Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

đề cương luận văn quản lí giáo dục đại học sư phạm hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (133.88 KB, 11 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
KHOA QUẢN LÍ GIÁO DỤC

QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CỦA HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG TIỂU
HỌC TRỰC CÁT- HUYỆN TRỰC NINH- TỈNH NAM ĐỊNH.

ĐỀ CƯƠNG
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN QUẢN LÍ GIÁO DỤC
Chuyên ngành: Quản lí giáo dục

Sinh viên: Trần Thị Hường
Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Quốc Trị

HÀ NỘI- Năm 2015

1


MỞ ĐẦU
1.Lí do chọn đề tài
1.1.Về mặt lí luận.
- Giáo dục tiểu học có một vị trí đặc biệt quan trọng trong hệ thống giáo dục quốc
dân Việt Nam vì đây là bậc học “nền móng” để xây dựng một tương lai tốt đẹp
cho ngành giáo dục vì một xã hội hiện đại. Đây là bậc học giúp học sinh hình
thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức,
thểchất, trí tuệ, thẩm mĩ và những kĩ năng cơ bản để học sinh tiếp tục các bậc học
tiếp theo. Cùng với sự phát triển của ngành giáo dục, việc nâng cao chất lượng
giảng dạy và học tập luôn được coi là nhiệm vụ cơ bản, đầu tiên, quan trọng nhất
của các nhà trường. Để học sinh nói chung, học sinh tiểu học nói riêng có thể phát
triển một cách toàn diện thì vấn đề học tập của học sinh là mối quan tâm hàng đầu
không chỉ ở Việt Nam nói riêng mà rất nhiều nước nói chung trên thế giới. Thực


chất công tác quản lí nhà trường và việc quản lí hoạt động dạy học là công việc
được tiến hành thường xuyên, liên tục, là điều kiện tiên quyết bảo đảm chất lượng
đào tạo của nhà trường, đáp ứng yêu cầu mục tiêu đào tạo. Nếu không có biện
pháp quản lí phù hợp sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng giáo dục học sinh,
đặc biệt là chất lượng văn hóa. Trong chiến lược phát triển giáo dục đào tạo Việt
Nam đến năm 2020, Đảng ta đã đề ra các giải pháp nhằm phát triển giáo dục nước
nhà trong đó có giải pháp “đổi mới quản lí giáo dục”.
1.2. Về mặt thực tiễn.
Trong những năm gần đây, cùng với quá trình đổi mới đất nước, đổi mới chất
lượng giáo dục ở cấp tiểu học và chất lượng giáo dục đào tạo nói chung ở nước ta
đã đạt được những thành tựu nhất định mà Đảng và Nhà nước đã đề cập trong
chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2011- 2020 và Nghị quyết Trung Ương
VIII khóa XI. Mặc dù đã đạt được những thành công đáng kể, nhưng hệ thống giáo
2


dục và đào tạo nước ta vẫn còn nhiều yếu kém, bất cập so với yêu cầu phát triển
của đất nước trong thời kì công nghiệp hóa- hiện đại hóa. Để giải quyết những tồn
tại trên đòi hỏi chúng ta phải thay đổi quan niệm, nhận thức về giáo dục, phải
hướng tới chất lượng giáo dục. Đồng nghĩa với việc chú trọng nâng cao trách
nhiệm quản lí và tăng cường các biện pháp quản lí, trong đó có quản lí hoạt động
dạy học trong nhà trường.
Mặt khác, giáo dục tiểu học giữ vai trò quan trọng, là nền tảng của các cấp
học, bậc học sau này. Nên việc quản lí nhà trường đặc biệt là quản lí hoạt động dạy
học đòi hỏi phải chặt chẽ, đồng bộ, phù hợp với đối tượng, hiệu quả thì mới mang
lại chất lượng giáo dục cao cho nhà trường. Nếu không có biện pháp quản lí phù
hợp sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng giáo dục học sinh đặc biệt là học sinh
cuối cấp.
- Xuất phát từ lí do trên, tôi chọn đề tài khoa học: “Quản lí hoạt động dạy
học của hiệu trưởng trường tiểu học Trực Cát- huyện Trực Ninh- tỉnh Nam

