LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập và rèn luyện tại trường Đại học Tài nguyên và
Môi trường Hà Nội, được sự nhiệt tình giảng dạy của các thầy, các cô trong
trường nói chung và trong khoa Quản lý đất đai nói riêng tôi đã được trang
bị kiến thức cơ bản về chuyên môn cũng như lối sống, tạo hành trang vững
chắc cho công việc sau này.
Với lòng biết ơn sâu sắc, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các thầy,
các cô. Để hoàn thành báo cáo tốt nghiệp này ngoài sự nỗ lực của bản thân,
tôi đã nhận được sự quan tâm giúp đỡ của các thầy, cô trong khoa Quản lý
đất đai và đặc biệt là cô giáo Th.S Bùi Thị Then cùng các cán bộ và ban
lãnh đạo của Uỷ ban nhân dân phường Văn Miếu, Quận Đống Đa, Thành
phố Hà Nội, đã tạo điều kiện cho tôi hoàn thành xong đồ án thực tập tốt
nghiệp.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong quá trình thực hiện, song vốn hiểu
biết và kiến thức của bản thân còn hạn chế. Báo cáo chắc chắn sẽ không
tránh khỏi những sai sót, tôi rất mong nhận được sự đóng góp chỉ bảo của
các thầy các cô và các bạn để đồ án càng hoàn thiện hơn. Đây sẽ là kiến thức
bổ ích cho công việc của tôi hiện tại và sau này.
Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của các
thầy, các cô, các cán bộ và ban lãnh đạo của Ủy ban nhân dân phường Văn
Miếu, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội. Cuối cùng, em xin kính chúc các
thầy, các cô và toàn thể các anh, chị và các bạn luôn mạnh khỏe hạnh phúc
và đạt được nhiều thành công trong công tác và trong cuộc sống.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 22 tháng 4 năm 2015
SINH VIÊN THỰC HIỆN
Nguyễn Ngọc Trâm
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
HSĐC
GCN
Hồ sơ địa chính
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà
UBND
TN&MT
HĐND
CMTND
BĐĐC
ở và tài sản khác gắn liền với đất
Ủy ban nhân dân
Tài nguyên và môi trường
Hội đồng nhân dân
Chứng minh thư nhân dân
Bản đồ địa chính
DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH HỌA
Bảng 2.2: Phân loại hiện trạng sử dụng đất theo loại đất, theo đối tượng sử
dụng và quản lý.
Bảng 2.3: Kết quả thực hiện công tác cấp GCN tại phường Văn Miếu
Bảng 2.4: Kết quả công tác cấp GCN đất ở đô thị cho hộ gia đình, cá nhân
đến 31/12/2013
Bảng 2.5. Kết quả công tác cấp GCN cho tổ chức tính đến ngày 31/12/2013
Hình 1.1. Mẫu giấy chứng nhận theo quy định của Thông tư 23/2014/TT –
BTNMT
Hình 1.2. Sơ dồ trình tự, thủ tục đăng ký cấp giấy chứng nhận
MỤC LỤC
BẢNG 2.2: PHÂN LOẠI HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT THEO LOẠI ĐẤT, THEO ĐỐI TƯỢNG SỬ
DỤNG VÀ QUẢN LÝ.............................................................................................................................................3
BẢNG 2.3: KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÔNG TÁC CẤP GCN TẠI PHƯỜNG VĂN MIẾU......................3
BẢNG 2.4: KẾT QUẢ CÔNG TÁC CẤP GCN ĐẤT Ở ĐÔ THỊ CHO HỘ GIA ĐÌNH, CÁ NHÂN
ĐẾN 31/12/2013........................................................................................................................................................3
BẢNG 2.5. KẾT QUẢ CÔNG TÁC CẤP GCN CHO TỔ CHỨC TÍNH ĐẾN NGÀY 31/12/2013............3
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA CHUYÊN ĐỀ
2. MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU NGHIÊN CỨU CHUYÊN ĐỀ
3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
4.1. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CHUYÊN ĐỀ
4.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CHUYÊN ĐỀ
1
2
2
3
3
CHƯƠNG I:.............................................................................................................................................................4
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CĂN CỨ PHÁP LÝ CỦA CÔNG TÁC CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN
SỬ DỤNG ĐẤT, QUYỀN SỞ HỮU NHÀ Ở VÀ TÀI SẢN KHÁC GẮN LIỀN TRÊN ĐẤT....................4
1.1.CƠ SỞ LÝ LUẬN..............................................................................................................................................4
..................................................................................................................................................................................13
KẾT QUẢ ĐIỀU TRA NGHIÊN CỨU..............................................................................................................14
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của chuyên đề
Đất đai là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá và đặc biệt của mỗi quốc
gia, là tư liệu sản xuất cơ bản và quan trọng nhất của tất cả mọi quá trình sản
xuất, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống. Nó tham gia
vào tất cả các hoạt động của đời sống kinh tế - xã hội, là địa bàn phân bố dân
cư, xây dựng cơ sở kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng, là yếu tố
cấu thành nên lãnh thổ của mỗi quốc gia, là kết quả đấu tranh hàng ngàn năm
của toàn dân tộc, nó quyết định sự tồn tại và phát triển của loài người.
Ngày nay, cùng với sự phát triển của quá trình công nghiệp hóa, hiện
đại hóa của đất nước càng nhanh càng mạnh thì nhu cầu sử dụng đất ngày một
tăng lên. Do đó vấn đề quản lí đất đai càng trở nên càng phức tạp hơn, việc
cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác
gắn liền trên đất (GCN) là một vấn đề hết sức quan trọng và là một trong 15
nội dung của công tác quản lý Nhà nước về đất đai được quy định tại điều 22
của Luật Đất đai năm 2013, là hồ sơ để Nhà nước quản lý chặt chẽ toàn bộ
quỹ đất trong phạm vi cả nước, đảm bảo đất được sử dụng đầy đủ, hợp lý và
có hiệu quả nhất, là cơ sở để xác định, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của
người sử dụng đất, thúc đẩy sự phát triển của thị trường bất động sản, góp
phần vào sự phát triển kinh tế của đất nước.
