Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

Đề án xả thải công ty gạch men

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (288.81 KB, 25 trang )

MỞ ĐẦU
- Giới thiệu sơ lược về cơ sở xả nước thải
+ Tên: Công ty Cổ phần Hacera
+ Địa chỉ: Cụm công nghiệp Tây Nam thành phố Phủ Lý mở rộng - xã Thanh
Sơn, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam
+ Đại diện : Luyện Công Mạnh – Chức vụ: Giám đốc công ty.
+ Điện thoại: 0988.897.525
+ Địa chỉ liên hệ: Tổ 5 - Phường Lương Khánh Thiện - Thành phố Phủ Lý - tỉnh
Hà Nam.
+ Lĩnh vực sản xuất/ kinh doanh: Sản xuất, kinh doanh gạch men.
- Giới thiệu về công nghệ sản xuất:
Nhà máy sản xuất các sản phẩm gạch ốp tường có kích thước tối đa
300x450x9mm được phủ men và trang trí hoa văn và các loại gạch sàn nước
chống trơn đồng bộ với công suất sản xuất: 2.500.000 m2/năm.
+ Quy trình sản xuất:
Hình 1: Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất gạch men
Nguyên liệu
Nghiền phối liệu
Chế tạo và dự trữ bột ép
Ép gạch
Sấy gạch
Tráng men
Nung gạch đã tráng men
Phân loại
Đóng gói

1


+ Quy trình:
Nguyên liệu làm xương có thành phần chủ yếu là: Đất sét; fenspat, bột vôi


được mua về nhà máy theo kế hoạch sản xuất và đưa vào kho dự trữ theo tùng
loại riêng biệt trên cơ sở yêu cầu đơn phối liệu.
Các loại nguyên liệu làm xương được cân đong theo định lượng từng
chủng loại, nạp vào phếu định lượng và chuyển vào máy nghiền bi bằng hệ
thống băng tải phân phối. Quá trình nghiền được thực hiện trong máy nghiền bi
có dung tích 45.000 lít. Sau khi nghiền xong, hồ phối liệu có độ ẩm khoảng 43%
được đưa vào bể chứa có máy khuấy. từ bể khuấy, hồ quang sàng rung, lọc sắt
từ vào bể khuấy trung gian sau đó bơm piston cao áp cấp hồ vào tháp sấy phun.
Hồ sau khi sấy phun tạo thành bột có độ ẩm khoảng 6% được băng tải, gầu nâng
đưa vào ủ, dự trữ trong các silô chứa.
Bột ép được tháo ra khỏi silô tự động, qua băng tải và gầu nâng chuyển
vào phễu của máy ép cấp bột cho hệ thống ép. Máy ép thủy lực hoạt động tự
động ép gạch mộc với chương trình cài đặt sẵn. Gạch sau ép được đẩy ra khỏi
khuôn, thổi sạch bụi và chạy trên băng chuyền vào lò sấy.
Gạch mộc có độ ẩm 6% được đưa vào lò nung được kiểm tra loại bỏ phế
phẩm và đưa vào dây chuyền tráng men - In lưới. Men được gia công dự trữ
trong thùng khuấy cấp cho dây chuyền tráng men. Gạch sau khi ra khỏi lò nung
lần 1, theo băng chuyền dẫn đưa vào dây chuyền tráng men thực hiện làm sạch phủ men - in lưới. Gạch sau khi tráng men, in lưới theo băng chuyền dẫn vào lò
nung men - lò thanh lăn, nhiệt độ nung Tmax ~11200C, chu kỳ ~ 40 phút.
Gạch sau khi ra lò nung được kiểm tra, phân loại chất lượng kích thước độ phẳng - bề mặt để loại bỏ phế phẩm. Gạch đạt tiêu chuẩn vào dây chuyền
đóng hộp - in mã. Hộp gạch thành phẩm được xếp lên kệ và vận chuyển vào kho
thành phẩm bằng xe nâng.
+ Nguyên vật liệu trong sản xuất gạch men:
Nguyên liệu chủ yếu để sản xuất gạch ốp lát gồm nguyên liệu cho xương
và men. Nguyên liệu xương gồm các loại: Đất sét, fenspat, bột đá vôi. Nguyên
liệu men sẽ được chế nghiền tại chỗ trên cơ sở Frit và bột màu nhập khẩu cùng
2


với một số nguyên liệu khác sẵn có trong nước như đất sét, cao lanh, feldspar và

phụ gia.
Bảng 1: Tổng hợp nhu cầu nguyên liệu sử dụng trong nhà máy
STT
1

Nguyên liệu

Đơn vị

Số lượng

Nguyên liệu xương:

1.1

Đất sét

Tấn/năm

39.989

1.2

Fenspat

Tấn/năm

8.527

1.3


Bột vôi
Nguyên liệu làm men (Frits, Fenspat,

Tấn/năm

4.888

Tấn/năm

2.250

Tấn/năm

4.677

Tấn/năm

3.465

Kwh

1.320

2
3

thạch anh, cao lanh lọc, chất tạo màu)
Than cục


4

Than cám

5

Điện

6
Nước
m3/ngày đêm
- Nhu cầu sử dụng nước và xả nước thải của cơ sở xả nước thải

66,7

Nhà máy sử dụng nguồn nước sạch từ nhà máy cấp nước phủ lý qua hệ
thống cấp nước sạch của CCN Tây Nam thành phố phủ lý mở rộng. Công ty ký
hợp đồng với Nhà máy cấp nước sạch Phủ Lý để sử dụng nước sạch.
+ Nhu cầu sử dụng nước: Lượng nước sử dụng cho toàn Nhà máy khi hoạt
động đạt 100% công suất khoảng 66,7m3/ngày đêm (Nhu cầu sử dụng nước
được tính toán dựa vào hóa đơn tiền nước của 3 tháng liên tiếp gần đây):
* Lượng nước sử dụng cho sinh hoạt khoảng 190người x 50lit/người đêm =
9,5 m3/ngày đêm
* Nước dùng cho sản xuất: 0,43lít/kgSP↔7,3lít/m2 x7500m2 = 54,7m3/ngày.
* Nước tưới cây rửa đường khoảng 2,5m3/ngày đêm.
* Nước sử dụng cho PCCC được chứa trong bể ngầm của Nhà máy và bơm
đến các họng cứu hoả. Lượng nước chữa cháy đảm bảo sử dụng trong thời gian
2 giờ với 1 đám cháy xảy ra đồng thời khoảng 108m 3. Để đảm bảo nguồn nước
cấp cho toàn nhà máy được liên tục và chủ động, Nhà máy xây dựng 1 bể ngầm
có dung tích 200m3 được đặt ngầm dưới khu vực nhà để xe của công ty.


