Tải bản đầy đủ (.doc) (26 trang)

Thực trạng tham nhũng ở Việt Nam hiện nay – nguyên nhân và giải pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (247.86 KB, 26 trang )

Thực trạng tham nhũng ở Việt Nam hiện nay – Nguyên nhân và Giải pháp

Mục lục:
Lời mở đầu....................................................................................................................................
2
I.Những lý luận chung về tham nhũng.......................................................................................
3
1.1
Tham
nhũng

gì?
.......................................................................................................................................................
3
1.2
Nguồn
gốc
của
tham
nhũng?
.......................................................................................................................................................
4
1.3
Phân
loại
tham
nhũng:
.......................................................................................................................................................
4
1.3.1
Tham


nhũng
vật
chất:
.......................................................................................................................................................
4
1.3.2
Tham
nhũng
tinh
thần
.......................................................................................................................................................
4
a/
Tham
nhũng
quyền
lực:
.......................................................................................................................................................
5
b/.
Độc
quyền

duy:
.......................................................................................................................................................
5
c/
Độc
chiếm
lẽ

phải:
.......................................................................................................................................................
6
1.4
Công
cụ
nhận
dạng
tham
nhũng
.......................................................................................................................................................
7
1.4.1
Thừa
độc
quyền
.......................................................................................................................................................
7
1.4.2
Thừa
bưng
bít
thông
tin
.......................................................................................................................................................
8
1.4.3
Thiếu
trách
nhiệm

giải
trình
.......................................................................................................................................................
8
1.5
Hậu
quả
của
tham
nhũng
.......................................................................................................................................................
9
1.5.2.
Về
mặt
kinh
tế

hội:
.......................................................................................................................................................
9
1.5.1
Về
mặt
đạo
đức:
.......................................................................................................................................................
9
1



Thực trạng tham nhũng ở Việt Nam hiện nay – Nguyên nhân và Giải pháp
II. Thực trang tham nhũng ở Việt Nam......................................................................................
11
2.1
Thực
trạng
tham
nhũng
trên
thế
giới
.......................................................................................................................................................
11
2.2
Thực
trạng
tham
nhũng

việt
Nam:
.......................................................................................................................................................
11
2.2.1 Tình trạng tham nhũng ở Việt Nam ở mức báo động:
.......................................................................................................................................................
11
a/ Chỉ số CPI còn thấp và ít biến động qua các năm:
.......................................................................................................................................................
12

b/ Hiện tượng tham nhũng mang tính phổ biến, nhỏ nhặt xảy ra ở tất cả
các cấp, các ngành, các lĩnh vực của đời sống kinh tế xã hội
...........................................................................................................................
12
c/
Giá
trị
tài
sản
bị
tham
nhũng
lớn:
.......................................................................................................................................................
13
2.2.2 Các biện pháp phòng chống tham nhũng của Việt Nam còn chưa thực sự
hiệu
quả:
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
13
2.2.3 Nhiều vụ án bị kéo dài, nhiều vụ án còn khó xác định người đứng đầu:
.......................................................................................................................................................
14
2.2.4 Một số vụ án tham nhũng đặc biệt nghiêm trọng:
.......................................................................................................................................................
14
III. Nguyên nhân và giải pháp....................................................................................................
17
3.1 Nguyên nhân:

.......................................................................................................................................................
17
3.1.1 Nguyên nhân sâu sa, bản chất là do chế độ người bóc lột người:
.......................................................................................................................................................
17
3.1.2 Hệ thống pháp luật, cơ chế chính sách còn nhiều kẽ hở:
.......................................................................................................................................................
17
a/
Phương
diện
pháp
luật:
.......................................................................................................................................................
18
b/

chế
chính
sách:
.......................................................................................................................................................
18
3.1.3 Do sai lầm và một số khuyết điểm của các cơ quan Nhà nước
.....................................................................................................................................
19
2


Thực trạng tham nhũng ở Việt Nam hiện nay – Nguyên nhân và Giải pháp
3.1.4 Do ý thức và nhận thức của nhân dân về phòng chống tham nhũng chưa

cao.
.....................................................................................................................................
20
3.2 Giải pháp:
.......................................................................................................................................................
20
3.2.1
Kiện
toàn
bộ
máy
hành
chính.
.......................................................................................................................................................
21
3.2.2 Nâng cao năng lực, phẩm chất lao động của cán bộ
.......................................................................................................................................................
21
3.2.3
Hoàn
thiện
hệ
thống
pháp
luật
.......................................................................................................................................................
.21
3.2.4 Có cơ quan đứng ra giám sát phòng chống tham nhũng
.......................................................................................................................................................
21

3.2.5 Cần có hệ thống thông tin công khai, minh bạch
.......................................................................................................................................................
22
3.2.6
Tổ
chức
đấu
thầu
qua
mạng
.......................................................................................................................................................
22
3.2.7 Giám sát thu nhập và lối sống của công chức
.......................................................................................................................................................
22
a/
Trả
lương

thanh
toán
qua
tài
khoản
.......................................................................................................................................................
22
b/
Công
khai
tài

sản
.......................................................................................................................................................
22
c/
Tăng
lương
cho
đội
ngũ
công
chức
.......................................................................................................................................................
23
d/

hội
hóa
phong
trào
chống
tham
nhũng
.......................................................................................................................................................
23

Lời mở đầu
Xã hội ngày càng đi lên, kinh tế ngày càng phát triển thì cũng có ngày càng nhiều tệ
nạn mà con người cần phải nỗ lực để xóa bỏ. Tham nhũng vẫn luôn là vấn nạn nhức
nhối từ trước đến nay đối với mọi quốc gia trên thế giới. Hằng năm các nước vẫn luôn
hướng về ngày 9 tháng 12 – ngày quốc tế phòng chống tham nhũng. Vậy tham nhũng

là gì và hậu quả của nó ra sao?

Tham nhũng là một hệ quả tất yếu của nền kinh tế

- xã hội được quản lý một cách lỏng lẻo, yếu kém, tạo ra nhiều sở hở cho các hành vi
3


Thực trạng tham nhũng ở Việt Nam hiện nay – Nguyên nhân và Giải pháp
tiêu cực có điều kiện phát sinh và phát triển. Tham nhũng trước hết làm chậm sự phát
triển kinh tế - xã hội, sau nữa là suy thoái đạo đức, ảnh hưởng đến nền văn hóa của cả
quốc gia, và cuối cùng làm giảm lòng tin của công dân vào nhà nước, thậm chí đến
chừng mực nào đó nó gây mất ổn định chính trị, kinh tế - xã hội. Tùy các quốc gia và
khu vực, do có sự khác biệt về nền văn hóa cũng như chế độ chính trị xã hội, tham
nhũng cũng như hậu quả của tham nhũng là rất khác nhau.
Đối với Việt Nam, tham nhũng hiện nay đã trở thành căn bệnh trầm kha và được xếp
vào loại “quốc nạn” . Bất cứ ai cũng có thể bắt gặp nạn tham nhũng trong mọi lĩnh
vực, ngành nghề với mức độ ngày càng tinh vi và khó phát hiện. Việt Nam vẫn đang
trong công cuộc phòng chống tham nhũng và cũng đã đạt được một số kết quả đáng
lưu ý. Theo tổ chức Minh bạch quốc tế chính là tổ chức đánh giá tham nhũng quốc tế,
Việt Nam đứng thứ 116 trong tổng số 178 quốc gia và vùng lãnh thổ đo lường về tham
nhũng trong năm 2010.
Nhận thức được những hậu quả khôn lường của tham nhũng, chúng em đã chọn đề tài
tiểu luận là “ Thực trạng tham nhũng ở Việt Nam hiện nay – nguyên nhân và giải
pháp”
Vì hiểu biết còn hạn chế và thời gian không cho phép nên chắc chắn tiểu luận không
tránh khỏi sai sót. Chúng em rất mong nhận được sự thông cảm cũng như những ý
kiến đóng góp quý báu của thầy.
Chúng em xin chân thành cảm ơn!


I.Những lý luận chung về tham nhũng
1.1 Tham nhũng là gì?
Trong cuốn “Tools to support transparency in local governance”(công cụ hỗ trợ cho
tính minh bạch trong công tác cai trị ở địa phương) Tổ chức Minh bạch Quốc tế
(Transparency International - TI) nêu một định nghĩa của Klitgaard, MacLean, Abaroa và
Parris, được nhiều định chế quốc tế và học giả sử dụng như sau: "Tham nhũng có nghĩa là
lạm dụng chức vụ cho lợi ích riêng. Chức vụ là một vị trí công tác dựa trên cơ sở niềm
4


Thực trạng tham nhũng ở Việt Nam hiện nay – Nguyên nhân và Giải pháp
tin, mà từ đó một người được nhận một thẩm quyền hành động nhân danh một định chế
nào đó”, (sđd. tr.23).
Dấu hiệu của tham nhũng được biểu hiện ở chỗ:



Người có chức vụ, quyền hạn trộm cắp, tham ô tài sản của nhà nước;
Lợi dụng địa vị công tác để trục lợi riêng quá đáng thông qua việc sử dụng

không chính thức địa vị chính thức của mình;


Tạo ra sự xung đột về thứ tự quan tâm giữa trách nhiệm đối với xã hội và lợi

ích cá nhân để mưu cầu trục lợi.
Ở Việt Nam, các nhà khoa học pháp lý nhìn nhận tham nhũng trên các bình diện: chính
trị, kinh tế, pháp lý, đạo đức, truyền thống...và đặc biệt là bằng công cụ của tội phạm học để
ghi nhận tính chất, đặc điểm và mức độ của tham nhũng [ Tham nhũng nhận diện từ khía
cạnh pháp lý và cơ sở pháp lý mới của đấu tranh chống tham nhũng ở nước ta, Tạp chí Nhà

nước và Pháp luật số 9-1996, tr.3-tr.10, Đào Trí Úc ]. Trên quan điểm tổng thể đó đã nêu ra
những đặc trưng cơ bản của tham nhũng như sau:


Thứ nhất, chủ thể của tham nhũng phải là những người có chức vụ quyền hạn

làm việc trong bộ máy nhà nước ở các cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp từ trung
ương đến địa phương, cán bộ trong Đảng và các đoàn thể.


Thứ hai, người có chức vụ, quyền hạn đã thực hiện hành vi lợi dụng chức vụ

quyền hạn, lợi dụng địa vị công tác được giao để không làm hoặc làm trái với công vụ
mà mình phải thực hiện và thực hiện đúng qui định của pháp luật, gây thiệt hại chung
cho lợi ích của nhà nước, xã hội và công dân.


