BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
--------------------------------------
ĐỖ THỊ THU HẰNG
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNGBẦU KHÔNG
KHÍ TÂM LÍ Ở TRƯỜNG MẦM NON QUẬN BẮC
TỪ LIÊM THÀNH PHỐ HÀ NỘI
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC QUẢN LÝ GIÁO DỤC
HÀ NỘI - 2015
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
--------------------------------------
ĐỖ THỊ THU HẰNG
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNGBẦU KHÔNG
KHÍ TÂM LÍ Ở TRƯỜNG MẦM NON QUẬN BẮC
TỪ LIÊM THÀNH PHỐ HÀ NỘI
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ GIÁO DỤC
Mã số : 60.14.01.14
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC QUẢN LÝ GIÁO DỤC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:TS NGUYỄN ĐÌNH MẠNH
HÀ NỘI - 2015
i
LỜI CẢM ƠN
Luận văn được thực hiện tạiTrường Đại học sư phạm Hà Nội 2 dưới sự
hướng dẫn của TS NGUYỄN ĐÌNH MẠNH. Tác giả trân trọng cảm ơn tới các
thầy giáo, cô giáo trường Đại học sư phạm Hà Nội 2 các chị em đồng nghiệp các
trường mầm non trên địa bàn quận Bắc Từ Liêm và gia đình đã luôn quan tâm, tạo
điều kiện cho tác giả nghiên cứu trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn
thành Luận văn.
Xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày 8 tháng 10 năm 2015
Tác giả
Đỗ Thị Thu Hằng
ii
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là luận văn nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu, kết
quả nêu trong luận văn tốt nghiệp là trung thực xuất phát từ tình hình thực tế của
đơn vị.
Học viên
Đỗ Thị Thu Hằng
iii
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ i
LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... ii
MỤC LỤC ................................................................................................................. iii
PHẦN MỞ ĐẦU .........................................................................................................1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG BẦU
KHÔNG KHÍ TÂM LÍ Ở TRƯỜNG MẦM NON .....................................................6
1.1. Sơ lược lịch sử vấn đề nghiên cứu.................................................................6
1.1.1. Trong nước .................................................................................................6
1.1.2 .Ngoài nước .................................................................................................9
1.2. Một số vấn đề lý luận của đề tài ....................................................................13
1.2.1. Quản lý .....................................................................................................13
1.2.1.1. Khái niệm quản lý ..............................................................................13
1.2.1.2. Những chức năng cơ bản của quản lí .................................................15
1.2.2. Khái niệm hoạt động và xây dựng............................................................15
1.2.3. Khái niệm bầu không khí tâm lí ...............................................................15
1.2.4. Khái niệm nhóm và tập thể.......................................................................18
1.2.4.1. Khái niệm nhóm và tập thể. ...............................................................18
1.2.4.2. Một số hiện tượng tâm lí trong nhóm và tập thể................................19
1.2.5. Khái niệm hiệu trưởng, giáo viên mầm non .............................................26
1.2.6. Nội dung quản lí hoạt động xây dựng bầu không khí tâm lý ...................28
1.2.6.1. Xây dựng kế hoạch quản lí hoạt động xây dựng bầu không khí tâm
lí: .....................................................................................................................28
1.2.6.2. Tổ chức thực hiện kế hoạch ...............................................................28
1.2.6.3. Chỉ đạo thực hiện kế hoạch ................................................................29
1.2.6.4. Kiểm tra, đánh giá xây dựng bầu không khí tâm lí...........................29
1.2.7. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lí hoạt động xây dựng bầu không khí
tâm lí ở tập thể trường mầm non. .......................................................................29
1.2.7.1. Về phía chủ thể quản lí ......................................................................29
1.2.7.2. Về phía đối tượng quản lí ..................................................................30
1.2.7.3. Yếu tố môi trường, điều kiện cơ sở vật chất, tài chính, vai trò của các
tổ chức đoàn thể ..............................................................................................30
iv
CHƯƠNG 2: .............................................................................................................32
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG BẦUKHÔNG KHÍ TÂM
LÝ Ở TRƯỜNG MẦM NON QUẬN BẮC TỪ LIÊM, THÀNH PHỐ HÀ NỘI....32
2.1. Khái quát về Quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội ....................................32
2.2.1. Lịch sử hình thành. ...................................................................................32
2.2.2. Khái quát về tình hình giáo dục ở các trường mầm non Quận Bắc Từ
Liêm – Thành phố Hà Nội ..................................................................................33
2.2. Tổ chức nghiên cứu thực trạng .......................................................................35
2.2.1. Mục đích nghiên cứu ................................................................................35
2.2.2. Nội dung khảo sát .....................................................................................36
2.2.3. Phương pháp khảo sát ..............................................................................36
2.2.4. Địa bàn và khách thể khảo sát ..................................................................37
2.2.5. Thời gian khảo sát: Từ tháng 3 đến tháng 8 năm 2015 ............................37
2.3. Kết quả khảo sát thực trạng Quản lý hoạt động xây dựng bầu không khí tâm lí
ở các trường mầm non quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội .............................37
2.3.1. Kết quả khảo sát thực trạng bầu không khí tâm lí. ...................................37
2.3.1.1. Nhận thức của khách thể điều tra về tầm quan trọng của các yếu tốcó
ảnh hưởng đến tâm trạng và hiệu quả công việc của các thành viên trong tập
thể ....................................................................................................................37
2.3.1.2. Nhận thức của khách thể điều tra về vai trò của các yếu tố đối với sự
hình thành bầu không khí tâm lí tập thể trường mầm non. .............................42
2.3.1.3. Thực trạng tần xuất thực hiện của các yếu tố chi phối sự hình thành
bầu không khí tâm lý trong trường mầm non ở quận Bắc Từ Liêm ...............46
2.3.1.4. Thực trạng hiệu quả của các yếu tố chi phối sự hình thành bầu không
khí tâm lí tập thể tại các trường mầm non ở quận Bắc Từ Liêm. ...................50
2.3.2. Khảo sát thực trạng quản lí hoạt động xây dựng bầu không khí tâm lí ở
các trường mầm non. ..........................................................................................54
2.3.2.1. Đánh giá nhận thức về tầm quan trọng của các biện pháp quản lý hoạt
động xây dựng bầu không khí tâm lí của cán bộ, giáo viên tại các trường mầm
non quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội. ....................................................54
2.3.2.2. Kết quả khảo sát việc thực hiện các biện pháp quản lí hoạt động xây
dựng bầu không khí tâm lí ở trường mầm non quận Bắc Từ Liêm, thành phố
Hà Nội. ............................................................................................................60
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2..........................................................................................70
v
CHƯƠNG 3: .............................................................................................................74
BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG .............................................74
BẦU KHÔNG KHÍ TÂM LÍ TRONG TRƯỜNG MẦM NON ...............................74
QUẬN BẮC TỪ LIÊM, THÀNH PHỐ HÀ NỘI ....................................................74
3.1. Nguyên tắc đề xuất biện pháp .........................................................................74
3.1.1. Nguyên tắc thực tiễn.................................................................................74
3.1.2. Nguyên tắc hệ thống .................................................................................74
3.1.3. Nguyên tắc kế thừa ...................................................................................74
3.1.4. Nguyên tắc khả thi ....................................................................................75
3.2. Một số giải pháp quản lý hoạt động xây dựng bầu không khí làm việc trong
trường mầm non Quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội. .....................................75
3.2.1. Tổ chức hoạt động nâng cao nhận thức cho cán bộ, giáo viên… về tầm
quan trọng của việc xây dựng bầu không khí tâm lí tích cực trong nhà trường.
