Tải bản đầy đủ (.pdf) (151 trang)

Luận văn thạc sĩ Đặc điểm ngôn ngữ của trẻ mấu giáo lớn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.09 MB, 151 trang )

Edited with the trial version of
Foxit Advanced PDF Editor
To remove this notice, visit:
www.foxitsoftware.com/shopping

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

UBND THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG
––––––––––––––––––––

ĐẶC ĐIỂM NGÔN NGỮ CỦA TRẺ MẪU GIÁO LỚN
Ở MỘT SỐ TRƯỜNG MẦM NON QUẬN KIẾN AN,
THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG XÉT TRÊN BÌNH DIỆN
TỪ VỰNG - NGỮ NGHĨA VÀ NGỮ PHÁP

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN

HẢI PHÒNG – 2016


Edited with the trial version of
Foxit Advanced PDF Editor
To remove this notice, visit:
www.foxitsoftware.com/shopping

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

UBND THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG


TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG
–––––––––––––––––

ĐẶC ĐIỂM NGÔN NGỮ CỦA TRẺ MẪU GIÁO LỚN
Ở MỘT SỐ TRƯỜNG MẦM NON QUẬN KIẾN AN,
THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG XÉT TRÊN BÌNH DIỆN
TỪ VỰNG - NGỮ NGHĨA VÀ NGỮ PHÁP
LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN

CHUYÊN NGÀNH: NGÔN NGỮ VIỆT NAM
MÃ SỐ: 60.22.01.02

Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thị Hiên

HẢI PHÒNG - 2016


Edited with the trial version of
Foxit Advanced PDF Editor
To remove this notice, visit:
www.foxitsoftware.com/shopping

i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu, kết
quả nêu trong luận văn này là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kì
công trình nào khác. Các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ
nguồn gốc.
Hải Phòng, ngày 19 tháng 12 năm 2016
Tác giả luận văn

( Đã ký)


Edited with the trial version of
Foxit Advanced PDF Editor
To remove this notice, visit:
www.foxitsoftware.com/shopping

ii
LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian theo học tại trường Đại học Hải Phòng và đặc biệt là
trong khoảng thời gian thực hiện luận văn tốt nghiệp, tôi đã nhận được sự giúp đỡ
hết lòng về mặt vật chất, tinh thần, kiến thức và những kinh nghiệm quí báu từ gia
đình, thầy cô, bạn bè. Qua đây tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc, lời cảm ơn chân
thành tới TS. Nguyễn Thị Hiên, người đã tận tình chỉ bảo hướng dẫn, động viên và
giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực hiện luận văn tốt nghiệp; Quí Thầy, Cô giảng
dạy chuyên ngành Ngôn ngữ học Việt Nam; Ban giám hiệu, giáo viên và các bé lớp
mẫu giáo lớn tại Trường Mầm non Thực Hành; Trường Mầm non Trần Thành
Ngọ; Trường Mầm non Hoa Hồng; Trường mầm non Quán Trữ; Trường mầm non
Hoa Mai - quận Kiến An, thành phố Hải Phòng đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi
trong suốt quá trình nghiên cứu thực tiễn và khảo nghiệm.
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến các anh chị học viên trong lớp Cao học Ngôn ngữ
Việt Nam khóa 6, tất cả các bạn bè và đồng nghiệp, những người thân yêu trong
gia đình, những người luôn ủng hộ, động viên, khích lệ, giúp đỡ, chia sẻ kiến thức,
kinh nghiệm và tài liệu cho tôi trong quá trình nghiên cứu và thực hiện để tôi hoàn
thành luận văn này.
Cuối cùng xin kính chúc sức khỏe tới quí thầy cô, gia đình và các anh
chị học viên.
Hải Phòng, ngày 19 tháng 12 năm 2016
Tác giả luận văn

( Đã ký)


iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN....................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN ....................................................................................................... ii
MỤC LỤC ............................................................................................................ iii
DANH MỤC BẢNG, BIỂU .................................................................................. v
MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN LIÊN QUAN TỚI ĐỀ TÀI ...........11
1.1. Bình diện kết học và nghĩa học của từ tiếng Việt .........................................11
1.1.1. Khái quát chung về từ tiếng Việt ...............................................................11
1.1.2. Bình diện kết học (ngữ pháp) của từ tiếng Việt .........................................11
1.1.3. Bình diện nghĩa học (ngữ nghĩa) của từ tiếng Việt ....................................14
1.2. Bình diện kết học và nghĩa học của câu tiếng Việt .......................................15
1.2.1. Khái quát chung về câu tiếng Việt .............................................................15
1.2.2. Bình diện kết học (ngữ pháp) của câu tiếng Việt.......................................16
1.2.3. Bình diện nghĩa học (ngữ nghĩa) của câu tiếng Việt..................................18
1.3. Đặc điểm phát triển ngôn ngữ của trẻ mẫu giáo lớn .....................................22
1.3.1. Vốn ngôn ngữ của trẻ mẫu giáo lớn ...........................................................22
1.3.2. Một số yếu tố ảnh hưởng đến việc phát triển ngôn ngữ của trẻ mẫu giáo lớn ...........24
1.4. Tiểu kết chương 1.........................................................................................26
CHƯƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM NGÔN NGỮ TRẺ MẪU GIÁO LỚN Ở MỘT SỐ
TRƯỜNG MẦM NON QUẬN KIẾN AN, THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG XÉT
TRÊN BÌNH DIỆN TỪ VỰNG – NGỮ NGHĨA................................................28
2.1. Vốn từ của trẻ xét trên bình diện từ vựng - ngữ nghĩa ..................................28
2.1.1. Về số lượng từ ngữ của trẻ mẫu giáo lớn ...................................................28
2.1.2. Hiểu biết của trẻ về các thành phần nghĩa của từ.......................................29
2.1.3. Hiểu biết của trẻ về cơ chế chuyển nghĩa của từ........................................40

2.2. Câu – phát ngôn của trẻ xét trên bình diện ngữ nghĩa ..................................46
2.2.1. Hiểu biết của trẻ về nghĩa biểu hiện trong các phát ngôn ..........................46
2.2.2. Hiểu biết của trẻ về nghĩa tình thái trong các phát ngôn ...........................48


iv
2.3. Tiểu kết chương 2..........................................................................................51
CHƯƠNG 3: ĐẶC ĐIỂM NGÔN NGỮ TRẺ MẪU GIÁO LỚN Ở MỘT SỐ
TRƯỜNG MẦM NON QUẬN KIẾN AN, THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG XÉT
TRÊN BÌNH DIỆN NGỮ PHÁP .........................................................................53
3.1. Đặc điểm sử dụng từ của trẻ mẫu giáo lớn xét về mặt ngữ pháp ..................53
3.1.1. Đặc điểm sử dụng từ xét theo cấu tạo từ ....................................................53
3.1.2. Đặc điểm sử dụng từ xét theo từ loại .........................................................70
3.2. Đặc điểm sử dụng câu của trẻ mẫu giáo lớn xét về mặt ngữ pháp .........................83
3.2.1. Đặc điểm sử dụng các thành phần câu của trẻ ...........................................83
3.2.2. Đặc điểm sử dụng các kiểu câu ở trẻ .........................................................89
3.3. Tiểu kết chương 3..........................................................................................92
KẾT LUẬN ..........................................................................................................94
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................97


v
DANH MỤC BẢNG, BIỂU
Số hiệu
Tên bảng
bảng
2.1
Vốn từ của trẻ mẫu giáo lớn xét theo chủ đề khảo sát

