Tải bản đầy đủ (.doc) (36 trang)

Báo cáo thực tập tại cục quản lý chất thải và cải thiện môi trường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (528.14 KB, 36 trang )

Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp

SVTH: Lê Thị Thúy

Lời cảm ơn


Trong suốt thời học tập trong trường cho đến nay khi chuẩn bị ra trường
chúng em đã được các thầy cô trong Khoa Môi Trường giúp đỡ tận tình và
truyền đạt những kiến thức cũng như những kinh nghiệm quý báu.
Với mong muốn tạo điều kiện cho sinh viên được làm quen với môi trường làm
việc thực tế và bổ sung thêm kiến thức chuyên nghành. Khoa Môi trường - trường Đại
Học Tài nguyên & Môi trường Hà Nội đã giới thiệu em về thực tập tại Cục Quản lý
chất thải & Cải thiện môi trường .
Đầu tiên em xin được gửi niềm tri ân tới các thầy cô giáo trong khoa Môi trườngTrường Đại học Tài Nguyên và Môi Trường Hà Nội. Các thầy cô trong khoa đã

dùng hết tâm huyết của mình để truyền đạt vốn kiến thức quý báu cho chúng em
suốt thời gian học tập tại trường.
Để hoàn thành tốt quá trình thực tập, em xin gửi lời cám ơn chân thành nhất tới
ban lãnh đạo Cục Quản lý chất thải & Cải thiện môi trường đặc biệt là các anh chị tại
phòng Quản lý lưu vục sông và Vùng ven biển đã giúp đỡ và hướng dẫn em tận tình
trong thời gian thực tập vừa qua.
Dưới đây là bài báo cáo của em trong quá trình thực tập, do còn thiếu kinh nghiệm
nên đang còn nhiều thiếu sót. Mong các thầy cô giáo, các anh chị ở Cục Quản lý chất
thải và Cải thiện môi trường và các bạn đóng góp ý kiến để bài báo cáo của em được
hoàn thiện hơn.
Lời cuối, em xin kính chúc quý thầy cô trong khoa Môi Trường – Đại Học tài
Nguyên Và Môi Trường Hà Nội thật dồi dào sức khỏe, niềm tin để tiếp tục thực hiện
sứ mệnh cao đẹp của mình là truyền đạt kiến thức cho thế hệ mai sau.
Trân trọng!
Hà Nội : ngày 2/5/2014


Sinh viên : LÊ THỊ THÚY

1


Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp
SVTH: Lê Thị Thúy
A. GIỚI THIỆU VỀ ĐƠN VỊ THỰC TẬP
1. Vị trí và chức năng
Tên gọi: Cục Quản lý chất thải và Cải thiện môi trường
Địa chỉ: Số 10 - Tôn Thất Thuyết – Cầu Giấy – Hà Nội
Cục Quản lý chất thải và Cải thiện môi trường là tổ chức trực thuộc Tổng Cục Môi
Trường – được thành lập theo quyết đinh số 132/2008/QĐ-TT ngày 30 tháng 09 năm
2008 của Thủ tướng Chính phủ . Với chức năng tham mưu, giúp Tổng cục môi
trưởng quản lý nhà nước về môi trường trong các lĩnh vực: quản lý chất thải, cải thiện
môi trường, bảo vệ môi trường lưu vực sông và vùng ven biển và xử lý cơ sở gây ô
nhiễm môi trường trong phạm vi cả nước theo quy định của pháp luật.
2. Nhiệm vụ và quyền hành
Cục Quản lý chất thải và Cải thiện môi trường thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn
sau đây:
- Trình Tổng cục trưởng dự thảo văn bản quy phạm pháp luật, cơ chế, chính sách,
chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình mục tiêu quốc gia, tiêu chuẩn quốc gia,
quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, đề án, dự án về quản lý chất thải, cải thiện môi trường,
bảo vệ môi trường lưu vực sông và vùng ven biển, xử lý cơ sở gây ô nhiễm môi
trường; hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện và tổ chức thực hiện sau khi được ban
hành, phê duyệt.
- Giúp Tổng cục trưởng thực hiện công tác phổ biến, giáo dục; trả lời, giải đáp
chính sách, pháp luật thuộc phạm vi và lĩnh vực quản lý theo quy định của pháp luật.
- Tham gia lập quy hoạch tổng thể mạng lưới quan trắc môi trường quốc gia; tham
giahướng dẫn, kiểm tra các bộ, ngành và địa phương trong hoạt động quan trắc môi

trường, hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện việc xây dựng và quản lý khai thác
sử dụng cơ sở vật chất, trang thiết bị, số liệu quan trắc môi trường quốc gia.
- Về quản lý chất thải thông thường
Giúp Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường:
+ Điều tra, thống kê, dự báo về chất thải thông thường, các nguồn thải và nguồn
gây ô nhiễm khác trên phạm vi acả nước; đánh giá, dự báo tình trạng ô nhiễm, suy
thoái và sức chịu tải của các thành phần môi trường theo khu vực và vùng trên phạm
vi cả nước; xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về chất thải thông thường.
+ Chỉ đạo và tổ chức thực hiện việc thu hồi, xử lý các sản phẩm hết hạn sử dụng
hoặc thải bỏ và kiểm toán chất thải đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ
theo quy định của pháp luật.
+ Lập, trình cấp có thẩm quyền ban hành hoặc phê duyệt danh mục công nghệ xử
lý chất thải, khí thải, tiếng ồn, độ rung cần được khuyến khích chuyển giao, hạn chế
chuyển giao hoặc cấm chuyển giao.

2


Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp

SVTH: Lê Thị Thúy

+ Tham gia rà soát, chuyển đổi và xây dựng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất
thải thông thường; tổ chức thực hiện việc đăng ký quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất
thải thông thường tại Bộ Khoa học và Công nghệ sau khi được ban hành theo quy định
của pháp luật.
+ Tham gia kiểm tra, xác nhận các cơ sở tái chế, tiêu hủy, khu chôn lấp chất thải
rắn thông thường trước khi tiếp nhận chất thải và vận hành tái chế, xử lý hoặc chôn lấp
chất thải theo quy định của pháp luật;
+ Xây dựng và tổ chức thực hiện các đề án, dự án phân loại, thu gom, vận chuyển,

