Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

SKKN: Kinh nghiệm lồng ghép văn học trong dạy học Lịch sử ở trường THCS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (241.55 KB, 24 trang )

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KRÔNG ANA
TRƯỜNG THCS BUÔN TRẤP
Krông
Kinh nghiệm lồng ghép văn học trong dạy học Lịch
sử ở Ana,
trườngtháng
THCS 03/2016

TÊN ĐỀ TÀI:
KINH NGHIỆM LỒNG GHÉP VĂN HỌC TRONG
DẠY HỌC LỊCH SỬ

Họ và tên: Trương Thị Lan Anh
Đơn vị công tác: Trường THCS Buôn Trấp
Trình độ: Đại học sư phạm
Môn đào tạo: Lịch sử.

………………………………………………………………………..
Trương Thị Lan Anh
THCS Buôn Trấp

1


Kinh nghiệm lồng ghép văn học trong dạy học Lịch sử ở trường THCS

Mục lục
STT

Nội dung


Số trang

1

Trang bìa

1

2

Mục lục

2

3

Phần mở đầu, lý do chọn đề tài

3

4

Mục tiêu của đề tài, đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu,
phương pháp nghiên cứu.

4

5

Phần nội dung, cơ sở lý luận


4

6

Thực trạng, thuận lợi, khó khăn

6

7

Thành công hạn chế; mặt mạnh, mặt yếu

7

8

Các nguyên nhân, các yếu tố tác động

8

9

Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đặt ra.

9

10

Giải pháp, biện pháp; mục tiêu của giải pháp, biện pháp


10

11

Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp

14

12

Điều kiện để thực hiện giải pháp, biện pháp

18

13

Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp; kết quả khảo
nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu

19

14

Kết quả thu được qua khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề
nghiên cứu.

20

15


Phần kết luận, kiến nghị

21

16

Tài liệu tham khảo

24

………………………………………………………………………..
Trương Thị Lan Anh
THCS Buôn Trấp

2


Kinh nghiệm lồng ghép văn học trong dạy học Lịch sử ở trường THCS

I. PHẦN MỞ ĐẦU
I.1. Lý do chọn đề tài:
"Môn Lịch sử giữ vai trò quan trọng bậc nhất trong giáo dục chủ nghĩa
yêu nước, các giá trị truyền thống và cách mạng, góp phần xây dựng nhân
cách, bản lĩnh con người, giữ gìn bản sắc dân tộc. Trong bối cảnh hội nhập
quốc tế, môn lịch sử, nhất là quốc sử càng cần coi trọng để chuẩn bị cho thế hệ
trẻ làm tròn trách nhiệm và nghĩa vụ người công dân". Đó là lời trích dẫn trong
bức thư của Đại tướng Võ Nguyên Giáp gửi tới Hội thảo khoa học về "Thực trạng
việc dạy và học Lịch sử trong trường phổ thông - nguyên nhân và giải pháp" do
Hội khoa học Lịch sử, Bộ GD&ĐT, Bảo tàng cách mạng Việt Nam, trường Đại học

KHXH&NV(ĐHQGTPHCM),đại học Hồng Bàng phối hợp tổ chức ngày 27.3.2008
Thế nhưng, một thực trạng đáng buồn là, do quan niệm môn lịch sử và một
số môn khác như Địa lí, Giáo dục công dân chỉ là "môn phụ" nên không được phụ
huynh và học sinh (ngay cả một số nhà quản lí) coi trọng, trong các giờ học trên lớp
cũng như ở nhà, các em học sinh không ưa thích với môn sử. Điều này đã chi phối
rất nhiều đến nhiệt tình giảng dạy của giáo viên, kết quả là nhiều giờ học trở nên
khô khan, tẻ nhạt.
Vậy làm thế nào để phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy học lịch sử?
Có rất nhiều biện pháp như: Phương pháp sử dụng đồ dùng trực quan, phương pháp
hướng dẫn học sinh ghi nhớ sự kiện lịch sử, nắm vững và sử dụng sách giáo khoa,
vở bài tập, dạy học ngoại khoá.... Nhưng việc lồng ghép kiến thức văn học trong
dạy học nói chung, dạy học lịch sử nói riêng là một trong những biện pháp có nhiều
ưu thế để phát triển tư duy của học sinh, làm cho giờ học lịch sử thêm hấp dẫn hơn.
Để góp phần đổi mới phương pháp dạy học nói chung, dạy học lịch sử nói
riêng đồng thời để nâng cao chất lượng bộ môn và tạo ra hứng thú học tập cho học
sinh khi học tập lịch sử ở trường THCS, mỗi giáo viên lịch sử có những phương
pháp và kỹ năng truyền đạt khác nhau. Sau nhiều năm giảng dạy mặc dù kinh
nghiệm chưa nhiều tôi cũng xin mạnh dạn đưa ra một vài “Kinh nghiệm lồng
ghép văn học trong dạy học Lịch sử ở trường THCS”
I. 2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài:
Nghiên cứu và xác định rõ đối tượng, mục đích, nội dung và phương pháp,
cách thức lồng ghép kiến thức văn học trong dạy học lịch sử.
Nhiệm vụ của đề tài này là giúp giáo viên định hình một cách rõ ràng các
bước, các khâu cần thiết để sử dụng kiến thức văn học trong mỗi tiết dạy nhằm tạo
hứng thú học tập cho học sinh trong giờ học lịch sử. Khôi phục bức tranh quá khứ
một cách chính xác, đồng thời qua đó làm cho thế hệ trẻ thêm tự hào về truyền
thống dân tộc. Lĩnh hội nền văn minh nhân loại cũng như lịch sử các nước trên thế
giới.
………………………………………………………………………..
Trương Thị Lan Anh

THCS Buôn Trấp

3


Kinh nghiệm lồng ghép văn học trong dạy học Lịch sử ở trường THCS

Giúp giáo viên biết sưu tầm, nghiên cứu tài liệu, sử liệu, thơ, văn để lồng
ghép vào bài giảng lịch sử. Đưa các nội dung lồng ghép vào chương trình một cách
hợp lí nhằm làm cho bài giảng thêm sinh động, hấp dẫn.
Giúp học sinh biết sưu tầm thơ, văn để phục vụ bài học; vận dụng hợp lí văn,
thơ để minh họa lịch sử; giúp các em có hứng thú trong học tập môn lịch sử và lĩnh
hội kiến thức tốt hơn, nhớ lâu hơn các sự kiện lịch sử của dân tộc và nhân loại.
Với việc nghiên cứu đề tài này, tôi mong muốn sẽ góp phần giúp giáo viên
tiến hành một giờ dạy học đạt hiệu quả tốt hơn, học sinh tích cực chủ động trong
việc tiếp thu lĩnh hội kiến thức của bài học.
I.3. Đối tượng nghiên cứu
Lồng ghép kiến thức văn học trong dạy học lịch sử ở trường THCS .
I.4. Phạm vi nghiên cứu
Học sinh các khối lớp 6,7,8,9 trường THCS Buôn Trấp
I.5 . Phương pháp nghiên cứu
Để tiến hành làm đề tài này tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp lồng ghép kiến thức văn học
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu bổ trợ.
- Phương pháp so sánh, đối chiếu.
- Lựa chọn, phân loại
- Dự giờ, trao đổi ý kiến với các đồng nghiệp trong quá trình giảng dạy.
- Phương pháp thuyết trình vấn đáp
- Đánh giá kết quả ban đầu và điều chỉnh bổ sung.
II. PHẦN NỘI DUNG

1. Cơ sở lí luận
Môn lịch sử có chức năng và nhiệm vụ rất quan trọng trong nhà trường phổ
thông, bởi lẽ đây là bộ môn “ khôi phục bức tranh quá khứ” một cách chính xác,
khoa học và hiểu được quy luật phát triển của xã hội, nhằm góp phần tích cực vào
việc bồi dưỡng lập trường quan điểm của học sinh. Tuy nhiên, hiện nay có nhiều
quan niệm khác nhau về bộ môn lịch sử.
Một số học sinh chỉ chú trọng nội dung chương trình thi cử “ học tủ” mục
đích đối phó mà không có cái nhìn tổng quát và toàn diện về quá trình hình thành
và phát triển của lịch sử dân tộc và thế giới.

