Tải bản đầy đủ (.doc) (28 trang)

Khái quát quá trình phát triển thị trường bất động sản ở huyện đông anh, thành phố hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (445.23 KB, 28 trang )

MỤC LỤC
MỤC LỤC...........................................................................................................................................................1
MỞ ĐẦU............................................................................................................................................................2
TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG BẤT ĐỘNG SẢN.................................................................................................3
1.1. Khái niệm về bất động sản.....................................................................................................................3
1.1.1. Bất động sản...................................................................................................................................3
1.1.2. Thị trường bất động sản.................................................................................................................4
1.2.Tính tất yếu của quá trình hình thành và phát triển thị trường bất động sản.........................................4
1.3.Phân loại thị trường bất động sản..........................................................................................................5
1.4.Đặc điểm của thị trường bất động sản...................................................................................................5
1.4.1. Thị trường bất động sản mang tính không tập trung, trải rộng trên tất cả các vùng đất nước.......5
1.4.2. Thị trường bất động sản là một dạng thị trường không hoàn hảo..................................................6
1.4.3. Việc tạo lập các bộ phận cấu thành BĐS đòi hỏi vốn đầu tư và lao động lớn..................................6
1.4.4. Thị trường BĐS có mối liên hệ mật thiết với thị trường vốn và tài chính........................................6
1.4.5. Thị trường Bất động sản là thị trường đầu vào, thị trường tư liệu sản xuất nên rất đa dạng về
hình thức..................................................................................................................................................7
1.4.6. Thị trường Bất động sản chịu sự chi phối của pháp luật.................................................................7
1.4.7.TTBĐS là cung trong TTBĐS không thể phản ứng nhanh chóng tương ứng với sự thay đổi của cầu 8
1.5.Vai trò của Thị trường Bất động sản........................................................................................................8
1.5.1. Thị trường Bất động sản là nơi thực hiện tái sản xuất các yếu tố sản xuất cho các nhà kinh doanh
BĐS...........................................................................................................................................................8
1.5.2. Thị trường Bất động sản là cầu nối giữa sản xuất và tiêu dùng, giữa xây dựng, mua bán BĐS cũng
như mua bán nhà và mua bán quyền sử dụng đất...................................................................................9
1.5.3. Thúc đẩy áp lực khoa học-kỹ thuật, cải tiến công nghệ, nâng cao chất lượng nhà ở (BĐS), bảo vệ
và nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên đất...........................................................................................9
1.5.4. TTBĐS góp phần thúc đẩy quá trình đổi mới quản lý đất đai, nhà ở, các công trình công cộng và
các cơ sở kinh tế-xã hội khác..................................................................................................................10
1.5.5. Phát triển thị trường BĐS góp phần tăng cường quan hệ hợp tác, nâng cao trình độ xã hội hoá
trong sản xuất kinh doanh......................................................................................................................10
1.5.6. Ngành kinh doanh BĐS nói chung, nhà đất nói riêng đòi hỏi nhiều vốn, sức hấp dẫn cao............11
Chương 2........................................................................................................................................................12


QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG BẤT ĐỘNG SẢN Ở HUYỆN ĐÔNG ANH, THÀNH PHỐ HÀ NỘI..............12
2.1. Khái quát chung về đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội ở huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội ảnh
hưởng đến quá trình phát triển thị trường bất động sản...........................................................................12
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên........................................................................................................................12
2.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội...............................................................................................................13
2.1.3. Cơ sở hạ tầng kĩ thuật...................................................................................................................14
1


2.2. Quá trình phát triển thị trường bất động sản:.....................................................................................16
2.3. Một số dự án lớn được đầu tư xây dựng trên huyện Đông Anh:.........................................................19
DANH MỤC CÁC DỰ ÁN ƯU TIÊN ĐẦU TƯ TRÊN ĐỊA BÀN..............................................................................23
HUYỆN ĐÔNG ANH GIAI ĐOẠN 2011- 2020....................................................................................................23
Chương 3........................................................................................................................................................27
ĐÁNH GIÁ VỀ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG......................................................................................27
BẤT ĐỘNG SẢN Ở HUYỆN ĐÔNG ANH, THÀNH PHỐ HÀ NỘI..........................................................................27
TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................................................................................28

MỞ ĐẦU
Thị trường bất động sản có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển kinh tế
xã hội của mỗi quốc gia. Trong những năm gần đây, thị trường bất động sản Hà nội
đã trở thành một vấn đề quan trọng và ngày càng được sự chú ý của dư luận Thủ đô.
Các phương tiện báo chí, truyền hình luôn đề cập tới thị trường bất động sản, tới
những vấn đề cập nhật của thị trường này; hoạt động thị trường bất động sản ngày
càng sôi động cùng với sự phát triển kinh tế của cả nước nói chung và thủ đô nói
riêng. Điều đó cho thấy rằng, tầm quan trọng và ảnh hưởng của thị trường bất động
sản đến đời sống kinh tế xã hội là rất to lớn. Thật vậy, bởi bất động sản là nhu cầu
thiết yếu không thể thiếu được, nhất là đất ở, nhà ở vô cùng quan trọng đối với mỗi
người. Những vấn đề nóng bỏng, bất cập của thị trường bất động sản thường được đề
2



cập đến những vấn đề sốt đất, đầu cơ đất, mua bán quyền sử dụng đất. Từ đó cho
thấy việc nghiên cứu quá trình phát triển thị trường bất động sản là rất cần thiết và có
ý nghĩa.
Thị trường bất động sản là một lĩnh vực rộng lớn, nên với trình độ còn hạn chế
sẽ không thể tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được những ý kiến
đóng góp quý báu của thầy, cô để em có thể rút ra được những kinh nghiệm trong
nghiên cứu và làm việc sau này. Mục đích nghiên cứu đề tài nhằm : Khái quát quá
trình phát triển thị trường bất động sản ở huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội.

Chương 1
TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG BẤT ĐỘNG SẢN
1.1. Khái niệm về bất động sản
1.1.1. Bất động sản
Điều 181 Bộ luật Dân sự đã xác định khái niệm bất động sản như sau:
Bất động sản (BĐS) là tài sản không di dời được bao gồm: đất đai, nhà ở, công
trình xây dựng gắn liền với đất đai, kể cả các tài sản gắn liền với nhà ở, công trình
xây dựng đó; các tài sản khác gắn liền với đất đai; các tài sản khác do phấp luật quy
định. Với tư cách là vật chất thoả mãn nhu cầu cuộc sống của con người, BĐS được
mua đi bán lại và đã nhanh chóng trở thành hàng hoá trên thị trường.

