Tải bản đầy đủ (.doc) (64 trang)

Giải pháp tăng cường công tác kiểm tra, giám sát hàng nhập khẩu chuyển cửa khẩu tại cục hải quan thành phố Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (292.17 KB, 64 trang )

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu,
kết quả nêu trong luận văn tốt nghiệp này là trung thực xuất phát từ tình hình
thực tế của đơn vị thực tập.
Sinh viên

Nguyễn Minh Hòa

i


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

1. WTO:

Tổ chức thương mại thế giới.

2. GATT:

General Agreement of Tarriff and Trade.

3. AFTA:

Asean Free Trade Area.

4. XNK:

Xuất nhập khẩu.

5. HTMĐKTHQ:



Hình thức mức độ kiểm tra Hải quan.

6. XNC:

Xuất nhập cảnh.

ii


DANH MỤC BẢNG
BẢNG:
Bảng2.1: Bảng so sánh kết quả thu thuế XNK và kim ngạch XNK...............35
qua 3 năm 2012, 2013, 2014..........................................................................35
Bảng2 2: Bảng tổng hợp số liệu về hàng hoá nhập khẩu chuyển cửa khẩu....37

iii


MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU...................................................................................................1
1.1. Hàng nhập khẩu chuyển cửa khẩu..........................................................4
1.1.1.Khái niệm hàng nhập khẩu chuyển cửa khẩu.....................................4

iv


LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài nghiên cứu:
Trong những năm qua, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế thị

trường, sự hội nhập kinh tế quốc tế nhanh chóng của Việt Nam, nền kinh tế
Việt Nam đã, đang và sẽ đối diện với những thách thức vô cùng lớn lao để có
thể hòa nhập cũng như vươn lên trong nền kinh tế thế giới đang trở nên ngày
càng khắc nghiệt như hiện nay.
Tham gia hội nhập, giao lưu thương mại quốc tế khiến hoạt động xuất
nhập khẩu nước ta không ngừng gia tăng. Các loại hình xuất nhập khẩu cũng
trở nên đa dạng về cả chủng loại và mặt hàng xuất nhập khẩu. Trước tình hình
đó, cơ quan Hải quan các cấp phải có sự nỗ lực trong hoạt động của mình nhằm
tạo thuận lợi cho phát triển giao lưu thương mại quốc tế. Chủ trương thông
quan nhanh chóng, tạo thuận lợi cho thương mại đồng thời đảm bảo quản lí
chặt chẽ với hàng hóa xuất nhập khẩu được cơ quan hải quan ưu tiên chú trọng
hàng đầu. Để thực hiện được mục tiêu đó, trong những năm qua ngành hải
quan đã nỗ lực phấn đấu đổi mới công tác, cải cách thủ tục, qui chế, qui trình
nghiệp vụ, thực hiện qui trình thủ tục một cửa, một chiều, tiến hành hiện đại
hóa hải quan, chấn chỉnh tổ chức đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ công chức,
củng cố xây dựng lực lượng trong sạch vững mạnh.
Với sự gia tăng hàng hóa xuất nhập khẩu thì hàng nhập khẩu chuyển cửa
khẩu cũng gia tăng nhanh chóng.Việc thông quan với loại hình hàng nhập khẩu
chuyển cửa khẩu tạo nhiều thuận lợi cho doanh nghiệp (do doanh nghiệp không
cần phải tới tận cửa khẩu nhập hàng để làm thủ tục hải quan) nhưng cũng
nhiều doanh nghiệp lợi dụng loại hình này để trốn thuế, lậu thuế. Để có thể
quản lí tốt với loại hàng này đòi hỏi phải có một qui trình thủ tục hải quan hoàn
chỉnh vừa tạo thông thoáng cho hoạt động xuất nhập khẩu, vừa bảo đảm yêu
cầu quản lý chặt chẽ.
Trước những yêu cầu đặt ra đó, em đã chọn đề tài: “Giải pháp tăng
cường công tác kiểm tra, giám sát hàng nhập khẩu chuyển cửa khẩu tại cục
hải quan thành phố Hà Nội”để nghiên cứu thực hiện đề án môn học kinh tế hải

1



quan. Em chọn nghiên cứu vấn đề tại Cục Hải quan Hà Nội do Cục hải quan
Hà Nội nằm sâu trong nội địa, không có cảng biển và hàng hóa xuất nhập khẩu
chủ yếu là hàng chuyển cửa khẩu, sẽ giúp em nghiên cứu được sâu hơn về vấn
đề này.
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Đề tài nghiên cứu và xem xét một số vấn đề:
Thứ nhất là những vấn đề lý luận chung về công tác kiểm tra, giám sát Hải
quan đối với hàng hoá nhập khẩu chuyển cửa khẩu.
Thứ hai là thực trạng công tác kiểm tra, giám sát Hải quan đối với hàng hóa
nhập khẩu chuyển cửa khẩu.
Thứ ba là giải pháp đẩy mạnh công tác kiểm tra, giám sát Hải quan đối với
hàng hoá nhập khẩu chuyển cửa khẩu.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng: Công tác kiểm tra, giám sát Hải quan đối với hàng hoá nhập khẩu
chuyển cửa khẩu.
Phạm vi nghiên cứu: Cục Hải quan Thành phố Hà Nội
4. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp thu thập số liệu: Phương pháp thu thập số liệu chủ yếu sử dụng
trong luận văn là thu thập số liệu từ tài liệu tham khảo, một số tài liệu được
cung cấp từ Cục Hải quan Thành phố Hà Nội,…
Phương pháp phân tích số liệu: Luận văn sử dụng các phương pháp phân tích
chủ yếu là phương pháp so sánh, phương pháp phân tích qua hệ số, …

2


5. Nội dung chính của đề tài
Ngoài phần mở đầu, mục lục và kết luận đề tài của em có nội dung chính
gồm 3 chương:

Chương 1: Lý luận chung về hàng nhập khẩu chuyển cửa khẩu và công
tác kiểm tra, giám sát hàng nhập khẩu chuyển cửa khẩu.
Chương 2: Thực trạng công tác kiểm tra, giám sát hàng nhập khẩu
chuyển cửa khẩu tại cục Hải quan Thành phố Hà Nội.
Chương 3: Giải pháp tăng cường công tác kiểm tra, giám sát hàng nhập
khẩu chuyển cửa khẩu tại cục Hải quan Thành phố Hà Nội.

