kháng chiến
chống Tống lược
Đại chống Tống
thời Lý.
Việt.
thời Lý.
- Nêu được - Hiểu được
kết quả, ý vì sao Lý - Nhận xét
nghĩa
của Thường Kiệt được nét độc
cuộc
kháng chủ
động đáo về nghệ

chiến chống đánh
sang thuật quân sự
Tống thời Lý. đất Tống, kế trong
cuộc
“tiên
phát kháng chiến
8

Vận
dụng
cao
(mô tả yêu
cầu cần đạt)

- Liên hệ
được bài học
từ
nguyên
nhân
thắng
lợi của cuộc
kháng chiến
chống Tống
thời Lý .


chế nhân”
- Nêu được
nguyên nhân
dẫn đến cuộc

kháng chiến
chống
xâm
lược MôngNguyên thế kỉ
XIII.
- Trình bày
được
diễn
biến của cuộc
3.Kháng chiến
kháng chiến
chống quân
chống Mông –
Mông Nguyên
Nguyên.
thế kỉ XIII
- Nêu được
kết quả, ý
nghĩa
của
cuộc
kháng
chiến chống
quân Mông –
Nguyên.

3.Các
kháng

- Giải thích

được vì sao
nhà
Trần
phải ba lần tổ
chức
cuộc
kháng chiến
chống quân
xâm
lược
Mông

Nguyên.
- Giải thích
được vì sao
nhà
Trần
trong cả ba
lần tổ chức
cuộc kháng
chiến chống
quân
xâm
lược Mông –
Nguyên đều
thực hiện kế
sách “vườn
không
nhà
trống”.


chống Tống
thời Lý.
- Phân tích
được ý nghĩa
của
chiến
thắng Bạch
Đằng 1288.
- Phân tích
được nguyên
nhân dẫn đến
chiến thắng
của quân dân
nhà
Trần
trong
cuộc
kháng chiến
chống quân
xâm
lược
Mông

Nguyên.

-Rút ra được
bài học kinh
nghiệm Liên
hệ được bài

học
từ
nguyên nhân
thắng lợi của
cuộc kháng
chiến chống
Mông
Nguyên thời
Trần.
- Nêu được
nhận xét về
nghệ
thuật
quân sự của
cha ông cha
ta trong cuộc
kháng chiến
chống quân
xâm
lược
Mông

Nguyên thời
Trần.
-So
sánh
được
với
cuộc kháng
chiến chống

Tống thời Lý.

cuộc - Nêu được -Giải thích
- So sánh
chiến hoàn cảnh lịch được vì sao - Phân tích được sự khác
9


chống quân
xâm
lược
Minh và khởi
nghĩa
Lam
Sơn thế kỉ XV

4. Khái quát
chung về các
cuộc
kháng
chiến chống
ngoại xâm từ
tk X đến tk
XV

sử của phong
trào đấu tranh
chống
quân
xâm

lược
Minh và khởi
nghĩa
Lam
Sơn.
- Trình bày
được
nét
chính về các
giai đoạn của
khởi
nghĩa
Lam Sơn.
- Nêu được ý
nghĩa
của
cuộc
khởi
nghĩa
Lam
Sơn.

quân dân nhà
Hồ lại thất
bại .

-Hiểu
được

tưởng nhân

nghĩa được
thể
hiện
trong
khởi
nghĩa Lam
Sơn.

-Nắm
được
những thông
tin chính về
thời gian, tên
cuộc
kháng
chiến, người
lãnh đạo của
các
cuộc
kháng chiến,
khởi nghĩa.

10

được nguyên
nhân thắng
lợi của khởi
nghĩa
Lam
Sơn.

-Phân
tích
được
nghệ
thuật quân sự
của
khởi
nghĩa
Lam
Sơn.
- Làm rõ
được
tính
nhân dân .
- Phân tích
được
mối
quan hệ giữa
quân sự và
ngoại
giao
trong
khởi
nghĩa
Lam
sơn
- Phân tích
được nguyên
nhân thắng
lợi chung của

các
cuộc
kháng chiến. .
- Phân tích
được
nghệ
thuật quân sự
độc đáo của
cha ông ta

biệt giữa khởi
nghĩa
Lam
Sơn và các
cuộc kháng
chiến trước
đó.
- Rút ra được
những
đặc
điểm
của
khởi
nghĩa
Lam Sơn.
- Sự kế thừa
và phát triển
nghệ thuật kết
thúc
chiến

tranh từ cuộc
kháng chiến
chống Tống
thời Lý.

- Rút
ra
được những
đặc điểm nổi
bật từ các
cuộc kháng
chiến chống
ngoại xâm tk
X đến tk XV.
- Đảng và
nhà nước ta
đã kế thừa và
phát huy như


thế nào trong
kháng chiến
chống Pháp
chống Mỹ
Định hướng năng lực cần hình thành:
- Năng lực chung: giải quyết vấn đề, sử dụng ngôn ngữ, sáng tạo
- Năng lực chuyên biệt: tái hiện kiến thức, năng lực thực hành bộ môn, xác định
mối quan hệ giữa các sự kiện, hiện tượng lịch sử, so sánh, phân tích, nhận xét,
đánh giá, vận dụng liên hệ kiến thức lịch sử để giải quyết các vấn đề thực tiễn.
3. Hệ thống câu hỏi/bài tập đánh giá theo các mức đã mô tả:

3.1. Câu hỏi nhận biết.
Câu 1: Trình bày khái quát diễn biến, kết quả, ý nghĩa của hai cuộc kháng
chiến chống Tống thời Tiền Lê và thời Lý.
Câu 2: Trình bàynguyên nhân, diễn biến, kết quả,ý nghĩa của 3 lần kháng
chiến chống quân Mông Nguyên thế kỉ XIII.
Câu 3: Hoàn cảnh lịch sử, các giai đoạn phát triển chính của khởi nghĩa
Lam Sơn 1418 – 1428.
Câu 4: Hãy ghi tên các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm của nhân dân
ta từ thế kỉ X đến thế kỉ XV cho tương ứng với thời gian:
Thời gian
Các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm
Năm 981
Năm 1075 - 1077
Năm 1258
Năm 1285
Năm 1287 - 1288
Năm 1418 - 1427
3.2. Câu hỏi thông hiểu.
Câu1: Hãy lý giải nguyên nhân hai lần nhà Tống sang xâm lược nước ta. Ỏ
lần xâm lược thứ 2 thời Lý, Đại Việt có ưu thế gì.?
Câu 2: Vì sao Lý Thường Kiệt lại chủ động dùng kế “tiên phát chế nhân ”
đánh sang đất Tống. tại sao có thể nói hành động đánh sang đất Tống của Lý
Thường Kiệt là một hành động tự vệ?
Câu 3: Thách thức của nhân dân Đại Việt trước quân xâm lược Mông
Nguyên thế kỉ XIII. Vua tôi nhà Trần đã chuẩn bị kháng chiến như thế nào? .
Câu 5: Khái lược cuộc kháng chiến chống Mông Nguyên thế kỉ XIII, vì sao
nhân dân thời Trần lại sẵn sàng đoàn kết với triều đình chống giặc ngoại xâm?
11



