Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

Tìm hiểu những ảnh hưởng từ hoạt động khai thác nhóm các mỏ than, kim loại, vật liệu xây dựng đến môi trường (đất, nước, không khí) và giải pháp khắc phục

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (87.49 KB, 9 trang )

Họ và tên: Nguyễn Thị Kiều Linh
Lớp: ĐH3KĐ
MSV: DH00300946

BÀI TIỂU LUẬN
Đề bài: Tìm hiểu những ảnh hưởng từ hoạt động khai thác nhóm các mỏ than, kim
loại, vật liệu xây dựng đến môi trường (đất, nước, không khí) và giải pháp khắc
phục.
I. Tác động đến môi trường của hoạt động khai thác than.
I.1 Môi trường không khí
Môi trường không khí bị ô nhiễm nghiêm trọng do bụi không chỉ ở những khu
vực khai thác mà cả ở các khu vực dân cư, trong các làng mạc và các khu đô thị.
Bụi bao phủ lên khắp các làng mái nhà, ruộng vườn, trên cá thảm xây xanh dọc
theo đường vận chuyển than. Bụi tích tụ trên lá cây làm giảm khả năng quang hợp,
ảnh hưởng đến sự phát triển của cây xanh do có các độc tố chứa trong bụi... Bụi
gây tác hại đến các công trình và vật liệu, máy móc vì bụi có chứa các chất hoá
học, khi bám vào bề mặt của vật liệu sẽ gây ra các phản ứng hoá học, làm hư hỏng
các công trình máy móc thiết bị. Bụi gây ảnh hưởng đến sức khoẻ của cộng đồng,
gây ra bệnh bụi phổi và các bệnh đường hô hấp.
Mức độ ô nhiễm bụi tuỳ theo mùa và cường độ hoạt động khai thác liên quan.
Nguồn sinh bụi chủ yếu là do các khâu khoan nổ mìn, khai thác gương lò chợ, sàng
tuyển tại các nhà máy tuyển than, bốc rót than tại các bến cảng, bụi từ cá bãi thải
mỏ lộ thiên cao hàng trăm mét, dài hàng chục km theo dọc bờ biển từ vịnh Hạ


Long đến Bái Tử Long do gió cuốn theo, bụi do vận chuyển than và đất đá bằng
ôtô từ khu vực khai thác qua các khu dân cư đến nhà máy tuyển, kho chứa hoặc
đến các bến cảng.
I.2 Môi trường nước
Môi trường nước bị ô nhiễm do hai nguồn chính là nước chảy trên bề mặt, nước
mưa và nước thải từ các khu mỏ. Hầu hết các đơn vị khai thác, sàng tuyển và chế


biến đều thải ra một lượng nước thải rẩt lớn. Đặc biệt, các hoạt động khai thác than
đều nằm trong các khu vực có hệ sinh thái rừng, hệ sinh thái các lưu vực, môi
trường đất...và nằm xen kẽ các khu vực dân cư. Do đặc thù của loại hình khai thác
nên nước thải hầm lò bị axit hoá mạnh, có chất rắn lơ lửng cao, có hàm lượng các
kim loại mạnh như Fe, Mn, Cu , Zn do việc sử dụng các dung dịch tuyển. Các
nguồn thải này không được xử lý cộng với lượng mưa lớn tạo ra dòng chảy bề mặt
đổ thải trực tiếp vào nguồn nước mặt là các sông suối, ao hồ chứa nước, gây ô
nhiễm nghiêm trọng môi trường nước. Đất đá từ các bãi thỉ bị mưa lớn bào mòn
cuốn trôi theo dòng chảy mặt làm bồi lấp sông suối, làm cạn kiệt nguồn nước mặt
về mùa khô.
Các hoạt động khai thác hầm lò sâu dưới lòng đất gây nứt nẻ, sụt lún địa hình là
nguyên nhân suy thoái hệ thống thủy vực trong khu vực và hạ thấp mực nước
ngầm, dẫn đến sự thâm nhiễm nước biển vào nguồn nước ngầm.
I.3. Môi trường đất.
- Xói mòn và bồi lấp đất đá.
Quá trình khai thác than đã thải ra hàng triệu mét khối đất đá thải. Đất đá thải từ
các mỏ lộ thiên, hầm lò từ các nhà máy tuyển than. Theo tính toán sơ bộ , để khai
thác 1 tấn than bằng phương pháp lộ thiên phải bóc 5-6m3 đất đá, và một tấn than