3


CHƯƠNG 1
LÝ LUẬN CHUNG VỀ HÀNG NHẬP KHẨU CHUYỂN CỬA KHẨU VÀ
CÔNG TÁC KIỂM TRA, GIÁM SÁT HÀNG NHẬP KHẨU CHUYỂN
CỬA KHẨU.

1.1. Hàng nhập khẩu chuyển cửa khẩu
1.1.1.Khái niệm hàng nhập khẩu chuyển cửa khẩu
Theo Quốc hội năm 2014 luật Hải quan số 54 năm 2014 ngày 26 tháng 3
năm 2014: Hàng nhập khẩu bao gồm tất cả các động sản (là hàng hóa, hành lí,
ngoại hối, tiền Việt Nam, phương tiện vận tải, kim khí quý, đá quý, cổ vật, văn
hóa phẩm, bưu phẩm, các tài sản khác) có mã số và tên gọi theo quy định của
pháp luật được phép nhập khẩu hoặc lưu giữ trong địa bàn hoạt động hải quan.
Loại hình chuyển cửa khẩu là việc hàng hóa, phương tiện xuất nhập khẩu
đang chịu sự giám sát của hải quan từ cửa khẩu này đến một của khẩu khác
hoặc địa điểm làm thủ tục hải quan ngoài của khẩu; từ địa điểm làm thủ tục hải
quan ngoài cửa khẩu này đến địa điểm làm thủ tục hải quan ngoài cửa khẩu
khác (theo luật Hải quan 2014).
Như vậy, hàng hóa nhập khẩu chuyển cửa khẩu là hàng hóa nhập khẩu đang
chịu sự kiểm tra, giám sát hải quan, được vận chuyển từ cửa khẩu nhập đến địa
điểm làm thủ tục hải quan ngoài cửa khẩu và địa điểm kiểm tra hàng hóa ở nội địa.

1.1.2. Đặc điểm của hàng nhập khẩu chuyển cửa khẩu
Theo giáo trình kiểm tra, giám sát hàng hóa xuất nhập khẩu thương mại của
nhà xuất bản Tài Chính năm 2011 do PGS.TS Nguyễn Thị Thương Huyền chủ
biên:
Thông thường hàng hóa khi nhập khẩu từ nước ngoài vào lãnh thổ của Việt
Nam phải làm thủ tục hải quan ngay tại cửa khẩu biên giới, tuy nhiên để tạo
thuận lợi, giảm chi phí cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu đồng thời tránh
4


trường hợp ách tắc hàng hóa tại cửa khẩu biên giới, Nhà nước đã có chủ trương
cho phép thành lập các địa điểm thông quan ngoài cửa khẩu ở một số địa
phương. Nhưng lô hàng nào khi nhập khẩu không làm thủ tục thông quan ngay
tại cửa khẩu, mà được đưa về các địa điểm thông quan này và làm thủ tục hải
quan tại đây thì được gọi là hàng chuyển cửa khẩu (đối với hàng xuất khẩu thì
trình tự đảo ngược lại). Qui định này phù hợp với thông lệ quốc tế và trên thực
tế đã tạo thuận lợi rất nhiều cho doanh nghiệp.
Điều đó có nghĩa là hàng nhập khẩu chuyển cửa khẩu là hàng hóa nhập
khẩu mà cửa khẩu nhập hàng hóa và địa điểm làm thủ tục hải quan là khác
nhau nên sẽ có những đặc điểm đặc trưng riêng.
Thứ nhất hàng nhập khẩu chuyển cửa khẩu được niêm phong và do các
phương tiện vận tải vận chuyển từ cửa khẩu nhập đến địa điểm làm thủ tục hải
quan ngoài cửa khẩu.
Thứ hai hàng nhập khẩu chuyển cửa khẩu chịu sự kiểm tra, giám sát của cơ
quan hải quan.
Thứ ba hàng nhập khẩu chuyển cửa khẩu có địa điểm làm thủ tục hải quan
khác với địa điểm nhập khẩu hàng hóa.
1.1.3.Các loại hàng hóa được phép nhập khẩu chuyển cửa khẩu
Tiếp tục thực hiện tiến trình cải cách thủ tục hành chính, cải cách thủ tục hải
quan, để đảm bảo cơ sở pháp lý ngày 21 tháng 01 năm 2015, Chính phủ đã ban

hành Nghị định số 08/2015/NĐ-CP quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật
Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan, Nghị định
này thay thế hàng loạt các Nghị định trong đó có Nghị định số 154/2005/NĐCP ngày 15 tháng 12 năm 2005 quy định chi tiết một số điều của Luật Hải
quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan.
Theo đó tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều 4 Nghị định 08/2015/NĐ-CP quy định
về địa điểm làm thủ tục hải quan quy định rõ: Căn cứ tình hình xuất khẩu, nhập
khẩu trong từng thời kỳ, Thủ tướng Chính phủ quyết định Danh mục hàng hóa
5


xuất nhập khẩu phải làm thủ tục hải quan tại cửa khẩu nhập; Căn cứ vào quy
hoạch và công bố hệ thống cảng biển, cảng hàng không quốc tế, cửa khẩu
đường bộ, ga đường sắt liên vận quốc tế, mạng bưu chính công cộng cung ứng
dịch vụ quốc tế, Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định việc tổ chức bộ máy và bố
trí lực lượng làm thủ tục hải quan.
Theo quy định trước đây tại Khoản 3 Điều 18 Nghị định số 154/2005/NĐ-CP
của Chính phủ quy định cụ thể các mặt hàng nhập khẩu được phép chuyển cửa
khẩu như: Thiết bị, máy móc, vật tư nhập khẩu để xây dựng nhà máy, công
trình được đưa về địa điểm kiểm tra hàng hoá ở nội địa là chân công trình hoặc
kho của công trình; Nguyên liệu, vật tư, linh kiện, phụ tùng sản xuất được đưa
về địa điểm làm thủ tục hải quan ngoài cửa khẩu, địa điểm kiểm tra hàng hoá ở
nội địa nơi có nhà máy, cơ sở sản xuất; Hàng hoá nhập khẩu của nhiều chủ
hàng có chung một vận tải đơn được đưa về địa điểm kiểm tra hàng hoá ở nội
địa; Hàng hoá tạm nhập để dự hội chợ, triển lãm được chuyển cửa khẩu từ cửa
khẩu nhập về địa điểm tổ chức hội chợ, triển lãm; hàng hoá dự hội chợ, triển
lãm tái xuất được chuyển cửa khẩu từ địa điểm tổ chức hội chợ, triển lãm ra
cửa khẩu xuất; Hàng hoá nhập khẩu vào cửa hàng miễn thuế được chuyển cửa
khẩu về cửa hàng miễn thuế… Đối với hàng hóa phục vụ mục đích sản xuất,
hàng tiêu dùng nhập khẩu để kinh doanh trực tiếp, bán tiêu thụ tại thị trường
nội địa thì không được phép chuyển cửa khẩu.