………………………………………………………………………..
Trương Thị Lan Anh
THCS Buôn Trấp

4


Kinh nghiệm lồng ghép văn học trong dạy học Lịch sử ở trường THCS

Do cơ chế thị trường, sự bùng nổ thông tin, sự phát triển như vũ bão của
khoa học và công nghệ, vì thế mà một số em chú trọng môn khoa học tự nhiên,
môn lịch sử ít được quan tâm.
Nhưng không vì lẽ đó mà chúng ta xem nhẹ bộ môn lịch sử, vì từ lâu bộ
môn lịch sử có vai trò quan trọng trong đời sống xã hội. Bản thân môn lịch sử rất
hấp dẫn đối với học sinh. Hiện nay nhiều nước trên thế giới lấy môn lịch sử làm
môn học hàng đầu trong chương trình giáo dục cùng với một số môn khác như
Toán, Văn, Đia lý …bởi vì con người tương lai cần phải nắm vững kiến thức lịch
sử dân tộc và thế giới để sống một cách có ý thức trên hành tinh. Có nghĩa là họ
hiểu rằng sống và lao động để làm gì? Để chống lại mọi sự bất bình đẳng và đánh
giá đúng từng giai đoạn phát triển của lịch sử nhân loại.

Vì lẽ đó, ở Việt Nam, tại Đại hội khoa học lịch sử lần thứ III. Tổng bí thư
Đỗ Mười đã phát biểu: “ Cùng với quá trình quôc tế hoá ngày càng mở rộng. Thì
trở về nguồn là xu thế chung của các dân tộc trên thế giới, với chúng ta đó là sự
tìm tòi phát hiện ngày càng sâu sắc hơn những đặc điểm xã hội Việt Nam,
những phẩm chất cao quý, những giá trị truyền thống và những bài học lịch sử
giúp chúng ta lựa chọn và tiến hành bước đi thích hợp hướng tới mục tiêu “dân
giàu, nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ và văn minh”.
Vì thế, đối với chúng ta cần nhận thức một cách đúng đắn sâu sắc ý nghĩa
bộ môn lịch sử trong chương trình giáo dục hiện nay ở trường phổ thông, phấn đấu
làm tốt nhiệm vụ giáo dục của mình và kiên quyết đấu tranh chống những quan
niệm sai lệch về bộ môn lịch sử.
Từ năm 1986 cùng với trào lưu đổi mới chung, giáo dục cũng có nhiều đổi
mới. Đặc biệt tại Nghị quyết TƯ lần thứ IV, khoá VII vào tháng 1 năm 1993 cho
rằng tiếp tục đổi mới sự nghiệp giáo dục và đào tạo đã chỉ rõ : “ Phải xác định lại
mục tiêu, thiết kế lại chương trình kế hoạch nội dung và phương pháp giáo dục đào
tạo”
Khái niệm phổ biến hiện nay là: “ lấy học sinh làm trung tâm” là chủ
trương lớn của bộ giáo dục và đào tạo đòi hỏi thực hiện nhiều khâu trong suốt quá
trình đào tạo. Đây là quan niệm dạy học của nhà trường hiện đại, đòi hỏi phải quán
triệt tất cả các yếu tố tạo nên phương pháp dạy học, đây là quá trình chuyển biến
dần dần cách suy nghĩ, việc làm của phong cách thầy và trò.
Điểm cốt lõi là thay đổi mối tương tác giữa thầy và trò tạo cho học sinh
hứng thú, tạo thói quen, năng lực tự hình thành kiến thức kỹ năng. Đây thực chất là
phát triển tối ưu hoạt động nhận thức độc lập của học sinh là yếu tố quan trọng
nhất để tạo biểu tượng hình thành khái niệm gắn tri thức với cuộc sống. Tư tưởng
tôn trọng tất cả những gì về học sinh. Tư tưởng đề cao tính tích cực, tự lực của học
sinh. Vì thế mà nhà giáo dục Mỹ J.Dewey cho rằng : “ Học sinh là mặt trời, xung
quanh nó quy tụ mọi phương tiện giáo dục”
………………………………………………………………………..
Trương Thị Lan Anh

THCS Buôn Trấp

5


Kinh nghiệm lồng ghép văn học trong dạy học Lịch sử ở trường THCS

Đối với bộ môn lịch sử, với phương châm này tạo cho học sinh tiếp cận với
sự kiện, biểu tượng lịch sử và thông qua bài giảng của thầy cùng với các tư liệu học
tập như: sách giáo khoa, tài liệu tham khảo và các nguồn thông tin khác việc tiếp
cận này sẽ dẫn đến sự hình thành tri giác, biểu tượng lịch sử và dẫn đến nhận thức
cảm tính.
Bên cạnh tạo cho học sinh chủ động nắm bắt sự kiện lịch sử từ sách báo, tư
liệu, các phương tiện thông tin đại chúng … Giáo viên có thể lôi cuốn học sinh, gây
hứng thú cho học sinh trong tiết học, như ứng dụng công nghệ thông tin vào việc
giảng dạy. Với giáo án điện tử giáo viên thể hiện toàn bộ nội dung như những trận
đánh sinh động hoặc nhân vật lịch sử, các khái niệm … đây là cách tiếp cận nhanh
nhất để hình thành kiến thức, kỹ năng cho học sinh và khắc sâu vào tâm trí học sinh
lâu nhất. Bên cạnh đó việc lồng ghép kiến thức văn học trong dạy học lịch sử cũng
góp phần quan trọng nhằm phát huy tích tích cực chủ động nắm bắt tri thức lịch sử
như địa danh, tinh thần ý thức độc lập dân tộc, tinh thần lao động, chiến đấu bất
khuất của cha ông, góp phần bồi dưỡng học sinh lòng tự hào về dân tộc. Đây là cơ
sở để học sinh vận dụng vào thực tiễn.
Nhưng lịch sử lại là một chuỗi các sự kiện rất khó nhớ mà học sinh hiện nay
lại thích học các môn tự nhiên để ra trường có nhiều cơ hội việc làm thì những bộ
môn xã hội này rất ít được các em quan tâm. Nếu như giáo viên mà không tích cực
đổi mới phương pháp thì chắc chắn các em sẽ chán học, giờ dạy sẽ nhàm chán,
hiệu quả sẽ không cao. Vậy làm sao để học sinh không nhàm chán, bớt căng thẳng
mà lại hứng thú trong học tập? Ngoài việc tăng cường ứng dụng công nghệ thông
tin, sử dụng đồ dùng dạy học mới, hiện đại, tranh ảnh phong phú ra thì việc lồng

ghép thơ văn vào dạy học sử là không thể thiếu. Chỉ có thơ, văn mới đem lại được
sự nhẹ nhàng, bớt khô cứng trong việc dạy - học lịch sử.
Trong những năm gần đây, do yêu cầu của xã hội, nhiều nội dung mới đã được
tích hợp vào môn học. Trong quá trình dạy học lịch sử nếu giáo viên biết lồng ghép
kiến thức văn học một cách hợp lý sẽ làm cho bài giảng thêm sinh động, có tính
hấp dẫn với học sinh. Qua kết quả thực nghiệm của bản thân, tôi thấy việc lồng
ghép kiến thức văn học trong dạy học lịch sử theo phương pháp tích hợp đã kích
thích hứng thú học tập của học sinh giúp các em lĩnh hội bài tốt nhằm nâng cao
hiệu quả của bài học. Việc vận dụng phương pháp trên kết hợp với các phương
pháp dạy học tích cực khác sẽ là lời giải đáp cho bài toán học sinh quay lưng lại với
lịch sử, truyền cho các em lòng yêu nước, tự hào với truyền thống dân tộc, từ đó
các em sẽ có ý thức trong việc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc..
2. Thực trạng
2.1.Thuận lợi, khó khăn

