Tải bản đầy đủ (.doc) (70 trang)

VỐN LƯU ĐỘNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TẠI TỔNG CÔNG TY MAY 10

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (509.12 KB, 70 trang )

i

Bộ tài chính
Học viện tài chính
------- a ũ b --------

Thạch xuân lơng
Lớp : CQ47/11.13

Luận văn tốt nghiệp
Đề tài:
Vốn lu động và các giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao
hiệu quả sử dụng vốn lu động
tại tổng công ty may 10

Chuyên ngành :Tài chính doanh nghiệpMã số:11Giáo viên hớng
dẫn:PGS.TS. Vũ Công Ty
Hà nội 2013


ii

Hµ Néi - 2008

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số
Néi,là
th¸ng
06 n¨m
liệu, kết quả nêu trong luậnHµvăn
trung


thực,2008
xuất phát từ tình hình thực tế

của đơn vị thực tập.

Sinh viên thực hiện

Thạch Xuân Lương


iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN........................................................................................................................................ ii
MỤC LỤC................................................................................................................................................. iii
DANH MỤC VIẾT TẮT................................................................................................................................. v
DANH MỤC BẢNG BIỂU............................................................................................................................ vi
LỜI MỞ ĐẦU............................................................................................................................................. 1
Chương 2: Thực trạng về vốn lưu động và hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Tổng công ty May 10..........2
CHƯƠNG 1............................................................................................................................................... 3
LÝ LUẬN CHUNG VỀ VỐN LƯU ĐỘNG VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP.........3
1.1.Vốn lưu động và nguồn vốn lưu động trong doanh nghiệp..........................................................................3
1.1.1.Khái niệm, vai trò và đặc trưng của vốn lưu động.....................................................................................3
1.1.2 Phân loại vốn lưu động...............................................................................................................................6
1.1.3 Nguồn hình thành vốn lưu động................................................................................................................7
1.2. Hiệu quả sử dụng VLĐ..................................................................................................................................9
1.2.1 Khái niệm....................................................................................................................................................9
1.2.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả, hiệu suất sử dụng VLĐ..........................................................................10
1.2.3. Các nhân tố tác động đến hiệu quả sử dụng VLĐ...................................................................................14
CHƯƠNG 2............................................................................................................................................. 17
THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TẠI..........................................................................17

TỔNG CÔNG TY MAY 10.......................................................................................................................... 17
2.1.Tổng quan về Tổng công ty May 10.............................................................................................................17
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty......................................................................................17
2.1.2. Nhiệm vụ, ngành nghề kinh doanh.........................................................................................................20
2.1.3.Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty............................................................................20
2.1.4. Kết quả kinh doanh và tình hình tài chính chủ yếu của Tổng công ty May 10 trong những năm gần đây
...........................................................................................................................................................................31
2.2.THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TẠI TỔNG CÔNG TY MAY 10.....................................34
2.2.1.Thực trạng vốn lưu động của công ty năm 2012......................................................................................34
2.2.2 Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Tổng công ty May 10 năm 2012....................................44
2.2.3.Đánh giá về hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty........................................................................46
CHƯƠNG 3.........................................................................................................................................................49


iv
MỘT SỐ Ý KIẾN ĐỀ XUẤT NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TẠI TỔNG CÔNG TY MAY
10.......................................................................................................................................................................49
3.1. Định hướng phát triển của công ty trong thời gian tới.............................................................................49
3.2. Một số giải pháp đề xuất nhằm góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại tổng cty may 10
...........................................................................................................................................................................51
3.2.1.Hoàn thiện việc xác định nhu cầu vốn lưu động cho kỳ kế tiếp...............................................................51
3.2.2 Tăng nguồn tài trợ cho nhu cầu vốn lưu động.........................................................................................53
3.2.3 .Tăng cường công tác quản lý nợ phải thu...............................................................................................54
3.2.4 . Tăng cường công tác quản lý và sử dụng hàng tồn kho.........................................................................57
3.2.5. Đẩy mạnh hoạt động marketing..............................................................................................................58
3.2.6. Áp dụng các biện pháp phòng ngừa rủi ro trong kinh doanh.................................................................60
3.2.7. Một số biện pháp khác............................................................................................................................61
3.3. Một số kiến nghị với cơ quan quản lý cấp trên..........................................................................................62
KẾT LUẬN............................................................................................................................................... 64



v
DANH MỤC VIẾT TẮT
VLĐ
VCĐ
TSCĐ
TSLĐ
NVL
CPSX
GTGT
PX
ĐTNH

Vốn lưu động
Vốn cố định
Tài sản cố định
Tài sản lưu động
Nguyên vật liệu
Chi phí sản xuất
Giá trị gia tăng
Phân xưởng
Đầu tư ngắn hạn


vi
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 01: Một số chỉ tiêu về tình hình hoạt động kinh doanh của công ty.
Bảng 02 : Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh của công ty
Bảng 03 : Cơ cấu vốn và nguồn vốn năm 2012
Bảng04 : Kết cấu vốn lưu động của công ty năm2012

Bảng 05 : Cơ cấu vốn bằng tiền của công ty năm 2012
Bảng 06 : Các hệ số khả năng thanh toán năm 2012
Bảng 07 : Kết cấu các khoản phải thu của công ty năm 2012
Bảng 08 : Tình hình công nợ năm 2012
Bảng 09 : Tình hình thu hồi nợ của công ty năm 2012
Bảng 10 : Cơ cấu và sự biến động hang tồn kho năm 2012
Bảng 11 : Phân tích hiệu quả sử dụng hàng tồn kho
Bảng 12 : Nguồn hình thành vốn lưu động của công ty
Bảng 13 : Kết cấu nợ ngắn hạn của công ty năm 2012
Bảng 14 : Kế hoạch vốn lưu động năm 2012
Bảng 15 : Hiệu quả sử dụng vốn lưu động
Bảng 16 : Các chỉ tiêu kế hoạch năm 2013