Việc quy định của Chính phủ về các mặt hàng nhập khẩu được phép chuyển
cửa khẩu tại Điều 18 Nghị định số 154/2005/NĐ-CP từ năm 2005 nhằm mục
đích tăng cường quản lý, kiểm soát các doanh nghiệp trong hoạt động nhập
khẩu hàng hóa và kiềm chế nhập siêu của Chính phủ, tuy nhiên đến nay quy
định này không còn phù hợp với thực tiễn bởi vì hiện nay ngành hải quan đã
gặt hái những thành công nhất định trong suốt quá trình cải cách thủ tục hành
chính, đã áp dụng triệt để các biện pháp quản lý rủi ro, quản lý số liệu tập

6


trung, triển khai thành công Hệ thống thống quan tự động VNACCS/VCIS trên
toàn quốc do đó hạn chế tối đa hiện tượng lợi dụng trong khai báo để áp dụng
chênh lệch về trị giá tính thuế, áp mã số hàng hóa,… giữa chi cục Hải quan cửa
khẩu nhập và Chi cục Hải quan ngoài cửa khẩu. Ý thức về tính tuân thủ pháp
luật của các doanh nghiệp cũng đã được nâng lên. Bên cạnh đó, xu hướng cắt
giảm thuế quan theo lộ trình đã cam kết khi gia nhập WTO và các hiệp định tự
do thương mại khác, thuế suất của nhiều mặt hàng khi nhập khẩu vào Việt
Nam sẽ được cắt giảm tối đa, hạn chế được việc lợi dụng chuyển cửa khẩu để
gian lận về thuế. Đồng thời tuân thủ các quy định tại Phụ lục tổng quát Công
ước Kyoto sửa đổi, không hạn chế mặt hàng nhập khẩu được chuyển cửa khẩu,
các quy định tại Công ước đòi hỏi cơ quan Hải quan phải ưu tiên cho hoạt động
kinh doanh của doanh nghiệp, tạo mọi điều kiện thuận lời, tiết kiệm thời gian,
chi phí cho doanh nghiệp.
Từ những lý do trên, đồng thời để phù hợp theo tinh thần của Luật Hải quan
2014 là không hạn chế mặt hàng được làm thủ tục hải quan tại các đơn vị Hải
quan ngoài cửa khẩu, Nghị định 08/2015/NĐ-CP của Chính phủ đã bãi bỏ quy
định các mặt hàng nhập khẩu được phép chuyển cửa khẩu mà cho phép được
chuyển cửa khẩu tất cả các mặt hàng. Tuy nhiên, để áp dụng linh hoạt phù hợp
với từng thời kỳ, tại điều 4 Nghị định 08/2015/NĐ-CP đã quy định theo

hướng: “Căn cứ tình hình xuất khẩu, nhập khẩu trong từng thời kỳ, Thủ tướng
Chính phủ quyết định danh mục hàng hóa phải làm thủ tục hải quan tại cửa
khẩu”. Trong trường hợp cần thiết, để ngăn chặn gian lận thương mại, trốn
thuế, Chính phủ sẽ ban hành danh mục các mặt hàng nhập khẩu phải làm thủ
tục ngay tại cửa khẩu nhập mà không được áp dụng thủ tục chuyển cửa khẩu.
1.2. Khái quát về công tác kiểm tra, giám sát hàng nhập khẩu chuyển cửa khẩu
1.2.1.Công tác kiểm tra hải quan đối với hàng nhập khẩu chuyển cửa khẩu
1.2.1.1 Khái niệm

7


Theo luật hải quan 2014 thì kiểm tra hải quan là việc kiểm tra hồ sơ hải
quan, các chứng từ liên quan và kiểm tra thực tế hàng hóa, phương tiện vận tải
do cơ quan hải quan thực hiện.
Vậy kiểm tra hải quan với hàng nhập khẩu chuyển cửa khẩu là kiểm tra hồ
sơ, các chứng từ liên quan đến hàng nhập khẩu chuyển cửa khẩu do cơ quan
hải quan thực hiện.
1.2.1.2 Đặc điểm
Theo giáo trình Hải quan cơ bản của nhà xuất bản Tài Chính do PGS.TS
Hoàng Trần Hậu và PGS.TS Nguyễn Thị Thương Huyền chủ biên thì kiểm tra
hải quan với hàng hóa xuất nhập khẩu là một nhiệm vụ quan trọng của ngành
hải quan, do đặc thù của hàng nhập khẩu chuyển cửa khẩu, mà việc kiểm tra
hải quan với loại hình nhập khẩu này có những đặc điểm nhất định. Cụ thể:
Tại cửa khẩu nhập hàng sau khi bốc dỡ hàng hóa, hải quan thường chỉ kiểm
tra tình trạng bên ngoài của hàng, đảm bảo nguyên trạng hàng hóa, niêm
phong nguyên vẹn, lập biên bản giao cho người khai hải quan và chuyển sang
phương tiện vận chuyển đến cửa khẩu làm thủ tục hải quan.
Tại cửa khẩu làm thủ tục hải quan: kiểm tra hải quan gồm kiểm tra hồ sơ và
kiểm tra thực tế hàng hóa. Cơ quan hải quan tiến hành kiểm tra sơ bộ hoặc