………………………………………………………………………..
Trương Thị Lan Anh
THCS Buôn Trấp

6


Kinh nghiệm lồng ghép văn học trong dạy học Lịch sử ở trường THCS

Môn lịch sử ở trường phổ thông cung cấp cho học sinh một số hiểu biết cơ
bản cần thiết về sự phát triển của xã hội loài người, lịch sử của dân tộc Việt Nam
phù hợp với tâm lí và trình độ nhận thức của các em.
Với một dung lượng kiến thức hợp lý, cách trình bày dễ hiểu, chính xác trên
cơ sở các sự kiện khoa học, môn lịch sử đã góp phần hình thành cho các em lòng
yêu thương, kính trọng nhân dân, kính yêu Bác Hồ và các anh hùng dân tộc; tin

tưởng vào sự phát triển của đất nước dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt
Nam; xác định trách nhiệm của mình đối với đất nước. Qúy trọng những giá trị lịch
sử lưu truyền suốt 4 nghìn năm của dân tộc. Những tri thức thu nhận được từ môn
lịch sử gắn chặt với kí ức, tâm trí học sinh
Thế nhưng thực trạng giảng dạy môn lịch sử ở trường THCS chưa được quan
tâm; chất lượng, hiệu quả còn hạn chế. Điều này do nhiều nguyên nhân đó là: Quan
niệm chưa đúng về vai trò, ý nghĩa của môn lịch sử; các phương tiện dạy học lịch
sử còn thiếu thốn, nghèo nàn. Một trong những nguyên nhân chủ yếu làm giảm sút
chất lượng giảng dạy môn lịch sử ở trường THCS là do phương pháp dạy học chưa
được chú trọng đổi mới, chưa đáp ứng được yêu cầu thay đổi về nội dung, cấu trúc
chương trình.
Bên cạnh đó, đội ngũ giáo viên đứng lớp ở cấp THCS vẫn còn hạn chế.
Những lý do trên phần nào lý giải vì sao giờ lên lớp môn lịch sử của giáo viên đơn
điệu, thiếu hấp dẫn. Nhiều người cho rằng, do thời gian, điều kiện và cũng là yêu
cầu của nội dung bài giảng nên họ chỉ có thể truyền đạt lại cho học sinh những nội
dung cơ bản của sách là đủ.
Bên cạnh đó một bộ phận giáo viên có tư tưởng cho rằng lịch sử là môn học
“phụ”, không thích dạy nên không có sự đầu tư, chuẩn bị bài dạy sơ sài. Và ít sử
dụng đồ dùng trực quan để phát huy tính tích cực của học sinh vì thế giờ học lịch
sử diễn ra rất nặng nề, thụ động. Tình trạng học sinh không nhớ sự kiện, nhầm lẫn
kiến thức, không hiểu lịch sử là hiện tượng phổ biến .
Hiện nay giáo viên rất tích cực trong việc đổi mới phương pháp, lồng ghép
kiến thức của nhiều môn học vào giảng dạy để nâng cao hơn nữa hiệu quả giáo dục.
Giáo viên đã nêu ra những thuận lợi cũng như khó khăn khi vận dụng phương pháp
dạy học này. Số học sinh có hứng thú tìm hiểu kiến thức văn học để phục cho giờ
học lịch sử ngày càng nhiều. Tuy nhiên, việc vân dụng phương pháp dạy học này
cũng gặp phải những khó khăn nhất định như điều kiện dạy học còn nhiều hạn chế,
thiếu thốn, do lượng kiến thức nhiều song thời gian học cho mỗi tiết học thì ít; đời
sống của giáo viên còn thấp. Học sinh ít hứng thú với các môn xã hội.
2.2. Thành công, hạn chế

Việc lồng ghép kiến thức văn học trong tiết dạy lịch sử không phải là mới
đối với một giáo viên giảng dạy lịch sử nhưng để nâng nó lên thành một kỹ năng và
gây hứng thú cho học sinh trong quá trình học tập là một vấn đề không hề đơn giản.
………………………………………………………………………..
Trương Thị Lan Anh
THCS Buôn Trấp

7


Kinh nghiệm lồng ghép văn học trong dạy học Lịch sử ở trường THCS

Để góp phần nâng cao hiệu quả giảng dạy và học môn lịch sử trong nhà trường phổ
thông, bản thân xin nêu một vài kinh nghiệm trong việc lồng ghép kiến thức văn
học trong quá trình giảng dạy để việc dạy của người thầy và việc học của trò được
hứng thú, học sinh tiếp thu bài tốt hơn.
2.3. Mặt mạnh, mặt yếu:
Khi thực hiện dạy học lồng ghép kiến thức văn học làm cho quá trình học tập
có ý nghĩa; xác đinh rõ mục tiêu, phân biệt cái cốt yếu và cái ít quan trọng hơn; lập
mối liên hệ giữa các khái niệm đã học; tránh những kiến thức, kỹ năng trùng lặp;
các kiến thức gắn liền với kinh nghiệm sống của học sinh; giúp giáo viên có điều
kiện phát triển kỹ năng chuyên môn. Qua giảng dạy môn lịch sử nhiều năm ở
trường THCS Buôn Trấp, tôi đã rút ra được một kinh nghiệm: Đó là khi sử dụng
thơ, văn vào bài giảng lịch sử sẽ gây hứng thú cho học sinh trong việc tiếp thu bài.
Khi tôi đọc thơ minh hoạ, cả lớp chăm chú lắng nghe và tỏ ra rất thích thú. Những
tiết học như vậy lớp học trở nên hấp dẫn hơn, các em có ấn tượng lâu hơn, nắm bài
tốt hơn so với những tiết học không sử dụng thơ, văn trong bài giảng. Qua thể
nghiệm bằng hai cách dạy của bản thân, tôi thấy những tiết dạy có sử thơ, văn, học
sinh tập trung chú ý hơn, tâm lí thoải mái hơn, không khí lớp học cũng nhẹ nhàng
hơn và mức độ hiểu cũng như tiếp thu bài tốt hơn.

Tuy nhiên khi lồng ghép kiến thức văn học cũng gặp phải không ít khó khăn
như: Giáo viên phải mất nhiều thời gian để sưu tầm thơ để lồng ghép vào các đơn
vị kiến thức phù hợp. Nhiều học sinh cũng không thích học môn Ngữ Văn nên khi
thầy cô yêu cầu các em về nhà sưu tầm những câu thơ, những tác phẩm văn có liên
quan đến nội dung bài học cũng là một vấn đề đáng lo ngại hiện nay….
2.4. Các nguyên nhân, các yếu tố tác động
Môn lịch sử là môn học có nội dung kiến thức khá trừu tượng và khô khan,
có quá nhiều sự kiện và niên đại phải ghi nhớ, khó nhớ, kênh thông tin và hình ảnh
trong sách giáo khoa ít, hình ảnh không sắc nét bằng các môn học khác. Khi giảng
dạy lịch sử giáo viên rơi vào lối dạy học truyền thống, chủ yếu là thuyết trình và
giảng giải
Một nguyên nhân khác là do quan niệm sai lầm của một bộ phận trong xã
hội chưa nhìn nhận đúng vai trò vị trí của khoa học lịch sử đối với sự phát triển của
xã hội nói chung và đối với sự hình thành nhân cách của con người mới nói riêng.
Bên cạnh đó còn nhiều người làm công tác giáo dục vẫn còn tư tưởng phân
biệt giữa môn chính, môn phụ nên gây ra tâm lí tự ti cho cả người học lẫn người
dạy. Nhiều giáo viên chưa vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học, thiếu đầu
tư công sức, thời gian cho việc tìm hiểu tư liệu, cập nhật thông tin, không trú trọng
phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo, ham mê tìm tòi vận dụng của học sinh,
soạn giảng qua loa đại khái để rồi lên lớp “ Thầy đọc giáo án – trò chán không
học!”
………………………………………………………………………..
Trương Thị Lan Anh
THCS Buôn Trấp

