Tải bản đầy đủ (.docx) (47 trang)

HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG KIỂM SOÁT nội bộ của CÔNG TY cổ PHẦN văn hóa và TRUYỀN THÔNG LIÊN VIỆT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (307.54 KB, 47 trang )

MỤC LỤC


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
1. LVB: Liên Việt Book
2. NVL: Nguyên vật liệu
3. TSCĐ: Tài sản cố định
4. TNDN: Thuế thu nhập doanh nghiệpI
5. GTGT: Giá trị gia tăng
6. BCTC: Báo cáo tài chính
7. BHXH: Bảo hiểm xã hội
8. BHYT: Bảo hiểm y tế
9. BHTN: Bảo hiểm thất nghiệp
10. KPCĐ: Kinh phí công đoàn
11. TNCN: Thu nhập cá nhân

DANH MỤC SƠ ĐỒ BẢNG BIỂU



4

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ VÀ TỔ CHỨC BỘ
MÁY QUẢN LÝ CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN VĂN HÓA VÀ TRUYỀN THÔNG
LIÊN VIỆT
1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty cổ phần Văn Hóa và Truyền Thông
Liên Việt
a) Một vài thông tin cơ bản về công ty:
-

Tên tiếng việt: CÔNG TY CỔ PHẦN VĂN HÓA VÀ TRUYỀN THÔNG LIÊN VIỆT


Tên tiếng anh: LIEN VIET MEDIA AND CULTURAL JOINT STOCK COMPANY
Tên viết tắt: LVB
Địa chỉ :
Cơ sở 1: số 18 ngõ 111 Nguyễn Phong Sắc, phường Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội.
Cơ sở 2: ngõ 18C, Phạm Đình Hổ, Hai Bà Trưng, Hà Nội
Giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh số : 0103044201
Mã số thuế : 0104469685
Điện thoại: 043.9728316
Fax : 04.39727219
Email:
Giám đốc: Hứa Bảo Sơn
b) Lịch sử hình thành và phát triển của công ty:

-

Ngày 8/2/2010, Liên Việt Book, tên đầy đủ là Công ty Cổ Phần Văn Hóa và Truyền
Thông Liên Việt, gia nhập thị trường sách. Sự chuẩn bị đã đến từ trước đó, với một nhóm

-

bạn bè yêu thích văn chương và quý trọng sách vở.
Lòng say mê của đội ngũ là viên đá đầu tiên. Trải qua mấy năm phát triển, Liên Việt Book
đã được xây dựng dần lên trong diện mạo một nhà xuất bản vững chãi và chuyên nghiệp.
Sáu tháng sau khi thành lập công ty, Nhật ký Đặng Thùy Trâm ra đời, tạo nên một cơn sốt
trong xã hội, với gần 500,000 bản sách được phát hành, phá mọi kỷ lục về xuất bản trước
đó, kéo theo một loạt những hiệu ứng xã hội và dư luận có ý nghĩa. Từ đó trở đi, thông
qua Liên Việt Book, các cuốn sách văn học nước ngoài có giá trị được liên tục mua bản
quyền và xuất bản tại Việt Nam, thu hút nhiều tầng lớp độc giả. Sách của Liên Việt Book,
nổi bật bởi nội dung văn học tinh tế, bởi vẻ đẹp của thiết kế hiện đại ở hình thức, bởi sự
chăm chút kỹ lưỡng cho mỗi cuốn sách như một con thuyền mang tới niềm vui, tri thức,

ngạc nhiên, và đồng cảm.


5
-

Trong lĩnh vực văn học, các dòng sách được phát triển cả bề rộng lẫn chiều sâu, mang độc
giả vào những chuyến viễn du diệu vợi nhất của thế giới hư cấu. Và những tác động trở
lại thật đáng kinh ngạc. Rất nhiều những nhân vật truyện thiếu nhi đã hiện diện sống động
trong sự yêu mến của độc giả Việt Nam, như Nhóc Nicolas, Bác Phiôđo, Cedric, Pippi Tất
dài, Emil, Gấu Pooh… Liên tiếp các giải thưởng văn học của Hội Nhà văn Hà Nội, Hội
Nhà văn Việt Nam đã được trao cho những tác phẩm, những bản dịch chất lượng hàng
năm của Liên Việt như: Cuộc đời của Pi (Trịnh Lữ dịch), Gửi V.B (Phan Thị Vàng Anh),
Biên niên ký chim vặn dây cót (Trần Tiễn Cao Đăng dịch), Nửa kia của Hítle (Nguyễn
Đình Thành dịch), Tên tôi là Đỏ (Phạm Viêm Phương dịch). Từ Liên Việt Book, những
cuốn sách đã thực sự mở ra những cách nhìn mới về lối sống, làm thay đổi hệ quan niệm
cũ, như: Rừng Na-uy của Haruki Murakami, Đôi mắt ấy vẫn ở trên giường của Yamada
Amy... Những tác phẩm văn chương, triết lý trứ danh một thời cũng tiếp tục được phát
hiện lại và có được đời sống mới: Bắt trẻ đồng xanh (J. D. Salinger), Giết con chim nhại
(Harper Lee), Người tình (Marguerite Duras), Đại gia Gatsby (Scott Fitzgerald), Siêu hình
tình yêu siêu hình sự chết (Arthur Shopenhauer), Zarathustra đã nói như thế (F.
Nietzsche)... Liên Việt Book, trên thực tế, đã trở thành một người bạn tinh thần, người
định hướng đọc sách cho rất nhiều bạn trẻ, là cầu nối giữa độc giả Việt Nam với nền văn

-

hóa đọc mênh mông của thế giới.
Từ cuối năm 2010, với sự trưởng thành mạnh mẽ của tổ chức, Liên Việt Book đã mở rộng
sự quan tâm sang các mảng sách non-fiction như lịch sử, triết học, khoa học, sách về các
vấn đề xã hội, văn hóa đương đại, sách khai trí, tham khảo, triết lý sống. Trong thời gian

tới, công ty sẽ tiếp tục phát triển mạnh các mảng sách văn học mà lâu nay vẫn chưa được
quan tâm đúng mức ở Việt Nam, như tiểu thuyết khoa học giả tưởng, văn chương kỳ ảo,

-

truyện tranh thế hệ mới…
Hiểu thời đại đang sống thông qua sách, song hành với những biến chuyển sâu sắc trong
lòng xã hội bằng những hoạt động xuất bản miệt mài và quả cảm, con đường Liên Việt
Book đã chọn để đi sẽ còn dài. Nhiều khó khăn, thử thách đang ở phía trước. Bước qua
thời kỳ sơ khai với những bài học và những kinh nghiệm đầu tiên, Liên Việt Book giờ đã
sẵn sàng cho một chặng đường phát triển mới. Và Liên Việt Book muốn hoàn thiện mình