Trang

28

2.2

Một số ví dụ về nghĩa biểu niệm trẻ nắm được

34

2.3

Các từ gợi nghĩa liên hội cho trẻ

37

2.4

Các phương thức ẩn dụ được trẻ sử dụng

41

2.5

Các phương thức hoán dụ được trẻ sử dụng

43

2.6

Các nét nghĩa biểu hiện trong phát ngôn của trẻ


46

2.7

Các nét nghĩa tình thái được trẻ sử dụng trong câu - phát ngôn

49

3.1

Số lượng từ trẻ sử dụng xét theo cấu tạo ngữ pháp

53

3.2

Đặc điểm sử dụng từ đơn của trẻ

54

3.3

Đặc điểm sử dụng từ ghép của trẻ

57

3.4

Đặc điểm sử dụng từ láy của trẻ


64

3.5

Số lượng từ trẻ sử dụng xét theo từ loại

70

3.6

Các thành phần câu trẻ sử dụng

83

3.7

Các loại trạng ngữ trẻ sử dụng

87

3.8

Các kiểu câu trẻ sử dụng

90


1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài

1.1. Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của con người.
Ngôn ngữ là sự sáng tạo kỳ diệu của con người. Sự tuyệt vời của ngôn ngữ
là do ngôn ngữ ngay từ khi hình thành đã trở thành phương tiện giao tiếp cơ
bản nhất, hữu hiệu nhất của cả loài người. Chúng ta, ai cũng có thể sử dụng
phương tiện "không mất tiền mua" này để trao đổi thông tin cho nhau một
cách nhanh nhất, nhiều nhất, đầy đủ nhất, từ đó có thể dễ dàng hiểu nhau,
thông cảm, chia sẻ, liên kết hay hợp tác với nhau… Nhờ ngôn ngữ mà con
người từ khắp năm châu bốn bể, con người ở các thời đại khác nhau, các thế
hệ khác nhau có thể tìm hiểu hoặc giao lưu với nhau… Hơn thế nữa ngôn
ngữ là công cụ để chúng ta tư duy, là chìa khoá vạn năng thông minh để
chúng ta mở ra kho tàng tri thức khổng lồ của nhân loại, chiếm lĩnh nó, phát
triển nó, đưa nó đến với mọi người…
Quá trình phát triển của ngôn ngữ luôn đi kèm với sự phát triển của xã hội
loài người. Đối với con người, sự tạo thành và tiếp thu, sử dụng ngôn ngữ là một
quá trình lâu dài. Từ khi còn là bào thai trong bụng mẹ, con người đã có sự giao
tiếp riêng. Đến khoảng 12 tháng tuổi trở đi, con người ở giai đoạn này mới có
khả năng tạo ra ngôn ngữ nói. Và dần dần, ngôn ngữ của mỗi người ngày càng
được phát triển, mở rộng trong quá trình sống. Ngôn ngữ càng mở rộng thì tri
thức thu được càng lớn, đồng nghĩa với việc cá nhân ngày càng hoàn thiện, xã
hội càng phát triển mạnh mẽ.
1.2. Tuổi mầm non là giai đoạn mà ngôn ngữ có sự phát triển nhanh cả về
ngữ âm, từ vựng và ngữ pháp mà “không có giai đoạn nào có thể đạt tốc độ tăng
trưởng và phát triển bằng”. Đặc biệt, sự phát triển ngôn ngữ thể hiện rõ rệt nhất
ở trẻ thuộc độ tuổi 5-6 tuổi nhằm chuẩn bị cho trẻ bước sang một giai đoạn phát
triển khác cả về mặt tâm sinh lí và tư duy, nhận thức.Việc trẻ biết phát âm đúng
tiếng mẹ đẻ, nói có ngữ điệu, đúng ngữ pháp, biết biểu đạt ý nghĩ bằng ngôn
ngữ, biết dùng ngôn ngữ làm phương tiện chính để tiếp xúc, giao lưu… là
hoàn toàn có thể đạt được ở lứa tuổi 5 - 6 tuổi. Đối với trẻ mẫu giáo lớn, ngôn



2
ngữ không chỉ là phương tiện giao tiếp mà còn là phương tiện để điều khiển,
điều chỉnh hành vi, giúp trẻ lĩnh hội các giá trị chuẩn mực của xã hội, hình thành
và phát triển toàn diện nhân cách. Bởi vậy, việc hiểu về đặc điểm ngôn ngữ của
trẻ mẫu giáo lớn và xây dựng được những biện pháp cụ thể để giáo dục, phát
triển ngôn ngữ cho trẻ ở lứa tuổi này là vô cùng cần thiết.
1.3. Tuy có vai trò quan trọng như vậy nhưng số lượng các công trình
nghiên cứu về ngôn ngữ trẻ mẫu giáo lớn hiện nay còn rất hạn chế. Đây có thể
coi là một khoảng trống rất cần được bổ sung trong nghiên cứu về ngôn ngữ. Vì
vậy, vấn đề cấp thiết là cần có sự nghiên cứu cụ thể, toàn diện về thực trạng phát
triển và sử dụng ngôn ngữ ở tất cả các phương diện của trẻ ở các độ tuổi, đặc biệt
là độ tuổi mẫu giáo lớn (5-6 tuổi) nhằm giúp trẻ sử dụng thành thạo tiếng mẹ đẻ
trong sinh hoạt hàng ngày như phát âm chuẩn, vốn từ phong phú, câu nói hoàn
chỉnh về ngữ pháp. Đó sẽ là phương tiện để trẻ lĩnh hội tri thức khoa học,là công
cụ để trẻ tham gia vào các mối quan hệ xã hội mới.
Từ những lý do trên, với mong muốn nắm bắt đầy đủ thực trạng ngôn ngữ
của trẻ em ở độ tuổi mẫu giáo lớn của quận Kiến An, Thành phố Hải Phòng hiện
nay đồng thời xây dựng, đề xuất và ứng dụng một số biện pháp cụ thể, thiết thực
góp phần nâng cao chất lượng giáo dục ngôn ngữ cho trẻ mầm non. Do đó, từ
thực tế nghiên cứu để chúng tôi lựa chọn đề tài:“Đặc điểm ngôn ngữ trẻ mẫu
giáo lớn ở một số trường mầm non quận Kiến An, thành phố Hải Phòng xét trên
bình diện từ vựng - ngữ nghĩa và ngữ pháp”.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Nhìn vào quá trình phát triển lịch sử của loài người, chúng ta thấy rất rõ
vai trò và tác dụng của ngôn ngữ. Loài người ngay từ thuở sơ khai đã sáng tạo
ra ngôn ngữ, một hệ thống tín hiệu đặc biệt dùng làm phương tiện cơ bản và
quan trọng nhất trong giao tiếp giữa các thành viên trong cộng đồng về ngôn
ngữ từ thấp lên cao và mặt tổ chức xã hội như thị tộc, bộ lạc, dân tộc. Sau này,
khi đã xuất hiện quốc gia, thì ý thức về một quốc gia thống nhất bao giờ cũng
gắn bó với ý thức của một ngôn ngữ quốc gia chung. Từ đó, ngôn ngữ được

