Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

Triết học chính trị của machiavelli trong lịch sử tư tưởng chính trị phương tây cận đại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.08 MB, 27 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
------------------------

VÕ CHÂU THỊNH

TRIẾT HỌC CHÍNH TRỊ CỦA
MACHIAVELLI TRONG LỊCH SỬ
TƯ TƯỞNG CHÍNH TRỊ
PHƯƠNG TÂY CẬN ĐẠI

Chuyên ngành: LỊCH SỬ TRIẾT HỌC
Mã số: 62.22.80.01

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – 2016


Luận án được hoàn thành tại:
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS. TS. ĐINH NGỌC THẠCH
2. PGS. TS. NGUYỄN XUÂN TẾ

Phản biện độc lập:
1. …………………………………………………….
2. …………………………………………………….

Phản biện:
1. …………………………………………………….


2. …………………………………………………….
3. …………………………………………………….

Luận án sẽ được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận án tiến sĩ Trường Đại học
Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia TP.Hồ Chí Minh, số 10-12
Đinh Tiên Hoàng, Quận 1, TP.HCM vào lúc …..…. giờ ……… ngày …..…
tháng ….… năm 2016.

Có thể tìm hiểu luận án tại:
Thư viện Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (10–12 Đinh Tiên
Hoàng, Quận1, TP.HCM);
Thư viện Khoa học Tổng hợp (1 Lý Tự Trọng, Quận 1, TP.HCM)


DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC
CỦA TÁC GIẢ LUẬN ÁN
-----------------------------1. Võ Châu Thịnh (2016), “Nghệ thuật giành quyền lực trong tác phẩm

Quân Vương của Niccolò Machiavelli”, Tạp chí Khoa học Chính trị,
số 1 + 2 (2016), tr.64-68.
2. Võ Châu Thịnh (2015), “Đặc điểm, giá trị và hạn chế của triết học

chính trị Machiavelli”, Tạp chí Khoa học Xã hội Thành phố Hồ Chí
Minh, số 12 (208) 2015, tr.1-10.
3. Võ Châu Thịnh (2015), “Quan niệm về bản chất con người và tư

tưởng triết học pháp quyền của Machiavelli và Hobbes”, Tạp chí Khoa
học Xã hội Thành phố Hồ Chí Minh, số 7 (203) 2015, tr.1-8.
4. Đỗ Hương Giang, Võ Châu Thịnh (2014), “Phát huy dân chủ và phát


triển bền vững kinh tế - xã hội ở Việt Nam hiện nay” Tạp chí Triết
học, số 1 (272) 2014, tr.3-8.
5. Thành viên (2013), Một số vấn đề về dân chủ cơ sở ở nông thôn Nam

Bộ trong sự phát triển bền vững 2011 – 2020, Đề tài nghiên cứu cấp
Bộ (CT11.22.02), Chủ nhiệm: TS. Đỗ Hương Giang, Viện KHXH
Vùng Nam Bộ, Viện Hàn Lâm KHXH Việt Nam.
6. Võ Châu Thịnh (2002), “Mấy suy nghĩ về vấn đề bảo tồn và phát huy

bản sắc văn hóa dân tộc trong hoạt động của thanh niên hiện nay”,
Tạp chí Khoa học Xã hội, số 2 (54) 2002, tr.78-81.

*****


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong lịch sử triết học chính trị thế giới, Niccolò Machiavelli là ngƣời
đã mở ra một chặng đƣờng mới cho lịch sử triết học chính trị. Kể từ
Machiavelli, lịch sử triết học chính trị phƣơng Tây bắt đầu bƣớc vào thời kỳ
hiện đại. Nghiên cứu “Triết học chính trị của Machiavelli trong lịch sử tư
tưởng chính trị phương Tây cận đại” không chỉ cho chúng ta hiểu rõ tƣ tƣởng
triết học chính trị của ngƣời mở đƣờng cho nền triết học chính trị phƣơng Tây
hiện đại mà còn giúp soi sáng những luận điểm triết học chính trị quan trọng
trong các học thuyết triết học chính trị nổi tiếng khác ở phƣơng Tây từ
Machiavelli trở về sau.
Machiavelli đã thoát khỏi bóng đêm tƣ tƣởng của thời Trung cổ, trở về
khôi phục tinh hoa tƣ tƣởng của các triết gia Hy Lạp, La Mã cổ đại, làm nền

móng cho sự hình thành một lý thuyết mới về triết học chính trị mà từ đó hàng
loạt nhà tƣ tƣởng lớn cận đại và hiện đại đã kế thừa và phát triển theo nhiều
chiều hƣớng khác nhau. Những lý luận của Machiavelli về ý chí chung, về
quyền lực và về nhà nƣớc pháp quyền có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với
tiến trình dân chủ hóa đời sống chính trị – xã hội và sự hoàn thiện nhà nƣớc
pháp quyền của dân, do dân, vì dân trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Đặc
biệt, trong điều kiện Việt Nam hiện nay, trƣớc yêu cầu tăng cƣờng quyền lực
nhà nƣớc nhằm quản lý và thực thi có hiệu quả pháp luật, kỷ cƣơng, trật tự xã
hội, tạo điều kiện thuận lợi cho công cuộc đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại
hóa đất nƣớc, và hội nhập quốc tế càng đòi hỏi phải có sự nhận thức đúng đắn
về nghệ thuật quyền lực. Bên cạnh đó, vấn đề phát huy dân chủ, đảm bảo công
bằng và ổn định chính trị-xã hội để phát triển bền vững mọi mặt của đất nƣớc
trên nền tảng một bản hiến pháp và một hệ thống pháp luật phản ánh sâu sắc ý
chí, nguyện vọng chung của nhân dân đang đƣợc đặt ra một cách gay gắt.