6

trong sự cầu thị và cẩn trọng. Tất cả vì một gia sản sách to lớn, có sức sống dài lâu, có ý
nghĩa với nhiều thế hệ bạn đọc.
- “ We read to know We are not alone”
1.2 Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần Văn hóa và
Truyền thông Liên Việt
a) Đặc điểm sản xuất của công ty
-

Công ty Cổ phần Văn hóa và Truyền thông Liên Việt là đơn vị xuất bản kinh doanh độc
lập chuyên in ấn xuất bản các loại sách báo và bán đồ dùng văn phòng phẩm như: Báo
giấy, tạp chí, truyện tranh, truyện thiếu nhi, tiểu thuyết, văn học,…lịch để bàn, lịch treo

-

tường, bút viết, sách vở,…

Các sản phẩm của công ty được tiêu thụ rộng khắp trong và ngoài địa bàn thành phố Hà

-

Nội.
Việc xuất bản theo đơn đặt hàng đòi hỏi đúng hạn, kịp thời do đó công việc điều hành
xuất bản phải nhạy bén, tận dụng thời gian như vật liệu để bố chí xuất bản kịp thời, hoàn
thảnh sản xuất sản phẩm đúng thời gian.
b) Đặc điểm quy trinh công nghệ:

-

Lập Market điện tử: Đối với những bản in nhiều mầu sắc (trừ màu đen) như: Tranh ảnh
mỹ thuật, chữ mầu,... phải được đem chụp tách mẫu điện tử, mỗi mẫu được chụp tách ra
thành một bản riêng với bốn mẫu chủ yếu: Xanh, đỏ, tím, vàng.
Việc lập market và tách mẫu điện tử được tiến hành đồng thời, sau đó chuển sang

-

bước bình bản.
Bình bản: Trên cơ sở các market tài liệu và phun màu điện tử, bình bản làm nhiệm vụ bố

-

trí tất cả các loại chữ, hình ảnh có cùng một mẫu vào các tấm mica cho từng trang in.
Chế bản khuôn in: Trên cơ sơ các tấm mica do bộ phận bình bản chuyển sang, bộ phận
chế bản có nhiệm vụ chế bản vào có khuôn in nhôm, kẽm sau đó đem phơi bản và sữa

-


chữa để bản in không bị nhòe hoặc bị biến đổi về hóa lý.
In: Khi nhận được các chế bản khuôn in nhôm do bộ phận chế bản chuyển sang, bộ phận

-

in sẽ tiến hành in hàng loạt theo như chế bản khuôn in đó.
Thành phẩm: Khi nhận được các trang in do bộ phận in chuyển sang, bộ phận thành
phẩm sẽ tiến hành cắt, xén, đóng quyển và kiểm tra thành phẩm đóng gói.
Tất cả các quy trình công nghệ có thể tóm tắt qua sơ đồ sồ sau:


7
Tài liệu gốc
Lập Market
Tách mẫu điện tử
Bình bản
Chế bản
In
Thành phẩm

( Nguồn: Phòng kế toán của Công ty Cổ phần Văn hóa và Truyền thông Liên Việt)
Sơ đồ 1.1 Quy trình công nghệ sản xuất sách tại Công ty Cổ phần Văn hóa và
Truyền thông Liên Việt

1.3 Tổ chức bộ máy quản lý hoạt động sản xuất – kinh doanh của Công ty Cổ phần
Văn hóa và Truyền thông Liên Việt
a) Mô hình tổ chức bộ máy quản lý :
Mô hình tổ chức bộ máy quản lý
Cấp quản trị tối cao



8

Cấp quản trị trung gian
Cấp quản trị cơ sơ
Công nhân viên
( Nguồn: Phòng kế toán của Công ty Cổ phần Văn hóa và Truyền thông Liên Việt)
Sơ đồ 1.2 Mô hình tổ chức bộ máy quản lý tại Công ty Cổ phần Văn hóa và
Truyền thông Liên Việt.
Chú thích: Quan hệ quản lý điều hành trực tiếp:


9

b) Sơ đồ bộ máy quản lý
Đại hội đồng cổ đông
Hội đồng quản trị
Tổng Giám đốc
Ban kiểm soát
Phó giám đốc kỹ thuật
Phó giám đốc kinh doanh
Kế toán trưởng
Bộ phận chế tài
Xưởng in
Xưởng hoàn thiện
Phòng kế toán
Phòng hành chính
Phòng kế hoạch
Phòng kỹ thuật
Tổ cơ điện


( Nguồn: Phòng kế toán của Công ty Cổ phần Văn hóa và Truyền thông Liên Việt)
Sơ đồ1.3 Sơ đồ bộ máy quản lý tại Công ty Cổ phần Văn hóa và
Truyền thông Liên Việt.
Chú thích: Quan hệ quản lý điều hành trực tiếp:
c) Chức năng nhiệm vụ của từng phòng ban, bộ phận và mỗi quan hệ giữa các
phòng ban, bộ phận trong Công ty
Hiện nay cơ cấu bộ máy Công ty Cổ phần Căn hóa và Truyền thông Liên Việt bao gồm:
-

Đại hội đồng cổ đông: Đại hội đồng cổ đông là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của
Công ty Cổ phần Văn hóa và Truyền thông Liên Việt. Đại hội cổ đông có quyền và nhiệm
vụ thông qua định hướng phát triển, quyết định các phương án, nhiệm vụ sản xuất kinh
doanh; quyết định sửa đổi, bổ sung vốn điều lệ của Công ty; bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm
thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát; và quyết định tổ chức lại, giải thể Công ty

-

và các quyền, nhiệm vụ khác theo quy định của Điều lệ công ty.
Hội đồng quản trị: Hội đồng quản trị là tổ chức quản lý cao nhất của Công ty Cổ phần
Văn hóa và Truyền thông Liên Việt do Đại hội đồng cổ đông bầu ra gồm 01 (một) Chủ
tịch Hội đồng quản trị 04 (bốn) thành viên. Thành viên Hội đồng quản trị có thể được bầu
lại với số nhiệm kỳ không hạn chế. Hội đồng quản trị nhân danh Công ty quyết định mọi
vấn đề liên quan đến mục đích và quyền lợi của Công ty, trừ những vấn đề thuộc thẩm


10

quyền của Đại hội đồng cổ đông và Hội đồng quản trị có trách nhiệm giám sát hoạt động
của Giám đốc và những cán bộ quản lý khác trong Công ty. Quyền và nghĩa vụ của Hội

đồng quản trị do Pháp luật, Điều lệ Công ty, Đại hội đồng cổ đông và nghị quyết quy
-