Định” làm đề tài nghiên cứu khóa luận tốt nghiệp. Qua việc thực hiện đề tài này,
tôi hy vọng sẽ được trang bị thêm những tri thức lí luận và thực tiễn về khoa học
Quản lí giáo dục, từ góc tiếp cận của mình, tôi cũng hy vọng góp được tiếng nói
riêng vào việc tìm ra giải pháp quản lý nâng cao chất lượng giáo dục trường tiểu
học Trực Cát- huyện Trực Ninh- tỉnh Nam Định trong bối cảnh thực hiện đổi mới
giáo dục hiện nay.
2. Mục đích nghiên cứu
Đề tài được thực hiện nhằm nghiên cứu lí luận về quản lí hoạt động dạy học và đề
xuất các biện pháp quản lí hoạt động dạy học của hiệu trưởng trường tiểu học Trực
Cát- huyện Trực Ninh- tỉnh Nam Định.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
Quản lí hoạt động dạy học của hiệu trưởng các trường tiểu học.
3


3.2. Đối tượng nghiên cứu
Biện pháp quản lí hoạt động dạy học của hiệu trưởng trường tiểu học Trực Cáthuyện Trực Ninh- tỉnh Nam Định.
4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
4.1. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu biện pháp quản lí hoạt động dạy học của hiệu trưởng trường tiểu học
Trực Cát- Trực Ninh- Nam Định.
4.2. Giới hạn về khách thể khảo sát
Đề tài nghiên cứu dự kiến khách thể có liên quan đến việc quản lí dạy học của
hiệu trưởng trường tiểu học Trực Cát- Trực Ninh- Nam Định, trong đó:
- Cán bộ quản lí ( Hiệu trưởng, phó Hiệu trưởng), tổ trưởng các tổ chuyên môn;
- Giáo viên giảng dạy trong trường;
- Học sinh của trường.
Thời gian khảo sát từ tháng 9 năm 2010 đến tháng 7 năm 2015.
5. Giả thuyết khoa học

Hoạt động quản lí hoạt động dạy học ở các trường tiểu học có ý nghĩa quyết định
đến chất lượng giáo dục nền tảng.Trong những năm gần đây, chất lượng dạy học
của giáo viên trường tiểu học Trực Cát- Trực Ninh- Nam Định chưa có nhiều
chuyển biến. Nếu đề xuất được các biện pháp quản lí hoạt động dạy học phù hợp,
khả thi sẽ góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của trường tiểu học Trực Cát.
6. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Xây dựng cơ sở lí luận của quản lí hoạt động dạy học của hiệu trưởng trường
tiểu học.
- Nghiên cứu thực trạng quản lí hoạt động dạy học của giáo viên trường tiểu học
Trực Cát- Trực Ninh- Nam Định.
4


- Đề xuất một số biện pháp nâng cao hiệu quả quản lí dạy học của hiệu trưởng
trường tiểu học Trực Cát- Trực Ninh- Nam Định.
7. Phương pháp nghiên cứu
7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận
Phân tích, tổng hợp, khái quát hóa các tài liệu lí luận về quản lí hoạt động học tập
của học sinh tiểu học .
7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
+ Phương pháp quan sát;
+ Phương pháp phỏng vấn;
+ Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi;
+ Phương pháp chuyên gia.
7.3. Các phương pháp bổ trợ
Sử dụng phương pháp thống kê toán học để xử lý, thống kê các tài liệu điều tra
khảo sát.
8. Dự kiến cấu trúc khóa luận.
- Ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị, danh mục tài liệu tham khảo và phụ
lục, đề tài gồm có 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lí luận về quản lí hoạt động dạy học của hiệu trưởng trường tiểu
học.
Chương 2: Thực trạng quản lí hoạt động dạy học của hiệu trưởng trường tiểu học
Trực Cát- Trực Ninh- Nam Định.
Chương 3: Biện pháp quản lí hoạt động dạy học của hiệu trưởng trường tiểu học
Trực Cát- Trực Ninh- Nam Định.