kiểm tra chi tiết hồ sơ hải quan do cơ quan hải quan tại cửa khẩu nhập hàng
gửi đến.Và tiến hành kiểm tra thực tế hàng hóa (nếu có lệnh).
1.2.1.3 Quy trình
Ngày 15 tháng 6 năm 2009, Tổng cục hải quan đã ban hành quy trình thủ
tục hải quan cho hàng xuất nhập khẩu thương mại theo quyết định 1171 và
thường gọi là quy trình thông quan 1171. Hiện nay Cục hải quan TP Hà Nội
vẫn đang áp dụng quy trình thông quan 1171. Trong quy trình này, công tác
kiểm tra hải quan gồm kiểm tra hồ sơ và kiểm tra thực tế hàng hóa là 2 bước
quan trọng. Hàng nhập khẩu chuyển cửa khẩu là một trong những loại hàng
nhập khẩu và cũng phải theo quy trình thông quan 1171. Do đó, công tác kiểm
8


tra hải quan với hàng nhập khẩu chuyển cửa khẩu được tiến hành theo quy
trình như sau:
Thứ nhất: kiểm tra hồ sơ hải quan: gồm kiểm tra sơ bộ và kiểm tra chi tiết
hồ sơ.
a. Kiểm tra sơ bộ hồ sơ hải quan
Sau khi tiếp nhận hồ sơ hải quan, cán bộ hải quan phải kiểm tra điều kiện
đăng kí tờ khai, mã số xuất nhập khẩu và mã số khai thuế của doanh nghiệp
khai hải quan.
Kiểm tra, đối chiếu mặt hàng nhập khẩu trong hồ sơ có được phép chuyển
cửa khẩu hay không.
Tiến hành kiểm tra sơ bộ hồ sơ hải quan về số lượng, các loại chứng từ.
Sau khi kiểm tra sơ bộ, cán bộ hải quan phải trả lời cho người khai tiếp
nhận hay không tiếp nhận bộ hồ sơ đó. Nếu không tiếp nhận phải có văn bản
(theo mẫu của Tổng cục hải quan) nêu rõ lí do cho người khai hải quan.
b. Kiểm tra chi tiết hồ sơ
Cán bộ hải quan kiểm tra chi tiết bộ hồ sơ hải quan bao gồm kiểm tra các
nội dung sau:

Kiểm tra nội dung khai trong tờ khai.
Kiểm tra số lượng, chủng loại giấy tờ thuộc hồ sơ và tính chính xác, đồng
bộ giữa các giấy tờ đó.
Kiểm tra tên hàng, mã hàng, số lượng, trọng lượng và xuất xứ của hàng hóa
mà người khai đã khai trong tờ khai hải quan.
Kiểm tra các vấn đề liên quan đến thực hiện quy định về thủ tục hải quan,
các vấn đề về sở hữu trí tuệ và các vấn đề liên quan khác.
Sau khi kiểm tra chi tiết hồ sơ, công chức hải quan phải ghi kết quả kiểm tra
và đề xuất xử lí kết quả kiểm tra là thông quan cho hàng hóa hay phải tiến
hành kiểm tra thực tế hàng hoa vào lệnh hình thức cho lãnh đạo duyệt.

9


Thứ hai: Kiểm tra thực tế hàng hóa.
a. Các trường hợp kiểm tra thực tế hàng hoá
Kiểm tra thực tế hàng hoá tới mức toàn bộ lô hàng đối với:
Hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu chuyển cửa khẩu của chủ hàng nhiều lần vi
phạm pháp luật về hải quan;
Hàng hoá nhập khẩu chuyển cửa khẩu thuộc diện miễn kiểm tra thực tế
nhưng cơ quan Hải quan phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật hải quan;
Hàng hoá qua kết quả phân tích thông tin của cơ quan hải quan xác định có
khả năng vi phạm pháp luật hải quan.
Kiểm tra xác suất hàng hoá để đánh giá việc chấp hành pháp luật hải quan
của chủ hàng.
b. Mức độ kiểm tra thực tế hàng hoá
Đối với hàng hoá nhập khẩu chuyển cửa khẩu của chủ hàng nhiều lần vi
phạm pháp luật về hải quan thì tiến hành kiểm tra toàn bộ lô hàng.
Sau nhiều lần kiểm tra nếu doanh nghiệp không vi phạm thì giảm dần mức
độ kiểm tra nhưng không thấp hơn mức độ kiểm tra theo quy định.

Đối với hàng hoá nhập khẩu chuyển cửa khẩu thuộc diện miễn kiểm tra
thực tế nhưng cơ quan Hải quan phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật hải
quan; hàng hoá qua kết quả phân tích thông tin của cơ quan hải quan xác định
có khả năng vi phạm pháp luật hải quan thì tiến hành kiểm tra thực tế 10% lô
hàng, nếu không phát hiện vi phạm thì kết thúc kiểm tra, nếu phát hiện có vi
phạm thì tiếp tục kiểm tra cho tới khi kết luận được mức độ vi phạm.
Đối với hàng hoá phải kiểm tra xác suất để đánh giá việc chấp hành pháp
luật hải quan của chủ hàng (tối đa không quá 5% tổng số Tờ khai hải quan)
được thực hiện như sau:
Thứ nhât tổng số tờ khai hải quan được xác định để tính tỷ lệ phải kiểm tra
xác suất là số lượng tờ khai làm thủ tục ngày trước đó tại đơn vị. Ở đơn vị có ít
tờ khai thì kiểm tra tối thiểu 1 tờ khai/ ngày.
10


