Tải bản đầy đủ (.docx) (51 trang)

Quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị quần thể di tích cố đô huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (526.59 KB, 51 trang )

BỘ VĂN HÓA THỂ THAO VÀ DU LỊCH
TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ DU LỊCH HUẾ
------

BÁO CÁO THỰC TẬP

Giáo viên hướng dẫn:
Nguyễn Thị Hoài Sơn

Huế, tháng 4 năm 2015

Sinh viên thực hiện:
Lê Thị Thu Thủy
Lớp: C5HD




Lời

đầu tiên em muốn gửi lời cám ơn

tới Ban giám hiệu nhà trường

cùng toàn

thể các thầy cô của Khoa Lữ Hành – Hướng
Dẫn đã tạo điều kiện thuận lợi và trang bò
cho em kiến thức bổ ích suốt 3 năm học vừa
qua ( từ năm 2012 đến năm 2015).
Trong thời gian thực tập tại Trung Tâm Bảo


Tồn Di Tích Cố Đô Huế chúng em đã được
nhiều sự giúp đỡ tận tình của các thầy cô
giáo, các chú, các cô, các anh, các chò…,
và cuối cùng em xin chân thành cám ơn
đến : Chú Nguyễn Việt Dũng, cùng tập thể
cô chú thuộc Trung Tâm Bảo Tồn Di Tích Cố
Đô Huế đã luôn tạo điều kiện thuận lợi ,
tận tình giúp đỡ và truyền đạt kinh nghiệm
quý báu cho em trong quá trình nghiên cứu,
học tập, học hỏi được kiến thức cả về lý
thuyết lẫn thực hành để em hoàn thành đợt
2


thực tập này.
Trong quá trình thực tập không thể tránh
khỏi những bở ngỡ và sai sót, mong các cô
chú và thầy cô đóng góp ý kiến để em
hoàn thành tốt bài báo cáo này.
Em xin chân thành cám ơn!
Sinh viên
Lê Thò Thu
Thủy

3


MỤC LỤC

4



CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU CHUNG VỀ TRUNG TÂM BẢO TỒN
DI TÍCH CỐ ĐÔ HUẾ
1.1. Giới thiệu chung về trung tâm Bảo Tồn Di Tích Cố Đô Huế



Địa chỉ: Tam Toà, 23 Tống Duy Tân - Huế - Việt Nam
Điện thoại: +(84).54.3523237 - 3513322 - 3512751
Fax: +(84).54.3526083
Email:
Website: huedisan.com.vn & hueworldheritage.org.vn
Lịch sử hình thành và phát triển
Được chính thức thành lập vào ngày 10/6/1982
Cơ quan chủ quản trực tiếp : Ủy ban Nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế
Cơ quan quản lý về chuyên môn: Bộ Văn hóa, Thể thao & Du lịch
Cơ quan phối hợp trong quan hệ đối tác với UNESCO: Ủy ban Quốc gia
UNESCO Việt Nam
Tư vấn và phối hợp quốc tế trong công tác quản lý bảo tồn di sản: Văn
phòng UNESCO tại Hà Nội.
Cơ cấu nhân sự : gồm 13 phòng ban với tổng số nhân sự trên 700 người,



trong đó có hơn 300 cán bộ có bằng cử nhân và trên đại học.
Chức năng chính:
Quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị Quần thể di tích Cố đô Huế (được
UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa thế giới từ năm 1993), giá trị Nhã nhạc

- Âm nhạc Cung đình Việt Nam (được UNESCO công nhận là Di sản Phi vật
thể Đại diện của Nhân loại năm 2003), và cảnh quan môi trường gắn liền với
quần thể di tích.
Những năm qua, với sự hỗ trợ của Chính phủ, của các cá nhân và tổ chức
trong và ngoài nước, đặc biệt là sự phát huy nội lực của bản thân, Trung tâm
BTDTCĐ Huế đã gặt hái được nhiều thành tích đáng kể. Hầu hết các di tích đều
được bảo quản cấp thiết bằng các biện pháp chống dột, chống sập, chống mối
mọt, chống cây cỏ xâm thực, gia cố và thay thế các bộ phận bị lão hóa, nhờ vậy
mà trong điều kiện thiên tai khắc nghiệt, các di tích vẫn được bảo tồn và kéo dài
tuổi thọ. Đi đôi với việc bảo quản cấp thiết, nhiều công trình di tích và cơ sở hạ
tầng đã được tu bổ từng phần hoặc tu bổ hoàn nguyên. Tổng kinh phí tu bổ trong
5


giai đoạn 1996-2009 chiếm trên 400 tỉ đồng từ nguồn ngân sách Trung ương, địa
phương và tài trợ quốc tế. Đến năm 2008, Trung tâm đã cơ bản hoàn tất công tác
dựng pano quy hoạch khoanh vùng bảo vệ di tích và hiện đang tiếp tục định vị,
xác định tọa độ phục vụ công tác cắm mốc khoanh vùng bảo vệ di tích, tiếp tục
lập hồ sơ điều chỉnh khu vực khoanh vùng bảo vệ một số khu di tích đảm bảo
phù hợp với quy hoạch chung và các quy định hiện hành.
Để phục vụ đắc lực cho công tác phục hồi và trùng tu di tích, các ngành
nghề thủ công truyền thống phục vụ cho công tác tu bổ đã được phục hồi.
Xưởng Sản xuất vật liệu truyền thống của TTBTDTCĐ Huế (nay là Công ty Cổ
phần Tu bổ Di tích Huế) đến nay đã đầu tư nghiên cứu phục hồi các vật liệu
truyền thống để phục vụ cho công tác trùng tu như gạch Bát Tràng, gạch vồ,
gạch hoa trang trí, ngói thanh lưu ly và hoàng lưu ly; Các ngành nghề khác như:
sơn thếp, nề ngoã, hội họa, lắp ghép sành sứ, mộc, sản xuất pháp lam, đúc đồng
truyền thống và các nghệ nhân nghề thủ công của địa phương cũng đã được hỗ
trợ, tạo điều kiện để phục hồi và phát triển theo định hướng bảo tồn, mang lại
nhiều hiệu quả thiết thực. Cơ sở hạ tầng và cảnh quan thiên nhiên, sân vườn của