định.
Ban kiểm soát: Ban kiểm soát của Công ty Cổ phần Văn hóa và Truyền thông Liên
Việt bao gồm bốn thành viên do Đại hội đồng cổ đông bầu ra. Ban kiểm soát có nhiệm
vụ kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp, tính trung thực và mức độ cẩn trọng trong quản lý, điều
hành hoạt động kinh doanh, trong tổ chức công tác kế toán, thống kê và lập BCTC nhằm
đảm bảo lợi ích hợp pháp của các cổ đông. Ban kiểm soát hoạt động độc lập với Hội đồng

-

quản trị và Ban giám đốc.
Tổng Giám đốc: Là người quản lý và chỉ huy cao nhất tại Công ty, chịu mọi trách nhiệm
trước cấp trên, cơ quan Nhà nước, khách hàng và tập thể cán bộ công nhân viên chức

-

trong Công ty.
Phó giám đốc: là người giúp giám đốc quản lý và điều hành một hoặc một vài lĩnh vực
của công ty theo phân công của giám đốc và chịu trách nhiệm trước giám đốc và pháp

-

luật về nhiệm vụ được giao.
Kế toán trưởng: là người giúp giám đốc về công tác chuyên môn tổ chức thực hiện công
tác kế toán tài chính, thống kê và công tác kiểm toán nội bộ của công ty, có quyền hạn và
nghĩa vụ như quy định hiện hành của Bộ Tài Chính.
Trong Công ty phòng nghiệp vụ thực hiện các chức năng, lập kế hoạch sản xuất,
điều hành sản xuất, đảm bảo kỹ thuật, tổ chức lao động, hành chính, tài vụ kho quỹ, vận

chuyển, tạp vụ. Phòng nghiệp vụ được tách thành các phòng riêng như:

-

Phòng kế hoạch: Có nhiệm vụ lập định mức NVL cho từng loại sản phẩm sản xuất nhằm

-

sử dụng NVL hiệu quả nhất.
Phòng kỹ thuật: Có nhiệm vụ ứng dụng các khoa học kỹ thuật và có phát minh cải tiến
nhằm năng cao năng xuất lao động và kiểm tra những thông số kỹ thuật của sản phẩm in

-

trong quá trình sản xuất
Phòng hành chính: Có nhiệm vụ quản lý hồ sơ của công ty thực hiện công tác văn thư,

-

quản trị bảo vệ hội nghị , tiếp khách
Phòng kế toán tài vụ: Chịu trách nhiệm trước giám đốc về quản lý, theo dõi các nguồn
vốn: Vốn Nhà nước cấp, Vốn tự có, Vốn vay.


11
-

Tiếp đó là khu vực sản xuất nằm dưới sự điều hành trực tiếp của phòng nghiệp vụ, gồm có
các bộ phận riêng biệt: bộ phận chế bản, phân xưởng in, phân xưởng hoàn thiện và tổ cơ
điện.

1.4 Tình hình tài chính và kết quả kinh doanh của Công ty Cổ phần Văn hóa và
Truyền thông Liên Việt
a) Tình hình tài chính trong ba năm gần đây ( giai đoạn 2012-2014 )
Năm 2013, 2014 được nhận định là năm khó khăn chung của kinh tế Việt Nam và thế
giới. Nhưng kết quả kinh doanh của công ty Cổ phần Văn hóa và Truyền thông Liên Việt
vẫn được duy trì ở mức tăng trưởng khá cao so với năm trước. So với năm 2012, tổng tài
sản của Công ty trong năm 2013 tăng 9%, trong đó TSCĐ tăng gấp 1.65 lần, các khoản nợ
phải trả giảm mạnh, đặc biệt nợ dài hạn giảm mạnh nhất (67%). Sang năm 2014, tổng tài
sản của Công ty tăng 23%, nguồn vốn chủ sở hữu tăng đạt 11%, nợ phải trả tăng lên 46%
(bảng 1.1- Phụ lục 1) Doanh thu và lợi nhuận năm 2013 đạt 115,2 tỷ đồng và 10,5 tỷ
đồng, tương ứng tăng 54,7% và 45,9% so với năm 2012. Kết quả hoạt động sản xuất kinh
doanh của công ty cũng tăng rõ rệt, thể hiện doanh thu năm 2014 so với năm 2013 tăng
36% và lợi nhuận sau thuế tăng đến 61% (bảng 1.2 – Phụ lục 2)
Các chỉ tiêu đánh giá tình hình tài chính (bảng 1.3 – Phụ lục 3) cũng cho thấy tình
hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty cũng rất khả quan. Chỉ tiêu nợ phải trả
trên tổng tài sản vào khoảng 56% vào năm 2012 và 32% vào năm 2013, khoảng 39%
trong năm 2014. Điều này chứng tỏ mức độ sử dụng nợ để tài trợ cho tài sản của Công ty
tương đối tốt, giúp cho Công ty chủ động về tài chính và đảm bảo khả năng chi trả . Công
ty đã tận dụng được các khoản vay bên ngoài để tài trợ cho tài sản của mình nhằm tăng
thu nhập. Các chỉ tiêu sinh lời APPprint sau khi sụt giảm trong năm 2012 đã phục hồi và
tăng trở lại vào năm 2014 đạt mức (ROA 44% và ROE 50%).
b) Phương hướng hoạt động trong thời gian tới

 Đánh giá và nhận định tình hình năm 2015
- Các dự báo đều nhận định tình hình kinh tế thế giới năm 2015 sẽ khả quản hơn năm 2014
-

tuy nhiên vẫn còn gặp nhiều khó khăn
Về nhiều mặt, tình hình kinh tế Việt Nam có nhiều dấu hiệu sáng sủa; CPI giảm do ảnh
hưởng giá dầu và giá hàng hóa thế giới giảm; lạm phát lõi khá ổn định; sản xuất trong



12

nước tiếp tục phụ hồi tốt; tiêu dùng tăng mạnh trở lại, cao hơn nhiều so với mức tăng
cùng kỳ các năm trước kể từ năm 2011 và mức tăng bình quân tháng Niềm tin tiêu dùng
và kinh doanh tiếp tục được duy trì và củng cố vững chắc; thị trường tiền tệ, ngân hàng ổn
định; bên cạnh đó các chỉ số vĩ mô như sản xuất phục hồi tích cực, lạm phát thấp, lãi xuất
đồng USD tiếp tục duy trì ở mức thấp kỷ lục, niểm tin kinh doanh và tiêu dùng được phục
hồi là dấu hiệu cho thấy nền kinh tế đang có những chuyển biến tích cực, đặc biệt là hai
mục tiêu: ổn định kinh tế vĩ mô và phục hồi đà tăng trưởng
 Đánh giá tiềm năng và nguồn lực của công ty
- Đội ngũ cán bộ quản lý công ty và các đơn vị trực thuộc đa phần có kinh nhiệm, gắn bó
lâu dài và có tâm huyết với công ty. Lực lượng cán bộ trẻ có trình độ, có năng lực cần
phải năng động hơn để thích ứng với sự phát triển của công ty và sự cạnh tranh ngày càng
-

gay gắt của cơ chế thị trường và xu thế toàn cầu hóa hiện này.
Cơ sở vật chất nhỏ lẻ, khó đầu tư và phát triển kinh doanh; đầu tư chưa đúng mức; có một
số tài sản phải thuê hàng năm của Nhà nước, pháp lý không vững chắc, giá thuê không ổn