8


Kinh nghiệm lồng ghép văn học trong dạy học Lịch sử ở trường THCS


Trong thực tế không ít giáo viên đang còn quá rập khuôn trong bài giảng nên
dẫn đến sự khô khan và thiếu sinh động. Mặc khác, việc tích cực chủ động và tìm
tòi tài liệu ở học sinh còn hạn chế.
Như vậy, về chủ quan mà nói trong thực tiễn giảng dạy, sự đầu tư tìm tòi các
nguồn tài liệu để phục vụ cho bài giảng của người giáo viên còn hạn chế và thường
cho rằng trách nhiệm môn nào thì đào sâu môn đó với nguyên tắc chủ quan.
Tuy nhiên, những năm gần đây quán triệt tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục,
thực hiện nghị quyết Trung ương Đảng lần thứ 2 khoá IX, lối dạy truyền thụ một
chiều đang được khắc phục, việc rèn luyện nếp tư duy sáng tạo của học sinh đã và
đang được quan tâm. Bộ môn lịch sử đã và đang được các cấp lãnh đạo, Ban giám
hiệu nhà trường, xã hội quan tâm nhìn nhận tích cực hơn.
2.5. Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đặt ra.
Là một giáo viên dạy lịch sử, tôi luôn muốn tất cả mọi người trong xã hội,
đặc biệt là học sinh, phụ huynh học sinh, các nhà quản lý giáo dục có cách nhìn
nhận đúng đắn giá trị của môn học lịch sử trong trường phổ thông để những giáo
viên lịch sử chúng tôi không bị coi là “những thầy, cô phụ của những môn học
“phụ” có như vậy chúng tôi mới dồn hết tâm huyết cho môn lịch sử nói riêng và sự
nghiệp trồng người nói chung. Góp phần đào tạo ra một lớp người “vừa hồng vừa
chuyên” và đáp ứng mong muốn của chủ tịch Hồ Chí Minh lúc sinh thời là làm sao
cho “ Dân ta phải biết sử ta cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”.
Trong trường phổ thông hiện nay, hầu hết các thầy cô giáo đều được đào tạo
trình độ cao đẳng và có nhiều thầy cô có trình độ đại học nhưng qua dự giờ của các
giáo viên trên địa bàn toàn huyện trong các hội thi giáo viên giỏi, thanh tra hoạt
động sư phạm của giáo viên tôi thấy rằng có không ít giáo viên chưa thực sự quan
tâm nhiều đến phương pháp “lấy người học làm trung tâm” nên trong các giờ học,
học sinh còn tiếp thu bài học một cách thu động, không hăng say tìm tòi, tự nghiên
cứu. Bên cạnh đó vẫn còn một số giáo viên không chịu hoặc chưa biết cách lồng
ghép kiến thức văn học để tăng tính hấp, sinh động cho môn học, như vậy thì thử
hỏi chất lượng của môn học này sẽ ra sao? Học sinh làm sao có thể yêu thích và
hứng thú với một môn học vốn đã bị coi là khô khan, khó nhớ chứa đựng quá nhiều

sự kiện, niên đại?
Trong những năm gần đây, do sự quan tâm của các cấp lãnh đạo đối với
công tác giáo dục nên trường lớp ngày càng khang trang, trang thiết bị dạy học
ngày càng phong phú, đa dạng hơn về loại hình đã tạo điều kiện thuận lợi cho giáo
viên khi lên lớp nhưng ở không ít trường đồ dùng dạy học, tài liệu tham khảo trong
thư viện nhà trường vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu sử dụng của người dạy và
người học.
Qua kinh nghiệm mà bản thân đã rút ra được trong quá trình giảng dạy và
qua các giờ dạy của đồng nghiệp, thông điệp mà tôi muốn gửi tới tất cả mọi người
………………………………………………………………………..
Trương Thị Lan Anh
THCS Buôn Trấp

9


Kinh nghiệm lồng ghép văn học trong dạy học Lịch sử ở trường THCS

đặc biệt là những người đang làm công tác giáo dục hãy quan tâm nhiều hơn nữa
đến lịch sử của nhân loại, của dân tộc, của quê hương bằng cách tin tưởng vào
chúng tôi những người đang ngày đêm âm thầm đem đến cho các thế hệ học trò
những nguồn tri thức bổ ích từ “quá khứ” để sống tốt hơn ở hiện tại và vươn tới
những tầm cao mới trong tương lai.
3. Giải pháp, biện pháp
3.1 Mục tiêu của giải pháp, biện pháp
Trước hết, giáo viên phải xác định vị trí, ý nghĩa của việc lồng ghép kiến
thức văn học trong dạy học lịch sử. Bởi vì việc lồng ghép kiến thức văn học trong
giờ học lịch sử nhằm tạo hứng thú cho học sinh, góp phần quan trọng tạo biểu
tượng cho học sinh, là chỗ dựa để học sinh hiểu biết sâu sắc, nhớ lâu nội dung bài
học.

Giáo viên phải tổ chức, hướng dẫn, phát huy tính tích cực, độc lập của học
sinh trong quá trình tìm hiểu nội dung lịch sử được phản ánh qua kiến thức văn
học. Sau khi kết thúc một bài học ở trên lớp, giáo viên hướng dẫn học sinh về nhà
( tuỳ vào từng bài) tự tìm hiểu các đơn vị kiến thức văn học có liên quan đến bài
học lịch sử trên các phương tiện thông tin đại chúng. Đến khi lên lớp học bài mới,
học sinh sẽ có dịp thảo luận (dưới sự hướng dẫn của giáo viên) những gì các em đã
chuẩn bị, tạo nên một không khí học tập sôi nổi, tạo tâm lí tốt cho học sinh khi học
tập, phát huy được tính tích cực, độc lập của học sinh và còn đảm bảo nguyên tắc
"thầy thiết kế - trò thi công”
Đối với công việc dạy học nói chung, dạy học lịch sử nói riêng. Việc chuẩn
bị của giáo viên là vô cùng cần thiết. Ngoài việc xác định mục đích, yêu cầu, đồ
dùng dạy học liên quan đến bài dạy. Giáo viên còn dự kiến cho bài dạy, dạy mục
nào, chuẩn bị đồ dùng dạy học gì, kiến thức cho mục đó ra sao…
Đối với những bài dạy có liên quan đến việc lồng ghép kiến thức văn học thì
giáo viên phải xác định nội dung cho phù hợp với bài dạy, thời điểm thực hiện lồng
ghép, cách lồng ghép như thế nào cho phù hợp với bài dạy có thể dùng hình ảnh tư
liệu minh họa cho nội dung kiến thức lồng ghép.
Để nâng cao chất lượng môn lịch sử mỗi giáo viên cần phải trau dồi kiến
thức, tích cực sưu tầm sách báo, đọc các loại tài liệu văn học, tìm hiểu các môn học
khác để thực hiện việc lồng ghép kiến thức văn học đạt hiệu quả tối ưu nhất nhằm
lôi cuốn học sinh và thực sự hỗ trợ cho tiết dạy đạt kết quả cao nhất.
3.2. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp
Môn lịch sử với chức năng là cung cấp những kiến thức cơ bản về lịch sử
phát triển của xã hội loài người, việc nắm vững các sự kiện lịch sử liên quan chặt
chẽ với hiểu biết trí thức của nhiều môn khoa học xã hội và nhân văn, khoa học tự
nhiên…. là yêu cầu vô cùng quan trọng.
………………………………………………………………………..
Trương Thị Lan Anh
THCS Buôn Trấp
10



Kinh nghiệm lồng ghép văn học trong dạy học Lịch sử ở trường THCS

Việc lồng ghép kiến thức văn học trong dạy học lịch sử thực hiện tính kế
thừa trong nhận thức, quá trình lịch sử dân tộc và thế giới từ cổ đại đến hiện đại,
giúp cho học sinh hiểu rõ sự phát triển của xã hội một cách liên tục thống nhất,
nhận thấy mối liên hệ chặt chẽ giữa các lĩnh vực của đời sống xã hội, tính toàn diện
của lịch sử. Lồng ghép kiến thức văn học trong dạy học lịch sử đòi hỏi giáo viên bộ
môn lịch sử phải có kiến thức vững về bộ môn, nắm nội dung kiến thức văn học ở
trường phổ thông có liên quan tới bài học.
Đòi hỏi học sinh phải có vai trò tích cực chủ động huy động những kiến thức
đã học liên quan đến bài học để hiểu sâu sắc, toàn diện sự kiện lịch sử đồng thời ôn
tập củng cố tổng hợp các kiến thức ở mức độ cao hơn rèn luyện các kỹ năng thực
hành vận dụng trong học tập.
Nhận thức sâu sắc ý nghĩa tác dụng của viêc lồng ghép kiến thức văn học
trong dạy học lịch sử tôi đã cố gắng tìm tòi, vận dụng, tổ chức hướng dẫn học sinh
tích cực chủ động trong học tập. Huy động những kiến thức đã học để hiểu sâu hơn,
toàn diện hơn một sự kiện.
Trong giảng dạy bộ môn lịch sử, người giáo viên đóng vai trò quan trọng
trong việc làm sống lại các sự kiện lịch sử. Tuy nhiên nếu chỉ dựa vào những kiến
thức trong SGK thì khó có thể tạo dựng lại không khí lịch sử cần thiết. Để thu hút
các em đi sâu tìm hiểu khám phá quá khứ của dân tộc tạo nên những cảm xúc thực
sự trước những sự kiện thì việc vận dụng kiến thức văn học vào giảng dạy lịch sử là
điều cần thiết góp phần làm cho bài giảng trở nên sinh động và hấp dẫn, nâng cao
hứng thú học tập của các em..
Ví dụ khi dạy bài 17 ( Lịch sử 6) “ Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng năm
40” giáo viên yêu cầu học sinh đọc 4 câu thơ:
“ Một xin rửa sạch nước thù
Hai xin đem lại nghiệp xưa họ Hùng

