Đại học quốc gia Hà Nội
Trƣờng Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
Khoa Lịch sử
ĐỀ CƢƠNG MÔN HỌC
Thời đại kim khí ở lƣu vực sông Mã
The Metal Age in the Ma river Delta
1. Thông tin về giảng viên
Giảng viên 1:
- Họ và tên: Lâm Thị Mỹ Dung
Chức danh, học hàm, học vị: GVC, PGS.TS
Thời gian, địa điểm làm việc: T.2 và T.5 tại Bảo tàng Nhân học
Địa chỉ liên hệ: Bảo tàng Nhân học, T. 3, 4 nhà D, Trường ĐHKHXH & NV, 336 Nguyễn
Trãi Thanh Xuân, Hà Nội.
Điện thoại: 0912239853, 045589744
E-mail:
Các hướng nghiên cứu chính:
- Thời đại kim khí Việt Nam
- Sự hình thành Nhà nước sớm ở Miền Trung Việt Nam
- Văn hoá giai đoạn Tiền Sơ sử Việt Nam
- Lý thuyết và Phương pháp nghiên cứu Khảo cổ học
Giảng viên 2:
- Họ và tên: Phạm Minh Huyền
Chức danh, học hàm, học vị: PGS. TS
Thời gian, địa điểm làm việc: Viện Khảo cổ học
Địa chỉ liên hệ: 61 Phan Chu Trinh, Hà Nội.
Điện thoại:
E-mail:
Các hướng nghiên cứu chính:
- Thời đại kim khí Việt Nam
- Văn hoá Đông Sơn
- Trống đồng Đông Sơn
2. Thông tin chung về môn học
- Tên môn học: Thời đại kim khí ở lưu vực sông Mã
1
- Mã môn học: HIS 8048
- Số tín chỉ: 02
- Môn học: Tự chọn
- Yêu cầu đối với môn học:
Máy chiếu
Một số công cụ đá và đồ gốm ở Bảo tàng Nhân học
- Địa chỉ Khoa/Bộ môn phụ trách môn học: Bộ môn Khảo cổ học, Khoa Lịch sử, Trường
ĐHKHXH & NV.
3. Mục tiêu của môn học
- Mục tiêu kiến thức: Đặc thù của lưu vực sông Mã và mối quan hệ giữa địa hình, sinh thái
điều kiện tự nhiên với đặc điểm văn hoá khảo cổ. Những kết quả nghiên cứu đã đạt được
và những vấn đề cần được tiếp tục quan tâm, nghiên cứu. Ứng dung các phương pháp
nghiên cứu khu vực trong nghiên cứu thời đại kim khí ở lưu vực sông Mã.
- Mục tiêu kỹ năng: Môn học xây dựng cho người học kỹ năng phân tích đánh giá vị trí của
địa hình sông ngòi trong việc hình thành và hội tụ các nền văn hóa thời đại kim khí của lưu
vực sông Mã. Đồng thời môn học cung cấp kỹ năng phân kỳ các giai đoạn văn hóa cũng
như khai thác các đặc trưng di tích và di vật của từng giai đoạn để thấy được sự kế thừa
phát triển của các giá trị này trong mối quan hệ với các di tích cùng thời ở Việt Nam và
Đông Nam Á.
4. Tóm tắt nội dung môn học: Môn học cung cấp cho người học tìm hiểu đầy đủ, có hệ
thống về sự xuất hiện và phát triển, các đặc trưng của từng giai đoạn thời đại kim khí. Làm
nổi bật vị thế và vai trò của sông Mã và quá trình chiếm lĩnh lưu vực sông Mã của các
nhóm cư dân thời đại kim khí. Mối quan hệ của cư dân thời đại kim khí ở đây với những
nhóm cư dân khác ở Việt Nam. Cung cấp cho học viên cái nhìn bao quát về những nét
chung và riêng trong diễn trình văn hóa khảo cổ từ thời đại đồng thau đến sắt sớm ở lưu
vực sông Mã. Những kết quả nghiên cứu mới nhất và những vấn đề đặt ra..