xử lý, giảm thiểu, tái chế, tái sử dụng và chôn lấp chất thải thông thường theo quy định
của pháp luật.
+ Chỉ đạo việc thực hiện các quy định của pháp luật về xã hội hóa công tác bảo vệ
môi trường; xây dựng và tổ chức thực hiện các mô hình tự quản về quản lý chất thải và
bảo vệ môi trường nơi công cộng.
- Về quản lý chất thải nguy hại
Giúp Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường:
+ Điều tra, thống kê, dự báo về chất thải nguy hại trên phạm vi cả nước;
+ Tổ chức thực hiện việc cấp, gia hạn, điều chỉnh và thu hồi giấy phép hành nghề
quản lý chất thải nguy hại theo quy định của pháp luật.
+ Chỉ đạo thực hiện việc quản lý chất thải nguy hại, điều kiện hành nghề, giấy
phép hành nghề và mã số quản lý chất thải nguy hại trên phạm vi cả nước;
+ Chủ trì rà soát, chuyển đổi và xây dựng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia
về chất thải nguy hại, tổ chức thực hiện việc đăng ký tại Bộ Khoa học và Công nghệ
sau khi được ban hành theo quy định của pháp luật; xây dựng và cập nhật danh mục
chất thải nguy hại.
+ Tổ chức thẩm định hồ sơ và các thiết bị, công trình xử lý chất thải nguy hại đối
với các cơ sở hành nghề quản lý chất thải nguy hại thuộc thẩm quyền cấp phép của
Tổng cục trưởng.
+ Xây dựng và tổ chức thực hiện các đề án, dự án phân loại, thu gom, vận chuyển,
lưu giữ, xử lý, giảm thiểu, tái chế và chôn lấp an toàn đối với chất thải nguy hại.
+ Là đầu mối quốc gia thực hiện Công ước BASEL kiểm soát việc vận chuyển
xuyên biên giới các chất thải nguy hại và tiêu hủy chúng.
- Về cải thiện môi trường:
- Điều tra, đánh giá và dự báo tình trạng ô nhiễm, sức chịu tải của môi trường, hệ
sinh thái bị suy thoái và các điểm ô nhiễm tồn lưu trên cả nước; đề xuất và tổ chức
thực hiện cácphương án bảo vệ môi trường, khắc phục ô nhiễm, phục hồi môi trường
theo quy định của pháp luật.

3



Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp

SVTH: Lê Thị Thúy

+ Chỉ đạo và tổ chức thực hiện việc khắc phục ô nhiễm và phục hồi môi trường
trên phạm vi cả nước.
+ Xây dựng và trình ban hành các quy định, cơ chế, chính sách về bảo hiểm trách
nhiệm bồi thường thiệt hại môi trường, thuế môi trường theo phân công của Tổng cục
trưởng.
+ Chỉ đạo và tổ chức thực hiện việc ký quỹ và cải tạo, phục hồi môi trường
trong hoạt động khai thác tài nguyên khoáng sản và các loại tài nguyên khác theo quy
định của pháp luật.
+ Xây dựng, tổ chức triển khai các chương trình hỗ trợ sản xuất sạch hơn, khuyến
khích sử dụng, tiêu dùng các sản phẩm thân thiện với môi trường và nhãn sinh thái,
khuyến khích sử dụng năng lượng sạch và năng luợng tái tạo.
+ Xây dựng và tổ chức thực hiện các đề án, dự án về cải thiện và nâng cao chất lượng
môi trường; cải tạo và phục hồi môi trường bị ô nhiễm và hệ sinh thái bị suy thoái theo
quy định của pháp luật.
- Về bảo vệ môi trường lưu vực sông, vùng ven biển:
+ Điều tra, đánh giá, xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình, dự án, đề án
bảo vệ môi trường, khắc phục, cải tạo cảnh quan môi trường lưu vực sông liên tỉnh,
vùng ven biển bị ô nhiễm, suy thoái môi trường theo quy định của pháp luật.
+ Chủ trì xây dựng, trình ban hành và tổ chức quản lý ngưỡng chịu tải của các
dòng sông; đề xuất các giải pháp bảo vệ môi trường các lưu vực sông.
+ Tổ chức điều tra, đánh giá và quản lý chất thải có nguồn gốc từ các hoạt động
sản xuất, kinh doanh dịch vụ và sinh hoạt trên đất liền có ảnh hướng tới các vùng cửa
sông và ven biển; đề xuất các giải pháp bảo vệ môi trường cho vùng cửa sông và ven
biển.

+ Chủ trì và điều phối hoạt động phối hợp giữa các bộ, ngành và địa phương giải
quyết các vấn đề ô nhiễm môi trường lưu vực sông, vùng ven biển có tính liên ngành,
liên tỉnh, liên quốc gia.
+ Thường trực các Ủy ban Bảo vệ môi trường lưu vực sông liên tỉnh, đầu mối
quốc gia về bảo vệ môi trường các lưu vực sông liên quốc gia.
+ Tham gia Chương trình hợp tác về quản lý môi trường các biển Đông Á, nhóm
công tác về biển và vùng bờ ASEAN và các vấn đề hợp tác quốc tế lưu vực sông.
- Về xử lý cơ sở gây ô nhiễm môi trường
Giúp Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường:
+ Tham gia thực hiện việc lập danh mục và xử lý đối với các cơ sở gây ô nhiễm
môi trường, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng của các Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ
quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
theo quy định của pháp luật.

4


Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp

SVTH: Lê Thị Thúy

+ Tham gia việc tổng hợp, lập danh mục và đề xuất biện pháp xử lý đối với các cơ
sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng có quy mô vượt quá thẩm quyền hoặc khả
năng xử lý của Bộ, ngành và địa phương.
+ Tham gia thực hiện các hoạt động hợp tác quốc tế về quản lý chất thải, cải thiện
môi trường, bảo vệ môi trường lưu vực sông và vùng ven biển và xử lý cơ sở gây ô
nhiễm môi trường.
- Tổ chức thực hiện cải cách hành chính theo chương trình, kế hoạch cải cách hành
chính của Tổng cục.
- Quản lý tài chính, tài sản thuộc Cục; thực hiện nhiệm vụ của đơn vị dự toán cấp