Thứ ba, người có chức vụ, quyền hạn thực hiện hành vi với động cơ vụ lợi cho

bản thân mình, cho người khác hoặc một nhóm người mà mình quan tâm.
Về bản chất, tham nhũng là một hiện tượng xã hội phản ánh các yếu tố chính trị, kinh
tế, văn hoá, truyền thống, tập quán của một dân tộc, một quốc gia; tham nhũng bao gồm
những hành vi nguy hiểm ở mức độ cao cho xã hội, nhà nước và nhân dân. Tham nhũng là tệ
nạn mang tính chất toàn cầu, tuy nhiên không phải ở bất kỳ nơi nào trên thế giới biểu hiện,
tính chất, phạm vi của tham nhũng cũng giống nhau mà ở mỗi quốc gia đều có sự khác nhau
do đặc điểm về kinh tế, chính trị, xã hội khác nhau.
Đối tượng tham nhũng không chỉ là những giá trị vật chất như người ta thường quan
niệm, mà nó còn bao gồm cả những giá trị tinh thần. Hơn nữa trong lĩnh vực tinh thần, mức
độ nguy hiểm của tham nhũng còn ghê gớm hơn so với trong lĩnh vực vật chất. Chính trong
lĩnh vực có vẻ như yên ổn này, hiện tượng tham nhũng lại diễn ra tinh vi hơn, nặng nề và tàn

phá xã hội khốc liệt hơn. Tất cả vì mục tiêu lợi ích cá nhân của những kẻ tham lam vị kỉ.

5


Thực trạng tham nhũng ở Việt Nam hiện nay – Nguyên nhân và Giải pháp
1.2 Nguồn gốc của tham nhũng?
Khi bàn đến cội nguồn của tham nhũng, một số người muốn đổ lỗi cho kinh tế thị
trường như là điều kiện để tham nhũng sinh sôi nảy nở. Tuy nhiên thực tế lại hoàn toàn không
như vậy. Tham nhũng là căn bệnh muôn thuở, và cội nguồn của nó là thuộc tính tự nhiên của
con người – có ý kiến cho rằng tham nhũng xuất hiện từ khi có sự phân chia quyền lực và
hình thành nhà nước. Có ý kiến lại cho rằng tham nhũng bắt nguồn từ nền văn hóa độc tài đề
cao cá nhân, coi trọng biếu xén. Ý kiến khác cho rằng: xã hội thay đổi các chuẩn mực về đạo
đức, xã hội biến đổi liên tục, nền kinh tế biến đổi mạnh sinh ra tham nhũng.
Vì vậy, chúng ta buộc phải thừa nhận rằng trong mọi xã hội, mọi thời đại, mọi hệ thống
chính trị và mọi dân tộc ở mọi nơi trên thế giới đều phải đối mặt với tham nhũng với nhiều
biến thái tinh vi khác nhau. Và nền kinh tế thị trường chỉ là môi trường để tham nhũng hoành
hành ở phạm vi và quy mô rộng lớn, cũng như bộc lộ bản chất của mình rõ ràng nhất mà thôi.

1.3 Phân loại tham nhũng:
Căn cứ vào đối tượng tham nhũng tham nhũng biểu hiện dưới 2 dạng: Tham nhũng vật
chất và Tham nhũng tinh thần
1.3.1 Tham nhũng vật chất:
Bộ mặt dễ nhận biết của tham nhũng là tham nhũng vật chất. Tuy nhiên, ngày nay tham
nhũng vật chất không còn hạn chế trong lớp người có quyền lực mà còn lan rộng ra trong mọi
tầng lớp dân cư trong xã hội, kể cả lớp người trước đây không thể tham gia vào hoạt động này
như thầy giáo, thầy thuốc… Người thầy đáng kính ngày nay có thể tham nhũng bằng cách
thức chẳng khác bao nhiêu cách thức của một tên lâu la đòi tiền mãi lộ mỗi khi có học sinh
qua “cửa”. Một thầy thuốc “như mẹ hiền” thì dùng cách bắt chẹt con bệnh. Tại rất nhiều quốc
gia đang phát triển, một bộ phận đáng kể dân chúng, trong đó có nhiều nhân vật đáng kính,

chi dùng số tiền gấp hàng chục lần lương tức nguồn thu nhập hợp pháp của họ. Nói cách khác,
tham nhũng vật chất đã trở thành nguồn sống chủ yếu của họ. Tham nhũng vật chất trở nên
trầm trọng, nguy hại và khủng khiếp hơn nhiều khi nó mang tính chuyên nghiệp và trở thành
lối sống của một tầng lớp dân cư có địa vị quan trọng trong xã hội.
1.3.2 Tham nhũng tinh thần
Tuy nhiên, tham nhũng vật chất cũng chỉ là bề nổi, là dạng thông thường của tham
nhũng. Có 1 phần chìm của tảng băng tham nhũng, đang giấu mặt và lộng hành trong xã hội
hiện đại ngày nay – nhưng nó lại là mối nguy hại lớn hơn cho xã hội - đó là tham nhũng tinh
thần. Tham nhũng tinh thần nguy hiểm ở chố hiện tượng này khó nhận biết nên dường như
không bị lên án, không bị trừng trị và nhiều khi chính thủ phạm cũng không ngờ rằng mình

6


Thực trạng tham nhũng ở Việt Nam hiện nay – Nguyên nhân và Giải pháp
phạm tội. Vì thế, ta có thể khẳng định rằng tham nhũng tinh thần là biểu hiện cao nhất, tinh vi
nhất và cũng nguy hiểm nhất của tham nhũng.
Nếu như chống tham nhũng vật chất có mục đích là làm trong sạch đời sống xã hội thì
chống tham nhũng tinh thần có nhiệm vụ là chống lại sự rủi ro đối với sự phát triển của nhân
loại.
Tham nhũng tinh thần thường được che đậy, ẩn giấu dưới ba hình thức phổ biến sau
đây:
a/ Tham nhũng quyền lực:
Có thể kể ra ba mức độ khác nhau của tham nhũng quyền lực.
Lạm dụng và vận dụng một cách sai trái các quyền hợp pháp mà xã hội trao cho
Chế ra các hình thức để mở rộng quyền lực nhằm thỏa mãn những lợi ích không hợp
pháp
Lợi dụng quyền lực để thỏa mãn khát vọng về quyền lực nhằm duy trì quyền lực đã
tham nhũng được hoặc mưu cầu cương vị quyền lực cao hơn.
Điển hình cho hình thức tham nhũng quyền lực là hiện tượng nhiều cá nhân không

xứng đáng, không đủ phẩm chất nhưng lại chiếm giữ nhiều cương vị nhiều khi rất quan trọng
trong bộ máy Nhà nước. Câu nói trong dân gian “tham quyền cố vị” chính là muốn nói đến
loại tham nhũng này. Trong bức tranh chung về tham nhũng người ta sẽ thấy tham nhũng
quyền lực là yếu tố mở đầu để tham nhũng phát triển lên quy mô lớn hơn. Nhiều nhà cải cách
xã hội hết lòng chống tham nhũng nhưng do không nhìn rõ và không ngăn chặn được hiện
tượng tham nhũng quyền lực nên thường bị thất bại.
b/ Độc quyền tư duy:
Tương tự như sự độc quyền và đặc quyền trong tham nhũng vật chất, độc quyền tư duy
là sự tước đoạt quyền tư duy của dân chúng, coi họ là những người thấp kém không có địa vị
đáng kể trong xã hội. Chế độ kinh tế bao cấp, trong đó người dân sống trong sự bao cấp vật
chất và tinh thần, nhất cử nhất động đều phải thỉnh thị ý kiến chỉ đạo của cấp trên là một ví dụ
như thế. Hậu quả là toàn xã hội rơi vào tình trạng trì trệ. Ngày nay, khi đã chuyển sang kinh tế
thị trường, tình trạng độc quyền tư duy vẫn còn để lại những di chứng trầm trọng cho xã hội
mà chúng ta hầu hết chưa ý thức được hết mức độ tai hại. Rất nhiều người, kể cả những trí
thức hàng đầu, vẫn tiếp tục sống yên ổn trong sự bao cấp tinh thần, cho rằng tư duy về những
vấn đề “quốc gia đại sự” là độc quyền của cấp trên, còn nhân dân thì cứ thực hiện theo mệnh
lệnh.
Về bản chất, độc quyền tư duy tước mất khả năng và quyền tư duy sáng tạo của quần
chúng và tư duy trở thành độc quyền của một nhóm người. Khi đó, khoa học sẽ mất đi giá trị
chân chính, cuộc sống sẽ đơn điệu và nguy hiểm là nhân dân không còn là người chủ của xã
7


Thực trạng tham nhũng ở Việt Nam hiện nay – Nguyên nhân và Giải pháp
hội, những người không chỉ có khả năng mà còn có quyền tư duy và đóng góp trí tuệ cho công
cuộc xây dựng và kiến tạo cuộc sống mới. Độc quyền tư duy là sự níu kéo quá khứ, cản trở sự
phát triển của lịch sử.
c/ Độc chiếm lẽ phải:
Đời sống tinh thần của nhân loại không chỉ bị nghèo nàn bởi sự độc quyền tư duy mà
còn bị vẩn đục và méo mó bởi nạn độc chiếm lẽ phải. Độc chiếm lẽ phải là biến những lý

thuyết mà mình phát hiện, biến những tín điều mà mình nghĩ ra thành “chân lý” của toàn nhân
loại. Nhiều người trong giới được gọi là trí thức, là những “nhà lý luận” hay “nhà khoa học”,
thường tự coi mình là biểu hiện của lẽ phải. Họ mặc nhiên coi những điều họ nghĩ, họ nói, họ
làm là đúng và áp đặt “lẽ phải” của họ cho toàn xã hội. Đó là biểu hiện cao nhất và cũng là
nguy hiểm nhất của tham nhũng tinh thần. Nó làm nghèo nàn đời sống tinh thần của nhân
loại. Nó xóa bỏ những xu hướng tự nhiên cần thiết cho một môi trường tinh thần lành mạnh
và tiến bộ. Nó chính là hiện tượng đúng nhất để lấy làm ví dụ cho tính từ “phản động”.
Để chống lại thói độc quyền lẽ phải trước tiên cần nâng cao nhận thức của nhân dân.
Mỗi chúng ta, đặc biệt là những nhà chính trị, những nhà khoa học, cần phải có ý thức trách
nhiệm cao hơn đối với vận mệnh của nhân loại. Chúng ta không nên và không được phép đưa
ra các dự báo viển vông, không nên khuyến dụ con người đi theo các cuộc phiêu lưu vô trách
nhiệm. Lịch sử cho thấy nhân loại đã phải trải qua những kinh nghiệm đau xót khi bằng thói
tham nhũng lẽ phải người ta biến mình thành chúa, thành thánh, thực chất là thành kẻ độc
quyền và độc tài về mặt chân lý, khi hàng triệu con người bị biến thành vật thí nghiệm cho
những ý tưởng cá nhân.
Hai bộ mặt của tham nhũng có mối quan hệ gắn bó với nhau, chúng hỗ trợ và che chở
lẫn nhau. Tham nhũng tinh thần là cơ cấu bảo trợ về chính trị cho tham nhũng vật chất, còn
tham nhũng vật chất làm ô nhiễm đời sống tinh thần của toàn xã hội, tạo điều kiện cho tham
nhũng tinh thần phát triển.
Chúng ta hãy tưởng tượng một người không đủ năng lực nhưng vào một ngày đẹp trời
nào đó, vì nhiều lý do, anh ta trở thành bộ trưởng. Chắc chắn khi đó ngài bộ trưởng bắt đầu
cảm thấy mình cần được hưởng thụ nhiều hơn. Quá trình tham nhũng vật chất bắt đầu. Như
vậy, xét trên quy mô toàn xã hội, tham nhũng tinh thần đã trở thành cơ cấu bảo trợ về chính trị
cho những hành vi tham nhũng vật chất của anh ta. Sự bảo trợ này còn thể hiện ở khía cạnh
che đậy hoặc biện minh về tính “hợp pháp” cho hành vi tham nhũng vật chất. Chẳng hạn, một
người chẳng có mấy kiến thức và trên thực tế cũng không có đóng góp gì cho khoa học,
nhưng khi được phong danh hiệu giáo sư, tức là sau hành vi tham nhũng tinh thần, vị giáo sư
này sẽ cảm thấy yên lòng khi hưởng thụ những đãi ngộ cao của xã hội.