Đơn vị tính:trđ


1
LỜI MỞ ĐẦU
1.

Tính cấp thiết của đề tài:
Vốn lưu động là một bộ phận của vốn sản xuất kinh doanh, nó có vai

trò rất quan trọng đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, việc tổ
chức quản lý, sử dụng vốn lưu động có hiệu quả sẽ quyết định đến sự tăng
trưởng và phát triển của doanh nghiệp, nhất là trong điều kiện nền kinh tế thị
trường hiện nay. Doanh nghiệp sử dụng vốn lưu động có hiệu quả, điều này
đồng nghĩa với việc doanh nghiệp tổ chức được tốt quá trình mua sắm dự trữ
vật tư, sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, phân bổ hợp lý vốn trên các giai đoạn
luân chuyển để vốn luân chuyển từ loại này thành loại khác, từ hình thái này

sang hình thái khác, rút ngắn vòng quay của vốn. Do đó, việc chủ động xây
dựng, huy động, sử dụng vốn lưu động là biện pháp cần thiết nhằm nâng cao
hiệu quả sử dụng vốn lưu động ở doanh nghiệp.
Nhận thức được tầm quan trọng của việc nâng cao hiệu quả của việc sử
dụng vốn lưu động (VLĐ), qua thời gian thực tập tại Tổng công ty may 10
được sự giúp đỡ của tập thể công nhân viên của công ty, và sự hướng dẫn tận
tình của PGS TS Vũ Công Ty, vận dụng những lý luận đã được học vào thực
tiễn em mạnh dạn đi sâu nghiên cứu vấn đền trên qua luận văn tốt nghiệp với
đề tài: “Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Tổng công
ty May 10 ”
2.

Đối tượng và mục đích nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu đề tài là nghiên cứu về tình sử dụng vốn lưu

động của công ty và hiệu quả sử dụng vốn trong một số năm gần đây.
Mục đích nghiên cứu nhằm phân tích đánh giá tình hình quản lý và sử dụng
vốn lưu động tại Công ty. Từ đó rút ra kinh nghiệm cũng như giải pháp cho
hoạt động sản xuất kinh doanh trong những năm tiếp theo. Bên cạnh đó, tìm
hiểu những mặt ưu, nhược điểm và đưa ra giải pháp nâng cao hiệu quả sử
dụng vốn lưu động.


2
3.

Phạm vi nghiên cứu

Nghiên cứu trong phạm vi toàn doanh nghiệp trong năm 2010, 2011 và 2012
4.


Phương pháp nghiên cứu

-

Phương pháp thu thập số liệu và các tài liệu liên quan tới vấn đề nghiên

cứu, phương pháp thống kê, mô tả số liệu
-

Phương pháp tỷ số, so sánh các chỉ tiêu

-

Phương pháp phân tích, tổng hợp số liệu, so sánh đối

5. Kết cấu của luận văn:
Ngoài lời mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo luận văn được
chia thành 3 chương:
Chương 1: Lý luận chung về vốn lưu động và hiệu quả sử dụng vốn lưu
động của doanh nghiệp.
Chương 2: Thực trạng về vốn lưu động và hiệu quả sử dụng vốn lưu
động tại Tổng công ty May 10.
Chương 3: Một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn
lưu động tại Tổng công ty May 10”
Do điều kiện thời gian thực tập cũng như trình độ kiến thức còn nhiều
hạn chế nên đề tài nghiên cứu khó tránh khỏi những thiếu sót. Em xin chân
thành cảm ơn sự hướng dẫn nhiệt tình của PGS.TS. Vũ Công Ty, cũng như sự
giúp đỡ của Ban lãnh đạo cùng tập thể cán bộ, nhân viên phòng Tài chính –kế
toán của Tổng công ty May 10.

Em xin chân thành cảm ơn!


3
CHƯƠNG 1
LÝ LUẬN CHUNG VỀ VỐN LƯU ĐỘNG VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN
LƯU ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP

1.1.Vôn lưu động và nguồn vôn lưu động trong doanh nghiệp
1.1.1. Khái niệm, vai trò và đặc trưng của vốn lưu động


Khái niệm:
Trong nền kinh tế, mỗi doanh nghiệp có thể thực hiện một số hoặc tất

cả các công đoạn của quá trình đầu tư từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm, dịch
vụ trên thị trường nhằm mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận.
Để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, ngoài sức lao động, tư liệu
lao động doanh nghiệp cần có đối tượng lao động. Trong quá trình tham gia
vào hoạt động sản xuất kinh doanh, đối tượng lao động được biểu hiện dưới
hình thái là tài sản lưu động của doanh nghiệp. Tài sản lưu động của doanh
nghiệp gồm 2 bộ phận: tài sản lưu động sản xuất và tài sản lưu động lưu
thông.
- TSLĐ sản xuất: gồm một bộ phận là vật tư dự trữ để đảm bảo cho quá
trình sản xuất được liên tục như: nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên
liệu… và một bộ phận là những sản phẩm dở đang trong quá trình sản xuất
như: sản phẩm dở dang, bán thành phẩm… và những tư liệu lao động không
đủ tiêu chuẩn là tài sản cố định như các công cụ, dụng cụ nhỏ.
- TSLĐ lưu thông: là những tài sản lưu động nằm trong quá trình lưu
thông của doanh nghiệp như: thành phẩm trong kho chờ tiêu thụ, vốn bằng

tiền, vốn trong thanh toán…
Trong quá trình sản xuất kinh doanh, TSLĐ sản xuất và TSLĐ lưu thông luôn
thay thế chỗ cho nhau, vận động không ngừng nhằm đảm bảo cho quá trình
tái sản xuất được diễn ra liên tục và thuận lợi.
Để đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh được diễn ra thường
xuyên, liên tục đòi hỏi doanh nghiệp phải có một lượng tài sản lưu động nhất
định. Do đó, để hình thành nên các tài sản lưu động, doanh nghiệp phải ứng ra