III trực thuộc Tổng cục theo quy định của pháp luật.
- Quản lý tổ chức, biên chế, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động theo quy
định.
- Thống kê, báo cáo định kỳ và đột xuất tình hình thực hiện nhiệm vụ được giao.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Tổng cục trưởng giao.
3. Cơ cấu tổ chức:
a. Lãnh đạo Cục:
Lãnh đạo Cục Quản lý chất thải và Cải thiện môi trường có Cục trưởng và 2 Phó
Cục trưởng.
Cục trưởng lãnh đạo và điều hành mọi hoạt động của Cục theo chức năng, nhiệm
vụ được giao và theo phân công của Tổng cục trưởng; chịu trách nhiệm trước Tổng
cục trưởng và trước pháp luật về toàn bộ tổ chức và hoạt động của Cục; xây dựng và
ban hành quy chế làm việc, quy định chức năng, nhiệm vụ quyền hạn và cơ cấu tổ
chức của các đơn vị trực thuộc Cục; ký các văn bản về chuyên môn, nghiệp vụ theo
chức năng, nhiệm vụ được giao và các văn bản khác theo phân cấp và ủy quyền của
Tổng cục trưởng.
Phó Cục trưởng giúp việc Cục trưởng, được Cục trưởng giao phụ trách từng lĩnh
vực công tác và chịu trách nhiệm trước Cục trưởng và trước pháp luật về lĩnh vực
công tác được phân công.
b. Bộ máy giúp việc cho Cục trưởng:
- Văn phòng;
- Phòng Quản lý chất thải thông thường.
- Phòng Quản lý chất thải nguy hại.
- Phòng Cải thiện môi trường.
- Phòng Quản lý lưu vực sông và Vùng ven biển.

5


Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp

SVTH: Lê Thị Thúy
B. NHẬT KÝ THỰC TẬP
Tuần
Tuẩn 1
(24/02/2014-28/02/2014)

Ngày

Công việc

24/2/2014

Nộp giấy giới thiệu
Nhận phòng thực tập
Tìm hiểu về cơ sở thực tập

26/02/2014
Tuần 2
03/03/2014-07/03/2014

Tuần 3, Tuần 4
10/03/2014-21/03/2014)

04/03/2014
05/03/2014
06/03/2014

Kiểm tra và sắp xếp lại tài liệu
Nghiên cứu tài liệu Dự án thành
phần 5 “ Điều tra, đánh giá tổng hợp

mức độ tổn thương tài nguyên môi
trường ven biển và đới ven biển Việt
Nam, đề xuất các giải pháp”.

10/03/2014 13/03/2014

Tham dự Nghiệm thu sản phẩm Dự
án thành phần 5 cấp cơ sở

14/03/2014
Tuần 5 ,Tuần 6
24/03/2014-28/03/2014

Nghiên cứu tài liệu về các lưu vực
sông

Tuần 7
(01/04/2014-04/04/2014)

Tìm hiểu về công tác quản lý lưu vực
sông

Tuần 8, Tuần 9,
Tuần 10
(19/3/2012 – 23/3/2012)

Viết báo cáo

6



Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp
SVTH: Lê Thị Thúy
C. ĐỀ TÀI THỰC TẬP: ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG CHẤT LƯỢNG
NƯỚC LƯU VỰC SÔNG CẦU

I. TỔNG QUAN VỀ LƯU VỰC SÔNG CẦU
1. Đặc điểm địa lý tự nhiên
1.1
Vị trí địa lý
Lưu vực sông Cầu là một trong những lưu vực sông lớn ở Việt Nam, có vị trí địa
lý đặc biệt, đa dạng và phong phú về tài nguyên cũng như về lịch sử phát triển kinh tế
- xã hội của các tỉnh nằm trong lưu vực của nó.
Lưu vực sông cầu nằm ở tọa độ210 07’ đến 22018’ vĩ độ bắc, 1050 28’ đến 106008’
kinh độ đông. Sông Cầu bắt nguồn từ huyện Chợ Đồn tỉnh Bắc Cạn. Sông Cầu chảy
qua các tỉnh Thái Nguyên, Bắc Giang, Bắc Ninh, Hải Dương và một phần Hà nội
( huyện Sóc Sơn và Đông Anh). Sông Cà Lồ chảy qua tỉnh Vĩnh Phúc cũng hợp vào
sông Cầu và tạo thành một nhánh của nó.
Sông Cầu có diện tích lưu vực khoảng 6.030 km2, với chiều dài khoảng 290 km
với các nhánh sông chính: Chu, Nghinh Tường, Đu, Công, Cà Lồ, Ngũ Huyện Khuê.
Độ cao bình quân lưu vực : 190m , độ dốc bình quân 16,1%.Trong lưu vực sông Cầu
có tới 26 phụ lưu cấp một với tổng chiều dài 670 km và 41 phụ lưu cấp hai với tổng
chiều dài 645 km và hàng trăm km sông cấp ba, bốn và các sông suối ngắn dưới 10
km. Lưu vực sông Cầu nằm trong vùng mưa lớn (1.500-2.700 mm/năm) của các
tỉnh Bắc Cạn và Thái Nguyên. Tổng lưu lượng nước hàng năm đạt đến 4,5 tỷ m³.

7


Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp


SVTH: Lê Thị Thúy

1.2Địa hình
Lưu vực sông Cầu có địa hình rất đa dạng và phức tạp.Nó có hướng dốc từ Bắc
sang Nam và từ Đông Bắc sang Tây Nam, bao gồm cả 3 dạng địa hình: miền núi,
trung du và đồng bằng.
• Miền núi: thượng nguồn sông của sông Cầu được giới hạn bởi dãy núi Tam
Đảo, bị chia cắt bởi các đồi núi tạo thành những khe núi hẹp nên có rất ít cánh đồng
lớn có thể canh tác.

8


Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp

SVTH: Lê Thị Thúy

• Trung du và đồng bằng: được giới hạn từ chân núi Tam Đảo và các dãy núi ở
thượng nguồn sông cầu đến giáp sông Hồng và sông Đuống tạo thành những cánh
đồng lớn khá bằng phẳng.
Ở phía bắc và tây bắc có những dãy núi cao hơn 1000m như Hoa Sen 1525m,
Phia Đeng 1527m, hay Pianon 1125m. Ở phía đông có những dãy núi cao hơn 700m
như Lung Giang cao 785m, Khao Khiên cao 1107m. Nhìn chung, địa hình lưu vực
thấp dần theo hướng tây bắc – đông nam và chia thành 3 vụng: thượng lưu, trung lưu
và hạ lưu.
Thung lũng sông phía thượng lưu và trung lưu nằm giữa cánh cung sông Gâm
và cánh cung Ngân Sơn –Yên Lạc. Đường phân nước của lưu vực sông Cầu được xác
định rõ ràng. Thượng lưu sông cầu chảy trong vùng núi theo hướng gần bắc - nam,
cao trung bình 300-400 m, có những đỉnh cao tới 1326-1525 m, lòng sông hẹp và rất

