Tải bản đầy đủ (.doc) (36 trang)

Báo cáo thực tập: Thực hiện cải cách thủ tục hành chính tại Văn phòng UBND xã

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (276.77 KB, 36 trang )

Phần 1
MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Thủ tục hành chính là một bộ phận của cơ chế hành chính và ngày càng được
chiến vị trí quan trọng, xuất phát từ vị trí và vai trò của thủ tục hành chính, các cơ
quan quản lý hành chính nói chung và UBND xã nói riêng đã được thực hiện và
tuyên truyền về cải cách thủ tục hành chính theo “Cơ chế một cửa”.
Trong con mắt của người dân thì thủ tục hành chính luôn phức tạp, rườm rà,
thiếu công khai, minh bạch. Điều này đã ảnh hưởng trực tiếp đến việc giải quyết
công việc của người dân, giảm lòng tin của nhân dân đối với nhà nước và bộ máy
hành chính nhà nước. Bước vào thời kỳ hội nhập phát triển kinh tế, để tạo điều kiện
thuận lợi cho sự phát triển của các thành phần kinh tế và thu hút nguồn đầu tư nước
ngoài thì cải cách thủ tục hành chính, đơn giản hoá các khâu trong quá trình giải
quyết công việc của cá nhân, tổ chức có một vai trò và ý nghĩa vô cùng quan trọng.
Với mục đích đơn giản, công khai và minh bạch thủ tục hành chính nhằm đáp ứng
yêu cầu của sự phát triển kinh tế xã hội.
Trên thực tế công tác xây dựng thủ tục hành chính của cơ quan hành chính
nhà nước nói chung đã đạt được nhiều thành tích đáng kể, đáp ứng được yêu cầu cơ
bản của quản lý nhà nước trên mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội. Tuy
nhiên hiện nay vẫn còn nhiều thủ tục hành chính trong quản lý nhà nước nói chung
còn bộc lộc nhiều khiếm khuyết như: Văn bản có nội dung trái pháp luật và thủ
thục hành chính, văn bản không có tính khả thi,.... Và những văn bản đó, đang và
sẽ còn gây nhiều ảnh hưởng không nhỏ đến mọi mặt của đời sống xã hội, làm giảm
uy tín và hiệu quả tác động của cơ quan hành chính nhà nước. Qua thời gian thực
tập ở UBND xã Na Sang em đã có dịp tìm hiểu về công tác xây dựng của thủ tục
hành chính ở UBND xã Na Sang. Tuy nhiên, do giới hạn về thời gian cũng như
năng lực cá nhân, báo cáo chuyên đề này chỉ tập trung nghiên cứu “ Thực hiện thủ
tục hành chính tại Văn phòng UBND xã Na Sang”
Thực trạng và giải pháp đổi mới, với mong muốn hoàn thiện kiến thức ở
trường, áp dụng có hiệu quả vào công tác quản lý hành chính, đóng góp ý kiến để
nâng cao chất lượng mô hình “một cửa” đang được thực hiện tại tỉnh. Do thời gian


nghiên cứu có hạn và kinh nghiệm của bản thân chưa nhiều nên không tránh khỏi
những thiếu sót. Em rất mong được sự đóng góp ý kiến của thầy cô và các bạn để
bài khóa của em hoàn thiện.
1.2. Mục tiêu của đề tài

1


Nghiên cứu đề suất và triển khai thực hiện các giải pháp nhằm khắc phục một cách
có hiệu quả, khả thi các hiệu quả các tồn tại, hạn chế trong quá trình thực hiện tổ
chức và quá trình quản lý cơ chế một cửa.
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu
Trong quá trình thực hiện thủ tục hành chính tại UBND xã Na Sang đã giúp
được em lựa chọn được chuyên đề thực hiện các thủ tục hàng chính tại xã và địa
phương, đã tìm hiểu được và nghiên cứu
Trong quá trình thực hiện thủ tục hành chính tại UBND xã Na Sang đã giúp
được em lựa chọn được chuyên đề thực hiện các thủ tục hàng chính tại xã và địa
phương, và đã tìm hiểu được thủ tục hành chính của tỉnh Điện Điện thuộc thẩm
quyền giải quyết của UBND xã Na Sang như:
+ Thủ tục đăng ký khai sinh
+ Thủ tục đăng ký kết hôn
+ Thủ tục đăng ký khai tử
+ Thủ tục đăng ký chứng thực văn bản
+ Thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất...
- phạm vi nghiên cứu
+ Giới hạn về không gian: Tại UBND xã Na Sang – Huyện Mường Chà
+ Giới hạn về thời gian: Từ ngày 22 tháng 02 năm 2016 đến ngày 11 tháng 4
năm 2016
- Phương pháp nghiên cứu

Trong thời gian thực tập tại UBND xã Na Sang em đã tiến hành nghiên cứu
và tìm hiểu về chuyên đề cải cách thủ tục hành chính tại UBND xã, khi tiến hành
nghiên cứu em đã sử dụng những phương pháp sau:
+ Phương pháp phân tích:
Trong mỗi cơ quan bộ máy nhà nước đều được xác định những chức năng,
nhiệm vụ, trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ, nhằn phục vụ cho hoạt động
quản lý của các cơ quan, trong thực tế có nhiều cơ quan có thể thực hiện một số
nhiệm vụ khác nhau, vì thế cần phải lựa chọn tài liệu để phù hợp với các chức
năng, nhiệm vụ của cơ quan.
+ Phương pháp so sánh:

2


So sánh giũa lý thuyết với thục tiễn nhằm xây dựng được hệ thống lý thuyết
và đưa ra những kết quả giải quyết góp phần hoàn thiện công tác thủ tục hành
chính.
So sánh giữa các thời kỳ lịch sử khác nhau để rút ra những bài học thực tiễn
nhằm tiến tới hoàn thiện công tác hành chính.
Tiến hành so sánh số liệu văn bản thủ tục hành chính qua các năm.
+ Phương pháp tổng hợp:
Nhìn từ những khía cạnh về nội dung, hình thức về những quy trình, thủ tục
của công tác hành chính có thể khái quát lên thành những lý luận chung tức là mình
phải đưa ra những quan niệm, những luận điểm của mình về quá trình sáng tạo ra
pháp luật nói riêng và tạo ra những sản phẩn quản lý công tác hành chính nói
chung.
+ Phương pháp điều tra, thăm dò:
Tìm hiểu các hoạt động diễn ra trong cơ quan, đặc biệt là đối tác với công tác
hành chính.
+ Phương pháp quan sát:

Quan sát quá trình làm việc thực hiện quá trình làm việc thực hiện giải quyết
các thủ tục hành chính.

