Tải bản đầy đủ (.doc) (36 trang)

Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ công chức cấp xã tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 20162020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (296.58 KB, 36 trang )

1
Phần 1. MỞ ĐẦU
1.1. LÝ DO LỰA CHỌN ĐỀ ÁN
Trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc nói chung, trong sự nghiệp
công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn ở Ninh Thuận nói
riêng, cán bộ, công chức nói chung, cán bộ, công chức cấp xã nói riêng đóng
vai trò vô cùng quan trọng. Hiệu quả hoạt động của chính quyền cấp xã suy
cho cùng được quyết định bởi năng lực, trình độ, phẩm chất của đội ngũ cán
bộ, công chức cấp này. Cấp xã là đơn vị hành chính cấp cơ sở trong hệ thống
hành chính 4 cấp ở nước ta, là nơi trực tiếp cụ thể hóa và thực hiện chủ trương
của Đảng, chính sách của Nhà nước, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của
chính quyền huyện, tỉnh. Vì vậy, việc quan tâm đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ
công chức cấp xã là nhiệm vụ vô cùng quan trọng của các cấp lãnh đạo và
chính quyền.
Ninh Thuận là tỉnh thuộc duyên hải Nam Trung bộ, có 65 đơn vị hành
chính cấp xã với 723 công chức. Trong những năm qua, tỉnh Ninh Thuận đã
có nhiều cố gắng đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ công chức cấp xã, tuy nhiên số
công chức có trình độ chuyên môn nghiệp vụ đại học chỉ chiếm 28,49%, cao
đẳng chiếm 4,98%, trung cấp chiếm 58,23%, còn lại 8,3% chưa được đào tạo
chuyên môn nghiệp vụ. Đào tạo lý luận chính trị với trình độ cao cấp chỉ mới
đạt 0,28%, trung cấp 21,44%, sơ cấp 21,58%, chưa qua đào tạo lý luận chính
trị 56,7%1. Như vậy, đội ngũ công chức cấp xã tỉnh Ninh Thuận cần phải
được tăng cường đào tạo, bồi dưỡng cả chuyên môn nghiệp vụ, cả lý luận
chính trị mới có thể đáp ứng tốt yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông
nghiệp, nông thôn Ninh Thuận. Vì vậy, tôi lựa chọn vấn đề “ Đào tạo, bồi
dưỡng đội ngũ công chức cấp xã tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2016-2020”
làm đề án tốt nghiệp lớp Hoàn chỉnh Cao cấp lý luận chính trị của mình.
1.2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ ÁN
Trên cơ sở xác định các căn cứ của việc xây dựng đề án, đánh giá
thực trạng công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ công chức cấp xã tỉnh Ninh


1

Nguồn Sở Nội vụ tỉnh Ninh Thuận.


2
Thuận thời gian qua, xây dựng nội dung và giải pháp thực hiện đề án đào tạo
công chức cấp xã tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2016-2020.
1.3. NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ ÁN
- Xác định các cơ sở (lý luận; chính trị, pháp lý; thực tiễn) của việc xây
dựng đề án;
- Xác định những nội dung cụ thể của đề án (thực trạng đào tạo, bồi
dưỡng công chức cấp xã tỉnh Ninh Thuận thời gian qua; xác định quan điểm,
đối tượng, nội dung, kinh phí đào tạo, bồi dưỡng công chức cấp xã Ninh
Thuận giai đoạn 2016-2020; xác định các giải pháp trong việc tổ chức thực
hiện đề án với sự tham gia phối hợp của các cơ quan, ban ngành liên quan
trong tỉnh).
1.4. GIỚI HẠN CỦA ĐỀ ÁN
-Đối tượng là đào tạo, bồi dưỡng công chức cấp xã tỉnh Ninh Thuận.
Giới hạn ở đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị và bồi dưỡng về quản lý Nhà
nước; về chuyên môn nghiệp; về kiến thức hội nhập.
-Không gian: Tỉnh Ninh Thuận
-Thời gian: giai đoạn 2016-2020.


3

Phần 2. NỘI DUNG
2.1. CĂN CỨ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN
2.1.1. Căn cứ khoa học, lý luận

2.1.1.1. Các khái niệm cơ bản
Đào tạo là quá trình chủ động, tích cực, tự giác có mục đích nhằm hình
thành ở đối tượng được đào tạo các tri thức, kỹ năng, kỹ xảo, thái độ, niềm
tin,…giúp họ có thể hoàn thiện nhân cách, rèn luyện phẩm chất đạo đức, hoàn
thành nhiệm vụ một cách hiệu quả tối ưu nhất. Nói khác đi, đào tạo là nhằm
làm cho người được đào tạo có những năng lực nhất định theo những tiêu
chuẩn, đòi hỏi, yêu cầu của tổ chức và xã hội.
Bồi dưỡng là quá trình chủ động tích cực nhằm bổ sung kiến thức, kỹ
năng, kỹ xảo còn thiếu hoặc đã lạc hậu không còn đáp ứng yêu cầu công việc,
bổ túc nghề nghiệp, đào tạo thêm hoặc củng cố các kỹ năng nghề nghiệp theo
các chuyên đề cho một đối tượng nhất định để giúp họ hoàn thành nhiệm vụ
một cách tối ưu nhất.
Theo Điều 4, Luật Cán bộ, công chức năm 2008, công chức là công dân
Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh trong
cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở
trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân
dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc
phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ
quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp và trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị
sự nghiệp công lập của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị
- xã hội (sau đây gọi chung là đơn vị sự nghiệp công lập), trong biên chế và
hưởng lương từ ngân sách nhà nước; đối với công chức trong bộ máy lãnh
đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập thì lương được bảo đảm từ quỹ
lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.
Theo Điều 61, Luật Cán bộ, công chức năm 2008, công chức cấp xã có
các chức danh sau đây: Trưởng Công an; Chỉ huy trưởng Quân sự; Văn phòng
- thống kê; Địa chính - xây dựng - đô thị và môi trường (đối với phường, thị


4

trấn) hoặc địa chính - nông nghiệp - xây dựng và môi trường (đối với xã);Tài
chính - kế toán; Tư pháp - hộ tịch; Văn hóa - xã hội.
Từ trên có thể thấy, đào tạo, bồi dưỡng công chức cấp xã là quá trình
chủ động, tích cực, có tổ chức nhằm hình thành, phát triển các tri thức, kỹ
năng, kỹ xảo, thái độ, niềm tin, v.v.. cùng với bổ sung, cập nhật hóa kiến thức,
bổ túc kỹ năng, kỹ xảo, v.v.. cho đội ngũ này để họ ngày càng hoàn thiện
nhân cách, phẩm chất đạo đức, trình độ, năng lực đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ
được giao.
2.1.1.2. Vai trò của đào tạo, bồi dưỡng công chức cấp xã
Đào tạo, bồi dưỡng công chức nói chung, công chức cấp xã nói riêng là
một nhiệm vụ quan trọng trong công tác cán bộ của Đảng và Nhà nước ta. Bởi
lẽ, cán bộ là “gốc” của công việc, là nhân tố quyết định sự thành bại của cách
mạng. Trong giai đoạn cách mạng hiện nay, Đảng và Nhà nước ta càng quan
tâm tới công tác này. Bởi lẽ, đào tạo, bồi dưỡng công chức cấp xã có những
vai trò quan trọng sau:
Một là, đào tạo, bồi dưỡng công chức cấp xã góp phần nâng cao số
lượng và chất lượng đội ngũ công chức ở cơ sở. Cấp xã là nơi trực tiếp giải
quyết những vấn đề phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh trật tự xã hội,
xây dựng đời sống mới, đây là cấp hành chính cuối cùng tổ chức thực hiện
đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước. Cấp xã là cầu nối
giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân. Người công chức cấp xã hàng ngày tiếp
xúc và làm việc với nhân dân, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của nhân dân, tổ
chức, lôi cuốn nhân dân thực hiện thắng lợi chủ trương, đường lối của Đảng,
chính sách pháp luật của Nhà nước. Do vậy, nếu đội ngũ công chức cấp xã có
phẩm chất, có năng lực, trình độ thì mới có cơ sở đưa chủ trương, đường lối
của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước vào cuộc sống, mới lôi cuốn
được nhân dân thực hiện các chủ trương, đường lối, chính sách này. Do vậy
đội ngũ này phải đủ về số lượng, bảo đảm về chất lượng, muốn thế phải tăng
cường đào tạo, bồi dưỡng họ.
Hai là, đào tạo, bồi dưỡng công chức cấp xã là góp phần hình thành đội

ngũ công chức ở cơ sở đáp ứng yêu cầu sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại
hóa. Thực hiện chủ trương của Đảng, toàn quân, toàn dân ta phấn đấu sớm