3


1.1.2. Thị trường bất động sản
Khái niệm 1: Thị trường BĐS là thị trường của hoạt động mua bán, trao đổi,
cho thuê, thế chấp, chuyển nhượng quyển sử dụng BĐS theo quy luật của thị trường
có sự quản lý của Nhà nước.
Khái niệm 2: Thị trường bất động sản là tổng hoà các giao dịch dân sự

vềBĐS tại một địa bàn nhất định, trong thời gian nhất định.
Khái niệm 3: Thị trường BĐS là tổ chức các quyền có liên quan đến đất sao
cho chúng có thể trao đổi giá trị giữa các cá nhân hoặc thực thể. Các quyền này độc
lập với các đặc tính vật chất mà thường được gọi là đất.
1.2.Tính tất yếu của quá trình hình thành và phát triển thị trường bất động sản
Quá trình hình thành và phát triển của thị trường BĐS là một quá trình tất yếu
khách quan gắn liền với quá trình phát triển của sản xuất hàng hoá. Cơ sở kinh tế - xã
hội của sự ra đời và tồn tại của sản xuất hàng hoá là phân công lao động giữa người
sản xuất này và người sản xuất khác, do quan hệ khác nhau về tư liệu sản xuất
quy định.
Con người ngoài các nhu cầu về ăn mặc, làm việc, lao động... thì nhà ở cũng là
một nhu cầu không thể thiếu đựơc của cuộc sống. Ổn định chỗ ở là công việc đầu
tiên con người cần làm trước khi bắt tay vào thực hiện các dự định tiếp theo. Hiện
nay trong khi dân số đang tăng nhanh, quá trình đô thị hoá diễn ra nhanh chóng,
mức sống của con người ngày càng tăng lên ... nhu cầu về nhà ở và đất đai do vậy
cũng tăng lên, trong khi đó đất đai và nhà ở lại có hạn việc mua bán, chuyển
nhượng, cho thuê... là một hoạt động tất yếu phải diễn ra. Bên cạnh đó thì các yếu tố
xã hội như tâm lý, thói quen tập quán cũng ảnh hưởng đáng kể tới việc nảy sinh nhu
cầu về BĐS. Ngày nay khi cuộc sống ở các đô thị ngày càng phát triển thì số thế hệ
trong một gia đình giảm đi, nhu cầu được sống riêng tăng lên, con cái khi đã lớn đều
có mong muốn được có phòng riêng do vậy nhu cầu xây dựng mở rộng chỗở tăng
nên. Điều này là một trong những nguyên nhân dẫn tới nhu cầu về BĐS tăng lên.
Trong nền kinh tế thị trường khi mà đã có cầu, lợi nhuận mà cầu này mang lại lại rất
lớn, pháp luật lại không cấm thì tất yếu người ta sẽ tìm cách đáp ứng cung. Cung cầu
gặp nhau trên cơ sở pháp luật cho phép thì tất yếu hình thành thị trường.
4


Nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường thì mọi yếu tố đầu vào sản
xuất và đầu ra sản phẩm đều trở thành hàng hoá và hình thành các loại thị

trường chuyên biệt phát triển ở các mức độ khác nhau. Trong điều kiện đó nếu
không thừa nhận các BĐS là hàng hoá, không thừa nhận thị trường BĐS thì sẽ tạo
nên sự khuyết thiếu, kém đồng bộ trong hệ thống thị trường làm suy yếu động lực
thúc đẩy của cơ chế thị trường tới sự vận hành của nền kinh tế.
1.3.Phân loại thị trường bất động sản
Phân loại thị trường bất động sản

Theo các cấp của
thị trượng:

Theo đối tượng
của thị trường:

Theo mục đích
sử dụng:

-Thị trường cấp I.

-Thị trường nhà ở.

-Thị trường cấp II.

-Thị trường khách
sạn.

-Thị trường mua
bán.

-Thị trường cấp III.


-Thị trường cho
thuê.

-Thị trường cho
thuê.

-Thị trường thế
chấp bảo hiểm.

-Thị trường văn
phòng.

Theo khu vực:
-Thị trường bất
động sản ở đô
thị.
-Thị trường bất
động sản ở nông
thôn.
-Thị trường bất
động sản ở các
đô thị lớn.

1.4.Đặc điểm của thị trường bất động sản.
1.4.1. Thị trường bất động sản mang tính không tập trung, trải rộng trên tất cả
các vùng đất nước
TTBĐS thường không bao gồm một thị trường lớn mà bao gồm hàng loạt thị
trường nhỏ, mỗi thị trường mang bản chất địa phương về quy mô và trình độ khác
nhau do có sự phát triển không đồng đều giữa các vùng, các miền, do điều kiện tự
nhiên và trình độ phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội khác nhau quy định. TTBĐS ở

các đô thị có quy mô và trình độ phát triển cao hơn TTBĐS ở nông thôn và miền núi.

5


1.4.2. Thị trường bất động sản là một dạng thị trường không hoàn hảo
Do sự không đồng nhất về thông tin và các yếu tố cấu thành các thị trường đó.
Điều này xuất phát từ những đặc trưng riêng của mỗi vùng, chịu sự chi phối của điều
kiện tự nhiên cũng như truyền thống và tập quán về sử dụng nhà đất BĐS nói chung.
Trong các thị trường địa phương, sự hiểu biết về các giao dịch cũng không
hoàn hảo, người mua và người bán BĐS thường thiếu thông tin liên quan đến những
giao dịch trước đó. Điều này gây ra hiện tượng độc quyền, đầu cơ tạo ra hiện tượng
cung - cầu, giá cả giả tạo. Đây là một đặc điểm chủ yếu của TTBĐS.
1.4.3. Việc tạo lập các bộ phận cấu thành BĐS đòi hỏi vốn đầu tư và lao động lớn
Mà sự vận động, vận hành của các yếu tố đó trong thị trường BĐS diễn ra
chậm chạp vì nó còn phụ thuộc vào: cơ chế, chính sách của Nhà nước; các thủ tục về
hợp đồng, chuyển nhượng, đăng ký đất đai, nhà ở,...
1.4.4. Thị trường BĐS có mối liên hệ mật thiết với thị trường vốn và tài chính
Động thái phát triển của thị trường này tác động tới nhiều loại thị trường trong
nền kinh tế.BĐS là tài sản đầu tư trên đất bao gồm cả giá trị đất đai sau khi đã được
đầu tư. Mà đầu tư tạo lập BĐS thường sử dụng một lượng vốn lớn với thời gian hình
thành BĐS cũng như thu hồi nguồn vốn dài. Khi BĐS tham gia lưu thông trên
thịtrường BĐS, các giá trị cũng như các quyền về BĐS được đem ra trao đổi, mua
bán, kinh doanh v.v.. giải quyết vấn đề lưu thông tiền tệ, thu hồi vốn đầu tư và mang
lại lợi nhuận cho các bên giao dịch. Điều này chứng tỏ thị trường BĐS là đầu ra quan
trọng của thị trường vốn. Ngược lại, thị trường BĐS hoạt động tốt là cơ sởđể huy
động được nguồn tài chính lớn cho phát triển kinh tế thông qua thế chấp và giải ngân
(Theo thống kê, ởcác nước phát triển lượng tiền ngân hàng cho vay qua thế chấp bằng
BĐS chiếm 80% trong tổng lượng vốn cho vay). Ngoài ra, thị trường BĐS còn có
quan hệ trực tiếp với thị trường xây dựng và qua đó mà bắc cầu tới các thị trường vật

liệu xây dựng và đồ nội thất, thị trường lao động v.v.. dao động của thị trường này có
ảnh hưởng lan toả tới sự phát triển ổn định của nền kinh tế quốc dân.