3


+ Lưu lượng nước thải ước tính 80% lưu lượng nước cấp. Do lượng nước
thải sản xuất trong công đoạn tráng men và vệ sinh công nghiệp được tái sử
dụng cho công đoạn nghiền xương nên không thải ra ngoài môi trường (Nhu cầu
nước cho công đoạn nghiền xương là 54,7m 3/ngày.đêm). Như vậy lượng nước
thải phát sinh chủ yếu là nước thải sinh hoạt của nhà máy là: 7,6m3/ngày đêm.
- Cơ sở pháp lý xây dựng đề án
+ Luật Bảo vệ môi trường Việt Nam được Quốc hội nước Cộng Hoà Xã
Hội Chủ Nghĩa Việt Nam khoá XI, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 29 tháng 11
năm 2005 và có hiệu lực ngày 01/7/2006
+ Luật Tài nguyên nước ngày 20 tháng 5 năm 1998
+ Nghị định 21/2008/NĐ – CP ngày 28 tháng 02 năm 2008 Nghị định về
sửa đổi bổ sung một số điều của nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09/08/2006
của Chính Phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của
luật bảo vệ môi trường.
+ Nghị định số 149/2004/NĐ-CP ngày 27 tháng 7 năm 2004 của Chính
phủ quy định về việc cấp phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả
nước thải vào nguồn nước.
+ Thông tư số 02/2005/TT-BTNMT ngày 24/6/2005 hướng dẫn thực hiện
Nghị định số 149/2004/NĐ-CP ngày 27 tháng 7 năm 2004 của Chính phủ quy
định về việc cấp phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải
vào nguồn nước.
- Tài liệu sử dụng xây dựng đề án
+ Dự án đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất gạch men của công ty CP Hacera
+ Báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt của Dự án
+ Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 6 tháng đầu
năm 2012 của UBND xã Thanh Sơn.

- Phương pháp tổ chức thực hiện đề án
+ Phương pháp thống kê
+ Phương pháp lấy mẫu và phân tích mẫu
+ Phương pháp phân tích, tổng hợp số liệu
4


CHƯƠNG I.
ĐẶC TRƯNG NGUỒN THẢI
VÀ HỆ THỐNG CÔNG TRÌNH XỬ LÝ, XẢ NƯỚC THẢI
1.1 Đặc trưng nguồn thải:
- Các loại nước thải có trong nguồn thải:
Nguồn phát sinh: Trong quá trình sản xuất của nhà máy nước thải sản
xuất nhà máy trong quá trình tráng men, vệ sinh công nghiệp khoảng 4m 3/ngày.
Nhờ các máy bơm, toàn bộ lượng nước thải này được đưa vào hệ thống bể thu
hồi tái sử dụng vào công đoạn nghiền xương (nhu cầu sử dụng nước trong công
đoạn nghiền xương là 54,7m3). Chu trình này được thiết kế khép kín, không xả
nước bẩn ra ngoài trong quá trình hoạt động. Vì vậy nước thải của nhà máy thải
ra chỉ có nước thải sinh hoạt và nước mưa chảy tràn.
*Tải lượng:
+ Nước mưa chảy tràn: Lượng nước mưa chảy tràn thay đổi, phụ thuộc
vào lượng mưa và biến đổi theo mùa. Lượng nước mưa rơi và chảy tràn được
xác định bằng công thức: Q = F.W.K1.K2 (m3/năm)
Trong đó:

F – Diện tích thu nước của toàn bộ Dự án: 20.000 m2;
W – Tổng lượng mưa trung bình năm: 1,722 m;
K1- Hệ số thấm: 0,8 (theo báo cáo thăm dò địa chất khu vực)
K2 – Hệ số dòng chảy mặt: 0,6


Thay số ta có tổng lượng nước mưa chảy tràn trong năm: Q = 16.531 m3/năm
Lượng nước mưa chảy tràn được thu gom về hố ga vào hệ thống thoát
nước mưa được thiết kế xung quanh công ty sau đó thoát ra hệ thống thoát nước
mưa của cụm công nghiệp Tây Nam thành phố Phủ Lý mở rộng.
+ Nước thải sinh hoạt: Lưu lượng nước thải ước tính 80% lưu lượng
nước cấp, như vậy lượng nước sinh hoạt thải ra là: 9,5x80/100 = 7,6
m3/ngày.đêm
tải lượng các chất ô nhiễm trong nước thải được thống kê trong bảng sau:

5


Bảng 1.1: Tải lượng chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt khi chưa xử lý
Chất ô

Hệ số

QCVN

Số

Tải lượng

Nồng độ

người

(kg/ngày)

(mg/l)


70 – 145

190

13,3-27,5

1750-3625

120*

2,4 -4,8

190

0,456-0,912

60-120

12*

6 - 12

190

1,14-2,28

150-300

60*


0,8 - 4,0

190

0,152-0,76

20-100

12*

BOD5

45 - 54

190

8,55-10,26

1125-1350

60*

COD

72 - 102

190

13,68-19,38


1800-2550

-

nhiễm
Chất rắn lơ
lửng(SS)

(g/người
ngày)

Amoni
Tổng Nitơ
(N)
Tổng
Photpho (P)

14:2008/BTN
MT Cột B*

Ghi chú: QCVN 14:2008: Quy chuẩn quốc gia về nước thải sinh hoạt , cột B – Giá trị
tối đa cho phép nước thải sinh hoạt khi thải vào nguồn nước không dùng cho mục đích
cấp nước sinh hoạt
Hệ số K ứng với loại hình cơ sở dịch vụ, cơ sở công cộng, và chung cư (theo
QCVN 14:2008), với trường hợp công ty có lượng cán bộ công nhân < 500 người theo
quy định thì hệ số K áp dụng là 1,2. (*) đã nhân hệ số K.