5


CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CỦA
HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG TIỂU HỌC
1.1.Tổng quan nghiên cứu vấn đề
1.1.1. Các nghiên cứu về quản lí hoạt động dạy học của hiệu trưởng trường tiểu
học trên thế giới.
1.1.2. Các nghiên cứu về quản lí hoạt động dạy học của hiệu trưởng trường tiểu
học trong nước.
1.2. Các khái niệm cơ bản của đề tài
1.2.1. Quản lí
1.2.2. Quản lí hoạt động
1.2.3. Quản lí hoạt động dạy học
1.2.4. Quản lí hoạt động dạy học của hiệu trưởng trường tiểu học
1.3. Nội dung quản lí hoạt động dạy học ở trường tiểu học
1.3.1 Xây dựng kế hoạch dạy học:
- Kế hoạch dạy học năm học;
- Kế hoạch tuyển sinh;
- Thời khóa biểu;
- Kế hoạch bồi dưỡng giáo viên;
- Kế hoạch sử dụng đồ dùng, thiết bị dạy học;

-

Kế hoạch đổi mới phương pháp dạy học,

- Kế hoạch bồi dưỡng học sinh gỏi, phụ đạo học sinh yếu kém,
6


-

Kế hoạch sinh hoạt tổ chuyên môn,

- Kế hoạch giảng dạy của giáo viên...
1.3.2 Tổ chức hoạt động dạy học:
- Phân công giữa hiệu trưởng và hiệu phó chuyên môn trong QL hoạt động
dạy học,
- Xây dựng tổ chuyên môn,
- Phân công chuyên môn cho giáo viên
1.3.3 Chỉ đạo hoạt động dạy học:
- Chỉ đạo (tổ chuyên môn và giáo viên) xây dựng kế hoạch dạy học;
- Chỉ đạo thực hiện chương trình dạy học;
- Chỉ đạo bồi dưỡng giáo viên;
- Chỉ đạo thực hiện nề nếp dạy học;
- Chỉ đạo bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu;
- Chỉ đạo sinh hoạt tổ chuyên môn;
- Chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học;
- Chỉ đạo sử dụng cơ sở vật chất – thiết bị phục vụ hoạt động dạy học.
1.3.4 Kiểm tra đánh giá hoạt động dạy học trong nhà trường:
- Kiểm tra đánh giá giáo viên,
- Kiểm tra đánh giá học sinh,

- Kiểm tra cơ sở vật chất – thiết bị phục vụ dạy học.
1.4. Cácyếu tố ảnh hưởng đến quản lí hoạt động dạy học của hiệu trưởng
trường tiểu học.
7


1.5. Bối cảnh đổi mới giáo dục và những yêu cầu đặt ra đối với quản lí
hoạt động dạy học của hiệu trưởng trường tiểu học.
Kết luận chương 1.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CỦA HIỆU TRƯỞNG
TRƯỜNG TIỂU HỌC TRỰC CÁT- TRỰC NINH- NAM ĐỊNH
2.1. Giới thiệu về trường tiểu học Trực Cát- Trực Ninh- Nam Định
2.2. Tổ chức khảo sát thực trạng
2.2.1. Mục đích khảo sát
2.2.2. Khách thể khảo sát
2.2.3. Nội dung khảo sát
2.2.4. Phương pháp và công cụ khảo sát
2.3. Thực trạng quản lí hoạt động dạy học của hiệu trưởng trường tiểu học
Trực Cát- Trực Ninh- Nam Định
2.3.1. Thực trạng xây dựng kế hoạch dạy học:
- Kế hoạch dạy học năm học;
- Kế hoạch tuyển sinh;
- Thời khóa biểu;
- Kế hoạch bồi dưỡng giáo viên;
- Kế hoạch sử dụng đồ dùng, thiết bị dạy học;
-