Văn Miếu là một phường nhỏ nằm ở phía Đông Bắc quận Đống Đa, có
tổng diện tích tự nhiên là 29,51 ha. Là phường có trung tâm Văn Miếu - Quốc
Tử Giám, di tích lịch sử Y Miếu Thăng Long, có Ga Hà Nội và chợ Ngô Sĩ
Liên thuộc quận Đống Đa, xung quanh giáp các phường như phường Cát
Linh, phường Cửa Nam, phường Điện Biên, phường Văn Chương, là nơi có
truyền thống văn hóa và phát triển nhanh trong quận. Trong thời gian gần đây
để đáp ứng được nhu cầu sử dụng đất của người dân thì công tác cấp GCN
1
trên địa bàn phường đã và đang dần hoàn thiện. Tuy nhiên do thực tế mà vẫn
còn xuất hiện một số vướng mắc cần được giải quyết.
Xuất phát từ nhu cầu thực tế đó, được sự đồng ý của Khoa Quản lý đất
đai Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội và dưới sự hướng dẫn
cô giáo TH.S Bùi Thị Then, tôi tiến hành nghiên cứu chuyên đề : “Đánh giá
thực trạng công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu
nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất ở phường Văn Miếu, quận Đống Đa,
thành phố Hà Nội”.
2. Mục đích và yêu cầu nghiên cứu chuyên đề
2.1. Mục đích
- Tìm hiểu tình hình công tác cấp GCN trên địa bàn phường Văn Miếu. Đánh
giá những hiệu quả và hạn chế trong công tác cấp GCN.
- Tìm ra những nguyên nhân và biện pháp đẩy nhanh tiến độ cấp GCN trong
thời gian tới.
- Đưa ra một số biện pháp nhằm đẩy mạnh công tác cấp GCN.
- Tiếp xúc với công việc thực tế để học hỏi và củng cố kiến thức đã được học
ở nhà trường.
2.2. Yêu cầu
- Thu thập đầy đủ tài liệu và số liệu về việc cấp GCN trên địa bàn phường
Văn Miếu.
- Tiếp cận thực tế công việc để nắm được quy trình, trình tự cấp GCN.
- Phân tích đầy đủ, chính xác tiến độ, hiệu quả cấp GCN của phường Văn
Miếu.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu kết quả công tác cấp GCN trên địa bàn phường Văn Miếu
năm 2014.
2
4. Khái quát nội dung và phương pháp nghiên cứu chuyên đề
4.1. Nội dung nghiên cứu chuyên đề
4.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của phường Văn Miếu.
4.1.2. Khái quát tình hình sử dụng đất tại phường Văn Miếu.
4.1.3. Thực trạng công tác cấp GCN tại phường Văn Miếu.
4.2. Phương pháp nghiên cứu chuyên đề
4.2.1. Phương pháp điều tra nghiên cứu: Điều tra, thu thập các số liệu về điều
kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, các số liệu về tình hình công tác cấp GCN trên
địa bàn phường Văn Miếu, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội.
4.2.2. Phương pháp kế thừa: Từ những số liệu có sẵn của bộ phận địa chính xây dựng của phường tiến hành đánh giá công tác cấp GCN.
4.2.3. Phương pháp thống kê: Tiến hành thống kê các số liệu, tài liệu địa
chính, các tài liệu liên quan về diện tích, vị trí, mục đích sử dụng...đã được
thu thập thông qua quá trình điều tra.
4.2.4. Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu: Trên cơ sở các tài liệu, số liệu
thu thập được thì tiến hành tổng hợp và phân tích để làm rõ thực trạng.
4.2.5. Phương pháp phân tích, so sánh: So sánh giữa thực tế và việc thi hành
Luật Đất đai, so sánh số liệu giữa các năm để thấy được tiến độ cấp GCN từ
đó rút ra được ác mặt hạn chế và nêu ra các biện pháp khắc phục.
5.
Cấu trúc chuyên đề
Cấu trúc của chuyên đề ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, còn có:
Chương I: Cơ sở lý luận và căn cứ pháp lý của công tác cấp GCN.
Chương II: Kết quả điều tra nghiên cứu.
Chương III: Đánh giá về các tài liệu thu thập được.
3
CHƯƠNG I:
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CĂN CỨ PHÁP LÝ CỦA CÔNG TÁC CẤP
GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT, QUYỀN SỞ HỮU
NHÀ Ở VÀ TÀI SẢN KHÁC GẮN LIỀN TRÊN ĐẤT
1.1.
Cơ sở lý luận
1.1.1. Khái niệm về đất đai
- Theo VV.Docutraiep (1846 – 1903): Đất trên bề mặt lục địa là vật thể
thiên nhiên được hình thành do sự tác động tổng hợp cực kỳ phức tạp của 5
yếu tố: Sinh vật, đá me, địa hình, khí hậu và tuổi thọ địa phương.
- Đất đai là một diện tích cụ thể của bề mặt trái đất bao gồm tất cả các
yếu tố cấu thành của môi trường sinh thái ngay trên và dưới bề mặt đó như:
khí hậu bề mặt, thổ nhường, địa hình, mặt nước, các lớp trầm tích sát bề mặt,
cùng với khoáng sản và nước ngầm trong lòng đất, tập đoàn động thực vật,
trạng thái định cư của con người và các kết quả của con người trong quá khứ
và hiện tại để lại.
1.1.2. Khái niệm về giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Theo Khoản 16 điều 3 Luật đất đai 2013:
“Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản
khác gắn liền với đất là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử
dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của
người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu tài sản
khác gắn liền với đất.”