4
một số vốn tiền tệ nhất định đầu tư vào các tài sản đó. Số vốn này được gọi là
vốn lưu động của doanh nghiệp.
Nói cách khác: Vốn lưu động của doanh nghiệp là số vốn ứng ra để
hình thành nên các tài sản lưu động nhằm đảm bảo cho quá trình kinh doanh
của doanh nghiệp được thực hiện thường xuyên, liên tục. Vốn lưu động luân
chuyển toàn bộ giá trị ngay trong một lần và được thu hồi toàn bộ, hoàn thành
một vòng luân chuyển khi kết thúc một chu kỳ kinh doanh.


Vai trò VLĐ



Vốn lưu động là điều kiện vật chất không thể thiếu được của quá trình

tái sản xuất. Muốn cho quá trình tái sản xuất được liên tục, doanh nghiệp phải
có đủ tiền vốn đầu tư vào các hình thái khác nhau của vốn lưu động, khiến
cho các hình thái có được mức tồn tại hợp lý và đồng bộ với nhau. Như vậy sẽ
tạo điều kiện cho chuyển hóa hình thái của vốn trong quá trình luân chuyển
được thuận lợi, góp phần tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động, tăng hiệu

suất sử dụng vốn lưu động và ngược lại.
Để tiến hành sản xuất kinh doanh, ngoài tài sản cố định như máy móc,
thiết bị, nhà xưởng... doanh nghiệp phải bỏ ra một lượng tiền nhất định để
mua sắm hàng hóa, nguyên vật liệu... phục vụ cho quá trình sản xuất. Như
vậy vốn lưu động là điều kiện đầu tiên để doanh nghiệp đi vào hoạt động hay
nói cách khác vốn lưu động là điều kiện tiên quyết của quá trình sản xuất kinh
doanh.


Vốn lưu động còn là công cụ phản ánh, đánh giá quá trình vận động

của vật tư. Trong doanh nghiệp sự vận động của vốn phản ánh sự vận động
của vật tư. Số vốn lưu động nhiều hay ít là phản ánh số lượng vật tư, hàng hóa
dự trữ sử dụng ở các khâu nhiều hay ít. Vốn lưu động luân chuyển nhanh hay
chậm còn phản ánh số lượng vật tư sử dụng tiết kiệm hay không. Thời gian
nằm ở khâu sản xuất và lưu thông có hợp lý hay không hợp lý. Bởi vậy, thông
qua tình hình luân chuyển vốn lưu động có thể kiểm tra, đánh giá một cách
kịp thời đối với các mặt mua sắm, dự trữ, sản xuất và tiêu thụ sản phẩm dịch
vụ của doanh nghiệp.


5


Đặc trưng:
Trong quá trình tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh do bị chi

phối bởi các đặc điểm của tài sản lưu động nên VLĐ của doanh nghiệp có các
đặc điểm sau:
- VLĐ trong quá trình chu chuyển luôn thay đổi hình thái biểu hiện.

VLĐ của doanh nghiệp thường xuyên vận động, chuyển hóa lần lượt qua
nhiều hình thái khác nhau. Đối với doanh nghiệp sản xuất, VLĐ từ hình thái
ban đầu là tiền được chuyển hóa sang hình thái vật tư dự trữ, sản phẩm dở
dang, thành phẩm hàng hóa, khi kết thúc quá trình tiêu thụ lại trở về hình thái
ban đầu là tiền. Đối với doanh nghiệp thương mại, sự vận động của VLĐ
nhanh hơn từ hình thái vốn bằng tiền chuyển hóa sang hình thái hàng hóa và
cuối cùng chuyển về hình thái tiền. Quá trình hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp diễn ra liên tục không ngừng, nên sự tuần hoàn của VLĐ cũng diễn ra
liên tục, lặp đi lặp lại có tính chất chu kỳ tạo thành sự chu chuyển của VLĐ.
Trong quá trình kinh doanh, VLĐ chu chuyển không ngừng nên tại một thời
điểm nhất định, VLĐ thường xuyên có các bộ phận cùng tồn tại dưới các hình
thái khác nhau trong các giai đoạn mà vốn đi qua.
- VLĐ chu chuyển toàn bộ giá trị ngay trong một lần và được hoàn lại
khi kết thúc chu kỳ kinh doanh. Trong một chu kỳ sản xuất kinh doanh, toàn
bộ giá trị của VLĐ được chuyển dịch một lần vào giá trị sản phẩm và được
thu hồi toàn bộ ngay trong một lần khi kết thúc chu kỳ kinh doanh tạo nên sự
tuần hoàn của VLĐ.
- VLĐ hoàn thành một vòng tuần hoàn sau một chu kỳ kinh doanh. Do
hoạt động của doanh nghiệp diễn ra thường xuyên liên tục nên sự tuần hoàn
của VLĐ cũng được lặp đi lặp lại có tính chất chu kỳ tạo thành sự chu chuyển
của VLĐ.