Thứ hai đối với lô hàng phải kiểm tra thì kiểm tra thực tế tới 5% lô hàng,
nếu không phát hiện vi phạm thì kết thúc kiểm tra, nếu phát hiện có vi phạm thì
tiếp tục kiểm tra cho tới khi kết luận được mức độ vi phạm.
c. Việc lựa chọn các kiện/container để kiểm tra được thực hiện trên cơ sở
lấy xác suất ngẫu nhiên do hệ thống máy tính xử lý hoặc do lãnh đạo Chi cục
quyết định và được thể hiện cụ thể trên hồ sơ hải quan.
d. Trong quá trình làm thủ tục hải quan cho lô hàng nhập khẩu chuyển cửa
khẩu, căn cứ vào tình hình thực tế của lô hàng và thông tin mới thu nhận được,
lãnh đạo Cục, Chi cục được quyết định thay đổi mức độ, hình thức kiểm tra đã
quyết định trước đó.
e. Việc kiểm tra thực tế hàng hoá được tiến hành bằng máy móc thiết bị.
Trường hợp không có máy móc thiết bị hoặc qua việc kiểm tra bằng máy móc
thiết bị thấy cần thiết phải kiểm tra bằng phương pháp thủ công mới kết luận
được thì tiến hành kiểm tra thủ công.
f. Kết thúc kiểm tra thực tế hàng hoá (bằng phương pháp thủ công hoặc

máy móc thiết bị) công chức kiểm tra thực tế phải ghi kết quả kiểm tra theo
hướng dẫn của Tổng cục Hải quan và bàn giao cho chi cục hải quan chuyển
cửa khẩu.
1.2.2. Công tác giám sát hải quan đối với hàng nhập khẩu chuyển cửa khẩu
1.2.2.1 Khái niệm
Theo luật hải quan 2014 giám sát hải quan là biện pháp mang tính chất
nghiệp vụ do cơ quan hải quan áp dụng để bảo đảm sự nguyên trạng của hàng
hóa, sự tuân thủ quy định của pháp luật trong việc bảo quản, lưu giữ, xếp dỡ,
vận chuyển, sử dụng hàng hóa, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh phương tiện
vận tải đang thuộc đối tượng quản lí của Hải quan.
Như vậy giám sát hải quan với hàng nhập khẩu chuyển cửa khẩu là biện
pháp nghiệp vụ do cơ quan hải quan áp dụng để bảo đảm sự nguyên trạng của
hàng hóa, sự tuân thủ quy định của pháp luật trong việc bảo quản, lưu giữ, xếp
11


dỡ, vận chuyển, sử dụng hàng hóa phương tiện vận tải nhập khẩu chuyển cửa
khẩu thuộc đối tượng quản lý của cơ quan Hải quan.
1.2.2.2 Đặc điểm của công tác giám sát hải quan đối với hàng nhập khẩu
chuyển cửa khẩu
Theo giáo trình hải quan cơ bản của Học viện Tài Chính xuất bản năm 2011
thì giám sát hải quan luôn gắn liền với nhiệm vụ của hải quan, hỗ trợ tốt cho
hoạt động hải quan và là một khâu không thể tách rời trong quy trình nghiệp vụ
hải quan.
Giám sát hải quan đối với hàng nhập khẩu chuyển cửa khẩu được thực hiện
từ khi hàng hóa đến cửa khẩu nhập và trong quá trình vận chuyển hàng hóa từ
cửa khẩu nhập đến địa điểm làm thủ tục hải quan cho đến khi hàng hóa được
thông quan.
Việc giám sát hàng nhập khẩu chuyển cửa khẩu từ cửa khẩu nhập đến địa
điểm làm thủ tục hải quan do hải quan tại cửa khẩu nhập tiến hành. Cơ quan

hải quan tại địa điểm làm thủ tục hải quan chịu trách nhiệm giám sát hàng hóa
cho đến khi hàng hóa được thông quan.
1.2.2.3 Quy trình giám sát hải quan đối với hàng hoá nhập khẩu chuyển
cửa khẩu
Theo quyết định số 2344 quyết định Tổng cục Hải quan ngày 07 tháng 08
năm 2014 ban hành về quy trình giám sát hải quan tại khu vực cửa khẩu biên
giới đường bộ và đường sông.
a.Thời gian giám sát hải quan
Đối với hàng nhập khẩu chuyển cửa khẩu thời gian giám sát là từ khi làm thủ
tục xuất nhập khẩu chuyển cửa khẩu, bàn giao hàng hóa cho chủ hàng, người
vận tải cho đến khi hoàn thành thủ tục hải quan, thông quan cho lô hàng hoặc
đến khi hàng hóa thực xuất
b. Đối tượng chịu sự giám sát hải quan
Theo luật hải quan 2014 đối tượng chịu sự giám sát hải quan bao gồm:
12


Hàng hóa, phương tiện vận tải trong địa bàn hoạt động hải quan; hàng hóa
là máy móc, thiết bị, nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để gia công, sản xuất hàng
hóa xuất khẩu đang lưu giữ tại các cơ sở sản xuất của tổ chức, cá nhân; hàng
hóa thuộc đối tượng kiểm tra chuyên ngành được đưa về bảo quản chờ thông
quan; hàng hóa vận chuyển chịu sự giám sát hải quan.
Hàng hóa đã làm xong thủ tục hải quan xuất khẩu nhưng chưa thực xuất khẩu;
Hàng hóa đã làm xong thủ tục hải quan nhập khẩu nhưng chưa được thông quan;
Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu chưa làm thủ tục hải quan được lưu trong
kho, bãi thuộc phạm vi địa bàn hoạt động của cơ quan hải quan;
Hàng hoá, phương tiện vận tải quá cảnh;
Hàng hoá, phương tiện vận tải chuyển cửa khẩu.
Hàng hóa phương tiện vận tải chuyển cảng.
c. Cơ quan hải quan sử dụng các phương thức giám sát hải quan với hàng

nhập khẩu chuyển cửa khẩu
Thứ nhất niêm phong hải quan.
Thứ hai giám sát trực tiếp của công chức hải quan;
Thứ ba giám sát bằng phương tiện kỹ thuật;
Không áp dụng phương thức giám sát trực tiếp của công chức hải quan đối
với hàng hoá được lưu giữ, vận chuyển ở ngoài phạm vi, địa bàn hoạt động của
cơ quan hải quan, trừ trường hợp cần thiết do Tổng cục trưởng Tổng cục Hải
quan quy định.
c.1 Niêm phong hải quan
Niêm phong hải quan, bao gồm: niêm phong bằng giấy niêm phong hải
quan, bằng dây hoặc bằng kẹp chì.
Trong đó các trường hợp phải niêm phong hải quan :
Hàng hóa nhập khẩu chuyển cửa khẩu.
Hàng hóa nhập khẩu chuyển cảng được dỡ xuống cửa khẩu nhập và xếp
lên phương tiện vận tải khác để vận chuyển đến cảng đích.
13