dốc, nhiều thác ghềnh, uốn quanh co, hệ số uốn khúc lớn (lớn hơn 2,0), độ rộng trung
bình trong mùa cạn khoảng 50-60m và mùa lũ tới 80-100m, độ dốc đáy sông đạt trên
10 %.
Trung lưu được bắt nguồn từ chợ Mới, nơi sông Cầu cắt qua cánh cung Ngân Sơn
chảy theo hướng tây bắc – đông nam trên một đoạn khá dài rồi trở lại hướng cũ cho tới
Thái Nguyên. Đoạn này thung lũng mở rộng, núi đã thấp xuống rõ rệt và ở xa bờ sông,
độ cao trung bình chỉ khoảng 100-200m, độ dốc đáy sông cũng giảm chỉ còn khoảng
0,5.Lòng sông còn mở rộng tới 80-100m, dòng sông còn uốn khúc mạnh (hệ số uốn
khúc 1,90).
Hạ lưu kể từ dươí Thác Huống cho tới Phả Lại. Hướng chảy của dòng sông lại
chuyển sang hướng tây bắc –đông nam. Địa hình hai bên sông cao trung bình 10-25m
và độ dốc sâu chỉ còn 0,1% , lòng sông rộng tới 70-150m và sâu trung bình từ 3-7m
trong mùa cạn .
1.3.
Địa chất
Vùng hạ lưu có trầm tích sỏi, cát đất thịt. Với các đặc điểm địa chất ở vùng đồng
bằng nên khi xây dựng các công trịnh thủy lợi thường gặp nhìu khó khăn trong việc xử
lý nền móng.
Vùng thượng lưu và trung lưu có các đặc điểm của vùng miền núi nên rât thuận
tiện cho việc xây dụng các công trình thủy lợi. Trên toàn lưu vực có 4 tầng chứa nước
lỗ hổng, tầng chứa nước khe nứt và 2 tầng rất nghèo nước.
1.4. Thổ nhưỡng
Dựa theo nguồn gốc phát sinh, thổ những trong lưu vực sông Cầu có thể phân
thành những nhóm chính sau:

9


Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp


SVTH: Lê Thị Thúy

- Nhóm đất feralit đỏ vàng phát triển trên đá phiến thạch sét, phiến sa và biến
chất. Loại đất này có khả năng giữ nước kém, tỷ lệ sắt trong đất cao, giàu canxi. Đây
là nhóm đất thích hợp cho phát triển lâm nghiệp, cây công nghiệp như chè, cây ăn quả.
- Nhóm đất phát triển trên đá kiềm ( đá vôi, đá bazic). Loại đất phát triển trên đá
vôi thích hợp cho việc trồng cây nông nghiệp ngắn ngày, đất giàu can xi nhưng độ dày
không đồng đều và thiếu nước mặt điển hình là ở huyện Bạch Thông. Loại đất phát
triển trên đá kiềm tập trung rất giàu chất dinh dưỡng, độ dày thường sâu, thuận tiện
cho việc trồng cây công nghiệp như ở tỉnh Thái Nguyên.
- Nhóm đất phát triển trên phù sa cổ tập trung chủ yếu ở hạ lưu sông, đất có tầng
sâu dày, nhưng bạc màu tập trung ở các huyện như hiệp hòa , Sóc Sơn…
- Nhóm đất trồng lúa có thành phần cơ giới thịt nhẹ hay trung bịnh, dinh dưỡng
khá tập trung chủ yếu ở các huyện Vĩnh Lạc, Tiên Sơn, Yên Dũng…
1.5. Thảm thực vật
Theo số liệu thống kê, đến năm 2004 diện tích rừng tự nhiên của tỉnh Bắc Kạn là
224.032 ha, tỉnh Thái Nguyên là 104.824 ha, Vĩnh Phúc 9.409 ha, Bắc Giang là
73.577 ha. Diện tích rừng bị tàn phá hàng năm cũng rất lớn, trong năm 1992 ở 2 tỉnh
Bắc Kạn và Thái Nguyên bị tàn phá 2342 ha rừng,
Hệ động thực vật ở đây cũng rất phong phú và đa dạng. Có rất nhiều động thực vật
quý hiếm, có nhiều loại dược liệu quý .
1.6. Đặc điểm khí hậu
Khí hậu ở lưu vực sông Cầu mang các đặc điểm của khí hậu nhiệt đới gió mùa,
đây được coi là đặc tính chủ đạo cho hướng phát triển của hệ sinh thái lưu vực. Mặt
khác, mùa đông lạnh là một dị thường đã phá vỡ tính điển hình của khí hậu nhiệt đới
dẫn đến những hạn chế trong phát triển của hệ sinh thái thuần chủng. Tuy nhiên, nó
cũng góp phần tạo ra tính đa dạng về mặt khí hậu, tạo tiền đề cho sự phát triển phong
phú về chủng loại của hệ sinh thái.
Nhiệt độ trung bình hàng năm dao động từ 18-230C độ ẩm dao động trong khoảng
81 – 87 %, ở vùng nùi có nhiều cây rừng, có nhiều mưa thì độ ẩm thường cao hơn. Nơi

có độ ẩm cao nhất là Tam Đảo 87%, vùng thấp nhất là Vĩnh Yên, Lục Ngạn, Sơn
Động, Bắc Giang 81%.
Lượng mưa trên Lưu vục sông Cầu không lớn lắm, dao động từ 1500- 2000mm.
Lượng mưa trong lưu vực phân bố không đều và chia thành 2 mùa rõ rệt: mùa lũ bắt
đầu từ tháng 6 kết thúc vào tháng 9, mùa hạn từ tháng 10 đến tháng 5 năm sau.
1.7. Đặc điểm thủy văn
Trên LVS Cầu, các nhánh sông chính phân bố tương đối đều dọc theo dòng chính ,
nhưng các sông có nhánh tương đối lớn đều nằm ở phía hữu ngạn lưu vực như các
sông: Chợ Chu, Đu, Công, Cà Lồ…

10


Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp

SVTH: Lê Thị Thúy

Chế độ dòng chảy của lưu vực sông Cầu cũng chia thành 2 mùa rõ rệt:
 Mùa lũ bắt đầu từ tháng 6 đến tháng 9 và chiếm 70-80% tổng lưu lượng dòng
chảy trong năm.
 Mùa khô từ tháng 10 đến tháng 5 năm sau, chỉ chiếm 20-30% tổng lưu lượng
dòng chảy của năm.
Lưu lượng dòng chảy trung bình các tháng trong năm chênh lệch nhau tới 10 lần,
mực nước cao và thấp nhất chênh nhau khá lớn, có thể tới 5-6 m.Chiều rộng lưu vực
trung bình: 31 km, mật độ lưới sông 0,95 km/km² .
Ngoài ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên, chế độ thủy văn của lưu xực sông Cầu
cuãng bị thay đổi đáng kể bởi con người. Để khai thác nguồn nước, trong lưu vực đã
xây dụng một số hồ chứa tương đối lớn và các phà đập làm mất đi dòng chảy tự nhiên
ví dụ như các hồ Đại Lãi, Xạ Hương…
2. Đặc điểm kinh tế xã hội