8



Thực trạng tham nhũng ở Việt Nam hiện nay – Nguyên nhân và Giải pháp
Ngược lại, giống như các nhà sản xuất, vì mục tiêu lợi nhuận, làm ô nhiễm môi sinh,
những cá nhân tham lam, vô đạo đức làm ô nhiễm môi trường tinh thần của toàn xã hội. Tình
trạng ô nhiễm nguy hiểm đến mức ngày nay dân chúng dường như cam chịu môi trường tinh
thần ô nhiễm ấy. Khi biết con cái của người thân hay bạn bè được tuyển vào cơ quan nhà
nước, người ta không hỏi việc thi tuyển diễn ra khó khăn như thế nào, mà
thường hỏi phải chi bao nhiêu cho việc tuyển mộ. Cũng vậy, khi tổ chức một cuộc hội nghị,
hội thảo, ban tổ chức phải có phong bì, còn khách tham dự thì quan tâm đến phong bì hơn là
đến nội dung thảo luận. Thực tế trên cho thấy rằng trong xã hội đã hình thành những yếu tố
của một “nền văn hóa tham nhũng”, nếu chúng ta có thể dùng từ “văn hóa” trong hoàn cảnh
như vậy. Người ta mặc nhiên thừa nhận tham nhũng như một yếu tố bình thường của cuộc
sống.

1.4 Công cụ nhận dạng tham nhũng
Qui luật hoạt động của tham nhũng trong thực tế công quyền được xác định dưới dạng
công thức tạm dịch như sau:
Tham nhũng = Độc quyền + Bưng bít thông tin - Trách nhiệm giải trình.
Corruption = Monopoly + Discretion - Accountability.
Với công thức trên, có thể dễ dàng nhận dạng tham nhũng trong các biểu hiện của nó:
thừa độc quyền, thừa bưng bít thông tin, thiếu (phi) trách nhiệm giải trình.
1.4.1 Thừa độc quyền
Trong các vụ tham nhũng đều có thể thấy yếu tố “độc quyền”. Từ độc quyền kinh
doanh với công ty nào hay với ai, đến độc quyền quyền hạn và quyền lực như quyết định tổ
chức đấu thầu kiểu gì, cho ai trúng thầu vì lý do gì, gạt ai vì lý do gì, thậm chí triệt tiêu các cơ
chế lãnh đạo và giám sát nội bộ...
Qui mô và cách thức diễn ra các vụ nổi cộm trên càng cho thấy quyền hạn và quyền lực
đã bị “độc quyền” thái quá trong tay vài người, nhất là khi họ đồng nhất bản thân với cả cái
định chế mà người ấy được giao nhiệm vụ thay mặt để rồi nhân danh những khái niệm cao cả

mà biện hộ cho những lý lẽ của mình.
Từ đó, triệt tiêu những tiếng nói can gián và đấu tranh có khi ngay cả của bộ máy lãnh
đạo hoặc giám sát để rồi chính bộ máy đó cùng tham gia... Trong vụ điện kế điện tử, không
thể đặt câu hỏi: đảng bộ, công đoàn... đâu cả rồi?
Các “thư tay” cho dù có là “nội dung thư giả”, thậm chí “chữ ký giả”, cũng do hậu quả
của sự độc quyền quyền hạn và quyền lực trên. Cấp dưới cứ phải nhắm mắt, nhắm mũi mà
nghe, vì đã quen sợ cái quyền và cái lực đó rồi.
1.4.2 Thừa bưng bít thông tin

9


Thực trạng tham nhũng ở Việt Nam hiện nay – Nguyên nhân và Giải pháp
Có thể nhận ra tham nhũng qua những biểu hiện bưng bít thông tin trước và sau (mua
sắm, đấu thầu, phân bổ đất đai, cấp phát phúc lợi xã hội hay tập thể, học bổng...). Khi những
thông tin “nhạy cảm” và “sinh lợi” bị độc quyền, làm gì có cơ hội đồng đều cho mọi người!
Đừng hỏi tại sao các côngtơ điện khác rớt thầu vì không... bắt dính được bằng ba con ốc vào
cái đế đã được đo theo ni tấc của cái điện kế “bên hông Phú Nhuận” này!
Cũng thế đất cát ở đây, ở kia, từ Phú Quốc đến Bạc Liêu (kể cả đât dành cho dân
nghèo), đến đất qui hoạch... Thứ gì cũng thành tiền cả khi thông tin bị “qui hoạch” riêng cho
một thiểu số có quyền.
Chính cái lề thói “bí mật nội bộ” cộng với độc quyền đã được nhân rộng thành tham
nhũng. Tham nhũng xong, tiếp tục bưng bít bằng mọi cách. Bưng bít thông tin từ “thượng
nguồn” cho đến “hạ lưu”. "Hạ lưu" thì chặn cổng không cho vào tiếp cận thông tin, “mất hồ
sơ”, hoặc khống chế các cuộc họp sao cho không để có tiếng nói không nhất trí.
Bưng bít từ “thượng nguồn” bằng những động thái đánh lạc hướng dư luận, tổ chức
thanh tra theo kiểu “che chắn” theo định luật mà ngành truyền thông gọi là bandwagon (đồng
hội đồng thuyền), nôm na mà nói là “phủ bênh phủ”...
Càng bưng bít thông tin, tham nhũng càng có điều kiện sinh sôi nảy nở. Khi ngân sách,
kinh phí, thu chi không được công bố chi tiết cho dân chúng, cho cổ đông, cho công nhân

viên..., thì mua bao nhiêu, bán bao nhiêu, giá bao nhiêu, chi bao nhiêu, chẳng ai (được) biết.
Bưng bít thông tin và tham nhũng đơn giản quan hệ với nhau là như thế.
1.4.3 Thiếu trách nhiệm giải trình
Rõ ràng khi thừa độc quyền và thừa bưng bít thông tin, còn gì nữa trách nhiệm giải
trình! Công thức: Tham nhũng = Độc quyền + Bưng bít thông tin - Trách nhiệm giải trình
không có gì khó hiểu. Khi mọi việc đều chỉ ta hay, ta biết, ta bày vẽ, ta quyết định, ta che đậy
thì còn giải trình với ai?!
Trên hình thức cũng có thanh tra, kiểm tra, kiểm toán. Thế nhưng, có phải tất cả các con
số đều là chính xác? Vì lý do gì các tổ chức tài chính quốc tế thường than vãn về “hệ thống kế
toán của Việt Nam” ?
Bởi thế, mới có đất dụng võ cho các công ty kiểm toán nước ngoài nổi tiếng như
KPMG, PricewaterhouseCoopers... đang hành nghề ở Việt Nam. Kiểm toán trung thực tuy chỉ
là một công cụ kỹ thuật, song lại là tối cần thiết trong quá trình giải trình minh bạch. Hầm
chui Văn Thánh hay bất cứ “kỳ công” nào khác, trước khi khởi công, thậm chí khi mới còn là
dự toán, hay sau này trước khi nghiệm thu, cứ mời kiểm toán quốc tế xem có “con kiến hay
con lạc đà nào lọt qua lỗ kim” hay không?

1.5 Hậu quả của tham nhũng

10


Thực trạng tham nhũng ở Việt Nam hiện nay – Nguyên nhân và Giải pháp
1.5.1 Về mặt đạo đức:
Tham nhũng là 1 tệ nạn mang tính toàn cầu, 1 căn bệnh truyền nhiễm nên nó có thể làm
tha hoá một bộ phận của cán bộ, công chức của bộ máy nhà nước và các đoàn thể xã hội, làm
băng hoại đạo đức của nhiều thể hệ, làm xói mòn lòng tin của nhân dân vào bộ máy nhà nước,
gây nên sự bất bình, oán thán trong nhân dân đối với nhà nước và chế độ xã hội. Do vậy tham
nhũng sẽ làm giảm hiệu lực quản lý của nhà nước, đe doạ sự tồn vong của quốc gia dân tộc.
1.5.2. Về mặt kinh tế - xã hội:

Có quan điểm cho rằng tham nhũng không làm gì khác ngoài việc phân phối lại thu
nhập. Nói cách khác, bản thân tham nhũng không phải là làm mất đi phúc lợi – quy mô của
phúc lợi xã hội vẫn không đổi, mà chỉ phân phối lại mà thôi. Mặc dù xét một cách chi ly thì
điều này là đúng, song nếu chỉ nhấn mạnh đến khía cạnh phân phối thu nhập của tham nhũng
thì đó lại là một trong những kiểu ngụy biện nguy hiểm nhất trong nghiên cứu về tham nhũng.
Vì chi phí giao dịch phát sinh trong tham nhũng rất lớn. Như đã được phân tích, tham nhũng
là một thỏa thuận trái pháp luật và do vậy những chi phí giao dịch của nó rất lớn. Và những
chi phí giao dịch như vậy là có thực – chi phí cơ hội của việc sử dụng các nguồn lực trong các
hoạt động giao dịch. Theo một số ước tính, các nhà quản lý cấp cao ở những quốc gia có nạn
tham nhũng hoành hành phải dành 20% thời gian làm việc của họ để đạt được thỏa thuận về
tham nhũng và thực hiện những thỏa thuận đó. Đây là sự lãng phí nguồn lực rất lớn nếu xét
theo

chi

phí



hội

của

việc

sử

dụng

nguồn


nhân

lực

trình

độ

cao.

Một quan niệm tương đối phổ biến khác cho rằng tham nhũng là hình thức bù đắp cho đồng
lương bèo bọt cho những công chức nhận hối lộ. Do vậy không cần phải tăng lương và không
cần phải tăng thuế. Nói cách khác, theo cách tiếp cận này, gánh nặng tham nhũng bản thân nó
đã là một “gánh nặng thuế”, do đó nó sẽ cho giúp giảm một số lượng thuế nhất định. Tuy
nhiên, việc đánh thuế công minh (cùng với việc quản lý thuế một cách hiệu quả) sẽ giảm chi
phí giao dịch và tính bất ổn. Do đó, “đánh thuế” bằng tham nhũng là hạ sách nếu xét về hiệu
quả

kinh

tế.