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là giấy tờ pháp lý thừa nhận người
có tên trong giấy chứng nhận là người chủ hợp pháp của mảnh đất cụ thể và
người này có các quyền và lợi ích hợp pháp theo quy định của pháp luật như
có quyền chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho, góp vốn…Người chủ sử dụng
4
mảnh đất được Nhà nước bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình trong quá trình
sử dụng đất hoặc có các tranh chấp về đất đai diễn ra.
1.1.3. Những quy định chung về mẫu Giấy chứng nhận
Theo điều 3 Thông tư 23/2014/TT-BTNMT của Bộ TN&MT quy định
về giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác
gắn liền với đất:
Giấy chứng nhận do Bộ Tài nguyên và Môi trường phát hành theo một
mẫu thống nhất và được áp dụng trong phạm vi cả nước đối với mọi loại đất,
nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. Giấy chứng nhận là một tờ có bốn
trang, mỗi trang có kích thước 190mm x 265mm, có nền hoa văn trống đồng
màu cánh sen, gồm các nội dung sau đây:
a) Trang 1 gồm Quốc hiệu, Quốc huy và dòng chữ “Giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất” in
màu đỏ; mục “I. Tên người sử dụng đất, chủ sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn
liền với đất” và số phát hành Giấy chứng nhận (số seri) gồm 02 chữ cái tiếng
Việt và 06 chữ số, được in màu đen; dấu nổi của Bộ Tài nguyên và Môi
trường;
b) Trang 2 in chữ màu đen gồm mục “II. Thửa đất, nhà ở và tài sản khác
gắn liền với đất”, trong đó có các thông tin về thửa đất, nhà ở, công trình xây
dựng khác, rừng sản xuất là rừng trồng, cây lâu năm và ghi chú; ngày tháng năm
ký Giấy chứng nhận và cơ quan ký cấp Giấy chứng nhận; số vào sổ cấp Giấy
chứng nhận;
c) Trang 3 in chữ màu đen gồm mục “III. Sơ đồ thửa đất, nhà ở và tài sản
khác gắn liền với đất” và mục “IV. Những thay đổi sau khi cấp Giấy chứng
nhận”;
5
d) Trang 4 in chữ màu đen gồm nội dung tiếp theo của mục “IV. Những
thay đổi sau khi cấp Giấy chứng nhận”; nội dung lưu ý đối với người được
cấp Giấy chứng nhận; mã vạch;
đ) Trang bổ sung Giấy chứng nhận in chữ màu đen gồm dòng chữ
“Trang bổ sung Giấy chứng nhận”; số hiệu thửa đất; số phát hành Giấy chứng
nhận; số vào sổ cấp Giấy chứng nhận và mục “IV. Những thay đổi sau khi
cấp Giấy chứng nhận” như trang 4 của Giấy chứng nhận;
e) Nội dung của Giấy chứng nhận quy định tại các Điểm a, b, c, d và đ
Khoản này do Văn phòng đăng ký đất đai hoặc Chi nhánh Văn phòng đăng ký
đất đai hoặc Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất (đối với nơi chưa thành lập
Văn phòng đăng ký đất đai) tự in, viết khi chuẩn bị hồ sơ trình cơ quan có thẩm
quyền cấp Giấy chứng nhận hoặc xác nhận thay đổi vào Giấy chứng nhận đã
cấp.
Tổng cục Quản lý đất đai tổ chức việc in ấn, phát hành phôi GCNQSDĐ
cho Văn phòng đăng ký đất đai hoặc Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất
các cấp sử dụng; Lập và quản lý sổ theo dõi phát hành phôi GCN; kiểm tra,
hướng dẫn việc quản lý, sử dụng phôi GCN ở các địa phương. Sở TN&MT
lập kế hoạch sử dụng phôi Giấy chứng nhận của địa phương gửi về Tổng cục
Quản lý đất đai trước ngày 31 tháng 10 hàng năm; kiểm tra, hướng dẫn việc
quản lý, sử dụng phôi Giấy chứng nhận ở địa phương; tổ chức tiêu huỷ phôi
Giấy chứng nhận, Giấy chứng nhận đã in hoặc viết bị hư hỏng theo quy định
của pháp luật về lưu trữ; báo cáo định kỳ tình hình tiếp nhận, quản lý, sử dụng
phôi Giấy chứng nhận của địa phương về Tổng cục Quản lý đất đai trước ngày 25
tháng 12 hàng năm. Phòng TN&MT ở nơi chưa thành lập Văn phòng đăng ký
đất đai lập kế hoạch về sử dụng phôi Giấy chứng nhận của địa phương gửi về
Sở TN&MT trước ngày 20 tháng 10 hàng năm; kiểm tra việc quản lý, sử dụng
phôi Giấy chứng nhận đối với Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp
6
huyện. Văn phòng đăng ký đất đai hoặc Văn phòng đăng ký quyền sử dụng
đất các cấp báo cáo cơ quan tài nguyên và môi trường về nhu cầu sử dụng
phôi Giấy chứng nhận trước ngày 15 tháng 10 hàng năm; tiếp nhận, quản lý,
lập sổ theo dõi nhận, cấp phát và sử dụng phôi Giấy chứng nhận đã phát hành
về địa phương; kiểm tra thường xuyên việc quản lý, sử dụng phôi Giấy chứng
nhận trong đơn vị để bảo đảm sự thống nhất giữa sổ theo dõi và phôi Giấy
chứng nhận thực tế đang quản lý, đã sử dụng; tập hợp, quản lý các phôi Giấy
chứng nhận, Giấy chứng nhận đã in hoặc viết bị hư hỏng để tiêu hủy; báo cáo
tình hình tiếp nhận, quản lý, sử dụng phôi Giấy chứng nhận về Sở Tài nguyên
và Môi trường định kỳ 06 tháng trước ngày 20 tháng 6, định kỳ hàng năm
trước ngày 20 tháng 12 hàng năm.