Ba kẻo oan ức lòng chồng
Bốn xin vẻn vẹn sở công lênh này”
( Thiên nam ngữ lục)
Sau đó giáo viên dùng 4 câu thơ trên để khai thác mục tiêu của cuộc khởi
nghĩa hay nói cách khác là để làm nổi bật nguyên nhân dẫn đến cuộc khỏi nghĩa
bùng nổ là do chính sách cai trị hà khắc, tàn bạo của nhà Hán, đồng thời cuộc khởi
nghĩa nổ ra còn để trả thù cho Thi Sách chồng của Trưng Trắc nhưng mục tiêu cuối
cùng là để giành lại nền độc lập cho đất nước.
Hay sau khi dạy xong bài 20( lịch sử 6) “ Từ sau Trưng Vương đến trước
Lý Nam đế” giáo viên cũng có thể gọi học sinh đọc đoạn ca dao trong sách giáo
khoa:
………………………………………………………………………..
Trương Thị Lan Anh
THCS Buôn Trấp
11


Kinh nghiệm lồng ghép văn học trong dạy học Lịch sử ở trường THCS

“ Ru con con ngủ cho lành
Để mẹ gành nước rửa bành con voi
Muốn coi lên núi mà coi
Coi bà Triệu tướng cưỡi voi đánh cồng
Túi gấm cho lẫn túi hồng
Têm trầu cánh kiến cho chồng ra quân”
( Ca dao)
Sau khi học sinh đọc xong giáo viên có thể hỏi theo em đoạn ca dao trên
muốn nói lên điều gì? Học sinh sẽ trả lời theo khả năng của mình. Cuối cùng giáo
viên sẽ chốt lại để giáo dục học sinh tinh thần yêu nước, ý chí đấu tranh bất khuất
của cha ông để giành độc lập nhất là ý chí sắt đá của những người phụ nữ chân yếu

tay mềm. Qua đó còn giáo dục thêm cho các em lòng biết ơn đối với các anh hùng
dân tộc đã hy sinh cho độc lập tự do của đất nước.
Trong cuộc đấu tranh chống ngoại xâm của dân tộc ta đã có 2 áng văn thơ
bất hủ được là những bản tuyên ngôn độc lập của dân tộc nên trong quá trình dạy
lịch sử tôi tin chắc rằng mỗi người sẽ có một cách để khai thác và vận dụng vào bài
dạy của mình. Ví dụ khi dạy bài 11(lịch sử 7) “Cuộc kháng chiến chống quân
xâm lược Tống 1075 -1077” giáo viên cũng có thể yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi,
Em hãy cho biết trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống trên sông Như
Nguyệt, Lý Thường Kiệt đã sử dụng loại vũ khí độc đáo nào để đánh giặc? Câu hỏi
này yêu cầu học sinh phải tư duy suy nghĩ để trả lời và chắc chắn các em sẽ trả lời
được đó là cách đánh giặc bằng thơ ( đánh vào tinh thần của kẻ thù). Đến đây giáo
viên trích dẫn bài thơ Nam quốc sơn hà.
“ Sông núi nước Nam vua Nam ở
Rành rành định phận ở sách trời
Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm
Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời”
Ông cha ta ngày xưa có cách đánh giặc thật độc đáo và sáng tạo khiến cho
quân thù phải khiếp sợ chúng phải thốt lên “ai bàn đánh sẽ bị chém” đó là lệnh của
Quách Quỳ đưa ra sau khi liên tiếp thất bại cộng với việc đêm đêm chúng lại nghe
thấy những câu thơ trên vọng ra từ đền của Trương Hống, Trương Hát giống như
lời của thần linh khiến cho tinh thần quân sĩ của chúng vô cùng khiếp đảm.
Đứng trước cuộc sống đói khổ của nhân dân ta cuối thời Trần Nguyễn Phi
Khanh đã viết:
“ Ruộng lúa ngàn dặm đỏ như cháy
Đồng quê than vãn trong vào đâu?
………………………………………………………………………..
Trương Thị Lan Anh
THCS Buôn Trấp
12



Kinh nghiệm lồng ghép văn học trong dạy học Lịch sử ở trường THCS

Lưới chài quan lại còn vơ vét
Máu thịt nhân dân cạn nửa rồi...”
Qua những câu thơ trên sẽ cho học sinh thấy được việc chiếm đoạt ruộng đất
công làng xã của các vương hầu, quý tôc, địa chủ nhà Trần đã làm con dân trăm họ
phải sống trong cảnh lầm than đói khổ. Những câu thơ trên giáo viên có thể lòng
ghép khi dạy bài 16( lịch sử 7) Sự suy sụp của nhà Trần cuối thế kỷ XIV.
Trong bài 19 (lịch sử 7) Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn ( 1418-1427) khi dạy
những tới chiến công oanh liệt của nghĩa quân Lam Sơn giáo viên sẽ linh hoạt lồng
ghép những câu thơ trong “ Bình Ngô đại cáo” của Nguyễn Trãi để các em hiểu rõ
và sâu sắc.
“ Ninh kiều máu chảy thành sông, tanh trôi vạn dặm
Tốt Động thây chất đầy nội, nhơ để ngàn năm...
Ngày mười tám, trận Chi Lăng, Liễu Thăng thất thế
Ngày hai mươi, trận Mã Yên Liễu Thăng cụt đầu...
Đánh một trận sạch không kình ngạc
Đánh hai trận tan tác chim muông...
Lạng Giang, Lạng Sơn, thây chất đầy đường
Xương Giang, Bình Than, máu trôi đỏ nước...”
Trong khi tìm hiểu bài chúng ta không chỉ lồng ghép những câu thơ ca ngợi
chiến thắng vang dội của nghĩa quân mà chúng ta nên lồng ghép những câu thơ ca
ngợi niềm tự hào của dân tộc : “ Từ Triệu, Đinh, Lê, Lý Trần, Hồ
Bao đời dựng nền độc lập
Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên
Mỗi bên hùng cứ một phương
Tuy mạnh yếu mỗi lúc khác nhau
Song hào kiệt đời nào cũng có”
Sau khi đã lồng ghép những câu thơ, khổ thơ vào các đơn vị kiến thức phù

hợp trong mỗi tiết dạy giáo viên sẽ kết luận lại để học sinh biết được Bình Ngô Đại
Cáo của Nguyễn Trãi được coi là bản tuyên ngôn độc lập thứ hai của dân tộc.
Khi dạy bài “ Cuộc kháng chiến từ 1858 – 1873” ( Lịch sử 8) mô tả về
hoàn cảnh nước ta khi thực dân Pháp xâm lược, lên án trách nhiệm của nhà Nguyễn
và nêu cao tinh thần chiến đấu của nhân dân Nam Kỳ. Chúng ta trích dẫn thơ của
Nguyễn Đình Chiểu bài “ Chạy tây” và bài “Văn Tế Nghĩa Sỹ Cần Giuộc”. Khi
………………………………………………………………………..
Trương Thị Lan Anh
THCS Buôn Trấp
13


Kinh nghiệm lồng ghép văn học trong dạy học Lịch sử ở trường THCS

khẳng định sức mạnh của nghĩa quân họ vốn là những người dân hiền lành chất
phác đúng như nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu viết:
“ Nhớ linh xưa
Côi cút làm ăn, toan lo nghèo khó
Chưa quên cung ngựa đâu tới trường nhung
Chỉ biết ruộng trâu ở theo làng họ
Việc cuốc, việc cày, việc bừa, việc cấy tay vốn làm quen
Tập khiên tập súng tập mác tập cờ mắt chưa từng ngó”
Nhưng khi Tổ Quốc lâm nguy họ sẵn sàng hành động với khí thế dũng cảm
phi thường:
“ Ngoài cật có một manh áo vải
Nào đợi mang bao tấu, bầu ngòi,
Trong tay cầm một ngọn tầm vông
Nài chi sắm dao tu nón gõ
Hoả mai đánh bằng rơm con cúi
Cũng đốt xong nhà dạy đạo kia

Gươm đeo dùng bằng lưỡi dao phay
Nhưng chém rớt đầu quan hai nọ…”
Cũng trong bài “ Cuộc kháng chiến từ 1858 – 1873” ( Lịch sử 8) giáo viên
còn có thể lồng ghép văn thơ của Nguyễn Đình Chiểu để cho các em thấy được
ngoài cuộc đấu tranh chống Pháp bằng vũ trang của nhân dân ta thì các văn thân, sĩ
phu còn dùng văn thơ để làm vũ khí chống Pháp với những lời thơ chứa chan tinh
thần yêu nước nước:
“ Chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm
Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà”
Hay những câu thơ để tố cáo tội ác của bọn việt gian bán nước hại dân
“ Dù đui mà giữ đạo nhà
Còn hơn có mắt ông cha không thờ
Dù đui mà khỏi danh nhơ
Còn hơn có mắt ăn dơ tanh rình
Dù đui mà đặng trọn mình
Còn hơn có mắt đổi hình tóc râu”
………………………………………………………………………..
Trương Thị Lan Anh
THCS Buôn Trấp
14


