Tải bản đầy đủ (.docx) (23 trang)

THỰC TRẠNG và GIẢI PHÁP NHẰM hạn CHẾ VIỆC TRẢ hồ sơ điều TRA bổ SUNG GIỮA các cơ QUAN TIẾN HÀNH tố TỤNG tại HUYỆN KRÔNG pắk từ năm 2011 đến năm 2013

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (457.56 KB, 23 trang )

ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT
------------------

CHUYÊN ĐỀ
BÁO CÁO THỰC TẬP

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM HẠN CHẾ VIỆC TRẢ HỒ SƠ
ĐIỀU TRA BỔ SUNG GIỮA CÁC CƠ QUAN TIẾN HÀNH TỐ TỤNG
TẠI HUYỆN KRÔNG PẮK TỪ NĂM 2011 ĐẾN NĂM 2013

Thời gian thực tập : 25/2/2015 – 20/4/2015
Địa điểm thực tập : Viện kiểm sát Nhân dân huyện Krông Păk
Tỉnh ĐăkLăk
Sinh viên thực tập : Đỗ Duy Phước
Lớp

: Luật K35G - Luật Hình Sự


2

H́, 5/2015



Không có sự thành công nào mà không gắn liền với
những sự hỗ trợ, giúp đỡ dù ít hay nhiều, dù trực tiếp hay
gián tiếp của người khác. Trong suốt thời gian từ khi bắt
đầu học tập ở giảng đường đại học đến nay, em đã nhận
được rất nhiều sự quan tâm, giúp đỡ của quý Thầy Cô, gia


đình và bạn bè. Với lòng biết ơn sâu sắc nhất, em xin gửi
đến quý Thầy Cô trong Trường Đại học Huế đã cùng với tri
thức và tâm huyết của mình để truyền đạt vốn kiến thức
quý báu cho chúng em trong suốt thời gian học tập tại trường.
Và đặc biệt, trong kì cuối của năm thứ 4, trường đã tổ chức
cho chúng em được thực tập cọ sát, áp dụng kiến thức chúng
em đã được học vào thực tế mà theo em là rất hữu ích đối
với sinh viên ngành Luật học.
Và trong đợt thực tập vừa rồi tại VKSND huyện Krông
Pắk , Em xin chân thành cảm ơn quý lãnh đạo trong cơ quan
đã cho phép em được về cơ quan đề thực tập và đặc biệt em
xin chân thành cám ơn là hai cán bộ của Viện Kiểm Sát là
Kiểm sát viên Phan Hữu Luyến và chuyên viên Đặng Minh
Tuấn đã tận tâm hướng dẫn em trong quá trình nghiên cứu
hoàn thành báo cáo thực tập tốt nghiệp này.
Báo cáo thực tập được thực hiện trong khoảng thời gian
gần 8 tuần. Bước đầu đi vào thực tế, tìm hiểu về lónh vực
hoạt động kiểm sát điều tra tại VKSND huyện Krông Pắk,
kiến thức của em còn hạn chế và còn nhiều bỡ ngỡ. Do
vậy, không tránh khỏi những thiếu sót là điều chắc chắn,
em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu
của quý Thầy Cô và các bạn để kiến thức của em trong
lónh vực này được hoàn thiện hơn.
Một lần nữa, em xin kính chúc quý Thầy Cô trong Trường
Đại học Huế thật dồi dào sức khỏe, niềm tin để tiếp tục
thực hiện sứ mệnh cao đẹp của mình là truyền đạt kiến thức
cho thế hệ mai sau.


3


Em cũng xin cảm ơn toàn bộ cán bộ công nhân viên đang
công tác tại VKSND huyện Krông Pắk đã giúp đỡ em trong
suốt quá trình thu thập thông tin để hoàn thiện báo cáo này.
Krông Pắk, ngày 20 tháng 04
năm 2015
Sinh viên
Đỗ Duy Phước
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN

Về mặt hình thức:
……………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………
………….…………………………………………………………………………………….....
Về mặt nợi dung:
……………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
Điểm:
……………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………



4

……………………………………………………………………………………………………………………
…………

MỤC LỤC


5


6
PHẦN I: GIỚI THIỆU CƠ QUAN THỰC TẬP
VÀ CHUYÊN ĐỀ BÁO CÁO
A.VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN HUYỆN KRÔNG PĂK
1. Giới thiệu chung về đơn vị
Viện kiểm sát Nhân dân huyện Krông Păk được thành lập năm 1977
theo Quyết định của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
Cơ cấu tổ chức: Viện kiểm sát nhân dân huyện Krông Păk hiện nay có
12 đồng chí, gồm: Viện trưởng; 02 Phó Viện trưởng; 03 Kiểm sát viên; 01
Kiểm tra viên; 02 Chuyên viên nghiệp vụ; 01 Kế toán; 01 Văn thư; 01 bảo vệ.
Trong số 12 công chức, viên chức, có 04 đồng chí nữ, 01 đồng chí dân tộc;
Chi bộ Đảng có 06 Đảng viên; tổ chức Công đoàn Cơ quan với 12 đoàn viên.
Về trình độ chuyên môn: có 08 người tốt nghiệp Cử nhân Luật; 01
Trung cấp Kiểm sát; 03 Trung cấp kế toán; 02 đồng chí Phó Viện trưởng đã
tốt nghiệp Cao cấp lý luận chính trị.
35 năm qua, kể từ ngày thành lập đơn vị cho đến nay, các thế hệ lãnh
đạo đơn vị, các Kiểm sát viên và cán bộ Viện kiểm sát huyện Krông Păk qua

các thời kỳ luôn thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của ngành theo quy định
của pháp luật. Qua thực hiện chức năng đã phối hợp với các ngành giữ vững
an ninh, chính trị và trật tự an toàn xã hội, tạo môi trường thuận lợi cho phát
triển kinh tế, xã hội ở địa phương, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của
công dân, trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa.
2. Một số thông tin về cơ cấu tổ chức đơn vị
2.1. Chi bộ
- Bí thư: Đồng chí Trần Khắc Huề;
- Phó bí thư: Đồng chí Nguyễn Công Lượng;