6


Để tạo lập và đưa một BĐS vào sử dụng phải mất một khoảng thời gian tương
đối dài và đòi hỏi phải có sự đầu tư vốn lớn. Do vậy việc thu hồi vốn chậm và thường
có nhiều rủi ro.
1.4.5. Thị trường Bất động sản là thị trường đầu vào, thị trường tư liệu sản xuất
nên rất đa dạng về hình thức
Nó có thể diễn ra dưới dạng trao đổi, mua bán chuyển nhượng, cầm cố và cũng
có thể diễn ra dưới hình thức cho thuê. Trong điều kiện đất đai ngày càng khan hiếm
và nhu cầu sử dụng đất đai ngày càng tăng thì xu hướng cho thuê đất đai, BĐS trở
nên khá phổ biến. Việc cho thuê đất đai thực chất là cho thuê quyền sử dụng đất đai.
Người thuê phải trả cho người cho thuê một khoản tiền về việc sử dụng đất đai, BĐS
trong thời hạn thuê.
Ở nước ta, đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước thống nhất quản lý, nên
thực chất việc mua bán, trao đổi, chuyển nhượng, cầm cố,... Đất đai là trao đổi mua
bán, chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Nhà nước ta cũng đang mở rộng và phát
triển hình thức cho thuê đất, tạo ra những điều kiện thuận lợi cho người có nhu cầu về
đất, BĐS muốn thuê để sản xuất về thủ tục, giá cả, thời hạn,..., đặc biệt là đối với
người nước ngoài muốn đầu tư và nước ta.
1.4.6. Thị trường Bất động sản chịu sự chi phối của pháp luật
TTBĐS nói chung và thị trường đất đai nói riêng là một thị trường đặc biệt, nó
không được tự do trao đổi như các thị trường hàng hoá khác. Nó được hạn chế bởi sự
quản lý chặt chẽ và nghiêm ngặt của Nhà nước nhằm bảo vệ tài nguyên đất trên phạm
vi quốc gia. Trong điều kiện đất đai thuộc sở hữu toàn dân, Nhà nước là người đại
diện thì chế độ quản lý của Nhà nước về đất đai có vai trò vô cùng quan trọng trong
việc thúc đẩy quá trình hình thành và phát triển thị trường BĐS. Điều đó thể hiện

trong việc quy định các quyền lợi, nghĩa vụ của người sử dụng đất, những quy định
trong việc đánh giá và định giá đất đai khi chuyển mục đích và quyền sử dụng đất.
Chế độ quản lý của Nhà nước về đất đai được thể hiện ở luật đất đai và những văn
bản khác dưới luật quy định và hướng dẫn thihành các điều khoản của luật đất đai.
7


1.4.7.TTBĐS là cung trong TTBĐS không thể phản ứng nhanh chóng tương ứng
với sự thay đổi của cầu
Bởi việc tăng cung của một loại BĐS chẳng hạn như nhà đất cho một mục
đích cụ thể nào đó thường mất nhiều thời gian. Đó là thời gian dành cho việc tạo
nguồn cung cho thị trường như: mua đất, xin cấp giấy phép xây dựng,... Những biến
động xảy ra trong thị trường nhà đất chậm hơn nhiều so với phần lớn các thị trường
khác.Trong thị trường BĐS, cầu phản ứng rất nhanh nhưng phản ứng chậm và cần
phải có thời gian mới có thể tiếp cận, đáp ứng được cầu. Như vậy, cung BĐS ít co
giãn, trong khi cầu co giãn nhiều. Điều này dẫn đến hậu quả là mất cân bằng cung
cầu trên TTBĐS.
1.5.Vai trò của Thị trường Bất động sản
Thị trường BĐS phát triển là một nhân tố quan trọng góp phần thúc đẩy sự
phát triển kinh tế-xã hội đất nước và nâng cao đời sống của các tầng lớp dân cư.
1.5.1. Thị trường Bất động sản là nơi thực hiện tái sản xuất các yếu tố sản xuất
cho các nhà kinh doanh BĐS
Trên thị trường BĐS, các nhà kinh doanh BĐS và những người tiêu dùng thực
hiện việc mua bán của mình. Với vai trò là một hàng hoá đặc biệt, BĐS nói chung mà
chủ yếu là đất đai và nhà ở được chuyển quyền sở hữu và quyền sử dụng từ người
này sang người khác. Việc mua đi bán lại như vậy tạo ra một khối lượng hàng hoá
không bao giờ cạn cung cấp cho thị trường, làm cho thị trường hàng hoá BĐS luôn
luôn phong phú. Thị trường là nơi chuyển hoá vốn từ hình thái hiện vật sang giá trị, là
nhân tố quyết định tốc độ chu chuyển vốn, sự tăng trưởng của kinh doanh và sự tồn
tại của các doanh nghiệp kinh doanh BĐS.Trong quá trình kinh doanh tạo ra các sản

phẩm như nhà ở và các công trình gắn liền với đất đai, các yếu tố sản xuất kể cả giá
cả đất đai được vật hoá trong sản phẩm. Để tiến hành qúa trình tái sản xuất ở chu kỳ
tiếp theo, đòi hỏi phải chuyển hoá hình thái hiện vật thành hình thái tiền. Công việc
chuyển hoá hình thái vốn này được thực hiện thông qua thị trường. Thị trường BĐS
nhìn từ góc độ xử lý đầu ra của sản phẩm có ảnh hưởng quyết định đến tốc độ, quy
8


mô tăng trưởng của kinh doanh và sự tồn tại của doanh nghiệp và là nơi thực hiện
chức năng hoàn trả vốn kinh doanh, tái sản xuất các yếu tố sản xuất kinh doanh.
Quá trình thực hiện việc tiêu thụ sản phẩm trên thị trường không chỉ đơn thuần
là hoàn trả chi phí sản xuất mà còn là quy trình hiện thực hoá giá trị sản phẩm thặng
dư tiềm tàng thành lợi nhuận thực tế.
1.5.2. Thị trường Bất động sản là cầu nối giữa sản xuất và tiêu dùng, giữa xây
dựng, mua bán BĐS cũng như mua bán nhà và mua bán quyền sử dụng
đất
Trong điều kiện của sản xuất hàng hoá, người sản xuất trước hết lo tổ chức sản
xuất kinh doanh, sử dụng các yếu tố sản xuất để sản xuất ra những sản phẩm hàng
hoá, những sản phẩm đó sẽ được đem bán. Trong khi đó những người tiêu dùng sản
phẩm lại cần tìm mua các loại sản phẩm đó. Để giải quyết mâu thuãn này, nơi gặp gỡ
chính là thị trường. Thông qua thị trường bán (bên cung) và người mua (bên cầu) gặp
gỡ thoả thuận với nhau và sản phẩm được thực hiện quá trình sản xuất diễn ra bình
thường.
1.5.3. Thúc đẩy áp lực khoa học-kỹ thuật, cải tiến công nghệ, nâng cao chất
lượng nhà ở (BĐS), bảo vệ và nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên đất
Thị trường nói chung, thị trường BĐS nói riêng, chịu sự tác động tương hỗ lẫn
nhau giữa các yếu tố cơ bản là cung cầu, giá cả, cạnh tranh. Sụ tồn tại và vận động
của thị trường biểu hiện ở sự vận động của các yếu tố không tách rời nhau. Mỗi sự
biến thiên của yếu tố này đều kéo theo sự vận động biến thiên của yếu tố khác và
ngược lại. Điều đó làm thúc đẩy các doanh nghiệp áp dụng tiến bộ khoa học và công