định ảnh hưởng đến định hướng, chiến lược kinh doanh của công ty
Mục tiêu, phương hướng hoạt động kinh doanh năm 2015:

Thực hiện chỉ tiêu kế hoạch năm 2015:
Tổng doanh thu : 30 tỷ
Lợi nhuận trước thuế: 2.5 tỷ
Cổ tức tối thiểu: 5%
Về hoạt động kinh doanh:
Phấn đấu hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh do Đại hội đồng cổ đông đặt ra
Theo sát sự biến động của thị trường; kịp thời có các giải pháp, phương án kinh doanh
phù hợp để giảm thiểu rủi ro và mang lại hiệu quả kịp thời. Tăng cường công tác tiếp thị,

chủ động tìm kiếm các cơ hội kinh doanh mới.
• Sử dụng hiệu quả tài sản cố định đã được giao, tài sản đi thuê và tài sản tạm sử dụng tại


công ty.
Triệt để thực hành tiết kiệm, chống lãng phí ở tất cả các bộ phận, đơn vị trên tất cả các

lĩnh vực hoạt động của công ty
• Củng cố các tiêu chí văn hóa doanh nghiệp
• Trước tiên rà soát lại cơ cấu khách hàng, phân loại khách hàng và tập trung phục vụ các
khách hàng VIP và các khách hàng trung thành trước, sau đó mới tiếp tục mở rộng sang
khách hàng mới.


13


Thực hiện các biện pháp khả thi nhất nhằm đưa tỉ lệ an toàn tài chính đạt trên mục tiêu

quy định .
• Tiếp tục đề xuất các phương án kinh doanh mới, đầu sách mới, sản phẩm mới nhằm cải

tiến dịch vụ và chất lượng sản phẩm .
• Tiếp tục là phát triển phục vụ khách hàng online.
• Nghiên cứu, theo dõi hoạt động của các công ty khác để đưa ra chiến lược cạnh tranh phù
hợp, nhất là chiến dịch khuyến mãi thu hút khách hàng.
• Phục hồi cơ chế hoa hồng theo doanh số cho bộ phận môi giới.
- Về tổ chức nhân sự, lao động tiền lương:
• Tiếp tục hoàn thiện bộ máy tổ chức, các phòng ban, thu hút nhân tài, nâng cao trình độ
cho cán bộ quản lý. Đánh giá, sắp xếp, bố trí và tăng cường nhân lực cho công ty theo


nguyên tắc tinh thông nghiệp vụ, đúng người, đúng việc
Tập trung xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực. Xây dựng kế hoạch và chế độ
đào tạo sâu trong toàn công ty và từng bộ phận. Đặc biệt chú trọng công tác bồi dưỡng và
đào tạo đội ngũ cán bộ trẻ có năng lực chuẩn bị lực lượng kế thừa theo định hướng chiến
lược phát triển chung toàn công ty. Đồng thời phát động phong trào khuyến khích, động

viên ý thức tự đào tạo trong mỗi cán bộ nhân viên.
• Xây dựng chính sách nhân sự hợp lý, năng động và chế độ đãi ngộ hấp dẫn để thu hút và
giữ chân người tài cùng tập thể thực hiện và hoàn thành nhiệm vụ chiến lược chung của
công ty.
• Thực hiện chính sách về lương, thưởng khuyến khích tăng năng xuất, trách nhiệm của
nhân viên, thú hút nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu phát triển.
- Về tài chính:
• Tăng cường công tác quản trị tài chính, kiểm soát chặt chẽ việc cân đối nguồn vốn, đảm
bảo tình hình tài chính ổn định, lành mạnh và tái cơ cấu vốn, đồng thời vốn hóa tài sản
hợp lý.
• Tổ chức phân tích, đánh giá, kiểm soát của khoản chi phí nhằm tiết kiệm chi phí, nghiên
cứu các loại hình kinh doanh tài chính để tiến hành thực hiện, góp phần nâng cao hiệu quả



sử dụng vốn
Tiếp tục mở rộng mối quan hệ với các tổ chức tín dụng, ngân hàng; nghiên cứu khai thác
các kênh tạo nguồn vốn nhầm gia tăng tiềm lực về tài chính của công ty đáp ứng nhu cầu
vốn dài hạn cho dự án đầu tư.


14
-

Về chố độ chính sách: Đẩy mạnh công tác chăm lo đời sống cán bộ nhân viên và chế độ
đãi ngộ người tài, bằng chương trình cụ thể đa dạng, đảm bảo công bằng, hợp lý và tăng
nhiệt huyết phấn đấu trong toàn thể công ty.
CHƯƠNG 2: TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ TẠI CÔNG TY CỔ
PHẦN VĂN HÓA VÀ TRUYỀN THÔNG LIÊN VIỆT
2.1 Tổ chức môi trường kiểm soát
2.1.1 Tư duy quản lý, phong cách điều hành của nhà quản lý công ty
Nhà quản lý của Liên Việt Book vận dụng 3 phong cách quản lý đó là: Phong cách
uy quyền, Phong cách dân chủ, Phong cách lãnh đạo tự do.
Tùy thuộc vào những nhân tố cấu thành như người lãnh đạo, các nhân viên, và hoàn
cảnh cụ thể công ty áp dụng như sau, ví dụ như:

-

Áp dụng Phong cách Quyền uy với một nhân viên mới, người đang bắt đầu học việc.
Lúc này, nhà lãnh đạo trở thành một người hướng dẫn có năng lực và tâm huyết. Từ
đó, nhân viên mới được tạo động lực để học hỏi thêm kỹ năng. Đây sẽ là môi trường

-

mới mẻ để các nhân viên phát triển.