Câu 6: Vì sao nhà Trần 3 lần dùng kế “ vườn không nhà trống ” để đối phó
quân Mông Nguyên, Tác dụng của kế sách đánh giặc này?.
Câu 7: Tinh thần đoàn kết toàn dân được thể hiện như thế nào trong cuộc
khởi nghĩa Lam Sơn?.
Câu 8: Tư tưởng nhân nghĩa được thể hiện như thế nào trong cuộc khởi
nghĩa Lam Sơn?
3.3Câu hỏi Vận dụng thấp:
Câu 1: . Lập bảng so sánh sự khác nhau giữa hai cuộc kháng chiến chống
Tống thời Lý và chống Mông - Nguyên thời Trần theo các nội dung dưới đây:
Nội dung so sánh

Kháng chiến
Tống thời Lý

chống Kháng chiến chống Mông
– Nguyên

Thời gian
Ngừoi chỉ huy
Cách tổ chức kháng
chiến
Cáh kết thúc chiến
tranh
Trận quyết chiến
chiến lược.
Câu 2: Lập bảng so sánh những điểm khác nhau giữa cuộc khởi nghĩa
Lam Sơn với các cuộc kháng chiến Lý, Trần theo mẫu sau:
Nội dung so sánh

Khởi nghĩa Lam Sơn


Các cuộc kháng chiến
thời Lý-Trần

Hoàn cảnh lịch sử và tổ
chức kháng chiến
Cách thức tiến hành
Cách kết thúc chiến
tranh
Câu 3: a Lập bảng thống kê các cuộc kháng chiến và khởi nghĩa lớn của
nhân dân ta chống ngoại xâm từ thế kỉ X đến thế kỉ XV theo yêu cầu: Thời gian,
tên cuộc khởi nghĩa, người lãnh đạo, trận quyết chiến chiến lược, ý nghĩa.
b. Nguyên nhân thắng lợi của những cuộc kháng chiến, khởi nghĩa
đó. Nguyên nhân nào là nguyên nhân quan trọng nhất?.
Câu 4: Thông qua diễn biến, kết quả của cuộc kháng chiến chống Tớng lần
thứ nhất làm rõ vai trò của Lê Hoàn.
12


Câu 5: Thông qua diễn biến, kết quả của cuộc kháng chiến chống Tống
thời Lý, rút ra nét độc đáo về nghệ thuật quân sự trong cuộc kháng chiến này.
Câu 6: Phân tích nguyên nhân thắng lợi và nghệ thuật quân sự của cuộc
kháng chiến chống Mông Nguyên thời Trần.
Câu 7: Thông qua diễn biến của cuộc kháng chiến chống Mông – Nguyên
thế kỉ XIII hãy làm sáng tỏ vai trò của Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn.
Câu 8: Hội nghị Bình Than và hội nghị Diên Hồng diễn ra trong hoàn cảnh
nào? Em có nhận xét gì về hai hội nghị này?
Câu 9: Lòng yêu nước và quyết tâm chống giặc ngoại xâm của toàn quân,
toàn dân ta thể hiện như thế nào trong các cuộc kháng chiến chống quân Mông
Nguyên thời Trần thế khỉ XIII.

Câu 10: So sánh 3 chiến thắng trên sông Bạch Đằng từ thế kỉ X đến thế kỉ
XIII.
Câu 11: Phân tích hoàn cảnh lịch sử và nghệ thuật kết thúc chiến tranh
giữa cuộc kháng chiến chống Tống thời Lý và cuộc kháng chiến chống mông
Nguyên thời Trần.
Câu 12: Qua diễn biến của khởi nghĩa Lam Sơn, phân tích nghệ thuật quân
sự, nguyên nhân thắng lợi của cuộc khởi nghĩa.
Câu13: Làm rõ mối quan hệ giữa hoạt động quân sự và ngoại giao trong
cuộc khởi nghĩa Lam Sơn (1418- 1428 )
3.4 Câu hỏi vận dụng cao
Câu 1: Rút ra những bài học lịch sử quý báu từ cuộc kháng chiến chống
Tống thời Lý.
Câu 2: Các cuộc kháng chiến chống xâm lược Mông Nguyên thời Trần đã
để lại những bài học kinh nghiệm lớn nào trong truyền thống chống giặc ngoại
xâm của dân tộc ta ?.
Câu 3: Nghệ thuật kết thúc chiến tranh của Lý THường Kiệt trong cuộc
kháng chiến chống Tống lần 2 được kế thừa và phát huy như thế nào trong khởi
nghĩa Lam Sơn.
Câu 4: Qua diễn biến của khởi nghĩa lam Sơn, rút ra đặc điểm của cuộc
khởi nghĩa này, so sánh với các cuộc kháng chiến chống Tống và chóng Mông
Nguyên
Câu 5: Thông qua các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm của nhân dân ta
từ thế kỉ X đến XV. Em hãy rút ra nghệ thuật quân sự độc đáo của ông cha ta
13