- Thông số và nồng độ chất ô nhiễm có trong nước thải của công ty sau xử lý:
Để đánh giá mức độ ô nhiễm nước thải của Công ty, Trung tâm Quan trắc

Phân tích Tài nguyên Môi trường đã tiến hành lấy 01 mẫu nước thải tại cống
thoát nước thải sinh hoạt trước khi chảy vào hệ thống thoát nước chung của
Cụm công nghiệp Tây Nam thành phố Phủ Lý mở rộng. Kết quả phân tích chất
lượng nước thải như sau:

6


Bảng 1.2: Kết quả phân tích chất lượng nước tại cống thoát nước thải
trước khi thoát vào hệ thống thoát nước chung của CCN
STT

Thông số

1
2
3

pH
BOD5
COD

4

Đơn vị
tính

Kết quả

QCVN 14:2008/BTNMT

Cột B*

mg/l
mg/l

6,62
140
220

5-9
60*
-

TSS

mg/l

82

120*

5
6
7
8

NH4+
Tổng N
Tổng P
Cr+6


33,6
35,3
2,10
0,70

12*
60*
12*
-

9

Coliform

mg/l
mg/l N
mg/l
mg/l
MNP/100

24.000
6.000*
ml
10
TDS
mg/l
336
1200*
(Nguồn: Trung tâm quan trắc phân tích tài nguyên môi trường Hà Nam)

Nhận xét: Qua kết quả phân tích chất lượng nước thải của công ty Hacera
ngày 15/10/2012, chất lượng nước thải có một số chỉ tiêu vượt giới hạn cho
phép: BOD5 vượt 2,3 lần; NH4+ vượt 2,8 lần; Coliform vượt 4 lần. Nguyên nhân
được xác định là do hiệu suất xử lý của bể tự hoại cải tiến chưa đạt công suất tối
ưu. Vì vậy, trong thời gian tới công ty sẽ bổ sung ngay những biện pháp giảm
thiểu ô nhiễm nguồn nước, đảm bảo đạt quy chuẩn trước khi xả thải ra nguồn
tiếp nhận.
2. Hệ thống xử lý nước thải
- Mô tả các hệ thống thu gom, xử lý nước thải trong cơ sở xả thải.
+ Nước mưa chảy tràn: Được thu gom bằng hệ thống rãnh thu nước bê
tông 500 x 500 mm có nắp đậy, chạy dọc các khu nhà xưởng sản xuất, cách 50m
có bố trí các hố ga để lắng cặn (có khoảng 18 hố ga). Các hố ga này định kỳ 3
tháng một lần được nạo vét, vệ sinh. Nước mưa sau đó theo hệ thống cống dẫn
ra cống thoát nước mưa chung của Cụm công nghiệp
+ Nước thải sinh hoạt: Nước phân và nước tiểu từ các nhà vệ sinh được thu
gom qua các ống đứng PVC D200 chảy vào bể tự hoại đặt dưới khu vực vệ sinh.
7


Hiện tại nước thải sau khi qua hệ thống xử lý bằng bể tự hoại cải tiến được thoát
ra cống thoát nước thải chung của cụm công nghiệp.
- Mô tả chi tiết quy trình công nghệ xử lý nước thải trước khi xả vào nguồn
tiếp nhận
 Nước thải sinh hoạt
* Đối với nước thải sinh hoạt:
Với lưu lượng nước thải trung bình khoảng 7,6 m 3/ngày, trong đó nước
thải từ khu nhà bếp khoảng 2 m 3, nước thải từ khu vệ sinh khoảng 5,6m 3. Nước
thải từ khu vệ sinh thành phần chứa nhiều các tạp chất hữu cơ dễ phân huỷ.
Lượng nước thải sinh hoạt sẽ được dẫn trực tiếp hệ thống bể tự hoại 3 ngăn. Bể
xử lý được thiết kế với cấu tạo như hình sau:


Hình 2: Bể tự hoại hiện có của nhà máy
Nguyên tắc:
Nước thải được đưa vào ngăn thứ nhất của bể, có vai trò làm ngăn lắng lên men kỵ khí, đồng thời điều hòa lưu lượng và nồng độ chất bẩn trong dòng
nước thải. Nhờ các vách ngăn hướng dòng, ở ngăn tiếp theo, nước thải chuyển
động theo chiều từ dưới lên trên, tiếp xúc với các vi sinh vật kỵ khí trong lớp
bùn hình thành ở đáy bể trong điều kiện động, các chất bẩn hữu cơ được các vi
sinh vật hấp thụ và chuyển hóa làm nguồn dinh dưỡng cho sự phát triển của
chúng. Cũng nhờ các vách ngăn này công trình xử lý cho phép tách riêng 2 pha
(lên men axit và lên men kiềm). Quần thể vi sinh vật trong từng ngăn sẽ khác
8


nhau và có điều kiện phát triển thuận lợi. Ở ngăn đầu, các vi khuẩn tạo axit sẽ
chiếm ưu thế, trong khí ở những ngăn sau, các vi khuẩn tạo mêtan sẽ là chủ yếu.
Bể tự hoại dạng này cho phép tăng thời gian lưu bùn, nhờ vậy hiệu suất xử lý
tăng trong khi lượng bùn cần xử lý lại giảm. Các ngăn cuối cùng là ngăn lọc kỵ
khí, có tác dụng làm sạch bổ sung nước thải, nhờ các vi sinh vật kỵ khí gắn bám
trên bề mặt các hạt của lớp vật liệu lọc, và ngăn cặn lơ lửng trôi ra theo nước.
* bể tự hoại
Để đảm bảo công suất xử lý nước thải của 190 cán bộ công nhân viên
trong nhà máy. Công ty đã đầu tư xây dựng lắp đặt 2 đơn nguyên của bể tự hoại
cải tiến được thiết kế theo công thức tính toán:

V = VƯ + Vk ≈ 33m3

Tổng dung tích của bể tự hoại V (m3) được tính bằng tổng dung tích ướt
(dung tích hữu ích) của bể tự hoại VƯ, cộng với dung tích phần lưu không tính từ
mặt nước lên tấm đan nắp bể Vk.
Dung tích ướt của bể tự hoại bao gồm 4 vùng phân biệt, tính từ dưới lên trên:

Vư = Vn + Vb + Vt + Vv
- Vùng tích luỹ bùn cặn đã phân huỷ Vt;
- Vùng chứa cặn tươi, đang tham gia quá trình phân huỷ Vb;
- Vùng tách cặn (vùng lắng) Vn;
- Vùng tích luỹ váng - chất nổi Vv (xem Hình 3).
Vk
Vv
Vn

Vb
Vt
Hình 3. Bể tự hoại với 4 vùng phân bố theo chiều sâu lớp nước
 Nước mưa chảy tràn
Lượng nước mưa chảy tràn trên mặt bằng Nhà máy được thu gom lắng
cặn tại các hố ga trước khi chảy vào hệ thống thoát nước của cụm công nghiệp.
9


3. Mô tả công trình xả nước thải
- Mô tả hệ thống công trình xả nước thải trong Công ty
+ Nước thải được hệ thống ống dẫn D200 dẫn ra cống thoát nước thải
chung của Cụm công nghiệp có chiều dài khoảng 300m (Vì hệ thống cống thoát
nước chung của cụm chưa hoàn thiện) sau đó theo mương dẫn nước chảy ra
sông Bùi (cách dự án khoảng 600m về phía Tây Nam). Cống xả thải được làm
bằng bê tông cốt thép
+ Nước mưa chảy tràn được thu gom vào hệ thống cống của Công ty sau
đó thoát ra cống thoát nước mưa chung của Cụm công nghiệp.
- Phương thức xả nước thải: tự chảy
- Chế độ xả nước thải: 24/24 giờ/ngày;
- Lưu lượng nước thải: lưu lượng xả bình quân 7,6m3/ngày.đêm, lưu lượng xả

lớn nhất 10 m3/ngày.đêm.