Phong cách Dân chủ nên được áp dụng với một đội nhóm có các thành viên đã nắm rõ
công việc. Người lãnh đạo là người hiểu rõ vấn đề tuy nhiên chưa nắm bắt được mọi
thông tin để xử lý vấn đề đó. Các nhân viên đều tự biết việc của mình và muốn là một

-

phần của đội nhóm.
Phong cách Lãnh đạo Tự do được áp dụng trong tình huống một người sếp sở hữu
những nhân viên có chuyên môn tốt hơn mình. Bạn không thể làm mọi việc và bản thân
mỗi nhân viên cần có toàn quyền quyết định với công việc của họ! Thêm vào đó, điều này

-

còn cho phép bạn nâng cao năng suất làm việc của mình.
Sử dụng cả ba phong cách: Thông báo cho nhân viên rằng quy trình làm việc gặp trục
trặc và yêu cầu cấp thiết bây giờ là phải xây dựng một quy trình làm việc mới (Quyền uy).
Tham khảo ý kiến của nhân viên để xây dựng một quy trình làm việc mới (Dân chủ). Tin
tưởng giao phó công việc cho nhân viên để từng bước tiến hành quy trình làm việc mới
(Tự do).
2.1.2 Tính trung thực và giá trị đạo đức do công ty xây dựng


15
-

Sự tin tưởng: đây là tài sản có giá trị nhất của chúng ta, là nền tảng của thương hiệu và
danh tiếng của chúng ta. Khách hàng dựa trên tính trung thực của chúng ta và sự tin tưởng

-


này cần được nuôi dưỡng và giữ gìn hằng ngày.Vì nó có thể bị hủy hoại trong phút chốc.
Sự chân thật và tính trung thực: trong tất cả mọi thứ mà chúng ta làm, chúng ta cần
trung thực với chính bản thân mình, khách hàng và đồng nghiệp của chúng ta. Không có

-

tình huống nào có thể biện minh cho những lời dối trá, lừa dối hoặc thiếu trung thực.
Trách nhiệm: mỗi hành động và thiếu sót của chúng ta sẽ tạo ra những hậu quả. Chúng ta
chấp nhận hậu quả do sự lựa chọn của chúng ta và không đổ lỗi cho những người khác vì

-

những hành động của chúng ta.
Những nguyên tắc: chúng ta tin vào những hành động đạo đức, sự công bằng và thái độ
tôn trọng người khác. Những quyết định của chúng ta sẽ được dẫn dắt bởi việc tôn trọng
các nguyên tắc và tiêu chuẩn của những hành vi chuẩn mực, không phải bởi sự lựa chọn
tùy ý hoặc sở thích cá nhân.
2.1.3 Cơ cấu tổ chức tại công ty:
a) Hội đồng quản trị:

-

Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc: 01 người
Các thành viên Hội đồng quản trị: 04 người
b) Ban kiểm soát: 07 người
c) Ban điều hành: 04 người

-

Tổng giám đốc là người đại diện theo pháp luật của công ty

Phó Tổng giám đốc: 02 người
Kế toán trưởng: 01 người
d) Các phòng nghiệp vụ tham mưu giúp việc:

-

Phòng Kế toán - Thống kê
Phòng Sản xuất – Kinh doanh
Phòng Tài chính - Hành chính
Xưởng In ấn
e) Các đơn vị trực thuộc:

-

Hiệu sách
Đại lý
Văn phòng phẩm
2.1.4 Chính sách nhân sự công ty áp dụng:

-

Con người là tài sản quí giá nhất của một tổ chức. Tại Liên Việt Book chúng tôi trân trọng
sự đóng góp của tất cả mọi người vào thành công chung, bất kể người đó là ai, ở vị trí


16

nào. Chính vì thế, chúng tôi mang đến cho tất cả thành viên Liên Việt Book một môi
trường làm việc năng động và công bằng, là nơi mà mỗi một nhân viên đều có cơ hội
được làm việc, rèn luyện để hướng đến sự thành công trong nghề nghiệp đồng thời hoàn

thiện về nhân cách. Tất cả sự thành công, dù là nhỏ nhất đều được ghi nhận và tương
-

thưởng xứng đáng.
Công ty Cổ phần Văn hóa và Truyền thông Liên Việt với chính sách tuyển dụng không
ngừng cải thiện nhằm thu hẹp khoảng cách giữa nhà tuyển dụng và ứng viên. Hy vọng
chúng tôi sẽ đem đến cho bạn những cơ hội tuyệt vời để phát triển nghề nghiệp và thực
hiện hoài bão của mình
2.1.5 Công tác kế hoạch:

-

Đóng vai trò quan trọng trong việc định hướng phát triển lâu dài và rõ ràng của công ty.
Kế hoạch tiêu thụ của Công ty do phòng sản xuất kinh doanh lập ra hàng năm.
Cuối năm, phòng sản xuất kinh doanh, bộ phận kế toán đối chiếu số liệu kế hoạch và số
liệu thực tế.
2.1.6 Các yếu tố bên ngoài:

-

Ngoài các nhân tố trên, môi trường kiểm soát còn chịu sự tác động của các yếu tố bên
ngoài như pháp luật, sự kiểm soát của cơ quan quản lý Nhà nước, các điều kiện kinh
tế xã hội như thị trường, cạnh tranh, khủng hoảng, tiến bộ kỹ thuật, ... Các nhân tố này
tác động lên thái độ của nhà quản lý trong việc thiết kế và vận hành hệ thống kiểm soát

-

nội bộ.
Tóm lại, môi trường kiểm soát là nền tảng cơ bản của hệ thống kiểm soát nội bộ. Các thủ
tục kiểm soát sẽ không đạt được mục tiêu hay chỉ là hình thức trong một môi trường kiểm

soát yếu kém, hoặc ngược lại, một môi trường kiểm soát tốt sẽ hạn chế được phần nào sự
thiếu sót của các thủ tục kiểm soát.
2.2 Tổ chức hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ tại Công ty Cổ phần Văn
hóa và Truyền thông Liên Việt.
2.2.1 Tổ chức công tác kế toán tại Công ty
2.2.1.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán:
a) Hình thức kế toán: Chứng từ ghi sổ
b) Tổ chức bộ máy kế toán: Theo mô hình tập trung


17
Kế toán trưởng (Trưởng phòng KT-TK)
Phó phòng kế toán kiêm kế toán tổng hợp
Kế toán thanh toán
Kế toán công nợ
Kế toán thuế
Kế toán tài sản cố định
Thủ quỹ

( Nguồn: Phòng kế toán của Công ty Cổ phần Văn hóa và Truyền thông Liên Việt)
Sơ đồ 2.1 Tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty Cổ phần Văn hóa và
Truyền thông Liên Việt.
Chú thích: Quan hệ quản lý, điều hành trực tiếp:
c) Chức năng và nhiệm vụ của các thành viên:
Kế toán trưởng:
-

Chịu trách nhiệm trực tiếp trước Giám đốc Công ty về các công việc thuộc phạm vi trách

-


nhiệm và quyền hạn của mình.
Thực hiện các quy định của pháp luật về kế toán, tài chính trong đơn vị
Tổ chức điều hành bộ máy kế toán theo quy định của Luật Kế toán và phù hợp với hoạt

-

động của Công ty
Lập Báo cáo tài chính.
Kế toán tổng hợp:


18
-

Tập hợp các số liệu từ kế toán chi tiết tiến hành hạch toán tổng hợp, lập các báo biểu kế

-

toán, thống kê, tổng hợp theo qui định của Nhà nước và Công ty.
Kiểm tra nội dung, số liệu, định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh hằng ngày, để phát

-

hiện và điều chỉnh kịp thời các sai sót, đảm bảo số liệu chính xác, kịp thời.
Lập, in các báo cáo tổng hợp, báo cáo chi tiết các tài khoản, bảng cân đối tài khoản, báo

-

cáo cân đối tiền hàng theo đúng qui định.