7
2.2. Lãnh đạo Viện
- Viện trưởng: Đồng chí Trần Khắc Huề;
- Các Phó viện trưởng:
+ Đồng chí Nguyễn Công Lượng;
+ Đồng chí Y Dim Kbuôr.
2.3. Công đoàn cơ sở
- Ban chấp hành 03 đồng chí:
- Chủ tịch: Đồng chí Lâm Văn Tiến;
- Ủy viên: Đồng chí Phan Hữu Luyến.
- Tổ nữ công gồm 04 đồng chí: Tổ trưởng: Đồng chí Phạm Thị Thuỷ.
Trong thời gian tới tập thể cán bộ, KSV Viện kiểm sát nhân dân huyện
Krông Păk luôn tu dưỡng rèn luyện đạo đức phẩm chất của người cán bộ
Kiểm sát, tác phong trong công tác cũng như trong sinh hoạt. 100% cán bộ,
KSV học tập và làm theo lời dạy của Bác Hồ đối với ngành Kiểm sát:
“Công minh - Chính trực - Khách quan - Thận trọng - Khiêm tốn”. Tiếp tục
đẩy mạnh hơn nữa việc thực hiện Cuộc vận động: “Học tập và làm theo tấm
gương đạo đức Hồ Chí Minh”, và Cuộc vận động Viện KSNDTC về xây
dựng đội ngũ cán bộ Kiểm sát viên: “Vững về chính trị, giỏi về nghiệp vụ,

tinh thông pháp luật, công tâm và bản lĩnh, kỷ cương và trách nhiệm”. Trong
hoạt động chuyên môn nghiệp vụ phấn đấu hàng năm hoàn thành và vượt
các chỉ tiêu, kế hoạch do ngành và đơn vị đề ra, xây dựng đơn vị thực sự
đoàn kết, trong sạch, vững mạnh hoàn thành tốt nhiệm vụ của đơn vị cũng
như phục vụ có hiệu quả nhiệm vụ chính trị của địa phương./.
Địa chỉ Cơ quan: Số 35 - Nguyễn Thị Minh Khai - Thị trấn Phước An Krông Păk - Đăk Lăk.
Điện thoại: 0500.3521112

Fax: 0500.3521608


8
B. THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM HẠN CHẾ VIỆC TRẢ
HỒ SƠ ĐIỀU TRA BỔ SUNG GIỮA CÁC CƠ QUAN TIẾN HÀNH TỐ
TỤNG TẠI HUYỆN KRÔNG PẮK TỪ NĂM 2011 ĐẾN NĂM 2013
I. Những vấn đề lý luận về trả hồ sơ điều tra bổ sung và căn cứ
pháp lý
1. Khái niệm về trả hồ sơ điều tra bổ sung
Trả hồ sơ điều tra bổ sung là biện pháp tố tụng do Viện kiểm sát hoặc
Tòa án được áp dung trong quá trình giải quyết vụ án, nhằm đảm bảo việc
điều tra, truy tố sau khi đã kết luận điều tra vụ án, trước khi có cáo trạng.
Luật không quy định về thời hạn để Viện kiểm sát trả hồ sơ điều tra bổ sung
trong thời hạn quyết định truy tố hay cả trong thời hạn gia hạn thời hạn truy
tố. Việc trả hồ sơ điều tra bổ sung được thực hiện bằng quyết định trả lại hồ
sơ để điều tra bổ sung của Viện kiểm sát.
2. Căn cứ pháp luật
Khỏan 2 Điều 121 của Bộ luật tố tụng hình sự quy định “ trong trường
hợp vụ án do Viện kiểm sát trả lại để điều tra bổ sung thì thời hạn điều tra
không quá hai tháng; nếu do Tòa án trả lại để điều tra bổ sung thì thời hạn
điều tra không quá 01 tháng, Viện kiểm sát hoặc Tòa án chỉ được trả lại hồ

sơ để điều tra bổ sung không quá hai lần. Thời hạn điều tra được tính từ
ngày Cơ quan điều tra nhận lại hồ sơ vụ án và yêu cầu điều tra”.
Khỏan 1 Điều 166 của Bộ luật tố tụng hình sự quy định trong thời hạn
truy tố kể cả trong thời hạn gian hạn quyết định truy tố, nếu có căn cứ quy
định tại điều 169 của Bộ luật hình sự thì Viện kiểm sát ra quyết định trả hồ
sơ điều tra bổ sung.
Viện kiểm sát ra quyết định trả hồ sơ điều tra bổ sung cho Cơ quan
Cảnh sát điều tra khi nghiên cứu hồ sơ vụ án phát hiện thấy:


9
- Còn thiếu những chứng cứ quan trọng đối với vụ án mà Viện kiểm sát
không thể tự mình bổ sung được ;
- Có căn cứ để khởi tố bị can về một tội khác hoặc có người đồng
phạm khác.
- Có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng hình sự.
Khoản 1 Điều 179 Bộ luật tố tụng hình sự quy định những trường hợp
thẩm phán ra quyết định trả hồ sơ điều tra bổ sung cho Viện kiểm sát gồm:
- Khi cần xem xét thêm những chứng cứ quan trọng đối với vụ án ,à
không thể bổ sung tại phiên tòa được.
- Khi có căn cứ để cho rằng bị cáo phạm một tội khác hoặc có đồng
phạm khác.
- Khi phát hiện có sự vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng.
Như vậy sau khi nhận được hồ sơ vụ án được trả lại để điều tra bổ
sung, cơ quan Cảnh sát điều tra phải xem xét ngay việc áp dụng biện pháp
ngăn chặn đối với các bị can. Theo quy định tại điều 121 Bộ luật TTHS thì
thời hạn tạm giam không được qáu thời hạn điều tra bổ sung do Viện kiểm
sát hoặt Tòa án trả lại hồ sơ để điều tra bổ sung.
3. Các trường hợp trả hồ sơ điều tra bổ sung:
Căn cứ vào Thông tư liên tịch số 01/2010/TTLT-VKSNDTCTANDTC-BCA ngày 27/8/2010 của viện kiểm sát nhân dân Tối cao, Tòa án

nhân dân tối cao và Bộ Công an hướng dẫn thi hành các quy định của Bộ
luật tố tụng hình sự về trả hồ sơ để điều tra bổ sung qui định các trường hợp
trả hồ sơ điều tra bổ sung gồm:
- Khi có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng:
- Khi còn thiếu hoặc còn thiếu những chứng cứ quan trọng mà Viện
kiểm sát không thể tự mình bổ sung được hoặc không thể bổ sung được tại
phiên tòa.


10
- Khi có căn cứ cho rằng bị cáo phạm một một tội khác hoăc có đồng
phạm khác.
- Có căn cứ để khởi tố bị can về một tội phạm khác hoặc có người đồng
phạm khác.
Như vậy, quá trình kiểm sát điều tra vụ án hình sự, Kiểm sát viên phải
có trách nhiệm thường xuyên bám sát hoạt động điều tra, thu thập chứng cứ
của điều tra viên, chủ động đề ra yêu cầu điều tra hoặc trực tiếp tiến hành
các hoạt động điều tra theo quy định của pháp luật đảm bảo việc điều tra,
thu thập chứng cứ vụ án đầy đủ, đúng pháp luật, hạn chế việc trả hồ sơ điều
tra bổ sung trong các giai đoạn tố tụng hình sự.
II. Thực trạng trả hồ sơ điều tra bổ sung giữa các cơ quan tiến
hành tố tụng hình sự huyện Krông Pắk từ năm 2011 đến năm 2013
1. Thực trạng
Bộ luật tố tụng hình sự và Thông tư liên tịch số 01/2010/TTLTVKSNDTC-TANDTC-BCA ngày 27/8/2010 của viện kiểm sát nhân dân Tối
cao, Tòa án nhân dân tối cao và Bộ Công an hướng dẫn thi hành các quy
định của Bộ luật tố tụng hình sự về trả hồ sơ để điều tra bổ sung qui định các
trường hợp trả hồ sơ điều tra bổ sung. Nhưng trên thực tế cách hiểu và vận
dụng pháp luật trong vấn đề trả hồ điều tra bổ sung theo điều 168 BLTTHS
là rất khác nhau trong trương hợp thứ nhất: trả hồ sơ khi nhận thấy còn thiếu
những chứng cứ quan trọng đối với những vụ án mà viện kiểm sát không thể

tự mình bổ sung được. Quy định này dễ cho chúng ta nhận thức trong vụ án
có những chứng cứ quan trọng, có những chứng cứ không quan trọng, hoặc
có những chứng cứ quan trọng hơn, chứng cứ ít quan trọng. Theo quy định
của pháp luật về chứng cứ, mọi chứng cứ trong vụ án hình sự đều quan
trọng như nhau, các tình tiết thu được chỉ có giá trị chứng cứ khi nó phù hợp
với các chứng cứ khác. Ngay cả các tình tiết thu được từ lời nhận tội của bị


11
can, hoặc thu được từ bản kết luật giám định cũng không phải là chứng cứ
quan trọng nhất nếu nó không phù hợp với các chứng cứ khác. Vì vậy, cách
hiểu chứng cứ quan trọng ít nhiều đã ảnh hưởng đến việc trả hồ sơ điều tra
bổ sung.
Nhiều hồ sơ bị trả lại do hồ sơ còn thiếu những tài liệu phản ánh về
tình trạng tài sản của bị can nên không thể quyết định hình phạt được (trong
trường hợp bị can bị truy tố về tội phạm mà khung hình phạt có quy định
hình phạt tiền là hình phạt chính). Lý do cơ bản của hiện tượng này là do
những thay đổi của Bộ luật hình sự năm 1999 về hình phạt tiền so với quy
định trong bộ luật hình sự năm 1985, khi quyết hình phạt tiền không cần
quyết định đến tình trạng tài sản của người bị kết án. Do vậy trong thực tiễn
có những bản án phạt tiền không thi hành được, nhiều trường hợp phạt tiền
chỉ được tuyên cho có, không có tính khả thi. Có cơ quan cho rằng cần phải
xác minh tình trạng tài sản, có cơ quan cho rằng đây không phải là chứng cứ
quan trọng để quyết định việc truy tố hay không có tội, tội phạm gì và theo
điều khoản nào của Bộ luật hình sự.
Ở một số Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện, thành phố qua khảo sát
cho thấy tình trạng trả hồ sơ giữa các cơ quan tiến hành tố tụng đã đến mức
báo động. Có đơn vị nghiệp vụ trong 06 tháng đầu năm đã trả hồ sơ cho Cơ
quan điều tra yêu cầu điều tra bổ sung chiếm tỷ lệ 4% số án thụ lý. Đặc biệt
còn để xẩy ra tình trạng án trả hồ sơ điều tra bổ sung nhiều lần, có vụ án trả