6
1.1.2 Phân loại vốn lưu động
Để quản lý VLĐ được tốt cần phải phân loại VLĐ. Dựa theo tiêu thức
khác nhau, có thể chia VLĐ thành các loại khác nhau. Thông thường có một
số cách phân loại chủ yếu sau đây:



Dựa theo hình thái biểu hiện:

Theo cách này VLĐ được chia thành 2 loại:
- Vốn băng tiên và các khoản phải thu:
+ Vốn bằng tiền gồm: Tiền mặt tại quy, tiền gửi ngân hàng và các tổ
chức tài chính và tiền đang chuyển, các khoản đầu tư chứng khoán ngắn hạn.
+ Các khoản phải thu: Chủ yếu là các khoản phải thu từ khách hàng
thể hiện ở số tiền mà các khách hàng nợ doanh nghiệp phát sinh trong quá
trình bán hàng, cung cấp dịch vụ dưới hình thức bán trước trả sau. Ngoài ra
còn có các khoản ứng trước cho người bán, các khoản phải thu khác như thuế
giá trị gia tăng được khấu trừ, tạm ứng…
- Vốn vê hàng tôn kho: Là khoản VLĐ có hình thái biểu hiện bằng hiện
vật cụ thể, chi tiết thành các khoản: nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên
liệu , phụ tùng thay thế, vồn về cung cụ, dụng cụ, vốn về sản phẩm dở dang,
vốn về chi phí trả trước và vốn thành phẩm hàng hóa.
Việc phân loại VLĐ theo cách này tạo điều kiện thuận lợi cho việc
xem xét đánh giá mức tồn kho dự trữ, khả năng thanh toán của doanh nghiệp.
Đồng thời, thông qua cách phân loại này cũng có thể tìm các biện pháp phát
huy chức năng các thành phần vốn và biết được kết cấu VLĐ theo hình thái
biểu hiện để định hướng điều chỉnh hợp lý, có hiệu quả.


Dựa theo vai trò của VLĐ đôi với quá trình sản xuất kinh doanh:
Dựa theo căn cứ trên, VLĐ của doanh nghiệp có thể chia thành các loại

chủ yếu sau:
- VLĐ trong khâu dự trữ sản xuất: Bao gồm giá trị các khoản nguyên
vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu, động lực, phụ tùng thay thế, công cụ
dụng cụ.



7
- VLĐ trong khâu trực tiếp sản xuất: Bao gồm các khoản giá trị sản
phẩm dở dang, bán thành phẩm, các khoản chi phí chờ kết chuyển.
- VLĐ trong khâu lưu thông: Bao gồm vốn thành phẩm, vốn bằng tiền,
vốn trong thanh toán (gồm những khoản phải thu và các khoản tiền tạm ứng
trước phát sinh trong quá trình mua vật tư hàng hóa hoặc thanh toán nội bộ),
các khoản vốn đầu tư ngắn hạn về chứng khoán, cho vay ngắn hạn…
Cách phân loại này cho phép biết được kết cấu VLĐ theo vai trò. Từ
đó giúp cho việc đánh giá tình hình phân bổ VLĐ trong các khâu của quá
trình luân chuyển vốn, thấy được vai trò của từng thành phần vốn đối với quá
trình kinh doanh. Trên cơ sở đó đề ra các biện pháp tổ chức quản lý thích hợp
nhằm tạo ra một kết cấu VLĐ hợp lý, tăng được tốc độ luân chuyển VLĐ.
1.1.3 Nguồn hình thành vốn lưu động
Trong nền kinh tế thị trường, để biến những ý tưởng kinh doanh thành
hiện thực đòi hỏi phải có một lượng VLĐ nhằm hình thành nên TSLĐ cần
thiết cho hoạt động của doanh nghiệp để đạt được mục tiêu đề ra. Do đó,
doanh nghiệp cần phải tổ chức tố nguồn vốn, lựa chọn huy động từ nguồn nào
với số lượng là bao nhiêu để đáp ứng đầy đủ, kịp thời nhu cầu VLĐ của
doanh nghiệp. Để tổ chức và lựa chọn hình thức huy động vốn một cách thích
hợp, có hiệu quả hay nói cách khác là tìm nguồn tài trợ cần có sự phân loại
nguồn vốn. Dựa vào tiêu thức nhất định có thể chia nguồn vốn lưu động của
doanh nghiệp thành nhiều loại khác nhau. Thông thường người ta căn cứ vào
thời gian huy động và sử dụng nguồn vốn. Dựa vào tiêu thức này, nguồn VLĐ
của doanh nghiệp được chia thành 2 bộ phận: Nguồn VLĐ thường xuyên và
nguồn VLĐ tạm thời.
- Nguôn VLĐ thương xuyên: là nguồn vốn ổn định, có tính chất dài hạn
để hình thành hay tài trợ cho TSLĐ thường xuyên cần thiết trong hoạt động
kinh doanh của doanh nghiệp. Nguồn vốn này có thể huy động từ nguồn vốn
chủ sở hữu, phát hành trái phiếu dài hạn hoặc có thể vay dài hạn từ các ngân



8
hàng hay các tổ chức tài chính tín dụng. Nguồn VLĐ thường xuyên của doanh
nghiệp tại một thời điểm có thể xác định theo công thức sau:

NVLĐTX

=

Tổng nguồn vốn
thường xuyên

-

Giá trị còn lại TSCĐ và các
TSDH khác

Hoặc có thể xác định bằng công thức sau:
NVLĐTX = Tài sản lưu động -

Nợ ngắn hạn

Nguồn VLĐ thường xuyên tạo ra một mức độ an toàn cho doanh
nghiệp trong kinh doanh, làm cho tình trạng tài chính của doanh nghiệp được
đảm bảo vững chắc hơn. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, sử dụng nguồn
VLĐ thường xuyên để tài trợ cho TSLĐ thì doanh nghiệp phải trả chi phí cao
hơn cho việc sử dụng vốn. Do vậy, đòi hỏi nhà quản lý doanh nghiệp phải
xem xét tình hình thực tế của doanh nghiệp để có quyết định phù hợp trong
việc tổ chức vốn.