Hơn nữa, người ta đã chứng minh rằng những việc tìm cách hưởng bổng lộc có mối quan hệ
chặt chẽ với tham nhũng. Nguồn gốc của việc tranh thủ bổng lộc xuất phát từ những chính
sách tăng cường can thiệp của nhà nước và vô hiệu hóa hoạt động của thị trường tự do. Những
chính sách đó có thể sẽ được người ta cố tình tận dụng vì chúng đem lại nhiều bổng lộc. Vì
thế nhóm được hưởng lợi trong việc tạo ra và vơ vét bổng lộc sẽ tiến hành vận động hành lang
hợp pháp hay thực hiện những hành vi “bẻ cong pháp luật” để hướng các chính sách theo
chiều hướng có lợi cho nhóm mình. Mặc dù những chính sách này có lợi cho các nhóm lợi

ích, nhưng lại hoàn toàn tồi tệ nếu xét theo góc độ tối đa hóa hiệu quả kinh tế và phúc lợi xã
hội. Nói cách khác, chúng không có lợi cho công chúng nói chung.
11


Thực trạng tham nhũng ở Việt Nam hiện nay – Nguyên nhân và Giải pháp
Tham nhũng bẻ cong các chính sách, hướng các chính sách theo chiều hướng nhiều khi
khác với quy luật do vậy tạo nên tình trạng bất ổn định, giảm hiệu quả kinh tế xã hội cũng như
làm giảm hiệu quả đầu tư của các nhà đầu tư tiềm năng. Vì tham nhũng làm giảm hiệu quả
đầu tư nên các quốc gia có tham nhũng thu hút được ít đầu tư nước ngoài trực tiếp hơn và do
vậy

sẽ

đạt

tốc

độ

tăng

trưởng

kinh

tế

thấp


hơn.

Còn một lý do khác khiến các quốc gia có nạn tham nhũng hoành hành lại không thể đạt được
tốc độ tăng trưởng cao. Nó có mối liên hệ trực tiếp với óc kinh doanh và tư duy đổi mới. Óc
kinh doanh là một nguồn lực có thể được lựa chọn cho các hoạt động sản xuất hoặc các hoạt
động phi sản xuất – nguồn lực này có thể tạo ra lợi ích cũng có thể mang tính phá hoại hết sức
ghê gớm. Nguồn lực này luôn chảy tới những hoạt động cho phép nhà kinh doanh được
hưởng lợi nhuận cao nhất từ hoạt động của mình. Vì tham nhũng chắc chắn là một hoạt động
phi sản xuất và thậm chí đôi khi còn mang tính phá hoại. Nếu tham nhũng lan tràn, tức là nếu
có khả năng kiếm lời cao nhất từ tham nhũng thì các nhà kinh doanh thay vì chú trọng tới các
hoạt động sản xuất, tạo ra của cải vật chất thì họ sẽ tập trung vào tham nhũng, các hoạt động
phân phối lại nhu nhập và dồn tài năng của họ vào những việc như vậy. Hậu quả là những
nguồn lực khác cũng sẽ được dùng cho các hoạt động phân phối lại thu nhập. Sự đổi mới vốn
là kết quả của óc kinh doanh sẽ lại dồn sang các hoạt động tái phân phối thu nhập và tham
nhũng. Người ta sẽ tìm ra các biện pháp tham nhũng mới chứ không phải các sản phẩm mới
và phương pháp sản xuất mới. Và lẽ tất yếu là nền kinh tế xã hội không thể hoạt động ở điểm
hiệu quả.
Tình trạng tham nhũng tràn lan là một triệu chứng của một xã hội thối nát nghiêm
trọng, trong đó phần lớn những nguồn lực và sự đổi mới lại được dành cho việc tái phân phối
chúng. Nói tới tham nhũng không phải là nói tới một số lượng tiền nào đó được chuyển từ tay
người này qua tay người khác hay “chất dầu mỡ bôi trơn cỗ máy kinh doanh”. Theo tổ chức
TI, chỉ riêng ở châu Phi hàng năm có khoảng 148 tỷ USD đã bị mất hay thất thoát do tệ tham
nhũng gây ra, tương đương với 1/2 khoản nợ nước ngoài của lục địa này. (Theo con số nợ
nước ngoài của Tổ chức Tiền tệ Quốc tế (IMF), châu Phi nợ nước ngoài khoảng 248 tỷ USD).
Thâm hụt ngân sách ngày càng sâu, nợ nước ngoài ngày càng lớn thì phát triển đất nước quả
là 1 vấn đề nan giải.
Theo như Chủ tịch của Tổ chức Minh bạch Quốc tế, Peter Eigen, nhận xét: "Tham
nhũng là nguyên nhân chính đói nghèo khóa chặt người dân trong vòng nghèo khổ."
Vì thế, chúng ta cần nhìn nhận rằng nói tới tham nhũng là nói tới tương lai của một dân tộc.
Và để có thể có 1 tương lai hưng thịnh thì chính dân tộc đó phải tự quyết định vận mệnh của

mình.

12


Thực trạng tham nhũng ở Việt Nam hiện nay – Nguyên nhân và Giải pháp
Vì vậy các hoạt động phòng chống tham nhũng là vô cùng cần thiết đối với sự phát
triển của mỗi quốc gia.

II. Thực trang tham nhũng ở Việt Nam
2.1 Thực trạng tham nhũng trên thế giới
“Chỉ số cảm nhận tham nhũng” ( corruption perceptions index - CPI) của Tổ chức Minh
bạch quốc tế (TI) giúp đánh giá tính minh bạch và tình trạng tham nhũng ở các quốc gia trên
thế giới. CPI của 1 nước cao ( ~10 )thì nước đó được coi là minh bạch ( hay không có hay ít
tham nhũng ) còn nếu CPI thấp thì quốc gia đó bị đánh giá là thiếu tính minh bạch, CPI càng
thấp tình trạng tham nhũng của quốc gia đó càng đáng báo động. Năm 2010, tổ chức này tiến
hành thăm dò tình trạng tham nhũng ở 178 quốc gia. Kết quả thu được thật đáng buồn vì có
đến 3/4 trong số 178 quốc gia này có tình trạng tham nhũng ở mức độ nghiêm trọng ( dưới 5
điểm)
Các nước được đánh giá là tốt nhất thường là những nước công nghiệp phát triển. Đứng
đầu danh sách năm nay với 9.3 điểm là 3 nước Đan Mạch, Singapore và New Zealand, tiếp
theo là Phần Lan, và Thụy Điển với 9.2 điểm
Các nước nghèo cũng chính là những nước có tình trạng tham nhũng nặng đội sổ:
Somali đứng thứ 178 với 1.1 điểm, cùng xếp thứ 176 là 2 nước Afghanistan và Myanmar với
1.4 điểm. Tiếp đó là Iraq, Uzbekistan, Turkmenistan, Sudan, Chad, Burrundi, Guinea xích
đạo, Angola, Congo, Guinea, Kyrgyzstan, Venezuela cũng là những nước có chỉ số nhận thức
tham

nhũng


thấp

(từ

1,5

đến

2

điểm).

Ở Châu Á: Singapore (1), Hong Kong (13), Nhật (17), Đài Loan (33), Brunei (38), Hàn Quốc
(39) và Malaysia (56), Trung Quốc (78), Thái Lan (78), Ấn Độ (87), Indonesia (110) và
Philipines (134).
Trong đó Việt Nam với 2.7 điểm cùng với các nước:Ethiopia, Guyania, Mali,
Mongolia, Mozambique, Tanzania xếp thứ116/178.
Dựa vào báo cáo này, chúng ta có thể thấy CPI thường thấp ( hiện tượng tham nhũng
phổ biển ) ở khu vực Châu Phi, Châu Á và Nam Mỹ. Ở các nước nghèo, các nước đang phát
triển

tình

trạng

tham

nhũng

ngày


càng

trở

nên

nghiêm

trọng.

Theo một nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới (World Bank), hàng năm trên thế giới có
khoảng 1.000 tỷ USD bị tham nhũng dưới dạng đưa hối lộ.

2.2 Thực trạng tham nhũng ở việt Nam:
2.2.1 Tình trạng tham nhũng ở Việt Nam ở mức báo động:

13


Thực trạng tham nhũng ở Việt Nam hiện nay – Nguyên nhân và Giải pháp
Các ý kiến phát biểu tại phiên thảo luận về tham nhũng trong Hội nghị nhóm tư vấn các
nhà tài trợ giữa kỳ (CG) ngày 9/6/2006 đều nhận định: "Tham nhũng ở Việt Nam đến mức
báo động". Mức độ báo động thể hiện ở chỗ:
a/ Chỉ số CPI còn thấp và ít biến động qua các năm:
Năm
CPI
Thứ hạng
Số nướctham gia
1997

2.79
43
52
1998
2.5
74
85
1999
2.6
75
99
2000
2.5
76
90
2001
2.6
75
91
2002
2.4
85
102
2003
2.4
100
133
2004
2.6
102

146
2005
2.6
107
159
2006
2.6
111
163
2007
2.6
123
180
2008
2.7
121
180
2009
2.7
120
180
2010
2.7
116
178
( Số liệu thu thập từ trang web của TI www.transparency.org )
Số liệu trên cho thấy chỉ số CPI của Việt Nam còn rất thấp, vị trí của Việt Nam trên
bảng đánh giá luôn ở cuối danh sách. Điều này cho thấy tình trạng tham nhũng ở nước ta còn
khá cao, khoảng cách với các nước trong khu vực và đặc biệt là các nước dẫn đầu còn quá
lớn. Nghiêm túc nhìn nhận vấn đề chúng ta phải thừa nhận rằng Việt Nam còn phải tiến hành

phòng chống tham nhũng, cũng như làm trong sạch bộ máy quản lý nhà nước mạnh mẽ hơn
rất nhiều thì mới có thể cải thiện được tình trạng này.
b/ Hiện tượng tham nhũng mang tính phổ biến, nhỏ nhặt xảy ra ở tất cả các cấp,
các ngành, các lĩnh vực của đời sống kinh tế xã hội, ở đâu người ta cũng thấy có tham
nhũng và không có tiền lót tay sẽ không giải quyết được công việc, ngay cả khi đã đầy đủ các
điều kiện và thủ tục pháp luật qui định. Nạn quà cáp biếu xén khi đến cửa quan đã trở thành
“tập quán”, phong tục trong xã hội ta. Chúng ta có thể gặp hiện tượng này ở bất kỳ đâu nơi có
hoạt động công quyền, chẳng hạn như đến UBND xã, phường làm giấy khai sinh cho con,
chứng nhận giấy tờ... cũng phải có quà cho cán bộ, vào cơ quan cũng phải xu nịnh bảo vệ...
Đặc điểm này đã gây nhức nhối, làm băng hoại đạo đức của cán bộ công quyền, đe doạ sự tồn
tại của nhà nước, sự bền vững của chế độ và sự lãnh đạo của Đảng.
Trong cuộc điều tra năm 2005, Ban Nội chính Trung ương công bố danh sách liệt kê 10
cơ quan tham nhũng phổ biến nhất Việt Nam. Trong đó ba cơ quan dẫn đầu là: Địa chính nhà
đất, Hải quan/quản lý xuất nhập khẩu và Cảnh sát giao thông.10 cơ quan được "bầu chọn"
tham nhũng phổ biến nhất theo thứ tự : Địa chính - nhà đất; hải quan; cảnh sát giao thông; cơ