5
đưa nước ta trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại, trong đó có
công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Điều này, đòi hỏi đội
ngũ công chức cấp xã phải tích cực, năng động, biết vận dụng và cụ thể hóa
chủ trương công nghiệp hóa, hiện đại của của Đảng và Nhà nước vào điều
kiện cụ thể của địa phương. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là quá trình khó
khăn, phức tạp, mới mẻ, chưa có tiền lệ. Do vậy, đội ngũ cán bộ công chức
cấp xã nói chung, đội ngũ công chức cấp xã nói riêng phải thường xuyên đào
tạo, bồi dưỡng mới đáp ứng được yêu cầu.
Ba là, đào tạo, bồi dưỡng công chức cấp xã là góp phần xây dựng và
hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Xây dựng và từng bước
hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa là quá trình đầy khó khăn
bao gồm nhiều nội dung. Trong đó có xây dựng đội ngũ công chức, bởi lẽ,
công chức là một mắt xích quan trọng không thể thiếu của bất kỳ nền hành
chính pháp quyền nào. Đội ngũ công chức có vai trò thực thi pháp luật để
quản lý các lĩnh vực của đời sống xã hội, bảo đảm hiệu lực đường lối của
Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Khác với nhà nước pháp quyền tư
sản, công chức trong nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của ta đóng vai
trò quan trọng trong việc duy trì trật tự, kỷ cương, pháp luật và bảo vệ lợi ích
của quần chúng lao động. Đội ngũ công chức còn có nhiệm vụ tổ chức thực
hiện pháp luật trong cuộc sống, quản lý nhà nước trên các lĩnh vực của đời
sống xã hội phù hợp với mục tiêu dân chủ xã hội chủ nghĩa. Nhưng muốn
thực hiện được vai trò đó, đội ngũ công chức phải am hiểu công việc, có kiến
thức đầy đủ, tinh thông khoa học quản lý,v.v.. Đào tạo, bồi dưỡng công chức
nói chung, công chức cấp xã nói riêng là nhằm giúp họ có cơ sở, điều kiện
thực hiện tốt vai trò, nhiệm vụ của mình trong nhà nước pháp quyền xã hội

chủ nghĩa. Nghĩa là góp phần củng cố nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa
của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân.
2.1.1.3. Mục tiêu, đối tượng, nội dung của đào tạo, bồi dưỡng công
chức cấp xã tỉnh Ninh Thuận
Mục tiêu đào tạo, bồi dưỡng công chức cấp xã tỉnh Ninh Thuận là nhằm
xây dựng được đội ngũ công chức cấp xã có bản lĩnh chính trị vững vàng, có
phẩm chất đạo đức tốt, có trình độ chuyên môn từ trung cấp trở lên, trình độ


6
lý luận chính trị từ trung cấp, có kỹ năng, kỹ xảo và kiến thức phù hợp với
nhiệm vụ công tác.
Đối tượng đào tạo, bồi dưỡng công chức cấp xã tỉnh Ninh Thuận là
những công chức cấp xã đang công tác ở xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh
Ninh Thuận, không bao gồm những đối tượng hoạt động không chuyên trách
ở cấp xã quy định tại Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22 tháng 10 năm
2009 của Chính phủ Về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối
với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động
không chuyên trách ở cấp xã.
Nội dung đào tạo, bồi dưỡng công chức cấp xã tỉnh Ninh Thuận như giới
hạn ở phần trên gồm:
- Đào tạo, bồi dưỡng về lý luận chính trị;
- Bồi dưỡng về quản lý Nhà nước;
- Bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ;
- Bồi dưỡng kiến thức ngoại ngữ, tin học;
- Bồi dưỡng kỹ năng giao tiếp hành chính, về kiến thức hội nhập quốc tế.
2.1.1.4. Những nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo, bồi dưỡng
công chức cấp xã tỉnh Ninh Thuận
- Sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, sự quan tâm của thủ trưởng đơn vị.
Sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, sự quan tâm của thủ trưởng đơn vị ảnh

hưởng rất lớn đến chất lượng, hiệu quả công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức
cấp xã tỉnh Ninh Thuận. Đó là sự chỉ đạo, lãnh đạo, sự quan tâm, quán xuyến
sát sao đến công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức nói chung, công chức cấp
xã nói riêng của các cấp ủy Đảng, thủ trưởng các đơn vị. Các cấp ủy, các cấp
chính quyền chủ động xây dựng chương trình, kế hoạch, quy hoạch công chức
để đào tạo, bồi dưỡng. Các cấp ủy Đảng ra nghị quyết chuyên đề về công tác
đào tạo, bồi dưỡng công chức; tổ chức thực hiện triển khai thực hiện nghị
quyết có phân công theo dõi, kiểm tra, giám sát, tổng kết việc thực hiện nghị
quyết chuyên đề về đào tạo, bồi dưỡng công chức cấp xã.
- Tính hợp lý, khoa học của kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng. Kế hoạch đào
tạo, bồi dưỡng công chức hợp lý, khoa học là kế hoạch được xây dựng trên cơ
sở chủ trương, nghị quyết của các cấp ủy Đảng; xuất phát từ nhu cầu thực tế


7
đào tạo, bồi dưỡng công chức; từ các nguồn lực tài chính, thời gian vật chất.
Kế hoạch phải có cơ sở thực tế để thực hiện, phù hợp với thời gian hoạt động
mùa, vụ, công việc của công chức cấp xã.
- Tính hợp lý, khoa học của nội dung, chương trình đào tạo, bồi dưỡng.
Nội dung, chương trình đào tạo, bồi dưỡng công chức cấp xã phải phù hợp
với từng chức danh, từng đối tượng, phù hợp với từng địa bàn xã. Do vậy, nội
dung, chương trình phải cung cấp được những tri thức, kỹ năng, kỹ xảo, kinh
nghiệm mà công chức địa phương thiếu hụt cần được cung cấp. Thời gian của
mỗi chương trình không quá dài để không ảnh hưởng tới thời gian công tác
của công chức. Đi kèm với nội dung, chương trình phải có tài liệu được in ấn
rõ ràng, ngắn gọn, xúc tích, dễ hiểu.
- Cơ sở vật chất, kỹ thuật phục vụ cho công tác đào tạo, bồi dưỡng công
chức. Nơi tổ chức đào tạo, bồi dưỡng công chức phải có đủ diện tích, mặt
bằng hợp lý, có đủ hội trường với trang thiết bị tốt như âm thanh, ánh sáng, hệ
thống thông gió, trang thiết bị nghe, nhìn, v.v.. Cơ sở đào tạo, bồi dưỡng còn

phải có thư viện với những tài liệu, sách, báo, nối mạng điện tử để công chức
có thể đọc tài liệu, tra cứu trên mạng internet,v.v.. Tất cả những cơ sở vật chất
này đều ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo, bồi dưỡng công chức.
- Đội ngũ làm công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức. Trong đội ngũ
những người làm công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức có đội ngũ những
người phục vụ như những người làm công tác giáo vụ, thư viện, lái xe, quản
lý lớp học... và đội ngũ giảng viên, báo cáo viên. Những người phục vụ phải
tận tâm, tận lực, tạo điều kiện tối đa để công chức được đào tạo, bồi dưỡng tốt
nhất. Đội ngũ giảng viên, báo cáo viên phải có trình độ, có năng lực, phương
pháp sư phạm, kỹ năng truyền đạt tri thức, kinh nghiệm, kỹ năng, kỹ xảo, v.v..
cho công chức.
- Chế độ, chính sách đối với công chức đi đào tạo, bồi dưỡng. Các chính
sách hỗ trợ tài chính, hỗ trợ thời gian, chính sách sử dụng, đãi ngộ, khen
thưởng, kỷ luật công chức tham gia đào tạo, bồi dưỡng và sau khi hoàn thành
lớp học đào tạo, bồi dưỡng có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng đào tạo, bồi
dưỡng công chức. Đội ngũ công chức cấp xã tỉnh Ninh Thuận nhìn chung có
đời sống kinh tế gia đình khó khăn, hệ số lương thấp. Do vậy, tỉnh nên có chế