3


Phần 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
2.1. Cơ sở lý luận
Thủ tục hành chính là các khâu, các bước phải thực hiện tương ứng với công
việc được giao.
Thủ tục hành chính là một bộ phận không thể thiếu trong quản lý nhà nước,
khi tiến hành một công việc cụ thể cần phải năng được từng nội dung cụ thể và các
bước giải quyết các thủ tục theo quy định của Nhà nước đã ban hành.
Thủ tục hành chính là một trình tự không gian, thời gian, cách thức giải
quyết của từng công việc của cơ nhà nước và cơ quan hành chính nhà nước từ trung
ương đến địa phương, các cơ quan hành chính nhà nước được Nhà nước trao quyền
quản lý Nhà nước của từng cơ quan.
Thủ tục hành chính là phương thức và cách thức dùng để giải quyết các công
việc theo trình tự nhất định hoặc giải quyết các nhiệm vụ liên quan chặt chẽ với
nhau.
Thủ tục hành chính giúp cho hoạt đọng quản lý của các cơ quan Nhà nước
được khoa học thực hiện tính công quyền trong thời gian làm việc, cải cách thủ tục
hành chính là cải cách tác phong, lề lối của bộ máy Nhà nước.
Thủ tục hành chính đóng vai trò quan trọng trong hoạt đọng quản lý cải cách
thủ tục hành chính tác động mạnh tới sự phát triển của đất nước, đồng thời duy trì
được tính dân chủ trong xã hội chủ nghĩa.
Công tác thủ tục hành chính trong cơ quan tổ chức của bộ máy nhà nước bao
gồm toàn bộ các công việc về thủ tục hành chính ban hành các công việc phủ thuộc
về thủ tục hành chính; quản lý giấy tờ liên quan hành chính; quản lý hành chính và

tài liệu khác hình thành trong quá trình hoạt động của các cơ quan tổ chức bộ máy
Nhà nước trong cơ quan.
Từ những đặc điểm trên bản thân tôi có thể thấy rằng công tác thủ tục hành
chính có mặt ở hầu hết các cơ quan tổ chức cán bộ công chức. Hoạt động này trở
thành hoạt động thường xuyên của cơ quan, góp phần không nhỏ trong việc nâng
cao chất lượng lãnh đạo, chỉ đạo và quả của hoạt động của cấp ủy, của các cơ quan
tổ chức bộ máy nhà nước, từ trung tới địa phương.
Một số khái niệm của thủ tục hành chính
Thủ tục hành chính là phương thức, cách thức giải quyết công việc theo một
trình tự nhất định, một thể lệ thống nhất, gồm một loạt nhiệm vụ liên quan chặt chẽ
với nhau nhằm đạt được kết quả mong muốn.
4


Thủ tục hành chính phải theo pháp luật và văn bản của cơ quan nhà nước cấp
trên, phải thực hiện đúng trình tự với phương tiện, biện pháp và hình thức được
pháp luật cho phép.
Nguyên tắc của thủ tục hành chính
Chỉ những cơ quan nhà nước có thẩm quyền mới được ban hành thủ tục hành
chính.
Thủ tục hành chính phải được xây dựng trên cơ sở nhận thức đầy đủ yêu cầu
khách quan của tiến trình phát triển xã hội.
Trong tình hình mới, cùng với việc xây dựng các thủ tục mới, cần kịp thời,
sửa đổi, bãi bỏ những thủ tục xét thấy đã lỗi thời để tạo điều kiện tốt cho các hoạt
động của nền kinh tế thị trường phát triển đúng hướng.
Các thủ tục hành chính khi ban hành phải có sự giải thích cụ thể, rõ ràng về
nội dung của thủ tục và cả về phạm vi áp dụng của nó.
Các thủ tục hành chính đều được công khai.
Thủ tục hành chính của mỗi lĩnh vực không được mâu thuẫn nhau và với các
lĩnh vực có liên quan (tránh sự hỗn loạn, không kiểm soát được, tùy tiện trong quá

trình giải quyết công việc).
Yêu cầu của việc thực hiện thủ tục hành chính
- Đảm bảo tính chính xác, công minh.
- Khi giải quyết các thủ tục hành chính, các bên tham gia đều bình đẳng
trước pháp luật.
- Tránh tình trạng yêu cầu của dân gửi đến cơ quan nhà nước không được
giải quyết kịp thời, mặc dù thủ tục hoàn toàn đầy đủ và chính xác. Không đưa ra
các quy định chung chung, sơ hở
Quy trình ban hành thủ tục hành chính
- Có quy định rõ ràng về chế độ công vụ
Cần có một chế độ công vụ và quy chế làm việc rõ ràng để tránh tình trạng
vô trách nhiệm, giảm bớt phiền hà trong quá trình giải quyết công việc.
- Công khai hoá các thủ tục hành chính dưới các hình thức thích hợp
(để mọi người dân biết và thực hiện theo yêu cầu cơ bản của cải cách thủ tục hành
chính)

5


- Thường xuyên tiến hành rà soát các thủ tục hành chính liên quan đến hoạt
động của cơ quan nêu trong các văn bản quy phạm pháp luật của các cấp có thẩm
quyền
- Có sự phân công trách nhiệm rõ ràng và sự hợp tác chặt chẽ trong quá trình
giải quyết các thủ tục hành chính
- Có cán bộ đủ trình độ nghiệp vụ để thực thi công vụ
- Thực hiện đầy đủ các giai đoạn trong giải quyết các vụ việc cụ thể
Các thủ tục giải quyết các vụ việc riêng biệt xuất hiện do nhu cầu thực tế dù
có khác nhau về tính chất, phạm vi nhưng đều có thể chia thành các giai đoạn sau:
+ Khởi xướng vụ việc.
+ Xem xét và ra quyết định giải quyết vụ việc

+ Thi hành quyết định xử lý
+ Khiếu nại và xem xét lại quyết định bị khiếu nại hoặc xem xét lại quyết
định đã ra khi phát hiện tình tiết mới.
- Quy trình thực hiện thủ tục hành chính
Bước 1: Công dân có nhu cầu nộp hồ sơ tại bộ phận một cửa cho Công chức
tư pháp – Hộ tịch của UBND xã nơi người đó thường trú hoặc cư trú.
Bước 2: Công chức Tư pháp hộ tịch kiểm tra đăng ký hồ sơ, giấy tờ.
+ Nếu giấy tờ đầy đủ, hợp lệ thì thủ lý để giải quyết công dân như vào sổ,
làm giấy chứng nhận, quyết định…
+ Nếu giấy tờ không đầy đủ hợp lệ thì trả lại và giải thích lý do cho công
dân.
Bước 3: Công chức Tư pháp – Hộ tịch trình chủ tịch UBND xã ký, sau đó trả
kết quả cho công dân tại bộ phận một cửa.
Dưới đây là một số các thủ tục thường xuyên được thực hiện tại các UBND
xã phường, thị trấn.
2.2. Cơ sở thực tiễn
- Cơ sở thực tiễn
Căn cứ Nghị quyết số 38 (ngày 4-5) về cải cahcs một bước thủ tục hành
chính trong việc giải quyết của công dân và tổ chức