Cung cấp các số liệu kế toán, thống kê cho Kế toán trưởng và Ban giám đốc.
Kế toán thanh toán:

-

Phối hợp với bộ phận kế toán có liên quan, kiểm tra tính đầy đủ, hợp pháp các hóa đơn

-

chứng từ đầu vào, đầu ra đảm bảo phù hợp theo qui định của Nhà nước.
Hạch toán các bút toán liên quan đến thu, chi tiền mặt, tiền gửi. Phản ánh kịp thời các
khoản thu, chi vốn bằng tiền. Thực hiện việc kiểm tra, đối chiếu số liệu thường xuyên với

-

thủ quỹ
Thực hiện việc giao dịch với ngân hàng: rút tiền, chuyển tiền, đối chiếu chứng từ, sổ phụ
ngân hàng.Thực hiện việc nộp thuế
Kế toán công nợ:

-

Hàng ngày căn cứ vào Phiếu nhập kho, Phiếu xuất kho, Hóa đơn GTGT, Phiếu thu chi,
Giấy báo nợ, Giấy báo có…Kế toán công nợ tiến hành nhập dữ liệu, định khoản các

-

nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
Theo dõi tình hình phải thu và phải trả. Theo dõi chi tiết các khoản chiết khấu , các khoản


-

giảm giá hàng bán và hàng bán bị trả lại.
Phối hợp với các bộ phận khác trong việc thực hiện công việc của mình. Bên cạnh đó để
đảm bảo được số liệu chính xác.
Kế toán thuế:

-

Trực tiếp làm việc cơ quan thuế khi có phát sinh .
Kiểm tra đối chiếu hóa đơn GTGT với bảng kê thuế đầu vào , đầu ra.
Hằng tháng lập báo cáo tổng hợp thuế GTGT đầu vào và đầu ra của toàn doanh nghiệp.
Lập kế hoạch thuế GTGT, thu nhập doanh nghiệp để nộp Ngân sách nhà nước. Cập nhật

-

kịp thời các thông tin về Luật thuế để Công ty kịp thời áp dụng.
Kế toán tài sản cố định:
Phản ánh tổng hợp số liệu một cách đầy đủ, kịp thời về số lượng, hiện trạng và giá trị tài
sản cố định hiện có, tình hình tăng, giảm và di chuyển tài sản cố định, kiểm tra việc bảo
quản, bảo dưỡng và sử dụng tài sản cố định.


19
-

Tính toán và phân bổ chính xác mức khấu hao tài sản cố định vào chi phí sản xuất kinh

-


doanh theo mức độ hao mòn của tài sản cố định và chế độ qui định.
Tham gia lập dự toán sửa chữa lớn tài sản cố định, giám sát việc sửa chữa tài sản cố định.
Thủ quỹ:

-

Giữ quỹ tiền mặt và hoàn toàn chịu trách nhiệm về những mất mát xảy ra và phải bồi
thường những mất mát này. Ghi chép đầy đủ, kịp thời và chính xác các khoản thu chi từ

-

quỹ tiền mặt vào sổ quỹ tiền mặt.
Thực hiện các giao dịch đơn giản với ngân hàng như: rút tiền về quỹ, nộp tiền mặt vào tài

-

khoản ngân hàng, lấy sổ phụ, nộp thuế vào ngân sách nhà nước….
Chi tiền khi có đầy đủ các chứng từ, văn bản kèm theo và có phê duyệt của giám đốc,

-

người được uỷ quyền và kế toán trưởng.
Thực hiện kiểm quỹ hàng ngày và đảm bảo số dư tiền mặt tại quỹ khớp với số dư trên sổ
quỹ
2.2.1.2 Sự vận dụng chế độ kế toán, hệ thống tài khoản, chứng từ, sổ sách, báo cáo
kế toán
Công ty áp dụng chế độ kế toán từ khi bắt đầu thành lập cho đến ngày 31/12/2014 là
áp dụng theo Quyết định 15/2006/QĐ-BTC của Bộ tài chính ban hành. Bắt đầu từ ngày
1/1/2015 công ty áp dụng theo Thông tư 200/2014/TT-BTC của Bộ tài chính thay thế cho
15/2006/QĐ-BTC.


-

Kỳ kế toán năm: Bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc ngày 31/12
Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán: Đồng Việt Nam. (VNĐ)
Chế độ kế toán áp dụng: Chế độ kế toán doanh nghiệp Việt Nam
Hình thức kế toán áp dụng: Kế toán máy
Hình thức sổ sách kế toán áp dụng: Nhật ký chứng từ
Phương pháp khấu hao tài sản cố định: Tài sản cố định của công ty bao gồm tài sản cố
định hữu hình và vô hình. Tài sản cố định được tính theo nguyên giá và khấu hao lũy kế.

-

Khấu hao tài sản cố định được tính theo phương pháp đường thẳng.
Phương pháp áp dụng thuế: Phương pháp khấu trừ.
Nguyên tắc ghi nhận các khoản tiền và tương đương tiền: Trong các nghiệp vụ phát sinh
bằng ngoại tệ được chuyển sang VNĐ thực tế tại ngày phát sinh theo tỷ giá thông báo của
Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam.


20
-

Nguyên tắc ghi nhận hàng tồn kho: Hàng tồn kho được tính theo giá gốc; giá hàng xuất
kho và hàng tồn kho được tính theo phương pháp tính giá bình quân gia quyền tháng;

hàng tồn kho được hạch toán theo phương pháp kê khai thường xuyên
- Nguyên tắc tính thuế :
• Thuế GTGT hàng xuất khẩu: 0%
• Thuế GTGT hàng nội địa: 10%

• Thuế xuất thuế Thu nhập doanh nghiệp theo tỷ lệ quy định của Nhà nước tính trên thu
nhập chịu thuế
• Dịch vụ đào tạo: Không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT
• Các loại thuế khác theo quy định hiện hành.
Một số thay đổi sau khi công ty áp dụng chế độ kế toán mới Thông tư 200/2014/TTBTC của Bộ tài chính
Từ đó: Hệ thống tài khoản của công ty cũng thay đổi cho phù hợp:








