Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC Các thương cảng cổ ở miền Bắc Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (156.14 KB, 4 trang )

Đại học Quốc gia Hà Nội
Trƣờng Đại học khoa học Xã hội và Nhân văn
Khoa Lịch sử
ĐỀ CƢƠNG MÔN HỌC

Các thƣơng cảng cổ ở miền Bắc Việt Nam
Ancient

commercial

Ports

of

the

North

Vietnam
1. Thông tin về giảng viên
- Họ và tên: Hán Văn Khẩn
Chức danh, học hàm, học vị: PGS, TS.
Thời gian, địa điểm làm việc: Từ 8-16 giờ, Khoa Lịch sử, Nhà B, tầng 3, số 336 Nguyễn
Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội.
Địa chỉ liên hệ: Khoa Lịch sử, Nhà B, tầng 3, số 336 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà
Nội.
Điện thoại: (04). 8548053.
E-mail:
Các hướng nghiên cứu chính:
- Gốm sứ học và lịch sử gốm sứ.
- Thời đại đá mới.


- Nông nghiệp cổ.
- Các nghề thủ công truyền thống.
2. Thông tin chung về môn học
- Tên môn học: Các thương cảng cổ ở miền Bắc Việt Nam
- Mã số môn học: HIS 6063
- Số tín chỉ: 2
- Môn học: Tự chọn
- Yêu cầu đối với môn học:

Môn học tiên quyết: HIS 6009

- Địa chỉ khoa/bộ môn phụ trách môn học: Khoa Lịch sử, Nhà B, tầng 3, số 336 Nguyễn
Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội.
3. Mục tiêu của môn học
- Mục tiêu kiến thức: Môn học cung cấp cho người học những hiểu biết cơ bản về các

1


trung tâm làm gốm xuất khẩu, các thương cảng, các loại gốm xuất khẩu và các thị
trường xuất khẩu. Qua đây, người học có thể tìm hiểu sâu về mối giao lưu gốm sứ Việt
Nam với các nước qua con đường tơ lụa gốm sứ trên bển Đông.
- Mục tiêu về kỹ năng: Cung cấp cho người học các kỹ năng tìm kiếm các thương cảng
và các mối quan hệ giữa nơi sản xuất với thị trường tiêu thụ. Đây là cơ hội để người
học tìm hiểu về tình hình ngoại thương thời Đại Việt.
4. Tóm tắt nội dung môn học: Thương cảng là nơi tiếp xúc giao lưu giữa Việt Nam và
thế giới bên ngoài để phát triển kinh tế, văn hóa trước kia cũng như hiện nay.
Việt Nam có đường bờ biển dài trên 3.000km với hàng ngàn hòn đảo lớn nhỏ, có
nhiều sông lớn chảy ra biển. Sông, biển và hải đảo thuận tiện để mở các thương cảng.
Điều đặc biệt hơn nữa là, Việt Nam lại nằm trên con đường tơ lụa gốm sứ trên biển

Đông. Các nhà nước phong kiến thời Đại Việt đã mở nhiều thương cảng sông, biển - hải
đảo để thúc đẩy giao lưu phát triển kinh tế văn hóa.
Môn học cung cấp những kiến thức về hệ thống thương cảng của miền Bắc Việt
Nam, cùng những dấu vết vật chất chứng minh sự tồn tại, phát triển và chấm dứt các
hoạt động trao đổi thương mại tại các thương cảng này. Môn học cũng chỉ ra vai trò của
từng thương cảng và mối liên hệ của chúng trong hệ thống thương cảng Việt Nam trên
con đường giao lưu kinh tế-văn hóa với các nước Đông Á, Nam Á và phương Tây.
5. Nội dung môn học, hình thức tổ chức dạy và học
Hình thức tổ chức dạy và học
Lên lớp: 10
Nội dung