6


Căn cứ Nghị quyêt 76/NQ-CP ngày 08 tháng 11 năm 2011 của chính phủ
ban hành chương trình tổng thể cải cách hành chính Nhà nước giai đoạn 20112020.
Căn cứ vào thủ tục hành chính của tỉnh Điện Biên ban hành nhằm hướng dẫn
thực hiện thủ tục hành chính trong phạm vi của tỉnh.
Tỉnh Điện Biên: Cải cách hành chính từ “cải cách con người” Tiếp nhận, giải
quyết thủ tục ở bộ phận 1 cửa. Một trong những quyết tâm chính trị của Đảng, Nhà
nước là “Xây dựng nền hành chính Nhà nước trong sạch, vững mạnh, bảo đảm

quản lý thống nhất, thông suốt, hiệu lực, hiệu quả”.
Đây là một trong những giải pháp cơ bản để thực hiện thắng lợi kế hoạch
phát triển kinh tế - xã hội được đặt ra tại Nghị quyết Đại hội XI của Đảng. Yếu tố
con người liên quan đến tất cả các khâu trong xây dựng nền hành chính hiệu quả
nên muốn cải hành chính, rất cần “cải cách con người”.
Công tác cải cách hành chính được Chính phủ triển khai thực hiện từ năm
2001, trên 4 lĩnh vực: Cải cách thể chế, cải cách tổ chức bộ máy hành chính và chế
độ công vụ, xây dựng kiện toàn bộ máy cán bộ công chức và cải cách tài chính
công. Đối với Điện Biên, công tác cải cách thủ tục hành chính trong cải cách thể
chế được ưu tiên tập trung thực hiện. Qua gần 15 năm thực hiện cải cách tổng thể
nền hành chính Nhà nước, UBND tỉnh đã thường xuyên chỉ đạo các cấp, ngành xây
dựng chương trình, kế hoạch thực hiện công tác rà soát thủ tục hành chính trên các
lĩnh vực, qua đó phát hiện những bất hợp lý, kiến nghị các cấp có thẩm quyền thay
đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ những thủ tục không còn phù hợp. Đồng thời, UBND tỉnh
yêu cầu các tổ chức, đơn vị niêm yết công khai quy trình, thủ tục tiếp nhận hồ sơ,
phí, lệ phí và thời gian giải quyết công việc đối với các tổ chức, cá nhân và doanh
nghiệp khi có yêu cầu Những chuyển biến này đã nhận được sự đồng tình của
người dân và các doanh nghiệp. Qua thực hiện đơn giản, công khai các thủ tục hành
chính, chất lượng và hiệu quả hoạt động của bộ máy hành chính được nâng lên. Các
tổ chức, cá nhân trực tiếp hoặc gián tiếp thực hiện được quyền giám sát hoạt động
của
bộ
máy
hành
chính,
cán
bộ,
công
chức.
Cùng với cải cách thể chế, công tác đổi mới, nâng cao chất lượng đội ngũ

cán bộ, công chức cũng được tỉnh chú trọng thực hiện. Thông qua công tác đào tạo,
bồi dưỡng, chất lượng, trình độ và năng lực của đội ngũ cán bộ công chức trong
tỉnh đã được nâng lên, kể cả đội ngũ cán bộ công chức ở cơ sở từng bước đáp ứng
yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.
Có thể nói, những năm qua, công tác cải cách hành chính của tỉnh đã tạo
được những chuyển biến tích cực song chưa được như mong muốn. Nhìn nhận về
nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế trong công tác cải cách hành chính, UBND

7


tỉnh có nhận định: Nhận thức của một bộ phận cán bộ, công chức trong đó có cả
cán bộ quản lý về công tác cải cách hành chính chưa thực sự sâu rộng, chưa coi
công tác cải cách hành chính là công việc của cấp mình, ngành mình; việc tổ chức
triển khai còn mang tính hình thức, thiếu sự quyết tâm, ngại đổi mới, trông chờ ỉ lại
vào cấp trên... Thiết nghĩ, để khắc phục những hạn chế trên, khâu quan trọng trong
cải cách hành chính là nên từ “cải cách con người”. Bởi dư luận cho rằng, sở dĩ
công tác cải cách hành chính dù đã được chỉ đạo thực hiện quyết liệt nhưng hiệu
quả chưa như mong muốn do vướng ở khâu người thực hiện. Hiện có tình trạng cán
bộ sợ trách nhiệm nên chỉ lo giữ mình không bị sai, khư khư giữ nguyên tắc và bắt
người khác phải bổ sung, hoàn thiện thủ tục hành chính nên gây phiền hà cho tập
thể cũng như cá nhân. Thêm vào đó là tình trạng thiếu trách nhiệm với công việc
chung dẫn đến đùn đẩy trách nhiệm giải quyết, gây ách tắc công việc.
Một hạn chế nữa trong việc thực hiện nhiệm vụ của cán bộ, công chức là lối
tư duy theo kiểu đợi cấp trên chỉ đạo, đợi cấp trên làm trước, dưới làm sau, trông
chờ, dựa dẫm trong thực hiện nhiệm vụ. Qua phản ánh của một số tập thể, cá nhân,
tình trạng tùy tiện khi vận dụng quy định của pháp luật, thái độ quan liêu, cửa
quyền, hách dịch trong giải quyết công việc của cán bộ, công chức, thậm chí cả ở
cán bộ lãnh đạo quản lý vẫn còn. Do đó, dù thủ tục hành chính có thuận tiện, năng
lực cán bộ tốt... nhưng đạo đức công vụ của người thực hiện nhiệm vụ không tốt thì

kết quả cải cách hành chính cũng không đạt như mong muốn. Bởi vậy, rất cần nâng
cao đạo đức công vụ cho cán bộ công chức. Để làm được điều đó, mỗi cơ quan,
đơn vị cần xây dựng, trang bị cho đội ngũ cán bộ công chức hiểu rõ về ý thức trách
nhiệm, bổn phận, nghĩa vụ, thái độ phục vụ theo đúng tiêu chuẩn cán bộ công chức.
Luật Cán bộ công chức quy định: Trong giao tiếp ở công sở, cán bộ công chức phải
có thái độ lịch sự, tôn trọng đồng nghiệp; ngôn ngữ giao tiếp phải chuẩn mực, rõ
ràng, mạch lạc... Khi giao tiếp với dân, cán bộ công chức phải gần gũi với dân, có
tác phong thái độ lịch sự, nghiêm túc, khiêm tốn; không được hách dịch, cửa
quyền, gây khó khăn, phiền hà cho nhân dân khi thi hành công vụ... Soi vào thực tế,
có thể nhận định rằng ở một số nơi, giao tiếp công vụ đang còn bất cập so với yêu
cầu
của
cải
cách
hành
chính.
Song nếu mỗi cơ quan, đơn vị, cá nhân thiếu quan tâm hoặc coi nhẹ văn hóa
công vụ trong thực thi nhiệm vụ, thì nền hành chính mà cán bộ phải là công bậc của
dân khó thành hiện thực. Để nền hành chính không phải để “hành là chính”, rất cần
cải cách từ con người, đặc biệt là từ văn hóa công vụ của cán bộ, công chức
Nội dung nghiên cứu và quy trình thực hiện thủ tục hành chính tại đơn vị
Các bước khi tiến hành thực hiện cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế
một cửa tại UBND xã. Công tác cải cách tổng thể nền hành chính Nhà nước có

8


nhiều khâu, nhiều nội dung; trong đó, văn hóa công vụ chỉ là 1 khâu trong toàn hệ
thống.
Căn cứ bộ thủ tục hành chính tại đơn vị thực tập.