5. Nội dung môn học, hình thức tổ chức dạy và học
Hình thức
tổ chức dạy và học
Nội dung
Thảo luận
5
Tự học,
tự nghiên cứu
Tổng
30
25
2
Chƣơng 1. Bối cảnh địa lý-sinh thái và điều
1
5
6
1
5
6
1
5
6
2
10
12
kiện tự nhiên vùng lƣu vực sông Mã
1.1. Một số kết quả nghiên cứu địa chất-địa mạo
quan trọng
1.2. Quan điểm về diễn biến và tác động của đợt
biển tiến cánh đây khoảng 4.000 đối với lưu vực
sông Mã.
1.3. Tiếp cận sinh thái trong nghiên cứu khảo cổ
học thời đại kim khí lưu vực sông Mã: Những kết
quả ban đầu và phương hướng, triển vọng
Chƣơng 2. Những giai đoạn nghiên cứu
chính: Thành quả và vấn đề, phƣơng pháp
tiếp cận và những lý giải khảo cổ quan trọng
2.1. Những giai đoạn nghiên cứu chính và những
tác phẩm nghiên cứu chính.
2.2. Kết quả khai quật của một số địa điểm Tiền
Đông Sơn và mối quan hệ giữa Tiền Đông Sơn ở
lưu vực sông Mã với Tiền Đông Sơn ở lưu vực
sông Hồng.
2.3. Một số vấn đề phân kỳ Tiền Đông Sơn ở lưu
vực sông Mã.
Chƣơng 3. Đặc trƣng văn hoá Tiền Đông Sơn
ở lƣu vực sông Mã
3.1. Cồn Chân Tiên
3.2. Văn hoá Hoa Lộc
3.3. Bái Mai và Quỳ Chử
3.4. Tiền Đông Sơn ở khu vực miền núi Thanh
Hoá
Chƣơng 4. Loại hình sông Mã của văn hoá
Đông Sơn.
4.1. Những nghiên cứu chính
4.2. Những đặc trưng văn hoá cơ bản
4.3. Mối quan hệ giữa các loại hình địa phương
3
của văn hoá Đông Sơn nhìn từ lưu vực sông Mã.
6. Học liệu
6.1. Giáo trình môn học
1. Hà Văn Tấn (chủ biên): Khảo cổ học Việt Nam, Tập II: Thời đại Kim khí,
NxbKHXH, Hà Nội, 1999, Tư liệu Khoa Lịch sử và Bảo tàng Nhân học.
2. Bộ môn Khảo cổ học: Cơ sở Khảo cổ học, Đang in, Bản thảo lưu ở Tư liệu Bảo
tàng Nhân học, Hà Nội.
6.2. Danh mục tài liệu tham khảo
6.2.1. Danh mục tài liệu tham khảo bắt buộc
1. Lâm Thị Mỹ Dung: Thời đại đồ đồng, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội,
2004, Tư liệu Khoa Lịch sử và Bảo tàng Nhân học.
2. Phạm Minh Huyền: Văn hóa Đông Sơn, Tính thống nhất và đa dạng, Nxb Khoa
học Xã hội, Hà Nội, 1996, Tư liệu Khoa Lịch sử và Bảo tàng Nhân học.
3. Hà Văn Tấn (chủ biên): Lịch sử Thanh Hóa, Tập I. Thời Tiền sử và Sơ sử, Nxb
Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1990, Tư liệu Khoa Lịch sử.
6.2.2. Danh mục tài liệu tham khảo thêm
4. Viện Khảo cổ học: Một thế kỷ khảo cổ học Việt Nam, tập I, Nxb Khoa học Xã hội,
Hà Nội, 2004, Tư liệu Khoa Lịch sử và Bảo tàng Nhân học.
5. Tạp chí Khảo cổ học và Những phát hiện mới về khảo cổ học hàng năm từ 19902007.
7. Phƣơng pháp, hình thức kiểm tra - đánh giá kết quả học tập môn học
Thi hết môn:
- Hình thức: Viết chuyên đề và bảo vệ trước hội đồng chuyên môn
- Điểm và tỉ trọng: 100%
Phê duyệt của Trƣờng
Chủ nhiệm khoa
Ngƣời biên soạn
PGS.TSKH. Nguyễn Hải Kế
PGS.TS. Lâm Thị Mỹ Dung
4