nhiều di tích đã được tôn tạo, đẩy lùi không gian hoang phế, từng bước trả lại
diện mạo, dáng vẻ huy hoàng, đích thực ban đầu cho di tích; Giai đoạn từ 2001
đến nay, Trung tâm đã bảo tồn, tu bổ trên 100 hạng mục công trình, đảm bảo các
nguyên tắc khoa học về bảo tồn của quốc gia và quốc tế, đồng thời chú trọng
công tác nghiên cứu sưu tầm tư liệu, đảm bảo điều tra thám sát khảo cổ học đi
trước một bước; Tổ chức thành công trên 20 hội thảo tầm cỡ quốc gia và quốc
tế; Biên soạn và xuất bản trên 30 đầu sách và kỷ yếu hội thảo; Xây dựng gần
100 hồ sơ khoa học phục vụ công tác bảo tồn, trùng tu di tích và phục hồi các
bài bản nhạc, múa và tuống cung đình; Thực hiện được hàng chục đề tài nghiên
cứu, ứng dụng cấp bộ, ngành, khẳng định được vai trò và vị thế của mình trong
lĩnh vực bảo tồn; Tổ chức hàng trăm cuộc biểu diễn Nhã nhạc, hàng chục cuộc
trưng bày triển lãm về di sản văn hóa Huế trong nước và quốc tế; Thực hiện
thành công hai bộ hồ sơ đệ trình UNESCO đề nghị công nhận quần thể di tích
Huế là "Di sản Văn hóa Thế giới" (được công nhận ngày 11/12/1993) và Nhã
6


nhạc-Âm nhạc Cung đình Việt Nam là "Di sản Văn hóa Phi Vật thể Đại diện của
Nhân loại" năm 2003; Hợp tác với hàng chục tổ chức, học viện và trường đại
học trong và ngoài nước về nghiên cứu và đào tạo; Hợp tác và phối hợp với các
tổ chức bảo tồn quốc tế thực hiện hàng chục dự án bảo tồn, tu bổ di tích và các
tác phẩm nghệ thuật đạt chất lượng cao. Ngoài ra, Trung tâm còn ra tờ tin
chuyên đề theo định kỳ hàng quý từng năm.
Bên cạnh việc bảo tồn các tài sản văn hóa vật thể, công tác gìn giữ và bảo
tồn các giá trị văn hoá phi vật thể cũng từng bước được khẳng định. Kể từ khi
thành lập (1994), Nhà hát Nghệ thuật Truyền thống Cung đình Huế đến nay đã
có hơn 100 diễn viên, nhạc công đã qua đào tạo chuyên ngành; có đội ngũ cán
bộ, chuyên viên am hiểu nghệ thuật; có sự cộng tác của các nhà nghiên cứu,
nghệ nhân, nghệ sĩ có uy tín và giàu kinh nghiệm... Nhiều năm qua, Nhà hát đã
sưu tầm, dàn dựng và biểu diễn trên dưới hàng chục bài nhạc lễ; xây dựng nhiều

điệu múa cung đình đặc sắc.Bên cạnh đó, Nhà hát còn tham gia nhiều Festival,
liên hoan nghệ thuật trong và ngoài nước được dư luận đánh giá cao.
Việc xã hội hoá công tác bảo tồn và phát huy giá trị Di sản Văn hóa Huế
cũng được đẩy mạnh bằng các cuộc thi tìm hiểu về di tích Huế trong học đường
và cho các đoàn viên thanh niên thuộc các cơ quan nhà nước trong Tỉnh, thi
thiếu nhi vẽ tranh về di tích Huế, khuyến khích sưu tầm các tài liệu, hiện vật liên
quan đến di tích, ghi băng hình các nghệ nhân hoặc thu thập thông tin từ các
nhân chứng sống đã từng làm việc tại các di tích Huế... Ngoài ra, Trung tâm còn
thực hiện phương án mở cửa miễn phí các điểm di tích cho khách tham quan vào
ngày Quốc khánh Nước CHXHCN Việt Nam (2-9) và ngày mồng Một tết Âm
lịch hàng năm để phục vụ nhu cầu hưởng thụ văn hoá cho đông đảo công chúng.
Nhà hát Nghệ thuật Hoàng gia Duyệt Thị Đường cũng được mở cửa các ngày
trong tuần với những chương trình âm nhạc truyền thống đặc sắc do các diễn
viên của Nhà hát Nghệ thuật Cung Đình Huế biểu diễn phục vụ cho khách du
lịch, góp phần làm phong phú thêm nội dung tham quan. Đặc biệt, trong các kỳ
Festival Huế, Trung tâm đã có nhiều hoạt động đóng góp quan trọng vào sự
phong phú, đặc sắc của chương trình lễ hội với các loại hình nghệ thuật cung đình
7


như múa cung đình, tuồng cung đình, Nhã nhạc, lễ tế Nam Giao, Lễ Truyền lô.
Là một đơn vị lớn mạnh trên lĩnh vực quản lý bảo tồn và trùng tu di sản
văn hoá, được UBND Tỉnh giao nhiệm vụ tự hạch toán thu chi ngân sách hàng
năm doanh thu từ vé tham quan di tích, hàng năm, ngoài nguồn vốn Trung ương
cấp và vốn kêu gọi tài trợ từ các tổ chức quốc tế, Trung tâm trích thêm khoảng
30-32 tỷ đồng từ doanh thu của đơn vị cho công tác bảo tồn và tu bổ di tích.
Những nỗ lực của Trung tâm BTDTCĐ Huế đã mạng lại những thành quả
đáng kể. Lượng khách đến thăm di tích Huế tăng đều qua các năm. Từ năm 1996
đến năm 2013, Trung tâm đã đón hàng ngàn lượt khách trong và ngoài nước đến
tham quan các điểm di tích. Riêng năm 2013, Trung tâm đã đón gần 1 triệu lượt

khách quốc tế và hơn 1 triệu lượt khách nội địa, đạt doanh thu trên 127 tỷ đồng,
góp phần củng cố nguồn kinh phí đầu tư trùng tu và phát huy giá trị các di tích.
Sự nghiệp bảo tồn gìn giữ di tích Huế không dừng lại ở đó mà nói như lời
khẳng định của Tiến sĩ Richard A.Engelhardt - cố vấn văn hóa của UNESCO
vùng Châu Á Thái Bình Dương - " Huế vẫn mãi mãi được giữ gìn"...
1.2. Các bộ phận và chức năng của Trung tâm Bảo Tồn Di Tích Cố
Đô Huế