Hàng hóa xuất khẩu được kiểm tra tại địa điểm ngoài cửa khẩu vận
chuyển ra cửa khẩu xuất.
Hàng hóa xuất khẩu do hải quan cửa khẩu xuất kiểm tra thực tế hàng hóa.
Hàng hóa nhập khẩu chuyển cửa khẩu thực chất là việc bàn giao giám
sát hàng hóa nhập khẩu của Chi cục hải quan cửa khẩu nhập và Chi cục hải
quan ngoài cửa khẩu.
c.2 Giám sát bằng phương tiện kĩ thuật
Khoa học công nghệ phát triển, để giảm tải sự quá tải cho cơ quan hải quan,
nâng cao hoạt động của hải quan nhằm tạo thuận lợi cho thương mại và để dễ
dàng chia sẻ thông tin giữa các cơ quan hải quan với các đơn vị có liên quan, việc
áp dụng phương tiện kĩ thuật để giám sát hải quan được sử dụng nhiều hơn.
Hiện nay, các phương pháp giám sát kĩ thuật chủ yếu mà hải quan thế giới

sử dụng gồm:
Giám sát bằng gương
Giám sát bằng máy đếm.
Giám sát bằng camera.
Giám sát bằng máy soi.
Giám sát bằng chip điện tử.
c.3 Giám sát trực tiếp của công chức hải quan
Giám sát trực tiếp của công chức hải quan là biện pháp giám sát truyền
thống nhất để thực hiện nhiệm vụ giám sát hải quan.Tùy từng loại hình hàng
hóa mà công chức hải quan thực hiện nhiệm vụ giám sát khác nhau.
Phương pháp này chủ yếu được sử dụng ở khu vực của khẩu biên giới.
Đối với hàng nhập khẩu chuyển cửa khẩu ,công chức hải quan có thể thực
hiện phương thức giám sát áp tải hàng hóa, phương tiện trên đường đi đảm bảo
đi đúng tuyến đường ,đúng thời gian quy định.

14


1.2.3. Nguyên tắc kiểm tra, giám sát hàng nhập khẩu chuyển cửa khẩu
Nguyên tắc kiểm tra, giám sát hàng hóa xuất khẩu nhập khẩu nói chung cũng
như hàng nhập khẩu chuyển cửa khẩu nói riêng đều phải tuân theo những
nguyên tắc chung, dựa theo quan điểm của điều 10 thông tư 38 quy định về thủ
tục hải quan, kiểm tra giám sát hải quan, thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và
quản lý thuế đối với hàng xuất khẩu, nhập khẩu có thể khái quát như sau:
Kiểm tra hải quan với hàng nhập khẩu chuyển cửa khẩu phải được thực hiện
trong quá trình làm thủ tục hải quan.
Kiểm tra hải quan với hàng nhập khẩu chuyển cửa khẩu được giới hạn ở mức độ
phù hợp kết quả phân tích thông tin, đánh giá việc chấp hành pháp luật của chủ
hàng, mức độ rủ ro về vi phạm pháp luật hải quan và phải được thủ trưởng cơ
quan hải quan nơi tiếp nhận hồ sơ duyệt quyết định hình thức ,mức độ kiểm tra.

Áp dụng quản lí rủi ro trong kiểm tra hải quan với hàng nhập khẩu chuyển
cửa khẩu.
Giám sát hải quan với hàng nhập khẩu chuyển cửa khẩu được thực hiện trong
thời gian từ khi hàng hóa đến cửa khẩu nhập được vận chuyển đến địa điểm
làm thủ tục hải quan cho đến khi hàng hóa được thông quan.
Việc giám sát hải quan với hàng nhập khẩu chuyển cửa khẩu phải được thực
hiện bình đẳng không phân biệt xuất xứ, quốc tịch,
Giám sát hải quan với hàng nhập khẩu chuyển cửa khẩu được tiến hành công
khai, minh bạch.
Thực hiện nhất quán các quy định về giám sát hải quan với hàng nhập khẩu
chuyển cửa khẩu, tạo thuận lợi cho lưu thông thương mại quốc tế.
1.2.4.Vai trò của công tác kiểm tra, giám sát hàng nhập khẩu chuyển cửa khẩu
Giúp cơ quan hải quan thực hiện chức năng quản lý Nhà Nước về hải quan
đối với loại hình nhập khẩu chuyển cửa khẩu.

15


Giúp cơ quan hải quan phát hiện được các hành vi gian lận thương mại, trốn
lậu thuế, buôn lậu. Qua đó phục vụ tốt cho công tác điều tra chống buôn lậu
(Chức năng kiểm soát hải quan) của cơ quan hải quan.
Góp phần thực hiện chính sách mặt hàng, chính sách quản lý xuất nhập khẩu
hàng hoá, chính sách thuế.
Thông qua hoạt động kiểm tra hải quan, vấn đề an ninh quốc gia, an ninh môi
trường, an ninh cộng đồng doanh nghiệp, dân cư được đảm bảo.
Góp phần nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật nói chung và pháp luật hải quan
nói riêng.
Mục đích của kiểm tra hải quan đối với loại hình nhập khẩu chuyển cửa khẩu
là thẩm định lại tính trung thực, chính xác của hoạt động nhập khẩu chuyển cửa
khẩu. Hay nói cách khác công việc này nhằm đánh giá sự tuân thủ pháp luật

hải quan của các tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động nhập khẩu chuyển cửa
khẩu.
Đánh giá mức độ tuân thủ pháp luật nói chung và pháp luật hải quan nói riêng
của người khai hải quan.
Xác minh tính chính xác, trung thực của chứng từ thuộc hồ sơ hải quan và
tính chính xác giữa hồ sơ và thực tế hàng hoá.
Đảm bảo sự nguyên trạng của hàng hoá, phương tiện vận tải đang thuộc đối
tượng quản lý hải quan.
Giúp cơ quan hải quan thực hiện tốt công tác phòng chống buôn lậu, gian lận
thương mại.