Các loại tài sản không phân biệt ngắn hạn và dài hạn
Bỏ các tài khoản 129, 139, 142, 144, 159, ... và các tài khoản ngoại bảng.
Thêm các tài khoản:
Tài khoản 353 Quỹ khen thưởng phúc lợi
Tài khoản 417 Quỹ hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp
Thay đổi các tài khoản sau:
Tài khoản 222 Đầu tư và công ty liên doanh liên kết
Tài khoản 242 Chi phí trả trước
Tài khoản 411 Vốn đầu tư của chủ sở hữu
Tài khoản 421 Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối
Tài khoản 521 Các khoản giảm trừ doanh thu
2.2.2 Tổ chức hệ thống kiểm soát nội bộ tại công ty
2.2.2.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy kiểm soát tại công ty:
a) Sơ đồ tổ chức bộ máy:
Đại hội đồng cổ đông
Hội đồng quản trị

Tổng giám đốc
Phó giám đốc
Phó giám đốc kỹ thuật
Kế toán trưởng
Ban kiểm soát


21

( Nguồn: Phòng kế toán của Công ty Cổ phần Văn hóa và Truyền thông Liên Việt)
Sơ đồ 2.2: Tổ chức bộ máy máy kiểm soát tại Công ty Cổ phần Văn hóa và
Truyền thông Liên Việt
Chú thích: Quan hệ quản lý, điều hành trực tiếp:


22

b) Chức năng nhiệm vụ của các thành viên:
-

Đại hội đồng cổ đông: Là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của Công ty. Đại hội cổ đông
có quyền và nhiệm vụ thông qua định hướng phát triển, quyết định các phương án, nhiệm
vụ sản xuất kinh doanh; quyết định sửa đổi, bổ sung vốn điều lệ của Công ty; bầu, miễn
nhiệm, bãi nhiệm thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát; và quyết định tổ chức lại,

-

giải thể Công ty và các quyền, nhiệm vụ khác theo quy định của Điều lệ Công ty.
Hội đồng quản trị: Là tổ chức quản lý cao nhất của Công ty do Đại hội đồng cổ đông
bầu ra gồm một Chủ tịch Hội đồng quản trị và bốn thành viên. Hội đồng quản trị nhân

danh Công ty quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích và quyền lợi của Công ty, trừ
những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông và Hội đồng quản trị có trách
nhiệm giám sát hoạt động của Tổng giám đốc và những cán bộ quản lý khác trong Công
ty. Quyền và nghĩa vụ của Hội đồng quản trị do Pháp luật, Điều lệ Công ty, Đại hội

-

đồng cổ đông và nghị quyết quy định.
Ban kiểm soát: Bao gồm bốn thành viên do Đại hội đồng cổ đông bầu ra. Ban kiểm soát
có nhiệm vụ kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp, tính trung thực và mức độ cẩn trọng trong
quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh, trong tổ chức công tác kế toán, thống kê và lập
BCTC nhằm đảm bảo lợi ích hợp pháp của các cổ đông. Ban kiểm soát hoạt động độc lập

-

với Hội đồng quản trị và Ban giám đốc.
Tổng giám đốc: Là người quản lý và chỉ huy cao nhất tại Công ty, chịu mọi trách nhiệm

-

trước cấp trên, cơ quan Nhà nước, khách hàng và tập thể nhân viên trong công ty.
Phó giám đốc: Là người giúp Tổng giám đốc quản lý và điều hành một hoặc một vài lĩnh
vực của Công ty theo phân công của Tổng giám đốc và chịu trách nhiệm trước Tổng giám

-

đốc và pháp luật về nhiệm vụ được giao.
Kế toán trưởng: Là người giúp Tổng giám đốc về công tác chuyên môn tổ chức thực
hiện công tác kế toán tài chính, thống kê và công tác kiểm toán nội bộ của Công ty, có
quyền hạn và nghĩa vụ như quy định hiện hành của Bộ Tài Chính.



23

2.2.2.2 Nội dung kiểm soát quản lý
a) Kiểm soát tính kinh tế:
-

Là tổng thể những hoạt động của Công ty nhằm kịp thời phát hiện và xử lý những sai sót,
những khó khăn, vướng mắc cũng như những cơ hội phát triển kinh tế nhằm đảo bảo cho

-

hoạt động kinh tế của Công ty hoạt động đúng định hướng và có hiệu quả.
Nhiệm vụ của kiểm soát kinh tế là đánh giá chính xác kết quả hoạt động của Công ty để
có những can thiệp hợp lý. Bởi vậy kiểm soát thực chất là một hệ thống phản hồi và dự

-

báo.
Hệ thống kiểm soát phản hồi chủ yếu kiểm soát những kết quả đầu ra để phát hiện sai lệch

-

so với chuẩn mực được xác định của Nhà nước để điều chỉnh.
Hệ thống kiểm soát dự báo chủ yếu kiểm soát các yếu tố đầu vào để lường trước kết quả

đầu ra từ đó có những can thiệp trước khi hoạt động.
- Chức năng của kiểm soát kinh tế:
• Kiểm soát sự phát triển theo định hướng kế hoạch đã đặt ra

• Kiểm soát việc sử dụng nguồn lực của Công ty
• Kiểm soát việc thực hiện chủ trương, chính sách, phát luật của Nhà nước
- Hình thức của kiểm soát kinh tế bao gồm giám sát, kiểm tra, thanh tra
b) Kiểm soát chất lượng và công nghệ: Công ty kiểm soát chất lượng bằng phương
pháp thống kê.
-

Sản phẩm có một số tham số mà người tiêu dùng gọi là chất lượng, các tham số này

được coi là đặc tính của chất lượng. Đặc tính của chất lượng có thể ở các loại sau:
• Vật lý: Chiều dài, trọng lượng,...
• Cảm giác: Màu sắc, hình dáng, mùi thơm, ...
• Thời gian: như độ bền, độ tin cậy, ...
- Kiểm soát chất lượng nhằm đảm bảo các đặc tính chất lượng của sản phẩm ở mức mong
muốn. Các đặc tính chất lượng của sản phẩm thường rất khó giữ đồng nhất ở vị trí mong
muốn theo yêu cầu của khách hàng do nguyên vật liệu, máy móc, con người. Khi đặc tính
-

chất lượng biến thiên không đủ lớn, khách hàng có cảm nhận chất lượng không đạt.
Phương pháp thống kê đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát chất lượng. Khi ứng
dụng dữ liệu chất lượng được phân làm hai loại là dữ liệu biến số và dữ liệu thuộc tính.
Dữ liệu biến số thường ở dạng các số do liên tục, dữ liệu thuộc tính thường ở dạng rời rạc

-

như số đếm.
Các đặc tính chất lượng được đánh giá qua các thông số kỹ thuật là giá trị mong muốn của
đặc tính chất lượng hay còn gọi là giá trị mục tiêu.