............................................................................................................................75
3.2.1.1. Mục tiêu .............................................................................................75
3.2.1.2. Nội dung của biện pháp .....................................................................75
3.2.1.3. Cách thức tổ chức và điều kiện thực hiện biện pháp .........................76
3.2.2. Đổi mới việc xây dựng và thực hiện kế hoạch tổ chức hoạt động xây
dựng bầu không khí tâm lý tập thể. ....................................................................78
3.2.2.1. Mục tiêu .............................................................................................78
3.2.2.2. Nội dung của biện pháp .....................................................................78
3.2.2.3. Cách thức tổ chức và điều kiện thực hiện biện pháp .........................79
3.2.3. Tổ chức quản lý hoạt động xây dựng bầu không khí tâm lí thông qua
việctổ chức lựa chọn và bồi dưỡng năng lực cho đội ngũ giáo viên. .................79
3.2.3.1. Mục tiêu .............................................................................................79
3.2.3.2. Nội dung của biện pháp .....................................................................80
3.2.3.3. Cách thức tổ chức và điều kiện thực hiện biện pháp .........................80
3.2.4. Tổ chức quản lý hoạt động xây dựng bầu không khí tâm lí thông qua hoạt
động xây dựng môi trường cơ sở vật chất. .........................................................81
3.2.4.1. Mục tiêu của biện pháp. .....................................................................81
3.2.4.2. Nội dung, cách thức tổ chức và điều kiện thực hiện biện pháp .........81
3.2.5. Xây dựng môi trường sư phạm thân thiện, tích cực và có các chính sách
khuyến khích đối với cán bộ, giáo viên..............................................................87
3.2.5.1. Mục tiêu .............................................................................................87
3.2.5.2. Nội dung của biện pháp .....................................................................87
3.2.5.3. Cách thức tổ chức và điều kiện thực hiện biện pháp .........................88
vi
3.2.6. Tổ chức kiểm tra, đánh giá hoạt động xây dựng bầu không khí làm việc
tại nhà trường mầm non quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội ........................90
3.2.6.1. Mục tiêu .............................................................................................90
3.2.6.2. Nội dung của biện pháp .....................................................................90
3.2.6.3. Cách thức tổ chức và điều kiện thực hiện biện pháp .........................92
3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp .....................................................................92
3.4. Khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lí hoạt
động xây dựng bầu không khí tâm lí bằng phương pháp chuyên gia. ...................93
3.4.1. Mục tiêu khảo nghiệm ..............................................................................93
3.4.2. Đối tượng khảo nghiệm ............................................................................93
3.4.3. Cách thức khảo nghiệm ............................................................................93
3.4.4. Thời gian khảo nghiệm: Tháng 9/2015 ....................................................93
3.4.5. Kết quả khảo nghiệm................................................................................93
Kết luận chương 3 ....................................................................................................97
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ............................................................................99
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................104
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài
1.1.
Hiện tượng tâm lý của con người diễn ra rất đa dạng, phức tạp và nó
có sức mạnh vô cùng to lớn đối với hoạt động của con người. Con người từ khi
sinh ra và lớn lên đã không tồn tại và hoạt động một cách đơn lẻ mà luôn gắn mình
vào các nhóm xã hội. Bởi vì hoạt động và giao tiếp trong nhóm là nhu cầu không
thể thiếu của con người, hay như nhà xã hội học Comte đã nói rằng: Cá nhân là
một thực thể xã hội, không có con người biệt lập, không có con người phi xã hội.
Trong bất kỳ một tập thể hay nhóm xã hội nào đó, con người luôn phải liên
kết với nhau để cùng tiến hành các hoạt động, giao tiếp để tạo ra của cải vật chất,
những giá trị tinh thần giúp thoả mãn các nhu cầu khác nhau của con người. Để
nhóm tồn tại bền vững và phát triển thì một nhân tố đóng vai trò then chốt đó là bầu
không khí tâm lí xã hội trong nhóm. Bầu không khí tâm lí tập thể là trạng thái tâm lí
của tập thể, nó thể hiện sự phối hợp tâm lí xã hội, sự tương tác giữa các thành viên
và mức độ dung hợp các đặc điểm tâm lí trong quan hệ liên nhân cách của họ. Các
nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng: trong một tập thể, bầu không khí tâm lí càng tích cực
bao nhiêu, sự tương quan giữa các cá nhân càng tốt bao nhiêu, càng thân thiện với
nhau bao nhiêu thì kết quả hoạt động của nhóm, tập thể đó càng tốt bấy nhiêu, sự
gắn kết trong nhóm càng bền vững, ý thức trách nhiệm của mọi người trong việc
xây dựng và bảo vệ nhóm càng tốt bấy nhiêu
1.2. Tại Việt Nam, vào thời điểm hiện nay, một trong những yêu cầu to lớn
và bức thiết của xã hội là đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục. Quản lý giáo
dục có vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục. Hơn
lúc nào hết, các nhà quản lý nhận thức rõ vai trò, trách nhiệm của mình: “ Cán bộ
quản lý giáo dục giữ vai trò quan trọng trong việc tổ chức, quản lý, điều hành các
hoạt động giáo dục. Cán bộ quản lý giáo dục phải không ngừng học tập, rèn luyện,
nâng cao phẩm chất đạo đức, trình độ chuyên môn, năng lực quản lý và trách nhiệm
cá nhân. Nhà nước có kế hoạch xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ
2
quản lý giáo dục nhằm phát huy vai trò và trách nhiệm của cán bộ quản lý giáo dục,
bảo đảm phát triển sự nghiệp giáo dục [59]. Tuy nhiên, hiện nay: “Đội ngũ cán bộ
quản lý Quản lý giáo dục và đào tạo còn nhiều yếu kém. Đội ngũ nhà giáo và cán bộ
quản lý giáo dục bất cập về chất lượng, số lượng và cơ cấu một bộ phận chưa theo
kịp yêu cầu đổi mới và phát triển giáo dục”[14; 2]. Vì vậy, đổi mới công tác quản lý
để nâng cao chất lượng giáo dục là yêu cầu tất yếu của giáo dục Việt Nam hiện nay.