10


CHƯƠNG II.
ĐẶC TRƯNG NGUỒN NƯỚC TIẾP NHẬN NƯỚC THẢI
2.1. Mô tả nguồn tiếp nhận nước thải
* Tên nguồn,vị trí tiếp nhận nước thải.
Hiện tại hệ thống thu gom, xử lý nước thải, nước mưa tập trung của cụm
đã được xây dựng riêng biệt nhưng chưa hoàn thiện. Vì vậy, nước thải từ công
ty được thải ra cống thoát nước thải chung của Cụm công nghiệp Tây Nam
thành phố Phủ Lý mở rộng có chiều dài khoảng 300m, sau đó theo mương thoát
nước chảy ra sông Bùi cách dự án 600m về phái Tây Nam.
Tên nguồn tiếp nhận nước thải: Sông Bùi (cách công ty 600m về phía Tây
Nam).
Vị trí tiếp nhận nước thải có toạ độ
X (m)
2270161

Y (m)
0592301

* Đặc điểm tự nhiên
- Vị trí địa lý:
Nhà máy được triển khai trên khu đất của Cụm công nghiệp Tây Nam
thành phố Phủ Lý mở rộng.
Vị trí nhà máy thuộc lô E có tổng diện tích nhà máy là 20.000m2
Ranh giới khu đất của nhà máy:
+ Phía Tây Bắc giáp đường nội bộ cụm công nghiệp

+ Phía Đông Nam giáp đất công nghiệp
+ Phía Đông Bắc giáp đường nội bộ cụm công nghiệp
+ Phía Tây Nam giáp đất công nghiệp
- Địa hình:
Khu vực nhà máy sản xuất gạch men công suất 2,5 triệu m2/năm có địa
hình bằng phẳng, cao độ nền nhà máy (từ +3,74 - +3,82) phù hợp với cao độ của
CCN Tây Nam thành phố phủ lý mở rộng, đảm bảo điều kiện đấu nối hệ thống
cấp và thoát nước của nhà máy.
- Điều kiện về khí tượng thủy văn:

11


Dự án nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa với hai hướng gió chủ đạo
Đông Bắc và Đông Nam, có 4 mùa với 4 kiểu thời tiết: mùa xuân ấm áp, mùa hè
nóng, mùa thu mát mẻ và mùa đông lạnh.
+ Lượng mưa
Lượng mưa trung bình trong những năm gần đây khoảng 1.722 mm/năm,
chia ra hai mùa rõ rệt mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10
chiếm khoảng 80% lượng mưa cả năm, tập trung các tháng 5, 6, 7, 8, 9,10,11.
Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Lượng mưa trung bình đo được ở
trạm khí tượng thuỷ văn Hà Nam được thể hiện trong bảng sau:
Bảng 2.1. Lượng mưa trong các tháng và năm (đơn vị mm)
Năm
2005
2006
2007
2008
2009
2010

2011
1,6
37
10,3
106,4
1 Tháng 1
14,9
3,1
13,3
59,6
14
9,9
8,7
2 Tháng 2
38,7
27,0
27,9
47,9
23
55,5
17,4
3 Tháng 3
33,8
38,2
95,8
51,7
34
88,0
59,9
4 Tháng 4

24,0
23,2
52,4
329,5
260
347,4
176,9
5 Tháng 5
58,5
211,8
192,8
53,0
372
86,5
213,7
6 Tháng 6
152,3
306,9
325,2
269,3
231
509,5
334,2
7 Tháng 7
259,5
249,2
223,6
228,9
271
115,1

429,5
8 Tháng 8
310,9
409,9
291,7
231,8
352
285,5
209,7
9 Tháng 9
581,4
132,1
405,9
285,4
323
91,1
136,8
10 Tháng 10 26,9
75,4
135,4
11 Tháng 11 155,1
31,4
11,6
199
6,7
9,9
70,0
11,8
22
32,1

59,0
12 Tháng 12 51,2
2,1
12,7
1.637,6 1.762,1 1.846,7
Cả năm
1.707,2 1.510,3 1.582,1 2.138
Nguồn : Niên giám thống kê tỉnh Hà Nam năm 2005, 2006, 2007, 2008, 2009,
TT

Tháng

2010,2011.
+ Độ ẩm :
Nhìn chung độ ẩm không khí trung bình hàng năm khu vực Hà Nam tương
đối lớn, dao động từ 81,5 – 85%. Diễn biến độ ẩm phụ thuộc vào lượng mưa nên
trong 1 năm thường có 2 thời kỳ, một thời kỳ độ ẩm cao và một thời kỳ độ ẩm
thấp.
Bảng 2.2. Độ ẩm trong các tháng và năm (đơn vị %)
T

Các

T

tháng

2005

2006


2007

12

2008

2009

2010

2011


92
1
Tháng 1
80
72
85
76
84
75
90
2
Tháng 2
90
87
77
88

83
87
87
3
Tháng 3
89
92
86
87
82
85
89
4
Tháng 4
87
85
87
88
90
86
85
5
Tháng 5
84
83
83
87
86
82
78

6
Tháng 6
81
80
86
76
76
84
83
7
Tháng 7
82
80
81
82
80
79
87
8
Tháng 8
88
86
86
81
88
82
87
9
Tháng 9
79

85
86
83
86
84
82
10 Tháng 10
84
83
84
81
76
82
84
11 Tháng 11
82
73
78
71
75
79
76
12 Tháng 12
77
83
75
78
78
71
Trung bình

85
83,4
83
82,8
81,5
82
81,3
Nguồn : Niên giám thống kê tỉnh Hà Nam năm 2005, 2006,2007, 2008,2009,
2010, 2011.
+Nhiệt độ:
Nhiệt độ trung bình năm năm gần đây chênh lệch nhau không lớn, dao
động trong khoảng 23,2 -24,550 C , các tháng nóng nhất trong năm là tháng 6, 7,
8, 9, tháng có nhiệt độ trung bình thấp nhất trong năm thường là tháng 1,2,12.
Nhiệt độ trung bình năm 24,550 nhiệt độ trung bình tháng cao nhất lên đến
30,60 C năm 2010.
Bảng 2.3. Nhiệt độ trong các tháng và năm (đơn vị 0C)
TT