02 lần thậm chí 03 lần, vi phạm nghiêm trọng Luật tố tụng hình sự. Ngoài ra
một số địa phương để kéo dài thời hạn điều tra bổ sung dẫn đến quá hạn tạm
giam hoặc kéo dài thời hạn truy tố.
Theo số liệu tổng kết của Viện kiểm sát nhân dân huyện Krông Pắc từ
năm 2011 đến năm 2013 thì tỷ lệ án trả hồ sơ điều tra bổ sung như sau:
- Năm 2011:


12
Viện kiểm sát trả hồ sơ cho cơ quan điều tra: 120 vụ/1118 vu,= 10%
Tòa án trả hồ sơ cho Viện kiểm sát: 81 vụ/1208 vụ,= 6,7%
- Năm 2012:
Viện kiểm sát trả hồ sơ cho cơ quan điều tra: 58 vụ/1045 vụ,= 5,5%
Tòa án trả hồ sơ cho viện kiểm sát: 59 vụ/1142 vụ,= 5.1%
- Năm 2013:
Viện kiểm sát trả hồ sơ cho cơ quan điều tra: 68 vụ/135 vụ,= 5,5%
Tòa án trả hồ sơ cho Viện kiểm sát: 73 vụ/1292 vụ,= 5,6%
* Trong tổng số các lý do trả hồ sơ để bổ sung:
- Viện kiểm sát trả hồ sơ cho Cơ quan điều tra:
+ Thiếu chứng cứ: 192 vụ/246 vu,= 78%
+ Về thủ tục tố tụng: 53 vụ/246 vụ,= 21%
+ Lý do khác: 01 vụ/246 vụ,= 0,4%
-

Tòa án trả hồ sơ cho Viện kiểm sát:
+ Thiếu chứng cứ: 143 vụ/213 vụ,= 67%
+ Về thủ tục tố tụng: 48 vụ/213 vụ,= 22%
+ Lý do khác: 22 vụ/213 vụ,= 10%
2. Phân tích lý do trả hồ sơ điều tra bổ sung
* Trong 3 năm qua (2011-2013) Tòa án đã trả hồ sơ điều tra bổ sung 04

vụ – 09 bị cáo. Trong đó trả hồ sơ để điều tra bổ sung về chứng cứ 03 vụ –
04 bị cáo, về khởi tổ bổ sung 01 vụ – 5 bị cáo.
Trong đó Tòa án trả đúng 03 vụ – 04 bị cáo. Viện kiểm sát đã điều tra
khởi tố bổ sung bị can 04 BC. Tòa án trả sai VKS giữa nguyên quan điểm
truy tố chuyển lại Tòa và tòa đã xét xử 01 vụ – 05 BC.
Ví dụ: -Vụ Nguyễn Ngọc Vũ cùng đồng bọn can tội “Tiêu thụ tài sản
do người khác phạm tội mà có”. Toà án trả hồ sơ yêu cầu xác định thẩm


13
quyền xét xử của vụ án. Tòa án trả hồ sơ trong thời hạn quy định tại khoản
02 điều 176 Bộ luật TTHS.
Sau khi nghiên cứu, VKS xét thấy lý do trả hồ sơ của Tòa là chưa đúng
căn cứ luật định, nên VKS đã tổ chức họp liên ngành và xin ý kiến thỉnh thị
của VKSND tỉnh, sau đó có công văn giữ nguyên qua điểm truy tố.
- Vụ Phạm Vũ Nhật Long can tội “Cố ý gây thương tích” và “Chống
người thi hành công vụ”, Tòa án trả hồ sơ yêu cầu khởi tố bổ sung 01 bị can.
Tòa án trả hồ sơ trong thời hạn quy định tại khoản 02 điều 176 Bộ luật TTHS.
Sau khi nhận hồ sơ điều tra bổ sung, VKS đã tổ chức họp liên ngành tố tụng
hình sự huyện, do quan điểm liên ngành không thống nhất nên VKSND
huyện đã có Công văn xin ý kiến thỉnh thị của VKSND tỉnh. Sau đó VKSND
huyện đã trả hồ sơ cho Cơ quan CSĐT Công an huyện để khởi tố bổ sung 01
bị can Phạm Ngọc Duy theo chỉ đạo của liên ngành tố tụng tỉnh.
* VKSND huyện đã trả hồ sơ điều tra bổ sung cho CQCSSĐT 06 vụ –
11 bị can. Trong đó trả hồ sơ để điều tra bổ sung về chứng cứ 01 vụ – 01 bị
can, về có người đồng phạm khác khởi tố bổ sung bị can 02 vụ – 04 bị
can, nhập vụ án 01 vụ – 02 bị can, thay đổi tội danh 02 vụ 03 bị can.
Các vụ án VKS trả hồ sơ yêu cầu CQCSĐT điều tra bổ sung đều có căn
cứ và đúng quy định. Cơ quan CSĐT đã điều tra bổ sung theo yêu cầu của
VKS, kết quả: Đã chuyển VKS đề nghị truy tố 06 vụ – 14 BC.

- Vụ Trần Thị Kim Loan cùng đồng bọn - can tội “Công nhiên chiếm
đoạt tài sản”. VKS trả hồ sơ yêu cầu CQĐT thay đổi tội danh từ tội “Cưỡng
đoạt tài sản”, sang tội “Công nhiên chiếm đoạt tài sản”. Kết quả hiện nay đã
điều tra bổ sung và truy tố Ví dụ: -Vụ Nguyễn Ngọc Minh Tuấn cùng đồng
bọn can tội “Tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có”. Toà án trả hồ
sơ yêu cầu xác định thẩm quyền xét xử của vụ án. Tòa án trả hồ sơ trong
thời hạn quy định tại khoản 02 điều 176 Bộ luật TTHS.