nghệ, cải tiến tổ chức và quản lý, thực hiện các biện pháp hữu hiệu nhằm nâng cao
năng suất lao động, hạ giá thành và nâng cao chất lượng sản phẩm, nâng cao sức cạnh
tranh trên thị trường mang lại lợi nhuận cao.Như vậy trên cơ sở quy luật vận hành của
nền kinh tế thị trường, nhờ việc áp dụng khoa học công nghệ, cải tiến công nghệ mà
nguồn hàng hoá BĐS ngày càng phong phú, đa dạng với chất lượng ngày càng cao

9


nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh, nhu cầu sử dụng của dân cư và nền kinh
tế quốc dân.
1.5.4. TTBĐS góp phần thúc đẩy quá trình đổi mới quản lý đất đai, nhà ở, các
công trình công cộng và các cơ sở kinh tế-xã hội khác
Thị trường BĐS được hình thành và phát triển góp phần từng bước xây dựng
đồng bộ các loại thị trường trong nền kinh tế hàng hoá. Trên cơ sở đó, cơ chế thị
trường mới được vận hành và phát huy tác dụng.
Thông qua hoạt động của thị trường BĐS, Nhà nước tiếptục bổ xung hoàn
thiện pháp luật và các chính sách cũng như tổ chức quản lý tạo điều kiện chi thị
trường mở rộng và phát triển, góp phần khắc phục tình trạng “ kinh doanh ngầm”,
tham nhũng, trốn thuế, đầu cơ và các tệ nạn khác xung quanh hoạt động kinh doanh
BĐS đang có chiều hướng gia tăng ở nước ta. Thị trường BĐS hình thành và phát
triển góp phần xác lập mối quan hệ kinh tế giữa Nhà nước và người sử dụng đất và
các công trình, tài sản gắn liền với đất đai, nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn tài
nguyên đất,khắc phục tình trạng phi kinh tế trong đầu tư xây dựng cơ bản, tận dụng
và phát triển BĐS để đáp ứng nhu cầu của các tầng lớp dân cư, tăng nguồn thu đáng
kể vào ngân sách Nhà nước.
1.5.5. Phát triển thị trường BĐS góp phần tăng cường quan hệ hợp tác, nâng cao
trình độ xã hội hoá trong sản xuất kinh doanh
Trên thị trường, các nhà kinh doanh, những người sử dụng có điều kiện tiếp
xúc, có mối quan hệ qua lại tạo ra sự mở rộng trong quan hệ nội bộ thị trường và các

quan hệ với các ngành, các lĩnh vực khác như xây dựng, Địa chính, ngân hàng, môi
trường đô thị,... để mở rộng thị trường.Thị trường BĐS là một bộ phận trong hệ thống
của các thị trường. Bởi vậy, sự hình thành và phát triển thị trường BĐS góp phần phát
triển các loại thị trường. Trên cơ sở đó, cơ chếthị trường mới được vận hành và phát
huy tác dụng.

10


1.5.6. Ngành kinh doanh BĐS nói chung, nhà đất nói riêng đòi hỏi nhiều vốn,
sức hấp dẫn cao
Nếu thị trường được mở rộng, nâng cao năng lực kinh doanh và tăng cường
quản lý thì khả năng thu hút vốn đầu tưlớn của các doanh gia trong và ngoài nước
cũng như vốn tích luỹ của các tầng lớp dân cư, tạo ra khả năng mở rộng qui mô sản
xuất kinh doanh, đổi mới công nghệ, hợp lý hoá tổ chức quản lý, nâng cao hiệu quả
hợp tác liên doanh. Hoạt động kinh doanh BĐS góp phần quan trọng khai thác và sử
dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên đất đai, tận dụng và phát triển BĐS để đáp ứng
nhu cầu của nhân dân về nhà ở, về các sản phẩm cần thiết khác được tạo ra gắn liền
với đất đai và tăng nguồn thu đáng kể vào ngân sách Nhà nước.

11


Chương 2
QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG BẤT ĐỘNG SẢN Ở
HUYỆN ĐÔNG ANH, THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Huyện Đông Anh xuất phát điểm là một huyện thuần nông, vị trí địa lý cũng
như khí hậu ở đây tương đối phù hợp với nghề trồng lúa. Ngày nay, khi đất nước
đang phát triển, các loại hình kinh doanh ngày càng phong phú đa dạng kéo theo hàng
loạt các nhu cầu bất động sản làm mặt bằng sản xuất kinh doanh. Mặc dù là một

huyện ngoại thành, nhưng Đông Anh cũng là huyện của Hà Nội - trung tâm kinh tế văn hoá - xã hội của đất nước. Chính vì vậy, đây là một trong những nơi tiến hành đô
thị hoá sớm nhất trên cả nước.
2.1. Khái quát chung về đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội ở huyện Đông Anh,
thành phố Hà Nội ảnh hưởng đến quá trình phát triển thị trường bất động
sản
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên
Đông Anh là huyện ngoại thành nằm ở vị trí cửa ngõ phía Bắc của Thủ đô Hà
Nội với diện tích tự nhiên 18.213,9ha (182,14km2). Đông Anh có ranh giới tự nhiên
với các quận/huyện khác của Hà Nội chủ yếu là các con sông, đó là sông Hồng, sông
Đuống ở phía Nam huyện, là ranh giới giữa Đông Anh với khu vực nội thành và sông
Cà Lồ ở phía Bắc huyện, là ranh giới giữa Đông Anh với huyện Sóc Sơn. Cụ thể địa
giới hành chính của huyện Đông Anh được xác định như sau:
+ Phía Bắc giáp huyện Sóc Sơn, Hà Nội.
+ Phía Nam giáp huyện Từ Liêm, quận Tây Hồ và quận Long Biên, Hà Nội.
+ Phía Đông Bắc giáp huyện Yên Phong và Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh; phía Đông
Nam giáp huyện Gia Lâm, Hà Nội.
+ Phía Tây giáp huyện Mê Linh, Hà Nội.
Đông Anh có diện tích thuộc loại lớn trong các huyện ngoại thành Hà Nội,
đứng thứ bảy, sau huyện Ba Vì, Sóc Sơn, Chương Mỹ, Mỹ Đức, Thạch Thất, Ứng
Hòa.
12