Ban quản lí dự án di tích cố đô Huế
1. Phối hợp các phòng, ban của Trung tâm và đơn vị tư vấn lập hoặc chuẩn
bị dự án trình duyệt; tổ chức thực hiện công tác đền bù giải phóng mặt bằng và
chuẩn bị mặt bằng, thám sát khảo cổ học và các công việc khác phục vụ cho việc
bảo quản, tu bổ phục hồi di tích.
2. Ký kết hợp đồng với các đơn vị tư vấn về việc lập hồ sơ khảo sát, dự án,
thiết kế, dự toán; thẩm tra các dự án, thiết kế cơ sở, thiết kế bản vẽ thi công và
tổng dự toán để trình chủ đầu tư hoặc cơ quan có thẩm quyền phê duyệt theo
đúng quy định hiện hành.
3. Tổ chức lập hoặc ký kết hợp đồng với các đơn vị tư vấn để chuẩn bị hồ
sơ mời thầu và lựa chọn nhà thầu.
4. Ký kết hợp đồng với các đơn vị tư vấn để giám sát kỹ thuật, quản lý chất
lượng, khối lượng, tiến độ, chi phí xây dựng, an toàn vệ sinh môi trường và
nghiệm thu, thanh toán, quyết toán công trình.
5. Giám sát, quản lý toàn bộ quá trình thực hiện các dự án quy mô nhỏ và
8


trực tiếp triển khai tổ chức thực hiện các dự án khác được sự đồng ý của chủ đầu
tư, đảm bảo phù hợp với các quy định hiện hành.
6. Tổ chức nghiệm thu, bàn giao công trình, hạng mục công trình đã hoàn

thành đưa vào sử dụng phục vụ khai thác phát huy giá trị.
7. Lập kế hoạch bảo tồn, tu bổ và báo cáo tiến độ thực hiện vốn đầu tư tu
bổ hàng năm, báo cáo quyết toán khi dự án hoàn thành đưa vào sử dụng; quản lý
chặt chẽ kinh phí dự án trong tổng mức đầu tư và dự toán được duyệt, khi có
những phát sinh biến động phải báo cáo kịp thời và chuẩn bị các thủ tục để trình
chủ đầu tư và các cấp có thẩm quyền xem xét giải quyết.
8. Tham gia đề xuất cơ chế, chính sách đặc thù cho công tác bảo tồn tu bổ
di tích Huế và xem xét đề xuất điều chỉnh, bổ sung hoàn thiện định mức dự toán
bảo quản, tu bổ và phục hồi di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh.
9. Thực hiện một số công việc khác liên quan công tác quản lý dự án do


chủ đầu tư giao.
Phòng hướng dẫn thuyết minh
1- Hướng dẫn, thuyết minh giới thiệu về văn hóa Huế, các giá trị về lịch sử,
kiến trúc, mỹ thuật… cho du khách trong và ngoài nước khi đến tham quan di
tích Huế;
2- Phối hợp với các phòng ban trong Trung tâm và các đơn vị chức năng
trong tỉnh để mở rộng và phát triển du lịch.
3- Phục vụ hướng dẫn, thuyết minh các đoàn nguyên thủ quốc gia, các đoàn
khách của Chính phủ, UBND tỉnh… đến tham quan di tích Huế;
4- Tuyên truyền, giáo dục cộng đồng tham gia bảo vệ di sản văn hóa thế
giới nói chung và văn hóa Huế nói riêng, giới thiệu với du khách trong và ngoài
nước về công cuộc bảo tồn di sản văn hóa Huế;
5- Tham gia dịch thuật phục vụ các Hội nghị quốc tế do Trung tâm Bảo tồn
Di tích Cố đô Huế tổ chức;
6- Phối hợp với các phòng ban trong Trung tâm tham gia phục vụ các lễ hội
trong khuôn khổ Festival Huế và các chương trình lễ hội thường xuyên như: Lễ
tế Xã Tắc, Lễ tế Nam Giao …;
7- Phối hợp với các đơn vị chức năng để giới thiệu và mở rộng các tour,




tuyến du lịch mới trong và ngoài tỉnh.
Phòng kế hoạch tài chính
1. Tham mưu cho BGĐ về công tác tài chính, kinh tế trong toàn đơn vị.
2. Tổ chức hệ thống tài chính, mở sổ sách theo dõi tài sản, vật tư tại các
9


phòng ban.
3. Cử cán bộ chuyên quản giám sát các hoạt động tài chính và tài sản của
từng phòng ban trong đơn vị.
4. Thống kê hoạt động tài chính của các phòng ban theo từng tháng báo cáo
lên BGĐ (vào ngày đầu tháng sau) để BGĐ kịp thời điều chỉnh, bổ sung kế
hoạch nhằm đảm bảo kế hoạch của toàn Trung tâm.
5. Giám sát việc thực hiện kế hoạch năm.
6. Nghiệm thu, thanh quyết toán các hoạt động tài chính về đối nội, đối
ngoại của đơn vị và lưu giữ toàn bộ chứng từ sổ sách kế toán.
7. Thực hiện đúng các chế độ và cấp phát chi trả đúng kế hoạch của các
phòng ban trong Trung tâm. Hướng dẫn các phòng ban, đơn vị thực hiện đúng
chế độ, chính sách tài chính của Nhà nước.
8. Không để tọa chi, nếu có phát sinh thì kịp thời lập tờ trình báo cáo BGĐ
và đề xuất ý kiến xử lý.
9. Theo dõi hệ thống vé tham quan, dịch vụ. Vé phát ra, thu tiền vào trong
ngày và nộp ngân sách vào sáng hôm sau.
10. Làm việc với cán bộ chuyên quản của Sở Tài chính - Vật giá tỉnh và tổ
chức quyết toán theo định kỳ: quý, năm.
11. Tham mưu xây dựng kế hoạch dài hạn và ngắn hạn trong toàn đơn vị




trình BGĐ xem xét, phê duyệt và trình cấp trên.
12. Tổ chức theo dõi việc thực hiện kế hoạch toàn đơn vị.
13.Tổng hợp, lập báo cáo hàng tháng, quý, năm trình BGĐ.
Phòng nghiên cứu khoa học
Phòng Nghiên cứu Khoa học là đơn vị chuyên môn, tham mưu cho Giám
đốc và các Phó Giám đốc trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học lịch sử nói chung,
trong đó đi sâu vào nghiên cứu lịch sử văn hóa Huế. Phòng Nghiên cứu Khoa
học có Trưởng phòng và các Phó Trưởng phòng phụ trách các lĩnh vực, có 05 tổ



chuyên môn trực thuộc:
- Tổ Hồ sơ di tích – Khảo cổ
- Tổ Văn hóa Phi Vật thể
- Tổ Nghiên cứu – Xuất bản
- Tổ Thông tin – Thư viện
- Tổ Khoanh vùng bảo vệ di tích.
Phòng quản lý bảo vệ
1. Xây dựng kế hoạch, phương án khoanh vùng bảo vệ phối hợp với các địa
phương có di tích thực hiện theo Luật Di sản Văn hóa và quy chế của UBND tỉnh.
2. Tổ chức canh trực các khu di tích 24/24; tuần tra, kiểm soát, vệ sinh sạch
10