24


Kiểm soát chất lượng bằng thống kê bao gồm 3 phương pháp:
Lấy mẫu kiểm định: Chọn ngẫu nhiên một số mẫu sản phẩm từ lô hàng, sau đó mẫu được
kiểm tra và quyết định hủy bỏ hay chấp nhận lô sản phẩm. Phương pháp này thường được

dùng lúc đưa nguyên vật liệu đầu vào và thành phẩm đầu ra.
• Kiểm soát quá trình bằng thống kế nhằm đo lường, giám sát, điều chỉnh quá trình, giữ các
đặc tính chất lượng trong giới hạn cho phép. Một công cụ quan trọng trong kiểm soát quá
trình bằng thống kê đó là biểu đồ kiểm soát.
• Thiết kế thực nhiệm: Nhằm phát hiện của biến quan trọng ảnh hưởng đến đặc tính chất
lượng quá trình. Xác định ảnh hưởng lên các đặc tính chất lượng ở đầu ra, từ đó xác định
mức đầu vào nhằm tối ưu quá trình.
2.2.2.3 Nội dung kiểm soát kế toán:
Hệ thống thông tin chủ yếu là hệ thống kế toán tại Công ty bao gồm hệ thống chứng
từ kế toán, hệ thống sổ kế toán, hệ thống tài khoản kế toán và hệ thống bảng tổng hợp, cân
đối kế toán. Trong đó quá trình lập và luân chuyển chứng từ đóng vai trò quan trọng trong
công tác kiểm soát nội bộ của Công ty. Một hệ thống kế toán hữu hiệu phải đảm bảo các
mục tiêu kiểm soát chi tiết:
-

Tính có thật: Chỉ được phép ghi nhận những nghiệp vụ có thật, không được ghi nhận giả

-

vào sổ sách tại Công ty.
Sự phê chuẩn: Đảm bảo mọi nghiệp vụ xảy ra phải được phê chuẩn hợp lý.
Tính đầy đủ: Đảo bảo việc phản ánh trọn vẹn các nghiệp vụ kinh tế phát sinh
Sự đánh giá: Bảo đảm không để xảy ra sai phạm trong tính toán, trong việc áp dụng chính


-

sách kế toán.
Sự phân loại: Bảo đảm các nghiệp vụ được ghi chép đúng theo sơ đồ tài khoản và ghi

-

nhận đúng đắn ở các loại sổ kế toán.
Tính đúng kỳ: việc ghi nhận doanh thu, chi phí đúng kỳ.
Chuyển sổ và tổng hợp chính xác: số liệu kế toán được ghi chép vào sổ phụ phải được
tổng cộng và chuyển sổ đúng đắn, tổng hợp chính xác trên Báo cáo tài chính của Công ty.
Tính kiểm soát của Hệ thống kế toán được thực hiện qua 3 giai đoạn: Lập chứng từ,
hệ thống sổ sách kế toán và lập Báo cáo tài chính.

-

Lập chứng từ: Đây là giai đoạn đầu tiên và rất quan trọng vì số liệu kế toán chỉ chính xác
nếu việc lập chứng từ nghiêm túc, nghĩa là lập chứng từ đầy đủ, hợp lệ, hợp pháp và phản
ánh trung thực mọi nghiệp vụ kinh tế phát sinh.


25
-

Sổ sách kế toán: Là giai đoạn chính trong tiến trình xử lý số liệu kế toán, bằng việc ghi
chép, phân tích, tính toán, tổng hợp... để chuẩn bị cung cấp thông tin tổng hợp trên báo
cáo. Trong kiểm soát nội bộ sổ sách có một vai trò quan trọng. Ví dụ như các sổ chi tiết về
vật tư, hàng hóa, công nợ sẽ giúp bảo vệ tài sản, giúp Nhà quản lý thu thập được các


-

thông tin tài chính tin cậy để điều hành các hoạt động tác nghiệp.
Báo cáo tài chính: Là giai đoạn cuối cùng của quá trình xử lý thông tin nhằm tổng hợp các
số liệu trên sổ sách thành những chỉ tiêu trên Báo cáo tài chính. Các thông tin trên Báo
cáo tài chính phải trình bày trung thực tình hình tài chính và kết quả hoạt động kinh doanh
của Công ty và phải được trình bày theo đúng chuẩn mực kế toán hiện hành.
2.3 Các thủ tục kiểm soát nội bộ tại Công ty Cổ phần Văn hóa và Truyền thông Liên Việt
2.3.1 Thủ tục kiểm soát nội bộ chu trình mua hàng, tồn trữ và trả tiền
a) Kiểm soát chu trình mua hàng: Kiểm soát quá trình đặt hàng và chọn nhà cung cấp

 Yêu cầu mua hàng: Một bộ phận độc lập được giao cho nhiệm vụ mua hàng. Chu trình
-

mua hàng xuất phát từ đề nghị mua hàng của các bộ phận có nhu cầu
Các thủ tục đối với đề nghị mua hàng: Tất cả các nghiệp vụ mua hàng đều phải có giấy đề
nghị mua hàng; giấy đề nghị mua hàng phải có đẩy đủ thông tin và được lập thành hai liên
có chữ ký phê duyệt của giám đốc hoặc kế toán trưởng (một liên lưu lại bộ phận yêu cầu
mua hàng, một liên chuyên cho bộ phận mua hàng làm căn cứ đặt hàng); thường xuyên
theo dõi tiến độ thực hiện đối với giấy đề nghị mua hàng đã phát hành để đảm bảo hàng

đề nghị được mua được xử lý kịp thời
 Phê duyệt việc mua hàng: Giao trách nhiệm cho các bộ phận liên quan xem xét thường
xuyên nhu cầu về hàng tồn kho và ước tính hợp lý thời gian cần thiết để xử lý nghiệp vụ
mua hàng; mở sổ theo dõi mặt hàng nào đã được đặt và mặt hàng nào cần đặt thêm; lưu
bản sao các các mặt hàng đang đặt hàng theo địa điểm tồn trữ để kiểm tra mức tồn kho
 Lựa chọn nhà cung cấp: Để đảm bảo công ty có thể tiếp cần được những nguồn cung
-

cấp có chất lượng với giá thành hợp lý

Các thủ tục kiểm soát khi lựa chọn nhà cung cấp: Đề nghị các nhà cung cấp báo giá ngay
khi có nhu cầu mua hàng, yêu cầu bảng báo giá phải chi tiết rõ ràng đầy đủ thông tin; mọi
thông tin (giá cả, chất lượng, quy cách, điều kiện thanh toán, điều kiện giao hàng, mức
chiết khấu...) trong bảng báo giá được lưu lại và tổng hợp để báo cáo cho giám đốc và kế
toán trưởng; việc phê duyệt lựa chọn nhà cung cấp có thể do nhà quản lý cấp cao trực tiếp


×