Với diện tích tự nhiên khá rộng, lại nằm hoàn toàn ở khu vực phía Bắc sông
Hồng và tiếp giáp với nội thành nên Đông Anh có vị trí và vai trò chiến lược trong
định hướng phát triển đô thị của Thủ đô Hà Nội những năm tới. Vị trí và vai trò chiến
lược của Đông Anh thể hiện ở những điểm sau:
- Vị trí chiến lược về giao thông: Đông Anh là cửa ngõ giao thông của Hà Nội
với các tỉnh phía Bắc. Hiện tại trên địa bàn Đông Anh có 2 tuyến đường sắt chạy qua,
là các tuyến nối trung tâm Hà Nội với Thái Nguyên và với Lào Cai; có đường cao tốc

từ trung tâm Hà Nội đi sân bay quốc tế Nội Bài, cửa ngõ thông thương với quốc tế;
có đường quốc lộ 3 và các tuyến đường đi các tỉnh phía Bắc. Sự thuận lợi về giao
thông sẽ là tiền đề cho sự phát triển mọi mặt kinh tế, xã hội của huyện trong tương
lai.
- Vị trí chiến lược về phát triển đô thị: Với định hướng phát triển đô thị dọc hai
bờ sông Hồng thì Đông Anh cùng với quận Long Biên trở thành trọng điểm phát triển
đô thị ở bờ Bắc sông Hồng của Hà Nội những năm sắp tới. Lợi thế của Đông Anh là
quỹ đất còn khá lớn nên trên địa bàn Đông Anh sẽ phát triển các dự án đô thị lớn, tầm
cỡ để cùng với nội thành hiện tại và khu vực phát triển mới ở phía Tây, Tây Nam trở
thành khu vực đô thị trung tâm của Hà Nội trong tương lai.
- Vai trò đặc biệt quan trọng về phát triển kinh tế - xã hội: Với vị trí chiến lược trên
và tiềm năng to lớn, Đông Anh sẽ là địa bàn trọng điểm trong thu hút đầu tư phát
triển kinh tế với các khu công nghiệp, các trung tâm tài chính, thương mại, du lịch,
thể thao lớn của Thủ đô Hà Nội. Đó sẽ là điều kiện thuận lợi to lớn để Đông Anh phát
triển mạnh mọi mặt kinh tế - xã hội.
2.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội
Về Công nghiệp Đông Anh có 2 khu công nghiệp lớn: Khu công nghiệp Đông
Anh và khu công nghiệp Thăng Long. Ngoài ra, trên địa bàn Huyện còn có một số
làng nghề truyền thống đang được đầu tư và phát triển mạnh tại các xã Liên Hà, Vân
Hà, Dục Tú….

13


Đóng trên địa bàn Huyện có trên 700 công ty TNHH, 355 công ty cổ phần, 105
doanh nghiệp tư nhân, gần 30 công ty nhà nước, 11 công ty TNHH nhà nước một
thành viên và trên 13.000 hộ kinh doanh cá thể.
2.1.3. Cơ sở hạ tầng kĩ thuật
* Đường quốc lộ (do Trung ương quản lý), gồm:
+ Quốc lộ 3 từ Hà Nội đi Thái Nguyên với đoạn chạy trên địa bàn huyện Đông

Anh dài 15 km (từ Cầu Đuống đến Phủ Lỗ), mặt đường rộng 8m, đã được đầu tư
nâng cấp.
+ Đường Thăng Long (từ đầu phía Bắc cầu Thăng Long nối với quốc lộ 3) dài
6km, mặt đường rộng 7-9m.
+ Một số tuyến quốc lộ đang được đầu tư xây dựng trên địa bàn huyện: quốc lộ
5 kéo dài, quốc lộ 3 mới đoạn Hà Nội - Thái Nguyên.
Mặc dù các tuyến quốc lộ trên địa bàn Đông Anh đã được đầu tư nâng cấp
những năm gần đây nhưng chủ yếu là cải tạo mặt đường, chưa có tuyến nào được đầu
tư mở rộng. Với sự gia tăng rất nhanh của phương tiện vận tải và nhu cầu đi lại, hiện
tại mật độ phương tiện tham gia giao thông hàng ngày trên các tuyến quốc lộ rất lớn,
tạo nên sự quá tải và không đảm bảo an toàn giao thông.
* Đường do Thành phố quản lý có tổng chiều dài khoảng 65km, gồm:
+ Đường 23 từ Đại Đô đến chợ Yên dài 5,5km, mặt đường rộng 6 m.
+ Đường từ Cổ Loa đi quốc lộ 23B, đi Tiền Phong (Mê Linh) dài 5km.
+ Đường cao tốc Thăng Long - Nội Bài (đường từ trung tâm Hà Nội đi sân bay
Nội Bài) với đoạn chạy trên địa bàn huyện Đông Anh dài 7,5 km, mặt đường rộng
21m.
+ Đường Đào Duy Tùng.
+ Đường Cao Lỗ (từ quốc lộ 3 vào khu di tích Cổ Loa).
+ Đường từ Phà Đông Trù đi quốc lộ 3 dài 3,5km (chạy trên địa bàn xã Đông
Hội).
+ Đường Ngã tư biến thế - Chợ Yên dài 10km.
14


+ Tuyến mặt đê Sông Hồng, Sông Đuống dài 24km.
+ Tuyến đường trục thị trấn, từ ga Đông Anh - Nhà máy xích líp dài 3km.
+ Tuyến đường từ Quốc lộ 3 - qua Nguyên Khê - đến chợ Kim (xã Xuân Nộn)
dài 3,5km.
+ Tuyến đường từ quốc lộ 3 đến Nhà máy in sách giáo khoa dài 2 km

*Đường sắt
Giao thông đường sắt trên địa bàn huyện Đông Anh là các tuyến đường từ
trung tâm Hà Nội đi Phú Thọ - Yên Bái - Lào Cai, Thái Nguyên. Đây là các tuyến
đường sắt quan trọng trong vận chuyển hàng hóa và giao lưu giữa Thủ đô Hà Nội với
các tỉnh Đông Bắc của đất nước.
Tổng chiều dài đường sắt chạy trên địa bàn Đông Anh khoảng trên 30km (bằng
1/3 tổng chiều dài đường sắt chạy trên địa bàn Thủ đô Hà Nội) với 4 nhà ga, gồm 3
tuyến:
+ Hà Nội - Thái Nguyên, đoạn qua huyện dài 14km, trên tuyến có ga Cổ Loa
và ga Đông Anh.
+ Đông Anh - Việt Trì - Phố Lu, đoạn qua huyện dài 9km.
+ Tây Cầu Thăng Long đến ga Bắc Hồng, dài 8km, trên tuyến có ga Kim Nỗ,
Bắc Hồng.
* Đường thủy:
Trên địa bàn huyện Đông Anh có 3 sông lớn chảy qua là Sông Hồng, Sông
Đuống và Sông Cà Lồ với tổng chiều dài các đoạn chảy qua huyện khoảng 33km, cụ
thể:
+ Đoạn Sông Hồng chảy qua phía Nam huyện (dưới các xã Đại Mạch, Võng
La, Hải Bối, Vĩnh Ngọc, Tàm Xá) có chiều dài 15km.
+ Đoạn Sông Đuống chảy qua phía Nam huyện (dưới các xã Xuân Canh, Đông
Hội, Mai Lâm) có chiều dài 8,5km.
+ Đoạn Sông Cà Lồ chảy qua phía Bắc huyện có chiều dài 9km.