đẹp và bảo vệ an toàn cho di tích động sản, bất động sản và cảnh quan thiên nhiên.
3. Giữ gìn trật tự, đảm bảo an toàn và hướng dẫn phục vụ khách tham quan
tận tình chu đáo, văn minh lịch sự (nhất là vào các ngày cao điểm như lễ, tết).
4. Có kế hoạch tổ chức các lớp tập huấn như: đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ

về phòng gian bảo mật, phòng chống chữa cháy, phòng chống bão lụt, xây dựng
tự vệ...nhằm giúp lực lượng bảo vệ nâng cao hiểu biết và vận dụng đúng kiến
thức pháp luật.
5. Tăng cường kiểm tra, kiểm soát phối hợp với các phòng ban chống thất


thu cho ngân sách.
Phòng hợp tác đối ngoại
1.Lập báo cáo định kỳ gửi UBQG UNESCO Việt Nam và Bộ Văn hóa Thể thao - Du lịch
2. Tham gia tổ chức thiết lập và theo dõi các mối quan hệ quốc tế với các tổ
chức chính phủ, phi chính phủ và các tổ chức quốc tế nhằm tranh thủ nhân tài,
vật lực cho công cuộc bảo tồn di sản văn hóa Huế.
3. Tham gia xây dựng và quản lý các dự án bảo tồn, đào tạo có nguồn vốn
hỗ trợ của nước ngoài.
4. Dịch thuật và lưu trữ các văn bản, hồ sơ tài liệu liên quan đến quan hệ
hợp tác quốc tế.
5. Tổ chức phiên dịch tại các hội nghị, hội thảo quốc tế và khi BGĐ làm
việc với khách nước ngoài.
6. Tổ chức nghiên cứu các di sản trên thế giới và đề xuất các ý kiến giao



lưu và hợp tác quốc tế.
Bảo tàng cổ vật cung đình Huế
1.Nghiên cứu có hệ thống các giá trị cổ vật nhằm nâng cao và phát huy giá
trị các di sản văn hóa, lịch sử.
2. Quản lý bảo vệ, kiểm kê, bảo quản và lập hồ sơ khoa học cho toàn bộ
hiện vật tại các khu di tích Huế.
3. Bảo vệ, bảo quản hồ sơ hiện vật theo chế độ tuyệt mật, thực hiện đúng
quy định Nhà nước đã ban hành.

4. Sưu tầm các hiện vật thuộc cung đình Nguyễn phù hợp với các chủ đề
trưng bày tại các khu di tích.
5. Hình thành và bổ sung các phương án trưng bày tại các điểm di tích, đặc
biệt là tại Bảo tàng CVCĐ Huế và Cơ Mật Viện.
6. Quản lý, phát huy tác dụng các sưu tập hiện vật để phục vụ giáo dục văn
11


hóa truyền thống và tham quan du lịch.
7. Có kế hoạch, phương án trưng bày, triển lãm trong và ngoài nước theo


yêu cầu nhiệm vụ được giao.
Phòng cảnh quan môi trường
1.Tổ chức phối hợp với các cơ quan khoa học để nghiên cứu các giá văn hóa
cảnh quan di tích Huế (sân vườn, hồ ao, hoa cây cảnh, cây xanh, chim, thú, cá).
2. Xây dựng hồ sơ hiện trạng cảnh quan di tích Huế phục vụ nghiên cứu
mở rộng để tổ chức phục hồi, tôn tạo nhằm trả lại giá trị cảnh quan môi trường
di tích phục vụ lợi ích kinh tế - văn hóa - xã hội.
3. Xây dựng chương trình kế hoạch, phối hợp lập dự án khả thi để tôn tạo
sân vườn, rừng thông, chuồng nuôi chim thú ở các điểm di tích.
4. Phân công cán bộ chuyên trách, nhân viên chuyên quản cắt tỉa, bảo
dưỡng, chống đỡ, phòng trừ sâu bệnh (mùa khô hạn và bão lũ). Trồng dặm cây
xanh cho một số điểm di tích.
5. Xây dựng kế hoạch trang trí thường xuyên các điểm di tích và tổ chức
trang trí lễ hội, hội nghị. Phân công người duy trì, bảo dưỡng (cắt tỉa, uốn, tưới,
phòng trừ sâu bệnh) cho chậu hoa cảnh, bó vỉa, thảm cỏ, vườn lan.
6. Lập vườn ươm hoa cây cảnh và trồng trang trí cho di tích theo mùa vụ;
xây dựng ươm cây xanh, bảo tồn giống, phục vụ lâu dài cho việc bảo tồn và tôn
tạo cảnh quan di tích.

7. Tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng kỹ thuật chuyên ngành nhằm đào
tạo đội ngũ công nhân lành nghề, nghệ nhân và cán bộ có kỹ thuật phục vụ công



cuộc bảo tồn cảnh quan môi trường di tích Huế.
Nhà hát nghệ thuật cung đình Huế
1. Nghiên cứu chọn lọc, bảo tồn giá trị các thể loại di sản văn hoá nghệ
thuật truyền thống cung đình Huế.
2. Sưu tầm các giá trị văn hóa truyền thống có liên quan đến cung đình
như: nhạc cung đình, ca múa cung đình, tuồng cung đình và lễ hội cung đình.
3. Tổ chức bảo tồn, lưu trữ, trưng bày, biểu diễn phục vụ khách tham quan
du lịch nhằm tạo sự sinh động, phong phú cho chương trình tham quan và tăng
thêm nguồn thu cho ngân sách.
4. Tổ chức giao lưu, hợp tác văn hóa nghệ thuật khi có nhu cầu và được cấp
trên cho phép. Phối hợp với các cơ quan văn hóa nghệ thuật nhằm đào tạo nhạc
công và diễn viên để nâng cao trình độ cán bộ.
12


5. Tạo nguồn thu để góp phần vào công cuộc tu bổ di tích theo phương
châm "lấy di tích nuôi di tích".
1.3. Các hoạt động kinh doanh chính của trung tâm Bảo Tồn Di Tích
Cố Đô Huế
Theo TS. Phan Thanh Hải, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích cố đô Huế,
trong năm 2014 với sự nỗ lực của Trung tâm trong công tác quảng bá, giới thiệu
hình ảnh di sản Huế để du khách đến với di tích Huế cùng với sự thành công của
Lễ hội Festival 2014, doanh thu năm 2014 từ nguồn bán vé tham quan (tính đến
17h00 chiều 30/12/2014) đã hơn 139 tỷ đồng, đạt 111, 2% kế hoạch giao.
Tổng lượng khách đến di tích Huế có bán vé là: 1,925 triệu lượt khách,