Câu 6: Bài học đại đoàn kết trong đấu tranh chống ngoại xâm của các triều
đại phong kiến Việt Nam có ý nghĩa như thế nào trong công cuộc xây dựng và
bảo vệ tổ quốc XHCN Việt nam hiện nay.
Câu 7: Rút ra những đặc điểm nổi bật của truyền thống đánh giặc giữ

nước từ tk X đến tk XV. Đảng và Bác Hồ đã vận dụng và phát huy truyền thống
ấy như thế nào trong 2 cuọc kháng chiến chống Pháp và Mỹ (1945- 1954)
Câu 8: “ Chúng ta không sợ bất cứ kẻ thù nào dù là hung bạo nhất, chỉ sợ
mất lòng dân. Lòng dân, đó là Quốc bảo dựng nước và giữ nước “( Chủ tịch
nước Trương Tấn Sang )
Bằng những sự kiện có chọn lọc từ thế kỉ X đến thế kỉ XV của lịch sử
Việt Nam, hãy làm sáng tỏ vấn đề trên.
4. Đáp án.
4.1 GỢI Ý ĐÁP ÁN PHẦN CÂU HỎI NHẬN BIẾT
Câu 1: * Kháng chiến chống Tống thời Tiền Lê năm 981.
- Hoàn cảnh: Năm 979 hai cha con Đinh Bộ Lĩnh Và Đinh Liễn bị ám hại,
nội bộ triều đình lục đục, vua mới còn nhỏ tuổi. Lợi dụng lúc đó vua Tống đem
quân sang xâm lược nước ta.
Mùa thu năm 980, được tin quân Tống cho quân sang đánh nước ta thái hậu
Dương Văn Nga đã trao ấn kiếm và giao cho Lê Hoàn tổ chức kháng chiến. Lê
Hoàn đã khẩn trương chuẩn bị kháng chiến: Đóng cọc trên sông Bạch Đằng
ngăn thủy quân của giặc, đặt một số đồn quân ở vùng biên giới Đông Bắc, cho
người sang nhà Tống dâng sớ xin lập Đinh Toàn làm vua, hành động này nhằm
đánh lạc hướng nhà Tống khiến chúng chủ quan và ta có thêm thời gian chuẩn
bị.
- Diễn biến chính. Tháng 4 năm 981 quân Tống ồ ạt tiến vào nước ta theo 2
đường. Đường bộ do Hầu Nhân Bảo chỉ huy tiến theo đường Lạng sơn, Đường
thủy do Luu Trừng, Giả Thực chỉ huy tiến về phía cửa sông Bạch Đằng.
Về phía ta theo kế hoạch đã định khi thủy quân của giặc đến vùng ven biển
gần cửa sông Bạch Đằng Lê Hoàn cử quân ra chống cự quyết liệt buộc quân giặc
phải rút lui.Trong lúc đó Hầu Nhân Bảo chờ không thấy tin tức gì của thủy
quân, tự mình đốc quân đánh xuống vùng Chi Lăng. Lê Hoàn đã phục binh ở
đấy và đánh giặc tan tác, giết chết Hầu Nhân Bảo rồi nhân đà thắng lợi đánh
thắng lên phía Bắc đánh cho giặc kkhông còn đường rút lui, tướng giặc hoặc là
bị giết hoặc là bị bắt, một số ít tàn quân chạy về nước.

14


- Kết quả, Ý nghĩa: Cuộc kháng chiến giành được thắng lợi đã thể hiện
được tinh thần yêu nước, ý chí quyết tâm, sức chiến đấu anh dũng của quân và
dân ta. Khẳng định quyền làm chủ đất nước, bảo vệ vững chắc những thành quả
đấu tranh và xây dựng của cha ông. Thắng lợi của cuộc kháng chiến đã giáng
một đòn nặng nề vào tư tưởng bành trướng của vua tôi nhà Tống. Tên tuổi của
Lê Hoàn và quân tướng của nhà Lê cũng như của thái hậu dương Văn Nga mãi
mãi khắc sâu vào lịch sử chống ngoại xâm bảo vệ độc lập của dân tộc ta.
*. Cuộc kháng chiến chống Tống thời Lý:
- Hoàn cảnh: Giữa thế kỉ thứ XI trong khi Đại Việt thời Lý đang vươn lên
trong xây dựng đát nước thì nhà Tống suy yếu và gặp nhiều khó khăn. Trong
nước mâu thuẫn xã hội gay gắt, khởi nghĩa nông dân khắp nơi. ở vùng biên
giưới phía Bắc nhà Tống phải đối phó với những cuộc tấn công của 2 nước Liêu
và hạ. Dể thoát khỏi những bế tắc cả trong chính sách đối nội lẫn đối ngoại theo
đề nghị của tể tướng Vương An Thạch vua Tống hạ lệnh gấp rút xâm lược Đại
Việt với mục tiêu: Rửa nỗi nhục năm 981, thắng Đại Việt nhà Tống sẽ dễ dàn
bành trướng xuống phía nam, từ thắng lợi này nhà Tống sẽ khôi phục được uy
danh của mình và các nước đại Liêu, Tây hạ phải kính nể .Như vậy xâm lược
Đại Việt trở thành cốt lõi của nhà tống. Rút kinh nghiệm cua thất bại lần trước
nhà Tống đã có sự chuẩn bị chu đáo . Nhà Tống tổ chức khu biên giới Việt
Trung trở thành một hệ thống căn cứ xâm lược lợi hại. Tất cả những biểu hiện
đó chứng tỏ dã tâm xâm luợc của nhà Tống, đặt nước ta trước một thử thách vô
cùng cam go.
- Về phía ta nhận thức được ý đồ của quân Tống các vua nhà Lý đã có kế
hoạch bảo vệ đất nước rất chủ động. Một mặt rất mềm dẻo để có quan hệ bình
thường, mặt khác phòng thủ biên giới phía bắc, tích cực chuẩn bị. củng cố tăng
cường sức mạnh của khối đại đoàn kết, tìm cách lôi kéo các tù trưởng làm cho
họ gắn bó chặt chẽ với triều đình trung ương và thấy rõ trọng trách bảo vệ biên

cương của nước nhà. Tấn công Chăm Pa, phá vỡ một mảng quan trọng trong
cuộc chiến tranh của nhà tống.
- Diễn biến chính: 2 giai đoạn.
+Giai đoạn 1; Tấn công sang đất Tống: thái úy Lý Thường Kiệt quyết
định tấn công trước để đẩy giặc vào thế bị động giành lấy chủ động của cuộc
kháng chiến . Ông nói “ ngồi yên đợi giặc không bằng đem quân ra trước để
chặn thế mạnh của giặc.”
15