15


2.2. Quá trình phát triển thị trường bất động sản:
Công tác quy hoạch, quản lý đô thị được tập trung chỉ đạo quyết liệt. Đã hoàn
thành công tác lập quy hoạch sử dụng đất của Huyện đến năm 2020 và quy hoạch sử
dụng đất của 23 xã trên địa bàn. Phối hợp với Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội hoàn

thành việc lập quy hoạch phân khu đô thị; Phối hợp với một số sở, ban, ngành của
Thành phố để triển khai một số quy hoạch ngành trên địa bàn: ngành điện, thủy sản,
xăng dầu, quy hoạch mạng lưới trường học,... Phê duyệt quy hoạch điểm dân cư nông
thôn các xã: Dục Tú, Việt Hùng theo thẩm quyền. Một số quy hoạch chi tiết tỷ lệ
1/2000 các khu đô thị đã được lập (Khu đô thị mới Nam Hồng, khu nhà ở công nhân
thuê tại xã Kim Chung, 4 khu đô thị tái định cư phục vụ giải phóng mặt bằng đường 5
kéo dài, các khu đấu giá quyền sử dụng đất, khu 4,4ha xã Liên Hà, Nguyên Khê, Tiên
Dương, khu trung tâm xã Thụy Lâm, Làng đô thị sinh thái xã Liên Hà...).
Sau khi Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô đến năm 2030, tầm nhìn đến năm
2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, huyện đã phối hợp với Sở Quy hoạch
Kiến trúc, Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội trong nghiên cứu, lập quy hoạch 8 phân
khu đô thị trên địa bàn, trong đó các quy hoạch phân khu đô thị N5, N7, N8 đã được
Thành phố phê duyệt và công bố.
Những năm qua, huyện đã thực hiện hiệu quả quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất,
thực hiện tốt công tác cải cách các thủ tục hành chính về đất đai. Huyện đã cấp được
khoảng 55.000 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở (đạt khoảng 88%) tại các xã/ thị
trấn; cơ bản hoàn thành việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với những
hộ đủ điều kiện theo quy định.
Việc đấu giá quyền sử dụng đất được tích cực triển khai và đạt kết quả tốt. Đã
tổ chức thực hiện đấu giá quyền sử dụng đất các dự án tập trung của huyện và đất xen
kẹt tại các xã, thu về cho ngân sách được 687 tỷ đồng (trong đó thu từ đấu giá quyền
sử dụng đất xen kẹt 300 tỷ đồng), góp phần tạo nguồn vốn lớn để đầu tư xây dựng cơ
sở hạ tầng nông thôn.

16


Công tác giải phóng mặt bằng được triển khai quyết liệt, tích cực từ huyện tới
cơ sở. Đã và đang triển khai nhiệm vụ giải phóng mặt bằng 63 dự án với tổng diện
tích đất thu hồi là 770ha. Đã hoàn thành và bàn giao đất của 13 dự án cho chủ đầu tư

để triển khai dự án, với tổng số diện tích đất bàn giao khoảng 170 ha, kinh phí bồi
thường hỗ trợ giải phóng mặt bằng trên 1.000 tỷ đồng; các dự án còn lại đang được
tập trung chỉ đạo, giải quyết. Một số khó khăn, vướng mắc còn tồn tại trong công tác
giải phóng mặt bằng các dự án trọng điểm của Trung ương và Thành phố trên địa bàn
như: Dự án quốc lộ 3 mới, cầu Nhật Tân và đường dẫn hai bên đầu cầu, dự án đường
quốc lộ 5 kéo dài, nâng cấp cải tạo đường chợ Sa đi Chợ Tó,... đã cơ bản được giải
quyết, đảm bảo tiến độ theo quy định.
Việc công bố Quy hoạch chung Xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và
tầm nhìn đến năm 2050 với những định hướng phát triển hệ thống giao thông khiến
Đông Anh trở thành tâm điểm chú ý của giới đầu tư bất động sản (BĐS) vào cuối
năm 2010 đầu 2011.
Khi ấy, giá đất khu vực này tăng nhanh. Tuy nhiên, sau đợt "nổi sóng" đó, từ
khoảng cuối năm 2011 đến nay, giá đất tại nhiều khu vực trên địa bàn huyện Đông
Anh đã sụt giảm 50 - 70% và giao dịch rất ít.
Qua khảo sát thị trường BĐS khu vực Đông Anh cho thấy, giá đất đã giảm sâu
so với trước, song sự chênh lệch về giá giữa các khu vực rất lớn. Nhưng sự chênh ấy
lại xảy ra trên cùng một trục mặt đường lớn, hai lô đất cách nhau mấy mét nhưng giá
chênh nhau đến cả chục triệu đồng/m2, thì đó là điều đáng bàn.
Sự chênh lệch này diễn ra phổ biến tại khu vực quanh mặt đường Cao Lỗ, đoạn
từ ngã tư biến thế đến chợ Tó. Giá dao động 30 - 100 triệu đồng/m2 đất thổ cư, 80 100 triệu đồng/m2 đất phân lô liền kề.
Việc công bố Quy hoạch chung Xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và
tầm nhìn đến năm 2050 với những định hướng phát triển hệ thống giao thông khiến
Đông Anh trở thành tâm điểm chú ý của giới đầu tư bất động sản (BĐS) vào cuối
năm 2010 đầu 2011.
17


Khi ấy, giá đất khu vực này tăng nhanh. Tuy nhiên, sau đợt “nổi sóng” đó, từ
khoảng cuối năm 2011 đến nay, giá đất tại nhiều khu vực trên địa bàn huyện Đông
Anh đã sụt giảm 50 - 70% và giao dịch rất ít.