phát triển cùng với sự tiến bộ của xã hội loài người. Ngôn ngữ chính là một


3
trong những yếu tố nâng tầm cao của con người lên vượt xa về chất so với
mọi giống loài, phân biệt con người với con vật. Lịch sử dân tộc Việt Nam ta,
nếu xét riêng về mặt ngôn ngữ thì có thể nói rằng đó là lịch sử người Việt Nam
cùng nhau xây dựng, thống nhất và phổ biến tiếng Việt với ý nghĩa là ngôn ngữ
dùng chung trên lãnh thổ nước ta. Ngôn ngữ góp phần làm nên bản sắc của một
dân tộc, phân biệt dân tộc này với dân tộc khác. Trong suốt lịch sử lâu dài đấu
tranh vì chủ quyền dân tộc, vì độc lập tự do của đất nước, chúng ta có thể hình
dung dân tộc Việt Nam đã phấn đấu gian khổ như thế nào để thoát khỏi hiểm họa
diệt chủng về ngôn ngữ và văn hóa, góp phần bảo vệ và phát triển tiếng Việt.
Trong các mặt đời sống của một dân tộc, của một đất nước thì ngôn ngữ
gắn bó mật thiết hơn cả với văn hóa. Ngôn ngữ là một trong những nhân tố hợp
thành quan trọng, góp phần làm nên giá trị, bản sắc, tinh hoa của nền văn hóa
dân tộc, bởi lẽ nó liên quan đến ý thức, ứng xử và giao tiếp xã hội, cũng như các
kết quả hoạt động vật chất và tinh thần của con người trong xã hội. Chính tiếng
Việt, ở mặt nội dung ý nghĩa của nó, là nơi ghi lại, phản ánh chủ yếu những tri
thức, kinh nghiệm, những suy nghĩ, quan niệm ... Tiếng Việt hình thành và phát
triển, và ngày nay đã trở thành một ngôn ngữ giàu và đẹp, phong phú và độc đáo.
Không chỉ vậy, nó còn là một công cụ hữu hiệu trong việc xây dựng và phát triển
nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Điều quan trọng nhất là
mỗi chúng ta, có ý thức sâu sắc về sự giàu đẹp của tiếng Việt, biết yêu và quý tiếng
nói của dân tộc, nói rộng ra đó là ý thức và tình cảm đối với văn hóa dân tộc.
Với mỗi cá nhân, sự phát triển ngôn ngữ diễn ra hết sức mạnh mẽ ở
giai đoạn từ 0 - 6 tuổi (lứa tuổi mầm non). Từ chỗ sinh ra chưa có ngôn ngữ,
đến cuối 6 tuổi - chỉ một khoảng thời gian rất ngắn so với cả một đời người trẻ đã có thể sử dụng thành thạo tiếng mẹ đẻ trong sinh hoạt hàng ngày. Đây
chính là giai đoạn phát cảm về ngôn ngữ. Ở giai đoạn này nếu không có
những điều kiện thuận lợi cho sự phát triển ngôn ngữ thì sau này việc bù lại

cái đã mất đi sẽ gặp nhiều khó khăn. Chính vì vậy ngôn ngữ nói chung và
ngôn ngữ của trẻ trước tuổi học là vấn đề được nhiều nhà khoa học trên thế
giới và trong nước quan tâm nghiên cứu.


4
Việc nghiên cứu ngôn ngữ của trẻ em lứa tuổi mầm non (0 - 6 tuổi) cũng
được rất nhiều tác giả trong và ngoài nước quan tâm, tiếp cận sâu ở từng góc độ
khác nhau trong sự phát triển ngôn ngữ của trẻ. Với những tài liệu mà chúng tôi
tổng hợp được cho đến thời điểm hiện nay bao gồm:
Nghiên cứu về vốn từ, khả năng hiểu từ, sử dụng từ… của trẻ em ở các
độ tuổi khác nhau có các công trình nghiên cứu của Dương Diệu Hoa (1985),
Nguyễn Minh Huệ (1989), Hồ Minh Tâm (1989); Nguyễn Thị Mai (1998)...
Nghiên cứu đặc điểm phát triển ngôn ngữ của trẻ em từ 0 - 6 tuổi theo
từng giai đoạn, lứa tuổi, có các tác giả như Lưu Thị Lan (1986); Bùi Anh
Tuấn (1989), Đinh Hồng Thái... Các tác giả đã nghiên cứu sự phát triển ngôn
ngữ của trẻ theo từng giai đoạn: 12 - 24 tháng, 24 - 36 tháng, 3 - 4 tuổi; 4 - 5
tuổi, 5 - 6 tuổi.
Nguyễn Ánh Tuyết trong cuốn Tâm lí học trẻ em, Nxb Giáo dục, 1999 đã
nhắc đến đặc điểm phát triển ngôn ngữ trong sự phát triển trí tuệ của trẻ mẫu
giáo. Trong đó, tác giả khẳng định: việc phát triển ngôn ngữ của trẻ mẫu giáo
còn liên quan chặt chẽ với sự phát triển tư duy, đặc biệt là sự chuyển biến từ kiểu
tư duy trực quan – hành động sang kiểu tư duy trực quan – hình tượng, kiểu tư
duy bắt đầu có lập luận trong óc. Tác giả cũng đưa ra kết quả rằng từ vựng của
trẻ mẫu giáo tăng lên rất nhanh (từ 300 đến 400 từ ở tuổi ấu nhi tăng lên 3000
đến 4000 từ ở lứa tuổi mẫu giáo). Cấu trúc ngữ pháp trong ngôn ngữ của trẻ mẫu
giáo được hoàn thiện dần, phát âm cũng chính xác dần lên… Từ đó, tác giả đưa
ra các hướng hoàn thiện tiếng mẹ đẻ ở tẻ mẫu giáo gồm: nắm vững ngữ âm và
ngữ điệu sử dụng tiếng mẹ đẻ, phát triển vốn từ và cơ cấu ngữ pháp, phát triển
ngôn ngữ mạch lạc. Về trẻ mẫu giáo lớn (5 – 6 tuổi), tác giả cho rằng, nhìn

chung đứa trẻ trước khi bước vào tuổi học sinh đã có khả năng ý thức được ý
nghĩa của từ vựng thông dụng, phát âm gần đúng sự phát âm của người lớn (tùy
theo địa phương có giọng nói như thế nào thì trẻ sẽ nói theo giọng như vậy), biết
dùng ngữ điệu phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp và đặc biệt là nắm được hệ thống
ngữ pháp phức tạp, bao gồm những quy luật ngôn ngữ tinh vi nhất về phương
tiện cú pháp và về phương tiện tu từ, nói năng mạch lạc và thoải mái. Tóm lại,