Các

tháng
1
Tháng 1
2
Tháng 2
3
Tháng 3
4
Tháng 4
5

Tháng 5
6
Tháng 6
7
Tháng 7
8
Tháng 8
9
Tháng 9
10 Tháng 10
11 Tháng 11
12 Tháng 12
Trung bình

2005

2006

15,9
17,7
18,9
23,3
28,5
30,0
29,0
28,4
27,7
25,5
21,0
16,8

23,6

17,9
18,3
19,8
24,7
27,0
29,6
29,5
27,6
27,3
26,3
24,2
18,0
24,2

2007

2008

2009

2010

2011

16,5
21,3
20,9
22,8

26,4
29,8
29,9
28,5
26,6
24,5
20,7
20,1
24

14,9
13,2
20,6
24,2
26,8
28
29,2
28,5
27,5
26
21,3
17,9
23,2

15,5
22,0
20,6
24,0
26,4
30,2

29,4
29,3
28,3
26,0
21,3
19,2
24,35

17,7
21,5
21,6
23,0
28,1
30,6
30,3
27,8
28,0
24,9
21,8
19,3
24,6

12,7
17,4
16,9
23,2
26,6
29,2
29,6
28,8

27,2
24,2
23,5
17,2
20,04

13


Nguồn : Niên giám thống kê tỉnh Hà Nam năm 2005, 2006,2007, 2008,2009,
2010, 2011.
+ Nắng và bức xạ:
Tổng số giờ nắng trong năm tại Hà Nam thấp nhất năm 2008 là 1.146 và
cao nhất trong năm 2009 là 1.426 giờ nắng, mùa hè chiếm khoảng 82% số giờ
nắng cả năm, các tháng có giờ nắng cao là tháng 5, 6, 7, 8,9,11.
Bức xạ mặt trời là yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến chế độ nhiệt
trong vùng, ảnh hưởng đến quá trình phát tán cũng như biến đổi các chất ô
nhiễm. Tầng bức xạ trung bình hàng ngày ở Hà Nam là 100-120 kcal/cm 2. Các
tháng có bức xạ cao nhất là các tháng mùa hè (tháng 6,8 và tháng 9) và thấp nhất
là các tháng mùa Đông.
Bảng 2.4. Giờ nắng trong các tháng và năm (đơn vị: giờ)
TT
1
2
3
4
5
6
7
8

9
10
11
12

Các
tháng
Tháng 1
Tháng 2
Tháng 3
Tháng 4
Tháng 5
Tháng 6
Tháng 7
Tháng 8
Tháng 9
Tháng 10
Tháng 11
Tháng 12
Cả năm

2005

2006

2007

2008

2009


2010

2011

37,3
12,9
33,6
78,1
194,3
125,4
198,5
137,1
152,5
112,8
129,4
60,2
1.272,

75,9
29,0
26,5
103,7
166,6
186,2
141,4
89,7
169,2
128,9
150,8

101,3
1.369,

63
46
9
83
146
232
234
126
126
89
91
32

64
27
58
71
155
101
128
126
110
75
128
103

96,4

79,0
44,1
77,2
117,6
183,9
153,7
204,2
138,6
115,4
138,7
77,8

33
90,6
59
58,6
139,1
170,8
211,0
123,9
142,5
116,1
91,7
93,1
1329,

11,1
37,3
16,8
61,2

159,7
151,2
170,4
177,9
109,4
65,4
98,3
73,6

1.277 1.146 1.426
1
2
4
Nguồn: Trung tâm dự báo khí tượng thuỷ văn tỉnh Hà Nam

1132,3

+ Tốc độ gió và hướng gió:
Tại khu vực Hà Nam, trong năm có 2 hướng gió chính. Mùa đông có gió
hướng bắc và đông bắc từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Mùa hè có gió Nam và
Đông Nam từ tháng 4 đến tháng 8. Khu vực Hà Nam chịu ảnh hưởng của bão
tương tự như vùng đồng bằng Bắc Bộ. Trong những năm gần đây số lượng cơn

14


bão ảnh hưởng đến tỉnh ta không nhiều, tuy nhiên đang có chiều hướng tăng lên
do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu trên trái đất.
Tốc độ gió trung bình trong năm: 2,5 m/s.
+ Các hiện tượng khí tượng bất thường:

Ở đồng bằng Bắc Bộ có những khu vực xảy ra hiện tượng mưa đá, vòi
rồng, gió lốc... tuy nhiên ở tỉnh Hà Nam hiện tượng này ít xảy ra.
- Điều kiện về thủy văn
+ Chế độ thủy văn khu vực dự án
Tỉnh Hà Nam có lượng mưa trung bình khoảng 1.722 mm/năm. Dòng
chảy nước mặt từ Sông Hồng, Sông Đáy, Sông Nhuệ hàng năm đưa vào tỉnh
khoảng 87,6 tỷ m3 nước. Dòng chảy ngầm chuyển qua địa bàn cũng giúp cho Hà
Nam luôn luôn được bổ sung nước ngầm từ các vùng khác.
Nằm cách dự án khoảng 600m là về phía Tây - Nam là sông Bùi. Sông
Bùi là con sông nhỏ có trữ lượng nước không lớn, là dòng chảy cung cấp lượng
nước quan trọng cho sản xuất nông nghiệp của khu vực.
* Đặc điểm về kinh tế - xã hội
Khu vực xây dựng nhà máy nằm trong CCN Tây Nam thành phố Phủ Lý
mở rộng đã được quy hoạch đồng bộ. Nhà máy thuộc phạm vi xã Thanh Sơn,
huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam. Tóm tắt điều kiện KT-XH huyện Kim Bảng và
xã Thanh Sơn như sau:

- Điều kiện về kinh tế- xã hội của huyện Kim Bảng:
Kim Bảng là một huyện nằm phía Bắc tỉnh Hà Nam, cách Hà Nội 60km.
Địa giới hành chính của huyện Kim Bảng tỉnh Hà Nam như sau:
+ Phía Bắc: giáp huyện Ứng Hòa-Mỹ Đức- TP Hà Nội
+ Phía Tây: Giáp huyện Lạc Thủy, tỉnh Hòa Bình
+ Phía Đông: Giáp huyện Duy Tiên và thành phố Phủ Lý
+ Phía Nam giáp huyện Thanh Liêm.
Huyện Kim Bảng nằm gần trục QL1A, 21A, 21B, 38B. Toàn huyện có 17
xã và 2 thị trấn. Dân số toàn huyện là 132.500 người, mật độ dân trung bình 781
người/km2. Dân cư phân bố không đồng đều giữa các vùng. Nhaan khẩu trong
15