8
độ hỗ trợ thêm kinh phí trong đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ công chức này nhất
là khi họ đi đào tạo, bồi dưỡng xa địa phương.Việc bố trí, sử dụng phù hợp
đội ngũ công chức sau khi hoàn thành khóa đào tạo, bồi dưỡng sẽ ảnh hưởng
tốt đến tâm lý đi đào tạo, bồi dưỡng của đội ngũ công chức nói chung.
Tất cả những nhân tố trên ảnh hưởng lẫn nhau và cùng nhau ảnh hưởng
đến chất lượng đào tạo, bồi dưỡng công chức cấp xã tỉnh Ninh Thuận.
2.1.2. Căn cứ chính trị, pháp lý
2.1.2.1. Căn cứ chính trị
Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có đủ phẩm chất,
năng lực và trình độ, đáp ứng yêu cầu phục vụ nhân dân và sự phát triển của

đất nước là một trong 5 nhiệm vụ của Chương trình tổng thể cải cách hành
chính nhà nước giai đoạn 2011-2020. Do vậy, công tác đào tạo, bồi dưỡng
công chức nói chung, đào tạo, bồi dưỡng công chức cấp xã nói riêng là trực
tiếp thực hiện nhiệm vụ chính trị của Đảng và Nhà nước ta. Trong quá trình
lãnh đạo sự nghiệp cách mạng, Đảng ta luôn luôn quan tâm chăm lo tới công
tác cán bộ. Nghị quyết Trung ương Ba (khóa VIII) của Đảng đã coi cán bộ là
khâu then chốt trong công tác xây dựng Đảng. Nhận thức được tầm quan
trọng của đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã, Hội nghị lần thứ Năm Ban chấp
hành Trung ương khóa IX đã ra Nghị quyết số 17-NQ/TƯ, ngày 18/3/2002 về
đổi mới và nâng cao chất lượng hoạt động hệ thống chính trị ở cơ sở, trong đó
nhấn mạnh việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp cơ sở. Nghị quyết
Trung ương Sáu (khóa X) của Đảng cũng nhấn mạnh việc tạo ra bước đột phá
trong xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã. Hội nghị Ban chấp hành
Trung ương khóa X ra Kết luận số 37-KL/TƯ ngày 2/2/2009 về tiếp tục đẩy
mạnh thực hiện Chiến lược cán bộ đến năm 2020. Trong Dự thảo các văn kiện
trình Đại hội XII của Đảng, Đảng ta cũng nhấn mạnh “Tiếp tục đẩy mạnh
thực hiện Chiến lược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa
đất nước…Tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ,…, đủ năng lực và phẩm chất,
ngang tầm nhiệm vụ”2, trong đó có cán bộ, công chức cấp xã.

2

Đảng Cộng sản Việt Nam: Dự thảo Các văn kiện trình Đại hội XII của Đảng (Tài liệu sử dụng tại Đại hội
Đảng bộ cấp cơ sở). Lưu hành nội bộ. Hà Nội, 2015.Tr.37-38.


9
Vị trí, vai trò của công tác đào tạo, bồi dưỡng đối với cán bộ, công chức
được Nghị quyết Đại hội Đại biểu tỉnh Ninh Thuận lần thứ XIII, nhiệm kỳ
2015 - 2020 xác định “Đội ngũ cán bộ, công chức hành chính các cấp được

đào tạo, bồi dưỡng cơ bản đáp ứng về số lượng, chất lượng…”
Chương trình hành động số 204-CTr/TU ngày 12/8/2013 của Tỉnh ủy
thực hiện Kết luận số 64-KL/TW ngày 28/5/2013 của Ban Chấp hành Trung
ương (khóa XI) một số vấn đề tiếp tục đổi mới, hoàn thiện hệ thống chính trị
từ Trung ương đến cơ sở.
2.1.2.2. Căn cứ pháp lý
*Văn bản của Nhà nước:
- Luật cán bộ, công chức năm 2008;
- Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22 tháng 10 năm 2009 của
Chính phủ quy định về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách
đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt
động không chuyên trách ở cấp xã;
- Nghị định số 29/2013/NĐ-CP ngày 08/4/2013 của Chính phủ về sửa đổi,
bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2009/NĐ-CP;
- Nghị định số 18/2010/NĐ-CP ngày 05/3/2010 của Chính phủ về đào
tạo, bồi dưỡng công chức;
- Nghị định số 24/2010/NĐ-CP ngày 15/3/2010 của Chính phủ về việc
quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức.
- Nghị định số 112/2011/NĐ-CP ngày 05/12/2011 của Chính phủ về
công chức xã, phường, thị trấn;
- Quyết định số 70/2009/QĐ-TTg ngày 27/4/2009 của Thủ tướng Chính
phủ về chính sách luân chuyển, tăng cường cán bộ chủ chốt cho các xã thuộc
61 huyện nghèo và chính sách ưu đãi khuyến khích thu hút tri thức trẻ, cán bộ
chuyên môn kỹ thuật về tham gia tổ công tác tại các xã thuộc 61 huyện
nghèo.
- Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính
phủ về phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm
2020” (Đề án 1956);



10
- Thông tư số 139/2010/TT-BTC ngày 21/9/2010 của Bộ Tài chính Quy
định việc lập dự toán, quản lý và sử dụng kinh phí từ ngân sách nhà nước
dành cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức;
- Quyết định số 20/2013/QĐ-UBND ngày 25/4/2013 của Ủy ban nhân
dân tỉnh Ninh Thuận ban hành quy chế bầu cử, tuyển dụng, sử dụng và quản
lý cán bộ, công chức và những người hoạt động không chuyên trách ở xã,
phường, thị trấn thuộc tỉnh Ninh Thuận;
Quyết định số 467/2009/QĐ-UBND ngày 23/10/2009 của Ủy ban nhân
dân tỉnh Ninh Thuận về ban hành quy định về việ thu hút trí thức trẻ, cán bộ
chuyên môn kỹ thuật về tham gia tổ công tác tại các xã thuộc huyện Bác Ái.
2.1.3. Căn cứ thực tiễn
Cấp xã là cấp cơ sở trong hệ thống hành chính 4 cấp của nước ta, là cấp
tổ chực thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của
Nhà nước. Vì vậy, cấp xã là cấp rất quan trọng trong tổ chức thực hiện xây
dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khách
quan và chủ quan khác nhau mà nhiều công chức cấp xã chưa được đào tạo
chuyên môn nghiệp vụ, thiếu kiến thức về quản lý nhà nước, không được
trang bị những kỹ năng hành chính cơ bản,v.v.. Do vậy, trong công tác quản
lý họ còn gặp nhiều khó khăn. Điều này ảnh hưởng đến chất lượng, hiệu quả
công việc. Tính đến cuối 2015, toàn tỉnh Ninh Thuận có 723 công chức cấp
xã, trong đó về trình độ học vấn: Tiểu học: 01/723 người, tỷ lệ: 0,14%; Trung
học cơ sở: 30/723 người, tỷ lệ: 4,15%; Trung học phổ thông: 692/723 người,
tỷ lệ: 95,71%.
Về chuyên môn nghiệp vụ: Chưa qua đào tạo: 60/723 người, tỷ lệ: 8,3%;
Trung cấp: 421/723 người; tỷ lệ: 58,23%; Cao đẳng: 36/723 người, tỷ lệ:
4,98%; Đại học: 206/723 người; tỷ lệ: 28,49%.
Về lý luận chính trị: Chưa qua đào tạo: 410/723 người, tỷ lệ: 56,7%; Sơ
cấp: 156/723 người, tỷ lệ: 21,58%; Trung cấp: 155/723 người, tỷ lệ: 21,44%;
Cao cấp: 02/723 người, tỷ lệ: 0,28%.