Qua khảo sát thị trường BĐS khu vực Đông Anh cho thấy, giá đất đã giảm sâu
so với trước, song sự chênh lệch về giá giữa các khu vực rất lớn. Nhưng sự chênh ấy
lại xảy ra trên cùng một trục mặt đường lớn, hai lô đất cách nhau mấy mét nhưng giá
chênh nhau đến cả chục triệu đồng/m2, thì đó là điều đáng bàn.
Sự chênh lệch này diễn ra phổ biến tại khu vực quanh mặt đường Cao Lỗ, đoạn
từ ngã tư biến thế đến chợ Tó. Giá dao động 30 – 100 triệu đồng/m2 đất thổ cư, 80 100 triệu đồng/m2 đất phân lô liền kề.
Lý giải điều này, ông Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ tịch HĐQT Công ty CP tư
vấn đầu tư BĐS – Sàn giao dịch BĐS Bảo Tín (thị trấn Đông Anh) cho rằng: Giá đất
chênh nhau như vậy là do quy hoạch. Cùng trên một trục đường, nhưng có khu là đất
quy hoạch của xã, có khu lại thuộc đất quy hoạch của thị trấn, đất dự án. Đất ở vị trí
càng đẹp, diện tích vừa phải, giá trị càng cao.
Với những vị trí từng là tâm điểm của giới đầu tư hồi đầu năm 2011, như Đông
Hội, Vĩnh Ngọc, Hải Bối, đất xung quanh các cầu lớn Đông Trù, Nhật Tân, Thăng
Long... hiện đã giảm 1/3 giá trị.
Chẳng hạn, đất tại xã Vĩnh Ngọc - điểm xuống của cầu Nhật Tân, thời đỉnh điểm lên
đến 85 - 90 triệu đồng/m2 mặt đường dẫn, trong làng ngõ rộng 60 triệu đồng/m2, ngõ
nhỏ 50 triệu đồng/m2.
Tuy nhiên, đến nay, đất quanh khu vực này chỉ còn ở ngưỡng trên dưới 20 triệu
đồng/m2 nhưng không có giao dịch. Tương tự, đất thuộc các xã Đông Hội, Võng La,
Mai Lâm giá chào bán quanh ngưỡng 12 triệu đồng/m2, Hải Bối 16 - 23 triệu
đồng/m2, Nam Hồng 12,5 - 14,5 triệu đồng/m2, Xuân Canh 13 - 15 triệu đồng/m2,
Tiên Dương 10 - 12,5 triệu đồng/m2, Nguyên Khê 9 - 13 triệu đồng/m2... Giảm 15 50% thời đỉnh điểm. Thậm chí nhiều khu vực giá đất chỉ còn 5 - 7 triệu đồng/m2.

18


Theo anh Nguyễn Hùng, môi giới nhà đất tại xã Uy Nỗ, so với những năm trước,
giá đất Đông Anh đã giảm mạnh. "Hiện trên thị trường có rất nhiều lô đất được chào
bán, giá quanh ngưỡng 20 triệu đồng/m2 đường rộng, ô tô vào được, mảnh đẹp lắm
thì cũng chừng 30 - 40 triệu đồng/m2 nhưng rất ít người hỏi mua.

Nguyên nhân chính do trước đây 90% giao dịch là đầu tư lướt sóng, chạy theo quy
hoạch, cầu đường, nay không bày được hàng. Hiện giao dịch, chào bán đất ở Đông
Anh chủ yếu ở những trường hợp bị siết nợ, vỡ nợ mới bán. Giá rẻ hơn thị trường 5 6 triệu đồng. Còn hầu hết, nếu cầm cự được thì nhiều người vẫn cố để đợi thị trường
ấm trở lại" - anh Hùng cho biết.
Ghi nhận từ thị trường và giới kinh doanh BĐS khu vực Đông Anh, từ đầu
năm 2013, đã có những giao dịch thành công đối với các mảnh đất có điện tích từ 40
- 80m2, vị trí đẹp, gần trung tâm thị trấn.
Nhiều chuyên gia nhận định, với sự đẩy nhanh tiến độ của dự án cầu Nhật Tân,
cầu Đông Trù, Ga T2 Nội Bài, QL5 kéo dài, hoàn chỉnh hệ thống cầu đường và các
phân khu quy hoạch, Đông Anh sẽ lại tiếp tục là khu vực thu hút sự đầu tư của nhiều
người.
2.3. Một số dự án lớn được đầu tư xây dựng trên huyện Đông Anh:
* Dự án quy hoạch phân khu đô thị GN ở phía Bắc sông Hồng thuộc địa giới
hành chính 30 xã và thị trấn của 3 huyện Mê Linh, Đông Anh và Gia Lâm, tỷ lệ
1/5000.
Phân khu đô thị GN có diện tích đất nghiên cứu khoảng 5.426ha, dân số đến
năm 2030 khoảng 136.000 người, tối đa đến năm 2050 vào khoảng 163.000 người.
Vị trí phân khu đô thị phía Bắc tiếp giáp với phân khu N6, phía Nam tiếp giáp đường
vành đai 3, và phân khu đô thị N7 và GN, phía Tây giáp phân khu N5, phía Đông
giáp đất nông nghiệp xã Liên Hà.

19


* Dự án xây dựng nhà ở cho công nhân cụm công nghiệp vừa và nhỏ tại xã Nguyên
Khê, nhà ở tái định cư của các dự án xây dựng tuyến đường giao thông
Theo quyết định, khu vực nghiên cứu lập quy hoạch chủ yếu thuộc địa giới hành
chính xã Nguyên Khê và một phần nhỏ (nằm trong phạm vi đường quy hoạch) thuộc
thị trấn Đông Anh - huyện Đông Anh. Quy mô diện tích đất nghiên cứu quy hoạch
khoảng 16,72ha; Quy mô dân số dự kiến khoảng 7.690 người.

Quy hoạch nhằm mục tiêu cụ thể hóa đồ án quy hoạch phân khu đô thị N5 đã được
UBND thành phố phê duyệt và quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm
2030 và tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

20


*Ngày 28/3/2014, UBND TP Hà Nội ban hành Quyết định số 1673/QĐUBND, phê duyệt Nhiệm vụ Quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 Khu nhà ở tại thôn Dục
Nội, xã Việt Hùng, huyện Đông Anh.
Theo đó, phạm vi nghiên cứu quy hoạch khu nhà ở này trên diện tích 17,29ha
với dân số khoảng 2.500 người. Đây là khu vực xây dựng mới, phát triển đô thị theo
Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô và Quy hoạch phân khu đô thị N7, bao gồm các
chức năng như: Đất ở, cây xanh, thể dục thể thao, trường mầm non, công trình đầu
mối hạ tầng kỹ thuật, bãi đỗ xe, đường giao thông.
Công ty cổ phần Đầu tư tài chính Thành Việt (là đại diện cho liên danh Công
ty cổ phần Đầu tư tài chính Thành Việt và Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu máy Hà
Nội) được giao tổ chức lập quy hoạch chi tiết có trách nhiệm thực hiện theo đúng các
quy định hiện hành về quản lý quy hoạch, đầu tư và xây dựng.
* Tháng 10/2015, phê duyệt Dự án Khu Thương mại - Dịch vụ - Nhà ở 1/5 tại
tổ 53 thị trấn Đông Anh, huyện Đông Anh, Hà Nội.
Theo đó, Dự án Khu Thương mại - Dịch vụ - Nhà ở 1/5 tại Tổ 53 thị trấn Đông Anh,
huyện Đông Anh do CTCP Phát triển đô thị Đông Anh làm chủ đầu tư. Diện tích dự
án khoảng 76.702m2 với quy mô dân số khoảng 1.264 người. Thời gian thực hiện Dự
án từ quý IV/2015 đến quý IV/2018.
Dự án nhằm cụ thể hóa các định hướng của Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô
Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt
và Quy hoạch phân khu đô thị N5 đã được UBND thành phố Hà Nội phê duyệt.