5
trẻ đã thực sự nắm vững tiếng mẹ đẻ. Về hoạt động nhận cảm, tác giả đề nghị về
ngôn ngữ rằng tổ chức cho trẻ ghi nhớ những từ biểu thị các chuẩn nhận cảm
giúp trẻ có thể vận dụng những chuẩn đó vào hoạt động thực tiễn có ý thức hơn,
chính xác hơn. Về đặc điểm phát triển trí nhớ, tác giả nhấn mạnh tầm quan trọng
của ngôn ngữ tài liệu thể hiện bằng ngôn ngữ, nếu giàu hình tượng, nhịp điệu,
vần điệu rõ ràng, lại được đọc bằng một giọng truyền cảm, hấp dẫn thì trẻ vẫn có
khả năng nhớ nhanh, lâu bền. Về đặc điểm phát triển tư duy, tác giả kết luận cả
tư duy trực quan – hành động lẫn tư duy trực quan – hình tượng đều liên hệ mật
thiết với ngôn ngữ. Vai trò của ngôn ngữ ở đây rất lớn. Như vậy, tác giả đã chỉ ra
quá trình phát triển vốn từ ở trẻ mẫu giáo lớn đã khá hoàn thiện và có tác động
nhiều mặt tới tư duy của trẻ. Vì vậy, cần có các biện pháp giáo dục ngôn ngữ phù
hợp cho trẻ.
Nguyễn Ánh Tuyết, Nguyễn Thị Như Mai, Đinh Thị Kim Thoa trong
cuốn Tâm lí học trẻ em lứa tuổi mầm non, Nxb Đại học Sư phạm (2005) đã đề
cập đến một số vai trò của ngôn ngữ trong đặc điểm phát triển tâm lí của trẻ mẫu
giáo nhỡ (4 – 5 tuổi), nhưng chưa có hệ thống và khái quát rõ ràng vì vẫn thiên
về bình diện tâm lí học.
Nguyễn Ánh Tuyết, Nguyễn Thị Như Mai trong cuốn Sự phát triển tâm lí
trẻ em lứa tuổi mầm non, Nxb Giáo dục, 2009 cũng dành một phần nói về đặc
điểm phát triển ngôn ngữ của trẻ mẫu giáo. Trong đó, tác giả khẳng định suốt
tuổi mẫu giáo, vốn từ của trẻ được tích lũy khá phong phú, không những về danh

từ mà còn các từ loại như động từ, tính từ, số từ, đại từ… Trong khi sử dụng
ngôn ngữ, trẻ cũng bắt đầu tìm hiểu ý nghĩa và nguồn của từ.
Riêng về ngôn ngữ của trẻ em lứa tuổi 5 - 6 tuổi, có thể kể đến một số
công trình tiêu biểu như: Công trình nghiên cứu của Nguyễn Xuân Thức về
“Khả năng hiểu từ của trẻ 5 - 6 tuổi”; luận án Tiến sĩ của Hồ Lam Hồng về
"Một số đặc điểm tâm lý trong hoạt động ngôn ngữ của trẻ mẫu giáo 5 - 6
tuổi qua hình thức kể chuyện"; chuyên khảo “Một số biện pháp ngôn ngữ mạch
lạc cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi thông qua việc dạy trẻ kể lại chuyện văn học” của
Ân Thị Hảo (2003), NXB Đại Học Sư Phạm Hà Nội; luận văn Thạc sĩ của


6
Nguyễn Thị Mai Linh (2013) “Đặc điểm ngôn ngữ của trẻ mẫu giáo (3-6 tuổi)”,
Đại học Quốc Gia Hà Nội...
Nguyễn Xuân Khoa (1999) “Phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ
mẫu giáo”, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội đã chỉ ra các phương pháp phát triển
từ ngữ cho trẻ như: mức độ nắm vững ý nghĩa từ vựng khái quát ở các lứa tuổi,
từ ngữ tích cực và từ ngữ thụ động, vốn từ ngữ của trẻ, nhiệm vụ phát triển ngôn
ngữ cho trẻ, vấn đề từ địa phương trong trường mẫu giáo, nội dung phát triển
vốn từ ngữ… Tác giả cũng đưa ra các yêu cầu cho trẻ làm quen với các tác phẩm
văn chương để phát triển từ ngữ, dạy trẻ phát âm đúng từ ngữ…
Trịnh Thị Hà Bắc trong cuốn Lý luận và phương pháp phát triển ngôn
ngữ cho trẻ em, Đại học Huế đã nêu ra các vai trò của ngôn ngữ với sự phát triển
trí tuệ, giáo dục đạo đức, giáo dục thẩm mĩ, phát triển thể lực của trẻ. Tác giả
cũng đề ra các nhiệm vụ phát triển ngôn ngữ cho trẻ bao gồm: giáo dục chuẩn
mực ngữ âm tiếng Việt, hình thành và phát triển vốn từ, dạy trẻ nói đúng ngữ
pháp và nói các kiểu câu theo mục đích phát ngôn… Về phương pháp phát triển
ngôn ngữ, tác giả đưa ra các hệ thống gồm: nhóm phương pháp trực quan (cho
trẻ tiếp xúc với vật thật, quan sát, tham quan, xem phim), nhóm phương pháp
dùng lời nói (đọc thơ, kể và đọc truyện, kể lại chuyện, đàm thoại, nói mẫu, giảng

giải, đưa câu hỏi), nhóm phương pháp thực hành (phát triển ngôn ngữ qua trò
chơi, phát triển ngôn ngữ qua giao tiếp, các hoạt động, lao động), nhóm phương
pháp sử dụng trò chơi. Đặc biệt, về sự hình thành và phát triển vốn từ cho trẻ
mẫu giáo lớn (5 – 6 tuổi), tác giả cho rằng, về mặt số lượng, số lượng từ của trẻ
tăng nhanh theo thời gian, phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau, trong đó
quan trọng nhất là các tác động của môi trường như: sự tiếp xúc ngôn ngữ
thường xuyên của những người xung quanh, trình độ của cha mẹ… Sự tăng có
tốc độ không đồng đều. Từ 3 – 6 tuổi có tốc độ tăng vốn từ giảm dần. Về từ loại,
tác giả chỉ ra danh từ là từ loại xuất hiện sớm nhất, sau đó là các loại như động
từ, tính từ, đại từ, số từ, trạng từ, quan hệ từ… Giai đoạn 5 – 6 tuổi, tỉ lệ danh từ,
động từ giảm đi nhường chỗ cho tính từ và các từ loại khác tăng lên. Về khả
năng hiểu nghĩa của trẻ mầm non, tác giả chia làm 4 cấp độ, cấp độ thứ 4 là


7
những biểu thị khái quát tối đa và cho rằng khả năng nắm được mức độ của sự
khái quát xuất hiện vào tuổi thiếu niên. Trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi cũng có thể hiểu
được một số khái niệm mang tính khái quát ở mức độ 4 nhưng phải thường
xuyên được làm quen, hiểu được nghĩa của từ, được thực hành những từ ngữ đó
và gắn với những tình huống cụ thể. Về nội dung phát triển vốn từ cho trẻ, tác
giả đã chỉ ra, với trẻ 5 – 6 tuổi cần hiểu và dùng từ đúng về cuộc sống, gia đình,
về công việc của bố mẹ, nắm được các từ ngữ về nội quy, hiểu biết chi tiết và gọi
tên các sự vật trong tầm nhìn của trẻ, nắm được các khái niệm và dùng đúng từ
chỉ thời gian, sử dụng đúng một số từ ghép, từ láy, biết một số từ đồng nghĩa,
nhiều nghĩa, biết một số ẩn dụ, hoán dụ. Ngoài ra, cần mở rộng vốn từ về
phương tiện giao thông và các đặc điểm hoạt động của nó, cung cấp hiểu biết về
vốn từ địa phương. Về ngữ pháp, tác giả cho rằng trẻ ở độ tuổi 4 - 6 tuổi thường
sử dụng các loại câu: câu cụm từ, câu đơn đầy đủ thành phần, câu đơn mở rộng
thành phần, câu ghép đẳng lập và câu ghép chính phụ. Tóm lại, tác giả đã nêu rõ
quá trình phát triển vốn từ của trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi và đề ra các phương pháp