14


Thực trạng tham nhũng ở Việt Nam hiện nay – Nguyên nhân và Giải pháp
quan tài chính, thuế; cơ quan quản lý và các đơn vị trong ngành xây dựng; cơ quan cấp phép
xây dựng; y tế; cơ quan kế hoạch đầu tư; cơ quan quản lý và các đơn vị trong ngành giao
thông; cảnh sát kinh tế - tất cả các ngành nghề trong xã hội. Cũng vì mức độ nhỏ nhặt và phổ
biến mà việc này có thể trở thành bình thường trong đời sống hằng ngày, thậm chí còn coi là
văn hoá ứng xử khi đến làm việc tại cơ quan công quyền. Và chính việc nhận và đưa hối lộ trở
thành bình thường đã dẫn đến việc tham nhũng ở nước ta mang tính phổ biến. Vì vậy, nếu
không có giải pháp tích cực thì không những nó làm xói mòn lòng tin của nhân dân vào chế
độ ta, phá hoại sự nghiệp xây dựng và phát triển của đất nước mà còn làm băng hoại đạo đức
xã hội, phá hoại các giá trị truyền thống văn hoá của dân tộc - vốn là nguồn sức mạnh của dân
tộc ta từ trước đến nay.

c/ Giá trị tài sản bị tham nhũng lớn:
Qua công tác thanh tra, trong 3 năm, ngành Thanh tra đã phát hiện vi phạm về tài chính
trên 15.000 tỷ đồng, trên 1,5 triệu USD và hơn 22.800 ha đất, kiến nghị thu hồi về cho Nhà
nước 9,87 tỷ đồng, 696,7 ngàn USD và gần 9.000 ha đất. Cũng trong thời gian này, Kiểm toán
Nhà nước đã triển khai 360 cuộc kiểm toán, phát hiện, kiến nghị xử lý vi phạm về tài chính
với số tiền lên tới 28.939 tỷ đồng.
Trong 2 tháng đầu năm 2011, Thanh tra Chính phủ đã ban hành 8 kết luận thanh tra,
phát hiện sai phạm trên 426 tỷ đồng, gần 1.430 ha đất; đã kiến nghị thu hồi trên 234 tỷ đồng;
kiến nghị cấp có thẩm quyền xem xét, xử lý gần 164 tỷ đồng và 1.427 ha đất; chuyển cơ quan
điều tra xem xét, làm rõ 3 vụ việc.
2.2.2 Các biện pháp phòng chống tham nhũng của Việt Nam còn chưa thực sự hiệu
quả:
Trên bảng xếp hạng Nhận thức về Tham nhũng của tổ chức minh bạch quốc tế, qua
mỗi năm, nếu quốc gia nào có điểm số thay đổi tối thiểu 0,3 thì sẽ được đánh giá là có tiến bộ
hay thụt lùi. Trong trường hợp Việt Nam, điểm số hầu như ít thay đổi giữa các năm. Việc
không mất điểm nhưng vẫn mất hạng của Việt Nam cho thấy các nước khác đã thành công
trong việc nâng điểm trong mắt của cộng đồng quốc tế, còn chúng ta không thành công.
Trong mấy năm qua, cùng với sự ra đời của luật phòng chống tham nhũng và lãng phí, những
phong trào chống tham nhũng cũng được phát động mạnh mẽ . Hơn nữa, hệ thống phòng
chống tham nhũng ở Việt nam khá đồng bộ và phức tạp. Đứng đầu là Ban chỉ đạo Phòng
chống tham nhũng Trung ương thuộc Đảng Cộng Sản. Bên Chính phủ có Thanh Tra Chính
phủ do Tổng Thanh Tra chính phủ đứng đầu. Hầu như tất cả các Bộ ngành, UBND đều có cơ
quan phòng chống tham nhũng. Thế nhưng hiệu quả chúng ta đạt được còn chưa cao.
Số vụ tham nhũng bị phát hiện xử lý còn thấp. Thực tế các vụ án Tham nhũng được
phanh phui chỉ là những vụ nhỏ lẻ, ở cấp dưới, còn tỷ lệ phanh phui ở cấp cao là rất ít. Ủy ban
15


Thực trạng tham nhũng ở Việt Nam hiện nay – Nguyên nhân và Giải pháp
Tư pháp của Quốc hội nhấn mạnh thực tế, trong tổng số bị can bị khởi tố về hành vi tham

nhũng, cán bộ cấp xã, phường chiếm tỷ lệ 30,9 % còn cấp Trung ương chỉ chiếm rất ít (0,3%).

Năm

2007
1.063

Số vụ án tham nhũng
Số bị can bị khởi tố

2.331

2008

2009 - 4/2010

1.201

1.070

2.991

2.506

( Bài viết: Tập trung xử lý dứt điểm các vụ án tham nhũng trên candonline ngày 10/06/2010
)
Theo báo cáo của Chính phủ, năm 2010 chỉ có 20 cán bộ nộp lại quà tặng. Trong khi
con số của năm 2009 nhiều gấp 10 lần. Tổng Thanh tra Chính phủ Trần Văn Truyền nói: “Có
lần họ đã mang tới chỗ tôi cả trăm ngàn USD”
Góp ý dự thảo văn kiện trình Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng, ĐBQH

Nguyễn Đăng Trừng ví von: “Chống tham nhũng ở nước ta giống như dòng văn học cuối thế
kỷ 19 - hiện thực phê phán - thấy hiện trạng nhưng không có giải pháp tháo gỡ."
Ông Vũ Tiến Chiến, Chánh Văn phòng Ban chỉ đạo Phòng chống tham nhũng Trung
ương nói: tình hình tham nhũng vẫn diễn biến phức tạp, hiệu quả của công tác phòng, chống
vẫn chưa đạt được kết quả mong đợi.
2.2.3 Nhiều vụ án bị kéo dài, nhiều vụ án còn khó xác định người đứng đầu:
Theo Bộ trưởng Công an Lê Hồng Anh, thành viên Ban Chỉ đạo, trong công tác PCTN,
khâu yếu hiện nay vẫn là xác định và xử lý trách nhiệm người đứng đầu. Nhắc lại ví dụ điển
hình là vụ Vinashin, ông Lê Hồng Anh cho rằng quá trình xử lý đến giờ vẫn chưa xác định
được trách nhiệm của các bộ, ngành trong việc kiểm tra, giám sát hoạt động của doanh
nghiệp. “Bộ Công Thương quản lý nhà nước về lĩnh vực công nghiệp, Bộ Nội vụ quản lý về
công tác cán bộ thì phải có trách nhiệm gì trước việc Vinashin mua tàu cũ, việc cán bộ chủ
chốt Vinashin sai phạm chứ!”.
2.2.4 Một số vụ án tham nhũng đặc biệt nghiêm trọng:
Vụ PMU 18 (PMU viết tắt theo tiếng Anh cho Project Management Unit, có nghĩa là
Đơn vị quản lý dự án), là một vụ bê bối liên quan đến tham nhũng trong Bộ Giao thông Vận
tải (GTVT) đầu năm 2006. Vụ này đã gây xôn xao dư luận tại Việt Nam cũng như các nước
và tổ chức cung cấp viện trợ phát triển chính thức (ODA) cho Việt Nam, đã khiến Bộ trưởng
Bộ GTVT Đào Đình Bình phải từ chức và Thứ trưởng Thường trực Nguyễn Việt Tiến bị bắt
giam.Cũng liên quan đến vụ việc này, có thêm nhiều quan chức cấp cao khác bị tố cáo tham

16


Thực trạng tham nhũng ở Việt Nam hiện nay – Nguyên nhân và Giải pháp
gia chạy án cho các bị can. Trong đó phải kể đến Thiếu tướng công an Cao Ngọc Oánh (Tổng
cục phó Tổng cục Cảnh sát Nhân dân, Thủ trưởng cơ quan điều tra Bộ Công an) và ông
Nguyễn Văn Lâm (Phó chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ). Chính vì việc này mà ông Cao
Ngọc Oánh mất cơ hội vào Trung ương cũng như thăng chức lên Thứ trưởng Bộ Công an. Dư
luận nghi ngờ đây là cuộc "đấu đá nội bộ".Sau khi lên làm Thủ tướng, Nguyễn Tấn Dũng đã

yêu cầu 2 nhân vật này không giữ các vị trí quan trọng khi công tác điều tra đang diễn ra.Đến
cuối tháng 1 năm 2007, cơ quan điều tra mới khẳng định ông Cao Ngọc Oánh không liên
quan tới việc chạy án.Sau thời gian 18 tháng điều tra, cơ quan công an đã truy tố Bùi Tiến
Dũng và 5 thuộc cấp, miễn truy tố trách nhiệm hình sự đối với ông Nguyễn Việt Tiến, đồng
thời khởi tố một số nhà báo và các cảnh sát viên điều tra vụ án này.
Vụ hối lộ quan chức Việt Nam của công ty PCI (Pacific Consultants International,
viết tắt là PCI, Công ty Tư vấn Quốc tế Thái Bình Dương) Nhật Bản là vụ việc nổi đình đám
trong năm 2008 tại Việt Nam, liên quan đến việc đưa hối lộ của một số quan chức công ty
PCI với Ban Quản lý dự án PMU tại Thành phố Hồ Chí Minh, cụ thể là với ông Huỳnh Ngọc
Sĩ, Phó Giám đốc Sở Giao thông Công chính Thành phố Hồ Chí Minh kiêm Giám đốc Ban
Quản lý PMU Đông - Tây. Các khoản tiền mà PCI trao cho ông Huỳnh Ngọc Sĩ được các
công tố viên tại Tòa án quận hạt Tokyo liệt kê là 650.000 đôla trao hồi tháng 1 năm 2002 và
tháng 7 năm 2002; 860.000 đôla năm 2003; 540.000 đôla năm 2004; 160.000 đôla năm 2005
và 220.000 đôla năm 2006. Phe công tố trong biên bản luận tội nói rằng số tiền hối lộ tổng
cộng lên tới 2,43 triệu đôla nhưng chỉ xác lập vụ án hình sự 2 khoản, tổng cộng 820.000
đôla.Vụ việc đã khiến cho sự ủng hộ của công chúng Nhật Bản giảm sút nghiêm trọng. Tại
Hội nghị nhóm các nhà tư vấn tài trợ cho Việt Nam khai mạc sáng 4 tháng 12 năm 2008, Đại
sứ Nhật Bản tại Việt Nam Mitsuo Sakaba cho biết các dự án ODA dự kiến trong nửa đầu năm
tài khoá 2008 của Nhật Bản dành cho Việt Nam đã bị tạm dừng lại, đồng thời Nhật Bản cũng
chưa thể công bố viện trợ mới cho tới khi Ủy ban hỗn hợp phòng chống tham nhũng giữa hai
nước xem xét lại việc thực hiện vốn ODA của Nhật tại Việt Nam.Sự cố ODA nói trên gây ảnh
hưởng nặng nề tới nhiều dự án thực hiện bằng nguồn vốn ODA tại Việt Nam.
Tập đoàn Kinh tế Vinashin (tên giao dịch tiếng Anh: Vinashin Business Group, viết
tắt là VINASHIN) là một tập đoàn kinh doanh của Việt Nam chuyên về hoạt động đóng tàu
do Nhà nước Việt Nam nắm quyền sở hữu chi phối. Tập đoàn được thành lập năm 2006 trên
cơ sở tổ chức và sắp xếp lại Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy Việt Nam là một tổng công ty
91 được thành lập từ năm 1996.Tổng Công ty Công nghiệp tàu thuỷ Việt nam là một trong 17
Tổng công ty lớn nhất Việt Nam. Tổng số tài sản của công ty khoảng 90.000 tỷ đồng (nhưng
vay nợ tới hơn 80.000 tỷ), sau khi nhiều dư luận phản ánh, Chính phủ Việt Nam đã cho tái cơ
cấu Vinashin, một số dự án sẽ chuyển về Tập đoàn Dầu khí (PVN) và Tổng công ty Hàng hải