Về quản lý nhà nước: Tổng số công chức: 96/723 người đã qua bồi
dưỡng quản lý nhà nước dành cho cán bộ xã, tỷ lệ: 13,28%, còn tới 86,72%
chưa qua bồi dưỡng.


11
Qua số liệu trên cho thấy, số công chức cấp xã tỉnh Ninh Thuận chưa qua
đào tạo lý luận chính trị và quản lý nhà nước còn chiếm tỷ lệ cao. Trong khi
đó vẫn còn những công chức cấp xã chỉ có trình độ học vấn tiểu học. Do vậy,
yêu cầu thực tiễn đặt ra là phải khẩn trương đào tạo, bồi dưỡng, đào tạo lại đội
ngũ công chức cấp xã tỉnh Ninh Thuận về cả chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng,
kỹ xảo, tin học,v.v.. nhưng trước hết là về lý luận chính trị và quản lý nhà
nước.
2.2. NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA ĐỀ ÁN
2.2.1. Thực trạng công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức cấp xã tỉnh
Ninh Thuận
2.2.1.1. Số lượng và trình độ chuyên môn của công chức cấp xã
Tổng số công chức cấp xã bao gồm 07 chức danh: (Văn phòng - Thống
kê; Tài chính kế toán; Văn hóa- Xã hội; Địa chính, nông nghiệp, xây dựng và
môi trường; Tư pháp- hộ tịch; Công an; Chỉ huy trưởng Quân sự) tính đến
30/6/2015 trong toàn tỉnh là 723 người, trong đó phân loại cụ thể theo cơ cấu
giới tính, dân tộc, độ tuổi, trình độ đào tạo như sau: (xem phụ lục 01)
* Giới tính: trong tổng số 723 công chức cấp xã có 328 nữ, chiếm tỷ lệ
45,36%.
* Dân tộc: Kinh 569 người, tỷ lệ 78,7%; Chăm 92 người, tỷ lệ 12,7%;
Raglai; Hoa 03 người, tỷ lệ 0,41%.
* Độ tuổi:
- Dưới 30 tuổi: 132/723 người, tỷ lệ: 18,25% (trong đó: huyện Bác Ái:
28/103; huyện Ninh Hải: 18/109; huyện Ninh Phước: 16/110; huyện Ninh
Sơn: 09/97; thành phố Phan Rang – Tháp Chàm: 26/170; huyện Thuận Bắc:

19/63; huyện Thuận Nam: 16/71).
- Từ 30 - 45 tuổi: 514/723 người, tỷ lệ: 71,1% (trong đó: huyện Bác Ái:
66/103; huyện Ninh Hải: 76/109; huyện Ninh Phước: 75/110; huyện Ninh
Sơn: 74/97; thành phố Phan Rang – Tháp Chàm: 134/170; huyện Thuận Bắc:
39/63; huyện Thuận Nam: 50/71).
- Từ 46 – 54 tuổi: 66/723 người, tỷ lệ: 9,13% (trong đó: huyện Bác Ái:
08/103; huyện Ninh Hải: 14/109; huyện Ninh Phước: 15/110; huyện Ninh


12
Sơn: 13/97; thành phố Phan Rang – Tháp Chàm: 08/170; huyện Thuận Bắc:
04/63; huyện Thuận Nam: 04/71).
- Từ 55 - 60 tuổi: 10/723 người, tỷ lệ: 1,38% (trong đó: huyện Bác Ái:
02/103; huyện Ninh Phước: 05/110; huyện Ninh Sơn: 01/97; thành phố Phan
Rang – Tháp Chàm: 02/170).
- Trên 60 tuổi: 01/723 người, tỷ lệ: 0,14 % (trong đó: huyện Ninh Hải:
01).
* Trình độ văn hóa:
+ Tiểu học: 01/723 người, tỷ lệ: 0,14%.
+ Trung học cơ sở: 30/723 người; tỷ lệ: 4,15% (trong đó:huyện Bác Ái:
14/103; huyện Ninh Hải: 1/109; huyện Ninh Phước: 3/110; huyện Ninh Sơn:
7/97; thành phố Phan Rang – Tháp Chàm: 0/17; huyện Thuận Bắc: 2/63;
huyện Thuận Nam: 3/71);
+ Trung học phổ thông: 692/723 người; tỷ lệ: 95,71% (trong đó: huyện
Bác Ái: 89/103; huyện Ninh Hải: 107/109; huyện Ninh Phước: 107/110;
huyện Ninh Sơn: 90/97; thành phố Phan Rang – Tháp Chàm: 170/170; huyện
Thuận Bắc: 61/63; huyện Thuận Nam: 68/71);
* Trình độ chuyên môn nghiệp vụ:
+ Chưa qua đào tạo: 60/723 người, tỷ lệ: 8,3% (trong đó: huyện Bác Ái:
19/103; huyện Ninh Hải: 8/109; huyện Ninh Phước: 3/110; huyện Ninh Sơn:

14/97; thành phố Phan Rang – Tháp Chàm: 1/170; huyện Thuận Bắc: 11/63;
huyện Thuận Nam: 0/71);
+ Trung cấp: 421/723 người; tỷ lệ: 58,23% (trong đó: huyện Bác Ái:
49/103; huyện Ninh Hải: 82/109; huyện Ninh Phước: 74/110; huyện Ninh
Sơn: 48/97, thành phố Phan Rang – Tháp Chàm: 95/170; huyện Thuận Bắc:
30/63; huyện Thuận Nam: 43/71);
+ Cao đẳng: 36/723 người; tỷ lệ: 4,98% (trong đó: huyện Bác Ái: 3/103;
huyện Ninh Hải: 3/109; huyện Ninh Phước: 9/110; huyện Ninh Sơn: 9/97;
thành phố Phan Rang – Tháp Chàm : 4/170; huyện Thuận Bắc: 3/63; huyện
Thuận Nam: 5/71);
+ Đại học: 206/723 người; tỷ lệ: 28,49% (trong đó: huyện Bác Ái:
32/103; huyện Ninh Hải: 16/109; huyện Ninh Phước: 24/110; huyện Ninh


13
Sơn: 26/97; thành phố Phan Rang – Tháp Chàm: 70/170; huyện Thuận Bắc:
19/63; huyện Thuận Nam: 19/71).
* Trình độ lý luận chính trị:
- Chưa qua đào tạo: 410/723 người, tỷ lệ: 56,7% (trong đó: huyện Bác
Ái: 66/103; huyện Ninh Hải: 76/109; huyện Ninh Phước: 49/110; huyện Ninh
Sơn: 34/97;thành phố Phan Rang – Tháp Chàm: 82/170; huyện Thuận Bắc:
44/63; Thuận Nam: 59/71);
- Sơ cấp: 156/723 người, tỷ lệ: 21,58% (trong đó:huyện Bác Ái: 16/103;
huyện Ninh Hải: 16/109; huyện Ninh Phước: 23/110; huyện Ninh Sơn: 42/97;
thành phố Phan Rang – Tháp Chàm: 52/170; huyện Thuận Bắc: 02/63; huyện
Thuận Nam: 05/71);
- Trung cấp: 155/723 người, tỷ lệ: 21,44% (trong đó: huyện Bác Ái:
21/103; huyện Ninh Hải: 17/109; huyện Ninh Phước: 36/110; huyện Ninh
Sơn: 21/97; thành phố Phan Rang – Tháp Chàm: 36/170; huyện Thuận Bắc:
17/63; huyện Thuận Nam: 07/71);