Mặt khác, để thực hiện được sự nghiệp đổi mới này, nền giáo dục phải huy
động và vận dụng thành tựu nghiên cứu của rất nhiều ngành khoa học khác nhau, từ
các ngành khoa học tự nhiên đến những ngành khoa học xã hội và các ngành khoa
học đặc thù. Trong đó, một trong những ngành khoa học mà sự nghiệp đổi mới nền
giáo dục cần thiết bậc nhất chính là tâm lý học. Đây là khoa học nghiên cứu về đời
sống tinh thần của con người, là đối tượng chính của công tác giáo dục. Muốn góp
phần thực hiện được điều đó, tâm lý học phải tìm ra những con đường ứng dụng các
thành tựu của mình để phục vụ công cuộc đổi mới ấy.
1.3. Trong hệ thống quản lý giáo dục mầm non, tập thể giáo viên là một
nhóm xã hội có trình độ tổ chức cao. Trong tập thể đó, rất nhiều hiện tượng tâm lý
chung nảy sinh như: trí tuệ tập thể, ý thức tập thể, truyền thống tập thể, dư luận
trong tập thể và đặc biệt là bầu không khí tập thể. Bầu không khí tâm lý này được
nảy sinh từ trong quá trình hoạt động chung của tập thể và khi đã hình thành, nó chi
phối ngược lại tính tích cực của mỗi thành viên trong quá trình hoạt động. Vì vậy,
việc nghiên cứu những điểm mạnh, những hạn chế và những ảnh hưởng của bầu
không khí tập thể tại các trường mầm non sẽ giúp cho người giáo viên cũng như
những nhà quản lý giáo dục tại nơi đó có thể phát huy hay điều chỉnh nó theo hướng
tích cực hơn. Bên cạnh đó, nếu có thể tìm ra hệ thống biện pháp xây dựng bầu
không khí tập thể theo hướng tích cực thì sẽ kích thích được tinh thần làm việc và
rèn luyện của từng cán bộ, giáo viên, mang đến những hiệu quả rõ rệt cho quá trình
giáo dục..
Xuất phát từ cơ sở lí luận và thực tiễn nêu trên, học viên mạnh dạn lựa chọn
đề tài: “Quản lý hoạt động xây dựng bầu không khí tâm lý ở trường mầm non quận
Bắc Từ Liêm, Thành phố Hà Nội.”
3
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lí luận và thực trạng quản lí hoạt động xây dựng bầu
không khí tâm lý tập thể ở trường mầm non, đề xuất một số biện pháp xây dựng bầu
không khí tâm lý tập thể ngày càng tốt hơn, có ảnh hưởng tích cực hơn tới chất
lượng giáo dục.
3. Đối tượng, khách thể nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Biện pháp quản lí hoạt động xây dựng bầu không khí tâm lý tập thể ở trường
mầm non quận Bắc Từ Liêm, Thành phố Hà Nội
3.2. Khách thể nghiên cứu
Bầu không khí tâm lý tập thể ở trường mầm non
4. Giả thuyết khoa học
Bầu không khí tâm lí tập thể của trường mầm non hiện nay đã được quan tâm
xây dựng nhưng vẫn chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn và nó có ảnh
hưởng tích cực, tiêu cực tới tâm trạng cũng như kết quả làm việc của người giáo
viên. Dựa trên cơ sở nghiên cứu lí luận và thực tế, có thể đề xuất một số biện pháp
quản lí phù hợp để xây dựng bầu không khí tâm lí ngày càng tốt đẹp hơn nhằm phát
huy mặt tích cực và hạn chế tối đa ảnh hưởng tiêu cực của nó tới các thành viên của
tập thể.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu một số vấn đề lý luận về quản lí, hoạt động, xây dựng, bầu
không khí tâm lí, tập thể, bầu không khí tâm lí tập thể, giáo viên trường mầm non,
biện pháp quản lí hoạt động xây dựng bầu không khí tâm lí tập thể trường mầm non.
- Điều tra, đánh giá thực trạng quản lí hoạt động xây dựng bầu không khí tâm
lí của tập thể giáo viên mầm non và lý giải nguyên nhân dẫn đến thực trạng đó.
- Đề xuất một số biện pháp nhằm tăng cường quản lí hoạt động xây dựng bầu
không khí tâm lí tốt đẹp, tích cực trong tập thể giáo viên mầm non.
4
6. Phương pháp nghiên cứu
6.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận: Đọc tài liệu nghiên cứu, thu thập, tổng
hợp thông tin, phân tích xử lí thông tin…
6.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
6.2.1. Phương pháp quan sát
Phương pháp này được sử dụng trong quá trình phỏng vấn, dự giờ các đồng
nghiệp
6.2.2. Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia.
6.2.3. Phương pháp điều tra có sử dụng bảng hỏi
Dựa trên cơ sở lí luận và tham khảo quan điểm của các nhà nghiên cứu, các
chuyên gia, luận văn đã lựa chọn, sắp xếp, thiết kế các bảng hỏi để tiến hành điều
tra (phụ lục). Khách thể điều tra là 286 cán bộ, giáo viên các trường mầm non Quận
Bắc Từ Liêm, Thành phố Hà Nội.
6.2.4. Phương pháp phỏng vấn sâu
Phỏng vấn sâu một số cán bộ, giáo viên các trường mầm non Quận Bắc Từ
Liêm, Thành phố Hà Nội về thực trạng quản lí hoạt động xây dựng bầu không khí
tâm lý tập thể tại đây và ảnh hưởng của bầu không khí đến kết quả làm việc…
6.2.5. Phương pháp tổng kết kinh nghiệm quản lí giáo dục.
Nghiên cứu kinh nghiệm quản lý của các cán bộ quản lý giáo dục nhằm tìm
hiểu, thu thập thông tin cần thiết cho vấn đề nghiên cứu.
6.2.6. Phương pháp khảo nghiệm
Xin ý kiến của các chuyên gia, các nhà quản lí giáo dục về tính cần thiết và
tính khả thi của các biện pháp quản lí hoạt động xây dựng bầu không khí tâm lí
được đề xuất trong đề tài nghiên cứu.
6.2.7. Pháp thống kê toán học.
Dùng để sử lí các dữ liệu thu được trong quá trình nghiên cứu.
7. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
7.1. Chủ thể quản lí: Hiệu trưởng trường mầm non
7.2. Khách thể điều tra: 286 cán bộ quản lí và giáo viên mầm non
7.3. Nội dung nghiên cứu: Đề tài chỉ tiến hành nghiên cứu quản lí hoạt động xây
dựng bầu không khí tâm lí tập thể.