Hiện nay UBND xã Na Sang đang áp dụng văn bản theo chế độ “một cửa,
một dấu” của cơ quan hành chính nhà nước, hoạt động tổ chức khai thác và sử dụng
tài liệu trong phông lưu trữ cơ quan tại đơn vị.
Phần 3
KẾT QUẢ THỰC HIỆN CHUYÊN ĐỀ THỰC HIỆN THỦ TỤC HÀNH
CHÍNH TẠI UBND XÃ NA SANG
3.1. Đặc điểm tình hình của UBND xã Na Sang
* Lịch sử hình thành
UBND xã Na Sang được thành lập ngày 26/3/2007. Trong những năm đầu
thành lập UBND xã gặp không ít khó khăn. Cơ sơ vật chất còn nhiều thiếu thốn, do
mới thành lập nên số lượng cán bộ nhiều hạn chế với số lượng ít chưa được đào tạo
về chuyên môn nghiệp vụ, để phục vụ cho công tác. Bên cảnh đó khối lượng công
việc nhiều dẫn đến tình trạng thiếu cán bộ, nhiều người phải kiêm nghiện nhiều
việc.
Khoa học kỹ thuật phục vụ công tác còn thiếu nhiều nên chất lượng công
việc chưa được cao. Trải qua năm tháng hoạt động và phát triển mặc dù điều kiện
kinh tế - xã hội còn nhiều khó khắn nhưng nhờ sự giúp đỡ, quan tâm của các cấp
lãnh đạo UBND xã Na Sang đã từng bước được củng cố, kiện toàn bộ máy tổ chức
cán bộ được nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ phục vụ công tác, làm tốt vai
trò của mình, Cơ sơ vật chất được nâng cao. Trong những năm gần đây xã đã có
những thành tựu nhất định. Quá trình quản lýcó những thay đổi nền kính tế xã hội
đã được nâng cao, đời sống của nhân dân trên đị bàn được ổn định hơn.
- Vị trí địa lý:
Na Sang là một xã biên giới nằm bên cạnh đường quốc lộ 12 về phía nam
giáp huyện Mường Chà, xã mới chia tách thành lập năm 2007 của xã Mường Mươn
nay là xã Na Sang, gần trung tâm của Huyện Mường Chà, cách xa trung tâm Huyện
Mường Chà 10 km về phía Bắc.
Có đường biên giới Quốc gia với nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào dài 7
km, với 2 mốc 80, 81 giáp cụm 10 bản Na Lằm huyện Mường may – Tỉnh phong sa
ly Lào.


9


Địa hình đồi núi phức tạp, có bản xa trung tâm xã từ 18 đến 20 km, đường
xá đi lại khó khăn. Có vị trí quan trọng về chính trị - Kinh tế, an ninh – Quốc
phòng.
- Phía Đông: Giáp với xã Huổi mí.
- Phía nam: Giáp với xã Mường Mươn.
- Phía tây: Giáp xã Ma Thì Hồ và biên giới CHDCND Lào.
- Phía Bắc: Giáp với thị trấn Huyện Mường Chà.
Toàn xã có tổng diện tích tự nhiên 11.412,56 ha. Trong đó đất nông nghiệp
là: 5.326,08 ha.
- Cơ cấu dân số
Toàn xã có 10 bản và 2 cụm dân cư được phân bổ theo 2 vùng khác nhau
(vùng thấp và vùng cao). Các bản sống rải rác và có 5 dân tộc anh, em cùng sinh
sống với 773 hộ = 4.464 nhân khẩu;
Trong đó:
- Dân tộc Thái: 55 hộ =284 khẩu chiếm 7,12 %
- Dân tộc H.Mông: 406 hộ =2700 khẩu chiếm 52,52 %
- Dân tộc Kinh: 31 hộ =110 khẩu chiếm 4,01%
- Dân tộc Khơ Mú: 126 hộ =673 khẩu chiếm 16,3 %
- Dân tộc Kháng : 155hộ = 720 khẩu chiếm 20,05%
* Quá trình phát triển
UBND xã Na sang được thừa kế Trụ sở của UBND xã Mường Mươn. Điều
kiện kinh tế kém phát triển, trình độ dân trí còn thấp nên ảnh hưởng đến sự phát
triển kinh tế - xã hội. Việc học tập áp dụng kỹ thuật vào sản xuất còn gặp nhiều hạn
chế.
Trải qua 8 năm thành lập và phát triển đến nay xã đã dần ổn định và phát
triển hơn trước, cơ sở hạ tầng được quan tâm xây dụng và cải thiện hơn. UBND xã

đã từng bước nâng cao hiệu quả làm việc kinh tế xã đã Na Sang dần được ổn định,
đời sống người dân đã dần chuyển biến rõ dẹt từng bước xóa đói giảm nghèo.
Xã Na Sang luôn được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của Huyện ủy HĐND –
UBND huyện, và được nhà nước quan tâm cũng như đầu tư các chính sách, chương
trình dự án cho sự phát triển kinh tế - xã hội cũng như hỗ trợ cho xã phát triển như:
chương trình 134, 135 giai đoạn II, 167, 160….

10


Trong những năm qua tình hình an ninh – chính trị luôn giữ vững ổn định.
Nhân dân trong xã đoàn kết, giúp đỡ nhau trong việc phát triển kinh tế, ổn định đời
sống nhân dân và giữ vững an ninh – chính trị, trật tự an toàn xã hội và chủ quyền
biên giới quốc gia. Cán bộ, nhân dân tin tưởng vào chủ trương đường lối chính sách
của Đảng, pháp luật nhà nước.
Các ban ngành, đoàn thể tổ chức tuyên truyền, vận động các chủ chương,
chính sách của đảng như: Luật tạm trú, biên giới quốc gia, an toàn giao thông
đường bộ trên đia bàn số hộ, số khẩu di cư đi, đến … phối hợp với các lực lượng
truy quét các loại tội phạm ma túy, trộm cắp, gây mất trật tự an ninh tại địa phương.
Tăng cường tuần tra, kiểm tra mốc biên giới, kịp thời báo cáo, tham mưu cho
Đảng và chính quyền địa phương giữ vững chủ quyền an ninh biên giới và phát
động phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa mới.
Công tác an ninh xã hội ngày càng được chú trọng, phong trào “toàn dân
đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa mới’’ được triển khai sâu rộng đến từng hộ dân
cư và gia đình.
Trải qua nhiều khó khăn, thách thức và cùng với sự lãnh đạo đúng đắn của
Đảng và sự đồng lòng của nhân dân, xã Na Sang đã từng bước đi lên cùng với sự
phát triển của đất nước.
* Cơ cấu tổ chức, đội ngũ cán bộ làm việc tại HĐND – UBND xã Na
Sang.

