Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

Phân biệt lệch (shift) và trượt (trend) trong kiểm tra chất lượng xét nghiệm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (140.71 KB, 6 trang )

Phân biệt lệch (Shift) và trượt (Trend) trong
kiểm tra chất lượng xét nghiệm
Posted on Apr 13, 2016 by tuyenlab
Trong kiểm tra chất lượng (QC) ngoài 6 quy tắc cơ bản và 6 quy tắc bổ sung của
Westgard người ta còn đưa thêm khái niệm về hiện tượng lệch (Shift) và trượt
(Trend). Vậy lệch và trượt là gì? Trong bài viết này mình sẽ trình bày về 2 khái
niệm này, cách phân biệt chúng, các nguyên nhân dẫn đến 2 hiện tượng này cũng
như cách xử lý và đề phòng 2 hiện tượng này.
Trước khi đi vào khái niệm mình có 2 ví dụ nhỏ thế này.
Ví dụ 1: Một phòng xét nghiệm thực hiện việc QC xét nghiệm glucose với giá trị
trung bình là 7,0mmol/L, khoảng ± 1SD là 6 – 8 mmol/L, khoảng ± 2SD là 5 – 9
mmol/L trong 10 ngày liên tiếp cho kết quả như sau:

Ngày 1 Ngày 2 Ngày 3 Ngày 4 Ngày 5 Ngày 6 Ngày 7 Ngày 8 Ngày 9 Ngày 10
7,0

6,8

7,2

7,5

8,1

8,2

8,15

8,25

8,2



8,5

Ví dụ 2: Vẫn tương tự như ví dụ trên phòng xét nghiệm thực hiện QC trong 10
ngày và thu được kết quả như sau:

Ngày 1 Ngày 2 Ngày 3 Ngày 4 Ngày 5 Ngày 6 Ngày 7 Ngày 8 Ngày 9 Ngày 10
7,8

6,8

7,1

7,6

7,0

7,3

7,6

8,0

8,2

Nếu nhìn đơn lẻ vào kết quả QC của từng ngày ta thấy vẫn khá ổn vì không có giá
trị nào nằm ngoài khoảng ± 2SD. Tuy nhiên khi vẽ và nhìn trên biểu đồ LeveyJennings ta sẽ thấy:

8,7



Ở ví dụ 1 có 6 kết quả liên tiếp từ ngày thứ 5 đến ngày thứ 10 nằm ngoài khoảng
+1SD. Như vậy đã vi phạm quy tắc 41s và thậm chí còn kéo dài tới tận 6 ngày. Hiện
tượng này gọi là hiện tượng lệch (Shift).
Ở ví dụ 2 có 6 kết quả liên tiếp từ ngày thứ 5 đến ngày thứ 10 tăng dần đều so với
gái trị trung bình nhưng không vượt quá +2SD. Mặc dù không vi phạm quy tắc
Westgard nhưng nó cho thấy xét nghiệm đang có xu hướng tăng dần. Hiện tượng
này gọi là hiện tượng trượt (trend).
Vậy hiện tượng lệch – Shifts là gì?
Hiện tượng lệch là hiện tượng mà ở đó 6 kết quả QC liên tiếp nằm cùng một phía
so với giá trị trung bình và vượt quá giới hạn ± 1SD. Xem hình minh họa:

Hiện tượng lệch
theo hướng tăng


Hiện tượng lệch theo hướng giảm.
Hiện tượng trượt?
Hiện tượng trượt là hiện tượng mà ở đó 6 kết quả QC liên tiếp cùng tăng lên dần
hoặc giảm đi dần so với giá trị trung bình và có điểm vượt quá ±1SD. Đôi khi còn
gọi là hiện tượng trôi dạt.

Trượt theo chiều tăng dần


Trượt theo chiều giảm dần
Trượt và lệch có gì khác nhau?
Lệch là 6 kết quả liên tiếp cùng tăng hoặc cùng giảm ngoài 1SD nhưng không dần
đều. Còn trượt thì 6 kết quả liên tiếp tăng hoặc giảm dần đều.
Các nguyên nhân và cách khắc phục

Các nguyên nhân dẫn đến hiện tượng lệch là do sai số hệ thống, ở đây ta có 1
số nguyên nhân cụ thể như:
– Điện cực đã bị hỏng: Khi đện cực hỏng thì kết quả không còn chính xác và
thường nó vượt quá ± 1SD nhưng không theo xu hướng cùng tăng hoặc giảm dần
đều. Cách khăc phục là ta cần kiểm tra và thay điện cực mới.
– Thiết bị không được bảo dưỡng hàng ngày: Không bảo dưỡng đúng theo chỉ dẫn
của nhà sản xuất sẽ làm cho thiết bị thiếu tính ổn định, dẫn đến tăng hoặc giảm nhẹ
kết quả. Cách khắc phục là thực hiện đầy đủ và đúng quy trình bảo dưỡng hàng
ngày, hàng tuần, hàng tháng, hàng quý…của nahf sản xuất thiết bị.