từ các mỏ hầm lò thải ra 1m3 và tuyển 1 tấn than thải ra 0,3 m3 đất đá. Về mùa
mưa, đất đá từ các bãi thải này bị nước mưa sói mòn, cuốn trôi làm bồi lấp sông
suối, ao hồ chứa nước và ruộng vườn của các khu dân cư, khu nông nghiệp, công
nghiệp, bồi lấp vùng bờ biển.
- Làm mất quỹ sử dụng đất.
Khai thác than chiếm dụng một diện tích đất rất lớn ( ví dụ với tỉnh Quảng Ninh
là 2,9% diện tích của toàn tỉnh). Để hoàn thổ được đất sử dụng cho mục đích công
nghiệp của ngành than đòi hỏi phải có thời gian, tốn nhiều sức lực, tiền của.
Vì vậy những tác động nổi bật của khai thác than lộ thiên đến môi trường là:
- Làm biến dạng địa hình, địa mạo và cảnh quan khu vực.

- Bồi lấp sông suối và làm thay đổi chế độ thủy văn khu vực.
- Làm ô nhiễm nặng tới môi trường không khí bởi bụi mỏ.
II.Tác động đến môi trường của hoạt động khai thác kim loại.
Tùy theo loại hình khoáng sản khác nhau mà lưu ý tập trung đánh giá ảnh hưởng
của các nhóm nguyên tố và nhóm khoáng vật độc hại khác nhau. Dưới đây là một
số mỏ phổ biến và các yếu tố có thể gây bẩn môi trường tự nhiên:
Các mỏ thuộc nhóm siderophil: ở khía cạnh địa hóa môi trường, các mỏ sắt ít
độc hại hơn vì chúng chứa ít sulphur và các nguyên tố độc hại, nhưng về quy mô
thì khá lớn. Tương tự các mỏ mangan cũng chứa ít các tạp chất độc hại.
Oxit mangan và oxit sắt là những khoáng vật chính đi kèm với quặng thâm nhập
vào môi trường với lượng lớn và làm ô nhiễm môi trường đất và nước. Bụi có chứa
các oxit mangan và oxit sắt là nguyên nhân gây ra các bệnh về phổi và làm tăng
khả năng mắc bệnh ung thư khi tiếp xúc lâu với chúng. Sự thâm nhập thường


xuyên vào phổi các hạt bụi thạch anh gây nên bệnh nghề nghiệp đặc trưng - bệnh
nhiễm bụi silic (silicoz).
Trên các mỏ khai thác crom thường chứa nhiều kim loại độc hại đi kèm và có cả
crizotilasbet. Trong các loại mỏ thuộc nhóm này thì nguy hiểm nhất là mỏ đồng nickel, vì xung quanh mỏ thường hình thành vùng sinh địa hóa của Ni, Co, Cu, Se
với bán kính đến hàng chục km. Các mỏ cobal như cobal arsenit, arsenit nickel cobal là các chất lưu giữ các nguyên tố độc hại và có thể là nguồn gây bẩn phức
hợp đối với môi trường tự nhiên.
Các mỏ thuộc nhóm chalcophil: trên thực tế tất cả các mỏ thuộc nhóm này đều
nguy hiểm đối với môi trường. Các mỏ đồng pophyr là mỏ có trữ lượng Cu lớn
nhất, và đi kèm trong chúng là các nguyên tố độc hại như Mo, Se, S, Cd. Các mỏ
Cu trong cát kết ( chiếm 26% trữ lượng đồng thế giới) thường chứa các nguyên tố
Zn, Pb, Se, As, Cd, Bi, Mo, Hg. Các mỏ đồng conchedan, bên cạnh các nguyên tố
độc hại (Zn, Pb, S, Cd, As, Co,...) còn nguy hiểm do sự có mặt của pyrit - nguồn
cung cấ lượng acid sulphuric với cường độ lớn, ngoài ra chúng còn chứa một lượng
kim loại đáng kể trong đất đá vách trụ vỉa tham gia vào chất thải.
Các khoáng vật sulphat của Cu và Fe khi thâm nhâp vào cơ thể bằng nước uống