độ tuổi lao động hiện là 70.400 người, chiểm 53,16% dân số. Trong đó, lao động
nông nghiệp là 52.800 người, còn lại là phi nông nghiệp. Lực lượng lao động có
trình độ khoa học kỹ thuật còn thấp. Tỷ lệ người có trình độ sơ cấp, công nhân
kỹ thuật là 3,05%, trung cấp là 2,52%, cao đẳng 0,8%, đại học trở lên 0,41%.
Trong những năm qua, huyện Kim Bảng có tốc độ phát triển kinh tế bình
quân 7-7,5%năm. cơ cấu kinh té chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng công
nghiệp và dịch vụ, giảm nông nghiệp, thủy sản.
Giá trị xây dụng cơ bản hàng năm của huyên Kim Bảng đề vượt chỉ tiêu
do đại hội Đảng bộ đề ra. Hệ thống giao thông nông thôn, trường học, trạm y tế
được chú trọng và đàu tư năng cấp, cải tạo, nhựa hóa, kiên cố hóa. Trong cấp
tiểu học có 23/25 trường được kiên cố hóa, cấp trung học cở sở 19/19 trường,
trung học phổ thông 4/4 trường. Có 15/19 số xã có bưu điện văn hóa và 12/19 số
xã có bác sĩ.
Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Kim Bảng giai đoạng 20122015 huyện tập trung vào đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển nhanh
CN-TTCN và dịch vụ.
- Điều kiện về kinh tế- xã hội của xã Thanh sơn huyện Kim Bảng:
Theo báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế- xã hội 6
tháng đầu năm 2012 của UBND xã Thanh Sơn.
*Điều kiện kinh tế:
a. Sản xuất Nông - Lâm nghiệp:
 Trồng trọt:
- Diện tích cấy lúa cả năm là 754,2 ha; Năng suất đạt 122,56 tạ/ha; Sản
lượng đạt 4616 tấn .
- Về cây màu:
Diện tích cây màu vụ xuân: Đạt 64,8 ha
Diện tích cây màu vụ đông: 30,3 ha
 Về chăn nuôi:
Tổng đàn lợn ( không kể lợn sữa): 3.907 con, Đàn trâu: 20con, Đàn bò:
650 con; đàn gia cầm 37.000 con; đàn dê 1.250 con. Các hộ chuyển dịch đất
trũng sang sản xuất đa canh phát triển khá cho thu nhập ước đạt 100 triệu

đồng/ha với tổng diện tích là 200ha.
16


 Xây dựng cánh đồng 80 triệu/ha/năm:
Đến nay xã đã xây dựng được tổng số là 9 cánh đồng cho thu nhập 80
triệu/ha với tổng diện tích là 53,44 ha. Các mô hình đều phát triển tốt. Công thức
luân canh có hiệu quả là: 2 lúa + cây hàng hoá xuất khẩu.
 Lâm nghiệp:
Thường xuyên quan tâm chỉ đạo các hộ nhận chăm sóc và bảo vệ rừng
trồng theo diện tích đã được nghiệm thu hàng năm. Ngăn chặn và xử lý kịp thời
các hành vi vi phạm rừng tái sinh và rừng tự nhiên trên địa bàn xã. Trồng cây
nhân dân được 2000 cây.
 Phòng chống bão lụt (PCLB):
UBND xã đã xây dựng và triển khai phương án PCLB, phương án di dân
khi phân lũ Sông Hồng vào Sông Đáy, phương án cứu trợ tới các đơn vị thôn,
xóm và các ngành đoàn thể. Chỉ đạo các thôn xóm thành lập tiểu ban PCLB,
úng, hạn để chủ động và xử lý kịp thời tình huống khi có thiên tai xảy ra.
b. Công tác quản lý đất đai – tài nguyên khoáng sản
Coi trọng công tác quản lý đất đai, ngăn chặn và xử lý kịp thời các trường
hợp vi phạm Luật đất đai. Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chuyên môn của
cấp trên kiểm tra công tác khai thai khoáng sản trên địa bàn; làm tốt công tác
giải phóng mặt bằng các Dự án trên địa bàn.
* Điều kiện về xã hội
- Về giáo dục: Các trường học duy trì tốt sỹ số học sinh đạt 100%, không
có học sinh bỏ học; hoàn thành tốt nhiệm vụ năm học, chất lượng giáo dục được
nâng lên rõ rệt. Tỷ lệ học sinh thi lên lớp đạt 100%. Trường mần non tổ chức
huy động được 49,67% các cháu trong độ tuổi đến nhà trẻ, huy động trẻ 5 tuổi
đến lớp đạt 100%.
- Về y tế: Trạm y tế xã đã thực hiện tốt 10 chuẩn quốc gia, thực hiện tốt

công tác khám chữa bệnh ban đầu cho nhân dân, tiêm chủng mở rộng cho trẻ em
và bà mẹ mang thai, làm tốt công tác phòng dịch, không có dịch bệnh và ngộ
độc thực phẩm xảy ra trên địa bàn. Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng giảm
còn 17,2%, tỷ lệ sinh tăng dân số 1,02%. Hiện tại UBND xã chưa có thống kê về
tình hình dịch bệnh liên quan đến ô nhiễm môi trường trong khu vực.

17


- Thực hiện chính sách xã hội: Coi trọng công tác xuất khẩu lao động. Tạo
việc làm mới cho 140 lao động trong đó có 20/20 lao động đi làm việc ở
nước ngoài, tạo việc làm thêm cho 300 lao động. Công tác xóa đói giảm ngèo
được quan tâm chỉ đạo, trong năm có 60 hộ được giúp đỡ thoát nghèo. Toàn xã có
khoảng 365 người làm việc tại khoảng 35 cơ sở khai thác chế biến đá.
- Tỷ lệ dân cư sử dụng nước hợp vệ sinh: 96%, tỷ lệ thu gom rác thải đạt
95%.
* Mô tả nguồn thải lân cận cùng xả nước thải vào nguồn tiếp nhận nước
thải.
Cụm công nghiệp Tây Nam thành phố Phủ Lý mở rộng hiện nay đã có khoảng
10 doanh nghiệp đầu tư vào cụm, trong đó có 4 doanh nghiệp đã đi vào hoạt động
- Lượng nước thải ước tính của các doanh nghiệp lân cận đang đi vào hoạt
động chủ yếu là nước thải sinh hoạt với các thông số ô nhiễm đặc trưng như:
BOD5, COD, tổng N, tổng P, chất rắn lơ lửng thải ra như sau:
+ Nhà máy thức ăn chăn nuôi Thành Long: chuyên sản xuất thức ăn dinh
dưỡng chăn nuôi. Lượng nước thải ước tính khoảng 15m3/ngày.
+ Công ty TNHH Nhôm Asean: chuyên sản xuất các sản phẩm từ nhôm.
Lượng nước thải ước tính khoảng 10m3/ngày.
+ Công ty CP gạch Khang Minh: Sản xuất gạch không nung, lượng nước
thải ước tính khoảng 15m3/ngày.
2.2. Chất lượng nguồn nước tiếp nhận