14
Sau khi nghiên cứu, VKS xét thấy lý do trả hồ sơ của Tòa là chưa đúng
căn cứ luật định, nên VKS đã tổ chức họp liên ngành và xin ý kiến thỉnh thị
của VKSND tỉnh, sau đó có công văn giữ nguyên qua điểm truy tố.
- Vụ Phạm Vũ Nhật Long can tội “Cố ý gây thương tích” và “Chống
người thi hành công vụ”, Tòa án trả hồ sơ yêu cầu khởi tố bổ sung 01 bị can.
Tòa án trả hồ sơ trong thời hạn quy định tại khoản 02 điều 176 Bộ luật TTHS.
Sau khi nhận hồ sơ điều tra bổ sung, VKS đã tổ chức họp liên ngành tố tụng
hình sự huyện, do quan điểm liên ngành không thống nhất nên VKSND
huyện đã có Công văn xin ý kiến thỉnh thị của VKSND tỉnh. Sau đó VKSND
huyện đã trả hồ sơ cho Cơ quan CSĐT Công an huyện để khởi tố bổ sung 01
bị can Phạm Ngọc Duy theo chỉ đạo của liên ngành tố tụng tỉnh.
- Vụ Nguyễn Đức Hoàn – can tội “Cố ý gây thương tích trong trạng
thái tinh thần bị kích động mạnh”. VKS trả hồ sơ yêu cầu Cơ quan Điều tra
bổ sung thay đổi tội danh từ tội “Cố ý gây thương tích” sang tội “Cố ý gây
thương tích trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh”. Kết quả vụ án đã
kết thúc điều tra bổ sung, truy tố, xét xử xong.
Đối với cả 2 vụ án trả hồ sơ điều tra bổ sung trên, Cơ quan điều tra đã
đồng ý với quyết định trả hồ sơ điều tra bổ sung theo yêu cầu của Viện kiểm
sát. Việc kết thúc điều tra bổ sung của cơ quan điều tra trong hạn luật định.
Nguyên nhân do ban đầu quan điểm nhận định về tội danh giữa Cơ quan

Điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án chưa thống nhất.
3. Phân tích nguyên nhân, trách nhiệm dẫn đến việc điều tra bổ sung:
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng việc trả hồ sơ vụ án để yêu cầu điều tra
bổ sung giữa các ngành tố tụng thì có nhiều, song chủ yếu tập trung ở những
nguyên nhân chính sau đây:


15
3.1. Nguyên nhân khách quan
- Tội phạm diễn biến ngày một phức tạp, quy mô, tính chất, mức độ
phạm tội , thủ đoạn hoạt động phạm tội ngày càng tinh vi, nhiều vụ án phạm
tội có tổ chức với nhiều đối tượng tham gia, phạm tội trên nhiều địa bàn
rộng lớn, việc điều tra xác minh tội phạm gặp nhiều khó khăn, các thủ tục tố
tụng và chứng cứ thu thập chưa đáp ứng được nội dung yêu cầu chứng minh
tội phạm; mặt khác tính dân chủ trong hoạt động tố tụng ngày càng cao. Vì
vậy, việc trả hồ sơ để yêu cầu điều tra bổ sung chứng cứ, thủ tục tố tụng đối
với các vụ án là cần thiết và đúng quy định pháp luật.
- Một số điều luật trong BLTTHS quy định chưa phù hợp về thời hạn
điều tra, truy tố, xét xử… dẫn đến có một số vụ án có nhiều tình tiết phức
tạp, số lượng bị can đông, hành vi phạm tội xảy ra ở nhiều địa phương khác
dẫn đến khó khăn khi thực hiện.
- Quan điểm nhận thức, đánh giá chứng cứ của một số ĐTV, KSV,
Thẩm phán và giữa các cơ quan tiến hành tố tụng chưa thống nhất.
- Có những vụ án khi xét xử phát sinh tình tiết mới có liên quan đến
chứng cứ buộc tội, gỡ tội hoặc phát hiện bỏ lọt tội phạm nên cần phải hoãn
phiên tòa và trả hồ sơ vụ án để điều tra bổ sung.
- Một nguyên nhân khác có tác động đến tư tưởng và trách nhiệm của
Kiểm sát viên trong quá trình tố tụng là khi Quốc hội ra Nghị quyết
388/2003/NQ-UBTVQH11 về thường thiệt hại cho người bị oan do người
có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự gây ra. Các cơ quan tiến

hành tố tụng và người tiến hành tố tụng ở một số địa phương tỏ ra quá thận
trọng trong việc đấu tranh xử lý tội phạm, xuất hiện tư tưởng né tránh đùn
đẩy trách nhiệm giữa các cơ quan tiến hành tố tụng và người tiến hành tố
tụng ở một số địa phương tỏ ra qua thận trọng trong việc đấu tranh xử lý tội
phạm, xuất hiện tư tưởng né tránh đùn đẩy trách nhiệm giữa các cơ quan