2.1. Dân số
Lưu vực sông Cầu là một vùng tập trung khá đông dân cư. Dân số các tỉnh thuộc
LVS khoảng 6,72 triệu người, trong đó dân số thành thị là 1.28 triệu người, chiếm
19,1% tổng dân số (trong khi tỷ lệ chung của toàn quốc là 29,6%)
Mật độ TB: Khoảng 648 người /km2 (cao gần 2,5 lần mật độ dân số trung bình
toàn quốc) . Dân số tập trung đông ở vùng đồng bằng.

Dân số thành thị, nông thôn và mật độ dân số các tỉnh LVS Cầu
Nguồn: TCTK 2010

11


Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp
SVTH: Lê Thị Thúy
2.2. Hiện trạng kinh tế xã hội
2.2.1. Cơ cấu kinh tế
Hoạt động phát triển kinh tế trong LVS Cầu đang diễn ra với nhiều nghành
nghề đa dạng thuộc hầu hết mọi lĩnh vực có hiện nay. Với nguồn tài nguyên
phong phú và đa dạng, sông Cầu và các phụ lưu của nó đã góp phần tạo nên một
vùng kinh tế phát triển góp phần không nhỏ vào tăng trưởng kinh tế của nước ta.
Cơ cấu kinh tế LVS Cầu có sự khác biệt cơ bản giữa các tỉnh trong lưu vực. Bắc
Kạn và Bắc Giang là 2 tỉnh có hoạt động kinh tế chủ yếu là nông, lâm, thủy sản.
Cơ cấu GDP của tỉnh thái Nguyên , Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Hà Nội có tỷ trọng
ngành nông, lâm, thủy sản thấp và phát triển mạnh các nghành công nghiệp,
xây dựng và dịch vụ. Số cơ sở sản xuất công nghiệp đóng trên địa bàn các tỉnh
chiếm đa số vẫn là các cơ sở cá thể hoạt động. Điều đó cho ta thấy hoạt động
của các thành phần kinh tế cá thể chiếm một vị trí rất quan trọng trong sự phát
triển kinh tế của khu vực.
Tuy nhiên, Lưu vực sông Cầu hiện nay đang chịu tác động mạnh mẽ của các hoạt

động KT - XH, nhất là của các khu công nghiệp, sản xuất làng nghề, khu khai thác và
chế biến, các tụ điểm dân cư... Sự ra đời và hoạt động của hàng loạt các khu công
nghiệp thuộc các tỉnh, thành phố, các hoạt động tiểu thủ công nghiệp trong các làng
nghề, các xí nghiệp kinh tế quốc phòng cùng với các hoạt động khai thác, chế biến
khoáng sản, canh tác trên hành lang thoát lũ, chất thải bệnh viện, trường học... đã gây
ra nhiều áp lực tác động xấu đến môi trường nói chung và môi trường nước nói riêng
của lưu vực sông Cầu.
Trong định hướng phát triển kinh tế đến năm 2020, các tỉnh trong LVS Cầu đều
đặt mục tiêu tỷ trọng nghành Công nghiệp – Xây dựng thêm trong cơ cấu kinh tế địa
phương mình từ 1-14%
Phát triển công nghiệp, xây dựng không đi kèm với các biện pháp BVMT sẽ gây
sức ép lớn lên môi trường LVS Cầu.

12


Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp

SVTH: Lê Thị Thúy

Năm

Công-nghiêpXây dưng

Thương maiDịch vụ

Nông-LâmNgư nghiệp

2010


22.2

44,2

36,6

2020

25,2

59,3

15,5

2010

45.0

38-39

16-17

2020

47-48

42-43

9-10


2010

58,5

27,2

14,3

2020

93-95

2010

53

31-32

15

2020

56

35

5-6

2010


35

34,5

30,5

2020

49,2

37,1

13,7

2010

46

33

21

2020

47

37

16


Bắc Cạn

Thái Nguyên

Vĩnh Phúc
7

Bắc Ninh

Bắc Giang

Hải Dương

Cơ cấu phát triển kinh tế các tỉnh LVS Cầu đến năm 2020
(Nguồn : TCMT tổng hợp, 2010)
Tính đến năm 2008, các tỉnh thuộc LVS Cầu có gần 10.000 doanh nghiệp sản xuất
kinh doanh thuộc các loại hình sản xuất khác nhau , trong đó:
• Bắc Cạn: 362 (4%)
• Thái Nguyên: 1.633 (16%)
• Vĩnh Phúc: 1.501 (15%)

13


Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp

SVTH: Lê Thị Thúy

• Bắc Giang: 1.600 (16%)
• Bắc Ninh: 2,162 (22%)

• Hải Dương : 2.741 (27%)

Số doanh nghiệp của địa phương trong LVS đến hết năm 2008
Nguồn: TCTK,2010
Tính đến năm 2010 , các tỉnh thuộc LVS có 65 KCN đã được thành lập, Trong đó
có 30 KCN đã đi vào hoạt động ,chỉ có 15 KCN có hệ thống xử lý nước thải tập trung.
Tổng công suất xử lý nước thải của các KCN : trên 52.600m3/ngày đêm (Nguồn : điều
tra của TT QTMT,12/2010)
Hoạt động khai thác khoáng sản tại các mỏ và các cơ sở khai thác và chế biến
khoáng sản rất phát triển tại các tỉnh thuộc LVS (đặc biệt là các tỉnh ở thượng lưu như
Bắc Kạn và Thái Nguyên) với tổng số khoảng 370 cơ sở, trong đó (Bắc Kạn: trên 140;
Thái Nguyên: trên 110; Vĩnh Phúc: trên 35; Bắc Ninh: trên 10; Bắc Giang: trên 45;
Hải Dương: trên 20)
Ngoài ra có khoảng 70 CCN, 69 làng nghề,các cơ sở sản xuất kinh doang,dịch vụ
điều tra được khoảng 3.000 cơ sở thuộc các loại hình: chế biến thực phẩm; cơ khí chế
tạo;kinh doanh xăng dầu; sắt thép; sản xuất giấy, bao bì, đồ mĩ nghệ. Trong đó các
tỉnh Thái Nguyên, Bắc Ninh và Bắc Giang chiếm tỉ lệ cao.