5
7.4. Địa bàn nghiên cứu: 8 trường mầm non quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội
( mầm non Phú Diễn, mầm non Liên Mạc, mầm non Tây Tựu, mầm non Thượng
Cát, mầm non Thụy Phương, mầm non Cổ Nhuế 1, mầm non Cổ Nhuế 2, mầm non
Minh Khai).
8. Kết cấu của luận văn:
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, luận văn có kết cấu gồm
3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lí hoạt động xây dựng bầu không khí tâm lý ở
trường mầm non quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội
Chương 2:Thực trạng quản lí hoạt động xây dựng bầu không khí tâm lí tại
trường mầm non quận Bắc Từ Liêm, Thành phố Hà Nội
Chương 3: Biện pháp xây dựng bầu không khí tâm lí tập thể trường mầm non
quận Bắc Từ Liêm, Thành phố Hà Nội
6
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG XÂY
DỰNG BẦU KHÔNG KHÍ TÂM LÍ Ở TRƯỜNG MẦM NON
1.1.
Sơ lược lịch sử vấn đề nghiên cứu
Thuật ngữ “bầu không khí làm việc” bắt đầu sử dụng rộng rãi trong tâm lý
học xã hội từ nhữngnăm 30 của thế kỉ 20, khi các nhà tâm lý học bắt đầu quan tâm
nghiên cứu hiện tượng này. Từ đó, thuật ngữ “bầu không khí tâm lý” bắt đầu đi
vào nhiều hơn trong các lĩnh vực của đời sống,đặc biệt là lĩnh vực quản lý, kinh
doanh, tổ chức lao động, sư phạm, truyền thông… và được nghiên cứu dưới nhiều
góc độ và mức độ khác nhau.
Trong các lĩnh vực trên, mảng quản lí là lĩnh vực có nhiều nghiên cứu ứng
dụng và tác phẩm viết về bầu không khí tâm lí nhất. Riêng trong lĩnh vực tâm lí
học ứng dụng cho ngành sư phạm, các nghiên cứu còn ít và tương đối nhỏ lẻ.
Sau đây là khái quát một số công trình nghiên cứu về bầu không khí tâm lí
nói chung và bầu không khí tâm lí trong lớp học nói riêng được tiến hành trong và
ngoài nước.
1.1.1. Trong nước
a. Về nghiên cứu lí luận, các nhà nghiên cứu chủ yếu đúc kết kinh nghiệm từ
thực tiễn trongcác tác phẩm như:
-“Tâm lí học quản lí dành cho người lãnh đạo”, tác giả Nguyễn Bá Dương.
Trong tác phẩm này, tác giả đã đưa ra những yếu tố quy định bầu không khí tâm lý
tập thể. Đó là:
+ Môi trường tự nhiên tạo nên: chỗ ở, chỗ làm việc
+ Môi trường tâm lí: mối quan hệ giữa các thành viên trong tập thể. Để tạo
một môi trường tâm lí tốt, người quản lí cần phải:
* Làm cho các thành viên trong nhóm thấu hiểu nhau.
* Hình thành tinh thần tự tôn tập thể, ý thức về nhóm chung.
* Hạn chế và giải quyết kịp thời các xung đột trong nội bộ nhóm.
- Trong cuốn “Tâm lý học lao động” và cuốn “Tâm lý học quản lý”, tác giả
7
Trần Trọng Thủy đã nghiên cứu theo hướng phân tích các biện pháp nhằm xây dựng
bầu không khí tâm lí lành mạnh. Trong đó, biện pháp cốt lõi là tích cực ngăn ngừa
các xung đột xảy ra giữa các thành viên. Để thực hiện được điều đó, người có trách
nhiệm phải:
+ Lựa chọn các thành viên có phẩm chất đạo đức, có sự tương đồng tâm lý
vào cùng một nhóm, đặc biệt là về mục đích làm việc và tính cách cá nhân.
+ Song song đó, phải sắp xếp cán bộ một cách chính xác, người lãnh đạo cần
có cấp phó và người giúp việc phù hợp, vì xung đột hiển nhiên sẽ xảy ra nếu không
có sự nhất trí cao trong phương pháp lãnh đạo. Những xung đột trong bộ máy quản
lí sẽ nhanh chóng lây lan sang tập thể, bởi khi xung đột mỗi người sẽ tìm đến một
nhóm người nào đó trong tập thể làm chỗ dựa để ủng hộ quan điểm của mình.
+ Không chỉ sắp xếp con người, tác giả cũng lưu ý về mặt tổ chức công việc
sao cho hợp lý – rõ ràng – có nguyên tắc. Công việc trôi chảy, phối hợp nhịp nhàng,
tiền lương tốt thì xung đột ít có điều kiện xảy ra.
- Tác giả Lê Ngọc Lan trong tác phẩm “Bầu không khí tâm lí gia đình và việc
giáo dục trẻ em” đã khẳng định: Một bầu không khí tâm lí tích cực tạo điều kiện
thuận lợi để trẻ em sống trong môi trường đó có một nhận thức lành mạnh – thái độ
tốt và thói quen tích cực đốivới những người xung quanh.
- Ngoài ra, khái niệm về bầu không khí tâm lí cũng được phân tích và mô tả
trong các tài liệu chuyên khảo về Tâm lí học xã hội như:
+ Tâm lí học xã hội của tác giả Vũ Dũng
+ Tâm lí học xã hội của tác giả Nguyễn Đình Chỉnh, Phạm Ngọc Uyển
+ Tâm lí học xã hội – những vấn đề lý luận của tác giả Trần Hiệp (chủ biên)
Cùng một số tác phẩm khác. Trong những tài liệu này, các tác giả đã đúc kết
về định nghĩa – cấu trúc cũng như một số yếu tố chi phối đến sự hình thành và phát
triển của một bầu không khí tâm lý tập thể.
Nhìn chung, đã có những nghiên cứu lý luận trong nước đề cập đến khái
niệm bầu không khí tâm lí tập thể. Tuy nhiên, chưa có những nghiên cứu lý luận hệ
thống và chuyên sâu.
b. Về nghiên cứu thực trạng, một số đề tài đã mô tả đặc điểm bầu không khí
8
tâm lý của nhiềunhóm đối tượng, trong đó đa phần là sinh viên. Chẳng hạn như:
- Từ năm 1983, tác giả Đỗ Thị Hường đã nghiên cứu “Bầu không khí tâm lí
tập thể sinh viên sư phạm mẫu giáo và ảnh hưởng của nó tới tâm trạng cá nhân” .
Trong đề tài này, tác giả đã đưa ra khái niệm về bầu không khí tâm lý tập thể và sự
tương tác của nó với tâm trạng củatừng thành viên trong tập thể đó. Tuy nhiên, đề
tài chưa đưa ra các tiêu chí đánh giá một cáchtoàn diện về bầu không khí tâm lý và
mối tương quan giữa bầu không khí chung và tâm trạng riêng của cá nhân chưa thể
hiện rõ nét.