16


Chương 2
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KIỂM TRA, GIÁM SÁT HÀNG
NHẬP KHẨU CHUYỂN CỬA KHẨU TẠI CỤC HẢI QUAN
HÀ NỘI
2.1 Vài nét về cục Hải quan Hà Nội
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển
Ngày 10/9/1945, Chính phủ lâm thời đã ban hành Sắc lệnh số 27/SL
thành lập Sở thuế quan và thuế gián thu, đồng thời thiết lập chủ quyền quan
thuế trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Từ đó lực lượng Hải quan chính thức được
khai sinh, được khẳng định là công cụ không thể thiếu của một quốc gia độc
lập có chủ quyền.
Ngày 10/10/1954, Hải quan Trung ương đã cử lực lượng vào tiếp quản
cơ quan đầu não thuế quan của Pháp đóng ở đường Trần Quang Khải (nay là
Viện Bảo tàng Cách mạng Việt Nam). Ngày 02/4/1955 Bộ trưởng Bộ Công
thương (ông Phan Anh) đã ký Nghị định số 34/BCT/KB/NĐ thành lập Sở Hải
quan Hà Nội, trực thuộc Sở Hải quan Trung ương để thực hiện quyền kiểm tra,

giám sát, kiểm soát Hải quan trên địa bàn thủ đô và vùng lân cận.
Bộ Công thương đã ra Nghị định số 154/BCT/KB/NĐ ngày 22/6/1955
sát nhập Sở Hải quan Hà Nội vào Sở Hải quan Trung ương. Do yêu cầu chuyển
hướng nhiệm vụ, một số đơn vị thuộc Sở Hải quan Hà Nội được giải thể, một
số sát nhập vào Sở Hải quan Hải Phòng, Chi sở Hải quan Quảng Ninh và Chi
sở Hải quan Hồng Quảng, những đơn vị còn lại làm việc trên địa bàn thủ đô
chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Sở Hải quan Trung ương.
Thời kỳ 1960 - 1975: là giai đoạn đế quốc Mỹ đưa quân phá hoại miền
Bắc bằng không quân. Thủ đô Hà Nội phải tiếp nhận số lượng rất lớn hàng
viện trợ qua tuyến đường sắt liên vận quốc tế. Để đáp ứng tình hình và nhiệm
17


vụ khó khăn đó, Sở Hải quan Trung ương (sau này là Cục Hải quan trung ương
được đổi tên theo Quyết định số 490/BNT-QĐ-TCCB ngày 17/02/1962 của Bộ
Ngoại thương) đã triển khai tổ chức Phòng Hải quan Hà Nội (trụ sở tại 100
Trần Hưng Đạo) để theo dõi, quản lý toàn bộ hoạt động hải quan trên địa bàn
thành phố Hà Nội. Thời kỳ này, Bộ Ngoại thương đã cho phép thành lập thêm
một số trạm Hải quan dọc tuyến đường sắt liên vận quốc tế bao gồm: Trạm Hải
quan ga Gia Lâm, Trạm Hải quan ga Yên Viên, Trạm Hải quan ga Kép, Trạm
Hải quan ga Cổ Loa, Trạm Hải quan ga Đồng Đăng, đồng thời Cục Hải quan
trung ương cũng cho triển khai bộ phận theo dõi quản lý, tiếp nhận hàng viện
trợ tại các ga: Việt Trì, Thái Nguyên, Văn Điển, Nam Định, Hàm Rồng. Hoạt
động của Phòng Hải quan Hà Nội trong thời kỳ này chủ yếu tập trung vào làm
thủ tục giám sát quản lý đối với hàng viện trợ và hàng XNK theo các hiệp định,
nghị định thư trao đổi với các nước xã hội chủ nghĩa theo phương thức “ thu bù
chênh lệch ngoại thương ”.
Sau ngày 30/04/1975, đất nước hoàn toàn thống nhất, Bộ Ngoại thương
quyết định hợp nhất lực lượng hải quan hai miền. Lúc này, quan hệ ngoại giao
và ngoại thương giữa nước ta với các nước XHCN anh em đang trên đà phát

triển. Hà Nội với vị trí là thủ đô của nước Việt Nam thống nhất, từng bước
khẳng định là trung tâm đầu não chính trị, kinh tế và văn hoá của cả nước, lực
lượng hải quan trên địa bàn thủ đô cũng được tăng cường và mở rộng. Đầu
năm 1978, triển khai hoạt động Trạm Hải quan Sân bay quốc tế thủ đô. Ngoài
ra, Hải quan Thủ đô còn thực hiện một số chính sách:
Quyết định số 151/QĐ-HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng ngày 31/8/1982
về việc các gia đình có thân nhân di cư ở nước ngoài nhận tiền hàng do thân
nhân gửi về (gọi là hàng 151),
Chỉ thị số 202/HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng ngày 10/7/1985 về chấn
chỉnh công tác kiểm tra, kiểm soát Hải quan tại các sân bay, hải cảng và cửa

18


khẩu, trong đó có tăng cường quản lý Hải quan đối với hàng hoá của người lao
động, học tập, công tác ở nước ngoài gửi về cho thân nhân (gọi là hàng 202).
Sau khi thống nhất ý kiến với Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội, ngày
03/8/1985 ,Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan đã ký Quyết định số
101/TCHQ/TCCB thành lập Hải quan thành phố Hà Nội trực thuộc Tổng cục
Hải quan để thống nhất quản lý toàn bộ các đơn vị Hải quan trên địa bàn Hà
Nội. Tổ chức bộ máy gồm có 3 phòng và 4 đơn vị Hải quan cửa khẩu với biên
chế là 225 cán bộ, công chức.
Thời kỳ đầu công cuộc đổi mới đất nước (1986-1990), Nhà nước ban
hành nhiều văn bản pháp luật để quản lý kinh tế, trọng tâm là quản lý xuất nhập
khẩu và đầu tư (Luật thuế xuất nhập khẩu, Luật đầu tư nước ngoài, Điều lệ
quản lý ngoại hối, Pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chính và một loạt quy định
cụ thể về xuất nhập khẩu phi mậu dịch, kiểm tra chất lượng hàng hoá…).
Từ năm 1990 quan hệ kinh tế, thương mại phát triển nhanh chóng. Pháp
lệnh Hải quan ra đời (24/12/1990), ngành Hải quan cũng bước vào thời kỳ đổi
mới và hội nhập. Nắm bắt được yêu cầu nhiệm vụ, Hải quan thành phố Hà Nội