Hiện tại, nhà máy xử lý nước thải chung của CCN Tây Nam thành phố
Phủ Lý mở rộng chưa đi vào hoạt động. Nước thải của nhà máy theo hệ thống
thoát nước thải chung của cụm được thải ra sông Bùi -cách nhà máy khoảng
600m về phía Tây Nam (là con sông nhỏ phục vụ tưới tiêu nông nghiệp của
vùng). Vì vậy, tiêu chuẩn nước thải của nhà máy sản xuất gạch men Hacera khi
xả vào nguồn tiếp nhận phải đạt loại B (QCVN 14:2008/BTNMT).
Để đánh giá chất lượng nguồn nước tiếp nhận, Trung tâm Quan trắc Phân
tích Tài nguyên Môi trường đã tiến hành lấy 01 mẫu nước mặt tại sông Bùi (nơi
tiếp nhận nước thải). Kết quả phân tích chất lượng nước nguồn tiếp nhận như
sau:
Bảng 2.5: Kết quả phân tích chất lượng nước nguồn tiếp nhận
18


TT

Thông số

Đơn vị

Phương pháp

tính

phân tích

QCVN
Kết quả

08:2008


TCVN 6492:1999

7,19

(loại B1)
5,5-9

1

pH

2

TSS

Mg/l

TCVN 6625-2000

26

50

3

DO

Mg/l


Màng điện dẫn

3,6

≥4

4

COD

Mg/l

TCVN 6491-1999

38

30

5

BOD5

Mg/l

TCVN 6001-1-2008

25

15


6

NH4+

mg/l-N

TCVN 5988-1995

2,8

0,5

7

NO2-

mg/l- N

TCVN 6178-1996

0,004

0,04

8

NO3-

mg/l- N


TCVN 6180-1996

1,6

10

9

PO43-

TCVN 6202-1996

0,26

0,3

10

Coliform

Mg/l
MPN/1

TCVN 6187-2-1996

4900

7.500

11


TDS

Đo độ dẫn

170

-

00ml
Mg/l

(Nguồn: Trung tâm Quan trắc Phân tích Tài nguyên Môi trường Hà Nam ngày
15/10/2012)
Ghi chú: QCVN 08:2008/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng
nước mặt – Cột B1- dùng cho mục đích tưới tiêu thuỷ lợi hoặc các mục đích sử dụng
khác có yêu cầu chất lượng nước tượng tự.

Nhận xét: Qua kết quả phân tích chất lượng nước nguồn tiếp nhận cho thấy
có một số chỉ tiêu vượt giới hạn cho phép như: COD vượt 1,2 lần; BOD5 vượt
1,6 lần; NH4+ vượt 5,6 lần.

19


CHƯƠNG III
ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC XẢ THẢI VÀO NGUỒN NƯỚC
1. Tác động chất lượng nước của nguồn nước
Nước thải sinh hoạt không được xử lý hoặc xử lý không đạt tiêu chuẩn
cho phép khi thải vào nguồn tiếp nhận sẽ làm cho ô nhiễm thủy vực này có thể

gây ô nhiễm điển hình sau:
+ Ô nhiễm hữu cơ và dinh dưỡng gây ra sự phát triển bùng phát của tảo làm
chết tôm cá và các loài thủy sinh khác ở thủy vực này và gây ra mùi khó chịu,
làm ảnh hưởng đến mỹ quan thủy vực,....
+ Ô nhiễm do nước có hàm lượng các chất lơ lửng cao làm tăng độ đục,
ngăn cản ánh sáng mặt trời dẫn đến ảnh hưởng đến sự quang hợp của thủy sinh
vật, ảnh hưởng đến sự phát triển của các loài thủy sinh vật.
+ Làm tắc nghẽn hệ thống thoát nước do nước chứa nhiều cặn gây ra từ đó
gây ảnh hưởng đến hệ thống thoát nước chung có thể gây ô nhiễm không khí do
sự phân hủy các chất trong nước thải gây nên mùi khó chịu.
+ Làm thay đổi pH, giảm lượng oxy hoà tan trong nước...
- Tác động đến môi trường và hệ sinh thái thuỷ sinh
Hệ sinh thái thủy sinh là một hệ động của các yếu tố sinh học, hoá học, lý
học tương tác, tương hỗ với nhau. Các tác động tương hỗ này đã hình thành nên
thế cân bằng động của một hệ sinh thái. Cân bằng này rất dễ bị biến đổi nếu có
những tác nhân bên ngoài làm ảnh hưởng nhiều các yếu tố bên trong làm cho hệ
sinh thái sẽ biến đổi thành một hệ sinh thái khác so với ban đầu. Đây là cơ sở để
đánh giá những thay đổi của môi trường dưới tác động của quá trình xả nước
thải chưa đạt tiêu chuẩn của nhà máy vào nguồn tiếp nhận.
- Tác động đến chế độ thuỷ văn dòng chảy
Lượng nước thải của Nhà máy nhỏ (từ 7,6m 3/ngày - 10m3/ngày đêm) vì
thế sẽ không gây ảnh hưởng đến chế độ thuỷ văn của dòng chảy nguồn tiếp
nhận.

20


- Đánh giá tổng hợp
Chất lượng nước thải của nhà máy trong thời điểm đo kiểm có một số chỉ
tiêu vượt giới hạn cho phép: BOD5 vượt 2,3 lần; NH4+ vượt 2,8 lần; Coliform

vượt 4 lần. Vì vậy, khi xả thải vào nguồn tiếp nhận sẽ gây ảnh hưởng chất lượng
nguồn nước và hệ sinh thái lưu vực nguồn tiếp nhận. Trong thời gian tới công ty
sẽ có kế hoạch nâng cấp hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt của nhà máy, đảm
bảo xử lý đạt tiêu chuẩn trước khi xả thải ra nguồn tiếp nhận.