- Sau đó, trong đề tài tương tự nghiên cứu về “Bầu không khí tâm lí tập thể
sinh viên sư phạm mẫu giáo và ảnh hưởng của nó tới tâm trạng cá nhân”, tác giả Lê
Thị Hân đã khắcphục các khuyết điểm trên và có một cái nhìn tương đối đầy đủ về
bầu không khí tâm lí.
- Với đề tài “Nghiên cứu bầu không khí tâm lí tập thể ở sinh viên trường cao
đẳng sư phạm Ninh Bình”, tác giả Trần Đức Hội tiếp cận bầu không khí tâm lý tập
thể dưới góc độ xemđó là tổ hợp xu hướng và cảm xúc chung của từng thành viên
riêng lẻ trong tập thể. Cách tiếp cận này chưa được toàn diện và hệ thống. Tuy
nhiên, đề tài đã đóng góp cho những nhà nghiên cứu một cái nhìn rõ hơn về mối
quan hệ giữa cảm xúc và các yếu tố khác trong cấu trúc của một bầu không khí tâm
lí tập thể.
- Nằm trong nhóm đề tài tìm hiểu về các yếu tố chi phối đến bầu không khí
tâm lí tập thể, đề tài “Tìm hiểu ảnh hưởng của phong cách lãnh đạo của hiệu trưởng
đối với bầu không khí tâm lí tập thể sư phạm một số trường mầm non tại thành phố
Hồ Chí Minh” đã làm sáng rõ mối tương quan nhân quả giữa yếu tố thủ lĩnh – lãnh
đạo đối với tâm trạng của từng thành viên và của chung tập thể. Tuy nhiên, do giới
hạn nghiên cứu của đề tài, sự ảnh hưởng của người lãnh đạo chưa đặt trong mối
quan hệ với rất nhiều các yếu tố ảnh hưởng khác nhằm kiểm soát các yếu tố gây
nhiễu lên bầu không khí tâm lí tập thể.
- Nghiên cứu một cách toàn diện hơn về các yếu tố chi phối đến tâm trạng
chung của tập thể, tác giả Hoàng Đình Châu đã tìm hiểu phương pháp“Xây dựng
bầu không khí tâm lí tích cựctrong tập thể khoa giáo viên trong các trường đào tạo
9
sĩ quan”. Đề tài đã nêu ra những đặctrưng về hoạt động đào tạo và con người tại
khoa giáo viên trong nhà trường quân đội, từ đó phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến
bầu không khí tâm lí nói chung và biện pháp tác động đến bầu không khí này. Tuy
nhiên, do nghiên cứu trong môi trường quân đội, đề tài quá thiên về yếu tố tuân thủ
điều lệnh, chấp hành mối quan hệ cấp trên - cấp dưới mà xem nhẹ yếu tố tình cảm
và giao tiếp thân thiện giữa các thành viên.
- Tương tự, đề tài “Nghiên cứu bầu không khí tâm lí tích cực trong tập thể
học viên các trường đào tạo sĩ quan quân đội” của tác giả Trần Đức Long vẫn còn
mang nặng tính kỉ luậtquân đội, lãnh đạo – cấp dưới trong việc hình thành bầu
không khí tâm lí trong tập thể học viên Tuy nhiên, đề tài có ưu điểm là đã tách bạch
được cấu trúc của bầu không khí tâm lý thành hai yếu tố: yếu tố nhận thức và yếu tố
thái độ - cảm xúc để khảo sát và phân tích.
Nhìn chung, các đề tài nghiên cứu về bầu không khí tâm lí đều được tiến
hành trên những đối tượng thuộc hai nhóm môi trường: sư phạm và quân đội. Trong
đó các nghiên cứu trong môi trường sư phạm được đặt dưới góc nhìn mang tính toàn
diện hơn, các nghiên cứu trong môitrường quân đội có những đặc trưng riêng. Tuy
nhiên, tất cả các đề tài đều chưa đưa ra một hệ thống các yếu tố ảnh hưởng đến bầu
không khí tâm lí một cách đầy đủ. Bên cạnh đó, các biện pháp để cải thiện bầu
không khí tâm lí còn tương đối ít, mang tính kinh nghiệm và chưa có cách tiếp cận
bài bản.
1.1.2 .Ngoài nước
a. Trong tâm lý học phương Tây, hiện tượng “bầu không khí tâm lí tập thể”
được nghiên cứu rộng rãi trong các lĩnh vực tâm lí học như: Tâm lí học xã hội, tâm
lí học quản lí, tâm lí học kinh doanh, tâm lí học công nghiệp, khoa học hành vi tổ
chức… Do đó, nền tâm lí học phương Tây cũng đã tích lũy được khá nhiều kinh
nghiệm trong việc tổ chức nghiên cứu và ứng dụng các kiến thức vào trong các lĩnh
vực của đời sống xã hội.
Một trong những nghiên cứu đầu tiên được tiến hành trong khoảng thời gian
1924 – 1932,hai nhà tâm lí học người Mỹ là E. Mayo và F. Roethlisberger đã tiến
hành nghiên cứu các quan hệ không chính thức và ảnh hưởng của nó đến hiệu quả
10
sản xuất tại các nhóm lao động. Mặc dù chưa đề cập đến bầu không khí tâm lí một
cách chính thức nhưng đề tài đã đề cập đến khá nhiều khía cạnh của hiện tượng này,
đặc biệt là hệ thống thái độ cảm xúc giữa các thành viên, đó là một cơ sở quan trọng
trong cấu trúc bầu không khí tâm lí nhóm.
Cũng trong những năm 30 của thế kỉ 20, K. Lewin đã cho ra đời tác phẩm
“Một lý thuyết động lực về nhân cách”. Trong tác phẩm này, K. Lewin đã tập trung
nghiên cứu quan hệ bên trong nhóm và vai trò của người lãnh đạo, quản lý đối với
bầu không khí tâm lý nhóm ở các thờiđiểm khác nhau. Ông đã chỉ ra tính quy định
của phong cách lãnh đạo trong việc tạo ra bầu không khí tâm lí tích cực hoặc tiêu
cực trong các nhóm nhỏ và chính K. Lewin là người đầu tiên sử dụng thuật ngữ bầu
không khí tâm lý mà tâm lý học phương Tây hiện nay đang dùng. Như vậy, K.
Lewin được xem như người khởi đầu những nghiên cứu chính thức về bầu khôngkhí
tâm lý của tổ chức và người đầu tiên phát hiện ra quy luật tâm lý về việc phụ thuộc
hành vi các nhân vào các mối quan hệ tác động qua lại giữa môi trường hoàn cảnh
với tâm lí cá nhân.