Hình 1.1. Mẫu giấy chứng nhận theo quy định của Thông tư 23/2014/TT –
BTNMT
* Ý nghĩa của Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất:
Việc cấp GCN với mục đích để Nhà nước tiến hành các biện pháp quản
lý Nhà nước đối với đất đai, để người sử dụng đất yên tâm khai thác tốt mọi
tiềm năng của đất, đồng thời phải có nghĩa vụ bảo vệ, cải tạo nguồn tài
7
nguyên đất cho các thế hệ sau. Thông qua việc cấp GCN để Nhà nước nắm
chắc và quản lý chặt chẽ toàn bộ quỹ đất của quốc gia.
1.1.4. Chức năng nhiệm vụ của công tác cấp Giấy chứng nhận
Việc cấp giấy chứng nhận quyền quyền sử dụng đất là dấu hiệu kết thúc
của quá trình đang ký quyền sử dụng đất hợp pháp nhằm đồng thời đạt hai
mục tiêu cơ bản:
- Xây dựng hệ thống hồ sơ đầy đủ về các mặt tự nhiên, kinh tế - xã hội…
của đất đai làm cơ sở để Nhà nước thực hiện các biện pháp quản lý chặt chẽ,
hiệu quả, bảo vệ lợi ích chính đáng của người sử dụng đất và nắm chắc nguồn
tài nguyên đất đai và bảo tồn phát triển một cách có hiệu quả, bền vững.
- Đảm bảo quyền lợi cho chủ sử dụng đất được hợp pháp, đồng thời
người sử dụng đất phải thực hiện nghĩa vụ của mình đối với việc sử dụng đất
theo quy định của pháp luật.
1.2. Cơ sở thực tiễn
a) Luật đất đai năm 1993 ra đời
Thành công của việc thực hiện nghị quyết 10 của Bộ Chính trị đã
khẳng định đường lối đúng đắn của Đảng và Nhà nước, tạo cơ sở vững chắc
cho sự ra đời của Luật đất đai năm 1993 với những thay đổi lớn: Ruộng đất
được giao ổn định lâu dài cho các hộ gia đình, cá nhân; người sử dụng đất
được thừa hưởng các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, thừa kế và
thế chấp quyền sử dụng đất,… với những thay đổi đó, chính quyền các cấp,
các địa phương bắt đầu coi trọng và tập trung chỉ đạo công tác cấp giấy chứng
nhận. Công tác cấp GCN bắt đầu triển khai mạnh mẽ trên phạm vi cả nước,
nhất là từ năm 1997 đến nay, với mục tiêu hoàn chỉnh cấp GCN QSDĐ vào
năm 2000 cho khu vực nông thôn và năm 2001 cho khu vực thành thị theo các
chỉ thị 10/1998/CT-TTg và chỉ thị 18/1999/CT-TTg của Thủ tướng chính phủ.
8
Như vậy tính đến trước khi Luật đất đai ra đời năm 2003, Luật đất đai
1993 đã qua hơn 10 năm thực hiện đã góp phần thúc đẩy kinh tế, ổn định
chính trị, xã hội của đất nước, quyển sử dụng đất ở của hộ gia đình, cá nhân,
tổ chức được đảm bảo.
Tuy nhiên Luật đất đai ra đời đã nảy sinh những hạn chế nhất định trong
việc phát huy hiệu lực của các quy định điều chỉnh các quan hệ đất đai.
b) Luật đất đai năm 2003 ra đời
Cùng với việc hoàn thiện tổ chức bộ máy nhà nước quản lý tài nguyên
và môi trường tới cấp xã, các cấp địa phương trong cả nước đã có tổ chức các
Văn phòng đăng ký sử dụng đất, trung tâm phát triển quỹ đất nên các nguồn
thu từ đất tăng lên rõ rệt giúp địa phương tháo gỡ những khó khăn và phát
triển những điều chưa hoàn thiện trong công tác cấp giấy chứng nhận quyền
sử dụng đất. Tuy nhiên vẫn còn một số sai phạm cần khắc phục và sửa chữa
như: Sai phạm về trình tự thủ tục cấp giấy, về đối tượng cấp giấy, sai về diện
tích, sai về nguồn gốc đất,…
Nguyên nhân dẫn đến sai phạm trong công tác xét, cấp giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất được đánh giá là do:
- Cán bộ chuyên môn chưa tực thi nghiêm luật đất đai, kèm theo các
nghị định hướng dẫn còn chậm, ban hành một số nội dung của nghị định chưa
cụ thể, rõ ràng.
- Công tác quản lý đất đai nhiều năm trước khi có luật đất đai năm 1993
bị buông lỏng; hồ sơ địa chính bị thất lạc nhiều, công tác đo đạc còn thủ công
nên khó tránh khỏi sai sót, chính vì vậy ảnh hưởng đến vân đề tiến độ cấp
giấy chứng nhận quyền sư dụng đất.
- Trình độ cán bộ làm công tác xét, cấp giấy chừng nhận còn hạn chế,
đội ngũ cán bộ liên tục có sự thay đổi cũng là nguyên nhân dẫn đến các sai
phạm trên.
9
- Một số cán bộ địa chính đã cố ý làm trái nghiệp vụ chuyên môn để tư
lợi, nhiều cán bộ có biểu hiện sách nhiễu gây khó khăn phiền hà cho nhân
dân, nhìn chung các địa phương chưa làm hết trách nhiệm; cấp xã, thị trấn
tiến hành xét duyệt, phân loại hồ sơ chưa hặt chẽ, chưa đủ tính chính xác,
không hợp lệ.