giúp trẻ rèn luyện và mở rộng vốn từ một cách đúng đắn.
Bùi Thị Thanh trong Luận văn thạc sĩ Nghiên cứu vốn ngôn ngữ cơ bản
của trẻ mẫu giáo lớn 5-6 tuổi Đại học Sư phạm (2005) đã chỉ ra các lớp từ vựng
cơ bản và cách sử dụng từ ở trẻ mẫu giáo lớn.
Hồ Lam Hồng trong Luận án tiến sĩ Một số đặc điểm tâm lí trong hoạt
động ngôn ngữ của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi qua hình thức kể chuyện, Luận án tiến
sĩ, Đại học Sư phạm (2005) đã chỉ ra các mô thức, xu hướng tâm lí, tình cảm của
trẻ khi sử dụng ngôn ngữ qua việc kể chuyện.
Võ Phan Thu Hương trong bài viết Sự phát triển ngôn ngữ của trẻ mẫu
giáo và ảnh hưởng của môi trường giáo dục, Tạp chí Giáo dục, số 139 (2006) đã
chỉ ra các tác động của môi trường giáo dục đối với sự phát triển ngôn ngữ của
trẻ mẫu giáo như cách tiếp nhận từ, hiểu từ và dùng từ.
Bùi Thị Thanh trong Luận văn thạc sĩ Nghiên cứu vốn ngôn ngữ cơ bản
của trẻ mẫu giáo lớn 5-6 tuổi, Luận văn thạc sĩ, Đại học Sư phạm (2005) đã chỉ


8
ra các lớp từ vựng cơ bản trẻ mẫu giáo lớn sử dụng về từ loại và nội dung, chủ
đề.
Ngôn ngữ của trẻ 5 - 6 tuổi là một điều kiện hết sức quan trọng để trẻ
tiếp xúc với môi trường mới lạ ở bậc học phổ thông đầu tiên - bậc tiểu học,
giúp trẻ lĩnh hội được những kiến thức mang tính chất khoa học của các môn
học ở phổ thông… Vì vậy, việc nghiên cứu vốn ngôn ngữ cơ bản của trẻ phải
bao gồm cả về các phương diện ngôn ngữ học như: ngữ âm, từ vựng, ngữ
pháp. Thông qua đó, chúng ta có thể giúp trẻ có sự phát triển ngôn ngữ một
cách đầy đủ về các mặt, đó cũng là phương tiện cơ bản nhất, quan trọng nhất
để trẻ tiếp thu tri thức không chỉ môn tiếng Việt mà còn tất cả các môn học
khác của chương trình lớp 1. Trong luận văn này, chúng tôi lựa chọn nghiên
cứu các đặc điểm ngôn ngữ của trẻ 5 - 6 tuổi (mẫu giáo lớn) từ các phương
diện chính là từ vựng - ngữ nghĩa và ngữ pháp với hy vọng góp một phần nhỏ

vào việc chuẩn bị tốt cho trẻ vào học ở lớp 1.
3. Mục đích nghiên cứu
Qua việc nghiên cứu các cơ sở lý luận và khảo sát thực trạng ngôn ngữ
của trẻ mẫu giáo lớn ở một số trường mầm non quận Kiến An, thành phố Hải
Phòng, đề tài hướng đến việc xem xét, đánh giá những đặc điểm sử dụng ngôn
ngữ (chủ yếu là từ và câu) của trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi trên hai bình diện đặc biệt
quan trọng của tín hiệu ngôn ngữ là bình diện từ vựng - ngữ nghĩa và bình diện
ngữ pháp, nhằm góp phần vào việc nghiên cứu đặc điểm ngôn ngữ trẻ ở giai
đoạn tiền học đường nói chung.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống hóa những vấn đề lí luận liên quan đến nội dung nghiên cứu
của đề tài như: những vấn đề về từ vựng - ngữ nghĩa học, ngữ pháp học; những
vấn đề tâm lí và tâm lí - ngôn ngữ học có liên quan đến việc tiếp nhận, phát triển
lời nói của trẻ…
- Khảo sát, đánh giá thực trạng ngôn ngữ của trẻ mẫu giáo lớn ở một số
trường mầm non của quận Kiến An, Thành phố Hải Phòng trên các phương diện:
từ vựng - ngữ nghĩa, ngữ pháp.


9
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
5.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là đặc điểm ngôn ngữ của trẻ mẫu giáo
lớn ở một số trường mầm non của quận Kiến An, Thành phố Hải Phòng xét trên
phương diện từ vựng - ngữ nghĩa và ngữ pháp.
5.2. Phạm vi nghiên cứu
Do điều kiện về thời gian, đề tài giới hạn:
- Số lượng khảo sát: 150 trẻ mẫu giáo lớn (5-6 tuổi)
- Địa bàn khảo sát: Một số trường mầm non công lập thuộc địa bàn quận
Kiến An, thành phố Hải Phòng như: Trường Mầm non Thực Hành, Trường Mầm

non Trần Thành Ngọ; Trường Mầm non Hoa Hồng; Trường mầm non Quán Trữ;
Trường mầm non Hoa Mai- quận Kiến An (30 cháu/ trường).
- Thời gian tiến hành khảo sát: Từ tháng 6 năm 2016 đến hết tháng 10
năm 2016.

Trường Mầm non Thực Hành
Trường Mầm non Hoa Hồng
Trường Mầm non Hoa Mai
Trường Mầm non Quán Trữ
Trường Mầm non Trần Thành Ngọ

Số lượng
trẻ/trường
Trẻ
Trẻ
nam
nữ
15
15
15
15
15
15
15
15
15
15

Tổng cộng


150

Nhóm lớp
Tên trường

Lớp

Thời gian khảo
sát

5C1
5A2
5A1
5A
5A3

5 tháng
5 tháng
5 tháng
5 tháng
5 tháng

6. Phương pháp nghiên cứu
- Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận gồm: Phương pháp tổng hợp, hệ
thống hóa, phân tích tài liệu.
- Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn gồm: Phương pháp thống kê,
phân loại (phương pháp điều tra bằng bảng hỏi, phương pháp phỏng vấn sâu- trò
chuyện, đàm thoại), phương pháp quan sát, phương pháp trắc nghiệm, phương
pháp miêu tả.



10
7. Đóng góp của luận văn
- Từ việc tìm hiểu Đặc điểm ngôn ngữ trẻ mẫu giáo lớn ở một số trường
mầm non quận Kiến An, thành phố Hải Phòng xét trên bình diện từ vựng - ngữ
nghĩa và ngữ pháp để đưa ra những khái quát chung về đặc điểm ngôn ngữ của
trẻ mẫu giáo lớn.
- Tìm hiểu đặc điểm tri nhận và tư duy ngôn ngữ của trẻ mẫu giáo lớn qua
từ vựng - ngữ nghĩa và ngữ pháp.
- Tìm hiểu đời sống tâm lí và ảnh hưởng của ngôn ngữ tới sự phát triển
nhân cách của trẻ.
- Đề ra một số giải pháp cụ thể để phát triển ngôn ngữ cho trẻ.
8. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung luận
văn được kết cấu gồm 3 chương:
- Chương 1. Cơ sở lí luận liên quan đến đề tài nghiên cứu
- Chương 2. Đặc điểm ngôn ngữ trẻ mẫu giáo lớn ở một số trường mầm
non quận Kiến An, thành phố Hải Phòng xét trên bình diện từ vựng - ngữ nghĩa
- Chương 3. Đặc điểm ngôn ngữ trẻ mẫu giáo lớn ở một số trường mầm
non quận Kiến An, thành phố Hải Phòng xét trên bình diện ngữ pháp


11
CHƯƠNG 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN LIÊN QUAN TỚI ĐỀ TÀI
1.1. Bình diện kết học và nghĩa học của từ tiếng Việt
1.1.1. Khái quát chung về từ tiếng Việt
1.1.1.1. Khái niệm từ tiếng Việt
Có nhiều khái niệm về từ tiếng Việt. Trong đề tài này, chúng tôi đi theo
quan điểm của Đỗ Hữu Châu.