trong đó có 1 triệu khách Việt Nam, 925 ngàn khách quốc tế (chưa kể khoảng
200 ngàn lượt khách được miễn giảm vé trong các đợt kích cầu, các đoàn khách
đặc biệt đến thăm và làm việc tại tỉnh; tổng lượt khách đến di tích Huế ước đạt
hơn 2,1 triệu lượt người). Đặc biệt nguồn thu từ dịch vụ được 18 tỷ đồng, tăng
gần 100% so với năm 2013.
1.4. Hoạt động marketing
1.4.1. Các chương trình du lịch đặc sắc
Về nhiệm vụ chính của đơn vị, trong năm 2014, Trung tâm đã triển khai thi
công bảo tồn tu bổ cho 22 công trình di tích, bao gồm 15 dự án chuyển tiếp từ
năm trước, 7 dự án được khởi công mới thực hiện trong năm 2014; trong đó có
những công trình tiêu biểu như Ngọ Môn (giai đoạn 1), Lầu Tàng Thơ, Dũ
Khiêm Tạ, Xung Khiêm Tạ và Khiêm Cung Môn ở lăng Tự Đức, Thái Bình Lâu
- Đại Nội; ; Tả Trà – cung Diên Thọ (Đại Nội). Tổng kinh phí đầu tư đã được
giải ngân thực hiện bảo tồn tu bổ năm 2014 là 105 tỷ đồng, đạt 117,9% kế hoạch
được giao.
Các nhiệm vụ khác của đơn vị liên quan đến bảo tồn và phát di sản văn hóa
phi vật thể Nhã nhạc Cung đình Huế, tôn tạo cảnh quan di tích, hợp tác quốc tế,
nghiên cứu khoa học, thuyết minh hướng dẫn, bảo vệ an ninh trật tự trên địa bàn
di tích,... đều được hoàn thành một cách xuất sắc, góp phần vào thành công
chung của Trung tâm năm nay; đơn vị đang được tỉnh đề nghị Chính phủ tặng
13


cờ thi đua xuất sắc năm 2014.
Tiếp tục chấn chỉnh và nâng cao các hoạt động kinh doanh dịch vụ bán
hàng, chụp ảnh lưu niệm và giải khát phục vụ du khách tại các điểm di tích; khai
thác một số hoạt động dịch vụ mới mang tính xã hội hóa liên kết với doanh
nghiệp. Đã phối hợp các ban ngành, hiệp hội liên quan tổ chức tốt 3 đợt kích cầu
“Tuần lễ Vàng” và “Tháng Vàng Du lịch tại Di sản Huế”, tổ chức thành công 7
chương trình biểu diễn nghệ thuật “Bốn mùa yêu thương” tại Vườn Cơ Hạ (Đại

Nội Huế). Các hoạt động này đều được nhận sự hưởng ứng tích cực và đánh giá
cao của du khách, các đơn vị lữ hành và các ban ngành liên quan.
Hiện nay, Trung tâm đang xây dựng đề án “Nâng cao chất lượng phục vụ du
khách tại các điểm tham quan thuộc quần thể di tích Huế” để triển khai ngay từ
ngày 01/1/2015. Dự kiến trong năm 2015, ngoài các hoạt động dịch vụ du lịch và
biểu diễn nghệ thuật đang thực hiện, Trung tâm BTDTCĐ Huế sẽ triển khai mở
rộng một loạt hoạt động dịch vụ mới với mục tiêu giới thiệu thêm điểm đến tham
quan và tăng thụ hưởng dịch vụ cho du khách và nhân dân địa phương, cụ thể:
Tại cung Trường Sanh, bên cạnh công tác trưng bày mô phỏng cuộc sống
của bà Thái hoàng Thái hậu kết hợp biể diễn Nhã nhạc cung đình, sẽ tổ chức
giới thiệu các sản phẩm Tịnh Tâm Liên Hoa Ngự Trà, Thảo mộc dưỡng da Cung
đình, Gối ngủ Cung đình; ngoài ra, còn có kết hợp tổ chức biểu diễn thời trang
áo dài truyền thống, chụp ảnh lưu niệm.
Ở vườn Cơ Hạ, tổ chức không gian làng nghề truyền thống với các sản
phẩm hoa giấy, tranh, nón lá, mây tre đan tại các làng nghề truyền thống như
làng Thanh Tiên, làng Sình, làng nón Mỹ Lam, Dạ Lê, doanh nghiệp mây tre
đan Bao La… Bên cạnh đó, sẽ kết hợp cùng với một nghệ nhân có tay nghề để
hướng dẫn du khách có thể làm ra sản phẩm theo sở thích của mình.
Tại khu Lục Bộ (79 Nguyễn Chí Diễu) sẽ tổ chức Hội quán Trà cung đình
phục vụ cho nhân dân địa phương và du khách lưu trú tại Huế.Khách đến đây
ngoài việc thưởng thức các loại Trà Cung đình chính hiệu, còn được xem quy
trình sản xuất thủ công độc đáo của Trà Sen cung đình. Ở Nhà lưu niệm bà Từ
14


Cung mẹ vua Bảo Đại (79 Phan Đình Phùng), kết hợp trưng bày tư liệu, hình
ảnh giới thiệu về bà Từ Cung với tổ chức dịch vụ giải khát, ẩm thực Cung đình,
Ca Huế thính phòng, biểu diễn thời trang áo dài truyền thống.
Đặc biệt, Trung tâm sẽ tổ chức một loạt các triển lãm, khai trương một số
không gian trưng bày mới, như: Trưng bày trên Thượng thành Kinh thành Huế

với chủ đề quân sự Việt Nam dưới thời Nguyễn, Trưng bày tại cung Trường
Sanh: Trưng bày mô phỏng cuộc sống của bà Thái hoàng Thái hậu kết hợp biểu
diễn Nhã nhạc cung đình, Trưng bày tái hiện không gian đọc sách của nhà vua
tại Thái Bình Lâu, Trưng bày tại cung An Định và giới thiệu chuyên đề về vua
Bảo Đại và Nam Phương Hoàng hậu (vừa mới được khai trương bước đầu vào
chiều qua, 29/12/2014), trưng bày và biểu diễn ca Huế tại Xung Khiêm Tạ (lăng
Tự Đức)…
1.4.2. Các đối tượng chính của công ty
Ông Nguyễn Dung, PCT UBND tỉnh Thừa Thiên Huế cho hay, năm 2014
mặc dù gặp nhiều khó khăn nhưng ngành du lịch Huế vẫn duy trì được mức phát
triển tốt, khách tham quan đạt 2,906 triệu lượt, tăng 11,8% so với cùng kỳ, trong
đó khách quốc tế ước đạt 1,007 triệu lượt – tăng 16,1%. Doanh thu các cơ sở lưu
trú đạt 2.707 tỷ đồng, tăng 11%. Doanh thu xã hội từ du lịch ước đạt 6.750 tỷ
đồng. Các công ty lữ hành đã đón và phục vụ được 92.009 lượt khách với
47.775 lượt khách quốc tế.Riêng khách du lịch tàu biển đã đón và phục vụ
35.291 lượt.
Trong năm mới 2015, Huế sẽ phấn đấu đón từ 3,1-3,3 triệu lượt khách,
trong đó khách quốc tế đạt từ 1,1-1,3 triệu lượt; khách lưu trú đạt từ 2-2,2 triệu
lượt. Doanh thu du lịch tăng từ 15-18% (khoảng 3.100-3.200 tỷ đồng). Du lịch
và dịch vụ đóng góp 54-55% GDP của tỉnh.
Qua những số liệu trên cho thấy nguồn khách chủ yếu hướng đến phục vụ
và đáp ứng nhu cầu tham quan của khách quốc tế đặc biệt là khách tàu
biển.Quảng bá được thương hiệu không những nội địa mà cả nước ngoài, nâng
cao dịch vụ tại các điểm tham quan cũng như dịch vụ, chất lượng dịch vụ tại
điểm đến.
15