- Một số nơi còn chưa áp dụng đúng chính sách nghĩa vụ tài chính,
chưa kiểm tra chặt chẽ các căn cứ, tài liệu chứng mih việc sử dụng đất, còn
buông lỏng quản lý, kiểm tra, đôn đốc. Bên cạnh đó cũng phải nhắc đến trách
nhiệm của những cán bộ trực tiếp làm công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất.
c) Sau khi Luật Đất đai 2013 có hiệu lực
Để công tác quản lý đất đai phù hợp với tình hình mới, Luật đất đai
2013 ra đời thể hiện rất rõ quan điểm của Đảng, Nhà nước ta, một mặt khẳng
định quyền của Nhà nước, mặt khác quan tâm sâu sát tới quyền, lợi ích của
các tầng lớp nhân dân và thể chế hoá đúng và đầy đủ những quan điểm, định
hướng của Nghị quyết số 19/NQ-TW tại Hội nghị lần 6 Ban Chấp hành Trung
ương Đảng, đồng thời khắc phục, giải quyết những tồn tại, hạn chế phát sinh
trong quá trình thi hành Luật đất đai năm 2003. Luật có hiệu lực thi hành
chính thức từ ngày 01/07/2014. So với năm Luật Đất đai 2003 thì Luật đất đai
2013 đã có những điểm mới đáng chú ý:
- Quy định phạm vi đăng ký: thực hiện đối với mọi trường hợp sử dụng
đất (kể cả không đủ điều kiện cấp GCN) hay được giao quản lý đất và tài sản
gắn liền với đất;
- Đăng ký đất đai: là bắt buộc với mọi đối tượng sử dụng đất hay được
giao đất để quản lý quy định.
- Mục đích đăng ký: để “ghi nhận tình trạng pháp lý về quyền sử dụng
đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất và quyền quản lý đất
đối với một thửa đất vào hồ sơ địa chính” mà không phải “ghi nhận quyền sử
10
dụng đất hợp pháp nhằm xác lập quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất”
như trước đây;
Luật Đất đai 2013 đảm bảo quyền và lợi ích của những người sử dụng đất hợp
pháp được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất
và bảo đảm thực hiện các quyền của người sử dụng đất.
1.2.2. Tình hình công tác đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất và tài sản khác gắn liền với đất tại thành phố Hà Nội
Hà Nội là thủ đô của nước Việt Nam từ năm 1976 đến nay, là trung tâm
kinh tế, tài chính, hành chính, khoa học – kỹ thuật, giáo dục đào đạo, du lịch,
y tế, đầu mối giao thông, giao lưu trong nước vào quốc tế, có vai trò thúc đẩy
sự phát triển kinh tế - xã hội của cả nước. Hà Nội nằm trong lưu vực sông
Hồng, toàn thành phố có 30 đơn vị hành chính cấp quận huyện. Thành phố có
tổng diện tích đất tự nhiên là 332.452 ha (tính đến này 1/1/2014).
Hà Nội cùng với cả nước thực hiện, thi hành luật, chính sách về đất đai,
trong đó công tác quản lý về đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Xác định vai trò tầm quan trọng của công tác này, cho nên UBND
Thành Phố Hà Nội đã tổ chức triển khai thực hiện trên địa bàn Thành phố. Sở
TN&MT Hà Nội cùng với phòng TN&MT các Quận, huyện phối hợp với các
ban, ngành, đoàn thể tổ chức tuyên truyền chính sách về đất đai đến từng hộ
gia đình và tập huấn bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ địa chính các xã,
phường, thị trấn.
Để thực hiện tốt công tác quản lý đất đai, đăng ký đất đai, cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất cho các hộ gia đình trên địa bàn thành phố Hà
Nội, ngày 12 tháng 6 năm 1995 UBND Thành Phố Hà Nội đã ban hành Quyết
định số 1615/QĐ- UBND về giao đất nông nghiệp và cấp giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn thành phố. Thực hiện Quyết định
11
này, các huyện ngoại thành đã tổ chức giao đất và cấp giấy chứng nhận quyền
sử dụng đất cho các hộ gia đình.
Kể từ khi Nhà nước ban hành Luật đất đai mới năm 2013, thì thành phố
Hà Nội cũng đã thực hiện Chỉ thị số 01/CT-TTg ngày 22/01/2014 của Thủ
tướng Chính phủ về việc triển khai thi hành Luật Đất đai, Sở TN&MT đã
tham mưu cho UBND thành phố ban hành Kế hoạch số 43/KH-UBND ngày
26/02/2014 về việc triển khai Luật Đất đai 2013. Tổ chức triển khai tuyên
truyền thực hiện Luật Đất đai 2013 cung cấp văn bản quy phạm pháp luật mới
đối với người dân, doanh nghiệp qua hệ thống cổng thông tin điện tử, qua các
cơ quan thông tấn báo chí, tổ chức Hội nghị tập huấn đối với toàn thể cán bộ
ngành tài nguyên và môi trường từ thành phố đến cấp cơ sở. Sở đã tập trung
rà soát, xây dựng, trình UBND Thành phố ban hành 06 văn bản quy phạm
pháp luật thuộc thẩm quyền ban hành của UBND Thành phố theo quy định
của Luật Đất đai năm 2013 gồm: về thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất, chuyển
mục đích sử dụng đất, về đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; đăng ký biến động
quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; về
đấu giá quyền sử dụng đất để giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc cho thuê
đất; xác định giá thu tiền sử dụng đất.
Đối với công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, ngay từ đầu
năm Sở đã tổ chức các buổi giao ban với UBND các quận, huyện, thị xã, đối
thoại với các doanh nghiệp về công tác cấp GCN; chủ động rà soát các trường
hợp sử dụng đất có nguồn gốc phức tạp, khó khăn, vướng mắc, tổng hợp báo
cáo UBND Thành phố, xin ý kiến Bộ TN&MT, Chính phủ để chỉ đạo, hướng
dẫn thực hiện. Tiếp tục tổ chức thực hiện dịch vụ công trực tuyến mức độ 3
trong cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các tổ chức trên địa bàn
Thành phố; tập trung các giải pháp để thực hiện cấp GCN quyền sử dụng đất
12
cho người mua nhà tại các dự án phát triển nhà ở trên địa bàn thành phố. Năm
2014, Thành phố Hà Nội đã tập trung đẩy nhanh tiến độ cấp giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà và tài sản gắn liền với đất, đạt 99,6%
đối với các trường hợp sử dụng đất đủ điều kiện đã kê khai. Cấp 2.000 giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất đối với các tổ chức, gần 6.000 giấy đối với hộ
gia đình, cá nhân và trên 40.000 giấy chứng nhận đã được cấp cho các hộ gia
đình mua nhà tại các dự án phát triển nhà.