Trong cuốn Từ vựng – ngữ nghĩa tiếng Việt, Đỗ Hữu Châu định nghĩa:
“Từ của tiếng Việt là một hoặc một số âm tiết cố định, bất biến, mang đặc điểm
ngữ pháp nhất định, tất cả ứng với một kiểu ý nghĩa nhất định, lớn nhất trong
tiếng Việt và nhỏ nhất để tạo câu” [11, tr.16].
1.1.1.2. Đặc điểm của từ tiếng Việt
Đỗ Hữu Châu trong cuốn Từ vựng - ngữ nghĩa tiếng Việt đưa ra 7 đặc
điểm của từ tiếng Việt, gồm: đặc điểm về hình thức ngữ âm, đặc điểm về kiểu
cấu tạo, đặc điểm về ngữ pháp, đặc điểm về ngữ nghĩa, đặc điểm là đơn vị nhỏ
nhất để tạo câu, đặc điểm về tính sẵn có, đặc điểm về tính hợp thể.
Khác với Đỗ Hữu Châu, Nguyễn Thiện Giáp trong cuốn “Nghĩa học Việt
ngữ” chỉ đưa ra 2 đặc điểm là: tính sẵn có và tính thành ngữ.
1.1.2. Bình diện kết học (ngữ pháp) của từ tiếng Việt
Nói đến bình diện kết học - ngữ pháp của từ tiếng Việt, về cơ bản cần xem
xét từ theo các lĩnh vực cấu tạo từ và từ loại.
1.1.2.1. Cấu tạo từ tiếng Việt
a. Từ đơn
Theo Đỗ Hữu Châu, “từ đơn là từ có một hình vị” [12, tr.39]. Trong đó,
hình vị được xem là đơn vị ngữ pháp nhỏ nhất của ngôn ngữ, hay nói cách khác
là âm tiết có nghĩa nhỏ nhất được dùng để tạo từ. Trong đề tài này, chúng tôi đi
theo quan điểm của Đỗ Hữu Châu khi cho rằng có hai dạng từ đơn trong tiếng
Việt là từ đơn đơn âm tiết và từ đơn đa âm tiết.
Từ đơn đơn âm tiết là từ có một âm tiết mang nghĩa rõ ràng. Ví dụ: cá,
cây, hoa, xe, nhà, cửa…


12
Từ đơn đa âm tiết là từ có hai âm tiết trở nên, nhưng các âm tiết này nếu tách
riêng ra sẽ trở nên vô nghĩa. Ví dụ: bồ hóng, mắc cọp, tắc kè, a xít, pít tông…
b. Từ ghép
Đỗ Hữu Châu định nghĩa “từ ghép được sản sinh do sự kết hợp hai hoặc một

số hình vị (hay đơn vị cấu tạo) riêng rẽ, tách biệt, độc lập với nhau” [12,tr. 54].
Từ ghép tiếng Việt gồm hai loại:
* Từ ghép chính phụ
Theo Đỗ Hữu Châu, từ ghép chính phụ là “những từ ghép giữa hai từ tố
có quan hệ chính phụ. Nếu kí hiệu từ tố chính là X, từ tố phụ là Y thì từ tố phụ có
tác dụng phân hóa nghĩa của từ tố X” [11, tr.48]. Trong đó, có các kiểu ghép
chính phụ sau:
- Từ ghép chính phụ phân nghĩa là “những từ ghép chia loại lớn thành
những loại nhỏ có quan hệ bao gồm và nằm trong so với loại lớn” [11,tr.49]. Nói
cách khác, “phân nghĩa là cơ chế tạo ra các từ ghép theo quan hệ chính phụ
giữa các từ tố, lập thành từng hệ thống nhỏ đồng nhất về yếu tố chỉ loại lớn X cả
về hình thức ngữ âm, cả về ngữ nghĩa” [11, tr.49]. Ghép chính phụ phân nghĩa
gồm 4 tiểu loại nhỏ hơn là: ghép phân nghĩa biệt loại, ghép phân nghĩa sắc thái
hóa, ghép phân nghĩa đẳng nghĩa và ghép phân nghĩa phụ gia hóa: là loại từ ghép.
- Từ ghép chính phụ biệt lập, là từ ghép mà “nghĩa của mỗi từ không có
quan hệ nằm trong so với nghĩa của một loại lớn nào, không hợp thành hệ thống
nghĩa so với những từ ghép chính phụ khác.Trong những từ ghép này, tuy vẫn có
từ tố chính X, nhưng X không phải là một loại lớn” [11, tr.52].
- Từ ghép chính phụ có các từ gốc Hán Việt, là loại từ ghép mà từ tố chính
X có gốc Hán Việt. Loại từ ghép này khá phổ biến trong tiếng Việt.
* Từ ghép đẳng lập
Theo Đỗ Hữu Châu, từ ghép đẳng lập là “những từ ghép trong đó hai từ tố
bình đẳng với nhau, không có từ tố nào là chính, từ tố nào là phụ, cả hai từ tố
góp nghĩa với nhau để cho nghĩa mới của toàn từ ghép” [11, tr.54]. Có các loại
ghép đẳng lập như sau:


13
- Ghép đẳng lập theo cơ chế nghĩa, là loại từ ghép mà “nếu cho nghĩa của
toàn bộ từ ghép là S thì nghĩa S của một từ ghép đẳng lập không do nghĩa của một

từ tố quyết định như nghĩa của từ ghép biệt loại mà là kết quả của sự hợp nhất
nghĩa của từng từ tố mà có” [11, tr.56].
- Ghép đẳng lập biệt lập, là loại từ ghép mà “nghĩa S không phải là tổng
loại, không phải là chuyên loại, cũng không phải là phối nghĩa.Mỗi nghĩa là một
sự kiện, một hoạt động, một tính chất riêng” [11, tr.57].
c. Từ láy
Theo Đỗ Hữu Châu, từ láy là “những từ phức do phương thức láy tác
động vào một từ tố cơ sở (kí hiệu C) làm xuất hiện một từ tố thứ sinh được gọi là
từ tố láy (kí hiệu L)” [11,tr.60].
Từ láy được phân loại thành hai nhóm lớn: láy hoàn toàn và láy bộ phận.
Từ láy bộ phận được chia thành 2 kiểu nhỏ là điệp âm (láy âm) và điệp
vận (láy vận).
1.1.2.2. Từ loại tiếng Việt
Từ tiếng Việt luôn đảm nhiệm những chức năng và vị trí ngữ pháp nhất
định trong câu, nên được chia thành các nhóm từ loại sau:
- Danh từ: Theo Diệp Quang Ban, danh từ là “thực từ có ý nghĩa thực thể,
được dùng làm tên gọi các “vật”, kết hợp được về phía trước với loại từ, với
mạo từ chỉ lượng như những, các, về phía sau với các chỉ định từ (này, nọ…) và
thường làm chủ ngữ hoặc bổ ngữ trong câu” [2, tr.474].
- Động từ: là loại từ biểu thị hành động và trạng thái.
- Tính từ: là từ chỉ tính chất, đặc trưng về màu sắc, mùi vị, âm thanh…
của vật.
- Số từ: là “lớp từ gần gũi với danh từ ở cách gọi tên “vật”, tuy nhiên “vật” ở
đây là những khái niệm về số đếm chính xác mà trừu tượng” [2, tr.489].
- Đại từ: là từ thay thế cho từ ngữ rõ nghĩa khác bên trong văn bản và có
tác dụng thiết lập mối quan hệ với vật, hiện tượng ở bên ngoài văn bản.
- Mạo từ: là loại từ liên quan đến việc diễn đạt số lượng và tính xác
định/phiếm định, buộc phải có danh từ đứng sau.