có thể gây chứng buồn nôn, chóng mặt. Các khoáng vật borat có thể tác động vào
thành phần của máu và có tác động độc. Tác hại của các khoáng vật dòng
phosphat, arsenat, vanadat, cromat, volframat thể hiện ít hơn và chỉ độc với liều
lượng lớn.
Các mỏ đa kim cũng khá độc hại bởi sự có mặt của các nguyên tố như Cu, Se,
Tl, Cd, Hg. Khai thác các mỏ đa kim sẽ tạo nên trường dị thường của các nguyên
tố độc hại với hàm lượng tới vài trăm gam trong một tấn. Trong quá trình tuyển


luyện các quặng đa kim, thủy ngân chỉ được thu hồi từ tinh quặng kẽm (không quá
20% so với hàm lượng tổng) và lượng còn lại thâm nhập vào môi trường.
Đối với các mỏ sulphur, khi các khoáng vật sulphua bị oxi hóa sẽ tạo nên ion
sulphat, các ion này sẽ liên kết với Ca và tạo điều kiện thuận lợi cho sự hân rã từng
phần khoáng vật fluorit. Điều này dẫn đến sự thành tạo F linh động và thường có
hàm lượng cao trong nước (ví dụ như ở Phú Yên, Bình Định).
Các mỏ thuộc nhóm lithohil: khai thác các mỏ wolfram thì độ nguy hại chủ yếu
là các khoáng vật sulphur đi kèm (trong đó có cả pyrit và arsenopyrit) có chứa các
nguyên tố độc hại ( như Mo, Bi, Ni, Co, Cd). Phần lớn các chất này theo quặng
đuôi phát tán vào môi trường trong quá trình gia công chế biến.
Các mỏ thiếc có chứa As, Be, Mo (thành hệ thạch anh casiterir). Các dị thường
nguồn kỹ thuật trong khu vực triển khai các công trình thăm dò chủ yếu la tỏa theo
các dòng nước, gây nguy hiểm đồi với các sinh vật sinh sống dưới nước. Bề mặt
của thổ nhưỡng trong khư vực bãi thải sẽ bị nhiễm bẩn và cây cối sẽ hấ thụ Pb, Sn
và các nguyên tố kim loại khác.
III.Tác động đến môi trường của hoạt động khai thác vật liệu xây dựng.
Hoạt động khai thác khoáng sản đã và đang tác động xấu đến môi trường xung
quanh như: tác động đến cảnh quan và hình thái môi trường, tích tụ và phát tán
chất thải, làm ảnh hưởng đến việc sử dụng nguồn nước, ô nhiễm nước, tiềm ẩn
nguy cơ về dòng thải axit mỏ… Những hoạt động khai thác khoáng sản, đặc biệt
khai thác than, titan, bauxite đang phá vỡ cân bằng hệ sinh thái, gây ô nhiễm nặng

nề với môi trường, trở thành vấn đề cấp bách với cộng đồng
Các mỏ vật liệu xây dựng thuộc các đá magma mafic - siêu mafic thường gây
nên bụi có chứa các khoáng vật asbet, talk, olivin,... gây nên các căn bệnh nặng cho