đã tích cực cải cách thủ tục, cải cách quy trình kiểm tra Hải quan tạo điều kiện
thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu, đầu tư và du lịch, góp phần giữ vững
an ninh chính trị và phát triển kinh tế trên địa bàn Thủ đô.
Để đáp ứng kịp nhu cầu hoạt động XNK ngày càng mở rộng và phát triển
trên địa bàn Thủ đô và các tỉnh lân cận, Tổng cục Hải quan đã cho thành lập các
đơn vị Hải quan mới trực thuộc Cục Hải quan TP Hà Nội: Hải quan thị xã Hà
Đông, Hải quan Bắc Ninh, Hải quan Vĩnh Phúc, Hải quan Việt Trì, Hải quan Ga
đường sắt liên vận quốc tế Yên Viên, Hải quan Gia Thuỵ, Hải quan quản lý hàng
Đầu tư - Gia công, sát nhập Hải quan Yên Bái và Hải quan Việt Trì.
Luật Hải quan có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2002, quan hệ thương
mại và giao lưu quốc tế trên địa bàn quản lý của Cục Hải quan TP Hà Nội phát
triển đa dạng với mức tăng trưởng trên 70% hàng năm. Luật đầu tư sửa đổi đã
19


tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nước ngoài và trong nước tăng cường đầu
tư vào các khu công nghiệp: Bắc Thăng Long, Gia Thụy - Sài Đồng, Bắc Ninh,
Việt Trì, Vĩnh Phúc, Khu công nghệ cao Hoà Lạc…,Tổng cục Hải quan đã cho
thành lập riêng một chi cục chuyên trách: Hải quan khu công nghiệp Bắc
Thăng Long.
Cùng với việc tăng thêm các đơn vị trực thuộc, bộ máy quản lý hành
chính tại cơ quan Cục cũng không ngừng được củng cố và hoàn thiện cả về số
lượng và chất lượng. Từ bộ máy gồm 4 phòng năm 1985, sắp xếp thành 9
phòng năm 1994, 10 phòng năm 2000; năm 2008 để phục vụ cho công cuộc cải
cách, hiện đại hoá và hội nhập cơ quan Cục được sắp xếp lại thành 7 phòng và
2 Đội Kiểm soát trực thuộc. Thực hiện Luật Hải quan, các đơn vị Hải quan trực
thuộc được triển khai thành 12 Chi cục Hải quan nhằm thực hiện chức năng
nhiệm vụ trên địa bàn thành phố Hà Nội và 6 Tỉnh lân cận.
Trong những năm gần đây, cùng với tiến trình cải cách, hiện đại hoá và
hội nhập, Cục Hải quan TP Hà Nội đã được sự quan tâm, sự chỉ đạo sát sao,

kịp thời của lãnh đạo Bộ Tài chính, lãnh đạo Tổng cục Hải quan, Thành uỷ,
UBND thành phố Hà Nội và các Tỉnh, sự phối hợp công tác của các cơ quan
hữu quan. Đến nay, cơ quan Cục đã có trụ sở làm việc khang trang, trụ sở các
chi cục cũng đã và đang được đầu tư xây dựng lại, từng bước được trang bị các
phương tiện kỹ thuật hiện đại (máy soi, camera, hệ thống máy tính được nối
mạng và triển khai đồng bộ hệ thống phần mềm quản lý tập trung.…). Đặc biệt
phương pháp quản lý hải quan đã có những bước thay đổi mang tính đột phá
như: chuyển từ tiền kiểm sang hậu kiểm, thu thập và xử lý thông tin theo
phương pháp quản lý rủi ro, khai báo từ xa qua mạng máy tính đạt trên 97%
kim ngạch XNK, tiến tới áp dụng thủ tục hải quan điện tử. Để đáp ứng tiến
trình đổi mới của Ngành Hải quan, lực lượng cán bộ, công chức Hải quan
thành phố Hà Nội phấn đấu trưởng thành cả về số lượng và chất lượng. Biên
chế toàn Cục năm 2015 có 940 người, với 2% trình độ trên đại học, 73% trình
20


độ đại học, 25% cao đẳng và trung học. Đảng bộ Cục Hải quan TP Hà Nội trực
thuộc Thành uỷ có 21 đảng bộ, chi bộ trực thuộc với 480 đảng viên. Đoàn
thanh niên có 12 chi đoàn với 162 đoàn viên. Công đoàn cơ sở có 21 công đoàn
bộ phận với 100% cán bộ, công chức là đoàn viên công đoàn.
Năm mươi chín năm hình thành và phát triển Cục Hải quan Hà Nội đã
có nhiều đóng góp to lớn, dành được nhiều danh hiệu Nhà Nước ban tặng:
Huân chương Độc lập hạng ba (năm 2010), Huân chương Lao động hạng ba
(năm 1990), Huân chương Lao động hạng nhì (năm 2000), Huân chương Lao
động hạng nhất (năm 2005); Chính phủ tặng cờ thi đua xuất sắc năm 1998,
2002, 2008; nhiều tập thể, cá nhân Cục Hải quan TP Hà Nội được nhà nước
tặng thưởng Huân chương Lao động, Huân chương Chiến công và các danh
hiệu khen thưởng của Chính phủ, Bộ Tài chính, Tổng cục Hải quan, UBND các
tỉnh, thành phố... Đảng bộ Cục Hải quan thành phố Hà Nội được nhận cờ "
Đảng bộ trong sạch vững mạnh tiêu biểu 5 năm 2001-2004 " của Thành ủy Hà

Nội. Các tổ chức đoàn thể quần chúng Công đoàn, Đoàn thanh niên, Phụ nữ
liên tục đạt danh hiệu tổ chức cơ sở vững mạnh, xuất sắc.
2.1.2. Cơ cấu, tổ chức
Cục hải quan Hà Nội có trụ sở tại ngã tư đường Nguyễn Phong Sắc
Trần Quốc Hoàn - Phường Dịch Vọng - Quận Cầu Giấy – Hà Nội.
Lãnh đạo cục : 6 đồng chí gồm 1 cục trưởng và 5 phó cục trưởng.
Khối cơ quan Cục gồm 11 phòng và tương đương. Bao gồm:
+Văn phòng
+ Phòng Tổ chức Cán bộ - Đào tạo
+ Phòng Tài vụ - Quản trị
+ Phòng Nghiệp vụ
+ Phòng Tham mưu xử lý vi phạm và thu thập, xử lý thông tin nghiệp vụ
hải quan
+ Phòng Trị giá tính thuế
21


×