14
- Phó từ: là “từ có tính chất hư được dùng để mở rộng động từ, tính từ, đem lại
cho chúng một số nghĩa nào đó” [2, tr.540].
- Quan hệ từ: là những hư từ diễn đạt các quan hệ logic dùng để nối các
từ, các tổ hợp từ, các câu, thậm chí các tổ chức lớn hơn câu với nhau.
- Tình thái từ (tiểu từ tình thái): là “lớp từ có tính chất hư rất cao, phần
lớn diễn đạt những sắc thái tình cảm rất tế nhị và dễ biến động trong mối quan
hệ với từ, tổ hợp từ mà chúng đi kèm” [2, tr.553].
- Thán từ: là “từ-tín hiệu phản ánh các hiện tượng tâm sinh lí” [2,tr. 556].Về
chất lượng cấu tạo, có thể phân biệt làm thán từ đích thực và thán từ lâm thời.
1.1.3. Bình diện nghĩa học (ngữ nghĩa) của từ tiếng Việt
1.1.3.1.Khái niệm nghĩa của từ
Có nhiều định nghĩa về nghĩa của từ. Tuy nhiên, trong đề tài này, chúng
tôi đi theo quan điểm của A.A.Reformatsky khi cho rằng: “Nghĩa, đó là quan hệ
của từ với sự vật, hiện tượng mà nó biểu thị, đó là quan hệ của sự kiện ngôn ngữ
với sự kiện ngoài ngôn ngữ” [26, tr.29]. Theo đó, nghĩa của từ hình thành do sự
xác lập quan hệ với các yếu tố khác của ngôn ngữ và thực tại khách quan chứ
không phải một bản thể và nó chỉ tồn tại trong ngôn ngữ, không tồn tại ngoài
thực tế.
1.1.3.2. Các thành phần nghĩa của từ
Theo Đỗ Hữu Châu, nghĩa của từ được chia thành hai loại là nghĩa trung
tâm và nghĩa phi trung tâm. Đối với đại đa số thực từ (gồm danh từ, động từ, tính
từ, số từ), nghĩa trung tâm gồm có:
a. Nghĩa biểu vật
Là “loại sự vật được từ gọi tên, biểu thị” [11, tr.94]. Nói cách khác, “sự
vật, hiện tượng, đặc điểm ngoài ngôn ngữ được từ biểu thị tạo thành nghĩa biểu
vật của từ” [10,tr.105].
b. Nghĩa biểu niệm
Là “hiểu biết về nghĩa biểu vật của từ” [11,tr.95]. Có thể hiểu nghĩa biểu
niệm là “một cấu trúc do các nét nghĩa , tức là các nghĩa tố ngữ nghĩa nhỏ hơn hợp



15
thành. Các nét nghĩa này một phần phản ánh các thuộc tính của các sự vật ngoài
ngôn ngữ, một phần do cấu trúc ngôn ngữ quy định” [11, tr. 96].
Ví dụ: cấu trúc nghĩa biểu niệm của từ “ăn” gồm: [hoạt động nhai và
nuốt], [đưa thức ăn vào cơ thể], [qua đường miệng], [để nuôi sống cơ thể].
Nghĩa phi trung tâm của từ gồm các nét nghĩa như sau:
c. Nghĩa biểu thái
Nghĩa biểu thái là nét nghĩa “biểu thị tình cảm, thái độ đánh giá xấu tốt đi
kèm với nghĩa biểu niệm” [11,tr.97].
d. Nghĩa liên hội
Nghĩa liên hội (còn gọi là nghĩa liên tưởng), là “mỗi từ do được sử dụng
trong những ngôn cảnh nhất định, do kinh nghiệm của từng người khi tiếp xúc
với sự vật được nó gọi tên nên có thể mang những liên tưởng của cả một lớp
người hay từng lớp cá nhân người” [11,tr.98].
e. Nghĩa ngữ pháp
Nghĩa ngữ pháp là một khuôn gồm các nét nghĩa chung của nghĩa biểu
niệm của từ. Đỗ Hữu Châu cho rằng, “từ tiếng Việt, do không có dấu hiệu của từ
loại trong từ nên nhiều từ thường chuyển từ từ loại này sang từ loại khác. Nói
chuyển từ loại có nghĩa là nghĩa biểu niệm của từ đi từ khuôn chung này sang
khuôn chung khác” [11,tr.97].
1.2. Bình diện kết học và nghĩa học của câu tiếng Việt
1.2.1. Khái quát chung về câu tiếng Việt
Trước năm 1960, quan niệm về câu dựa vào quan niệm mệnh đề và “tính
nọn nghĩa”. Theo Trần Trọng Kim, “câu thành lập do một mệnh đề có nghĩa nọn
hẳn hoặc do hai hay nhiều mệnh đề” [65, tr.202]. Còn theo Nguyễn Lân, “nhiều từ
hợp lại mà biểu thị được một ý hoàn chỉnh và dứt khoát về động tác, tình hình hoặc
tính chất của sự vật thì được gọi là một câu” [65, tr.215].
Từ năm 1960 đến năm 1990, các định nghĩa về câu có chú ý đến những

đặc điểm về cấu tạo (đặc trưng là một tổ hợp C-V), ngữ điệu (ngữ điệu kết thúc),
nội dung (nghĩa hoàn chỉnh), chức năng (chức năng thông báo). Theo sách Ngữ
pháp tiếng Việt của Ủy ban Khoa học Xã hội Việt Nam, “câu là đơn vị dùng từ,