- Cao cấp: 02/723 người, tỷ lệ: 0,28% (trong đó: Ninh Phước: 02/110);
* Quản lý nhà nước:
- Tổng số công chức: 96/723 người đã qua bồi dưỡng quản lý nhà nước
dành cho cán bộ xã, tỷ lệ: 13,28% (trong đó: huyện Bác Ái: 0/103; huyện
Ninh Hải: 42/109; huyện Ninh Phước: 21/110; huyện Ninh Sơn: 25/97; thành
phố Phan Rang – Tháp Chàm: 0/170; huyện Thuận Bắc: 06/63; huyện Thuận
Nam: 02/71).
- Trình độ ngoại ngữ (chứng chỉ trình độ A) đã qua đào tạo, bồi dưỡng
282 người, chiếm tỷ lệ 39%; chưa được đào tạo, bồi dưỡng 441 người, chiếm
tỷ lệ 61%.
- Trình độ tin học văn phòng cơ bản đã qua đào tạo, bồi dưỡng là 428
người, chiếm tỷ lệ 59,19%; chưa được đào tạo, bồi dưỡng 295 người, chiếm
tỷ lệ 40,81%.
Qua phân tích số liệu cho thấy, tỷ lệ nam, nữ công chức cấp xã không có
sự chênh lệch lớn (nữ chiếm tỷ lệ 45,36%). Công chức trong độ tuổi từ 30 –
45 chiếm tỷ lệ cao nhất với 71,1%. Số công chức cấp xã chưa đạt chuẩn về
trình độ văn hóa là 4,29%. Trình độ chuyên môn nghiệp vụ chưa qua đào tạo


14
chiếm tỷ lệ 8,3%. Trình độ lý luận chính trị đã đào tạo là 43,3%, trong đó có
21,58% là sơ cấp lý luận chính trị, còn lại 56,7% chưa được đào tạo, bồi
dưỡng lý luận chính trị. Trình độ quản lý nhà nước chưa được đào tạo, bồi
dưỡng còn chiếm tỷ lệ 86,72%. Trình độ ngoại ngữ chưa được đào tạo chiếm
tỷ lệ 61%; trình độ tin học chưa được đào tạo, bồi dưỡng chiếm tỷ lệ 40,81%.
Như vậy, so với tiêu chuẩn theo quy định và yêu cầu nhiệm vụ đặt ra đối với
công chức cấp xã hiện nay, trình độ đội ngũ công chức cấp xã ở tỉnh Ninh
Thuận chưa bảo đảm. Đáng chú ý, theo thống kê trình độ lý luận chính trị đã
được đào tạo, bồi dưỡng là 43,3%, tuy nhiên trong đó có 21,58% là sơ cấp lý
luận chính trị, như vậy cả trình độ sơ cấp lý luận chính trị và chưa qua đào tạo

còn đến 78,28%. Trình độ quản lý nhà nước cho đội ngũ công chức cấp xã
vẫn chưa được bồi dưỡng còn chiếm tỷ lệ rất cao. Số công chức cấp xã chưa
được đào tạo ngoại ngữ, tin học vẫn chiếm tỷ lệ khá lớn. Điều này đặt ra cho
Ninh Thuận yêu cầu phải có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ công chức
cấp xã một cách phù hợp mới đáp ứng yêu cầu.
2.2.1.2. Thực trạng công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức cấp xã tỉnh
Ninh Thuận
Trong những năm qua, ngoài việc thường xuyên chỉ đạo các cơ quan,
đơn vị có liên quan tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ,
công chức cấp xã, Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận đã ban hành Quyết định
số 1028/QĐ-UBND ngày 24/5/2012 về việc phê duyệt kế hoạch đào tạo, bồi
dưỡng cán bộ, công chức xã theo Đề án 1956 của Chính phủ trên địa bàn tỉnh
Ninh Thuận giai đoạn 2012-2015, nhằm thực hiện mục tiêu nâng cao trình độ
về chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng cơ bản về quản lý nhà nước và các kiến
thức bổ trợ khác cho cán bộ, công chức cấp xã; qua đó đã từng bước chuẩn
hóa tiêu chuẩn theo chức danh, nâng cao năng lực, bản lĩnh chính trị, phẩm
chất đạo đức, trách nhiệm trong công tác của đội ngũ cán bộ, công chức cấp
chính quyền cơ sở, bảo đảm hoàn thành chức trách nhiệm vụ được giao.
Trên cơ sở đó, những năm vừa qua, tỉnh Ninh Thuận đã có nhiều cố
gắng, nỗ lực, tích cực trong việc đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội
ngũ công chức cấp xã. Tỉnh ủy đã có nghị quyết chuyên đề, phê duyệt kế
hoạch đào tạo bồi dưỡng, Ủy ban nhân dân Tỉnh đã chỉ đạo đôn đốc các Sở,


15
Ngành, Huyện, Thành phố triển khai đạt nhiều kết quả, nhất là đào tạo, bồi
dưỡng về chuyên môn như: mở nhiều lớp Đại học Hành chính, Đại học Kinh
tế - Luật, Đại học Quản trị kinh doanh, Trung cấp chỉ huy Quân sự, Trung cấp
địa chính, Trung cấp công an xã, v.v.. nhằm hoàn thiện, chuẩn hóa chuyên
môn, nghiệp vụ cho công chức cấp xã. Đồng thời, cũng đã mở nhiều lớp

Trung cấp lý luận chính trị với nhiều hình thức: tập trung, tại chức, mở tại
huyện để tạo điều kiện cho cán bộ, công chức cấp xã nâng cao trình độ chính
trị theo qui định. Hàng năm, Sở Nội vụ phối hợp với Trường Chính trị tỉnh
mở các lớp bồi dưỡng đối với công chức chuyên trách làm công tác Địa chính
- Nông nghiệp - Xây dựng và Môi trường, công chức chuyên trách công tác
Tư pháp - Hộ tịch, công chức chuyên trách công tác Tài chính - Kế toán, công
chức chuyên trách công tác Văn phòng - Thống kê và công chức phụ trách
công tác công nghệ Thông tin, v.v…
Đặc biệt, trong giai đoạn 2010 - 2012, do chưa có chương trình khung
về bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã theo Đề án 1956; do đó, Ủy ban nhân
dân tỉnh đã chỉ đạo Sở Nội vụ phối hợp với các Sở, Ngành, Ủy ban nhân dân
các huyện, thành phố và các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công
chức chủ động biên soạn chương trình, tài liệu trên cơ sở phù hợp với nội
dung yêu cầu và phù hợp với tình hình thực tế của địa phương. Từ năm 2013
đến nay, đã tổ chức đào tạo, bồi dưỡng theo chương trình khung của Bộ Nội
vụ, qua đó nội dung đào tạo, bồi dưỡng đã được tập trung và chất lượng cán
bộ, công chức cấp xã đã được nâng cao rõ nét trên các lĩnh vực công tác thiết
yếu, bảo đảm phù hợp với mục tiêu, yêu cầu đề ra trong việc đào tạo, bồi
dưỡng đội ngũ công chức cấp xã. Cụ thể, đã tổ chức 01 lớp đào tạo đại học
Quản trị kinh doanh nông nghiệp dành cho 90 cán bộ, công chức cấp xã; 01
lớp Trung cấp chỉ huy Quân sự; 01 lớp Trung cấp địa chính; 01 lớp Trung cấp
công an xã; 01 lớp bồi dưỡng Quản lý Nhà nước chính quyền cơ sở và 01 lớp
bồi dưỡng Quản lý Nhà nước tiền Công vụ với 78 công chức cấp xã; 19 lớp
bồi dưỡng kỹ năng nghiệp vụ cho công chức phù hợp với các chức danh (297
lượt công chức cấp xã).
Hoạt động đào tạo, bồi dưỡng đối với đội ngũ công chức cấp xã từng
bước được nâng lên, đã xây dựng được các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng từ cấp