Kinh nghiệm lồng ghép văn học trong dạy học Lịch sử ở trường THCS

Khi dạy bài 14 “Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ nhất” giáo viên
cũng có thể lồng ghép bài “Ba mươi năm đời ta có Đảng” của nhà thơ Tố Hữu để
học sinh hiểu rõ nỗi thống khổ của nhân dân ta do chính sách bóc lột của thực dân
Pháp ở các đồn điền, hầm mỏ. Từ đó giáo viên yêu cầu học sinh nêu suy nghĩ của
bản thân mình về thân phận người nông dân Việt Nam trong thời kì này.
“Nửa đêm thuế thúc trống dồn

Sân đình máu chảy, đường thôn lính đầy.
Cha trốn ra Hòn Gai cuốc mỏ
Anh chạy vào Đất Đỏ làm phu
Bán thân đổi mấy đồng xu
Thịt xương vùi gốc cao su mấy tầng!”
Giáo viên cũng có thể minh họa cảnh thúc sưu thuế của thực dân Pháp và tay
sai khi dạy bài 14 “Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ nhất” bằng cách tóm
tắt đoạn trích " Tức nước vỡ bờ" - Ngô Tất Tố: ” Tiếng trống mõ, tù và inh ỏi, tiếng
thét lác đánh đập, tiếng kêu khóc vang lên như trong một cuộc săn người. Chị Dậu
cố chạy vạy bằng mọi cách nhưng không đủ tiền nộp suất sưu cho anh Dậu.
Đường cùng chị phải đứt ruột, gạt nước mắt bán con cho Nghị Quế. Một đứa con
lên bảy, một ổ chó cộng với mấy hào bán khoai mới đủ nộp tiền sưu để chồng được
tha về...ngờ đâu lại còn suất sưu của em chồng chết năm ngoái! Thật là đường
cùng....anh Dậu vừa hơi tỉnh sau một trận no đòn và đói lả do nhịn đói hai ngày thì
bọn cai Lệ đến đòi tiền sưu. Mặc cho chị Dậu van xin nhưng bọn chúng không tha,
bịch luôn mấy vào ngực chị Dậu rối sấn đến anh Dậu... ”
Dạy bài 7 “ Các nước Mĩ-La-tinh”( Lịch sử 9) sau khi kết thúc mục I giáo
viên dùng đoạn thơ này để chuyển ý sang mục II
Anh viết cho em, tự đảo này
Cu ba, hòn đảo Lửa, đảo Say
Ở đây say thật, say trời đất
Sóng biển say cùng rượu, mật say...
Em ạ, Cu - ba ngọt lịm đường
Mía xanh đồng bãi biếc đồi nương
Cam ngon, xoài ngọt vàng nông trại
Ong lạc đường hoa rộn bốn phương...
( Từ Cu ba - Tố Hữu)

………………………………………………………………………..
Trương Thị Lan Anh

THCS Buôn Trấp
15


Kinh nghiệm lồng ghép văn học trong dạy học Lịch sử ở trường THCS

Đồng thời qua đó giới thiệu về đất nước Cu-ba nhằm giúp học sinh hình
dung thêm về vẻ đẹp và nguồn tài nguyên phong phú của đất nước Cu ba. Một đất
nước có mối quan hệ gắn bó thủy chung với nước ta.
Khi giới thiệu sự kiện tháng 7 năm 1920, Nguyễn Ái Quốc đọc Sơ thảo lần
thứ nhất những Luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa của Lê-nin, trong
bài 16 ( Lịch sử 9) " Những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc ở nước ngoài trong
những năm 1919 - 1925" giáo viên trích đọc thơ trong bài “ Người đi tìm hình của
nước” của nhà thơ Chế Lan Viên để học sinh hiểu được niềm vui sướng của Người:
“Luận cương đến và Người đã khóc
Lệ Bác Hồ rơi trên chữ Lênin
Bốn bức tường im
Nghe Bác lật từng trang sách gấp
Tưởng bên ngoài, đất nước đợi mong tin
Bác reo lên một mình như nói cùng dân tộc
Cơm áo là đây! Hạnh phúc đây rồi!”
Hình của Đảng lồng trong hình của nước
Phút khóc đầu tiên là phút Bác Hồ cười…”
Sau 30 năm bôn ba tìm đường cứu nước Hồ Chí Minh đã trở về quê hương
đó là niềm vui mừng khôn xiết đối với đồng bào cả nước. Nhưng không chỉ con
người mới cảm được nhận niềm vui mừng mà cả cảnh vật cũng thế. Vậy để giúp
học sinh dễ nhớ thời gian trở về nước của Bác trong bài 22 ( Lịch sử 9) “ Cao trào
cách mạng tiến tới Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 ” giáo viên sử dụng
đoạn thơ:
“ …Ôi sáng xuân nay, xuân bốn mốt

Sáng rừng biên giới nở hoa mơ
Bác về… Im lặng. Con chim hót
Thánh thót bờ lau, vui ngẩn ngơ…
Bác đã về đây, Tổ quốc ơi!
Nhớ thương hòn đất, ấm hơi Người
Ba mươi năm ấy, chân không nghỉ
Mà đến bây giờ mới tới nơi!”
(Theo chân Bác - Tố Hữu)
Giáo viên cũng có thể đọc đoạn trích trong bài thơ Theo chân Bác của nhà
Tố Hữu khi dạy bài 23 “ Tổng khởi nghĩa tháng Tám 1945 và sự thành lập nước
Việt Nam dân chủ cộng hòa” để học sinh biết được giờ phút thiêng liêng khai sinh
ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và niềm hân hoan, vui sướng của hàng triệu
trái tim con người Việt Nam:
………………………………………………………………………..
Trương Thị Lan Anh
THCS Buôn Trấp
16


Kinh nghiệm lồng ghép văn học trong dạy học Lịch sử ở trường THCS

“ Hôm nay sáng mồng hai tháng chín
Thủ đô hoa, vàng nắng Ba Đình
Muôn triệu tim chờ…chim cũng nín
Bỗng vang lên tiếng hát ân tình
Hồ Chí Minh! Hồ Chí Minh!
Người đứng trên đài, lặng phút giây.
Cao cao vầng trán, ngời đôi mắt
Độc lập bây giờ mới tới đây! ”
(Theo chân Bác - Tố Hữu)

Hay khi dạy bài 27 “Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp
xâm lược kết thúc 1953 -1954”. Giáo viên chỉ đọc một đoạn thơ của nhà thơ Tố
Hữu nhưng đã khắc họa được muôn vàn khó khăn, gian khổ của quân và dân ta
trong chiến dịch Điện Biên Phủ 1954.
“Năm mươi sáu ngày đêm,
Khoét núi, ngủ hầm, mưa dầm, cơm vắt...
Máu trộn bùn non
Gan không núng
Chí không mòn!
Những đồng chí, thân chôn làm giá súng
Đầu bịt lỗ châu mai
Băng mình qua núi thép gai
Ào ào vũ bão
Những đồng chí chèn lưng cứu pháo”
(Hoan hô chiến sĩ Điện Biên – Tố Hữu)
Mặc dù khó khăn, gian khổ nhưng quân dân ta vẫn lạc quan yêu đời:
“Dốc Pha Đin, chị gánh anh thồ
Đèo Lũng Lô, anh hò chị hát”
(Hoan hô chiến sĩ Điện Biên – Tố Hữu)
Dạy xong diễn biến Chiến dịch Điện Biên Phủ giáo viên đọc đoạn thơ sau sẽ
khắc họa được ý nghĩa lịch sử hết sức to lớn của cuộc kháng chiến chống Pháp - đó
là chiến thắng " Lẫy lừng năm Châu, chấn động Địa Cầu". Chín năm (từ 1945 1954) chiến đấu chống thực dân Pháp mới làm nên chiến thắng lẫy lừng để đưa đất
………………………………………………………………………..
Trương Thị Lan Anh
THCS Buôn Trấp
17