a. Cơ cấu nhân sự.
+ Thường trực Đảng ủy có 2 đồng chí:
- 01 Bí thư Đảng ủy;
- 01 Phó bí thư Đảng ủy.
+ Thường trực HĐND có 2 đồng chí:
-01 Chủ tịch HĐND;
- 01 Phó Chủ tịch.
+ Lãnh đạo UBND có 2 đồng chí:
- 01 Chủ tịch UBND;
- 01 Phó Chủ tịch UBND;
+ 7 Chức danh chuyên môn của UBND xã là:
- Công an xã 01 đồng chí;
- Xã đội 01 đồng chí;
11


- Văn phòng – Thống kê 02 đồng chí;
- Kế toán tài chính 02 đồng chí;
- Tư pháp 02 đồng chí;
- Địa chính 02 đồng chí;
- Văn hóa – xã hội 02 đồng chí;
+ Các tổ chức chính trị xã hội:
- Uỷ ban Mặt trận tổ quốc;
- Hội Liên Hiệp phụ nữ;
- Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh;
- Hội Cựu chiến binh;
- Hội nông dân;
+ Ngoài ra còn một số các chức danh khác như:
- Lao động và Thương binh xã hội;
- Thi đua khen thưởng;

- Hội người cao tuổi;
- Khuyến nông viên;
- Giao thông, thủy lợi;
- Hội Chữ thập đỏ;
- Thú y;
- Văn thư lưu trữ;
b. Cơ cấu tổ chức, đội ngũ cán bộ làm việc tại HĐND – UBND Xã Na
Sang.
SƠ ĐỒ CƠ CẤU TỔ CHỨC ĐẢNG ỦY – HĐND – UBND XÃ NA
SANG
CHỦ TỊCH
UBND

Phó chủ tịch
UBND
12


Công chức

Công chức

Công chức

Công chức

Chỉ huy

Trưởng Công chức


Văn phòng

địa chính –

Tư pháp –

Kế toán –

trưởng

công an

– thống kê

xây dựng

Hộ tịch

tài chính

quân sự

Văn hóa
xã hội

Qua sơ đồ ta thấy rõ được mối quan hệ chặt chẽ giữa các thành viên với Uỷ
ban nhân dân, Các công chức có chức năng tham mưu, giúp việc cho Uỷ ban nhân
dân và Chủ tịch Uỷ ban nhân dân thực hiện chức năng quản lý nhà nước ở xã, bảo
đảm sự thống nhất quản lý theo lĩnh vực chuyên môn; chịu trách nhiệm trước Chủ
tịch Uỷ ban nhân dân xã và cơ quan chuyên môn cấp huyện về lĩnh vực được phân

công.
Ngoài ra còn có đội ngũ cán bộ không chuyên trách của xã:
- Hoạt động của UBND cấp xã.
Hiệu quả hoạt động của UBND xã được bảo đảm bằng hiệu quả hoạt động
của tập thể UBND, Chủ tịch UBND, các thành viên khác của UBND và của các bộ
phận chuyên môn và tổ chức chính trị xã hội.
* Hoạt động của tập thể UBND
- UBND họp giao ban tháng ít nhất là 1lần /tháng
- Các quyết định của UBND phải được quá nửa tổng số thành viên UBND
biểu quyết tán thành.
* Chức năng nhiệm vụ và Hoạt động của văn phòng tại UBND xã Na
Sang.

13


- Quản lý thống nhất việc ban hành văn bản của HĐND và UBND, Chủ tịch
UBND xã đảm bảo chủ trương, đường lối của Đảng và các quy định pháp luật của
Nhà nước.
- Xây dựng các chương trình làm việc của HĐND xã, UBND và chủ tịch
UBND xã, giúp lãnh đạo theo dõi, đôn đốc các công việc trong cơ quan.
- Theo dõi các bộ phận chuyên môn thuộc UBND trong việc thực hiện các đề
án và tham gia ý kiến về nội dung, hình thức và thể thức trong quy trình soạn thảo
các đề án đó.
- Thẩm tra các đề án của các bộ phận thuộc UBND, xã trình UBND huyện
quyết định hoặc để UBND huyện trình cấp có thẩm quyền quyết định.
- Tổ chức thực hiện mối quan hệ làm việc giữa UBND, Chủ tịch UBND với
HĐND, các bộ phận chuyên môn của HĐND xã, với UBMTTQ và các Đoàn thể,
các cơ quan trực thuộc UBND huyện, các cơ quan của cấp trên đóng trên địa bàn
huyện.

- Phối hợp với thanh tra thành phố giúp TT.HĐND-UBND huyện trong việc tổ
chức tiếp nhận và giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo của công dân theo quy định của
pháp luật.
- Tổ chức việc công bố, truyền đạt các quy định của pháp luật, Nghị quyết của
HĐND, Quyết định, Chỉ thị của UBND huyện và của cấp trên đến các bộ phận có
liên quan, các Đoàn thể và Chủ tịch UBND xã theo dõi, đôn đốc, kiểm tra các bộ
phận chuyên môn, các đoàn thể trong UBND xã thực hiện Nghị định, Quyết định,
Chỉ thị đó.
- Tổ chức phục vụ hoạt động của các kỳ họp HĐND, phiên họp UBND xã, các
cuộc họp và làm việc của Thường trực HĐND xã, Chủ tịch UBND xã với các bộ
phận chuyên môn, các phòng của của HĐND và các Đoàn thể.
- Giúp thường trực HĐND dự thảo Nghị quyết kỳ họp của HĐND huyện, quản
lý, Lưu trữ, bảo quản hồ sơ, tài liệu các kỳ họp HĐND, phiên họp của HĐNDUBND bộ phận của HĐND và Chủ tịch UBND xã.
- Giúp UBND huyện tổ chức quản lý đảm bảo các điều kiện phục vụ, Lễ tân
cho lãnh đạo xã đón tiếp các đoàn trong và ngoài tỉnh đến thăm, làm việc tại xã
theo quy dịnh của Nhà nước.
- Quản lý, tổ chức biên chế, cán bộ công chức hành chính, tài sản của Văn
phòng HĐND-UBND xã theo quy định của Nhà nước.
- Thực hiện nhiệm vụ, công tác khác được UBND và Chủ tịch UBND xã phân
công theo sự cần thiết hoặc do UBND, Chủ tịch UBND xã ủy nhiệm.
* Chức năng, nhiệm vụ và hoạt động của bộ phận văn phòng