- Nguôn VLĐ tam thơi: là nguồn vốn có tính chất ngắn hạn (dưới 1
năm) doanh nghiệp có thể sử dụng để đáp ứng các yêu cầu có tính chất tạm
thời phát sinh trong hoạt động kinh doanh của daonh nghiệp. Nguồn vốn tạm
thời thường bao gồm: vay ngắn hạn ngân hàng và các tổ chức tín dụng, các nợ
ngắn hạn khác. Nguồn VLĐ tạm thời được xác định như sau:
Nguồn VLĐ tạm thời = Tổng tài sản - Nguồn vốn thường xuyên
Hoặc:
Nguồn VLĐ tạm thời = TSLĐ - Nguồn VLĐ thường xuyên
Việc phân loại này giúp nhà quản lý xem xét huy động các nguồn VLĐ một
cách phù hợp với thời gian sử dụng của các yếu tố cần thiết cho quá trình kinh
doanh để nâng cao hiệu quả tổ chức và sử dụng VLĐ.


9
Ta có mô hình vốn:
(2)

Tài sản lưu
động

(1)

Nợ ngắn hạn
Nợ dài hạn

Nguồn
vốn

Tt


thường

Tài sản cố định

Vốn chủ sở hữu

xuyên

Trong đó:
(1): Nguồn vốn lưu động thường xuyên
(2): Nguồn vốn lưu động tạm thời
1.2. Hiệu quả sử dụng VLĐ
1.2.1 Khái niệm
Hiệu quả sử dụng vốn lưu động là hiệu quả thu được do đẩy nhanh tốc
độ luân chuyển vốn lưu động qua các giai đoạn của quá trình sản xuất. Tốc độ
này càng cao chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn lưu động càng lớn và ngược lại.
Hiệu quả sử dụng vốn lưu động là hiệu quả đem lại cao nhất khi mà số vốn
lưu động cần cho một đồng luân chuyển là ít nhất. Quan niệm này thiên về
chiều hướng càng tiết kiệm được bao nhiêu vốn lưu động cho một đồng luân
chuyển thì càng tốt. Nhưng nếu hàng hóa sản xuất ra không tiêu thụ được thì
hiệu quả sử dụng đồng vốn cũng không cao. Hiệu quả sử dụng vốn lưu động
là hiệu quả thu được khi đầu tư thêm vốn lưu động một cách hợp lý nhằm mở
rộng quy mô sản xuất để tăng doanh số tiêu thụ với yêu cầu đảm bảo tốc độ
tăng lợi nhuận phải lớn hơn tốc độ tăng vốn lưu động.
Tóm lại, cho dù có nhiều cách tiếp cận khác nhau, song khi nói đến
hiệu quả sử dụng vốn lưu động chúng ta phải có một quan niệm toàn diện hơn
và không thể tách rời nó với một chu kỳ sản xuất kinh doanh hợp lý, một định


10

mức sử dụng đầu vào hợp lý, công tác tổ chức quản lý sản xuất, tiêu thụ và
thu hồi công nợ chặt chẽ. Do vậy cần thiết phải đề cập tới các chỉ tiêu về hiệu
quả sử dụng vốn lưu động.
1.2.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả, hiệu suất sử dụng VLĐ
1.2.2.1. Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu suất sử dụng vôn lưu động
Hàng tôn kho
* Số vòng quay hàng tồn kho:
Giá vốn hàng bán
Vòng quay hàng tồn kho

=

(vòng)

Trị giá hàng tồn kho bình quân

Trong đó
Trị giá hàng tồn kho
Trị giá hàng tồn kho =

đầu kỳ
2

Trị giá hàng tồn kho
+ cuối kỳ

bình quân
Chỉ tiêu này phản ánh số vòng quay hàng tồn kho luân chuyển trong một
kỳ.Số vòng quay hàng tồn kho càng cao thì đánh giá là tốt, chỉ cần đầu tư một
lượng nhỏ hàng tồn kho mà vẫn đạt doanh thu cao.

* Kỳ luân chuyển HTK:
Số ngày trong kỳ
Kỳ luân chuyển HTK =
(ngày)

Số vòng quay HTK

Chỉ tiêu này cho biết 1 vòng HTK quay trong bao nhiêu ngày. Kỳ luân
chuyển HTK càng thấp càng tốt
Nợ phải thu
* Kỳ thu tiền trung bình:
Nợ phải thu bình quân
Kỳ thu tiền trung bình
(ngày)

=
Doanh thu thuần bình quân một ngày trong kỳ


11
Trong đó:
Nợ phải thu đầu kỳ + Nợ phải thu cuối kỳ
Nợ phải thu bình quân

=
2

Kỳ thu tiền trung bình phản ánh số ngày cần thiết để thu được các khoản
phải thu (số ngày một vòng quay các khoản phải thu). Vòng quay các khoản
phải thu càng lớn thì kỳ thu tiền trung bình càng nhỏ và ngược lại.