17


Thực trạng tham nhũng ở Việt Nam hiện nay – Nguyên nhân và Giải pháp
Việt Nam (Vinalines).Tính tới cuối tháng 10/2010, tổng số nợ không có khả năng trả của
Vinashin lên tới 120 ngàn tỷ đồng Việt Nam, tương đương hơn 6 tỷ USD. Trong đó, Chính
phủ bảo lãnh vay 750 triệu đô la trái phiếu, nợ các ngân hàng trong và ngoài nước, nợ các đối
tác.Thất bại của Vinashin bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân. Trước hết là sự bao che, chủ quan
từ cấp trên: Chính phủ và Bộ Giao thông vận tại chủ quản. Kiểm toán Nhà nước (KTNN) cho
biết, KTNN từng nhiều lần lên kế hoạch kiểm toán, ngay từ khi Vinashin còn chưa nâng cấp
lên Tập đoàn. Từ lúc Vinashin đi vào hoạt động (2006) đến nay, KTNN đã hai lần xây dựng
kế hoạch kiểm toán đối với tập đoàn này. Cụ thể, năm 2008, KTNN đã lên kế hoạch kiểm
toán báo cáo tài chính của tập đoàn, nhưng do Thanh tra Chính phủ đã đưa Tập đoàn Vinashin
vào kế hoạch thanh tra năm 2009 – nhưng rồi lại hoãn – nên theo quy chế phối hợp và để
tránh trùng lặp, KTNN đã đưa ra ngoài kế hoạch và lùi sang năm 2010. Tuy nhiên, kế hoạch
này lại tiếp tục bị "trì hoãn" bởi không được phê duyệt.Trong báo cáo gửi tới đại biểu Quốc
hội, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Quốc hội dẫn lại chuyện Vinashin như một điển hình cho
việc tuy có phát hiện dấu hiệu tội phạm nhưng không xử lý, ngăn chặn kịp thời.Từ năm 2005
đến nay, đã có 13 – 14 cuộc thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, giám sát ở Vinashin, phát hiện ra
nhiều sai phạm, nhưng lãnh đạo tập đoàn này không những không nghiêm túc chấn chỉnh mà
còn tìm cách báo cáo không đúng để lấp liếm. Tổng Thanh tra Chính phủ Trần Văn Truyền
cho biết như vậy khi trao đổi với báo chí bên hành lang Quốc hội ngày 21.10.2010
Ủy ban Tư pháp đánh giá, qua 11 lần thanh tra, kiểm toán những sai phạm như đầu tư
dàn trải tràn lan trên nhiều lĩnh vực không liên quan đến chức năng của tập đoàn, kém hiệu
quả, thua lỗ nặng nề. rồi tình hình tài chính đứng trước bờ vực phá sản, sản xuất kinh doanh
đình trệ, nội bộ diễn biến phức tạp trong khi 1,7 vạn công nhân bỏ và chuyển việc và có trên
5.000 công nhân mất việc làm, nợ lương…"Nhưng Chính phủ và các cơ quan chức năng
không biết, không ai chịu trách nhiệm. Xã hội và cử tri rất bức xúc cho rằng có sự bao che
cho những việc làm sai trái, vi phạm pháp luật của Vinashin làm thiệt hại lớn đến tiền và tài
sản của nhà nước”.Nguyên nhân thứ hai là do đầu tư dàng trải thiếu khoa học. Vinashin đầu tư

vào rất vào các dự án ngoài ngành (như điện, thép, tài chính...)Nguyên nhân thứ ba là từ sai
lầm cá nhân của các cán bộ quản lý cao nhất của Vinashin, đặc biệt là Tổng Giám đốc Phạm
Thanh Bình, người nắm trọn các chức danh quan trọng tại tập đoàn này: bí thư Đảng uỷ, chủ
tịch hội đồng quản trị, tổng giám đốc.Nguyên nhân thứ tư là từ Khủng hoảng Kinh tế trên thế
giới 2008-2009 đã đánh vào
Đề án 112 hay còn gọi là Đề án Tin học hóa hành chính nhà nước của Chính phủ
Việt Nam nhằm mục đích xây dựng chính phủ điện tử ở Việt Nam. Đây là một chương trình
hiện đại hóa hành chính của chính quyền Việt Nam giai đoạn từ 2001 - 2010 về cải cách thủ
tục hành chính nhà nước.Đề án 112 được Thủ tướng Chính phủ Việt Nam quyết định vào năm
18


Thực trạng tham nhũng ở Việt Nam hiện nay – Nguyên nhân và Giải pháp
2001 (Quyết định 112 ngày 25/7/2001), thực hiện giai đoạn 1 đến năm 2005. Nhưng đến cuối
năm 2005, đầu năm 2006, đề án 112 thất bại sau khi phát lộ nhiều sai phạm
quá lớn nhưng mang lại hiệu quả quá thấp.

[1] [2]

và chi phí

[3] [4]

Kết quả giai đoạn 1 của đề án 112 là cả 5 mục

tiêu cụ thể mà đề án đặt ra đều chưa được hoàn thành hoàn chỉnh và cảnh sát Việt Nam đã
khởi tố bắt giam Vũ Đình Thuần, Lương Cao Sơn, cùng hàng chục người khác liên quan đến
tiêu cực và tham nhũng. Số tiền đã chi tiêu là 1.534 tỷ đồng trong đó tổng kinh phí đã sử dụng
là gần 1.160 tỷ đồng Việt Nam [4], số tiền đã tạm ứng chưa chi tiêu cần thu hồi lại là trên 300
tỉ đồng (tổng dự toán của đề án: 3.800 tỉ đồng).

Trên đây là những đặc điểm tham nhũng ở chủ yếu của tham nhũng ở nước ta trong giai
đoạn hiện nay, những đặc điểm này có ý nghĩa quyết định việc lựa chọn giải pháp phòng
chống tham nhũng có hiệu quả.

III. Nguyên nhân và giải pháp:
3.1 Nguyên nhân:
Ngày nay, tham nhũng đã trở thành quốc nạn, một trong những nguy cơ đáng kể nhất đe
dọa đến sự tồn vong của chế độ chính trị, chướng ngại lớn của sự phát triển kinh tế và làm
thụt lùi bước tiến của văn minh nhân loại. Những năm qua, cuộc đấu tranh chống tham nhũng
ở tất cả các quốc gia, đặc biệt ở những nước đang phát triển diễn ra rất quyết liệt và đã đạt
được những kết quả bước đầu. Tuy nhiên, có thể nói cho đến nay nạn tham nhũng vẫn chưa
được đẩy lùi một cách cơ bản. Tình hình vẫn diễn ra hết sức phức tạp, có nơi có chiều hướng
gia tăng, với những thủ đoạn tinh vi, có trường hợp câu kết, móc nối ngang dọc giữa các phần
tử thoái hóa biến chất trong các cơ quan Nhà nước và ngoài xã hội, rất khó phát hiện. Chính
vì lẽ đó, Việc phân tích các nguyên nhân dẫn tới tham nhũng được đặt ra như là một yêu cầu
cấp thiết, là điều kiện hàng đầu và tối quan trọng đối với một chiến lược chống tham nhũng có
hiệu quả. Vì nhưu người ta vẫn thường nói, muốn hạ đổ cây, ta phải triệt từ rễ của nó.
3.1.1 Nguyên nhân sâu sa, bản chất là do chế độ người bóc lột người:
Sự vận động xã hội, có một điểm đặc biệt nổi bật so với mọi sự vận động khác trong tự
nhiên là ở chỗ con người hành động đều tính đến lợi ích hay vì một mục đích tư lợi nào đó.
Bởi vậy chế độ tư hữu chính là cơ sở tư tưởng của các hành vi tham nhũng. Không có tư
tưởng tư lợi vị kỷ sẽ không có hành vi tham nhũng thiệt người mà lợi mình. Hồ Chủ Tịch đã
nói: “ Tham ô, lãng phí, quan liêu là những xấu xa của xã hội cũ. Nó do lòng tư lợi ích kỷ, hại
nhân dân mà ra, nó do chế độ người bóc lột người mà ra…” (Hồ Chí Minh toàn tập, tập 6,
trang 494, NXB Chính trị quốc gia)
3.1.2 Hệ thống pháp luật, cơ chế chính sách còn nhiều kẽ hở:
a/ Phương diện pháp luật:
19