14


- Có 01 văn phòng biên chế, 1 văn phòng thống kê. Văn phòng HĐND-UBND
Xã là cơ quan chuyên môn của các tổ , là bộ máy tham mưu giúp việc và phục vụ
trực tiếp cho hoạt động hàng ngày về điều kiện cơ sở vật chất cho nhiệm vụ công
tác của HĐND&UBND.
- Văn phòng HĐND-UBND xã là cơ quan tham mưu, tổng hợp và phối hợp

phục vụ sự lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của các tổ trưởng bản; bố trí công chức làm
việc theo chế độ chuyên viên giúp của xã thực hiện chức năng quản lý về các lĩnh
vực kinh tế, văn hóa, xã hội, thi đua khen thưởng, dân tộc tôn giáo, an ninh quốc
phòng tại địa xã.
- Văn phòng HĐND-UBND có tư cách pháp nhân, trụ sở làm việc và con dấu
riêng.
- Quản lý thống nhất việc ban hành văn bản của HĐND&UBND, Chủ tịch
UBND xã đảm bảo chủ trương, đường lối của Đảng và các quy định pháp luật của
Nhà nước.
- Xây dựng các chương trình làm việc của HĐND xã, UBND và Chủ tịch
UBND xã, giúp lãnh đạo theo dõi, đôn đốc các công việc trong cơ quan.
- Tổ chức thực hiện mối quan hệ làm việc giữa UBND, Chủ tịch UBND với
HĐND, các bộ phận chuyên môn của HĐND Xã, với UBMTTQ và các Đoàn thể,
các cơ quan trực thuộc UBND Huyện, các cơ quan của cấp trên đóng trên địa bàn.
- Phối hợp với UBND Huyện giúp các tổ dân phô trong việc tổ chức tiếp nhận
và giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo của công dân theo quy định của pháp luật.
- Tổ chức việc công bố, truyền đạt các quy định của Pháp luật, Nghị quyết của
HĐND, Quyết định, Chỉ thị của UBND Huyện và của cấp trên đến các bộ phận có
liên quan và các đoàn thể và Chủ tịch UBND Xã theo dõi, đôn đốc, kiểm tra các bộ
phận chuyên môn, các đoàn thể trong UBND Xã thực hiện Nghị định, Quyết định,
Chỉ thị.
- Tổ chức phục vụ hoạt động của các kỳ họp HĐND, phiên họp UBND xã, các
cuộc họp và làm việc của, Chủ tịch UBND Xã với các bộ phận chuyên môn, các
phòng của HĐND và các Đoàn thể.
- Giúp dự thảo Nghị quyết kỳ họp của HĐND Huyện, quản lý, lưu trữ, bảo
quản hồ sơ, tài liệu các kỳ họp HĐND, phiên họp của Chủ tịch UBND xã.
- Giúp UBND Xã Na Sang tổ chức quản lý đảm bảo các điều kiện phục vụ, cho
lãnh đạo đón tiếp các đoàn trong và ngoài Huyện đến thăm, làm việc tại xã theo
quy định của Nhà nước.
- Quản lý, tổ chức biên chế, cán bộ công chức Hành chính, tài sản của Văn

phòng HĐND-UBND xã theo quy định của Nhà nước.

15


- Thực hiện nhiệm vụ, công tác khác được UBND và Chủ tịch UBND Xã phân
công theo sự cần thiết hoặc do, Chủ tịch UBND Xã.
DANH SÁCH CÁN BỘ CÔNG CHỨC TẠI UBND XÃ NA SANG NĂM
2016
STT Họ và Tên