Kinh nghiệm lồng ghép văn học trong dạy học Lịch sử ở trường THCS


nước ta bước sang thời kì mới - miền Bắc hoàn toàn giải phóng, chuyển sang giai
đoạn cách mạng XHCN:" Chín năm làm một Điện Biên
Nên vành hoa đỏ, nên thiên sử vàng".
Khi dạy bài 29 “Cả nước trực tiếp chiến đấu chống Mĩ cứu nước (1965 1973)” khi nói tới sự kiện ngày 2/9/1969 nhà thơ Tố Hữu viết:
“Suốt mấy hôm rày đau tiễn đưa
Đời tuôn nước mắt, trời tuôn mưa...
Bác đã đi rồi sao, Bác ơi
Mùa thu đang đẹp nắng xanh trời
Miền Nam đang thắng, mơ ngày hội
Rước Bác vào thăm, thấy Bác cười".
(Bác ơi - Tố Hữu)
Lắng nghe đoạn thơ trên chắc chắn không một em nào không nhớ đến sự mất
mát lớn của dân tộc ta, đó là ngày 2/9/1969 Bác Hồ đã mãi mãi đi xa, để lại nỗi tiếc
thương khôn nguôi giữa lúc sự nghiệp chống Mĩ, cứu nước đang giành được những
thắng lợi ngày càng lớn: nhân dân miền Nam đang thắng lớn trong chiến lược
"Chiến tranh cục bộ " và thắng lợi bước đầu trong chiến lược " Việt Nam hóa chiến
tranh" của đế quốc Mĩ, đây là một tổn thất to lớn cho dân tộc Việt Nam.
Tới bài 30 “ Hoàn thành giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước
(1973 - 1975)” giáo viên cũng có thể lồng ghép thơ vào bài dạy:
Ôi, buổi trưa nay, tuyệt trần nắng đẹp
Bác Hồ ơi! toàn thắng về ta
Chúng con đến, xanh ngời ánh thép
Thành phố tên Người lộng lẫy cờ hoa
(Toàn thắng về ta - Tố Hữu)
Như vậy việc lồng ghép kiến thức văn học vào bài giảng lịch sử là một trong
những cách mà giáo viên thực hiện phương pháp dạy học liên môn. Với phương
pháp này, giáo viên đã giúp các em học môn lịch sử với tâm trạng thích thú, dễ nhớ
và hăng say lĩnh hội kiến thức hơn. Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài này tôi
chỉ đưa ra một số ví dụ tiêu biểu nhất về việc lồng ghép kiến thức văn học vào dạy
và học lịch sử ở cấp THCS, tôi tin chắc có rất nhiều giáo viên lịch sử đã đang và sẽ

vận dụng phương pháp này để làm phong phú hơn phương pháp dạy học lịch sử
của mình để nhằm một cái đích cuối cùng là “ Dân ta phải biết sử ta cho tường gốc
tích nước nhà Việt Nam”
3.3. Điều kiện thực hiện giải pháp, biện pháp
………………………………………………………………………..
Trương Thị Lan Anh
THCS Buôn Trấp
18


Kinh nghiệm lồng ghép văn học trong dạy học Lịch sử ở trường THCS

 Đối với nhà trường

Nhà trường có kế hoạch chỉ đạo nhiệm vụ chung của năm học để giáo viên nắm
bắt và xây dựng chỉ tiêu kế hoạch cụ thể cho môn học của mình.
Đầu năm học chuyên môn nhà trường, bộ phận thiết bị, thư viện cần có kế
hoạch mua sắm bổ sung các loại tài liệu tham khảo để phục vụ cho việc dạy và học
của giáo viên và học sinh.
 Đối với giáo viên

Công việc dạy học nói chung, dạy học lịch sử nói riêng. Việc chuẩn bị của giáo
viên là vô cùng cần thiết. Ngoài việc xác định mục đích, yêu cầu, đồ dùng dạy học
liên quan đến bài dạy. Giáo viên còn dự kiến cho bài dạy, dạy mục nào, chuẩn bị đồ
dùng dạy học gì, kiến thức cho mục đó ra sao.
Để nâng cao chất lượng môn lịch sử mỗi giáo viên cần phải trau dồi kiến thức,
tích cực sưu tầm sách báo, đọc các loại tài liệu tham khảo lịch sử, các tài liệu của
môn văn để hỗ trợ cho việc dạy học lịch sử.
Phối hợp với các phương pháp khác để phát huy tối ưu hiệu quả của việc
lồng ghép kiến thức văn học trong dạy học lịch sử.

Thường xuyên ứng dụng công nghệ thông tin vào các giờ dạy lịch sử để học
sinh thấy được ngoài lời giảng, lời giải thích, thuyết trình của giáo viên qua tiết học
lịch sử các em còn tận mắt được xem những hình ảnh sống động, những thước
phim tư liệu lịch sử quí báu của nhân loại và của dân tộc .
* Đối với học sinh
Xây dựng cho bản thân một kế hoạch, thời gian biểu cụ thể, hợp lý, đảm bảo
hài hòa giữa học tập, sinh hoạt, giải trí và lao động giúp đỡ gia đình đồng thời
không ảnh hưởng đến việc học tập các môn khác.
Ngoài ra để phát huy tốt hiệu quả của giờ học lịch sử có sử dụng kiến thức
văn học, học sinh cũng phải thường xuyên tìm tòi, nghiên cứu thêm các tư liệu
tham khảo, nắm vững hoặc yêu thích kiến thức văn học có như vậy khi giáo viên
lồng ghép văn học vào bài dạy lịch sử mới đạt hiệu quả cao nhất.
3.4. Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp
Để thực hiện được nhiệm vụ, mục tiêu trong công tác giảng dạy bộ môn lịch
sử nói chung và lồng ghép kiến thức văn học trong dạy học lịch sử nói riêng, từ
thực tế giảng dạy của bản thân tôi nhận thấy mỗi giáo viên cần phải chuẩn bị bài
dạy một cách chu đáo từ việc soạn giáo án, chuẩn bị phương tiện và đồ dùng cần
thiết cho tiết dạy. Chuẩn bị kiến thức văn học phù hợp với nội dung bài học, dự
kiến sẽ lồng ghép văn học vào sự kiện, nhân vật lịch sử nào, vào thời điểm nào cho
hợp lý.
………………………………………………………………………..
Trương Thị Lan Anh
THCS Buôn Trấp
19


Kinh nghiệm lồng ghép văn học trong dạy học Lịch sử ở trường THCS

Trong phần hướng dẫn học sinh học tập ở nhà giáo viên phải nhắc nhở học
sinh khi học tập ở lớp cũng như ở nhà ngoài việc học tốt môn lịch sử cần phải có sự

đam mê văn học để khi học lịch sử khi giáo viên yêu cầu các em sẽ giải quyết được
vấn đề một cách nhanh chóng và đạt hiệu quả cao.
4. Kết quả thu được qua khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề
nghiên cứu.
Từ thực trạng về ý thức cũng như về chất lượng học tập của học sinh tôi đã
tiến hành khảo sát tìm hiểu phía học sinh. Cụ thể tôi đã phát câu hỏi để cho các em
phát biểu cảm nghĩ của mình khi học lịch sử.
Em có cảm nhận như thế nào khi học môn lịch sử?
Tôi đã áp dụng câu hỏi này cho tất cả các khối lớp từ khối 6 đến khối 9 ở
trường THCS Buôn Trấp.
Khối 6: 316 em
Khối 7: 280 em
Khối 8: 283 em
Khối 9 : 266 em
Với số lượng 1145 học sinh. Khi tổng hợp tôi thu được kết quả như sau :
+ 60% học sinh cho rằng lịch sử là môn học bổ ích nhưng khô khan, thiếu
sinh động, quá nhiều mốc thời gian - khó nhớ.
+ 40% học sinh thích học môn lịch sử.
Qua thực tế giảng dạy tôi nhận thấy rằng sự mâu thuẫn giữa nhận thức là
môn học bổ ích nhưng các em lại không thích học.
Khi giảng dạy nội dung một bài học lịch sử người giáo viên không chỉ tập
trung khai thác đủ nội dung kiến thức của bài một cách rập khuôn theo SGK, SGV
hoặc sách hướng dẫn là thoả mãn với công việc mà đòi hỏi phải tìm tòi, cập nhật
thông tin vận dụng vào nội dung bài giảng một cách sinh động nhiều phương pháp
khác nhau để lôi cuốn học sinh vào bài học với một không khí nhẹ nhàng, thoải
mái.
* Về ý thức thực hiện
Học sinh khối 6,7,8,9 có ý thức tự giác tìm hiểu các kiến thức lịch sử, kiến
thức văn học liên quan đến bài học trước khi đến lớp.
Trên lớp học sinh học tập tích cực, chủ động hơn, hầu hết học sinh nắm được

nội dung cơ bản của bài học ngay tại lớp, nhớ lâu những sự kiện những nhân vật
lịch sử có liên quan đến kiến thức của môn ngữ văn và các môn học khác.
………………………………………………………………………..
Trương Thị Lan Anh
THCS Buôn Trấp
20