14


Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp

SVTH: Lê Thị Thúy

Các làng nghề với đặc điểm sản xuất phân tán, quy trình công nghệ còn lạc hậu,
hiệu suất chưa cao nhưng đi cùng với nhu cầu thị trường, các hoạt động sản xuất có
quy mô ngày càng gia tăng kéo theo nhu cầu sử dụng nước và thải ra lượng nước ngày
càng lớn là nguyên nhân gây ô nhiễm cục bộ các đoạn sông (điển hình như các làng
nghề của Bắc Ninh được xác định là nguyên nhân chính gây ô nhiễm cục bộ sông Ngũ

Huyện Khê

b. Hoạt động của các nghành
• Nông nghiệp, lâm nghiệp
Đây là khu vực có nền nông nghiệp phát triển khá lâu đời, nhưng do đặc
điểm của địa hình, khí hậu và điều kiện tự nhiên nên việc sản xuất nông nghiệp
vừa mang tính chất canh tác của vùng đồng bằng vừa mang tính chất của trung
du và miền núi. Một số khu vực sản xuất nông nghiệp theo kiểu tập trung, gieo
trồng và thu hoạch có kế hoạch như các huyện Vĩnh Phúc, Bắc Ninh… Còn ở
một số nơi như Thái Nguyên, Bắc Kạn việc sản xuất lại mang tính chất của vùng
núi trung du, nhỏ lẻ.
Gía trị sản xuất của nghành lâm nghiệp có trị số không cao, tỷ trọng nghành
lâm nghiệp trong cơ cấu GDP ở các tỉnh nhỏ.Tuy nhiên, do sự khai thác lâm sản
và các nguồn tài nguyên rừng dã dẫn dến tình trạng suy thoái tài nguyên rừng cả
về số lượng và chất lượng.
• Hoạt động công nghiệp, xây dựng
Theo số liệu thống kê chưa đầy đủ, trên đại bàn lưu vực có khoảng gần 400
doanh nghiệp nhà nước, địa phương và hàng ngàn các cơ sở tư nhân dang hoạt
động trên hầu hết các lĩnh vực công nghiệp, thủ công nghiệp, làng nghề và trong
các lĩnh vực khác như sản xuất năng lượng, khai thác chế biến khoáng sản,
luyện kim, hóa chất, vật liệu xây dựng
- Nghành công nghiệp khai thác khoáng sản: tập trung chủ yếu ở 2 tỉnh Bắc
Kạn và Thái Nguyên. Đây là 2 tỉnh có số lượng mỏ và chủng loại khoáng sản đa
dạng phong phú và được đưa vào khai thác sớm nhất.
- Nghành công nghiệp chế biến khoáng sản: Bao gồm các cơ sở luyện kim
đen, luyện kim màu, luyện cán thép, luyện gang tập trung chủ yếu ở khu vực
tỉnh Thái Nguyên.
- Ngành công nghiệp cơ khí: Hầu hết các tỉnh thuộc lưu vục sông đều có các
nhà máy cơ khí hoạc các cụm công nghiệp. như khu công nghiệp Sông Công,
các công ty lắp máy …

- Ngành công nghiệp giấy:Tập trung ở Thái Nguyên ,Bắc Ninh
15


Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp
SVTH: Lê Thị Thúy
- Ngành công nghiệp chế biến lương thực :Nằm rải rác trên các tỉnh Thái
Nguyên ,Bắc Giang ,Bắc Ninh,với nhiều mặt hàng khác nhau như sản xuât rượu
bia ,nước ngọt ,bánh kẹo ,chế biến thịt cá ,rau quả xuất khẩu .
- Ngành sản xuất tấm lợp fibroo –xi măng :
- LVS Cầu đã và đang hình thành những khu công nghiệp với quy mô lớn
nhỏ khác nhau.
• Tiểu thủ công nghiệp và làng nghề
Hoat động làng nghề ng là một trong những nét đặc trưng của vùng nông
thôn LVS Cầu ,đặc biệt là tỉnh Bắc Ninh có tới trên 60 truyền thống .Các ngành
nghề thuộc LVS cũng rất đa dạng ,biến động theo tưng khu vực khác nhau.Phần
lớn các cơ sở làng nghề nằm xen kẽ với khu vực dân cư , hỗn hợp nhiêù loại
hình sản xuất khác nhau.Có thể chia thành các nhóm :
- Sản xuất vật liệu xây dựng
- Sản xuất sắt thép
- Đúc nhôm, chì, kẽm
- Chế biến lương thực ,thực phẩm
- Giết mổ trâu bò
- Sản xuất giâý
- Thủ công nghệ mây tre đan
Cùng với các làng nghề tập trung chủ yếu ở tỉnh Bắc Ninh , Bắc Giang,Thái
Nguyên là nơi tập trung các cơ sở sản xuất tiêu thủ công nghiệp ở Thái Nguyên
với hơn 10 cơ sở sản xuất bia hơi ,12 cơ sở đúc gang và cán thép thủ công ,trên
30 bàn tuyển quặng chì thiếc nhỏ và trên 100 bàn tuyển vàng lớn nhỏ .
Các hoạt động sản xuất công nghiệp và sinh hoạt được xác định là nguyên nhân

chính gây ô nhiễm môi trường LVS Cầu, căn cứ hiện trạng ô nhiễm và tình hình phát
triển hiện nay, cần có các biện pháp tổng thể khắc phục tình trạng ô nhiễm cục bộ trên
từng đoạn sông để môi trường nước LVS Cầu đảm bảo chất lượng và đáp ứng các Quy
chuẩn môi trường.

II. HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC LVS CẦU
1. Đánh giá chung
Theo dự án điều tra tình hình khai thác ,sử dụng tài nguyên nước và xả nước thải
vào nguồn nước LVS Cầu (Cục QLTNN) lượng nước cần sử dụng của các ngành
trong lưu vực khoảng 3,1 tỷ m3. Trong đó :

16


Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp

SVTH: Lê Thị Thúy



Nông nghiệp: 1,97 tỷ m3/năm



Công nghiệp: 0,51 tỷ m3/năm



Sinh hoạt:0,096 tỷ m3/năm




Thủy sản : 0,63 tỷ m3/năm

70% nước sinh hoạt và công nghiệp được cung cấp từ sông hoặc hồ chứa
.