16



1.4.3. Hoạt động marketing


Tuần Lễ Vàng Du Lịch :
Cụ thể : có 4 tuần kích cầu.
- Tuần kích cầu thứ nhất diễn ra từ 22 đến 28 tháng 4 năm 2015 nhằm chào
đón Festival nghề truyền thống Huế 2015 và kỷ niệm 40 năm thống nhất đất nước.
- Tuần kích cầu thứ hai diễn ra từ 14 đến 21 tháng 6 năm 2015 nhằm chào
đón mùa du lịch hè nội địa năm 2015.
- Tuần kích cầu thứ ba diễn ra từ 02 đến 8 tháng 9 năm 2015 nhân kỷ niệm
70 năm ngày Quốc khánh
- Tuần kích cầu thứ tư diễn ra từ 24 đến 30 tháng 12 năm 2015 để chào đón
năm mới 2016.

17


CHƯƠNG 2
ĐỘI NGŨ HƯỚNG DẪN VIÊN CỦA CÔNG TY
2.1. Hướng dẫn viên cơ hữu và hướng dẫn cộng tác
Nhấn mạnh vai trò của nguồn nhân lực trong phát triển du lịch, không thể
không chú trọng đến đội ngũ hướng dẫn viên, thuyết minh viên. Bởi chính họ là
người trực tiếp gửi các thông điệp lịch sử, văn hóa của mỗi địa danh đến du
khách; và họ góp phần làm cho sản phẩm du lịch trở nên hoàn chỉnh, chất
lượng..
Hoạt động hướng dẫn du lịch là hoạt động dịch vụ đặc trưng của dịch vụ du
lịch và đóng vai trò quan trọng trong kinh doanh du lịch, đem lại nhiều lợi ích
cho đơn vị kinh doanh du lịch và khách du lịch.
HDV giữ vai trò quan trọng trong hoạt động của các tổ chức kinh doanh du

lịch, HDV phải là những người thật sự yêu nghề, giỏi nghiệp vụ và hội đủ các tố
chất cần có của 1 HDV, như vậy mới có thể hoàn thành nhiệm vụ của mình đối
với sứ mệnh quảng bá du lịch đất nước đến bạn bè gần xa trên khắp mọi miền và
cả thế giới.
Phòng hướng dẫn thuyêt minh có một trưởng phòng và các phó trưởng
phòng phụ trách các lĩnh vực.
Có 3 tổ chuyên môn trực thuộc :
- Tổ hướng dẫn khách trong nước
- Tổ hương dẫn khách nước ngoài
- Tổ hướng dẫn tour.