Tháng 10 năm 1075 quân ta dưới sự chỉ huy của Lý Thường Kiệt và
Tông Đán, quân Đại Việt bắt đầu vượt biên giới phía Bắc . Sau 12 ngày đêm
chiến đấu mưu trí, dũng cảm, quyết liệt, quân đội Đại Việt đã toàn thắng, Ung
Châu, Khâm Châu, Liêm Châu bị san bằng, tiềm lực xâm lược của nhà Tống
trước đó đã bị đập tan.
+ Giai đoạn 2; Tích cực chuẩn bị kháng chiến, tổ chức phản công.
- Lý Thừong Kiệt gấp rút cho quân xây dựng phòng tuyến sông Như
Nguyệt thành một chiến tuyến lợi hại giống như tấm áo giáp sắt bảo vệ kinh
thành Thăng Long. Năm 1076 nhà Tống cử 30 vạn quân dưới sự chỉ huy của
Quách Quỳ và Triệu Tiết là những danh tướng của nhà Tống từng có kinh
nghiệm cầm quân ở nhiều chiến trường . Theo kế hoạch đã định ta chặn đánh
đich theo 2 hướng tấn công đường bộ và đường thủy khiến ý đồ phối hợp thủy
bộ của quân Tống thất bại ngay từ đầu. hai lần cố gắng vượt qua chiến tuyến
sông Như Nguyệt của nhà Tống đều bất thành. Lần thứ nhất Quách Quỳ ra lệnh
bắc cầu phao, dẫn một đội quân tiên phong và rất thiện chiến tấn công quyết liệt
vào chiến tuyến s Như Nguyêt. Tình thế bấy giờ hết sức khó khăn, trong hoàn
cảnh vô cùng đặc biệt ấy LTK đã cho người vào miếu Trương Hống, Trương
Hát đọc to bài thơ Nam quốc Son Hà, khiến cho kẻ thù hoang mang, nhân cơ hội
ấy quân ta chấn chỉnh đội ngũ cho quân tấn công quyết liệt vào lực lượng quân
Tống buộc chúng phải tháo chạy . Lần thứ 2 Quách Quỳ, Triệu Tiết vượt sông

bằng bè, tuy nhiên đây chỉ là biện pháp nhất thời, cứ đi được khoảng 500m thì bị
quân ta chặn lại. Giặc từ thế chủ động tấn công sang thế phòng thủ.
- Vào cuối tháng 3 năm 1077 cuộc tổng phản công chién lược của LTK bắt
đầu làm cho quân Tống đại bại, tiến thoái lưỡng nan. Lúc này LTK viết thư
giảng hòa, mở một lối thoát cho quân Tống tạo thuận lợi cho mối quan hệ giao
hảo của 2 nước Việt _ Tống. Thể hiện tinh thần nhân đạo và yêu chuộng hòa
bình của dân tộc ta.
- Kết quả: với trận đại bại ở sông Như Nguyệt ý chí xâm lăng của quân
Tống đã bị đè bẹp, cuộc kháng chiến của nhân dân Đại Việt đã thắng lợi hoàn
toàn.
- Ý nghĩa: Thể hiện tinh thần yêu nước, ý chí quyết tâm cao và sức chiến
đấu anh dũng của nhân dân ta. Giữ vững được nền đọc lập, tự chủ của dân tộc,
đem lại lòng tự hào dân tộc sâu sắc, từ sau thắng lợi của cuộc kháng chiến này
một giai đoạn phát triển mới của Đại Việt được mở ra . Trên phương diện đó
16


thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Tống không chỉ có ý nghĩa bảo vệ nền
độc lập mà còn có giá trị tăng cường sức mạnh phát triển toàn diện của quốc gia
Đại Việt. Cuối cùng thắng lợi ấy đã chứng minh được vai trò của nhà Lý đối với
lịch sử dân tộc.
Câu 2: Ba lần kháng chiến chống quân Mông Nguyên thế kỉ XIII.
- Hoàn cảnh: Giữa tk XIII quân Mông Cổ đã trở thành một đế chế rộng lớn
có lãnh thổ kéo dài từ Hắc Hải đến TBD.
Để tiếp tục mở rộng lãnh thổ quân Mông Cổ tiến đánh Đại Việt lần thứ
nhất 1258 để biến Đại Việt thành bàn đạp tấn công nhà Tống. Lần thứ 2 năm
1285 với mục đích phục thù lần thứ nhất thất bại và làm bàn đạp để tiến xuống
các nước Đông Nam Á. Lần thứ 3 năm 1287 mục đích là để rửa hận 2 lần truớc
đồng thời gấp rút đánh thông con đường xâm lược xuống Đông Nam Á.
Về phía ta dưới sự chỉ đạo của các vua tài tướng giỏi nhà Trần đã gấp rút

chỉ đạo, tổ chức nhân dân kháng chiến.cả 3 lần đều thực hiện kế vườn không nhà
trống và tổ chức những trận quyết chiến chiến lược: Đông Bộ Đầu, Chương
Dương, Hàm Tử Tây Kết, Vạn Kiếp đặc biệt là trận Bạch Đằng năm 1288, khiến
cho kẻ thù cả 3 lần đều thất bại đau đớn và nhục nhã.
- Kết quả, ý nghĩa: Thắng lợi của 3 lần kháng chiến chống quân Mông
Nguyên đặc biệt là lần thứ 3 đã kết thúc cuộc chiến đấu trường kì của dân tộc,
bảo vệ tổ quốc, khẳng định sự tồn tại vững vàng của Đại Việt . Khẳng định lòng
yêu nước, ý chí chiến thắng kẻ thù của quân và dân Đại Việt . Là một trong
những chiến công hiển hách của dân tộc đã tạo nên tiếng tăm và hào khí Đông
A, một trong những triều đại phong kiến có đóng góp to lớn với lịch sử dân tộc.
Thắng lợi này đã khẳng định sức mạnh tiềm tàng của quân Đại Việt, góp phần
ngăn chặn quá trình bành trướng của quân Mông Nguyên xuống phía nam.
Câu 3: Khởi nghĩa Lam Sơn.
- Hoàn cảnh:
1400 nhà Hồ được thành lập, cuối năm 1406 quân Minh sang xâm lược
nước ta, do không đoàn kết được nhân dân cuộc kháng chiến của nhà Hồ thất
bại. Năm 1407 Đại Việt lại rơi vào ách đô hộ tàn bạo của nhà Minh kéo dài suốt
20 năm .
- Diễn biến: Ngay khi quân Minh vừa đặt ách đô hộ lên đất nước ta nhân
dân ta đã liên tục nổi dậy đấu tranh, đặc biệt khi nhà Minh đặt ách đô hộ rất
nhiều cuộc khởi nghĩa trong nhân dân đã bùng nổ nhưng đều thất bại.
17