2

Tƣơng tự, vấn đề xây dựng và từng bƣớc hoàn thiện nhà nƣớc pháp quyền của
dân, do dân, vì dân đang đƣợc các giai tầng khác nhau ở Việt Nam hết sức
quan tâm. Mặt khác, tình hình chính trị trong nƣớc, khu vực, và quốc tế hiện
nay đang diễn biến phức tạp, đòi hỏi kịp thời có những giải pháp hiệu quả
mang tính ổn định, lâu dài trong khi tƣ tƣởng triết học chính trị của
Machiavelli về chính sách đối nội và đối ngoại tỏ ra khá sắc sảo và thuyết
phục. Chính vì tầm quan trọng và sự ảnh hƣởng sâu rộng của triết học chính
trị Machiavelli đối với lịch sử triết học chính trị và thực tiễn chính trị thế giới
và Việt Nam hiện nay mà việc nghiên cứu triết học chính trị Machiavelli trong
lịch sử tƣ tƣởng chính trị phƣơng Tây cận đại trở nên vô cùng cấp thiết.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài
Triết học chính trị của Niccolò Machiavelli từ khi ra đời cho đến nay

chƣa bao giờ mất đi tính thời sự cả về mặt lý luận lẫn thực tiễn. Vì thế những
công trình nghiên cứu đã công bố có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến đề
tài của luận án là rất phong phú. Tuy nhiên, không có công trình nghiên cứu
nào hoàn toàn trùng lắp với đề tài nghiên cứu của luận án. Nhìn chung, có thể
khái quát những công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án thành 3
nhóm nhƣ sau: thứ nhất là những công trình nghiên cứu giúp chúng ta hiểu
đƣợc những điều kiện và tiền đề hình thành triết học chính trị Machiavelli; thứ
hai là những công trình nghiên cứu về nội dung triết học chính trị Machiavelli;
và thứ ba là những công trình nghiên cứu cho thấy sự kế thừa và phát triển
triết học chính trị Machiavelli của các triết gia sau ông. Thật ra, đây là một sự
phân chia có tính tƣơng đối bởi có những công trình nghiên cứu vừa đề cập
đến nội dung vừa bàn đến sự kế thừa và phát triển triết học chính trị
Machiavelli, thậm chí có công trình nghiên cứu bao trùm cả ba nhóm chủ đề
trên với mức độ nông sâu khác nhau.


3

Những công trình nghiên cứu mà qua đó chúng ta có thể tìm ra những
điều kiện lịch sử, kinh tế, chính trị, xã hội hình thành triết học chính trị
Machiavelli phải kể đến trƣớc tiên là những công trình nghiên cứu lịch sử.
Đáng chú ý nhất là bộ Encyclopedia of World History gồm 7 tập, do tập thể
tác giả Marsha E. Ackermann, Michael J. Schroeder, Janice J. Terry, Jiu-Hwa
Lo Upshur, và Mark F. Whitters đồng chủ biên, đƣợc Facts On File Inc. xuất
bản năm 2008 tại New York. Kế tiếp, những công trình nghiên cứu lịch sử
triết học và lịch sử tƣ tƣởng chính trị sẽ cung cấp cho chúng ta những hiểu biết
về những tiền đề tƣ tƣởng hình thành triết học chính trị Machiavelli. Trong đó,
đáng chú ý là: A history of philosophy của Frederick Copleston, gồm 9 tập,
đƣợc Doubleday xuất bản trong 2 năm 1993 và 1994 tại New York; A New
History of Western Philosophy gồm 4 tập của giáo sƣ triết học Đại học Oxford

– Anthony Kenny – do Nxb. Đại học Oxford phát hành từ năm 2004 đến năm
2007; History of Political Philosophy do giáo sƣ triết học Leo Strauss và
Joseph Cropsey chủ biên đƣợc Nxb. Đại học Chicago tái bản lần thứ 3 tại
Chicago và London năm 1987; … Tiền đề lý luận hình thành triết học chính
trị Niccolò Machiavelli còn có thể đƣợc khai thác trong Encyclopedia of
Philosophy gồm 10 tập, do giáo sƣ triết học Donald M. Borchert ở Đại học
Ohio làm chủ biên, đƣợc Thomson Gale tái bản lần thứ hai tại Mỹ năm 2006.
Những công trình nghiên cứu giúp chúng ta hiểu nội dung triết học
chính trị Machiavelli rất phong phú vì hầu hết những công trình nghiên cứu
cho ta biết tiền đề lý luận hình thành triết học chính trị Machiavelli kể trên
cũng đồng thời cho ta biết nội dung triết học chính trị Machiavelli. Ngoài ra,
nội dung triết học chính trị Machiavelli còn đƣợc các chuyên gia phân tích qua
các tác phẩm: History of Italian Philosophy gồm 2 tập của giáo sƣ ngƣời Italia
– Eugenio Garin – đƣợc xuất bản tại Amsterdam và New York năm 2008 bởi
Rodopi; Machiavelli and Republicanism do các giáo sƣ Gisela Bock, Quentin