Các nghiên cứu về bầu không khí tâm lí bắt đầu nở rộ trong tâm lí học
phương Tây từ những năm 50 của thế kỉ 20 như công trình của L. Festinger, S.
Schater , K. W. Back.
E. Colins, B. Raven. Các nghiên cứu này chủ yếu tập trung vào việc làm rõ
ảnh hưởng của bầu không khí tâm lí tập thể đối với hiệu quả sản xuất của tập thể đó.
G. Forehand đã nhậnđịnh về các nghiên cứu bầu không khí tâm lí của tổ chức là:
làm rõ những chỉ số về nhân cách tạo ra bầu không khí tâm lí của tổ chức, tìm ra các
phương pháp nghiên cứu thực nghiệm bầu không khí tâm lí của tổ chức; một số
nghiên cứu khác hướng vào mối quan hệ phụ thuộc của hành vi vào các yếu tố tâm
lí nhân cách và các yếu tố tâm lí nhóm.
Hiện nay, các nghiên cứu về bầu không khí tâm lí trong tâm lí học phương
Tây đang rất phát triển và được tiến hành dưới nhiều góc độ và nhiều hướng ứng
dụng như một bộ phận của tâm lý học xã hội, tâm lý học công nghiệp, tâm lý học
quản lý… Với các hướng nghiên cứu chủ yếu này, tâm lý học phương Tây đã đưa ra
các tiêu chí đánh giá mức độ hình thành, phát triển bầu không khí tâm lý của tổ
11
chức. Các chỉ số sau đây được hầu hết các nhà nghiên cứu sử dụng để lượng hóa bầu
không khí tâm lý:
+ Cơ cấu tổ chức
+ Khen thưởng trong tổ chức
+ Sự quan tâm của lãnh đạo đối với thành viên
+ Giao tiếp thân thiện trong tổ chức
+ Quan hệ liên nhân cách trong tổ chức
+ Quan hệ chỉ huy, phục tùng trong tổ chức
Hiện tại, bầu không khí tâm lí được nhìn dưới ba góc độ:
- Xem bầu không khí tâm lí của tổ chức như là kết quả của sự tác động phức
hợp qua lại củacác yếu tố trong tổ chức đó.
- Xem bầu không khí tâm lí của tổ chức như là yếu tố mang tính nguyên nhân
ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất.
- Xem bầu không khí tâm lí của tổ chức như là yếu tố điều chỉnh, điều khiển
hành vi của cá nhân, của nhóm.
Tóm lại, tâm lí học phương Tây đã có khá nhiều kết quả trong nghiên cứu
bầu không khí tâm lí của tổ chức. Các công trình nghiên cứu không những chỉ ra các
yếu tố quy định bầu không khí tâm lí của tổ chức mà còn xác định vai trò của bầu
không khí tâm lý đối với việc thực hiện các chức năng của tổ chức. Đặc biệt, tâm lý
học phương Tây đã có nhiều cố gắng trong việc xác định hệ thống phương pháp
nghiên cứu bầu không khí tâm lí của nhóm, tổ chức trong các đơn vị sản xuất cụ thể.
Tuy nhiên, do các nghiên cứu xuất phát từ nhiều quan điểm lý luận khác
nhau, phương pháp khác nhau nên kết quả nghiên cứu thu được có nhiều mâu thuẫn.
b. Trong tâm lý học Mác-xít: Các nhà tâm lý học Xô-viết đặc biệt quan tâm
đến việc nghiêncứu các hiện tượng tâm lí xã hội từ sau Cách mạng tháng Mười Nga.
Nội dung tìm hiểu chính của các công trình là làm rõ nguồn gốc, bản chất, vai trò
của những hiện tượng tâm lí xã hội - trong đó có hiện tượng bầu không khí tâm lí
tập thể - đối với hoạt động của cá nhân cũng như của nhóm và tập thể nhằm mục
đích xây dựng tập thể lao động xã hội chủ nghĩa, xây dựng nhân cách con người
trong chế độ mới.
12
- Năm 1963 ba nhà tâm lý học là E.V.Xô-rô-khô-va, N.C.Man-xu-nốp,
K.K.Pla-tô-nốp đã trình bày những kết quả nghiên cứu ban đầu về mối quan hệ qua
lại giữa các thành viên trong một tập thể - làm cơ sở cho việc nghiên cứu bầu không
khí tâm lý tập thể.
- Năm 1966, thuật ngữ “Bầu không khí tâm lý” lần đầu tiên được N.C. Manxu-rốp sử dụng. Ông đã chỉ ra trong các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất lao động có
bầu không khí tâm lí tậpthể. N.C. Man-xu-rốp cũng chỉ ra một số con đường để xây
dựng một bầu không khí tâm lí tập thể tích cực như tổ chức một môi trường làm
việc tốt, chăm sóc đời sống tinh thần cho người lao động, chăm lo đời sống vật chất
cho người lao động, sử dụng các biện pháp kích thích động cơ làm việc của tập thể.
- Năm 1969, V.M.Sêpel là người đầu tiên đưa ra định nghĩa bầu không khí tâm
lí tập thể: “Bầu không khí tâm lí là sắc thái xúc cảm giữa các thành viên trong tập
thể. Nó xuất hiện trên cơ sở có sự gần gũi thiện cảm giống nhau về mặt tính cách,
hứng thú, xu hướng”.
- Những năm kế tiếp, các nhà tâm lí học Xô-viết như E.X.Cu-đơ-min, J.P.Vôncốp, O.I.Zô-tô-va, B.V.Sô-rô-khô-va tiếp tục đi sâu nghiên cứu bầu không khí tâm lí
tập thể và đạt được nhiều thành tựu.
Nhìn chung, các nhà tâm lí học Xô-viết tập trung vào các vấn đề sau:
- Bản chất của bầu không khí tâm lí tập thể (phản ánh các điều kiện của đời
sống tập thể, phản ánh tính chất các mối quan hệ qua lại trong tập thể)
- Hình thức biểu hiện (thể hiện thông qua hành vi cư xử, thái độ giao tiếp)
- Quá trình hình thành (qua con đường hoạt động và giao tiếp chung)
- Những ảnh hưởng trong các lĩnh vực của cuộc sống (lao động sản xuất, giáo
dục…)
Tóm lại, tâm lí học mác-xít do các nhà tâm lý học Xô-viết nghiên cứu đã có
những đóng góp quan trọng trong việc lí giải một cách khá toàn diện hiện tượng bầu
không khí tâm lí tập thể trên lập trường của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ
nghĩa duy vật lịch sử, đặc biệt là đã chỉ ra được đúng bản chất của bầu không khí
tâm lí tập thể.