đường hô hấp. Ngoài ra các khoáng vật như asbet và mica có thể gây nên các bệnh
về da cũng như thúc đẩy sự phát triển các u ác tính.
Đồng thời các đá mafic - siêu mafic thường có hàm lượng cao của nhóm các
nguyên tố độc hại Cu, Cr, Ni, Co, Se và V.
Các đá magma trung tinh và acid thường chứa các khoáng vật sulphur của Fe, As,
Hg, Cu, Pb, Zn và các khoáng vật chứa Sn,W, Be, Sr, F.
Quá trình khoan - nổ mìn làm tơi đất đá có chứa các khoáng vật sulphur của Hg
và As sẽ tạo điều kiện hòa tan, thẩm thấu và phát tán các nguyên tố đó vào môi
trường nước tự nhiên. Các nghiên cứu đã cho thấy trong điều kiện oxy, hàm lượng
Hg trong nước tiếp xúc trực tiếp với khoáng vật kinovar có thể đạt tới 10 mg/l và
lớn hơn (hàm lượng cho phép 0,5 mg/l).
Khi khai thác đá vôi, các hạt bụi của khoáng vật canxit gây nên các bệnh đường
hô hấp: viêm chảy, viêm phế quản, chứng giãn phổi, xơ cứng thành phổi và mạch
cũng như dị ứng và hiện tượng hen xuyễn. Khoáng vật canxit, ngoài ảnh hưởng
nêu trên, có thể gây nên phá hủy chức năng của gan, viêm dạ dày, giảm độ axit của
dịch dạ dày.
Đặc điểm ô nhiễm lớn nhất khi khai thác các khoáng sàng đá vật liệu xây dựng
là làm thay đổi cảnh quan khu vực ( đặc biệt là ở những vùng miền nhạy cảm với
dịch vụ du lịch) và sự phát tán nghiêm trọng bụi tạo ra trong quá trình khoan - nổ
mìn, xúc bốc và vận tải vào môi trường không khí.
Hoạt động khai thác cát, sỏi lòng sông gây ảnh hưởng đến môi trường như: làm
đục dòng nước, gây tiếng ồn, cản trở mất an toàn đổi với giao thông đừng thủy, đặc
biệt nếu khai thác gần bờ hoặc quá độ sâu vượt giới hạn cho phép sẽ làm thay đổi
địa hình đáy sông, mất cân bằng trắc diện lòng sông, gây biến đổi dòng chảy và



gây sạt lở bờ sông, nhất là bờ sông ở khu vực miền nam đều được cấu tạo bởi trầm
tích bở rời: bột - sét - cát (đất yếu) dễ bị sạt lở.
IV. Giải pháp khắc phục ô nhiễm môi trường trong hoạt động khai thác
khoáng sản.
Để khắc phục những tồn tại trong khai thác khoáng sản và thực hiện Chiến lược
khoáng sản đến năm 2020, tầm nhìn 2030 theo Quyết định số 2427/QĐ-TTg ngày
22-12-2012 của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã và đang
tích cực đẩy mạnh hợp tác quốc tế để tiếp thu khoa học hiện đại, áp dụng công
nghệ tiên tiến trong điều tra, thăm dò, khai thác và chế biến khoáng sản sâu. Đồng
thời, Bộ triển khai đề án “Tăng cường năng lực cơ quan thanh tra chuyên ngành
khoáng sản” nhằm hoàn thiện và đẩy mạnh giám sát hoạt động khai khoáng, đặc
biệt giám sát trong vấn đề bảo vệ môi trường.
Nhằm lựa chọn các chủ đầu tư đủ năng lực, giảm tác động xấu của hoạt động
khoáng sản đến môi trường, Luật Khoáng sản 2010 (sửa đổi) đã quy định các
doanh nghiệp muốn khai thác khoáng sản phải tham gia đấu giá cấp quyền khai
thác. Việc đấu giá cấp quyền khai thác khoáng sản sẽ chọn ra được những doanh
nghiệp có đầy đủ năng lực tài chính, công nghệ khai thác, năng lực kỹ thuật...
nhằm khai thác có hiệu quả, tránh để lãng phí tài nguyên.
Cần tăng cường công tác tuyên truyền pháp luật về bảo vệ môi trường nói chung
và hoạt động khoáng sản nói riêng là rất cần thiết. Đồng thời nâng cao hiệu lực,
hiệu quả hoạt động của các cơ quan quản lý Nhà nước và việc giám sát của nhân
dân, các tổ chức chính trị-xã hội; ưu tiên quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân
địa phương nơi có khoáng sản; đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động
khoáng sản gắn với bảo vệ môi trường; xử lý nghiêm các hành vi vi phạm. Chế tài