* Số vòng quay nợ phải thu:
Số ngày trong kỳ
Số vòng quay NPT =
(vòng)

Kỳ thu tiền trung bình

Chỉ tiêu này phản ánh số vòng quay NPT trong một chu kỳ kinh doanh. Số
vòng quay NPT càng cao càng tốt.
* Hệ số các khoản phải thu:
Các khoản phải thu
Hệ số các khoản phải thu =
Tổng tài sản
Chỉ tiêu này cho biết trong tổng nguồn vốn của DN có bao nhiêu phần vốn bị
chiếm dụng.
* Hệ số các khoản phải trả:
Các khoản phải trả
Hệ số các khoản phải trả =
Tổng tài sản
Chỉ tiêu này cho biết trong tổng tài sản của DN có bao nhiêu phần vốn được
tài trợ bằng nguồn vốn đi chiếm dụng.
Vốn lưu động


Tốc độ luân chuyên VLĐ


12
Tốc độ luân chuyển VLĐ được biểu hiện bằng 2 chỉ tiêu:
- Số vòng quay VLĐ: Chỉ tiêu này cho biết trong một thời kỳ nhất định

(thường là một năm) VLĐ quay được bao nhiêu vòng.
Tổng mức luân chuyển VLĐ
Vốn lưu động bình quân
Số vòng quay VLĐ
=
Hiện nay tổng mức luân chuyển VLĐ được xác định bằng doanh thu
thuần bán hàng của doanh nghiệp trong kỳ.
- Kỳ luân chuyển VLĐ: Chỉ tiêu này phản ánh số ngày bình quân cần
thiết để VLĐ thực hiện được 1 lần luân chuyển hay độ dài thời gian một vòng
quay của VLĐ trong kỳ.
Công thức tính như sau:
VLĐ ×

N
K =

hay

N

K =

L

M

Trong đó:
K: là kỳ luân chuyển vốn lưu động.
N: Số ngày trong kỳ (tính chẵn một năm là 360 ngày, một quý là 90
ngày, một tháng là 30 ngày).

L: số lần luân chuyển vốn lưu động.
VLĐ

: Số vốn lưu động bình quân sử dụng trong kỳ, được xác định bằng

phương pháp bình quân số học.
M: tổng mức luân chuyển vốn lưu động trong kỳ
Tốc độ luân chuyển VLĐ trong kì nhanh hay chậm cho thấy tình hình tổ
chức các mặt mua sắm, dự trữ vật tư, hàng hóa của doanh nghiệp có hợp lý
không. Vòng quay VLĐ càng nhanh, kỳ luân chuyển VLĐ càng được rút
ngắn thì chứng tỏ tốc độ luân chuyển VLĐ càng nhanh, hiệu quả sử dụng
VLĐ doanh nghiệp càng cao và ngược lại.


13


Mức tiết kiệm VLĐ do tăng tốc độ luân chuyên vốn
Chỉ tiêu này phản ánh số vốn lưu động có thể tiết kiệm được do tăng

tốc độ luân chuyển vốn lưu động ở kỳ so sánh (kỳ kế hoạch) so với kỳ gốc
(kỳ báo cáo).
Công thức tính:
VTK = Mức luân chuyển VLĐ bình quân/ngày × Số ngày luân chuyển rút ngắn
Hay
M1

VTK
Trong đó:


=
=

x

(K1-K0)

hoặc =M1/L1 – M1/L0

360

VTK : Số vốn lưu động có thể tiết kiệm (-) hay phải tăng thêm (+) do ảnh
hưởng của tốc độ luân chuyển vốn lưu động kỳ so sánh so với kỳ gốc.
M1 : Tổng mức luân chuyển kỳ so sánh (kỳ kế hoạch)
K1 , K0 : Kỳ luân chuyển VLĐ kỳ so sánh, kỳ gốc.
L1 , L0 : Số lần luân chuyển VLĐ kỳ so sánh, kỳ gốc.


Hàm lượng VLĐ (mức đảm nhiệm VLĐ)

Là số VLĐ cần có để đạt được 1 đồng doanh thu thuần về tiêu thụ sản phẩm.
Công thức tính:
C

h
Vốn lưu động bình quân


Hàm lượng vốn lưu động


=

Doanh thu thuần bán hàng trong kỳ

tiêu này phản ánh để có được 1 đồng doanh thu thuần về bán hàng cần bao
nhiêu VLĐ. Chỉ tiêu này càng nhỏ thì càng cần ít số đồng VLĐ để đạt được 1
đồng doanh thu nghĩa là hiệu quả sử dụng VLĐ càng cao và ngược lại.
1.2.2.2. Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng VLĐ


14
Hệ số sinh lơi VLĐ:
Chỉ tiêu này phản ánh một đồng VLĐ có thể tạo ra bao nhiêu đồng lợi
nhuận trước thuế (sau thuế). Chỉ tiêu này càng cao cho thấy hiệu quả sử dụng
VLĐ càng cao và ngược lại.
Lợi nhuận trước (sau) thuế
Hệ số sinh lời vốn lưu động =
Vốn lưu động bình quân
1.2.3. Các nhân tố tác động đến hiệu quả sử dụng VLĐ


Nhân tô khách quan:
Đây là tổng hợp những yếu tố bên ngoài ảnh hưởng trực tiếp hay gián

tiếp đến hiệu quả hoạt động kinh doanh nói chung và hiệu quả tổ chức sử
dụng VLĐ nói riêng của doanh nghiệp, đó là:
- Lam phát: do tác động của nền kinh tế có lạm phát làm cho thị trường
đầu vào và đầu ra của doanh nghiệp có nhiều bất ổn làm ảnh hưởng trực tiếp
đến khả năng sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp. Từ đó ảnh
hưởng đến nhu cầu cũng như tốc độ luân chuyển VLĐ.