16

tỉnh đến cấp huyện. Thực hiện liên kết đào tạo có hiệu quả với các cơ sở đào
tạo có uy tín. Quy mô đào tạo, bồi dưỡng ngày càng tăng, chuyên ngành đào
tạo phong phú, nội dung chương trình các khóa bồi dưỡng được chú trọng hơn
về trang bị kỹ năng, cập nhật kiến thức nhằm đáp ứng nhu cầu đào tạo, bồi
dưỡng ngày càng lớn của đội ngũ công chức cấp xã. So với năm 2011, đội
ngũ công chức cấp xã có trình độ đại học tăng lên 18,32%, lý luận chính trị từ
trung cấp trở lên tăng 14,26%. Căn cứ vào nhiệm vụ được giao và phân cấp
về cơ sở trong giải quyết nhiệm vụ, qua xem xét đánh giá quá trình thực thi
nhiệm vụ tại cơ sở của 07 chức danh công chức, đa số hoàn thành tốt nhiệm
vụ được giao đáp ứng chuyên môn nghiệp vụ. Tuy nhiên nhu cầu đào tạo, bồi
dưỡng cho đội ngũ công chức cấp xã vẫn còn rất lớn (xem Bảng 2.1)
Bảng 2.1 Nhu cầu đào tạo công chức cấp xã
STT

Nhu cầu đào tạo

Số lượng công chức cấp Số lượng công chức cấp xã
xã đã được đào tạo
cần được đào tạo

1
2
3
4
5
6

Đào tạo chuyên môn
Lý luận chính trị
Quản lý nhà nước

Ngoại ngữ
Tin học
Bồi dưỡng chuyên
môn nghiệp vụ

663
313
96
282
428
380

60
410
627
441
295
343

2.2.1.3 Ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân
* Ưu điểm và nguyên nhân:
- Ưu điểm:
+ Công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức cấp xã đã dần đi vào nền nếp,
trở thành một nhiệm vụ thường xuyên của Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh các
cấp, Trường Chính trị tỉnh, Sở Nội vụ,v.v.. Tỉnh ủy đã có nghị quyết chuyên
đề, phê duyệt kế hoạch đào tạo bồi dưỡng và dưới sự chỉ đạo của Ủy ban nhân
dân tỉnh đã đôn đốc các Sở, ngành, huyện, thành phố triển khai đạt nhiều kết
quả, nhất là đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn, lý luận chính trị để hoàn
thiện, chuẩn hóa cho đội ngũ công chức cấp xã.
+ Trình độ chuyên môn nghiệp vụ, trình độ lý luận chính trị, quản lý nhà

nước của công chức cấp xã được nâng lên, năng lực công tác phù hợp tương


17
ứng với chức danh, chức trách được phân công bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ
được giao, cũng như biết vận dụng những kiến thức, kỹ năng đã học vào giải
quyết công việc cụ thể, chủ động, sáng tạo hơn trong thực thi nhiệm vụ.
+ Chương trình đào tạo, bồi dưỡng phong phú, nội dung chương trình
bồi dưỡng xây dựng thiết thực, chú trọng về trang bị kỹ năng, cập nhật kiến
thức phù hợp đối tượng công chức cấp xã Ninh Thuận, đáp ứng tương đối tốt
nhu cầu đào tạo.
- Nguyên nhân của ưu điểm:
+ Sự quan tâm lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, sự chỉ đạo sâu sát của Ủy
ban nhân dân các cấp đối với công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức nói
chung, công chức cấp xã nói riêng. Tỉnh ủy, Ủy ban Nhân dân tỉnh luôn xác
định đây là một công tác trọng tâm, mang tính quyết định đến công cuộc xây
dựng và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
+ Các địa huyện, thành phố, các đơn vị ngày càng chủ động hơn trong
việc cử cán bộ, công chức tham gia đào tạo, bồi dưỡng; các cơ sở đào tạo
trong tỉnh chủ động, kịp thời phối hợp với các cơ sở đào tạo Trung ương và
ngoài tỉnh, tạo điều kiện thuận lợi cho công chức được đào tạo, bồi dưỡng.
* Hạn chế và nguyên nhân:
- Hạn chế:
+ Về nhận thức và ý thức của cán bộ, công chức đối với yêu cầu đào tạo,
bồi dưỡng nâng cao năng lực, trình độ để đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ ở một số
cán bộ còn có tư tưởng thụ động, còn trông chờ vào việc cơ quan, đơn vị cử đi
đào tạo, bồi dưỡng mà chưa tự đào tạo, tự học hỏi, nâng cao kiến thức.
+ Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức xã vẫn chưa đáp ứng
một cách tích cực theo yêu cầu phát triển của tỉnh. Tỷ lệ công chức cấp xã có
trình độ chuyên môn từ trung cấp trở lên chiếm khoảng hơn 90%, như vậy

còn gần 10% công chức chưa đáp ứng yêu cầu về tiêu chuẩn cần phải được
tiếp tục đào tạo trong thời gian tới.
+ Việc bố trí, sử dụng công chức sau đào tạo, bồi dưỡng chưa được quan
tâm đúng mức; chưa tiến hành thường xuyên việc khảo sát, đánh giá hiệu quả
của công chức sau khi đào tạo, bồi dưỡng. Một số địa phương vẫn chưa chủ
động xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng hoặc có nhưng không thực hiện


18
theo kế hoạch đề ra, cùng một lúc cử đi học nhiều người một chuyên ngành,
phụ trách lĩnh vực này mà lại học chuyên ngành khác,... Việc quản lý đội ngũ
công chức dự nguồn sau đào tạo chưa chặt chẽ.
+ Năng lực, trình độ của một số cán bộ, công chức xã còn hạn chế. Có
một số công chức cấp xã chưa qua chương trình phổ thông trung học, số còn
lại tuổi đã lớn không thể tiếp tục đào tạo hoặc gặp khó khăn khi đưa đi đào
tạo lại;
+ Biên chế cấp xã hạn chế, mỗi chức danh thường chỉ do 01 công chức
đảm nhận (chỉ có một số ít xã có 02 công chức/chức danh) nên một số xã còn
hạn chế trong việc bố trí công chức tham gia đào tạo, bồi dưỡng.
+ Nội dung đào tạo, bồi dưỡng còn thiếu cân đối giữa việc trang bị kỹ
năng với chuyên môn nghiệp vụ; còn nặng về lý thuyết, ít kiến thức thực tiễn,
một số nội dung còn trùng lặp.
+ Hoạt động đào tạo, bồi dưỡng công chức cấp xã trong thời gian qua
tập trung vào việc trang bị kiến thức theo trình độ, tiêu chuẩn bắt buộc mà
chưa chú ý vào việc trang bị kiến thức, kỹ năng, phương pháp thực thi công
vụ trong tiến trình hội nhập quốc tế.
+ Cơ sở vật chất, trang thiết bị của các cơ sở đào tạo còn nhiều hạn chế,
chưa bảo đảm yêu cầu cho việc mở lớp, thường xuyên bị quá tải nên còn bị
động trong việc xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng.
- Nguyên nhân của hạn chế:

+ Công tác kiểm tra, đôn đốc và sự quan tâm, chỉ đạo của địa phương
chưa thường xuyên, chưa đầy đủ và chưa kịp thời; việc đào tạo chưa sát với
tình hình thực tế, không bám vào kế hoạch đề ra, vẫn còn tình trạng nhiều cán
bộ, công chức trong cùng xã học một chuyên ngành, khó khăn cho công tác
bố trí sau đào tạo.
+ Một số trường hợp cán bộ, công chức tham gia học tập còn hạn chế về
khả năng tiếp thu, về nhận thức nên việc đào tạo, bồi dưỡng gặp không ít khó
khăn.
+ Các địa phương còn lúng túng, chưa mạnh dạn trong việc đề xuất
hướng giải quyết đối với số cán bộ, công chức không đủ chuẩn về trình độ
chuyên môn nghiệp vụ và lý luận chính trị cũng như quản lý nhà nước.