16
hay đúng hơn là dùng ngữ mà cấu tạo nên trong quá trình tư duy, thông báo; nó
có nghĩa hoàn chỉnh, có cấu tạo ngữ pháp và có tính chất độc lập” [65, tr.207].
Từ năm 1990 đến nay, giới nghiên cứu chú ý đến các đặc trưng của câu về
ba bình diện: cấu tạo ngữ pháp (nổi bật là cấu trúc C-V), nghĩa (biểu hiện sự tình
kết hợp với nghĩa tình thái), sử dụng (đơn vị thực hiện được một hành động ngôn
ngữ). Theo Cao Xuân Hạo, “câu là một hành động ngôn ngữ diễn đạt một hành
động tư duy, khác với các đơn vị có nghĩa khác - kể cả những ngữ đoạn mà nội
dung hoàn toàn giống như nội dung của một câu - được cảm thụ như một cái gì
cho sẵn” [28,tr.137]. Còn theo Diệp Quang Ban, “câu là đơn vị của nghiên cứu
ngôn ngữ có cấu tạo ngữ pháp (bên trong và bên ngoài) tự lập và ngữ điệu kết
thúc, mang một ý nghĩa tương đối trọn vẹn hay thái độ, sự đánh giá của người
nói, hoặc có thể kèm theo thái độ, sự đánh giá của người nói, giúp hình thành và
biểu hiện, truyền đạt tư tưởng, tình cảm. Câu đồng thời là đơn vị thông báo nhỏ
nhất bằng ngôn ngữ” [3, tr.107]. Trong khi đó, Nguyễn Thị Lương định nghĩa,
“câu là đơn vị ngôn ngữ không có sẵn, dùng để biểu thị sự tình, được tạo nên từ
các đơn vị nhỏ hơn theo những nguyên tắc ngữ pháp nhất định, có dấu hiệu hình
thức riêng, được sử dụng trong giao tiếp nhằm thực hiện một hành động nói”
[43, tr.17].
Tổng hợp các quan niệm trên, chúng tôi cho rằng, câu là một tập hợp từ,
ngữ kết hợp với nhau theo những quan hệ cú pháp xác định, được tạo ra trong
quá trình tư duy, giao tiếp, có giá trị thông báo, gắn liền với mục đích giao tiếp
nhất định.
1.2.2. Bình diện kết học (ngữ pháp) của câu tiếng Việt
1.2.2.1. Thành phần ngữ pháp trong câu

Theo quan niệm truyền thống, ở bình diện ngữ pháp, câu được cấu thành
bởi các thành phần ngữ pháp. Mỗi thành phần ngữ pháp đó có những đặc trưng
riêng về ý nghĩa ngữ pháp và hình thức ngữ pháp. Toàn bộ các thành phần ngữ
pháp trong câu tạo nên hệ thống thành phần ngữ pháp của câu.
Theo Bùi Minh Toán [57, tr.27], trong tiếng Việt, thành phần ngữ pháp
trong câu được chia thành ba loại: các thành phần chính, nòng cốt (chủ ngữ, vị


17
ngữ); các thành phần phụ, thứ yếu (trạng ngữ, khởi ngữ, bổ ngữ, định ngữ); các
thành phần biệt lập (chú ngữ, hô ngữ, tình thái ngữ, cảm thán ngữ). Mỗi thành
phần ngữ pháp như thế được xác định đặc tính bởi các đặc điểm về ý nghĩa ngữ
pháp khái quát và đặc điểm về hình thức ngữ pháp (đối với tiếng Việt là đặc điểm
về trật tự từ, hư từ, ngữ điệu).
Có thể dẫn chính ví dụ của Bùi Minh Toán [57, tr.28], để làm rõ sự phân
loại trên như sau:
Ví dụ: Hai ngày hôm sau, chính một số cảnh sát đã giải anh đi tối hôm
trước lại quay về nhà thương Chợ Quán. (Trần Đình Vân)
Trong ví dụ trên, có các thành phần câu sau:
- Chủ ngữ: cảnh sát (từ trung tâm); vị ngữ: quay về (từ trung tâm).
- Trạng ngữ: hai ngày sau
- Bổ ngữ (cho động từ quay về): lại, nhà thương Chợ Quán
- Định ngữ (cho danh từ cảnh sát): một số, đã giải anh đi tối hôm trước
- Tình thái ngữ: trợ từ chính
1.2.2.2. Kiểu cấu trúc ngữ pháp của câu
Trong bình diện ngữ pháp, ngoài các thành phần ngữ pháp còn có các kiểu
cấu trúc ngữ pháp của câu. Mỗi kiểu cấu trúc là một mô hình trừu tượng khái
quát. Số lượng các kiểu cấu trúc ngữ pháp của câu trong một ngôn ngữ là hữu
hạn. Các kiểu cấu trúc cấu tạo nên một hệ thống có tầng bậc, tôn ti. Theo tác giả
Bùi Minh Toán [57, tr.29], trong tiếng Việt phổ biến là sự phân xuất hệ thống cấu

trúc câu như sau:
- Ở cấp độ thứ nhất, cấu trúc ngữ pháp của câu được phân biệt thành ba
phạm trù: câu đơn, câu phức và câu ghép.
+ Câu đơn: bình thường có một cấu trúc Chủ (C) - Vị (V).
+ Câu phức: có từ hai cấu trúc C-V trở lên, trong đó có một cấu trúc C-V
là thành tố cấu tạo nên cấu trúc C-V khác.
+ Câu ghép: có từ hai cấu trúc C-V trở lên, trong đó các cấu trúc C-V độc
lập tương đối với nhau, không là thành tố cấu tạo của nhau, tuy vẫn có quan hệ ý
nghĩa với nhau.


18
- Ở cấp độ thứ hai, mỗi phạm trù cấu trúc trên lại phân biệt thành một số
tiểu loại cấu trúc câu:
+ Câu đơn gồm câu đơn bình thường và câu đơn đặc biệt
+ Câu phức là câu mà một trong các thành phần (chủ ngữ, vị ngữ, định
ngữ, bổ ngữ, đề ngữ, chú ngữ, trạng ngữ) có cấu trúc C-V.
+ Câu ghép gồm câu ghép đẳng lập và câu ghép chính phụ
Ví dụ, các phát ngôn trong đoạn sau đã được cấu tạo theo một số kiểu cấu
trúc câu khác nhau:
Chó sủa xa xa. Chừng đã khuya. Lúc này là lúc trai đang đến bên vách
làm hiệu, rủ người yêu dỡ vách ra rừng chơi. Mị nín khóc, Mị lại bồi hồi.
(Tô Hoài)
Có thể xác định như sau;
- Phát ngôn 1: có cấu trúc của câu đơn bình thường, C: chó, V: sủa, B: xa xa.
- Phát ngôn 2: có cấu trúc của câu đơn đặc biệt, chỉ có một cụm tính từ (đã
khuya) và từ tình thái (chừng)
- Phát ngôn 3: có cấu trúc của câu phức - có một cấu trúc C-V làm thành
phần định ngữ cho danh từ trong một cấu trúc C-V khác (Lúc này là lúc trai đang
đến ... chơi).

- Phát ngôn 4: có cấu trúc của câu ghép gồm hai vế đẳng lập, mỗi vế là
một cấu trúc C-V (Mị nín khóc, Mị lại bồi hồi).
Như vậy, bình diện kết học (ngữ pháp) của câu là bình diện của cấu trúc
hình thức trừu tượng, trong đó các quan hệ ngữ pháp giữa các thành tố cấu tạo
xác định chức năng ngữ pháp của chúng đồng thời cũng xác định kiểu (mô hình)
cấu trúc câu.
1.2.3. Bình diện nghĩa học (ngữ nghĩa) của câu tiếng Việt
Bình diện nghĩa của câu chính là sự phát triển từ bình diện nghĩa học của
tín hiệu. Cũng theo tác giả Bùi Minh Toán [57, tr.30], nghĩa của câu thường được
quan niệm gồm hai thành phần cơ bản: nghĩa biểu hiện (nghĩa miêu tả, nghĩa sự
việc) và nghĩa tình thái, trong đó, phần nghĩa tình thái không hẳn chỉ nằm ở bình
diện nghĩa học mà còn có mối quan hệ đến bình diện dụng học.


×