18




Hướng dẫn viên cơ hữu
TT

19

Họ Và Tên

Ngày sinh

Trình độ học vấn

Trình độ chuyên môn

Chức Danh Hiện Tại


1

Nguyễn Việt Dũng

30/12/66

Thạc Sỹ

Thạc sỹ sử học

Trưởng phòng

2

Nguyễn Quang Huy

22/11/72

Đại Học

CN văn hóa

Phó trưởng phòng

3

Nguyễn Thị Mùi

09/09/67


Đại Học

CN ngữ văn

Phó trưởng phòng

4

Phạm Văn Thanh

15/03/64

Đại Học

Thạc sỹ sử học

Hướng dẫn viên nội địa

5

Phan Huy Trường

17/10/64

Đại Học

Thạc sỹ QTKD

Hướng dẫn viên nội địa


6

Nguyễn Thị Hương

30/01/68

Đại Học

Thạc sỹ QH Đ.thị

Hướng dẫn viên nội địa

7

Hoàng Thị Thu Hằng

14/11/70

Đại Học

CN ngữ văn

Hướng dẫn viên nội địa

8

Ngô Thị Quỳnh Trâm

12/07/70


Đại Học

CN anh văn

Hướng dẫn viên quốc tế

9

Lê Thị Thắm

20/10/73

Đại Học

CN sử

Hướng dẫn viên nội địa

10

Nguyễn Thái Hoài Nam

02/10/62

Đại Học

CN sử

Hướng dẫn viên nội địa


11

Lê Thị Minh Tâm

01/07/68

Đại Học

CN anh văn

Hướng dẫn viên quốc tế

12

Lê Thị Nhung

24/08/67

Đại Học

CN sử

Hướng dẫn viên nội địa

13

Phan Thị Dung

29/02/63


Đại Học

CN ngữ văn

Hướng dẫn viên nội địa

14

Mai Thị Hà

22/09/68

Đại Học

CN nga văn

Hướng dẫn viên quốc tế

15

Nguyễn Thị Kim Nhung

20/04/73

Đại Học

CN ngữ văn

Hướng dẫn viên nội địa



20

16

Phan Thị Thanh Vân

07/12/73

Đại Học

CN sinh vật

Hướng dẫn viên nội địa

17

Trương Thị Thu Hà

15/04/71

Đại Học

CN anh văn

Hướng dẫn viên quốc tế

18


Nguyễn Thị Quỳnh Giao

12/12/73

Đại Học

CN trung văn

Hướng dẫn viên quốc tế

19

Nguyễn Xuân Sơn

13/06/76

Đại Học

CN địa lí du lịch

Hướng dẫn viên nội địa

20

Nguyễn Thị Thanh Hiền

15/10/74

Đại Học


CN nga văn

Hướng dẫn viên quốc tế

21

Nguyễn Thị Thùy Trang

19/03/73

Đại Học

CN pháp văn

Hướng dẫn viên quốc tế

22

Đoàn Thị Minh Hiền

21/04/74

Đại Học

CN trung văn

Hướng dẫn viên quốc tế

23


Nguyễn Bảo Hoàng Anh

03/12/72

Đại Học

CN địa lí du lịch

Hướng dẫn viên quốc tế

24

Hồ Nguyễn Quỳnh Sương

20/10/72

Đại Học

CN anh văn

Hướng dẫn viên quốc tế

25

Trần Thị Thanh Lan

20/12/70

Đại Học


CN anh văn

Hướng dẫn viên quốc tế

26

Lê Thị Thu Hương

11/09/77

Đại Học

CN anh văn

Hướng dẫn viên quốc tế

27

Đoàn Thị Phương Thảo

19/08/76

Đại Học

CN anh văn

Hướng dẫn viên quốc tế

28


Dương Thị Cẩm Vân

09/09/77

Đại Học

CN anh văn

Hướng dẫn viên quốc tế

29

Nguyễn Thị Thu Hà

01/11/75

Đại Học

CN anh văn

Hướng dẫn viên quốc tế

30

Pham Thị Hương

01/12/76

Đại Học


CN anh văn

Hướng dẫn viên quốc tế

31

Nguyễn Nữ Bảo Châu

19/04/74

Đại Học

CN pháp văn

Hướng dẫn viên quốc tế

32

Trần Gia Thắng

25/06/75

Đại Học

CN trung văn

Hướng dẫn viên quốc tế


21


33

Nguyễn Phước Kim Loan

07/05/75

Đại Học

CN pháp văn

Hướng dẫn viên quốc tế

34

Nguyễn Thị Phương Loan

18/03/71

Đại Học

CN anh văn

Hướng dẫn viên quốc tế

35

Lê Thị Thủy Tiên

18/03/71


Đại Học

CN anh văn

Hướng dẫn viên quốc tế

36

Lê Thị Mỹ Hương

02/02/72

Đại Học

CN anh văn

Hướng dẫn viên quốc tế

37

Văn Thị Hoài Hương

20/02/73

Đại Học

CN nga văn

Hướng dẫn viên quốc tế


38

Lê Thị Như Sinh

07/06/73

Đại Học

CN anh văn

Hướng dẫn viên quốc tế

39

Trần Thị Lệ Dinh

20/02/74

Đại Học

CN anh văn

Hướng dẫn viên quốc tế

40

Hồ Thị Lệ Hằng

18/01/74


Đại Học

CN trung văn

Hướng dẫn viên quốc tế

41

Nguyễn Thị Thu Trâm

27/03/73

Đại Học

CN ngữ văn

Hướng dẫn viên nội địa

42

Trần Thị Tuyết

06/12/77

Đại Học

CN sử

Hướng dẫn viên nội địa


43

Doãn Thị Nguyệt Hằng

10/09/76

Đại Học

CN sử

Hướng dẫn viên nội địa

44

Hoàng Thị Mỹ Duyên

28/09/74

Đại Học

CN anh văn

Hướng dẫn viên quốc tế

45

Võ Thị Huyền Trân

14/08/75


Đại Học

CN địa lí du lịch

Hướng dẫn viên nội địa

46

Bùi Thị Diễm Chi

15/01/72

Đại Học

CN anh văn

Hướng dẫn viên quốc tế

47

Trương Quỳnh Giao

15/05/72

Đại Học

CN pháp văn

Hướng dẫn viên quốc tế


48

Nguyễn Thị Kim Loan

20/07/74

Đại Học

CN pháp văn

Hướng dẫn viên quốc tế

49

Ngô Thị Diễm Anh

06/10/72

Đại Học

CN anh văn

Hướng dẫn viên quốc tế


22

50


Trần Thanh Trung

09/02/73

Đại Học

CN anh văn

Hướng dẫn viên quốc tế

51

Bùi Thị Phương Anh

21/02/77

Đại Học

CN anh văn

Hướng dẫn viên quốc tế

52

Trần Thị Lệ Giang

31/08/79

Đại Học


Cn sử

Hướng dẫn viên nội địa

53

Đỗ Tâm Thi

16/08/78

Đại Học

CN anh văn

Hướng dẫn viên quốc tế

54

Nguyễn Thị Ngọc Nga

28/10/72

Đại Học

CN anh văn

Hướng dẫn viên quốc tế

55


Trương Thị Hương Lan

23/12/78

Đại Học

CN sử

Hướng dẫn viên nội địa

56

Nguyễn Thị Quý Trâm

14/01/78

Đại Học

CN anh văn

Hướng dẫn viên quốc tế

57

Nguyễn Thị Minh Chi

10/06/79

Đại Học


CN trung văn

Hướng dẫn viên quốc tế

58

Hoàng Thị Kim Cúc

18/09/78

Đại Học

CN anh văn

Hướng dẫn viên quốc tế

59

Ngô Phước Quỳnh Châu

20/02/78

Đại Học

CN sử

Hướng dẫn viên nội địa

60


Nguyễn Nhật Anh

15/06/81

Đại Học

CN anh văn

Hướng dẫn viên quốc tế

61

Nguyễn Thị Thanh Tâm

24/01/80

Đại Học

CN trung văn

Hướng dẫn viên nội địa

62

Dương Thị Thúy Hằng

09/01/89

Trung Cấp


Tr/c lữ hành

Hướng dẫn viên nội địa

63

Nguyễn Văn Trường

11/07/87

Cao Đẳng

CĐ VN học

Hướng dẫn viên nội địa

65

Phan Đặng Lê Quang

30/08/90

Đại Học

Quản trị du lịch

Cộng tác viên


2.2. Các yêu cầu của trung tâm đối với hướng dẫn viên

• Tốt nghiệp các trường đại học, cao đẳng, trung cấp thuộc các khoa,
ngành phù hợp với yêu cầu của trung tâm bảo tồn di tích như ngoại ngữ, nghiên
cứu sử, VN học, …
• Phải có lí lịch rõ ràng, ko có khiếm khuyết, thương tật về mặt ngoại hình,
không có tiền án hình sự.
• Chấp hành đúng các quy định, nhiệm vụ do trung tâm bảo tồn di tích đề ra
• Có tinh thần học hỏi, hợp tác làm việc giữa các hướng dẫn viên nhằm
bảo đảm sự thành công trong công việc
2.3.Chế độ và quy định của trung tâm đối với hướng dẫn viên
2.3.1. Chế độ của trung tâm đối với đội ngũ hướng dẫn viên
• Các hướng dẫn viên được phân công làm việc vào các ngày nghỉ Lễ, Tết,
thứ bảy và Chủ nhật sẽ được bố trí nghỉ bù vào các ngày làm việc trong tuần,
thời gian nghỉ bù tương ứng với thời gian làm việc vào các ngày được phân công
trực ngoài giờ, thời gian nghỉ bù được phân bổ phù hợp trong tháng, tùy theo
tình hình công việc.
• Hướng dẫn viên khi muốn nghỉ phép phải làm đơn xin phép và báo cáo
cho lãnh đạo Phòng Hướng dẫn - Thuyết minh trước 15 ngày ( trừ các trường
hợp đột xuất có lý do chính đáng ) để điều chỉnh, bổ sung lịch trực hướng dẫn
cho phù hợp. Chế độ nghỉ phép tuân thủ theo quy định nghỉ phép đối với công ty
nhà nước
2.3.2. Quy định của trung tâm đối với đội ngũ hướng dẫn viên
• Chấp hành nghiêm túc giờ giấc làm việc theo quy định, đảm bảo thực
hiện nhiệm vụ theo sự phân công của lãnh đạo Phòng Hướng dẫn - Thuyết minh;
trường hợp khi gặp sự cố bất ngờ không thể thực hiện ca trực theo sự phân công
thì phải báo cáo với người trực tiếp quản lý.
• Các ngày hướng dẫn viên vắng mặt không có lý do phải nộp phí dịch vụ
hướng dẫn cho Phòng Hướng dẫn - Thuyết minh ( tương đương giá vé hướng
dẫn tour/ngày ).
• Khi làm việc, hướng dẫn viên phải mặc trang phục chỉnh tề, đeo thẻ
hướng dẫn viên du lịch, có thái độ văn minh, niềm nở tận tình và chu đáo với du