19
+ Nội dung tài liệu đào tạo, bồi dưỡng các chức danh cán bộ, công chức
xã theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính
phủ do Bộ, ngành Trung ương biên soạn năm 2012, do đó, tính tới thời điểm
hiện nay tài liệu có phần không phù hợp với tình hình thực tế, chưa cập nhật
kịp thời những nội dung mới.
+ Do các lớp đào tạo, bồi dưỡng chủ yếu được thực hiện tại các cơ sở
đào tạo, bồi dưỡng của tỉnh và cán bộ giảng dạy là giảng viên, báo cáo viên
của cơ sở đào tạo và Sở, Ban ngành nên có thể chưa bảo đảm chất lượng, hiệu
quả so với việc tổ chức thông qua cơ sở đào tạo ở Trung ương, đơn vị của Bộ
ngành chuyên sâu về đào tạo, bồi dưỡng.
+ Chính sách về chế độ hỗ trợ, khyến khích đối với cán bộ, công chức
được cử đi đào tạo, bồi dưỡng còn hạn chế; việc quy định hỗ trợ tham gia các
lớp bồi dưỡng do của cấp xã chi trả khó thực hiện được do xã còn hạn chế về
kinh phí đã ảnh hưởng rất lớn đến việc mở lớp bồi dưỡng trong thời gian qua,
chưa khuyến khích được đội ngũ công chức tham gia đào tạo, bồi dưỡng.
2.2.2. Nội dung cụ thể của đề án cần thực hiện

2.2.2.1. Quan điểm
- Đội ngũ cán bộ, công chức là nhân tố quyết định sự thành bại cách
mạng, xây dựng đội ngũ công chức là nhiệm vụ quan trọng của các cấp lãnh
đạo Đảng, chính quyền và các đoàn thể. Công tác đào tạo, bồi dưỡng là giải
pháp quan trọng hàng đầu nhằm thực hiện Chiến lược cán bộ thời kỳ đẩy
mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
- Công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức cấp xã phải gắn với quy
hoạch, kế hoạch và chiến lược công tác cán bộ trong từng thời kỳ, gắn đào tạo
với sử dụng, bảo đảm tính đồng bộ và kế thừa.
- Công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức cấp xã phải được thực hiện
đồng bộ với đổi mới tuyển dụng, đánh giá, sử dụng và xây dựng chính sách
đối với cán bộ, công chức. Chính sách đào tạo, bồi dưỡng phải tạo ra động lực
khuyến khích cán bộ, công chức tham gia học tập, không ngừng nâng cao
năng lực và hiệu quả công tác.
2.2.2.2. Mục tiêu


20
* Mục tiêu chung: Xây dựng đội ngũ công chức cấp xã có bản lĩnh
chính trị vững vàng, có phẩm chất đạo đức tốt, có trình độ chuyên môn từ
trung cấp trở lên, trình độ lý luận chính trị từ trung cấp, có kỹ năng, kỹ xảo và
kiến thức phù hợp với nhiệm vụ công tác, đủ năng lực thực thi công vụ hiệu
quả góp phần thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế của
địa phương.
* Mục tiêu cụ thể:
- Tập trung đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị; bồi dưỡng kiến thức
quản lý nhà nước; bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ; bồi dưỡng kiến thức
ngoại ngữ, tin học. Thực hiện đến năm 2020 bảo đảm tỷ lệ như sau:
+ 70% công chức cấp xã có trình độ trung cấp lý luận chính trị trở lên;
+ 50% công chức cấp xã được bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước;

+ 100% công chức cấp xã được bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ phù
hợp với chức danh đảm nhận;
+ 60% công chức cấp xã được bồi dưỡng ngoại ngữ (trình độ A); 100%
công chức cấp xã được bồi dưỡng tin học (Tin học văn phòng cơ bản);
+ 50% công chức cấp xã được bồi dưỡng kỹ năng giao tiếp hành chính;
+ 50% công chức cấp xã được bồi dưỡng cập nhật các kiến thức về hội
nhập quốc tế.
2.2.2.3. Đối tượng
Công chức cấp xã (ở 65 xã, phường, thị trấn trong toàn tỉnh) chưa đủ
chuẩn về trình độ lý luận chính trị, về kiến thức quản lý nhà nước và chuyên
môn nghiệp vụ, đáp ứng điều kiện, yêu cầu tham gia đào tạo, bồi dưỡng (về
độ tuổi, quy hoạch, v.v..)
Chú trọng đối với công chức là người dân tộc thiểu số ở vùng có điều
kiện kinh tế đặc biệt khó khăn. Ở những vùng này, nếu cán bộ, công chức còn
trẻ, có tiềm năng, là nguồn sử dụng lâu dài thì có thể đào tạo, bồi dưỡng thêm
các tiêu chuẩn còn thiếu để bảo đảm ổn định đội ngũ cán bộ, công chức người
dân tộc thiểu số tại chỗ.
2.2.2.4. Nội dung, hình thức và số lượng đào tạo, bồi dưỡng
* Nội dung đào tạo, bồi dưỡng công chức cấp xã gồm:
- Đào tạo, bồi dưỡng về lý luận chính trị;


21
- Bồi dưỡng về quản lý Nhà nước;
- Bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ;
- Bồi dưỡng kiến thức ngoại ngữ, tin học;
- Bồi dưỡng kỹ năng giao tiếp hành chính, về kiến thức hội nhập quốc tế.
* Hình thức đào tạo, bồi dưỡng:
- Đào tạo, bồi dưỡng hoặc liên kết đào tạo, bồi dưỡng bằng các hình thức
tập trung, không tập trung, ngắn hạn, v.v..

* Số lượng, kinh phí đào tạo: (xem phụ lục 02)
Việc đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ phải bảo đảm đúng
chuyên ngành liên quan tới nhiệm vụ quản lý tại địa bàn theo vị trí chức danh.
Kinh phí triển khai Đề án đào tạo, bồi dưỡng công chức cấp xã giai đoạn
2016 – 2020 được huy động từ nhiều nguồn, ngân sách nhà nước chi trả chủ
yếu từ ngân sách tỉnh và ngân sách Trung ương cấp theo chương trình mục
tiêu quốc gia.
Tổng dự toán kinh phí 10.367.784.000 (với 2.265 lượt người đào tạo,
bồi dưỡng)
- Năm 2016: Kinh phí 1.852.630.000
+ 01 lớp Trung cấp lý luận chính trị không tập trung, với 60 học viên là
công chức cấp xã;
+ 01 lớp Bồi dưỡng Quản lý nhà nước chính quyền cơ sở, với 50 học
viên là công chức cấp xã;
+ 01 lớp Bồi dưỡng Công tác Tài chính - Kế toán, với 35 học viên là
công chức cấp xã;
+ 01 lớp Bồi dưỡng Công tác Văn phòng - Thống kê, với 40 học viên là
công chức cấp xã;
+ 01 lớp Bồi dưỡng Công an xã, với 35 học viên là công chức cấp xã;
+ 01 lớp Bồi dưỡng Tin học (Tin học văn phòng cơ bản), với 60 học viên là
công chức cấp xã;
+ 01 lớp Bồi dưỡng kỹ năng giao tiếp hành chính, với 70 học viên là
công chức cấp xã;
+ 01 lớp Bồi dưỡng kiến thức hội nhập quốc tế, với 70 học viên là công
chức cấp xã.


22
- Năm 2017: Kinh phí 1.903.540.000
+ 01 lớp Trung cấp lý luận chính trị tập trung, với 40 học viên là công

chức cấp xã;
+ 01 lớp Bồi dưỡng Quản lý nhà nước chính quyền cơ sở, với 55 học
viên là công chức cấp xã;
+ 01 lớp Bồi dưỡng Công tác Địa chính - Nông nghiệp - Xây dựng và
Môi trường, với 35 học viên là công chức cấp xã;
+ 01 lớp Bồi dưỡng Công tác Tư pháp - Hộ tịch, với 40 học viên là công
chức cấp xã;
+ 01 lớp Bồi dưỡng Công tác Văn hóa – Xã hội, với 40 học viên là công
chức cấp xã;
+ 01 lớp Bồi dưỡng Ngoại ngữ (Tình độ A - cơ bản), với 50 học viên là
công chức cấp xã;
+ 01 lớp Bồi dưỡng Tin học (Tin học văn phòng cơ bản), với 55 học viên là
công chức cấp xã;
+ 01 lớp Bồi dưỡng kỹ năng giao tiếp hành chính, với 70 học viên là
công chức cấp xã;
+ 01 lớp Bồi dưỡng kiến thức hội nhập quốc tế, với 75 học viên là công
chức cấp xã.
- Năm 2018: Kinh phí 2.116.070.000
+ 01 lớp Trung cấp lý luận chính trị tập trung, với 50 học viên là công
chức cấp xã;
+ 01 lớp Bồi dưỡng Quản lý nhà nước chính quyền cơ sở, với 55 học
viên là công chức cấp xã;
+ 01 lớp Bồi dưỡng Công tác Địa chính - Nông nghiệp - Xây dựng và
Môi trường, với 40 học viên là công chức cấp xã;
+ 01 lớp Bồi dưỡng Công tác Tài chính - Kế toán, với 40 học viên là
công chức cấp xã;
+ 01 lớp Bồi dưỡng Công tác Văn phòng - Thống kê, với 40 học viên là
công chức cấp xã;
+ 01 lớp Bồi dưỡng Chỉ huy Trưởng Quân sự cấp xã, với 35 học viên là
công chức cấp xã;