phải đủ mạnh để xử lý các hành vi vi phạm gây ô nhiễm môi trường do hoạt động
khai thác, chế biến khoáng sản.
Cùng với việc phát huy các nguồn lực xã hội nhằm phát triển bền vững công

nghiệp khaii khoáng và cải tạo, phục hồi môi trường, nên điều chỉnh quy định phí
bảo vệ môi trường có tính đến mức độ ô nhiễm môi trường như hệ số bóc đất đá
trong khai thác lộ thiên, tỷ lệ thu hồi tinh quặng từ quặng nguyên khai, thành phần
chất gây ô nhiễm trong quặng. Quy định cụ thể cách tính toán khoản tiền ký quỹ
cải tạo, phục hồi môi trường đối với các trường hợp thời gian khai thác mỏ, theo
giấy phép khác với thời gian đã dự tính trong báo cáo đầu tư và báo cáo đánh giá
tác động môi trường; quy định cụ thể định mức tính toán cho công tác cải tạo, phục
hồi môi trường.
Bổ sung quy định về cải tạo, phục hồi môi trường chung cho các khu vực khai
thác khoáng sản có nhiều tổ chức, cá nhân cùng khai thác; quy trình, hạng mục cải
tạo, phục hồi môii trường đối với từng loại hình khai thác; nội dung tham vấn ý
kiến cộng đồng cho công tác này; tính toán khoản tiền ký quỹ, hệ số trượt giá theo
thực tế...
Một giải pháp rất cần thiết là tăng cường nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao
công nghệ sạch, thân thiện với môi trường trong lĩnh vực khai thác, chế biến
khoáng sản; phát triển các công nghệ xử lý và tái chế, tái sử dụng chất thải; có
chương trình triển khai và nhân rộng mô hình sản xuất sạch hơn cho cá nhân, tổ
chức hoạt động trong lĩnh vực chế biến khoáng sản và phục hồi môi trường...
Quyết định số 18/2013 của Chính phủ đã có hiệu lực thi hành, do vậy nội dung
và cấu trúc của đề án cải tạo, phục hồi môi trường của các dự án khai thác và chế
biến khoáng sản cần được nghiên cứu thấu đáo, khoa học, toàn diện để đảm bảo
tính khoa học và thực tế áp dụng của các mỏ sau khai thác, đáp ứng phát triển bền


vững sau này. Theo quy định này, yêu cầu khi xin cấp phép khai thác khoáng sản,
các tổ chức, cá nhân phải có phương án cải tạo, phục hồi môi trường được duyệt.
Đề án cải tạo, phục hồi môi trường phải nêu cam kết về các chỉ tiêu chất lượng
môi trường, hệ sinh thái sau khi cải tạo, phục hồi. Mặt khác có cả ý kiến tham vấn
cộng đồng về phương án cải tạo, phục hồi này. Theo đó, các tổ chức, cá nhân có dự
án đầu tư khai thác khoáng sản mới phải lập, trình cơ quan có thẩm quyền thẩm

định đề án cải tạo, phục hồi môi trường cùng với thời điểm lập, trình thẩm định
báo cáo đánh giá tác động môi trường, hoặc bản cam kết bảo vệ môi trường.
Các đối tượng được phép khai thác khoáng sản phải ký quỹ với số tiền bằng
tổng kinh phí thực hiện cải tạo, phục hồi, nhằm bảo đảm chắc chắn nguồn tài chính
cho việc cải tạo, phục hồi môi trường sau khai thác một cách có hiệu quả.



×