16
tiến hành tố tụng bằng việc tìm ra mọi lý do để trả hồ sơ, mặc dù lý do
không thực sự thuyết phục và không có căn cư.
3.2. Nguyên nhân chủ quan
- Qua việc VKS trả hồ sơ điều tra bổ sung cho thấy quá trình kiểm sát
điều tra, viện kiểm sát đã thường xuyên đốc thúc điều tra, có công văn yêu
cầu điều tra nhưng Điều tra viên không thực hiện đầy đủ các yêu cầu của
Viện kiểm sát và trong quá trình điều tra còn nhiều khoảng thời gian bỏ
trống không tiến hành các bước điều tra theo quy định tố tụng nên phải gia
hạn điều tra, kéo dài thời gian giải quyết vụ án mà vẫn không làm rõ được
nội dung và các tình tiết trong vụ án dẫn đến sau khi kết thúc điều tra Viện
kiểm sát phải trả hồ sơ điều tra bổ sung.
- Ý thức trách nhiệm, năng lực nghiệp vụ của một số Kiểm sát viên,
Điều tra viên, Thẩm phán chưa cao, chưa đáp ứng được với yêu cầu nhiệm
vụ. Quá trình giải quyết án một số cán bộ chưa thực hiện đúng, đầy đủ các
quy trình nghiệp vụ cũng như quy định của BLTTHS trong việc thu thập,
bảo quản chứng cứ, lấy lời khai, hỏi cung…
- Lãnh đạo đơn vị có lúc chưa kịp thời kiểm tra, đôn đốc Kiểm sát viên,
Điều tra viên cũng như chưa trực tiếp nghiên cứu hồ sơ vụ án. Một số Kiểm sát
viên, Điều tra viên khi báo án chưa báo hết, đầy đủ các nội dung tình tiết của
vụ án nên gây khó khăn cho việc chỉ đạo nghiệp vụ, dẫn đến chỉ đạo không
sâu, không phát hiện thiếu sót trong việc đánh giá chứng cứ, tội danh…
- Lãnh đạo liên ngành chưa thật sự dành nhiều thời gian để quan tâm,

kiểm tra, chỉ đạo, nắm bắt tiến độ điều tra, chưa đánh giá kịp thời những diễn
biến khó khăn, thuận lợi của vụ án để bố trí cán bộ một cách hợp lý nhằm vừa
phát huy được năng lực, trách nhiệm của cán bộ, vừa hoàn thành tốt nhiệm vụ
chuyên môn. Vì vậy không phát hiện kịp thời những thiếu sót trong công tác


17
điều tra, dẫn đến chậm phát hiện những thiếu sót trong việc đánh giá chứng cứ,
định tội danh… dẫn đến phải trả hồ sơ để điều tra bổ sung.
- Một số điều tra viên chưa cung cấp hoặc cung cấp không đầy đủ, kịp
thời tài liệu cho Kiểm sát viên nên Kiểm sát viên không phát hiện được hồ
sơ cần điều tra thêm những vấn đề gì. Vì vậy, không kịp thời đề ra yêu cầu
điều tra, dẫn đến khi hồ sơ chuyển qua Viện kiểm sát không đủ chứng cứ,
không đầy đủ thủ tục tố tụng và bỏ lọt hành vi phạm tội mà VKS không tự
khắc phục được. Một số trường hợp đã có yêu cầu điều tra nhưng ĐTV
không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ song Kiểm sát viên không
kiên quyết yêu cầu Điều tra viên phải thực hiện đầy đủ.
- Một số trường hợp Kiểm sát viên còn thụ động chờ việc, chưa chủ
động nghiên cứu hồ sơ, hoặc nghiên cứu không sâu nên không phát hiện
được những vấn đề cần thiết phải bổ sung vào hồ sơ vụ án (chứng cứ, lý lịch
tư pháp, thay đổi tội danh…) nên khi truy tố hồ sơ chuyển tòa mới phát hiện.
- Một số trường hợp hồ sơ chỉ thiếu những chứng cứ, thủ tục đơn giản
có thể khắc phục được ngay nhưng tòa vẫn trả hồ sơ yêu cầu ĐTBS.
- Tình hình diễn biến tội phạm ngày càng phức tạp, số án thụ lý tăng
nhưng thiếu biên chế, cán bộ có chức năng pháp lý (Kiểm sát viên, Điều tra
viên, Thẩm phán); chính sách đãi ngộ đối với cán bộ trực tiếp giải quyết án
chưa hợp lý, trong khi họ lại luôn chịu áp lực của công việc.
- Kiểm sát viên, Điều tra viên, Thẩm phán chưa được thường xuyên bồi
dưỡng, tập huấn về nghiệp vụ.
3.3. Trách nhiệm đối với việc trả hồ sơ điều tra bổ sung

* Viện kiểm sát: Với chức năng, nhiệm vụ của VKSND được quy định
tại Điều 12, Luật tổ chức VKSND năm 2002 thì dù ở bất kỳ giai đoạn tố
tụng nào đều thuộc trách nhiệm của VKSND. Đôi lúc Kiểm sát viên còn thụ
động, trông chờ vào kết quả điều tra, chưa thực hiện KSĐT ngay từ đầu, có


18
những vụ án tuy có yêu cầu điều tra nhưng yêu cầu điều tra còn sơ sài,
chung chung, không đầy đủ, rõ ràng. Quá trình điều tra chưa thực sự đeo
bám dẫn đến kết quả điều tra chưa đáp ứng được yêu cầu điều tra, truy tố,
xét xử.
* Cơ quan Cảnh sát điều tra: Quá trình điều tra chưa làm hết chức
năng, nhiệm vụ theo quy định của BLTHS. Mặc dù Viện kiểm sát đã có công
văn và kế hoạch yêu cầu điều tra nhưng CQĐT thực hiện không đầy đủ. Quá
trình điều tra không tích cực, hồ sơ khởi tố rồi để trống khoảng thời gian dài
khi sắp hết hạn điều tra mới làm.
* Tòa án: Chưa thật sự phối hợp, có nhiều trường hợp có thể trao đổi,
bổ sung không nhất thiết phải trả hồ sơ nhưng TA vẫn trả, có nhiều trường
hợp TA trả không đúng nên VKS vẫn giữ nguyên quan điểm và đã được TA
xét xử.
III. Những giải pháp kiến nghị nhằm hạn chế việc trả hồ sơ điều
tra bổ sung giữa các cơ quan tiến hành tố tụng
1. Trong công tác THQCT, KSĐT, KSXX các vụ án hình sự
- Nâng cao ý thức trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, kiểm sát viên trong
việc thực hiện quy chế nghiệp vụ của ngành, quy chế thực hành quyền công
tố, kiểm sát điều tra hình sự; quy chế thực hành quyền công tố và kiểm sát
xét xử án hình sự.
- Thực hiện kiểm sát điều tra ngay từ đầu, nắm chắc tiến độ điều tra của
cơ quan điều tra, nghiên cứu kỹ hồ sơ vụ án, kịp thời định hướng và đề ra
các yêu cầu điều tra trong thời hạn điều tra. Khi cần thiết phải tiến hành áp

dụng ngay các biện pháp nghiệp vụ như: Kiểm sát khám nghiệm hiện
trường, khám nghiệm tử thi, thu thập dấu vết, thu giữ vật chứng… để nắm
chắc diễn biến vụ án.