Bài

Thảo

hành,

thuyết

tập

luận

điền dã

3


10

7
Chƣơng 1. Tình hình nghiên cứu

Thực

1

Tự học,
tự

Tổng

nghiên

30

cứu
10
2

3

2

11

1.1. Các học giả Việt Nam
1.2. Các học giả nước ngoài.

Chƣơng 2. Các thƣơng cảng

3

1

5

2.1. Các thương cảng ở vùng Đông
Bắc.

2


- Các thương cảng sông: Bát
Tràng, Phố Hiến, Thổ Hà, Phù
Lãng, Chu Đậu, Hợp Lễ.
- Các thương cảng cửa sông - ven
biển ở Yên Hưng và Hải Phòng.
- Hệ thống thương cảng biển và hải
đảo Vân Đồn.
2.2. Các thương cảng ở Bắc Trung
Bộ
- Vết tích cảng sông: Hội Thống.
- Vết tích cảng cửa sông - ven
biển: Lạch Trường.
Chƣơng 3. Các loại gốm sứ xuất

2


1

1

1

5

3

11

3

5

khẩu và thị trƣờng tiêu thụ
3.1. Các trung tâm làm gốm xuất
khẩu.
3.2. Các loại gốm sứ xuất khẩu
3.3. Các thị trường tiêu thụ
Chƣơng 4. Nhận xét tình hình
thƣơng mại gốm sứ thời Đại Việt
4.1. Về hệ thống thương cảng
4.2. Về gốm sứ xuất khẩu.
4.3. Về thị trường tiêu thụ.
6. Học liệu
6.1. Giáo trình môn học
6.2. Danh mục tài liệu tham khảo
6.2.1. Danh mục tài liệu tham khảo bắt buộc

1. Trường ĐHKHXH&NV: Việt Nam trong hệ thống thương mại châu Á thế kỷ
XVI-XVII, Nxb TG, Hà Nội, 2007, Tư liệu Khoa Lịch sử và Bảo tàng Nhân học.
2. Trịnh Cao Tường: Nghiên cứu khảo cổ học một số thương cảng cổ ở miền Bắc
Việt Nam thế kỷ IX đến thế kỷ XVII, Đề tài cấp Bộ, Hà Nội, 2002, Tư liệu Viện
Khảo cổ học và Bảo tàng Nhân học.
3. Viện Khảo cổ học: Một thế kỷ khảo cổ học Việt Nam, tập II, Nxb KHXH, Hà

3


Nội, 2005, Tư liệu Khoa Lịch sử và Bảo tàng Nhân học.
4. Đỗ Văn Ninh: Huyện đảo Vân Đồn, UBND huyện đảo Vân Đồn xuất bản, 1997,
Tư liệu Viện Khảo cổ học và Bảo tàng Nhân học.
6.2.2. Danh mục tài liệu tham khảo thêm
5. Phan Huy Lê, Nguyễn Đình Chiến, Nguyễn Quang Ngọc: Gốm Bát Trảng thế kỷ
XIV-XIX, Nxb TG, Hà Nội, 1995, Tư liệu Khoa Lịch sử và Bảo tàng Nhân học.
6. Tạp chí Khảo cổ học và Những phát hiện mới về khảo cổ học hàng năm từ 19902007.
7. Phƣơng pháp, hình thức kiểm tra - đánh giá kết quả học tập môn học
7.1. Kiểm tra - đánh giá thường xuyên
* Hình thức: tham gia lớp học, làm bài tự học
* Tỷ trọng: 10%
7.2. Kiểm tra - đánh giá định kỳ
- Kiểm tra đánh giá giữa kỳ:
* Hình thức: Vấn đáp
* Điểm và tỉ trọng: 30%
- Kiểm tra đánh giá cuối kỳ:
* Hình thức: Tiểu luận
* Điểm và tỉ trọng: 60%
Phê duyệt của Trƣờng


Chủ nhiệm khoa

Ngƣời biên soạn

PGS.TSKH. Nguyễn Hải Kế

PGS.TS. Hán Văn Khẩn

4



×