Kinh nghiệm lồng ghép văn học trong dạy học Lịch sử ở trường THCS

Học sinh có phương pháp học tập phù hợp, hiểu bài nên hứng thú học tập
cũng được nâng lên đáng kể. Số lượng học sinh thích học môn lịch sử và tự chuẩn
bị, sưu tầm thơ văn phục vụ cho bài học trên lớp.
*Kết quả đạt được:
Sau khi lồng ghép kiến thức văn học vào dạy học lịch sử tôi thấy học sinh
hứng thú với môn lịch sử hơn, nhận thức của các em về môn lịch sử có sự chuyển
biến rõ rệt. Để nắm bắt tình hình sau khi đã lồng ghép kiến thức văn học vào các
bài học cụ thể một cách hợp lý tôi tiến hành điều tra lấy ý kiến đối với những đối
tượng học sinh ban đầu với kết quả đạt được cụ thể như sau:
89% học sinh thích học môn lịch sử, cho rằng lịch sử là môn học bổ ích, các
em cảm thấy thích học và yêu môn lịch sử vì thông qua môn học này giúp các em
có thêm niềm đam mê môn ngữ văn cũng là một môn học xã hội.
11 % học sinh cho rằng lịch sử là môn học bổ ích nhưng khô khan, thiếu sinh
động, quá nhiều mốc thời gian - khó nhớ.
II. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Dạy học nói chung và dạy học lịch sử nói riêng yêu cầu người giáo viên phải
biết linh hoạt sử dụng các phương pháp trong tiết dạy thì mới giúp cho học sinh
khắc sâu kiến thức một cách chủ động. Tuy nhiên không phải lúc nào cũng vận
dụng kiến thức văn học trong khi dạy lịch sử. Nếu sử dụng không đúng cách, không

đúng chỗ sẽ làm giảm chất lượng bài giảng, mất thời gian. Do đó yêu cầu người
giáo viên phải có nghệ thuật sư phạm, phải có kỹ năng khi lồng ghép kiến thức văn
học. Biết cách để lồng ghép và hướng dẫn học sinh lồng ghép kiến thức để nắm
được những nội dung của các sự kiện, các nhân vật lịch sử. Từ đó biết phân tích,
nhận xét, đánh giá sự kiện lịch sử.
Ngoài ra, để tạo hứng thú và lôi cuốn học sinh đến với bộ môn lịch sử giáo
viên cần phải nhiệt huyết trong quá trình giảng dạy, sưu tầm bổ sung tư liệu phục
vụ cho việc dạy, tiếp tục học hỏi kinh nghiệm và tìm cách lôi cuốn học sinh. Ngoài
ra, hình thành cho học sinh tính độc lập, sáng tạo và năng động để tiếp thu và lĩnh
hội kiến thức trong quá trình học. Nhiều năm qua bức xúc trước vấn đề học sinh
Việt Nam không biết gì về lịch sử nhân loại cũng như lịch sử dân tộc mình và đặc
biệt những năm gần đây tình trạng học sinh thi vào các trường đại học tỉ lệ điểm
thấp là rất nhiều. Điều này không chỉ riêng tôi mà rất nhiều giáo viên nói chung và
giáo viên bộ môn lịch sử nói riêng, các cấp quản lí phải lưu tâm và suy nghĩ. Do đó
tôi mạo muội đưa ra một số kinh nghiệm để góp phần nhỏ bé của mình vào sự
nghiệp chung. Việc lồng ghép kiến thức văn trong giảng dạy lịch sử, theo kinh
nghiệm của bản thân tôi cùng nhiều đồng nghiệp khác đã được tham khảo ý kiến là
một việc làm rất có hiệu quả nhằm gây hứng thú, tạo niềm say mê cho học sinh,
………………………………………………………………………..
Trương Thị Lan Anh
THCS Buôn Trấp
21


Kinh nghiệm lồng ghép văn học trong dạy học Lịch sử ở trường THCS

nhất là trong giai đoạn hiện nay, khi việc học lịch sử, tìm hiểu lịch sử, nhận thức
lịch sử đang xu hướng giảm sút, xuống cấp. Ảnh hưởng của nền kinh tế thị trường,
lối suy nghĩ, cách sống thực dụng đang tác động mạnh mẽ đến từng học sinh cùng
với sự thiếu thốn phương tiện, đồ dùng dạy học cũng như thái độ dạy học đối phó,

qua loa, đại khái của không ít giáo viên đã và đang là những trở ngại không nhỏ đối
với việc giảng dạy nói chung và dạy bộ môn lịch sử nói riêng
2. Kiến nghị
- Đối với nhà trường:
Cần mua thêm một số tư liệu, tài liệu có liên quan đến bộ môn lịch sử trong
thư viện nhà trường để giáo viên và học sinh tham khảo thêm.
Trong các phong trào thi đua của nhà trường như chào mừng ngày nhà giáo
Việt Nam, ngày thành lập Đoàn các tổ chức Đoàn, Đội trong nhà trường nên tổ
chức các cuộc thi có liên quan đến môn lịch sử .
Với phương châm“Trăm nghe không bằng mắt thấy” là giáo viên dạy lịch sử
tôi kiến nghị trong các tiết học ngoại khóa, tiết học lịch sử địa phương nhà trường
nên tổ chức cho học sinh đi thực tế, sau đó viết bài thu hoạch, tổ chức giờ ngoại
khoá, những buổi đi thăm các bà mẹ Việt Nam anh hùng, viếng nghĩa trang liệt sĩ ở
địa phương nhằm giáo dục lòng biết ơn các anh hùng liệt sĩ đã hi sinh vì sự nghiệp
giải phóng dân tộc để các em có được cuộc sống bình yên như ngày hôm nay.
- Đối với giáo viên:
Cần có sự đầu tư, chú trọng hơn nữa trong giảng dạy, giáo dục học sinh;
quan tâm đổi mới phương pháp dạy học.
Cần trau dồi chuyên môn, nghiệp vụ để vận dụng linh hoạt các phương pháp
và hình thức tổ chức dạy học, tham khảo qui trình lồng ghép kiến thức văn học của
bạn bè đồng nghiệp để làm giàu thêm kinh nghiệm cho bản thân.
Trên đây là một vài kinh nghiệm nhỏ của tôi trong quá trình giảng dạy môn
lịch sử, hiểu biết và kinh nghiệm của tôi chắc chắn không tránh khỏi những thiếu
sót. Rất mong bạn bè, đồng nghiệp bổ sung, đóng góp ý kiến để đề tài của tôi được
hoàn thiện hơn.
Xin trân trọng cảm ơn !
Người viết

Trương Thị Lan Anh


………………………………………………………………………..
Trương Thị Lan Anh
THCS Buôn Trấp
22


Kinh nghiệm lồng ghép văn học trong dạy học Lịch sử ở trường THCS

NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN

………………………………………………………………………..
Trương Thị Lan Anh
THCS Buôn Trấp
23


Kinh nghiệm lồng ghép văn học trong dạy học Lịch sử ở trường THCS

TÀI LIỆU THAM KHẢO
STT Tên tài liệu

Tác giả


1

Phương pháp học tập và nghiên cứu lịch sử

Phan Ngọc Liên

2

Đại cương lịch sử Việt Nam

Đinh Xuân Lâm

3

Tư liệu lịch sử 6,7

Nghiêm Đình Vỳ

4

Tư liệu lịch sử 8,9

Phan Ngọc Liên

5

Thần đồng Việt Nam

Quốc Chấn


6

Tập thơ “Từ ấy”; “ Việt Bắc”

Tố Hữu

7

Tác phẩm “Tắt đèn”

Ngô Tất Tố

8

Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam

Đinh Xuân Lâm – Trương Hữu Quýnh

9

Sách giáo khoa 6,7,8,9

Phan Ngọc Liên cùng nhiều tác giả
khác

10

Một số tư liệu thơ, văn tham khảo khác

Trên mạng Internet


………………………………………………………………………..
Trương Thị Lan Anh
THCS Buôn Trấp
24



×