19
- Khi cơ quan điều tra đề nghị phê chuẩn quyết định khởi tố bị can, cần
phải nghiên cứu kỹ hồ sơ, khi đủ căn cứ mới đề xuất lãnh đạo ký phê chuẩn,
nếu chưa đủ thì yêu cầu cơ quan điều tra tiếp tục điều tra làm rõ, không đề
nghị phê chuẩn khi chưa đủ căn cứ hoặc chứng cứ chưa vững chắc.
- Khi phân công kiểm sát viên thực hành quyền công tố và kiểm sát
điều tra đối với vụ án phải căn cứ vào năng lực, trách nhiệm và yêu cầu
nghiệp vụ đối với từng vụ án để phân công.
2. Trong công tác phối hợp
- Xây dựng tốt mối quan hệ phối hợp giữa ba ngành, duy trì đều đặn
chế độ giao ban liên ngành để phối hợp khắc phục thiếu sót trong quá trình
giải quyết án. Hàng tháng cần tổng hợp những vi phạm trong cả ba giai đoạn
(điều tra, truy tố, xét xử) để rút kinh nghiệm trong các cuộc giao ban liên
ngành. Lãnh đạo cần chỉ đạo, kiểm điểm làm rõ trách nhiệm về những thiếu
sót đến từng Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thâm phán để cùng rút kinh
nghiệm nhằm không để xảy ra những sai phạm tương tự.
- Trường hợp Tòa án trả hồ sơ cho VKS để điều tra bổ sung không
đúng, có tỷ lệ cao thì Viện trưởng VKS cần có văn bản kiến nghị với Chánh
án tòa án yêu cầu rút kinh nghiệm để hạn chế việc trả hồ sơ điều tra bổ sung
không theo đúng quy định của pháp luật.
- Những vụ án điểm, phức tạp, có vướng mắc về chứng cứ, thủ tục tố
tụng cần tổ chức họp liên ngành. Sau khi họp nếu không khắc phục được
mới trả hồ sơ để điều tra bổ sung.
- Đối với những trường hợp hồ sơ vụ án thiếu chứng cứ nhưng không
phải là chứng cứ quan trọng đối với vụ án hoặc có vi phạm tố tụng nhưng

không phải là vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng, thì cơ quan tiến hành tố
tụng sẽ trao đổi, phối hợp để hoàn thiện hồ sơ vụ án mà không cần thiết phải
trả hồ sơ điều tra bổ sung, làm kéo dài thời hạn giải quyết vụ án.


20
- Nếu việc điều tra bổ sung phức tạp, cơ quan yêu cầu điều tra bổ sung và
cơ quan thực hiện điều tra bổ sung cần họp, bàn thống nhất thực hiện để việc
điều tra bổ sung đảm bảo đầy đủ, kịp thời, tránh việc trả đi trả lại nhiều lần.
3. Những giải pháp khác
- VKS huyện đã tổ chức họp, kiểm điểm, rút kinh nghiệm đồng thời
xác định nguyên nhân, trách nhiệm trong việc trả hồ sơ điều tra bổ sung.
- Yêu cầu kiểm sát viên, chuyên viên thực hiện kiểm sát điều tra cần
nghiêm túc kiểm điểm, rút kinh nghiệm đồng thời tập trung làm tốt hơn nữa
công tác kiểm sát điều tra, truy tố để đảm bảo hồ sơ chặt chẽ, chính xác
nhằm hạn chế việc trả hồ sơ điều tra bổ sung.
- Đội ngũ cán bộ, KSV, ĐTV, TP làm công tác giải quyết án phải luôn
tu dưỡng, rèn luyện để không ngừng nâng cao năng lực nghiệp vụ, trình độ,
đạo đức nghề nghiệp, ý thức trách nhiệm của người cán bộ trong việc thực
hiện nghiệp vụ.
4. Một số kiến nghị
4.1. Đối với Viện kiểm sát, Cơ quan điều tra và Toà án
- Để đáp ứng yêu cầu nghiệp vụ và thực hiện tốt chức năng điều tra,
truy tố, viện kiểm sát và cơ quan điều tra có sự chủ động bố trí đội ngũ cán
bộ có năng lực nghiệp vụ, có kinh nghiệm công tác nhất là đội ngũ điều tra
viên, kiểm sát viên.
- Hệ thống hóa các văn bản pháp luật hình sự đang có hiệu lực trên các
lĩnh vực nghiệp vụ để tiện tra cứu vận dụng. Tổ chức tập huấn các chuyên
đề chuyên sâu về nghiệp vụ điều tra, kiểm sát điều tra nhằm tạo sự chuyển
biến mới trong nhận thức, ý thức trách nhiệm để thực hiện tốt nhiệm vụ.

- Tăng biên chế và cơ sở vật chất cho các đơn vị nhất là các đơn vị có
lượng án lớn, các đơn vị được tăng thẩm quyền.