Năm 1418 một cuộc khởi nghĩa lớn đã dấy lên ở đất Lam Sơn Thanh Hóa
do Lê Lợi và Nguyễn Trãi lãnh đạo đã giành được thắng lợi. Từ 1416 đến 1418
là giai đoạn chuẩn bị, Lê Lợi chọn vùng núi Lam Sơn Thanh Hóa làm căn cứ
địa, Lê Lợi đã quy tụ được những người con ưu tú nhất khắp mọi miến đất nước,
tại hội thề Lũng Nhai 19 vị anh hùng hào kiệt đã có mặt tại Lam Sơn để quyết
tâm “ chung sức đồng lòng, giữ gìn đất nước làm cho xóm làng được sống yên

lành” Sau đó nghĩa quân tích cực chuẩn bị lực lượng, tích trữ lương thực và chế
tạo vũ khí
Giai đoạn 1418 đến 1423: Đây là thời kì khó khăn nhất của nghĩa quân, lực
lượng còn non yếu, lương thực thiếu thốn liên tục bị quân Minh tấn công và đàn
áp. Ba lần rút chạy lên núi Chí linh cố thủ rất nhiều tướng lĩnh đã hy sinh như Lê
Lai đã đóng giả làm Lê Lợi cùng đội cảm tử hiên ngang ra nghênh chiến và hy
sinh. Năm 1423 để bảo toàn lực lượng, lợi dụng khó khăn của nhà Minh Lê Lợi
đã đề nghị tạm hòa hoãn với địch trong 1 năm .
Giai đoạn 2: Từ 1424 đến 1426, mở rộng căn cứ địa giải phóng Nghệ An,
Tân Bình, Thuận Hóa và tiến quân ra Bắc . t10/ 1424 giải phóng thành Nghệ An.
T8/ 1425 giải phóng được một khu vực rộng lớn từ Thanh Hóa vào đến đèo Hải
Vân. T9 / 1426 Lê Lợi và bộ chỉ huy quyết định mở cuọc tấn công ra bắc, nghĩa
quân đã chiến thắng nhiều trận lớn như Ninh Kiều, quân Minh rơi vào thé phòng
ngự phải rút vào thành Đông Quan cố thủ.
Giai đoạn 3; Từ cuối 1426 đến cuối 1427. Cuối năm 1426 chiến thắng Tốt
Động – Chúc Động, vương Thông tháo chạy, nhiều tướng giặc bị giết tại trận .
Tháng 10/ 1427 chiến thắng Chi Lăng - Xương Giang, quân ta mai phục đánh
tan 2 đạo quân tiếp viện của quân Minh giết chết Liễu Thăng, Lương minh, Lý
Khánh phải thắt cổ tự tử, được tin đạo quân Liễu Thăng bại trận Mộc Thạnh và
đạo quân còn lại rút về nước, Vương Thông ở thành Đông quan vô cùng khiếp
đảm vội vàng xin hò mở hội thề Đông quan( t12/ 1427) và rút quân về nước
Tháng 1 năm 1428 đất nước sạch bóng quân thù, tháng 4 Lê lợi lên ngôi
hoàng đế.
- Kết quả, ý nghĩa: Cuộc chiến tranh kết thúc bằng chiến thắng hào hùng
của dân tộc ta và sự đầu hàng rút lui nhục nhã của kẻ thù. Đây là một cuộc chiến
tranh giải phóng dân tộc với tính chất yêu nước chính nghĩa. Thắng lợi của cuộc
khởi nghĩa Lam sơn đã đập tan ý chí xâm lược suốt mười mấy năm của nhà
Minh, mở ra thời kì mới của lịch sử dân tộc ta, thời kì phát triển thịnh đạt của
18



chế độ phong kiến thời Lê Sơ. Thắng lợi đó cũng góp phần xây đắp thêm truyền
thống anh hùng bất khuất của dân tộc . Chiến thắng Chi Lăng Xương giang là
một trong những trận quywts chiến chiến lược tiêu biểu của quá trính chống
ngoại xâm của dân tộc là sự tập trung của sự đoàn kết, ý chí chiến đấu kiên
cường bất khuất và nghệ thuật quân sự sáng tạo tài tình của dân tộc ta, ghi thêm
một mốc son chói lọi trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc
Câu 4: Ghi tên các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm của nhân dân ta
từ thế kỉ X đến thế kỉ XV cho tương ứng với thời gian:
Thời gian
Các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm
Năm 981
Chống Tống lần thứ nhất
Năm 1075 – 1077
Chống Tống lần thứ hai
Năm 1258
Chống Mông Cổ
Năm 1285
Chống Mông Nguyên lần thú hai
Năm 1287 – 1288
Chống Mông Nguyên lần thứ 3
Năm 1418 – 1427
Khởi nghĩa Lam Sơn
4.2. GỢI Ý ĐÁP ÁN PHẦN CÂU HỎI THÔNG HIỂU
Câu 1: Hãy lý giải nguyên nhân hai lần nhà Tống sang xâm lược nước
ta. Ở lần xâm lược thứ 2 thời Lý, Đại Việt có ưu thế gì.?
- Thời Tiền Lê
Năm 979 hai cha con Đinh Bộ Lĩnh Và Đinh Liễn bị ám hại,nội bộ triều
đình lục đục, vua mới còn nhỏ tuổi. Nhà Tống lúc ấy lại đang trên đà phát triển,
theo đuổi chính sách xâm lược bành trướng lãnh thổ nên nhân lúc đó vua Tống