13
CHƯƠNG II:
KẾT QUẢ ĐIỀU TRA NGHIÊN CỨU
2.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của phường Văn
Miếu
2.1.1. Điều kiện tự nhiên
2.1.1.1. Vị trí địa lý
Phường Văn Miếu nằm ở phiá Đông Bắc quận Đống Đa có tổng diện
tích tự nhiên: 29,51 ha. Ranh giới của phường được xác định như sau:
- Phía Bắc giáp Phường Điện Biên quận Ba Đình.
- Phía Đông giáp Phường Cửa Nam quận Hoàn Kiếm.
- Phía Tây giáp Phường Cát Linh quận Đống Đa.
- Phía Nam giáp phường Văn Chương, phường Quốc Tử Giám quận Đống
Đa.
2.1.1.2. Địa hình
Phường Văn Miếu có địa hình tương đối bằng phẳng với độ dốc <1 0, có
độ dốc từ Bắc xuống Nam, từ Tây sang Đông độ chênh lệch địa hình không
quá 1m. Văn Miếu nằm ở vùng trũng của Thành phố nên mỗi khi có mưa lớn
thường hay bị ngập úng.
2.1.1.3. Khí hậu
Phường Văn Miếu nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, mùa
đông thường khô hanh nhưng không kéo dài liên tục mà xen kẽ là những ngày
nắng ẩm hoặc mưa ẩm, mùa hè nóng ẩm mưa nhiều và thường có bão, mùa
xuân và mùa thu là hai mùa chuyển tiếp. Theo chế độ mưa có thể chia khí hậu
của phường thành hai mùa chính: mùa mưa và mùa khô.
Mùa mưa: Bắt đầu từ tháng 4 và kết thúc vào tháng 10 với đặc trưng là
nóng ẩm, mưa nhiều. Hướng gió thịnh hành là gió Đông Nam với tốc độ 1,8 3m/s. Lượng mưa nhiều từ 1100 - 1500mm chiếm 80% lượng mưa cả năm.
14
Khi mưa lớn kéo dài lượng nước thải trong thành phố đổ về thường xuyên gây
ra ngập úng cục bộ làm ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt của nhân dân.
Mùa khô: Từ tháng 1 đến tháng 3 năm sau, mùa khô có khí hậu lạnh, ít
mưa. Hướng gió thịnh hành là gió Đông Bắc thường gây lạnh độ ngột. Nhiệt
độ trung bình thấp nhất khoảng 150C, lượng mưa ít đạt 15 - 20% lượng mưa
cả năm.
Nhiệt độ trung bình trong năm từ 12 - 240C nhiệt độ trung bình cao nhất
là 380C và nhiệt độ trung bình thấp nhất là 140C , nhiệt độ tuyệt đối cao nhất
là 400C và nhiệt độ thấp nhất tuyêt đối là 6 0C. Chênh lệch nhiệt độ giữa ngày
nóng và lạnh khoảng 15 - 200C, biên độ nhiệt độ trong ngày đêm khoảng
100C.
2.1.1.4. Tài nguyên đất
Với tổng diện tích 29,51 ha dân cư trong phường sinh sống chủ yếu bằng
nghề thủ công nghiệp nổi tiếng như nghề dao kéo phố Sinh Từ, Bún chả Sinh
Từ ( nay là phố Nguyễn Khuyến ) và thương mại dịch vụ. Song những năm
gần đây với sự thay đổi cơ cấu của nền kinh tế thị trường, tốc độ đô thị hóa
nhanh cho nên nhân dân trong phường đã chủ động chuyển sang làm kinh
doanh dịch vụ. Phường Văn Miếu có 5 tuyến phố chính như phố Văn Miếu,
Quốc Tử Giám, Nguyễn Khuyến, Ngô Sĩ Liên, Trần Quý Cáp.
2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
Toàn phường được chia làm 8 khu dân cư, 43 tổ dân phố với 2863 hộ
dân.
Toàn phường có 51 cơ quan, xí nghiệp đóng trên địa bàn, trong đó có
nhà ga Hà Nội nên đã gây không ít khó khăn cho việc quản lý, bảo vệ và sử
dụng đất đai.
Trong những năm qua, phường rất chú trọng việc đầu tư xây dựng cơ
sở hạ tầng. Tính từ năm 2010 đến nay phường đã xây mới 2 nhà sinh hoạt
15
cộng đồng khu dân cư, 1 trường Tiểu học Lý Thường Kiệt, 1 trường mầm non
Văn Miếu, 1 trường mầm non Kim Đồng, 1 trung học cơ sở Lý Thương Kiệt
để đảm bảo cho việc chăm lo sự nghiệp giáo dục của địa phương, có 1 trạm y
tế phường phục vụ công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân. Bên
cạnh đó điện sinh hoạt và nước sạch ngày cáng được quan tâm đầu tư nâng
cấp phục vụ nhu cầu sử dụng đất của người dân.
Việc phát triển kinh tế xã hội của địa phương đặt ra những yêu cầu với
công tác quản lý đất cần phải chặt chẽ, đúng pháp luật đảm bảo sử dụng đúng
mục đích, đem lại hiệu quả cao, bền vững.