21
4.2. Đối với liên ngành Trung ương
Phối hợp trong việc nghiên cứu sửa đổi, bổ sung một số thông tư liên
tịch hướng dẫn một số điều của bộ luật hình sự trước đây không còn phù
hợp với thực tế và diễn biến của tình hình tội phạm. Xây dựng thông tư liên
ngành đẻ hướng dẫn giải thích thuật ngữ trong các điều luật: điêu 140 BLHS
quy định về tội “Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản”; Điều 155 về
tội “sản xuất vận chuyển mua bán hàng cấm”, điều 248 về tội “Đánh bạc” và
các tội phạm về ma túy, về kinh tế… từ việc các điều luật được hướng dẫn,
giải thích một cách cụ thể, giúp các ngành vận dụng khi xử lý vụ án, tránh
trường hợp hồ sơ phải kéo dài, hoặc trả đi trả lại vì chưa thống nhất nhận
thức về pháp luật mà phải chờ xin ý kiến hướng dẫn của cấp trên.
Như vậy, trả hồ sơ để điều tra bổ sung là một hoạt động tố tụng được
quy định trong Bộ luật tố tụng hình sự nhằm đảm bảo cho việc điều tra, truy
tố, xét xử một cách chính xác, đúng người, đúng tội, đúng pháp luật không
bỏ lọt tội phạm, không làm oan sai người vô tội. Trong thời gian qua, nhìn
tổng thể, công tác kiếm sát điều tra trong một số vụ án còn nhiều thiếu sót về
thu thập chứng cứ, xác định tội danh,… dẫn đến xác định phương hướng
điều tra và đường lối giải quyết vụ án không đúng. Tình hình này đòi hỏi các
Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát phải chú trọng thực hiện tốt hơn nữa trong
công tác này. Qua đó, không những góp phần đấu tranh phòng chống tội
phạm, bảo vệ pháp chế, bảo vệ công lý, mà còn bảo đảm không bỏ lọt tội
phạm và người phạm tội, tránh làm oan, sai người vô tội.


22

DANH SÁCH TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ luật tố tụng hình sự của quốc hội nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa
việt nam số 19/2003/qh11 ngày 26 tháng 11 năm 2003
2. Thông tư liên tịch số 01/2010/TTLT-VKSNDTC-TANDTC-BCA
ngày 27/8/2010
3. Nghị quyết 388/2003/NQ-UBTVQH11 về thường thiệt hại cho
người bị oan do người có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự gây ra
4. Báo cáo liên ngành của Viện Kiểm Sát Nhân Dân huyện Krông Pắk
năm 2011, 2012, 2013 về việc trả hồ sơ yêu cầu điều tra bổ sung
5. Hồ sơ vụ án Nguyễn Ngọc Vũ cùng đồng bọn can tội “Tiêu thụ tài
sản do người khác phạm tội mà có”
6. Hồ sơ vụ án Nguyễn Đức Hoàn – can tội “Cố ý gây thương tích
trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh”
7. Hồ sơ vụ án Phạm Vũ Nhật Long can tội “Cố ý gây thương tích” và
“Chống người thi hành công vụ”
8. Hồ sơ vụ án Trần Thị Kim Loan cùng đồng bọn - can tội “Công
nhiên chiếm đoạt tài sản”
SƯU TẦM MỘT SỐ VĂN BẢN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT TẠI CƠ
QUAN THỰC TẬP.
1.

Bản kết luận điều tra vụ án cố ý đánh người gây thương tích, xảy ra ngày

2.

12/07/2014 tại thôn 8A, xã Ea Kly, huyện Krông Pắk, Đắk Lắk
Quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung vụ án “Tạ Ngọc Thế cùng đồng bọn

3.


cố ý đánh người gây thương tích”
Quyết định phê chuẩn lệnh bắt bị can đẻ tạm giam đối với Nguyễn Thanh

4.

Huynh can tội cố ý gây thương tích
Đề nghị phê chuẩn quyết định khởi tố bị can đối với Trương Thanh Nhựt
can tội cướp giật tài sản


23
5.

Đề nghị phê chuẩn quyết định khởi tố bị can đối với vụ án trộm cắp tài sản

6.

xảy ra ngày 17/11/2015 tại xã Ea Phê, huyện Krông Pắk, Đắk Lắk
Quyết định phân công Kiểm sát viên thực hành quyền công tố đối với vụ án

7.

Huỳnh Tấn Quỳ phạm tội đánh bạc
Cáo trạng vụ án trộm cắp tài sản xảy ra ngày 17/11/2015 tại xã Ea Phê,

8.
9.

huyện Krông Pắk, Đắk Lắk

Cáo trạng vụ án Trương Thanh Nhựt can tội cướp giật tài sản
Quyết định phân công Kiểm sát viên thực hành quyền công tố đối với vụ án

Trương Thanh Nhựt can tội cướp giật tài sản
10. Danh sách những người yêu cầu triệu tập đến phiên tòa vụ án Trương Thanh
Nhựt can tội cướp giật tài sản
11. Danh sách những người yêu cầu triệu tập đến phiên tòa vụ án trộm cắp tài sản
xảy ra ngày 17/11/2015 tại xã Ea Phê, huyện Krông Pắk, Đắk Lắk
12. Yêu cầu điều tra vụ án vi phạm quy đinh về điều khiển phương tiện giao
thông đường bộ đối với bị can Y Arin Niê
13. Bản kết luận pháp y tử thi đối với nạn nhân Võ Trọng Duyên trong vụ án vi
phạm quy đinh về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ đối với bị
can Y Arin Niê
14. Quyết định xử lý vật chứng vụ án cướp tài sản cho chủ sở hữu là chị Nguyễn
Thị Hồng Hạnh
Quyết định tạm giữ bị can Dương Văn Quang can tội hủy hoại tài sản



×