- Lãi suất: Sự biến động về lãi suất ảnh hưởng đến chi phí sử dụng vốn,
tới khả năng lựa chọn nguồn tài trợ sao cho hợp lý và đáp ứng được yêu cầu
của doanh nghiệp.
- Rủi ro: những rủi ro bất thường mà doanh nghiệp gặp phải trong quá
trình sản xuất kinh doanh bao gồm: rủi ro kinh doanh như: nợ khó đòi, sự phá
sản của doanh nghiệp khác…, rủi ro tự nhiên như hỏa hoạn, bão lụt,…Trong
điều kiện kinh doanh có sự cạnh tranh khốc liệt của nhiều thành phần kinh tế,
khi thị trường đầu vào và thị trường tiêu thụ luôn tồn tại sự bất ổn định thì rủi
ro của doanh nghiệp càng cao.
- Sự canh tranh trên thị trương: Tùy thuộc vào việc sản phẩm của
doanh nghiệp có thỏa mãn nhu cầu về chất lượng, giá cả mà quyết định tính
cạnh tranh của sản phẩm doanh nghiệp trên thị trường. Từ đó quyết định
doanh thu tiêu thụ sản phẩm làm tác động đến lợi nhuận của doanh nghiệp và


15
như vậy chính là đã tác động đến hiệu quả sử dụng VKD nói chung và VLĐ
nói riêng của doanh nghiệp.
- Các nhân tố khác:
Các chính sách pháp lý, chính sách kinh tế tài chính của nhà nước đối
với doanh nghiệp như: Luật thuế, hệ thống luật pháp,… đều có thể mang đến
cho doanh nghiệp những cơ hội cũng như thách thức nhất định trong hoạt
động kinh doanh. Từ đó ảnh hưởng đến quá trình tổ chức, sử dụng VLĐ và
tác động đến hiệu quả sử dụng VLĐ của doanh nghiệp.


Nhân tô chủ quan:

Bên cạnh những nhân tố khách quan nói trên thì còn rất nhiều những
nhân tố chủ quan thuộc về bản thân doanh nghiệp ảnh hưởng quyết định đến

hiệu quả sử dụng VLĐ của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường.
- Xác định nhu cầu VLĐ:
Do việc xác định nhu cầu VLĐ chưa chính xác dẫn đến tình trạng thừa hoặc
thiếu VLĐ trong kinh doanh đều ảnh hưởng không tốt đến hiệu quả sử dụng VKD
nói chung cũng như hiệu quả sử dụng VLĐ nói riêng của doanh nghiệp.
- Việc lựa chọn phương án đầu tư:
Trong nền kinh tế thị trường khi lựa chọn dự án đầu tư nhà quản lý
doanh nghiệp phải luôn luôn cân nhắc giữa chi phí bỏ ra, rủi ro gặp phải và
lợi ích từ dự án mang lại. Nếu doanh nghiệp thực hiện đầu tư vào sản xuất sản
phẩm hàng hóa, dịch vụ chất lượng cao, mẫu mã phù hợp với thị hiếu của
người tiêu dùng đồng thời giá thành hạ thì doanh nghiệp sẽ đẩy nhanh được
quá trình tiêu thụ, tăng vòng quay của VLĐ. Ngược lại, sản phẩm không phù
hợp với thị hiếu người tiêu dùng sẽ dẫn đến việc ứ đọng hàng hóa, chậm luân
chuyển vốn, làm giảm hiệu quả sử dụng VLĐ.
- Việc tổ chức huy động vốn: Vốn là điều kiện tiên quyết không thế
thiếu được đối với bất kỳ một doanh nghiệp nào trong nền kinh tế hiện nay.
Do đó, việc chủ động xây dựng, tổ chức huy động, sử dụng VLĐ có ảnh
hưởng rất lớn đến việc nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ của doanh nghiệp.


16
Nếu doanh nghiệp có những biện pháp huy động được những nguồn vốn có
chi phí thấp và tổ chức sử dụng những nguồn vốn đó một cách hiệu quả thì sẽ
nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ của doanh nghiệp. Ngược lại, nếu doanh
nghiệp làm không tốt công tác tổ chức huy động vốn thì sẽ làm giảm hiệu quả
sử dụng vốn của doanh nghiệp.
- Do trình độ quản lý:
Trình độ tổ chức quản lý doanh nghiệp mà yếu kém sẽ dẫn đến việc thất
thoát vật tư hàng hóa trong quá trình mua sắm, dự trữ, sản xuất, tiêu thụ sản
phẩm, hàng hóa từ đó dẫn đến sử dụng lãng phí về nhân lực, vốn, nguyên

liệu… điều đó ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh nói
chung và VLĐ nói riêng của doanh nghiệp.
Trên đây là những nhân tố chủ yếu làm ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng
VLĐ của doanh nghiệp. Để phát huy những ảnh hưởng tích cực và hạn chế
những ảnh hưởng tiêu cực các nhà quản trị doanh nghiệp cần xem xét một
cách ky lưỡng sự ảnh hưởng của từng nhân tố để từ đó đưa ra những biện
pháp quản lý thích hợp, nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ trong doanh nghiệp


17
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TẠI
TỔNG CÔNG TY MAY 10
2.1.Tổng quan về Tổng công ty May 10
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty
Tên công ty: TỔNG CÔNG MAY 10 – CÔNG TY CỔ PHẦN
Tên giao dịch: GARMENT 10 CORPORATION – JOINT STOCK
COMPANY
Tên viết tắt: GARCO10. JSC
Mã số doanh nghiệp: 0100101308
Mã số thuế: 0100101308
Địa chỉ: Sài Đồng – Long Biên – Hà Nội
Email:
Website:
Số điện thoại: 04 . 38276923
Số Fax : 04 . 38276925
Tiền thân của Tổng công ty May 10 – Công ty cổ phần ngày nay là các
xưởng may quân trang được thành lập ở các chiến khu trong toàn quốc, và
được tổ chức từ năm 1946, phục vụ bộ đội chống Pháp tại các chiến trường
Việt Bắc, khu 4, khu 3 và Nam Bộ.