Tổng lượng nhu cầu sử dụng nước phân theo ngành
Nguồn: Dự án điều tra tình hình khai thác, sử dụng TNN và xả nước thải vào
nguồn nước LVS cầu, Cục QLTNN

Theo điều tra, có 824 nguồn thải với tổng lượng nước thải ước tính khoảng
140810 m3/ngày đêm đổ vào lưu vực sông Cầu. Trong số đó chỉ có khoảng
30.000 m3 là nước thải có qua xử lý ( chiếm khoảng 21% ), lượng nước còn lại
(chưa qua xử lý) đã xả thẳng vào lưu vực. Thực tế cho thấy , mặc dù lượng nước
thải đã qua xử lý chiếm 21% nhưng hiệu quả xử lý lại rất thấp, do phần lớn các
biện pháp xử lý đang áp dụng chỉ có tính sơ bộ, hệ thống xử lý không đáp ứng
được các tiêu chuẩn kỹ thuật cũng như chỉ mang tính hình thức, nhằm đối phó
với cá cơ quan chức năng. Nên hiện tại lưu vực sông phải gánh chịu tải lượng ô
nhiễm khá cao. Số lượng nguồn thải và lượng nước ra lưu vực sông Cầu được
phân chia theo từng loại hình hoạt động.
Bảng 2.2. Nước thải thống kê theo ngành nghề hoạt động trong lưu vực

17


Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp

SVTH: Lê Thị Thúy


TT

Ngành nghề hoạt động

1.

Khai thác mỏ, chế biến khoáng 15
sản
20
Cơ khí, luyện kim, chế tạo máy

29280

20,79

10470

7,44

Chế biến nông sản,sản xuất bia, 19
rượu cồn
7
Sản xuất gia công giấy

2270

1,61

3510


2,49

6

900

0,64

708

1840

1,31

5200

3,69

3710

2,63

8

35990

25,56

5


47640

33,83

824

140810

100,0

2.
3.
4.
5.
6.
7.
8.
9.
10.

Dệt may, sản xuất bao bì
Sản xuất vật liệu xây dựng

Số nguồn Lượng thải
thải
(m3/ngđ)

Các ngành nghề khác ( nhiệt 3
điện,sản xuất đồ nhựa, pin)
33

Các cơ sở khám chữa bệnh
Làng nghề, tểu thủ công nghiệp
Nguồn thải đô thị
Tổng số

Tỷ trọng
(%)

Nguồn: Cục bảo vệ môi trường, 2010.
Theo bảng trên, trên ta thấy chỉ với 8 làng nghề thủ công trong khu vực đã
thải ra lưu vực sông một lượng nước thải lớn ( chiếm 25,56% tổng lượng nước
thải trong cả khu vực). Với công nghệ sản xuất lạc hậu, cung cách quản lý môi
trường chưa chặt chẽ mà các làng nghề, khu công nghiệp đang là những nguồn
thải lớn nhất đổ ra lưu vực sông. Công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản
là một nghành khá triển ở các tỉnh ở vùng núi phía bắc cũng là nguồn gây ô
nhiễm khá lớn nó thải ra một lượng nước lớn ra lưu vực sông. Với 15 cơ sở khai
thác và chế biến khoáng sản đã thải ra 29280 m3 nước/ngày đêm ( chiếm
20,79% tổng lượng nước thải)
2. Đặc điểm các nguồn thải trên lưu vực
Trên lưu vực sông Cầu đang diễn ra nhiều hoạt động kinh tế - xã hội có ảnh
hương trực tiếp hoặc gián tiếp tới môi trường nước với quy mô và điều kiện
phân bố khác nhau như công nghiệp, đô thị, nông nghiệp, làng nghề, sinh hoạt
và y tế…Nền kinh tế giữa các tỉnh trên lưu vực sông Cầu có sự khác biệt khá
18


Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp
SVTH: Lê Thị Thúy
lớn, do vậy lượng và loại nước thải tại các khu vực khác nhau trên toan lưu vực
cũng khác nhau. Trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn, Bắc Giang và các vùng thuần nông

khác các nguồn gây ô nhiễm chủ yếu là nước thải sinh hoạt và nông nghiệp.
Ngược lại, các huyện giáp sông Cầu thuộc các tỉnh Thái Nguyên, Bắc Ninh,
Vĩnh Phúc, Hà Nội…ô nhiễm nước thường do các hoạt động nông nghiệp, đô
thị và các làng nghề gây ra. Việc xác đinh rõ các nguồn gây tác động, các dạng
chât gây ô nhiễm chủ yếu ở các khu vực thuộc lưu vực giúp cho việc thiêt kế kế
các điểm quan trắc và lựa chọn các thông số quan trắc phù hợp .
Trong quá trình phát triển, công nghiệp hóa,hiện đại hóa,các đại phương trên
lưu vực sông Cầu đã và đang tiếp tục đối diện với các vấn đề ô nhiễm nguồn
nước với xu hướng càng ngày càng gia tăng, đặc biệt là vùng hạ lưu của lưu vưc
sông. Các nguồn thải gây ô nhiễm chính toàn hệ thống sông bao gồm:
• Nước thải từ các hoạt động sản xuất công nghiệp
Theo thống kê đến năm 2004, toàn bộ lưu vực sông có hơn 2000 doanh
nghiệp sản xuất công nghiệp. Trong đó, Bắc Giang chiếm tỉ lệ cao nhất 28%,
Hải Dương 23%, Bắc Ninh 22%. Các nghành công nghiệp bao gồm có luyện
kim, chế biến thực phẩm, chế biến lâm sản, vật liệu xây dựng…
Các khu công nghiệp và các nhà máy chủ yếu tập trung ở các tỉnh như Thái
Nguyên, Hải Dương, Bắc Ninh, Bắc Giang. Một số nghành nghề chính có
lượng nước thải ảnh hưởng tới lưu vực là:
- Công nghiệp khai thác mỏ và tuyển quặng: Phát triển ở Bắc Kạn và Thái
Nguyên. Hầu hết các khu mỏ khai thác đều không có khu xử lý nước thải, nước
thải đa phần được xả thẳng vào nguồn nước mặt với tải lương ngày càng tăng.
- Công nghiệp luyện kim, cán thép: Tập trung chủ yếu ở Thái Nguyên, với
tổng lượng nước thải khoảng 16000 m3 ngày đêm.
- Công nghiệp sản xuất giấy: Cũng là nguồn ô nhiễm đáng kể với tổng tải
lượng khoảng 3.500/ m3ngày. Trong đấy nước thải của nhà máy sản xuất giấy
Hoàng Văn Thụ ( Thái Nguyên) có hàm lượng chất hữu cơ cao nó có ảnh hưởng
tới chất lượng nước sông.
- Chế biến thực phẩm: lượng nước thải chưa qua xử lý của các nhà máy, cơ
sở sản xuất, chế biến thực phẩm của các tỉnh thuộc lưu vực ổ vào sông Cầu
khoảng 2.000 m3/ ngày, với hàm lượng chất hưu cơ, vi khuẩn, coliform cao.