23


khách; trường hợp du khách có yêu cầu thay đổi chương trình du lịch thì phải
báo cáo với lãnh đạo Phòng Hướng dẫn – Thuyết minh để kịp thời điều chỉnh.
• Tất cả cán bộ, viên chức và hướng dẫn viên Phòng Hướng dẫn - Thuyết
minh khi được phân công trực hướng dẫn tại các điểm di tích hoặc tự ký kết hợp
đồng hướng dẫn khách du lịch với các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành, nhận
hướng dẫn khách du lịch độc lập bên ngoài, trước khi đưa khách vào tham quan
các điểm di tích do Trung tâm quản lý đều phải đề nghị khách du lịch mua vé
dịch vụ hướng dẫn - thuyết minh ( kể cả trường hợp các hướng dẫn viên được bố
trí nghỉ bù hoặc đang trong thời gian nghỉ phép theo chế độ ).
• Bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn cho khách du lịch; giữ gìn truyền thống
văn hóa, đạo đức, thuần phong mỹ tục; không phân biệt đối xử với khách du
lịch.
• Hướng dẫn viên được phân công trực nhật tại các điểm có trách nhiệm
làm vệ sinh sạch sẽ nơi làm việc, ghi chép đầy đủ các thông tin vào sổ trực nhật;
số lượng vé dịch vụ hướng dẫn - thuyết minh bán được trong ngày, số hướng
dẫn viên đi làm muộn, về sớm, số hướng dẫn viên vắng mặt, số hướng dẫn viên
đi tour tại các điểm di tích trong ngày; đồng thời, phải nộp báo cáo hàng ngày
( theo mẫu ) cho cán bộ phụ trách chậm nhất là vào 7 giờ 00 sáng ngày hôm sau
để kịp thời tổng hợp. trường hợp trong thời gian trực nhật, nếu có các vấn đề xảy
ra đột xuất phải báo cáo kịp thời với Lãnh đạo Phòng Hướng dẫn - Thuyết minh
để xin ý kiến chỉ đạo, giải quyết.
• Đảm bảo đúng thời gian theo quy định hiện hành 8 giờ/ngày, 40 giờ/tuần.
- Do đặc thù công việc vào các ngày Lễ, Tết, Thứ bảy và Chủ nhật sẽ được
nghỉ bù vào các ngày trong tuần theo đúng quy định. + Trực hướng dẫn tại các
điểm lăng:
Mùa hè: từ 7 giờ 00 đến 17 giờ 30. Mùa đông: từ 7 giờ 00 đến 17 giờ 00 +
Trực hướng dẫn tại đại nội và làm việc trong văn phòng: Mùa hè: Sáng: 7 giờ 00

đến 11 giờ 00 Chiều: 13 giờ 30 đến 17 giờ 30 Mùa đông: Sáng: 7 giờ 00 đến 11
giờ 30 Chiều: 13 giờ 30 đến 17 giờ 00 + Trực hướng dẫn buổi trưa tại đại nội: từ
10 giờ 00 đến 14 giờ 00.
Một số điều cấm đối với đội ngũ hướng dẫn viên thuộc trung tâm: • Cung
cấp thông tin làm ảnh hưởng đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội hoặc tùy tiện
24


cung cấp các thông tin thuộc phạm vi thông tin bảo mật của cơ quan, đơn vị khi
chưa được phép của Ban Giám đốc Trung tâm. • Giới thiệu sai lệch giá trị văn
hóa, lịch sử … gây ảnh hưởng xấu tới hình ảnh, truyền thống, đạo đức, thuần
phong mỹ tục.
• Phân biệt đối xử với khách du lịch; thu lợi bất chính từ khách du lịch.
• Cho người khác sử dụng thẻ hướng dẫn viên của mình hoặc sử dụng thẻ
hướng dẫn viên của người khác; sử dụng thẻ hướng dẫn viên đã hết thời hạn.
2.4. Các phương thức quản lý hướng dẫn viên cơ hữu và cộng tác viên.


Bảng chấm công hàng ngày: Hàng ngày các HDV của trung tâm báo cáo công



việc cho phòng Hướng Dẫn để làm công tác tính lương, công tác phí.
Lịch trực tại điểm: Căn cứ vào lịch trực hàng tháng do phòng Hướng dẫn sắp
xếp, các cán bộ có thể quản lý cũng như điều động các HDV cũng như thuyết



minh tùy theo công việc cũng như để kiểm soát được thuận lợi hơn.
Tổng kết hàng tháng quyết định thưởng cho các hướng dẫn viên.

Hàng tháng Phòng HD – TM của trung tâm sẽ tập trung họp để tổng kết các
phiếu thuyết minh, quyết định thưởng cũng như đánh giá mức độ chuyên cần
của HDV.
2.5. Quy trình làm việc của hướng dẫn viên cơ hữu và cộng tác viên từ
khi bắt đầu nhận chương trình du lịch cho đến khi kết thúc chuyến đi.



Đối với hướng dẫn viên suốt tuyến.
Bước 1: Nhận chương trình du lịch từ phòng điều hành.
Bước 2: Liên hệ với đoàn khách thông qua trưởng đoàn, hẹn địa điểm gặp
đoàn và trao đổi một số thông tin cần thiết.
Bước 3: Chuẩn bị giấy tờ, trang phục và các vật dụng cần thiết để phục vụ
cho quá trình hướng dẫn.
Bước 4: Chào đoàn, chúc đoàn và bắt đầu chuyến tham quan.
Bước 5: Giới thiệu chỉ dẫn đối tượng tham quan
Bước 6: Sau khi kết thúc chuyến tham quan chúc đoàn và tạm biệt đoàn.
Bước 7: Kiểm tra lại các giấy tờ, thông tin cần thiết để báo về phòng



hướng dẫn.
Đối với thuyết minh viên:
Bước 1: Sauk hi nhận chương trình tham quan, thuyết minh viên chỉnh đốn
lại trang phục, chuẩn bị dụng cụ cần thiết cho hoạt động thuyết minh.
Bước 2: Đón và nhận khách tại điểm.
Bước 3: Giới thiệu về bản thân.
25



×