đem quân sang xâm lược nước ta.
Mùa thu năm 980, được tin quân Tống cho quân sang đánh nước ta thái hậu
Dương Văn Nga đã trao ấn kiếm và giao cho Lê Hoàn lãnh đạo cuộc kháng
chiến giành được thắng lợi.
Bước sang thời Lý thế kỉ XI
- Thời Lý
Giữa thế kỉ thứ XI nhà Tống suy yếu và gặp nhiều khó khăn. Trong nước
mâu thuẫn xã hội gay gắt, khởi nghĩa nông dân khắp nơi. ở vùng biên giưới phía
Bắc nhà Tống phải đối phó với những cuộc tấn công của 2 nước Liêu và hạ. Dể
thoát khỏi những bế tắc cả trong chính sách đối nội lẫn đối ngoại theo đề nghị
của tể tướng Vương An Thạch vua Tống hạ lệnh gấp rút xâm lược Đại Việt với
mục tiêu: Rửa nỗi nhục năm 981, thắng Đại Việt nhà Tống sẽ dễ dàn bành
trướng xuống phía nam, từ thắng lợi này nhà Tống sẽ khôi phục được uy danh
của mình và các nước đại Liêu, Tây hạ phải kính nể .Như vậy xâm lược Đại Việt
19


trở thành cốt lõi của nhà tống. Rút kinh nghiệm của thất bại lần trước nhà Tống
đã có sự chuẩn bị chu đáo . Nhà Tống tổ chức khu biên giới Việt Trung trở
thành một hệ thống căn cứ xâm lựoc lợi hại. Ttất cả những biểu hiện đó chứng
tỏ dã tâm xâm luợc của nhà Tống, đặt nước ta trước một thử thách vô cùng cam
go.
Về phía ta lúc bấy giờ triều đình nhà Lý đã xây dựng nhà nước phong kiến
độc lập hơn nửa thế kỉ và đang trên đà phát triển, bộ máy nhà nước được củng
cố, nền kinh tế, văn hóa dân tộc có những biểu hiện phát triển. Nhân dân ta rất
phấn khởi và tin tưởng vào nhà nước phong kiến dân tộc, đó là ưu thế, thuận lợi
của cuộc kháng chiến chống Tống lần thứ hai thời Lý so với cuộc kháng chiến
chống Tống thời Lê Hoàn.
Câu 2: Vì sao Lý Thường Kiệt lại chủ động dùng kế “tiên phát chế
nhân” đánh sang đất Tống. Ý nghĩa của hành động này đối với cuộc kháng

chiến.
- Âm mưu của nhà Tống: So với lần trước, lần này nhà Tống quyết tâm
phục thù và có sự chuẩn bị tích cực cho cuộc xâm lược. Đặc biệt là vùng biên
giới phía Bắc nước ta, chúng chuẩn bị những kho vũ khi, quân lương để tiến
hành cuộc chiến tranh xâm lược lần thứ hai.
- Chủ trương của nhà Lý: kế tiên phát chế nhân Tấn công sang đất Tống:
thái úy Lý Thường Kiệt quyết định tấn công trước để đẩy giặc vào thế bị động
giành lấy chủ động của cuộc kháng chiến . Ông nói “ ngồi yên đợi giặc không
bằng đem quân ra trước để chặn thế mạnh của giặc.”
- Tháng 10 năm 1075 quân ta dưới sự chỉ huy của Lý Thường Kiệt và
Tông Đán, quân Đại Việt bắt đầu vượt biên giới phía Bắc . Sau 42 ngày đêm
chiến đấu mưu trí, dũng cảm, quyết liệt, quân đội Đại Việt đã toàn thắng, Ung
Châu, Khâm Châu, Liêm Châu bị san bằng, tiềm lực xâm lược của nhà tÓng
trước đó đã bị đập tan. Mục đích của cuộc tấn công này là để tự vệ tích cực .
Bằng cuộc tiến công táo bạo đó quân của LTK đã phá hủy tan tành những căn cứ
quân sự và hậu cần của nhà Tống đẩy kẻ thù váo thế bị đánh, tể tướng Vương
An Thạch bị mất chức. Mặt khác khích lệ tinh thần quân ta, tạo điều kiện thuận
lợi để đánh bại kẻ thù khi chúng sang xâm lược.
+Đây là một hành động tự vệ tích cực chứ không phải là một hành động
xâm lược .

20


Vì: - Nhà Lý đã biết rõ âm mưu xâm lược của quân Tống, với tình hình ấy,
Lý Thường Kiệt chủ trương “ Đánh trước để chặn thế mạnh của giặc”. Quân ta
đã tiến sang Châu Khâm, Châu Ung, Châu Liêm chiến đấu hơn một tháng tấn
công thành lũy, kho lương thực, kho vũ khí mà nhà Tống chuẩn bị cho cuộc
kháng chiến, làm gián đoạn tiến trình xâm lược nước ta của nhà Tống.. hành
động này của Lý Thường Kiệt thể hiện tư tưởng chủ động, tích cực của quân ta

trong cuộc kháng chiến này.
- Khi đưa quân sang đất Tống, Lý Thường Kiệt đã cho quân lính dán các
bản thông cáo nói rõ mục đích chính nghĩa của việc tấn công này cho nhân dân
Tống hiểu. Sau khi hoàn thành mục đích quân sự đề ra, Lý Thường Kiệt chủ
động cho quân rút về nước, không có hiện tượng cướp của, giết người, chiếm
đất, được nhân dân Tống đồng tình, ủng hộ. Do vậy hành động chủ động tấn
công sang đất Tống của Lý Thường Kiệt không thể gọi là một hành động xâm
lược.
- Khích lệ tinh thần chiến đấu của quân và dân ta .
- Tạo thêm thời gian cho quân và dân ta chuẩn bị phòng ngự tích cực trong
nước khi quân Tống đưa quân sang xâm lược nước ta.
Đây là một nghệ thuật quân sự độc đáo, góp phần tạo nên thắng lợi của
cuộc kháng chiến chống Tống thời Lý.
Câu 3: Thách thức của nhân dân Đại Việt trước quân xâm lược Mông
Nguyên thế kỉ XIII. Vua tôi nhà Trần đã chuẩn bị kháng chiến như thế nào?
- Khái quát về đế quốc Mông nguyên: Thế kỉ XIII đế chế Mông Cổ được
thành lập do Thành Cát Tư Hãn được đứng đầu tiến hành những cuộc chiến
tranh xâm lược vô cùng tàn bạo, khắp châu Á và Châu Âu vó ngựa của quân
Mông Cổ đã đạp nát biết bao nhiêu thành trì và quốc gia gieo tai họa khủng
khiếp cho nhân loại. Sau 50 năm chinh phục đã tạo nên 1 đế chế Mông Cổ rộng
lớn hùng mạnh chưa từng có trong lịch sử nhân loại có lãnh thổ kéo dài từ Hắc
Hải đến Thái Bình Dương.
- Âm mưu: Giữa thế kỉ XIII, quân Mông Cổ tập trung lực lượng tiêu diệt
nhà Tống năm 1257. Để thực hiện âm mưu đó vua Mông Cổ sai tướng Ngột
Lương Hợp Thai tấn công chiếm Đại Việt, biến nước ta thành bàn đạp tấn công
nhà tống từ phía nam. Có thể nói trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân
tộc ta đây là kẻ thù hùng mạnh nhất mà nhân dân ta phải đối phó. Để bảo vệ
được độc lập dân tộc thục sự là một thách thức to lớn .
21