21



*Dự án Trung tâm hội nghị triển lãm quốc gia : nằm tại nút giao tuyến đường
Nhật Tân- Nội Bài và QL5 kéo dài, giáp đầm Vân Trì- sông Thiếp, thuộc ranh giới
hành chính xã Vân Nội, Tiên Dương và Vĩnh Ngọc, huyện Đông Anh.

22


DANH MỤC CÁC DỰ ÁN ƯU TIÊN ĐẦU TƯ TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN ĐÔNG ANH GIAI ĐOẠN 2011- 2020
A. Dự án thuộc lĩnh vực Công nghiệp
- Dự án Khu công nghiệp Đông Anh.
- Các dự án sản xuất động cơ điện, khí cụ điện.
- Dự án sản xuất máy biến áp.
- Dự án sản xuất thang máy, thang cuốn.
- Các Dự án công nghiệp hỗ trợ cho ngành cơ khí.
- Dự án sản xuất sản phẩm may cao cấp.
- Dự án sản xuất sản phẩm giày thể thao, giày da cao cấp.
- Các Dự án công nghiệp hỗ trợ cho ngành dệt may.
- Các Dự án công nghiệp hỗ trợ cho ngành da giày.
- Khu công nghiệp Bắc Thăng Long (giai đoạn I, II và III).
- Đầu tư kinh doanh hạ tầng cụm công nghiệp Nguyên Khê (giai đoạn 2).
- Xây dựng hạ tầng cụm sản xuất tiểu thủ công nghiệp tập trung tại xã Liên Hà.
- Xây dựng hạ tầng cụm sản xuất tiểu thủ công nghiệp tập trung tại xã Vân Hà
- Quy hoạch, xây dựng cụm công nghiệp làng nghề xã Dục Tú.
- Quy hoạch, xây dựng các cụm công nghiệp làng nghề xã Thụy Lâm .
- Quy hoạch, xây dựng các cụm công nghiệp làng nghề xã Bắc Hồng.
B. Dự án thuộc lĩnh vực Thương mại - dịch vụ
- Dự án Trung tâm Hội chợ triển lãm thương mại quốc tế.
- Đầu tư cải tạo, nâng cấp và kinh doanh khai thác các chợ dân sinh.

- Đầu tư cải tạo, nâng cấp chợ trung tâm huyện.
- Đầu tư xây dựng chợ rau an toàn Vân Nội.
- Dự án xây dựng trung tâm mua sắm Đông Anh.
- Dự án xây dựng các siêu thị.
- Dự án Trung tâm thương mại tài chính Bắc Sông Hồng.
- Dự án Trung tâm Logistics/tiếp vận khu vực Ga Bắc Hồng.
23


- Dự án Khu dịch vụ du lịch giải trí đầm Vân Trì.
- Dự án Khu công viên vui chơi giải trí Cầu Đôi.
- Dự án Khu công viên văn hóa lịch sử (ở phía Nam xã Cổ Loa, cạnh trục đường 5
kéo dài).
C. Dự án thuộc lĩnh vực Nông nghiệp
- Lập quy hoạch xây dựng nông thôn mới các xã.
- Dự án công viên nông nghiệp công nghệ cao Hà Nội.
- Xây dựng và quảng bá thương hiệu nông sản Đông Anh.
- Dự án phát triển vùng rau an toàn.
- Dự án phát triển chăn nuôi bò thịt, lợn nạc.
- Dự án phát triển nuôi trồng thuỷ sản (dựa trên thế mạnh của các con sông lớn
như sông Hồng, sông Đuống, sông Cà Lồ và các hồ, đầm trên địa bàn).
-Dự án Điểm du lịch nông thôn gắn với các làng nghề truyền thống.
- Dự án chuyển đổi lao động, đào tạo ngành nghề cho người lao động khi bị thu
hồi đất.
D. Dự án thuộc lĩnh vực Văn hoá - Xã hội
- Bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị di tích khu thành Cổ Loa.
- Đầu tư tôn tạo và xây dựng khu dịch vụ đền Sái.
- Đầu tư tôn tạo khu địa đạo Nam Hồng.
- Dự án Trường công nhân kỹ thuật cao Việt Nam - Hàn Quốc.
- Dự án cải tạo, nâng cấp Trung tâm dạy nghề, Trung tâm bồi dưỡng chính trị

huyện.
- Phát triển các trường Trung học chuyên nghiệp dạy nghề.
- Dự án trường THPT chuyên Đông Anh.
- Dự án trường quốc tế Đông Anh.
- Đầu tư xây dựng mới 10 trường tiểu học.
- Đầu tư xây dựng mới 10 trường trung học cơ sở.
- Đầu tư xây dựng mới 5 trường trung học phổ thông.
24


- Nâng cấp, xây dựng mới TTGDTX, TTGDLĐ xã hội.
- Dự án đầu tư nâng cấp và mở rộng Bệnh viện Đông Anh .
- Dự án Bệnh viện Y học lâm sàng và các bệnh nhiệt đới.
- Dự án Bệnh viện đa khoa Bắc Sông Hồng.
- Dự án Bệnh viện Tim Hà Nội 2 .
- Dự án trạm cấp cứu vệ tinh Đông Anh.
- Xây dựng Trung tâm văn hóa TDTT huyện Đông Anh.
- Dự án rạp hát theo kiến trúc cổ ở khu vực thành Cổ Loa (để trình diễn các môn
nghệ thuật truyền thống như tuồng, chèo, rối nước, ca trù...).
- Dự án Bảo tàng nghệ thuật truyền thống Việt Nam.
- Dự án bảo tồn và phát triển ca trù Lỗ Khê.
- Dự án bảo tồn và phát triển rối nước Đào Thục.
- Xây dựng, nâng cấp các nhà văn hóa xã, nhà thiếu nhi huyện.
- Dự án sân vận động Đông Anh.
- Dự án Trung tâm thể thao cổ truyền dân tộc Đông Nam Cổ Loa.
- Dự án xây dựng nhà ở cho công nhân thuê (xã Nguyên Khê).
E. Dự án thuộc lĩnh vực Quy hoạch và hạ tầng kỹ thuật
- Lập các quy hoạch phân khu đô thị.
- Cải tạo nâng cấp đường từ Quốc lộ III đến cụm công nghiệp nhỏ và vừa.
- Cải tạo, nâng cấp đường Thiết Bình xã Vân Hà đi Thụy Lâm (đang thực hiện).

- Cải tạo, nâng cấp đường chợ Sa đi Chợ Tó.
- Cải tạo, nâng cấp đường từ ngã tư Nguyên Khê đi ngã ba Kim - Xuân Nộn.
- Cải tạo, nâng cấp đường Nam Hà.
- Cải tạo, nâng cấp đường giao thông nông thôn tại các xã..
- Đường 5 kéo dài (cầu Chui – Đông Trù - Phương Trạch - Bắc Thăng Long).
- Đoạn vành đai II Nhật Tân - Vĩnh Ngọc - Đông Hội - Cầu Chui.
- Đoạn vành đai III phía Bắc Cổ Loa - Việt Hùng - Tiên Dương - Đông Anh - Nam Hồng .
25


×