Năm sinh

Dân
Tộc

Nam Nữ
1

Lường Văn Kiêm

1970

Trình độ
VH

Thái

9/12


Chức vụ

CM LL
TC

TC

Bí thư
Đảng ủy

2

Quàng Văn Lan

1960

Khơ

9/12

TC


3

Quàng Văn Sun

1964

Khơ


Đảng ủy
9/11

TC

TC


4

Lò Văn Song

1970

Thái

Phó BT
CT.HĐN
D xã

9/12

TC

TC

Phó Chủ
tịch
HĐND


5

Vàng A Pó

1988

Mông

12/12

CT.UBND


6

Cà Văn Keo

1975

Kháng

9/12

TC

TC

Phó Chủ
tịch

UBND xã

7

Lý Dụ Cở

1960

Mông

9/12

Chủ tịch
UBMTTQ


8

Lò văn Thương

1974

Khơ

9/12


9

Quàng Văn Pinh


1965

Thái

TC

SC

Bí thư
đoàn xã

4/12

Chủ tịch

16


HCCB xã
10

Trần Văn Chức

1965

Kinh

9/12


TC

Trưởng
Công An


11

Đàm văn Quế

1976

Kinh

12/12

ĐH

TP - Hộ
tịch

12

Mào Thị Loan

1988

Thái

12/12


TC

TP - Hộ
tịch

13

Lò Thị Loan

1982

Thái

12/12

TC

Văn
phòng Thống kê

14

Nguyễn Thị Luyên

1983

Kinh

12/12




Văn
phòng Thống kê

15

Tòng Mạnh Hùng

1987

Thái

12/12

TC

Văn hóa Xã hội

16

Bùi Thị Trang

1981

Kinh

12/12


TC

Văn hóa Xã hội

17

Lê Trọng Cương

Kinh

12/12

ĐH

Tài chính
- Kế toán

18

Thào A Chếnh

1991

Mông

9/12

TC

Tài chính

- Kế toán

19

Lò Văn Ngoan

1981

Khơ

9/12





Địa chính
- Xây
dựng

20

Lò Văn Sơn

1990

Thái

9/12


21

Lò Văn Núi

1979

Kháng

5/12

TC

ĐC - NN
Phó
CT.UBM
17


TTQ xã
22

Giàng A Só

1982

Mông

9/12

TC


Phó
CT.HND

23

Lò Văn Khăm

1959

Khơ

4/12

Phó


24

Lò Văn Mai

1985

Kháng

CT.HCCB
9/12

Phó Bí
Thư Đoàn


25

Lý Thị Mẩy

1983

Mông

8/12

Phó
CT.HLHP
N

26

Lò Văn Chung

1963

Khơ

4/12

Chủ tịch


27


Quàng Văn Phong

1989

Kháng

HCTĐ
9/12

Phó
CT.HCTĐ

28

Lò Văn Song

1970

Thái

9/12

TC

TC

Văn
phòng
Đảng ủy


29

Lò Văn Dâm

1990

Thái

9/12

TC

Tuyên
Giáo

30

Lò Văn Quy

1986

Khơ

9/12

Tổ chức


31


Cháng A Nủ

1986

Mông

Đảng
12/12

Thi đua
khen
thưởng

32

Lý A Tủa

1986

Mông

9/12

TC

Giao
thông thủy
lợi

18



33

Lường Văn Thích

1987

Kháng

9/12

TC

CB
Khuyến
nông

34

Lò Thị Thương

1991

Thái

9/12

LĐTB và
XH


35

Lường Thị Bích

1987

9/12

CB VT TQ

36

Lò Văn Khụt

1987

Kháng

12/12

TC

Phó
trưởng
công an

37

Lò Văn Hinh


1981

Khơ

9/12

TC



Phó chỉ
huy
trưởng QS

38

Cà Văn Việt

1977

Khơ

6/12

SC


39


Lò Văn Thiết

1985

Khơ

CB thú y


9/12

TC



CB
Khuyến
nông

40

Sìn Văn Dung

1986

Kháng

9/12

TC


CB Thông
tin

41

Lý A Phòng

1985

Mông

9/12

Phó
CT.UBM
TTQ

42

Khoàng Thị Thích

1987

Thái

12/12

CB Quản
lý nhà văn

hóa

43

Sìn Văn Đỏi

1960

Kháng

4/12

Chủ tịch

19


HNCT
44

Lò Văn Quân

1988

Khơ

12/12


45


Cà Văn Dân

1981

Khơ

Đảng
9/12


46

Sùng Thị Máy

1985

Mông

Kiểm tra
Phó
CT.HCCB

12/12

Cán bộ
VP Đảng
ủy

47


Quàng Văn Lịch

1994

Khơ

12/12



Phó
trưởng
công an

3.2. Thực trạng công tác thực hiện thủ tục hành chính tại đơn vị thực tập
3.2.1. Đặc điểm tình hình chung
Trong quá trình triển khai thực hiện, các văn bản hướng dẫn, về TTHC
không có gì vững mắc các công chức đã nắn bắt được hướng dẫn của cơ quan có
thẩm quyền.
THIẾU
Hiện nay tại UBND xã thực hiện một số TTHC như sau.
* Thủ tục đăng ký khai sinh
a) Trình tự thực hiện:
- Công dân có yêu cầu nộp hồ sơ qua bộ phận một cửa Ủy ban nhân dân cấp
xã.
- Cán bộ tư pháp kiểm tra giấy tờ hợp lệ, ghi vào Sổ đăng ký khai sinh và
bản chính Giấy khai sinh.
- Chủ tịch UBND cấp xã ký và cấp cho người đi khai sinh một bản chính
Giấy khai sinh.

b) Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại Ủy ban nhân dân cấp xã
c) Thành phần, số lượng hồ sơ:
* Thành phần hồ sơ gồm:
20


- Giấy tờ phải nộp:
+ Tờ khai đăng ký khai sinh;
+ Giấy chứng sinh do cơ sở y tế, nơi trẻ em sinh ra cấp, nếu trẻ em sinh ra
ngoài cơ sở y tế thì Giấy chứng sinh được thay bằng văn bản xác nhận của người
làm chứng. Trong trường hợp không có người làm chứng thì người đi khai sinh
phải làm giấy cam đoan về việc sinh là có thực.
+ Một số trường hợp cụ thể khác:
Đăng ký khai sinh cho trẻ bị bỏ rơi được thực hiện tại UBND cấp xã, nơi cư
trú của người đang tạm thời nuôi dưỡng hoặc nơi có trụ sở của tổ chức đang tạm
thời nuôi dưỡng trẻ đó.
Trường hợp khai sinh cho con ngoài giá thú, nếu không xác định được người
cha, thì phần ghi về người cha trong sổ đăng ký khai sinh và Giấy khai sinh để
trống. Nếu vào thời điểm đăng ký khai sinh có người nhận con, thì UBND cấp xã
kết hợp giải quyết việc nhận con và đăng ký khai sinh.
- Giấy tờ phải xuất trình:
+ Chứng minh nhân dân của hai bên (hoặc hộ chiếu).
+ Sổ hộ khẩu, sổ đăng ký tạm trú.
+ Giấy chứng nhận kết hôn của cha, mẹ trẻ em (nếu có).
+ Trong trường hợp cán bộ Tư pháp hộ tịch biết rõ về quan hệ hôn nhân của
cha mẹ và trẻ em thì không bắt buộc phải xuất trình giấy chứng nhận kết hôn.
* Số lượng hồ sơ: 01 (bộ)
d) Thời hạn giải quyết: 01 ngày làm việc (trong trường hợp phải xác minh
không kéo dài thêm quá 05 ngày).
đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân

e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
- Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện
(nếu có): Ủy ban nhân dân cấp xã
- Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Ủy ban nhân dân cấp xã
g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy khai sinh.
h) Lệ phí: Không

21


i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
Tờ khai đăng ký khai sinh: Mẫu TP/HT-2015-TKKS.1
k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
- Trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày sinh con, cha, mẹ có trách nhiệm đi
khai sinh cho con; nếu cha, mẹ không thể đi khai sinh thì ông, bà hoặc những người
thân thích khác đi khai sinh cho trẻ em.
* Khai sinh cho trẻ em bị bỏ rơi
- Người phát hiện trẻ sơ sinh bị bỏ rơi có trách nhiệm bảo vệ trẻ và báo ngay
cho UBND cấp xã hoặc Công an xã, phường, thị trấn, nơi trẻ bị bỏ rơi để lập biên
bản và tìm người hoặc tổ chức tạm thời nuôi dưỡng trẻ em đó.
- Biên bản phải ghi rõ ngày, tháng, năm, địa điểm phát hiện trẻ bị bỏ rơi, giới
tính, đặc điểm nhận dạng, tài sản và các đồ vật khác của trẻ (nếu có); họ, tên, địa
chỉ của người phát hiện.
- UBND cấp xã, nơi lập biên bản có trách nhiệm thông báo trên Đài Phát
thanh hoặc Đài truyền hình địa phương để tìm cha, mẹ đẻ của trẻ. Đài Phát thanh
hoặc Đài truyền hình có trách nhiệm thông báo miễn phí 3 lần trong 3 ngày liên
tiếp các thông tin về trẻ sơ sinh bị bỏ rơi. Hết thời hạn 30 ngày, kể từ ngày thông
báo cuối cùng, nếu không tìm thấy cha, mẹ đẻ thì người hoặc tổ chức đang tạm thời
nuôi dưỡng trẻ có trách nhiệm đi đăng ký khai sinh.
- Khi đăng ký khai sinh cho trẻ sơ sinh bị bỏ rơi, họ tên của trẻ được ghi theo