Thực trạng tham nhũng ở Việt Nam hiện nay – Nguyên nhân và Giải pháp
Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự do Nhà nước ban hành và bảo đảm thực hiện,
thể hiện ý chí của giai cấp thống trị trong xã hội, là nhân tố định hướng và điều chỉnh các
quan hệ trong xã hội.Do đó, nó là phương tiện cứng rắn nhất và không thể thiếu trong công
tác đấu tranh chống tham nhũng. Vai trò của nó được thể hiện ở việc xác định thế nào là tham
nhũng, các biểu hiện cụ thể của tham nhũng, trách nhiệm của các bên liên quan trong công tác
phòng ngừa tham nhũng, quyết định chế tài kỷ luật sai phạm… Về hình thức, nó được thông
qua dưới nhiều dạng văn bản (Hiến pháp, luật, nghị định, nghị quyết, thông tư liên tịch…),
liên quan đến nhiều ngành luật ( luật Đất đai, luật Tài chính-Ngân hàng, luật Hành chính, luật
Dân sự, luật Thương mại…). Tuy nhiên, nơi nguy hiểm nhất lại là nơi thuận lợi nhất cho tham
nhũng sinh sôi nảy nở, bởi sự thiếu thống nhất, thiếu đồng bộ, còn nhiều kẽ hở, chưa thực sự
sâu sát phục vụ lợi ích nhân dân, thiếu văn bản hướng dẫn kịp thời dẫn đến những cách hiểu
và làm khác nhau.
Thủ tục hành chính còn rườm rà, phức tạp, ì ạch, dễ dẫn đến tình trạng quan liêu, gây
phiền hà, sách nhiễu nhân dân để tham nhũng. Đặc biệt nổi cộm trong các lĩnh vực quản lý tài
chính, xét duyệt dự án đầu tư, đấu thầu, duyệt chi, cấp phát ngân sách cho vay, giải phóng đất
đai, giải phóng mặt bằng…
Bên cạnh vấn đề về phòng chống tham nhũng, việc xử lý tham nhũng cũng tồn tại
nhiều bất cập. Bộ luật Hình sự 1999 quy định 7 tội danh tham nhũng, nhưng sau gần 3 năm
thi hành mới có văn bản hướng dẫn cụ thể về mức phạt khung cho luật này. Theo Pháp lệnh
chống tham nhũng 1999 thì hành vi chống tham nhũng có thể bị xử phạt hành chính hoặc hình
sự tùy tính chất và mức độ vi phạm. Song lại chưa ban hành được một Nghị định về xử lý
hành chính với các hành vi tham nhũng khi chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Vì
thế, đối với những vi phạm ở mức độ này, trên thực tế, đã có tình trạng xử lý tùy tiện, thậm
chí bỏ qua. Các biện pháp xử lý của pháp luật trong nhiều trường hợp còn quá nhẹ, không đủ
sức răn đe; còn nặng về đòi hỏi tính tự giác, khoan hồng hơn là trấn áp và ngăn chặn.
b/ Cơ chế chính sách:
Cơ chế chưa sẵn sàng cho chống tham nhũng. Hiện nay, bằng hoạt dộng thực tế của nhà
nước, chúng ta đang làm nhân dân chấp nhận tham nhũng, tìm cách hưởng các lợi ích hợp
pháp bằng cách bất hợp pháp.

Phòng chống trước hết từ trong Đảng. Hiện nay có hiện tượng tha hóa trong Đảng.
Chống tham nhũng, lãng phí, Đảng phải lãnh đạo chặt chẽ, đi đầu. Nước sạch phải từ đầu
nguồn, và nhờ đó, cuối nguồn sẽ tốt. Đảng cần lãnh đạo chặt chẽ, tuyên truyền sâu rộng, có
chất lượng cho tốt, ăn sâu vào mọi người, tất cả mọi tầng lớp nhân dân. Đảng làm với tất cả
tấm lòng và quyết tâm phải làm. 24 ngày sau Đại hội Đảng, Bộ Chính trị thành lập ban bàn về

20


Thực trạng tham nhũng ở Việt Nam hiện nay – Nguyên nhân và Giải pháp
dự án phòng chống tham nhũng. Sau 3 tháng, 3 ngày có NQ phòng chống tham nhũng. Có thể
nói đó là công tác chuẩn bị thần tốc, nhanh nhất và có chất lượng.
Nguyên nhân chính của tình trạng tham nhũng là quản lý con người, đặc biệt là quản lý
đảng viên trong các chi bộ. Hơn 1 năm triển khai Luật phòng chống tham nhũng, tác thì
nhiều, động thì chưa mạnh lắm, chưa thấy rõ trách nhiệm trong quản lý cán bộ. Nhiều người
đứng trước vành móng ngựa là Đảng viên. Người cùng chi bộ không thấy trách nhiệm trong
theo dõi, giám sát Đảng viên đó.
3.1.3 Do sai lầm và một số khuyết điểm của các cơ quan Nhà nước
Quan điểm tham nhũng được nêu ra trong khuôn khổ lý thuyết về cấp trên-cấp dưới.
Cách tiếp cận này dựa trên giả định có sự bất đối xứng về thông tin giữa cấp trên (các chính
trị gia hoặc các nhà hoạch định chính sách) và cấp dưới (công chức hoặc bộ máy quan liêu).
Do đó, những chính trị gia thanh liêm không biết những hành động gian dối của cấp dưới của
họ. Về mặt phân tích, cách tiếp cận này rất rõ ràng và có cách lập luận rất chắc. Vì vậy, những
mô hình lý thuyết về tham nhũng dựa trên cách tiếp cận này mang phân tích cao vì chúng có
thể lý giải một loạt các hành vi của công chức, trong đó có cả tham nhũng trong bộ máy hành
chính. Tuy nhiên, cách tiếp cận này lại không lý giải được tham nhũng trong chính trị. Theo
giả thuyết chính của nó, nhà nước mang tính liêm chính và do vậy không có khả năng xảy ra
tham nhũng trong chính trị. Chỉ có thể lý giải và lường trước tham nhũng trong bộ máy hành
chính (tham nhũng của các công chức). Vì hầu như ở tất cả mọi quốc gia trên thế giới đều có
danh sách dài các chính trị gia tham nhũng và các vụ bê bối chính trị gắn liền với họ nên

dường như những giả thuyết của mô hình này không những không thực tế mà những dự đoán
của nó về tham nhũng trong chính trị cũng sai. Tham nhũng trong chính trị không thể lý giải
được trong khuôn khổ của mô hình này.
Đặc điểm chính của cách tiếp cận này là tham nhũng là yếu tố ngoại sinh trong hệ thống
chính trị, do vậy mối quan hệ giữa những yếu nhân và cấp dưới của họ (và mức độ và phạm vi
của tình trạng bất đối xứng về thông tin) không bị hệ thống chính trị và những chế độ chính trị
ảnh hưởng nhiều như kết quả của hệ thống đó. Nói cách khác, tham nhũng không được thể
chế hóa. Tuy vậy, nếu tham nhũng được coi là nhân tố nội sinh trong hệ thống chính trị thì nó
sẽ được thể chế hóa và mức độ và mô hình của nó phụ thuộc vào chế độ chính trị của một
quốc gia. Tham nhũng không phải là cái gì khác ngoài kết cục của hệ thống chính trị. Gần
đây, Charap và Harms đã tạo được bước đột phá trong lý luận về tham nhũng. Lý luận của họ
dựa trên những đóng góp mới đây vào việc phân tích khía cạnh kinh tế của xung đột và chiếm
đoạt của công, khía cạnh kinh tế của tội phạm có tổ chức, và khía cạnh kinh tế chính trị của
chế độ độc tài.

21


Thực trạng tham nhũng ở Việt Nam hiện nay – Nguyên nhân và Giải pháp
Trong bối cảnh như vậy, tham nhũng được coi là hình thức vơ vét bổng lộc của kẻ
thống trị. Tham nhũng là chìa khóa cho sự cấu kết nội bộ của những nhóm người muốn lợi
dụng lẫn nhau. Người ta sẽ tạo ra những công chức tham nhũng để thỏa mãn lòng mong muốn
của kẻ cầm quyền đảm bảo được sự trung thành bằng cách ban chức tước cho họ. Bộ máy
hành chính tham nhũng không là gì khác ngoài việc mở rộng hệ thống vơ vét bổng lộc của kẻ
thống trị. Người ta thường trục lợi bằng cách bán một số lượng hạn chế những giấy phép cho
hoạt động kinh tế nào đó. Hơn nữa, việc giành quyền cấp phép cho một số ít các công chức sẽ
cho phép họ biến số tiền thu được cho ngân sách nhà nước qua cấp phép thành món lợi riêng.
Chắc chắn các công chức như vậy sẽ câu kết với nhau vì họ có phần trong những món hời đó.
Tham nhũng là hình thức khống chế, giảm thiểu khả năng những công chức tham nhũng cấp
dưới bất hợp tác hoặc nổi loạn. Vì những công chức này nằm trong ê-kíp tham nhũng nên họ

không thể công khai tố cáo cơ chế đó. Những kẻ độc tài, nếu cần thiết, có thể tìột cái cớ nào
đó để buộc tội một công chức bất hợp tác là tham nhũng. Do vậy, họ vừa có củ cà rốt lại vừa
có cây gậy để tăng cường lòng trung thành.
3.1.4 Do ý thức và nhận thức của nhân dân về phòng chống tham nhũng chưa cao.
Nguyên nhân cuối cùng, các trí thức lão thành cách mạng cho là chưa có biện pháp
động viên, khuyến khích toàn dân chống tham nhũng. Hiện chúng ta cũng chỉ mới lần đầu tiên
tổ chức tuyên dương người tích cực tố cáo tham nhũng.
Nhận thức về tham nhung ở nước ta còn chưa cao, theo thống kê của tổ chức minh bạch
quốc tế hiện nước ta xếp thứ 120 trên thế giới về chỉ sô nhận thức tham nhũng. Diều này gây
khó khăn không nhỏ cho công cuộc toàn dân chống tham nhũng.

3.2 Giải pháp:
Trước hết chúng ta cần phải nhận thức được rằng tham nhũng là một thực tế hoàn toàn
không thể tránh khỏi và chúng ta buộc phải coi nó là một hệ quả của nền kinh tế xã hội ngày
càng phát triển. Xưa nay, chúng ta vẫn luôn muốn triệt tiêu hoàn toàn những cái mà chúng ta
coi là xấu, mà cụ thể trong trường hợp này là tham nhũng. Điều đó thực sự chỉ là duy ý chí và
không tưởng. Muốn hay không, tham nhũng vẫn tồn tại và vấn đề đặt ra là làm thế nào để hạn
chế tối đa việc tham nhũng mà thôi. Các quốc gia họp tại Liên Hợp Quốc về chống tham
nhũng đều thống nhất cho rằng sự minh bạch là biện pháp chống tham nhũng duy nhất. Công
cụ chiến đấu chống tham nhũng = Minh bạch khiếu nại của dân chúng + minh bạch
ngân sách, tài chính + minh bạch mua sắm. Cũng chính vì thế mà tổ chức đánh giá tham
nhũng quốc tế lấy tên là tổ chức minh bạch Transparency International (TI)

22


Thực trạng tham nhũng ở Việt Nam hiện nay – Nguyên nhân và Giải pháp
Những biện pháp chống tham nhũng mà nhóm làm tiểu luận nêu ra sau đây là dựa trên
cơ sở biện pháp minh bạch nêu trên. Theo ý kiến chủ quan của nhóm, sau đây là một số giải
pháp cụ thể được đánh giá là có hiệu quả.