2.1.3. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, điều kiện phát triển kinh tế xã hội của phường Văn Miếu
Từ những nghiên cứu tổng hợp các điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của
phường Văn Miếu đã tác động tới sự phát triển kinh tế - xã hội của Quận như
sau:
* Thuận lợi
- Văn Miếu là một phường nhỏ nằm ở phía Đông Bắc của quận Đống
Đa, Thành phố Hà Nội, với 5 tuyến phố chính và giáp ranh với 5 phường, là
phường có nhà ga Hà Nội, có một chợ nhỏ rất thuận tiện cho việc giao lưu
buôn bán, trao đổi hàng hóa, góp phần thúc đẩy sự phát triển thương mại, dịch
vụ.
- Có các trường mầm non, trường tiểu học, trường trung học trên địa bàn
thu hút rất nhiều học sinh và người lao động ở khắp các tỉnh thành đến học
tập và làm việc.
- Hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội được đầu tư và phát
triển ổn định. Đời sống vật chất, tinh thần và sức khỏe của nhân dân ngày
càng được nâng cao.
16
- Khu di tích lịch sử Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Trường đại học đầu tiên
của Việt Nam) là nơi hội tụ tinh hoa văn hóa, lịch sử " Ngàn năm văn hiến
của Thủ đô" hàng năm thu hút được một lượng lớn khách du lịch đến tham
quan. Kế đó là khu di tích lịch sử Y Miếu Thăng Long - nơi phụng thờ hai vị
danh y lớn của Việt Nam: Tuệ Tĩnh và Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác
vào những dịp đầu năm được Bộ Y tế cùng Sở Y tế và Hội Đông y Việt Nam
đến dâng hương.
* Khó khăn
- Là phường có chợ và ga nên tình hình dân nhập cư diễn ra khá phức tạp,
gây ảnh hưởng tới hệ thống cơ sở hạ tầng, môi trường và giáo dục.
- Hệ thống cơ sở hạ tầng tuy được đầu tư xây dựng nhưng vẫn còn thiếu
và chưa đồng bộ, chưa đáp ứng được yêu cầu tối đa về phát triển kinh tế - xã
hội.
- Việc thực hiện và áp dụng hệ thống chính sách còn chậm chưa tạo được
môi trường thuận lợi, thông thoáng để thu hút sự phát triển của các nhà đầu
tư.
2.2. Khái quát tình hình quản lý và sử dụng đất trên địa bàn phường Văn
Miếu
2.2.1. Tình hình công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn phường
Văn Miếu
Ở phường Văn Miếu chủ tịch UBND cấp phường chịu trách nhiệm
trước pháp luật về công tác quản lý và sử dụng đất của địa phương mình về tất
cả các lĩnh vực như: tài chính, kinh tế, văn hóa xã hội chịu trách nhiệm về các
văn bản, hồ sơ có liên quan đến đất đai.
Phường có 1 ban địa chính gồm có 2 cán bộ công chức chức danh địa
chính xây dựng môi trường có trình độ đại học, cán bộ địa chính phường có
các nhiệm vụ sau:
17
+ Lập sổ địa chính đối với chủ sử dụng đất hợp pháp, lập sổ mục kê
toàn bộ của phường.
+ Giúp UBND phường hướng dẫn thủ tục, thẩm tra để xác nhận việc tổ
chức, hộ gia đình, cá nhân đăng ký đất đai ban đầu, thực hiện các quyền công
dân liên quan tới đất trên địa bàn xã, phường, thị trấn theo quy định của pháp
luật. Sau khi hoàn tất các thủ tục thì có trách nhiệm chỉnh lý sự biến động đất
đai trên sổ và bản đồ địa chính đã được phê duyệt.
+ Thẩm tra, lập văn bản để UBND phường, UBND cấp trên giải quyết
về giao đất, thu hồi đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, cấp GCN
đối với hộ gia đình, cá nhân và tổ chức thực hiện quyết định đó.
+ Thu thập tài liệu số liệu về số lượng đất đai; tham gia xây dựng quy
hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai; kiểm tra việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch
dụng đất đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
+ Thực hiện chế độ báo cáo, thống kê đất đai theo thời gian và mẫu quy
định.
+ Bảo quản hồ sơ địa giới hành chính, bản đồ đại giới hành chính, bản
đồ chuyên ngành, sổ địa chính, sổ mục kê, sổ cấp giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất, sổ theo dõi biến động đất đai, số liệu thống kê, kiểm kê, quy hoạch kế hoạch sử dụng đất tại trụ sở UBND phường, các mốc địa giới.
+ Tham mưu cho UBND phường quản lý công tác xây dựng, giám sát
về kỹ thuật trong việc xây dựng các công trình phúc lợi ở địa phương.
+ Tuyên truyền, giải thích, hoà giải tranh chấp về đất đai, tiếp nhận đơn
thư khiếu nại, tố cáo của dân về đất đai, để giúp Uỷ ban nhân dân cấp có thẩm
quyền giải quyết, thường xuyên kiểm tra nhằm phát hiện các trường hợp vi
phạm đất đai để kiến nghị Uỷ ban nhân dân phường xử lý.
+ Phối hợp với cơ quan chuyên môn cấp trên trong việc đo đạc, lập bản
đồ địa chính, bản đồ địa giới hành chính, giải phóng mặt bằng.
18
+ Thng xuyờn phi hp tuyờn truyn, ph bin v chớnh sỏch phỏp
lut t ai mi ti ngi dõn.