- Chuẩn bị của ta: tháng 10 năm 1257 vua Trần ra lệnh sắm sửa vũ khí
thành lập các đạo dân binh ngày đêm luyện tập, điều quân lên vùng biên giới,
đặt cả nước trong tư thế sẵn sàng chiến đấu, bắt sứ giả giam vào ngục .
Lần 2: 1285 âm mưu của quân Mông Nguyên. Năm 1279 quân Mông Cổ
lật đổ được nhà Tống, lập ra nhà Nguyên, tiếp tục âm mưu đánh chiếm nước ta
với mục đích: phục thù sau thất bại năm 1258, chiếm nước ta và làm bàn đạp để
tiến xuống các nước Đông Nam Á
Chuẩn bị của ta: Từ 1258 đến 1285 suốt 30 năm ta đấu tranh ngoại giao
bền bỉ để tranh thủ thời gian hồi sinh đất nước sau cuộc xâm lược lần thứ nhất,
Ngoaig việc xây dựng kinh tế, chuẩn bị lực lượng nhà Trần đặc biệt đẩy mạnh
việc xây dựng và mở rộng khối đại đoàn kết toàn dân.Giải quyết mối bất hòa
trong nội bộ giữa Trần Quốc Tuấn và Trần Quang Khải, năm 1282 tổ chức hội
nghị Bình Than, năm 1285 tổ chức hội nghị Diên Hồng, Trần Quốc Tuấn viết và
phổ biến bài Hịch Tướng sĩ khích lệ tinh thần binh sĩ. Binh sĩ nhà Trần khắc lên
tay hai chữ “sát thát”. Triều đình ra lệnh nhân dân cả nước tuyệt đối không đựoc
đầu hàng giặc, sẵn sàng trong tư thế chiến tranh.
Lần 3 1287- 1288: Âm mưu của nhà Nguyên: Quyết tâm phục thù thất bại
của 2 lần trước đồng thời để gấp rút đánh thông con đường bành trướng xuống
Đông Nam Á. Vua Nguyên Hốt Tất Liệt của 30 vạn quân sang xâm lược nước
ta.
Về phía ta: Cũng như những lần trước vua tôi nhà Trần đã đề ra những biện
pháp đối phó rất chủ động và linh hoạt.
Câu 5: Khái lược cuộc kháng chiến chống Mông Nguyên thế kỉ XIII, vì
sao nhân dân thời Trần lại sẵn sàng đoàn kết với triều đình chống giặc ngoại
xâm?
- Khái quát cuộc kháng chiến chống Mông Nguyên thế kỉ XIII.
- Nhân dân thời Trần sẵn sàng đoàn kết với triều đình chống giặc giữ nước,
vì:
+ Đánh giặc giữ nước chính là để bảo vệ quê hương đất nước, bảo vệ cuộc

sống của nhân dân.
+ Nhân dân ta vốn có một lòng nồng nàn yêu nước, truyền thống chống
giặc ngoại xâm, ý chí kiên cường bất khuất không chịu khuất phục trước mọi kẻ
thù xâm lược

22


+ Trước khi quân Mông Nguyên xâm lược nhà Trần đã ra sức khôi phục và
phát triển kinh tế, củng cố bộ máy nhà nước và xây dựng một lực lượng quân
đội mạnh. Điều này phù hợp với yêu cầu xây dựng một quốc gia giàu mạnh và
kiên quyết bảo vệ độc lập dân tộc của nhân dân. Nhà Trần đã đoàn kết được toàn
dân là vì thế.
+ Các vua Trần, tầng lớp quý tộc trong triều đã đoàn kết và luôn thể hiện
quyết tâm đánh giặc ngọai xâm bảo vệ độc lập dân tộc. Bộ chỉ huy kháng chiến
đã có những chủ trương chỉ đạo kháng chiến với chiến lược chiến thuật đúng
đắn, sáng tạo
Câu 6: Vì sao nhà Trần 3 lần dùng kế “vườn không nhà trống” để đối
phó quân Mông Nguyên, Tác dụng của kế sách đánh giặc này?
- Khái quát về âm mưu của quân Mông Nguyên đối với Đại Việt, sự chênh
lệch lực lượng giữa ta và địch .
- Nhà Trần phát huy truyền thống lấy nhỏ chống lớn lấy ít địch nhiều, thực
hiện “kế vườn không nhà trống” để đối phó với cuộc tấn công ồ ạt của quân
Mông Nguyên.
- Ý nghĩa:
+ Tránh lúc giặc mạnh bảo toàn lực lượng cho ta.
+ Đó là một cuộc rút lui chiến lược khiến kẻ thù đang hung hăng chém giết và
cướp bóc trở nên bất ngờ và hụt hẫng, thiếu cảnh giác.
+ Quân địch từ nơi xa xôi tới nên vấn đề lương thực là một vấn đề cấp bách,
khi không cướp bóc được gì thì trở nên lúng túng và gặp khó khăn về luơng

thực.
+ Phía ta có điều kiện để tiến hành cuộc kháng chiến theo cách đánh của ta đó
là đánh du kích, đánh phục kích, làm rối loạn hàng ngũ địch, làm cho địch suy
yếu từ đó mở những cuộc tấn công quy mô tiêu diệt kẻ thù khiến chúng từ thế
chủ động sang bị động.
+ Đây là một kế sách kháng chiến độc đáo, đúng đắn và là một trong những
nhân tố góp phần tạo nên thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mông Nguyên.
Câu 7: Tinh thần đoàn kết toàn dân được thể hiện như thế nào trong
cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.
- Ngay từ đầu khi cuộc khởi nghĩa bùng nổ, phát triển và thắng lợi là do sự
vùng lên, sự tham gia tự giác của nhân dân.