– Thay đổi điều kiện môi trường phòng xét nghiệm: Vị dụ như nhiệt độ hoặc độ ẩm
tăng hoặc giảm liên tục trong nhiều ngày liên tiếp sẽ làm kết quả ở các ngày này
không còn ổn định. Biện pháp khắc phục là cần kiểm soát tốt nhiệt độ, độ ẩm bằng
cách sử dụng điều hòa và thiết bị hút ẩm đồng thời theo dõi chặt chẽ bằng nhiệt –
ẩm kế.
– Thay lô hóa chất/ thuốc thử hoặc chất chuẩn: Đây là nguyên nhân hay gặp, khi
thay hóa chất mới giá trị xét nghiệm sẽ bị thay đổi. Vì vậy để khắc phục sau khi
thay các hóa chất/ thuốc thử mới ta cần tiến hành hiệu chuẩn lại máy (Calibration)
sau đó QC lại trước khi chạy mẫu bệnh nhân.
– Thay đổi kỹ thuật viên, thao tác thực hiện. Ngày nay hầu hết các xét nghiệm
được thực hiện tự động, tuy nhiên còn một số xét nghiệm vẫn có sự cạn thiệp bằng
thao tác thủ công của kỹ thuật viên. Mặc dù đã áp dụng theo SOP nhưng tay nghề
của mỗi KTV là khác nhau nên cũng dẫn đến kết quả người sau bị lệch so với
người trước.
– Chất chuẩn không đạt chất lượng. Khi chất chuẩn có chất lượng kém hoặc bị
hỏng trong quá trình bảo quản thì đường chuẩn bạn xây dựng không còn chính xác
khi đó kết quả QC hoặc bệnh nhân sẽ bị lệch theo. Sử dụng chất chuẩn chính hãng,
tuân thủ quy trình bảo quản và pha chế.
– Máy kém nhạy: Độ nhạy của máy không còn tốt khi đó kết quả QC sẽ chập chờn.

Khi đó bảo dưỡng máy, thay thế những phần hỏng, kém chất lượng.
– Kim hút mẫu/ thuốc thử bị tắc, bán tắc. Khi đó lượng mẫu hoặc thuốc thử không
đủ làm kết quả không ổn định. Cách khăc phục là thông nòng kim hút hoặc thay
kim hút mới.
Các nguyên nhân dẫn đến hiện tượng trượt (trend): Đây cũng là các lỗi hệ
thống, tuy nhiên nó hơi khác một chút so với hiện tượng lệch.


– Điện cực già: Khi điện cực già mặc dù chưa hỏng nhưng kết quả sẽ có xu hướng
tăng dần hoặc giảm dần do độ chính xác kém dần. Nên định kỳ thay điện cực mới.
– Lô hóa chất/ thuốc thử đã bị biến tính. Nguyên nhân này hay gặp, đặc biệt ở một
số xét nghiệm mà các hóa chất không bền ví dụ như Creatinin. Sau một thời gian
dùng, càng về cuối lọ hóa chất kết quả càng bị tụt xuống dần. Khắc phục bằng cách
hạn chế tối đa sự biến tính như tránh ánh sáng, dùng lượng hợp lý cho số lượng
bệnh nhân để tránh tồn hóa chất lâu ngày.
– Kính lọc bẩn, cuvet bị ăn mòn. Khi đó kết quả sẽ tăng hoặc giảm dần do chất
lượng kính đọc hoặc cuvet giảm dần. Do vậy bạn phải thường xuyên bảo dưỡng
các bộ phận này theo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất.
– Nước cất không tính khiết. Nước cất không tinh khiết sẽ làm nhiễu kết quả và lâu
dần làm đóng cặn ảnh hưởng đến kết quả. Sử dụng nước cất đạt chất lượng, nếu sử
dụng nước RO thì định kỳ phải thay lõi lọc…
Trên đây mình đã trình bày về 2 hiện tượng lệch và trượt hay gặp trong kiểm tra
chất lượng xét nghiệm. Hy vọng qua bài viết các bạn hiểu và phân biệt được 2 hiện
tượng này cũng như một số nguyên nhân và cách khắc phục 2 hiện tượng này. Có
thể bài viết còn nhiều thiếu sót, mong nhận được sự góp ý của các bạn. Mọi đóng
góp vui lòng phản hồi tại đây. Nếu bạn thấy bài viết có ích hãy chia sẻ nỏ, vui lòng
ghi rõ nguồntuyenlab.com khi đăng tải lại nội dung bài viết này.




×