21


CHƯƠNG IV
ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU VÀ KHẮC PHỤC SỰ CỐ Ô
NHIỄM NGUỒN NƯỚC TIẾP NHẬN DO XẢ NƯỚC THẢI
4.1. Kế hoạch giảm thiểu ô nhiễm và khắc phục sự cố ô nhiễm và khắc phục
sự cố ô nhiễm nguồn nước tiếp nhận nước thải
- Biện pháp giảm thiểu ô nhiễm nguồn nước thải
Để giảm thiểu ô nhiễm do nguồn nước thải sinh hoạt của nhà máy, Công
ty sẽ thực hiện 1 số biện pháp sau:
* Đối với nước thải khu vực bếp ăn:
- Nước thải từ khu vực nhà bếp được đưa qua song chắn rác để giữ lại
những chất thải rắn có kích thước lớn. Sau đó, nước thải tiếp tục được chảy qua
một bể bẫy dầu mỡ (V=3m3). Nước thải sau khi tách dầu, mỡ chảy qua xử lý tiếp
bằng bể sinh học trước khi thoát ra cống thoát nước thải chung của cụm.
Nước thải Song chắn rác
nhà bếp

Bể
bẫy dầu
mỡ

Bể
sinh học


Cống thoát
nước thải

Hình 4 : Sơ đồ hệ thống xử lý nước thải nhà bếp
* Đối với nước thải khu vực nhà vệ sinh:
Hiện tại nhà máy đã xây dựng bể sinh học. Nước thải sau xử lý bằng bể tự
hoại có một số chỉ tiêu chưa đạt tiêu chuẩn. Vì vậy trong thời gian tới công ty sẽ
tiến hành cho nguồn nước thải này xử lý tiếp qua bể sinh học. Đảm bảo nước
thải của công ty được xử lý đạt tiêu chuẩn trước khi thải ra nguồn tiếp nhận.
Bảng 4.1: Nồng độ chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt
sau xử lý bằng bể sinh học
STT

Thông số

Đơn vị tính

Trước
xử lý

sau
xử lý

QCVN 14:2008/BTNMT
Cột B*

1
3


BOD5
NH4+

mg/l
mg/l

140
33,6

28
3,36

60*
12*

5

Coliform

MNP/100ml

24000

3.600

6000*

22



Ghi chú: QCVN 14:2008: Quy chuẩn quốc gia về nước thải sinh hoạt , cột B –
Giá trị tối đa cho phép nước thải sinh hoạt khi thải vào nguồn nước không dùng cho
mục đích cấp nước sinh hoạt
Hệ số K ứng với loại hình cơ sở dịch vụ, cơ sở công cộng, và chung cư (theo
QCVN 14:2008), với trường hợp công ty có lượng cán bộ công nhân < 500 người theo
quy định thì hệ số K áp dụng là 1,2. (*) đã nhân hệ số K.

Nhận xét:
Nhìn vào bảng trên ta thấy, nước thải sinh hoạt sau khi xử lý bằng bể tự
hoại và bể sinh học đạt quy chuẩn QCVN 14:2008: Quy chuẩn quốc gia về nước
thải sinh hoạt (cột B), đủ điều kiện xả thải vào nguồn tiếp nhận.
Ngoài ra, một số biện pháp sau đây sẽ được thực hiện:
+ Tiến hành kiểm tra, nạo vét không để bùn đất, rác xâm nhập vào đường
ống thoát nước thải.
- Nâng cao năng lực cán bộ kỹ thuật trong việc quản lý, điều hành hệ
thống xử lý nước thải.
- Hạn chế tối đa các chất gây ô nhiễm môi trường nước
- Tập huấn công tác bảo vệ môi trường cho các cán bộ công nhân viên
làm việc trong công ty
- Kiểm tra thường xuyên chất lượng nước thải sau hệ thống xử lý để khắc
phục kịp thời những sự cố có thể xảy ra
-Dự trù kinh phí và thời hạn thực hiện kế hoạch giảm thiểu ô nhiễm nguồn
nước thải:
+ Dự trù kinh phí cho việc đầu nối nguồn nước thải sinh hoạt sau xử lý
bằng bể tự hoại vào bể sinh học (đã có) là: 15.000.000 VND.
+ Thời gian hoàn thành là hết quý IV năm 2012.
Dự trù kinh phí cho quan trắc và bảo dưỡng hệ thống xử lý nước thải
khoảng 30.000.000 VNĐ/năm.
4.2. Chương trình quan trắc, kiểm soát nước thải và nguồn tiếp nhận
- Quan trắc quy trình vận hành xử lý nước thải: Thường xuyên kiểm tra

bảo dưỡng hệ thống xử lý nước thải đảm bảo hiệu quả xử lý nước thải đạt tiêu
chuẩn môi trường trước khi xả ra nguồn tiếp nhận.
23


- Quan trắc chất lượng nước trước và sau khi xử lý: Công ty thuê đơn vị
chuyên môn có năng lực để Quan trắc định kỳ với tần xuất 4 lần/năm: 01 mẫu
nước thải trước xử lý và 01 mẫu nước thải sau khi xử lý với các chỉ tiêu giám sát
pH, BOD5, COD, SS, NH4+, Colifrom....
Quy chuẩn áp dụng: QCVN 14:2008/BTNMT cột B
- Quan trắc chất lượng nguồn nước tiếp nhận: Nước thải sau xử lý của
Công ty chảy ra cống thoát nước thải chung của cụm công nghiệp Tây Nam
thành phố phủ lý mở rộng sau đó tiếp tục được thải ra sông Bùi (cách dự án
khoảng 600m). Công ty sẽ thuê đơn vị chuyên môn có đủ năng lực để tiến hành
quan trắc chất lượng nguồn tiếp nhận định kỳ với tần xuất 4 lần/năm tại vị trí xả
thải.
Quy chuẩn áp dụng: QCVN 08:2008/BTNMT cột B

24


KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Với mục tiêu chấp hành Luật Bảo vệ môi trường Việt Nam, Công ty Cổ
phần Hacera sẽ hoàn thành hồ sơ để trình Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Nam, Sở Tài
nguyên và Môi Trường tỉnh Hà Nam xin cấp phép xả nước thải vào nguồn nước.
Lưu lượng xả thải trung bình: 7,6m 3/ngày; lượng xả tối đa là 10m 3/ngày.
Với hệ thống xử lý nước thải đã có và sẽ tiến hành bổ sung biện pháp xử lý,
nước thải của Công ty sau hệ thống xử lý đạt QCVN 14:2008/BTNMT cột B
Trong quá trình lập hồ sơ xin cấp phép, chúng tôi đã tiến hành khảo sát thực

địa, thu thập các tài liệu về điều kiện tự nhiên, hoạt động sinh hoạt, của dân cư
xung quanh khu vực. Đồng thời, chúng tôi cũng tiến hành phân tích các mẫu nước
một cách nghiêm túc theo đúng quy trình kỹ thuật, do đó tất cả các thông tin đưa ra
trong báo cáo đều có cơ sở khoa học thực tiễn.
2. Kiến nghị
Công ty rất mong sớm được Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Nam, Sở Tài nguyên
và Môi Trường xem xét đề án xả nước thải vào nguồn nước, tạo điều kiện cho
hoạt động sản xuất của Công ty.
Hà Nam, ngày

tháng

năm 2012

CÔNG TY CỔ PHẦN HACERA

25


×