Từ năm 1947 đến năm 1949, việc may quân trang không chỉ được tiến
hành ở các chiến khu mà còn được tiến hành ở nhiều nơi khác như : Nho
Quan – Ninh Bình, Hà Đông, Thái Bình, Thanh Hóa, Quảng Ngãi… Để đảm
bảo bí mật, các cơ sở sản xuất đều được đặt theo bí số của quân đội như : X1,
X30, AK1, AM1, CK1, BK1… Các đơn vị này chính là tiền thân của xưởng
May 10 hợp nhất sau này.
Năm 1952, xưởng may X1 ở Việt Bắc được đổi tên thành xưởng May
10 mang bí số X10.


18
Năm 1956, sau khi miền Bắc hoàn toàn giải phóng, xưởng may X40
(Thanh Hóa) và những đồng chí thợ may của ngành quân nhu ở Nam Bộ và
Chiến khu 5 Việt Bắc được lệnh chuyển ra Hà Nội sáp nhập với xưởng May 10
lấy tên là xưởng May 10 đặt tại Hội Xá thuộc Bắc Ninh cũ nay là Phường Sài
Đồng – Quận Long Biên – Hà Nội với diện tích 20ha. Xưởng May 10 được xây
dựng với 546 cán bộ công nhân viên chuyên may quân phục quân đội.
Tháng 2 năm 1961, Cục Quân Nhu – Tổng Cục Hậu cần tiến hành bàn
giao xưởng May 10 cho Bộ Công Nghiệp Nhẹ quản lý và đổi tên thành Xí
nghiệp May 10 với toàn bộ nhà xưởng máy móc thiết bị và 1092 cán bộ công
nhân viên. Mặt hàng sản xuất chính lúc này vẫn là quân trang chiếm đến
90%- 95% sản lượng sản xuất.
Năm 1975, đánh dấu bước ngoặt trong hoạt động sản xuất của công ty.
Công ty chuyển dần sang sản xuất các mặt hàng phục vụ dân dụng và xuất
khẩu ra nước ngoài với thị trường chủ yếu là Liên Xô và các nước XHCN
Đông Âu.
Năm 1990 – 1991 do Liên Xô và các nước XHCN Đông Âu tan rã,
công ty gặp rất nhiều khó khăn khi bị mất đi các thị trường xuất khẩu chủ lực.
Nhưng dưới sự lãnh đạo kịp thời và đúng đắn, Ban giám đốc công ty đã quyết
định chuyển hướng hoạt động sản xuất kinh doanh sang hướng chuyên sản

xuất các sản phẩm áo sơ mi xuất khẩu cho các thị trường Hàn Quốc, CHLB
Đức, Nhật Bản, Đài Loan, Hồng Kông, Canada,…
Ngày 14 – 11- 1992 , Bộ Công nghiệp nhẹ đã ra quyết định số
1090/TCLD về chuyển đổi mô hình tổ chức từ Xí nghiệp May 10 lên thành
Công ty May 10 thuộc Tổng công ty Dệt may Việt Nam.
Và đến ngày 1/1/2005, đứng trước những cơ hội và thách thức của thị
trường dệt may trong nước và quốc tế, chủ trương của Đảng và Nhà nước
cũng như tình hình nội tại của công ty, Công ty May 10 được chuyển đổi
thành Tổng Công ty May 10 – Công ty cổ phần theo quyết định số : 105/QĐ-


19
BCN kí ngày 1/5/2004 của Bộ Công Nghiệp. Công ty đã được Nhà Nước Việt
Nam tặng những phần thưởng cao quý như :



Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân (năm 2005)
Anh hùng lao động

Và nhiều Huân chương các loại khác.
Công ty cũng đã đạt được nhiều giải thưởng :



Giải thưởng Chất lượng Việt Nam
Giải thưởng Chất lượng Châu Á – Thái Bình Dương

Nhìn lại lịch sử của mình, Tổng công ty May 10 – Công ty cổ phần
(GARCO 10 JSC) đã trải qua hơn nửa thế kỷ hình thành và phát triển. Trong

suốt hơn 60 năm qua, lớp lớp các thế hệ công nhân May 10 đã lao động không
biết mệt mỏi để xây dựng May 10 từ những nhà xưởng bằng tre, nứa thành
một doanh nghiệp mạnh của ngành dệt may Việt Nam. Mỗi năm sản xuất trên
20 triệu sản phẩm chất lượng cao các loại, 80% sản phẩm được xuất khẩu
sang các thị trường My, Đức , Nhật Bản, Hồng Kông, … Nhiều tên tuổi lớn
của ngành may mặc thời trang có uy tín trên thị trường thế giới đã hợp tác sản
xuất với Tổng công ty May 10 – Công ty cổ phần như Pierre Cardin,
GuyLaroche, Maxim, Jacques Britt, Seidensticker, Dornbusch, C&A, Camel,
Arrow,…
Với hệ thống nhà xưởng khang trang, máy móc thiết bị hiện đại, công
nghệ sản xuất tiên tiến lại có đội ngũ công nhân lành nghề, đội ngũ cán bộ
quản lý chuyên gia luôn được đào tạo và bổ sung, hệ thống quản lý chất
lượng ISO 9000, hệ thống quản lý môi trường ISO 14000 và hệ thống trách
nhiệm xã hội SA 8000. Đồng thời với việc duy trì và phát triển các quan hệ
hợp tác hiện có May 10 luôn sẵn sàng mở rộng quan hệ hợp tác sản xuất, liên
doanh thương mại với khách hàng trong và ngoài nước trên cơ sở giúp đỡ lẫn
nhau cùng có lợi.


×