Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

CÁC VẤN ĐỀ CHUNG GÂY Ô NHIẾM MÔI TRƯỜNG ĐẤT Ở VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (88.1 KB, 2 trang )

CÁC VẤN ĐỀ CHUNG GÂY Ô NHIẾM MÔI TRƯỜNG ĐẤT Ở VIỆT NAM
1.1.

Khái niệm ô nhiễm môi trường đất

Ô nhiễm môi trường đất là quá trình làm biến đổi hoặc thải vào đất các chất ô
nhiễm làm thay đổi tính chất và cấu trúc của nó theo chiều hướng không có lợi, mất
khả năng đáp ứng cho nhu cầu sống của con người.
1.2.

Thực trạng ô nhiễm môi trường đất

Nước ta thực hiện công nghiệp hoá - hiện đại hoá và đương nhiên là kéo theo đô thị
hoá. Theo kinh nghiêm của nhiều nước, tình hình ô nhiễm môi trường cũng gia tăng
nhanh chóng. Nếu tốc độ tăng trưởng GDP trong vòng 10 năm tới tăng bình quân
khoảng 7%/năm, trong đó GDP công nghiệp khoảng 8-9%/năm, mức đô thị hoá từ
23% năm lên 33% năm 2000, năm 2020 lượng ô nhiễm do công nghiệp tăng lên gấp
2,4 lần so với bây giờ, lượng ô nhiễm do nông nghiệp và sinh hoạt cũng có thể gấp đôi
mức hiện nay.
Trong quá trình phát triển, nhất là trong thập kỷ vừa qua, các đô thị lớn như Hà Nội,
thành phố Hồ Chí Minh, đã gặp phải nhiều vấn đề môi trường ngày càng nghiêm trọng,
do các hoạt động sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, giao thông vận tải và sinh hoạt
gây ra.
+ Tại thành phố Hồ Chí Minh có 25 khu công nghiệp tập trung hoạt động với tổng số
611 nhà máy trên diện tích 2298 ha đất. Theo kết quả tính toán, hoạt động của các khu
công nghiệp này cùng với 195 cơ sở trọng điểm bên ngoài khu công nghiệp, thì mỗi
ngày thải vào hệ thống sông Sài Gòn - Đồng Nai tổng cộng 1.740.000 m 3 nước thải
công nghiệp, trong đó có khoảng 671 tấn cặn lơ lửng, 1.130 tấn BOD5 (làm giảm nhu
cầu ôxy sinh hoá), 1789 tấn COD (làm giảm nhu cầu ôxy hoá học), 104 tấn Nitơ, 15
tấn photpho và kim loại nặng. Lượng chất thải này gây ô nhiễm cho môi trường nước
của các con sông vốn là nguồn cung cấp nước sinh hoạt cho một nội địa bàn dân cư


rộng lớn, làm ảnh hưởng đến các vi sinh vật và hệ sinh thái vốn là tác nhân thực hiện
quá trình phân huỷ và làm sạch các dòng sông, nước bị ô nhiễm lau ngày sẽ dẫn đến
gây ô nhiễm môi trường đất.
Về ô nhiễm môi trường đất, ngoài tác động của sản xuất công nghiệp, hoạt động giao
thông vận tải cũng là nguồn thải rất quan trọng.
Chỉ tính riêng ở thành phố Hồ Chí Minh, hàng năm các phương tiện vận tải trên địa
bàn thành phố tiêu thụ khoảng 210.000 tấn xăng và 190.000 tấn dầu Dizel. Như vậy đã
thải vào không khí khoảng 1100 tấn bụi, 25 tấn chì, 4200 tấn CO2, 4500 tấn NO2,


116000 tấn CO, 1,2 triệu tấn CO2, 13200 tấn Hydrocacbon và 156 tấn Aldehyt. Chính
vì thế, tại nhiều khu vực trong các đô thị có nồng độ các chất ô nhiễm lên khá cao.
+ Tại Hà Nội, vào những năm 1996-1997 ô nhiễm trầm trọng đã xảy ra ở xung
quanh các nhà máy thuộc khu công nghiệp Thượng Đình với đường kính khu vực ô
nhiễm khoảng 1700 mét và nồng độ bụi lớn hơn tiêu chuẩn cho phép khoảng 2-4 lần;
xung quanh các nhà máy thuộc khu công nghiệp Minh Khai – Mai Động, khu vực ô
nhiễm có đường kính khoảng 2500 mét và nồng độ bụi cũng cao hơn tiêu chuẩn cho
phép 2-3 lần. Cũng tại khu công nghiệp Thượng Đình, kết quả đo đạc các năm 19971998 cho thấy nồng độ SO2 trong không khí vượt tiêu chuẩn cho phép 2-4 lần.
Nhìn chung thực trạng ô nhiễm môi trường đất đang ở mức báo động. Nếu không
có những biện pháp giảm thiểu hiệu quả thì nguồn tài nguyên đất đến một lúc nào đó
sẽ cạn kiệt.



×