13
1.2. Một số vấn đề lý luận của đề tài
1.2.1. Quản lý
1.2.1.1. Khái niệm quản lý
Thuật ngữ “quản lý” gồm 2 quá trình: Quá trình “quản” gồm sự coi sóc, giữ
gìn, duy trì ở trạng thái ổn định; quá trình “lí” gồm sự sửa sang, sắp xếp mới, đưa hệ
thống vào trạng thái “phát triển”. Nếu người đứng đầu tổ chức chỉ lo việc “quản”
tức là lo việc coi sóc, giữ gìn thì tổ chức dễ trì trệ, tuy nhiên, nếu chỉ quan tâm việc
“lí”, tức là chỉ lo việc sắp xếp tổ chức đổi mới mà không đặt nền tảng của sự ổn
định thì việc phát triển của tổ chức sẽ không bền vững. Trong “quản” phải có “lí”,
trong “lí” phải có “quản” để động thái của hệ luôn ở thế cân bằng động. Hệ vận
đông phù hợp, thích ứng có hiệu quả trong mối tương tác giữa các yếu tố bên trong
(nội lực) với các nhân tố bên ngoài (ngoại lực).
Thuật ngữ “quản lí” cũng có thể quan niệm như một số người hiện nay: hoạt
động nhằm cho hệ thống vận động theo mục đích đề ra và tiến tới trạng thái chất
lượng mới.
Có người cho quản lí là hoạt động thực hiện nhằm đảm bảo sự hoàn thành
công việc qua những nỗ lực của người khác.
Có tác giả lại cho quản lí là hoạt động phối hợp có hiệu quả hoạt động của
những cộng sự khác cùng chung một tổ chức.
Cũng có tác giả cho quản lí là hoạt động thiết yếu nhằm đảm bảo phối hợp
những nỗ lực cá nhân nhằm đạt được mục đích của cả nhóm.
Đã có nhiều tác giả đưa ra khái niệm quản lý theo những cách tiếp cận hoạt
động ở các góc độ khác nhau:
Theo tác giả Trần Kiểm: “Quản lí là những tác động có tính định hướng, có kế
hoạch của chủ thể quản lí đến đối tượng bị quản lí trong tổ chức để vận hành tổ
chức, nhằm đạt được mục đích nhất định” ”[46;12].
“ Quản lí nhằm kết hợp những nỗ lực của nhiều người, sao cho mục tiêu của từng cá
nhân biến thành thành tựu của tổ chức, của xã hội.” ”[48 24].
14
Theo tác giả Nguyễn Ngọc Quang: “Quản lí là một quá trình tác động gây ảnh
hưởng của chủ thể quản lí đến khách thể quản lí nhằm đạt được mục đích nhất
định.” ”[71;51].
Tất cả mọi người lao động xã hội trực tiếp hay lao động chung nào tiến hành
trên quy mô tương đối lớn thì ít nhiều cũng cần đến một sự chỉ đạo điều hòa những
hoạt động cá nhân và thực hiện những chức năng chung phát sinh từ vận động độc
lập của nó. “Một người độc tấu thì tự điều khiển lấy mình, còn một giàn nhạc thì
cần phải có một nhạc trưởng.”
Theo quan điểm của Đỗ Hoàng Toàn: “Quản lí là sự tác động có tổ chức, có
hướng đích của chủ thể quản lí lên đối tượng quản lí nhằm sử dụng hiệu quả nhất
các tiềm năng, các cơ hội của hệ thống để đạt được mục tiêu đặt ra trong điều kiện
biến động của môi trường” ”[82;29]..
Theo định nghĩa trên thì quản lí bao gồm các yếu tố, điều kiện sau:
- Phải có mục tiêu đặt ra cho các đối tượng và chủ thể, mục tiêu này là căn cứ
để chủ thể tạo ra các tác động.
- Chủ thể phải thực hiện việc tác động. Chủ thể có thể là một người, nhiều
người, còn đối tượng có thể là con người (có thể một hoặc nhiều người) hoặc giới
vô sinh (máy móc, thiết bị, đất đai, hầm mỏ) hoặc giới sinh vật (vật nuôi, cây trồng).
Nhóm tác giả là chuyên gia về khoa học quản lí thuộc trung tâm nghiên cứu
khoa học tổ chức quản lí nhà nước cũng đã đưa ra khái niệm về quản lí: “ Quản lí là
một quá trình tác động gây ảnh hưởng của chủ thể quản lý đến khách thể quản lí
nhằm đạt được mục tiêu chung.”
Các định nghĩa, quan niệm về quản lí có thể khác nhau tùy theo góc độ xem
xét. Căn cứ vào điểm chung khi bàn về quản lí có thể hiểu: Quản lí là một quá trình
tác động có tổ chức, có hướng đích gây ảnh hưởng của chủ thể quản lí lên đối tượng
quản lí nhằm sử dụng có hiệu quả nhất các tiềm năng để đạt được mục tiêu đặt ra
trong điều kiện biến động của môi trường.
Để hình thành nên hoạt động quản lí trước tiên cần có chủ thể quản lí: ai là
người quản lí? Sau đó cần xác định đối tượng quản lí: quản lí cái gì? Cuối cùng cần
xác định mục đích quản lý: quản lí vì cái gì?
15
Có được 3 yếu tố trên nghĩa là có được điều kiện cơ bản để hình thành nên
hoạt động quản lí. Đồng thời cần chú ý rằng, bất cứ hoạt động quản lí nào cũng
không phải là hoạt động độc lập, nó cần được tiến hành trong môi trường, điều kiện
nhất định nào đó.
1.2.1.2. Những chức năng cơ bản của quản lí
Theo các chuyên gia về tổ chức quản lí của trường Cán bộ Quản lí giáo dục
Đào tạo thuộc Bộ giáo dục, quản lí có 4 chức năng sau:
- Chức năng kế hoạch hóa: Là soạn thảo và thông qua được những quyết định
về chủ trương quản lí quan trọng. Trên cơ sở những yêu cầu cơ bản kết hợp với thực
tiễn của cơ sỏ để đưa ra mục tiêu, những phương hướng kế hoạch cho sát hợp và có
tính khả thi cao.
- Chức năng tổ chức: Thực hiện các quyết định, chủ trương bằng cách xây
dựng cấu trúc tổ chức của đối tượng quản lí, tạo dựng mạng lưới quan hệ tổ chức
tuyển lựa sắp xếp bồi dưỡng cán bộ, làm cho mục tiêu trở nên có ý nghĩa, tăng tính
hiệu quả về mặt tổ chức.
- Chức năng chỉ đạo: Chỉ dẫn, vận động, điều chỉnh và phối hợp các lực lượng
tích cực hăng hái, chủ động theo sự phân công và kế hoách đã định.
- Chức năng kiểm tra đánh giá: Là chức năng liên quan đến mọi cấp quản lý để
đánh giá kết quả hoạt động của hệ thống. Nó thực hiện việc xem xét tình hình thực
hiện công việc, đối chiếu với yêu cầu để có cơ sở đánh giá đúng đắn.