23
+ 01 lớp Bồi dưỡng Tin học (Tin học văn phòng cơ bản), với 60 học viên là
công chức cấp xã;
+ 01 lớp Bồi dưỡng kỹ năng giao tiếp hành chính, với 70 học viên là
công chức cấp xã;
+ 01 lớp Bồi dưỡng kiến thức hội nhập quốc tế, với 70 học viên là công
chức cấp xã.
- Năm 2019: Kinh phí 2.205.780.000
+ 01 lớp Trung cấp lý luận chính trị không tập trung, với 60 học viên là
công chức cấp xã;
+ 01 lớp Bồi dưỡng Quản lý nhà nước chính quyền cơ sở, với 50 học
viên là công chức cấp xã;
+ 01 lớp Bồi dưỡng Công tác Tư pháp - Hộ tịch, với 40 học viên là công
chức cấp xã;
+ 01 lớp Bồi dưỡng Công tác Văn hóa – Xã hội, với 35 học viên là công
chức cấp xã;
+ 01 lớp Bồi dưỡng Công an xã, với 40 học viên là công chức cấp xã;
+ 01 lớp Bồi dưỡng Ngoại ngữ (Trình độ A-cơ bản), với 50 học viên là
công chức cấp xã;
+ 01 lớp Bồi dưỡng Tin học (Tin học văn phòng cơ bản), với 60 học viên là
công chức cấp xã;
+ 01 lớp Bồi dưỡng kỹ năng giao tiếp hành chính, với 70 học viên là
công chức cấp xã;
+ 01 lớp Bồi dưỡng kiến thức hội nhập quốc tế, với 70 học viên là công
chức cấp xã.
- Năm 2020: Kinh phí 2.289.764.000
+ 01 lớp Trung cấp lý luận chính trị tập trung, với 50 học viên là công
chức cấp xã;

+ 01 lớp Bồi dưỡng Quản lý nhà nước chính quyền cơ sở, với 50 học
viên là công chức cấp xã;
+ 01 lớp Bồi dưỡng Công tác Địa chính - Nông nghiệp - Xây dựng và
Môi trường, với 30 học viên là công chức cấp xã;


24
+ 01 lớp Bồi dưỡng Công tác Tài chính - Kế toán, với 30 học viên là
công chức cấp xã;
+ 01 lớp Bồi dưỡng Chỉ huy Trưởng Quân sự cấp xã, với 35 học viên là
công chức cấp xã;
+ 01 lớp Bồi dưỡng Ngoại ngữ (Trình độ A-cơ bản), với 50 học viên là
công chức cấp xã;
+ 01 lớp Bồi dưỡng Tin học (Tin học văn phòng cơ bản), với 60 học viên là
công chức cấp xã;
+ 01 lớp Bồi dưỡng kỹ năng giao tiếp hành chính, với 70 học viên là
công chức cấp xã;
+ 01 lớp Bồi dưỡng kiến thức hội nhập quốc tế, với 75 học viên là công
chức cấp xã.
2.2.3. Các giải pháp, biện pháp để giải quyết vấn đề mà đề án đặt ra
2.2.3.1. Nâng cao nhận thức về công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức
cấp xã
Tăng cường công tác tuyên truyền, quán triệt nâng cao nhận thức của
cán bộ, công chức cấp xã trong việc học tập nâng cao trình độ chuyên môn
nghiệp vụ, lý luận chính trị nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình
mới. Thống nhất trong nhận thức, trong công tác chỉ đạo, tham mưu và tổ
chức triển khai thực hiện ở các cấp, các ngành. Xác định công tác đào tạo, bồi
dưỡng công chức cấp xã là một trong những nhiệm vụ trọng tâm phục vụ phát
triển kinh tế - xã hội của tỉnh, của đất nước. Nâng cao nhận thức về trách
nhiệm, đề cao tinh thần tự giác học tập của cán bộ, công chức. Tiếp tục hoàn

thiện các quy định về trách nhiệm của cán bộ, công chức trong tham gia học
tập và trách nhiệm của các cấp các ngành trong quy hoạch, quản lý, đào tạo,
bồi dưỡng cán bộ, công chức.
2.2.3.2. Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng
Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng chi tiết, cụ thể danh mục đào
tạo, bồi dưỡng hàng năm, tăng cường trong công tác phối hợp giữa các các cơ
quan, đơn vị có liên quan để tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức
bảo đảm tiến độ, chất lượng, hiệu quả.


25
Thực hiện tốt công tác quy hoạch cán bộ, công chức bảo đảm cho công
tác cán bộ đi vào nền nếp, chủ động bảo đảm nguồn kế cận, nguồn bổ sung
đáp ứng yêu cầu trước mắt và lâu dài, gắn công tác quy hoạch với việc đào
tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức và định hướng bố trí, sử dụng cán bộ, công
chức trong tương lai.
2.2.3.3. Đổi mới nội dung, chương trình, phương pháp đào tạo, bồi
dưỡng phù hợp với từng chức danh công chức cấp xã
Xây dựng nội dung, chương trình, phương pháp, thời gian đào tạo, bồi
dưỡng theo hướng chọn lọc, thiết thực, phù hợp với từng loại chức danh công
chức. Nâng cao chất lượng, rút ngắn thời gian đào tạo cho phù hợp, khoa học,
bảo đảm tính kế thừa, thống nhất, không trùng lặp giữa nội dung các khóa đào
tạo, bồi dưỡng. Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng về kỹ năng thực thi nhiệm vụ,
kỹ năng giải quyết các tình huống cụ thể và phong cách giao tiếp hành chính.
Đổi mới phương pháp giảng dạy và học tập theo hướng phát huy tính
tích cực, chủ động, sáng tạo của người học, lấy người học làm trung tâm dưới
sự giúp đỡ của giảng viên, báo cáo viên, người học tích cực tham gia vào quá
trình tiếp cận kiến thức. Giúp người học tiếp tục tự học, tự nghiên cứu bổ
sung, mở rộng, nâng cao kiến thức và rèn luyện phương pháp tư duy, khả
năng vận dũng kỹ năng, kiến thức vào giải quyết công việc cụ thể.

Đổi mới hình thức và phương pháp thi, kiểm tra và đánh giá kết quả
đào tạo, bồi dưỡng. Xây dựng hệ thống kiểm định đánh giá chất lượng các cơ
sỏ đào tạo, các chương trình đào tạo, quy trình và tiêu chí đánh giá công chức
sau đào tạo một cách thống nhất. Thường xuyên tiến hành kiểm tra, đánh giá
công chức đã được đào tạo, bồi dưỡng thông qua thực tiễn và hiệu quả công
tác của họ.
2.2.3.4. Thực hiện tốt công tác tuyển dụng, quản lý, sử dụng công
chức cấp xã
Đổi mới và nâng cao chất lượng công tác tuyển dụng công chức cấp xã.
Việc tuyển dụng công chức cấp xã phải căn cứ vào yêu cầu nhiệm vụ, vị trí
việc làm, tiêu chuẩn với từng chức danh và chỉ tiêu biên chế. Việc tổ chức
tuyển dụng phải được tổ chức công khai, minh bạch, khách quan và theo quy


×