Kế hoạch đổi mới phương pháp dạy học,


- Kế hoạch bồi dưỡng học sinh gỏi, phụ đạo học sinh yếu kém,
-

Kế hoạch sinh hoạt tổ chuyên môn,

- Kế hoạch giảng dạy của giáo viên...
8


2.3.2. Thực trạng tổ chức hoạt động dạy học:
- Phân công giữa hiệu trưởng và hiệu phó chuyên môn trong QL hoạt động
dạy học,
- Xây dựng tổ chuyên môn,
- Phân công chuyên môn cho giáo viên
2.3.3. Thực trạng chỉ đạo hoạt động dạy học:
- Chỉ đạo (tổ chuyên môn và giáo viên) xây dựng kế hoạch dạy học;
- Chỉ đạo thực hiện chương trình dạy học;
- Chỉ đạo bồi dưỡng giáo viên;
- Chỉ đạo thực hiện nề nếp dạy học;
- Chỉ đạo bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu;
- Chỉ đạo sinh hoạt tổ chuyên môn;
- Chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học;
- Chỉ đạo sử dụng cơ sở vật chất – thiết bị phục vụ hoạt động dạy học.
2.3.4. Thực trạng kiểm tra đánh giá hoạt động dạy học trong nhà trường:
- Kiểm tra đánh giá giáo viên,
- Kiểm tra đánh giá học sinh,
- Kiểm tra cơ sở vật chất – thiết bị phục vụ dạy học.
2.4. Đánh giá chung về quản lí hoạt động dạy học của hiệu trưởng trường
tiểu học Trực Cát- Trực Ninh- Nam Định
2.4.1 Điểm mạnh

2.4.2 Điểm yếu
9


2.4.3 Khó khăn, thách thức
2.4.4 Thời cơ
Kết luận chương 2.
CHƯƠNG 3
BIỆN PHÁP QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CỦA HIỆU TRƯỞNG
TRƯỜNG TIỂU HỌC TRỰC CÁT- TRỰC NINH- NAM ĐỊNH
3.1. Một số nguyên tắc định hướng cho việc đề xuất biện pháp
3.1.1. Nguyên tắc hiệu quả và khoa học
3.1.2. Nguyên tắc biện chứng
3.1.3. Nguyên tắc uyển chuyển và linh hoạt
3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu
3.2. Các biện pháp quản lí hoạt động dạy học của hiệu trưởng trường tiểu học
Trực Cát- Trực Ninh- Nam Định.
3.2.1. Biện pháp xây dựng kế hoạch dạy học
3.2.2 Biện pháp tổ chức hoạt động dạy học
3.3.3 Biện pháp chỉ đạo hoạt động dạy học
3.4.4 Biện pháp kiểm tra đánh giá hoạt động dạy học trong nhà trường
Kết luận chương 3
KẾT LUẬN VÀ KHUYỂN NGHỊ
1.Kết luận
2.Khuyến nghị

10


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.Chính phủ (2012), Chiến lược phát triển giáo dục đào tạo đến năm 2020, (1998),
Nxb Hà Nội, Hà Nội.
2. PGS.TS Nguyễn Tiến Hùng, (2014), Quản lí giáo dục phổ thông trong bối cảnh
phân cấp quản lí giáo dục, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
3. Nguyễn Xuân Hải, (2010), Giáo trình Khoa học quản lí đại cương, Nxb Trường
đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn- ĐHQGHN.
4. Nguyễn Văn Lê, Đỗ Hữu Tài, Nguyễn Thanh Phong,(1996), Chuyên đề quản lí
trường học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
5. Trần Kiểm, (2002), Khoa học quản lí nhà trường phổ thông, Đại học quốc gia
Hà Nội, Hà Nội.
6. Đỗ Đức Phú, (2000), Hệ thống quản lí chất lượng, Nxb Hà Nội.
7. Đỗ Minh Phương, (2009), Các biện pháp quản lí chất lượng học tập của học
sinh tiểu học huyện Quảng Xương- tỉnh Thanh hóa theo mô hình quản lí chất
lượng tổng thể( TQM).
8. Bùi Minh Hiền, (2011), Quản lí giáo dục, Nxb Đại học Sư phạm Hà Nội, Hà
Nội.
9. Trần Thị Bích Liễu, (2005), Quản lí chất lượng dựa vào nhà trường, Nxb
ĐHSPHN.
10. Bộ giáo dục, (2011), Điều lệ trường tiểu học.

11



×