3.2.1 Kiện toàn bộ máy hành chính.
Nguyên nhân lớn của tham nhũng là do sự buông lỏng, thiếu trách nhiệm của các cơ
quan, cán bộ quản lý đối với các hành vi của cán bộ cấp dưới. Từ đây mà sinh ra nạn quan
liêu, của quyền, tham ô và hối lộ…trong bộ máy Nhà nước. Chính vì vậy, công việc hành
chính nên được tổ chức một cách khoa học, hợp lí và tương thích với nhà nước pháp quyền xã
hội chủ nghĩa. Đó là một bộ máy trong sạch, vững mạnh, vận hành tốt và hiệu quả. Bộ máy
hành chính này không những phải nghiêm ngặt giám sát, kiểm tra các hoạt động của các cá
nhân, bảo đảm tốt quyền làm chủ của nhân dân mà còn phải tạo điều kiện để phát triển kinh
tế, xã hội, văn hóa. Một vấn đề nữa là người đứng đầu tập thể phải nghiêm túc thực hiện trách
nhiệm của mình, khắc phục bệnh quan liêu, đi vào thực tế, sâu sát và gần gũi với dân chúng.
3.2.2 Nâng cao năng lực, phẩm chất lao động của cán bộ
Như ở phần I đã nói, không thể đổ lỗi cho nền kinh tế thị trường về vấn nạn tham nhũng
mà nguồn gốc sâu xa của tham nhũng chính là con người, là ý thức, tình cảm và tinh thần tự
nhiên của chủ thể. Như vậy, muốn ngăn chặn nạn tham nhũng, trước hết chúng ta phải xuất
phát từ ý thức của mỗi cá nhân. Phải xây dựng được văn hóa “tự chống tham nhũng”, xây
dựng một nền tảng đạo đức trong sạch, lành mạnh và vững chắc cho cán bộ công nhân viên
chức. Đứng trước sự cám dỗ của vật chất, của quyền lực, lương tâm, trách nhiệm và ý thức
của người cán bộ, đảng viên sẽ ngăn chặn được hành vi sai trái của bản thân. Hơn nữa, thông
qua tâm lí, tình cảm tích cực của mỗi cá nhân, tình cảm cộng đồng, tình cảm xã hội cũng sẽ
được xây dựng và phát triển lên thành những giá trị văn hóa cao đẹp của cả dân tộc.
3.2.3 Hoàn thiện hệ thống pháp luật.
Hiện nay, tham nhũng nhiều là do cơ chế, chính sách của chúng ta còn nhiều sơ hở. Hệ
thống pháp luật và chính sách phức tạp, chồng chéo lẫn nhau khiến việc phòng chống tham
nhũng trở nên kém hiệu quả. Các biện pháp chống tham nhũng thì khập khiễng, không triệt
để, thậm chí còn có sự thỏa hiệp. Pháp luật cần phải bịt những kẽ hở đó bằng cách tăng cường
việc kiểm tra, giám sát, công bố các luật định một cách đầy đủ và chi tiết. Các bộ luật chống
tham nhũng cần phải có khả năng thực thi và phát huy hiệu quả. Bên cạnh việc ban hành luật
thì luật đó cần phải được thực hiện một cách nghiêm khắc và kịp thời, có các biện pháp mạnh
thiết lập kỉ luật kỉ cương trong hệ thống công quyền.
3.2.4 Có cơ quan đứng ra giám sát phòng chống tham nhũng

Một tổ chức chuyên trách chống tham nhũng cần phải được lập ra, hiện nay ở Việt Nam
có Ủy ban thường vụ Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp. Những cơ quan này chịu trách
23


Thực trạng tham nhũng ở Việt Nam hiện nay – Nguyên nhân và Giải pháp
nhiệm giám sát việc giải quyết và xử lí các vụ việc nghi vấn là tham nhũng, cụ thể là điều tra
cụ thể vụ việc, xem xét mức độ nghiêm trọng, xử lí đúng người đúng tội, đảm bảo nguyên tắc
bình đẳng và đúng đắn của pháp luật và cuối cùng là bảo đảm sự an toàn cho cá nhân, tổ chức
tố giác. Tuy nhiên, quan trọng hơn là tổ chức này cần phải thực hiện tới nơi tới chốn với kỉ
luật nghiêm, có vậy mới có thể đem lại hiệu quả của việc giám sát.
3.2.5 Cần có hệ thống thông tin công khai, minh bạch
Tổ chức đánh giá tham nhũng các nước có tên là Transparency tức là minh bạch. Thật
vậy, sự minh bạch là một biện pháp chống tham nhũng hữu hiệu, đồng thời giúp cho nhân dân
tin tưởng vào bộ máy hành chính của Nhà nước. Minh bạch ở đây là minh bạch trong tất cả
các lĩnh vực, các ngành., trong mọi vấn đề giao dịch, thu, chi, mua sắm…Còn là minh bạch
công khai trong việc quản lý và sử dụng ngân sách ngà nước, trong tuyển dụng, bổ nhiệm cán
bộ…Việc công khai thông tin vừa hạn chế việc che giấu, chạy chọt, cơ chế xin-cho trong quá
trình xử lí công việc lại vừa đem đến cho nhân dân một cái nhìn tổng thể, rõ ràng về tình hình
cụ thể của các ngành.
3.2.6 Tổ chức đấu thầu qua mạng
Việc đấu thầu trực tiếp tạo điều kiện cho các bên mời thầu và nhà thầu tiếp xúc trực
tiếp, tạo cơ hội cho các bên có thời gian bàn bạc, giao dịch là nguy cơ cao của việc tham
nhũng. Việc đấu thầu qua mạng không chỉ tiết kiệm được thời gian, chi phí mà còn giúp hạn
chế rất lớn việc tham nhũng. Một hệ thống đấu thầu trực tuyến có thể tự động hóa các quy
trình bắt buộc, mọi thông tin đều được công khai và các bên không thể can thiệp vào bất cứ
giai đoạn nào. Vấn đề lớn đặt ra ở đây là hệ thống cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin của Việt
Nam còn yếu kém, ví dụ về vấn đề chữ ký số, về bảo mật…chắc chắn sẽ có rất nhiều vấn đề
phát sinh. Tuy nhiên, vấn đề trước tiên mà chúng ta cần làm khi triển khai đấu thầu qua mạng
là thay đổi tư duy, phong cách làm việc của các cán bộ công chức.

3.2.7 Giám sát thu nhập và lối sống của công chức
a/ Trả lương và thanh toán qua tài khoản
Nền kinh tế tiền mặt là một yếu tố tạo điều kiện cho việc tham nhũng mà chúng ta cần
hạn chế. Do đó, hình thức chuyển khoản thông qua ngân hàng trong việc thanh toán tiền
lương cũng như một số vấn đề khác nên được tăng cường. Việc trả lương qua tài khoản sẽ
giúp thể hiện rõ thu nhập của các cá nhân, thuận lợi cho việc quản lý. Hơn nữa, khi đã có tài
khoản rồi, sẽ hạn chế thanh toán bằng tiền mặt, giúp cho việc thanh toán qua tài khoản ngày
càng trở nên thông dụng và phổ biến.Trả lương cho cán bộ nhân viên qua tài khoản là việc hết
sức đơn giản. Nhưng chúng ta cần phải thực hiện dần từng bước do các hạn chế về cơ sở vật
chất, về dịch vụ ngân hàng và về thói quen chi tiêu của người Việt. Thực hiện việc này đòi hỏi

24


Thực trạng tham nhũng ở Việt Nam hiện nay – Nguyên nhân và Giải pháp
sẽ mất nhiều thời gian, không thể ngày một ngày hai. Tuy nhiên, chúng ta cần xác định được
đây là một hướng đi đúng đắn và dần dần từng bước chúng ta sẽ thay đổi.
b/ Công khai tài sản
Việt Nam nên tích cực và nghiêm khắc tiến hành việc kê khai và giám sát tài sản và chi
tiêu cá nhân của các cán bộ, công chức. Việc này thật sự có ích trong quá trình chống tham
nhũng. Việc công khai có thể giúp chúng ta tìm hiểu được cách thức tiêu xài, lối sống của các
quan chức liệu có phù hợp với mức lương mà họ được hưởng hay không. Nếu tài sản họ sở
hữu quá lớn so với mức thu nhập của họ thì chúng ta có thể nghi ngờ, họ có những hoạt động
bất chính như tham nhũng, nhận hối lộ. Khó khăn mà chúng ta gặp phải chính là việc công
khai tài sản gây bất lợi cho người công khai, vì theo tâm lý chung, người ta thường có những
đánh giá không tốt đối với cán bộ có nhiều tài sản mặc dù nguồn gốc tài sản là hoàn toàn
trong sạch. Tuy nhiên cũng cần hiểu đây không phải là biện pháp có thể ngăn chặn được tận
gốc nạn tham nhũng mà chỉ đơn giản là một cách loại bỏ hay giảm bớt những cơ hội dẫn tới
tham nhũng.
c/ Tăng lương cho đội ngũ công chức

Trong một số ngành của chúng ta hiện nay như y tế, giáo dục…hiện tượng tham nhũng
xuất hiện chủ yếu là do có sự chênh lệch quá lớn giữa khu vực công cộng và khu vực tư nhân,
tiền lương mà công nhân viên chức nhận được quá thấp, không đủ để đảm bảo cuộc sống và
hoàn toàn không xứng đáng với giá trị sức lao động mà họ bỏ ra. Khi đó, việc tăng lương sẽ
giúp giảm bớt áp lực lên đội ngũ công chức trong việc kiếm thêm thu nhập. Nâng cao mức
sống của công chức là một cách giảm tham nhũng hiệu quả. Tuy nhiên chúng ta cần chú ý,
việc tăng lương rất dễ gây ra lạm phát, khi có hiện tượng chớm tăng lương, giá cả đã tăng vọt
và nhiều khi mức tăng lương không theo kịp mức tăng giá. Giải pháp ở đây có thể là tăng
lương một cách từ từ, theo từng nấc.
d/ Xã hội hóa phong trào chống tham nhũng
Nhân dân và các tổ chức xã hội nói chung đóng vai trò rất quan trọng trong phong trào
chống tham nhũng, đặc biệt là trong một hệ thống xã hội phân cấp như Việt Nam hiện nay.
Tuy nhiên, có thể thấy chúng ta vẫn chưa khuyến khích được sự tham gia tích cực của công
chúng. Cần thiết phải xây dựng một chế độ dân chủ thực sự, Nhà nước của dân, do dân và vì
dân. Trong chế độ đó, người dân là chủ thể giám sát cũng như kiểm tra các hoạt động của bộ
máy Nhà nước, thực hiện “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”. Có như vậy thì nạn tham
nhũng mới có thể được kìm hãm. Nhà nước cần có các biện pháp cụ thể để huy động người
dân vào cuộc, có sự phối hợp giữa cơ quan Nhà nước và dân chúng. Không chỉ vậy, những cá
nhân, tổ chức đứng ra tố cáo tham nhũng cần được biểu dương cũng như được bảo vệ tránh
khỏi sự chèn ép, trả thù.
25


×