23


- Bộ chỉ huy khởi nghĩa đã tập hợp được các anh hùng hào kiệt xuất thân từ
các thành phần xã hội khác nhau, người miền xuôi có, miền ngược có… là hình
ảnh thu nhỏ của khối đại đoàn kết toàn lúc bấy giờ. Hội thề Lũng Nhai (1416) đã
quy tụ đuợc 19 bậc anh hùng hào kiệt khắp mọi miền đất nuớc. Bên cạnh Lê
Lợi, Nguyễn Trãi, còn có rất nhiều tuớng lĩnh như Trần Nguyên Hãn, Lê Lai,
Nguyễn Chích, Nguyễn Xí, Đinh Lễ…
- Buổi đầu lực lượng nghĩa quân còn non yếu nhưng nhờ sự ủng hộ của
quần chúng nhân dân, lực lượng nghĩa quân ngày càng lớn mạnh.
Khi Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa đất Lam Sơn, lực lượng nghĩa quân mới chỉ
có khoảng 2000 ngừơi. Khi nghĩa quân tiến vào Nghệ An, đã có hơn 5000 thanh
niên gia nhập và vào đến Tân Bình đã có hơn 2 vạn thanh niên tham gia…
- Tinh thần đoàn kết toàn dân còn thể hiện ở sự tham gia góp sức của đông
đảo các tầng lớp nhân dân không phân biệt nam nữ, già trẻ, các thành phần dân
tộc, ai cũng đoàn kết đánh giặc, tham gia các lực lượng vũ trang, tự vũ trang,
tiếp tế lương thảo,. Từ bà hàng nuớc họ Lương dùng mưu giết chế nhiều toán

giặc đến cô hát ả đào tên Huệ dùng lời ca tiếng hát và mưu trí của mình để giết
giặc….
- Khởi nghĩa Lam Sơn trở thành trung tâm quy tụ các cuộc khởi nghĩa địa
phương, kết hợp sức mạnh tiến công của nghĩa quân với hành động nổi dậy của
nhân dân. Nguyễn Chích đã đem toàn bộ lực lượng gia nhập cuộc khởi nghĩa.
- Nhờ tinh thần đoàn kết tòan dân mà cuộc khởi nghĩa Lam Sơn lúc đầu từ
một “đốm lửa nhỏ” ở núi rừng Thanh Hóa phát triển thành cuộc chiến tranh
nhân dân quy mô cả nước, hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ giải phóng dân tộc:
+ Từ 1418 – 1432: là thời kỳ khó khăn, 3 lần nghĩa quân phải rút lên núi
Chí Linh để tiếp tục chiến đấu gian khổ, hy sinh … nhưng đuợc nhân dân hưởng
ứng nên nghĩa quân đã vượt qua những thử thách hiểm nghèo để tiếp tục phát
triển. Trong gian khổ đã có nhiều gương hy sinh dũng cảm, điển hình là Lê Lai
“liều mình cứu chúa”
Câu 8: Tính nhân nghĩa được thể hiện như thế nào trong khởi nghĩa
Lam sơn
- Hoàn cảnh của cuộc khởi nghĩa, nêu tội ác của giặc Minh đối với nhân
dân ta.

24


- Mục đích của cuộc khởi nghĩa: chính nghĩa, giải phóng dân tộc, giải
phóng nhân dân, giải phóng con người: Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân ….Dùng
đại nghĩa đánh hung tàn/ lấy chí nhân thay cường bạo…
- Dùng ngòi bút thay giáp binh, Nguyễn Trãi đã viết nhiều bức thư gửi cho
tướng giặc qua đó thể hiện ngọn cờ chính nghĩa của ta
- Kết thúc chiến tranh; mở hội thề Đông Quan, cấp ngựa thuyền, lương
thực cho kẻ giặc về nước: thể lòng hiếu sinh. Thể hiện tinh thần nhân nghĩa của
nhân dân ta, truyền thống yêu chuộng hòa bình của dân tộc. Mong muốn “tắt
muôn đời chiến tranh”

- Tư tưởng nhân nghĩa xuyên suốt cuộc khởi nghĩa là yếu tố cố kết nhân
tâm, đoàn kết dân tộc, tạo nên sức mạnh to lớn đánh đuổi quân Minh.
- Khởi nghĩa Lam Sơn giành được thắng lợi đã giành lại độc lập dân tộc,
mang lại cuộc sống yên bình cho nhân dân. Lê Lợi đã xây dựng một triều đại
phong kiến mới đuă đất nước phát triển toàn diện và đạt đỉnh cao.
4.3. GỢI Ý ĐÁP ÁN CÂU HỎI VẬN DỤNG THẤP.
Câu 1: . Lập bảng so sánh sự khác nhau giữa hai cuộc kháng chiến
chống Tống thời Lý và chống Mông - Nguyên thời Trần theo các nội dung
dưới đây:
Nội dung so Kháng chiến chống Tống Kháng chiến chống Mông –
sánh
thời Lý
Nguyên thời Trần
Thời gian
1075 - 1077
- Lần 1: 1258
- Lần 2: 1285
- Lần 3: 1287 - 1288
Người chỉ huy Lý Thường Kiệt
Các vua Trần và Trần Quốc
Tuấn
Cách tổ chức Thực hiện chủ trương “tiên Chủ trương đoàn kết dân tộc,
kháng chiến
phát chế nhân”, chủ động tấn tiến hành một cuộc kháng
công sang đất Tống rồi chủ chiến toàn dân. Chủ động rút
động rút về xây dựng phòng lui để bảo toàn lực lượng, đợi
tuyến sông Như Nguyệt đợi quân giặc mệt mỏi tổ chức
giặc.
phản công giành thắng lợi.
Trận

quyết Sông Như Nguyệt
Đông Bộ Đầu, Hàm Tử,
chiến
chiến
Chương Dương, Vạn Kiếp,
lược
Bạch Đằng.
Cách kết thúc Chủ động giảng hoà, đặt Dùng thắng lợi quân sự để
25


×