1.2.2. Khái niệm hoạt động và xây dựng
Theo tâm lí học: Hoạt động là phương thức tồn tại của con người trong thế
giới. Hoạt động tạo nên mối quan hệ tác động qua lại giữa con người với thế giới
khách quan, qua đó tạo ra sản phẩm cả về phía thế giới (khách thể), cả về phía con
người (chủ thể). ”[90;32].
Theo từ điển Tiếng Việt 2014 thì "Xây dựng” có nhiều ý nghĩa trong đó có
nghĩa: làm cho hình thành một chỉnh thể về xã hội, chính trị, kinh tế, văn hóa theo
một phương hướng nhất định.
1.2.3. Khái niệm bầu không khí tâm lí
Bầu không khí tâm lí là trạng thái tâm lí xã hội của tập thể, phản ánh tính
chất, nội dung và xu hướng tâm lí thực tế của các thành viên trong tập thể đó. Trạng
16
thái tâm lý này lại có ảnh hưởng nhất định đến các quan hệ trong tập thể, đến điều
kiện hoạt động và tổ chức lao động
V.I Mikheep cho rằng: “bầu không khí là dư luận ở tập thể về thái độ lao
động đối với lãnh đạo, thái độ lao động đối với tập thể, đối với lãnh đạo và đối với
cá nhân khác”.
Theo V.M Sepen thì: “không khí tâm lí là trạng thái cảm xúc của những sự
liên hệ tâm lí giữa các thành viên trong tập thể. Yếu tố này xuất hiện trên cơ sở gần
gũi giữa các thành viên, của thiện cảm, của sự trung hợp các tính cách, hứng thú và
khuynh hướng”.
Trần Trọng Thủy quan niệm “không khí tâm lí thường được hiểu là tính chất
của các mối quan hệ qua lại giữa mọi người trong tập thể, là tâm trạng trung của
tập thể đó”.[80;36]
Ngô Công Hoàn cho rằng, “bầu không khí tâm lí là toàn bộ các trạng thái
tâm lí có ý nghĩa quyết định đến tốc độ, nhịp điệu, cường độ hoạt động chung của
các thành viên trong nhóm trong một thời gian nhất định”. [39;35]
Bầu không khí tâm lí trong tập thể không đơn thuần là tổng thể các phẩm chất
cá nhân của từng người mà được hình thành từ các mối quan hệ qua lại giữa các cá
nhân. Khi nói đến tính chất của các mối quan hệ và tâm trạng chung của tập thể.
Tâm trạng đó có thể buồn hoặc vui, phấn khởi, lạc quan hoặc bi quan… Vì vậy, nó
có ảnh hưởng to lớn đến cá nhân và hoạt động chung của tập thể. Chính thuật ngữ
“bầu không khí” đã nói lên sự cần thiết cho sức sống của tập thể như không khí đối
với sự sống. Do đó, thuật ngữ “ bầu không khí tâm lí” còn được tồn tại dưới nhiều
tên gọi như: khí hậu tâm lí, khí sắc tâm lí,…
Có thể nói, bầu không khí tâm lí trong tập thể như nguồn gốc sức mạnh của
tập thể, là hạt nhân cố kết mọi thành viên của tập thể thành một sức mạnh thống
nhất. Sức mạnh của tập thể không phải là phép cộng các sức mạnh của những cá
nhân riêng lẻ mà là sự thống nhất hữu cơ, biện chứng, cho phép tập thể đó giải
quyết được những nhiệm vụ lớn lao mà nhiều cá nhân không có được.
Bầu không khí tập thể còn ảnh hưởng đến hoạt động cá nhân, tạo điều kiện
để cá nhân có thể hoàn thành những việc mà nếu để riêng lẻ một mình, không có sự
17
động viên, khuyến khích, thi đua, không có trách nhiệm đối với công việc, với tập
thể thì khó có thể hoàn thành được. Vì vậy, nhà tâm lí học người Mỹ Mc Dougall đã
nhận xét: “khi người ta cùng nhau suy nghĩ, cũng nhau rung cảm hoặc hành động
thì quá trình tư duy và cách ứng xử của từng cá nhân trong tập thể sẽ rất khác so với
quá trình tư duy và cách ứng xử của người đó khi cùng gặp một hoàn cảnh y như
thế, nhưng chỉ là đơn độc”. Nếu trong tập thể lớp học có bầu không khí tâm lý lành
mạnh, thân ái thì sẽ tạo ra tâm trạng phấn khởi, vui vẻ ở mỗi thành viên; tạo sự tích
cực cho mỗi người khi thực hiện nhiệm vụ được giao; tạo sự đoàn kết giúp đỡ lẫn
nhau giữa các cá nhân; hạn chế những xung đột gay gắt, những nhóm không chính
thức đối lập và các thủ lĩnh tiêu cực. Điều đó sẽ có tác dụng củng cố và phát triển
các mối quan hệ tốt đẹp giữa các thành viên trong lớp, các hoạt động chung của tập
thể được tổ chức và thực hiện có kết quả, các thành viên trong tập thể gắn bó,
thương yêu nhau và đồng cảm với nhau hơn.
Ngược lại, ở một tập thể mà bầu không khí tâm lí tẻ nhạt, căng thẳng, cảm
xúc, tâm trạng của các thành viên tiêu cực…dễ hình thành nên các nhóm không
chính thức, đối nghịch với tập thể. Trong tập thể này các cá nhân ít gắn bó với tập
thể, ít có sự quan tâm giúp đỡ
Có nhiều yếu tố ảnh hưởng tới bầu không khí tâm lí trong tập thể các tổ
chức; cơ quan; như: phong cách làm việc của người lãnh đạo; sự tương hợp tâm lí
giữa các thành viên, điều kiện làm việc, chế độ đãi ngộ, chính sách; bản thân công
việc; các yếu tố khác, như “truyền thống tập thể”. Truyền thống tập thể cũng là một
hiện tượng tâm lí có ảnh hưởng quan trọng tới hoạt động của tập thể. Đó là kết quả
của quá trình hoạt động của tập thể, được ghi lại dưới hình thức những khái niệm và
quy tắc điều chỉnh hành vi, cách ứng xử của các cá nhân trong tập thể. Mỗi tập thể
cần phải bảo vệ và xây dựng, củng cốvững chắc những truyền thống tốt đẹp cho tập
thể của mình do vai trò và ý nghĩa của nó. Trước hết, truyền thống được coi là nhân
tô rất vững chắc, là chất xúc tác hòa nhập mỗi cá nhân với tập thể. Tập thể càng có
truyền thống phong phú, rộng rãi thì các thành viên mới càng dễ dàng hòa nhập vào
tập thể. Có thé nói, truyền thống có ý nghĩa lớn trong việc hình thành và đoàn kết
tập thể. Nó được coi là “chất keo xã hội” gắn bó những thành viên khác nhau trong