2.2.2. Tinh hinh s dng t theo i tng s dng v qun ly trờn a
bn phng Vn Miu
Bng 2.2: Phõn loi hin trng s dng t theo loi t, theo i tng s
dng v qun ly
TT
A
1
1.1
1.2
2
2.1
2.2
2.3
2.4
2.5
B
C
Diện
tích (ha)
NNP 29,51
ODT 8,5
8,19
0,31
CDG 20,6
CTS 0,98
CQA 0,2
CSK 3,4
CCC 16,02
TTN 0,41
Loại đất
Mã
Tỷ lệ %
100%
Tổng diện tích tự nhiên
Diện tích đất ở đô thị
28,81
Các hộ dân quản lý sử dụng
27,75
Các tổ chức khác
1,06
Đất chuyên dùng
69,8
Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp
3,3
Đất an ninh quốc phòng
0,69
Đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp
11,53
Đất có mục đích công cộng
54,29
Đất tôn giáo, tín ngỡng
1,39
Theo nhóm quản lý sử dụng
Tổng diện tích tự nhiên
NNP 29,51
100%
Do các hộ t nhân quản lý
8,5
28,81
7,9
26,71
Do các tổ chức kinh t quản lý sử dụng
Do UBND phờng quản lý sử dụng
0,1
0,3
Do các đối tợng khác
13,01
44,18
Một số đối tợng sử dụng lớn
Ga Hà Nội
4,5
15,18
Di tích lịch sử Văn Miếu
3,75
12,7
Đất giao thông ngõ xóm
2,9
9.8
Đất giao thông đờng phố
3.57
11.8
(Ngun s liu: Phũng a chớnh - UBND phng Vn Miu)
2.2.3. ỏnh giỏ tinh hinh qun ly v s dng t trờn a bn phng Vn
Miu
UBND phng Vn Miu l c quan hnh chớnh cui cựng ca b mỏy
hnh chớnh nh nc. UBND phng cỏc trỏch nhim trc tip thc hin cỏc
ni dung v qun lý, s dng t ai theo thm quyn ó c phõn cp qun
lý. Trong giai on 2010 - 2014 cụng tỏc qun lý t ai ó c quan tõm
chỳ trng hn, cụng tỏc qun lý ó i vo n np t hiu qa cao. Rỳt kinh
19
nghiệm từ những năm trước đây do buông lỏng công tác quản lý đất đai dẫn
đến các sai phạm trong lĩnh vực quản lý và sử dụng đất gây mất ổn định chính
trị, kinh tế chậm phát triển. UBND phường đã thường xuyên tuyên truyền,
vận động nhân dân thực hiện tốt Luật đất đai nói riêng và các văn bản pháp
luật của nhà nước nói chung. Kết quả của việc thực hiện 13 nội dung quản lý
nhà nước về đất đai theo điều 6 Luật đất đai năm 2003 trên đại bàn phường
Văn Miếu giai đoạn 2010 - 2014 được cụ thể như sau:
Do UBND cấp xã không có chức năng ban hành các văn bản quy phạp
pháp luật về quản lý đất đai và chủ yếu là thực hiện các loại văn bản quy
phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai của cấp trên như:
- Nghị định 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về thi
hành Luật Đất đai
- Nghị định số 182/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về việc
xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai
- Thông tư 30/2004/TT-BTNMT ngày 01/11/2004 của Bộ Tài nguyên và
môi trường về viêc hướng dẫn lập, điều chỉnh và thẩm định quy hoạch, kế
hoạch sử dụng đất
- Thông tư số 01/2005/TT-BTNMT ngày 13/4/2005 của Bộ Tài nguyên
và môi trường về việc hướng dẫn thực hiện một số điều của nghị định
181/2004/NĐ-CP.
-Thông tư số 95/2005/TT-BTC ngày 26/10/2005 của Bộ Tài chính về
hướng dẫn thực hiện các quy định cảu pháp luật về lệ phí trước bạ.
- Thông tư số 17/2006/NĐ-CP ngày 27/01/2006 của Chính phủ về sửa
đổi bổ sung một số điều của các nghị định hướng dẫn thi hành Luật Đất đai.
- Thông tư liên tịch số 04/2006/TTLT-BTP-BTNMT ngày 13/6/2006 của
Bộ Tư pháp và Bộ Tài nguyên và môi trường về hướng dẫn việc công chứng,
chứng thực hợp đồng, văn bản thực hiện quyền của người sử dụng đất.
20
- Quyết định số 08/2006/QĐ-BTNMT ngày 21/7/2006 của Bộ Tài
nguyên và môi trường quy định về Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thay
thế quyết định 24/2004/QĐ-BTNMT ngày 01/1/2004.
- Thông tư số 70/2006/TT-BTC ngày 02/8/2006 của Bộ Tài chính về
sửa đổi thông tư số 117/2004/TT-BTC ngày 07/12/2004 về hướng dẫn thực
hiện Nghị định 198/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của chính phủ.
- Nghị định 84/NĐ-CP ngày 25/5/2007 của Chính phủ ban hành quy
định về thủ tục đăng ký cấp GCNQSD đất, thu hồi đất, thực hiện quyền sử
đất, trình tự thủ tục bồi thường hỗ trợ tái định cư khi nhà nước thu hồi đất và
giải quyết khiếu nại vầ đất đai.
- Thông tư 06/2007/TT-BTNMT ngày 02/7/2007 của Bộ Tài nguyên và
môi trường ban hành về việc hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định
85/2007/NĐ-CP.
- Thông tư số 08/2007/TT-BTNMT ngày 02/8/2007 của Bộ Tài nguyên
và môi trường về hướng dẫn thực hiện thống kê, kiểm kê đất đai và xây dựng
bản đồ hiện trạng sử dụng đất.
- Thông tư số 09/2007/TT-BTNMT ngày 02/8/2007 của Bộ Tài nguyên
và môi trường về hướng dẫn lập, quản lý, chỉnh lý hồ sơ địa chính.
- Quyết định 65/QĐ-UB ngày 29/8/2001 của UBND Thành phố Hà
Nội.
- Quyết định 23/QĐ-UB ngày 18/02/2005 của UBND Thành phố Hà
Nội về việc cấp GCN ở trên địa bàn thành phố Hà Nội.
- Quyết định số 23/QĐ-UB ngày 09/05/2008 của UBND Thành phố Hà
Nội về việc ban hành Quy định về cấp GCN cho hộ gia đình, cá nhân, cộng
đồng dân cư, người Việt Nam định cư ở nước ngoài trên địa bàn Thành phố
Hà Nội.
21