đề nghị của người đi khai sinh; nếu không có cơ sở để xác định ngày sinh và nơi
sinh, thì ngày phát hiện trẻ bị bỏ rơi là ngày sinh; nơi sinh là địa phương nơi lập
biên bản; quốc tịch của trẻ là quốc tịch Việt Nam. Phần khai về cha, mẹ và dân tộc
của trẻ trong Giấy khai sinh và Sổ đăng ký khai sinh phải ghi rõ “trẻ bị bỏ rơi”.
Trong trường hợp có người nhận trẻ làm con nuôi, thì cán bộ tư pháp hộ tịch căn cứ
vào Quyết định công nhận việc nuôi con nuôi để ghi tên cha, mẹ nuôi vào phần ghi
về cha, mẹ trong Sổ đăng ký khai sinh và Giấy khai sinh của con nuôi; trong cột ghi
chú của Sổ đăng ký khai sinh phải ghi rõ “cha, mẹ nuôi”; nội dung ghi chú này phải
được giữ bí mật, chỉ những người có thẩm quyền mới được tìm hiểu.
- Trường hợp trẻ em bị bỏ rơi không phải là trẻ sơ sinh, thì việc lập biên bản
và thông báo tìm cha, mẹ đẻ của trẻ em cũng được thực hiện theo quy định trên.
Khi đăng ký khai sinh, những nội dung liên quan đến khai sinh được ghi theo lời
khai của trẻ; nếu trẻ không nhớ được thì căn cứ vào thể trạng của trẻ để xác định
năm sinh, ngày sinh là ngày 01 tháng 01 của năm đó; họ tên của trẻ được ghi theo
đề nghị của người đi khai sinh; quốc tịch của trẻ là quốc tịch Việt Nam, những nội
22


dung không xác định được thì để trống. Trong cột ghi chú của Sổ đăng ký khai sinh
phải ghi rõ “Trẻ bị bỏ rơi”.
* Đăng ký kết hôn
a) Trình tự thực hiện
- Công dân có yêu cầu nộp hồ sơ qua bộ phận một cửa Ủy ban nhân dân cấp
xã.
Khi đăng ký kết hôn, hai bên nam, nữ đến trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã (bộ
phận 1 cửa) tự nguyện khai vào tờ khai tờ khai đăng ký kết hôn (theo mẫu quy
định) do cán bộ tư pháp cấp và xuất trình gấy Chứng minh nhân dân (nếu không có
Chứng minh nhân dân thì phải có giấy tờ tuỳ thân khác).
- Sau khi đã kiểm tra đầy đủ các giấy tờ hợp lệ cán bộ tư pháp hộ tịch ghi
vào sổ đăng ký kết hôn và giấy chứng nhận kết hôn. Chủ tịch UBND hoặc Phó chủ

tịch Ủy ban nhân dân cấp cho mỗi bên vợ, chồng 1 bản chính giấy chứng nhận kết
hôn, giải thích cho hai bên về quyền và nghĩa vụ của vợ, chồng theo quy định của
Luật hôn nhân và gia đình. Bản sao giấy chứng nhận kết hôn được cấp theo yêu cầu
của vợ, chồng (Trong trường hợp 2 bên nam, nữ chưa nộp đủ giấy tờ theo quy định
hoặc cần phải xác minh thì cán bộ tư pháp hộ tịch viết phiếu hẹn giải quyết và trả
kết quả)
- Nhận kết quả tại bộ phận một cửa Uỷ ban nhân dân cấp xã.
b) Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại Ủy ban nhân dân cấp xã
c) Thành phần, số lượng hồ sơ:
* Thành phần hồ sơ gồm:
- Giấy tờ phải nộp:
+ Tờ khai đăng ký kết hôn (theo mẫu quy định).
+ Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân (theo mẫu).
(Trong trường hợp một người cư trú tại xã, cấp xã, thị trấn này nhưng đăng
ký kết hôn tại xã cấp xã khác thì phải có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi
cư trú đó về tình trạng hôn nhân của người đó).
+ Đối với cán bộ, chiến sĩ đang công tác trong lực lượng vũ trang, thì thủ
trưởng đơn vị của người đó xác nhận tình trạng hôn nhân.
Việc xác nhận tình trạng hôn nhân nói trên có thể xác nhận trực tiếp vào tờ
khai đăng ký kết hôn hoặc bằng giấy xác nhận tình trạng hôn nhân theo quy định.
23


- Giấy tờ phải xuất trình:
+ Chứng minh nhân dân của hai bên (hoặc hộ chiếu).
+ Hộ khẩu thường trú của bên nam, bên nữ.
+ Bản án quyết định ly hôn của Tòa án hoặc giấy chứng tử của vợ/chồng cũ
(trong trường hợp không phải kết hôn lần đầu).
* Số lượng hồ sơ: 01 (bộ)
d) Thời hạn giải quyết: 05 ngày làm việc (trong trường hợp phải xác minh

không kéo dài thêm quá 05 ngày).
đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân
e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
- Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện
(nếu có): Ủy ban nhân dân cấp xã
- Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Ủy ban nhân dân cấp xã
g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy chứng nhận
h) Lệ phí: Không
i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
Tờ khai đăng ký kết hôn: Mẫu TP/HT-2015-KH.1
k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
* Khi đăng ký kết hôn, hai bên nam, nữ phải có mặt. Đại diện Ủy ban nhân
dân cấp xã yêu cầu hai bên cho biết ý muốn tự nguyện kết hôn của mình.
* Nam nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây:
- Nam từ hai mươi tuổi trở lên, nữ từ mười tám tuổi trở lên;
- Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định, không bên nào được ép
buộc, lừa dối bên nào; không ai được cưỡng ép hoặc cản trở;
* Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn quy định
tại Điều 10 của Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000.
Việc kết hôn bị cấm trong những trường hợp sau đây:
- Người đang có vợ hoặc có chồng;
- Người mất năng lực hành vi dân sự;
24


- Giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ
trong phạm vi ba đời;
- Giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con
nuôi, bố chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, bố dượng với con riêng của vợ, mẹ
kế với con riêng của chồng;

- Giữa những người cùng giới tính.
* Đăng ký khai tử và đăng ký lại việc khai tử
a) Trình tự thực hiện:
- Người đi khai tử phải nộp Giấy báo tử hoặc giấy tờ thay cho Giấy báo tử
theo quy định của pháp luật.
- Sau khi kiểm tra các giấy tờ hợp lệ, cán bộ tư pháp hộ tịch ghi vào sổ đăng
ký khai tử và giấy chứng tử.
- Chủ tịch UBND cấp xã kí và cấp cho người đi khai tử một bản chính Giấy
chứng tử.
b) Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại Ủy ban nhân dân cấp xã
c) Thành phần, số lượng hồ sơ:
* Thành phần hồ sơ gồm:
- Giấy tờ phải nộp:
+ Giấy báo tử.
+ Đối với người chết tại nhà ở nơi cư trú, thì văn bản xác nhận việc chết của
người làm chứng thay cho Giấy báo tử.
- Giấy tờ phải xuất trình:
* Số lượng hồ sơ: 01 (bộ)
d) Thời hạn giải quyết: 05 ngày làm việc (trong trường hợp phải xác minh
không kéo dài thêm quá 05 ngày).
đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân
e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
- Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện
(nếu có): Ủy ban nhân dân cấp xã
- Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Ủy ban nhân dân cấp xã
25


×