• Nước thải nông nghiệp

19


Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp
SVTH: Lê Thị Thúy
Sản xuất nông nghiệp là hoạt động được quan tâm phát triển tại lưu vực sông
Cầu. Tuy nhiên do mở rộng sản xuất nên lương thuốc bảo vệ thực vật được sử
dụng là tương đối lớn, khoảng 3kg/ha/năm, trong đó thuốc trừ sâu chiếm tỷ lệ
cao nhất ( 68,3% ). Tại các vùng trồng rau, tỷ lệ thuốc bảo vệ thực vật được sử
dụng cao gấp 3-5 lần so với các vùng trồng lúa.
Nước thải và chất thải rắn từ các hoạt đông chăn nuôi gia súc, gia cầm của
các tỉnh thuộc lưu vục sông đều được đổ trực tiếp vào nguồn nước mặt do các
biện xử lý nước thải ở đây còn rất hạn chế.
• Nguồn thải từ rác thải rắn
Theo thống kê trên toàn lưu vực, mỗi ngày có khoảng 1.500 tấn rác đô thi
các loại, chủ yếu là rác thải sinh hoạt. Công tác thu gom nhìn chung còn kém
chỉ khoảng 40-45% lượng rác thải được thu gom và xử lý,ở các khu vực đô thị
tỷ lệ này cao hơn khoảng 60-70%. Lượng chất thải rắn không được thu gom đa
số được đỏ bỏ ở ven sông, ven đường làm mất cảnh quan đô thị, làm ô nhiễm
môi trường và ảnh hưởng tới sức khỏe của con người.
3. Hiện trạng môi trường nước của một số tỉnh thuộc lưu vực sông Cầu
3.1. Chương trình quan trắc môi trường nước LVS Cầu:
- Quan trắc thường xuyên tại 42 điểm vói tần suất 6 lần / năm.
+ Quan trắc các thông số hóa lý cơ bản: DO, COD, BOD5, NH4+...
+ Quan trắc thủy sinh: động vật nổi, thực vật nổi, động vật đáy
- Quan trắc trầm tích đáy tại 10 điểm / đợt, 2 đợt / năm

20



Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp

SVTH: Lê Thị Thúy

Điểm quan trắc môi trường nước
LVS Cầu

3.2. Hiện trạng môi trường LVS Cầu ở một số tỉnh.
Do đặc thù chịu ảnh hưởng của hoạt động phát triển các ngành công nghiệp nên
trên lưu vực sông (LVS) Cầu có nhiều đoạn bị ô nhiễm nặng bởi các chất gây ô nhiễm
hữu cơ.

3.2.1. Sông Cầu đoạn qua Bắc Cạn
*Hàm lượng NH4+
Điểm quan trắc môi trương nước LVS Cầu

21


Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp

SVTH: Lê Thị Thúy

Giá trị cả NH4+ trên sông Cầu đoạn chảy qua tỉnh Bắc Cạn
Nguồn: TCMT,2011
Nhận xét: nồng độ có xu hướng giảm qua các năm. Gía trị cao nhất ở đoạn Cầu
Phả.
*Hàm lượng COD


Giá trị cả COD trên sông Cầu đoạn chảy qua tỉnh Bắc Cạn
Nguồn: TCMT,2011
Nhận xét: giá trị thông số tương đối ổn định, nồng độ xấp xỉ QCVN 08: 2008-A1
*Hàm lượng BOD5

22


Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp

SVTH: Lê Thị Thúy

Giá trị cả BOD5 trên sông Cầu đoạn chảy qua tỉnh Bắc Cạn
Nguồn: TCMT,2011
Nhận xét: Chất lượng nước sông Cầu qua tỉnh Bắc Kạn bắt đầu xuất hiện dấu

hiệu ô nhiễm. Theo số liệu quan trắc, khu vực cầu Phà và cầu Thác Riêng (Bắc
Kạn), giá trị BOD5 đã vượt QCVN 08:2008 đối với mức dùng cho sinh hoạt A1.
ĐÁNH GIÁ CHUNG
- Chất lượng nước còn tương đối tốt
- Phần lớn các thông số thấp hơn QCVN 08:2008-A1

3.2.2. Sông Cầu đoạn qua Tp. Thái nguyên
*Hàm lượng NH4+

Gía trị của NH4+ tại Sông Cầu đoạn qua Tp.Thái Nguyên
Nguồn: TCMT, 2011
Nhận xét: Tại điểm Cầu Trà Vườn, vượt quá QCVN 08:2008-B1, nồng độ NH4+
có xu hướng giảm.


23


Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp

SVTH: Lê Thị Thúy

*Hàm lượng COD

Gía trị cuả COD tại Sông Cầu đoạn qua Tp.Thái Nguyên
Nguồn: TCMT, 2011
Nhận xét: Nồng độ COD qua 2 đợt năm 2011 có xu hướng giảm nhẹ.
* Hàm lượng BOD5

Gía trị cuả BOD5 tại Sông Cầu đoạn qua Tp.Thái Nguyên
Nguồn: TCMT, 2011

24


Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp

SVTH: Lê Thị Thúy

Nhận xét:
Nồng độ ô nhiễm tăng bất thường ( Hoàng Văn Thụ, cầu Trà Vườn) vượt quá
QCVN 08:2008-A1
Ở cầu Gia Bây và Cầu Mây được cải thiện.


ĐÁNH GIÁ CHUNG:
- Khi chảy vào thành phố Thái Nguyên, mức độ ô nhiễm gia tăng đáng kể
do chịu tác động của các hoạt động sản xuất công nghiệp và khai thác khoáng
sản. Phần lớn các thông số vượt QCVN 08:2008-A1
- Một số điểm có các thông số cao đột biến, thậm chí vượt QCVN 08:2008-B1
(NH4+ - cầu Trà Vườn; COD – Hoàng Văn Thụ và cầu Trà Vườn)
- Chất lượng nước có xu hướng cải thiện so với các năm trước.

3.2.3. Sông Cầu đoạn qua Bắc Giang, Bắc Ninh
*Hàm lượng NH4+

Gía trị của NH4+ tại Sông Cầu đoạn qua Bắc Giang, Bắc Ninh
Nguồn: TCMT, 2011

25


×