4

Skinner và Maurizio Viroli đồng chủ biên, Nxb. Đại học Cambridge phát hành
năm 1990; The Foundation of Modern Political Thought, Volume 1: The
Renaissance của giáo sƣ Quentin Skinner, đƣợc nhà xuất bản Đại học
Cambridge xuất bản năm 2002; The Cambridge Companion to Machiavelli do
giáo sƣ John M.Najemy chủ biên, đƣợc Nhà xuất bản Đại học Cambridge phát
hành năm 2010 tại Cambridge, New York, Melbourne và nhiều nƣớc khác;
The Cambridge History of Renaissance Philosophy do các học giả ở các
trƣờng đại học hàng đầu thế giới biên soạn, đƣợc Nxb. Đại học Cambridge in
lần thứ 7 năm 2007, cho phát hành dƣới dạng sách điện tử từ năm 2008.
Triết học chính trị của Niccolò Machiavelli nhìn chung chƣa đƣợc
nghiên cứu sâu rộng ở Việt Nam. Cho đến nay, chỉ có duy nhất tác phẩm Il

Principe của Machiavelli đƣợc dịch sang tiếng Việt. Một số tác phẩm tiếng
Việt có đề cập đến triết học chính trị Machiavelli gồm: Triết học Trung cổ Tây
Âu do PGS, TS. Trịnh Doãn Chính và PGS, TS. Đinh Ngọc Thạch chủ biên,
đƣợc Nxb. Chính trị quốc gia ấn hành năm 2008; Triết học Tây phương từ
khởi thủy đến đương đại đƣợc Phan Quang Định biên dịch, Nxb. Văn hóa
thông tin phát hành năm 2010 tại Hà Nội; Những luận thuyết nổi tiếng thế giới
do Vũ Đình Phòng và Lê Huy Hòa biên soạn đƣợc Nxb. Văn hóa Thông tin
phát hành năm 2003; bài viết “Triết học chính trị của N.Makiaveli” đăng trên
Tạp chí Triết học số 10, tháng 10 – 2004 của tác giả Vũ Mạnh Toàn; Lịch sử
các học thuyết chính trị thế giới do các học giả Liên bang Nga viết, Lƣu Kiếm
Thanh và Phạm Hồng Thái dịch, Nxb. Văn hóa Thông tin phát hành năm
2001; Lịch sử triết học phương Tây, Tập 1: Triết học cổ đại, triết học trung
cổ, triết học phục hưng của PGS. TS. Đỗ Minh Hợp do Nxb. Chính trị Quốc
gia phát hành năm 2014 tại Hà Nội.
Những công trình nghiên cứu cho thấy sự kế thừa và phát triển triết học
chính trị Machiavelli của các triết gia cận đại phƣơng Tây tiêu biểu phải kể


5

đến trƣớc tiên là những tác phẩm triết học chính trị của chính các triết gia cận
đại này. Chẳng hạn, Leviathan, or the Matter, Form and Power of a
Commonwealth Ecclesiastical and Civil của Thomas Hobbes; Second Treatise
of Government của John Locke; De l’esprit des lois của Montesquieu; Du
Contrat social của Jean Jacque Rousseau. Bên cạnh đó, có thể tham khảo
thêm: Machiavelli, Hobbes, and the Formation of a Liberal Republicanism in
England của giáo sƣ Vickie B. Sullivan đƣợc Nxb. Đại học Cambridge phát
hành năm 2004 tại New York; “Một số tƣ tƣởng triết học chính trị của J.
Locke: thực chất và ý nghĩa lịch sử” của PGS. TS. Đinh Ngọc Thạch công bố
trên Tạp chí Triết học số 1/2007; “John Locke – Nhà tƣ tƣởng lớn của phong

trào khai sáng” của tác giả Phạm Văn Đức công bố trên Tạp chí Triết học số
2/2008.
Nhìn chung, tƣ tƣởng triết học chính trị của Machiavelli đã đƣợc các tác
giả trong và ngoài nƣớc nghiên cứu nhiều nhƣng chƣa thấy một công trình
nghiên cứu nào mô tả một cách tƣơng đối đầy đủ xuyên suốt quá trình hình
thành, phát triển của triết học chính trị Machiavelli trong lịch sử tƣ tƣởng
chính trị phƣơng Tây cận đại. Bên cạnh những công trình nghiên cứu triết học
chính trị Machiavelli có độ tin cậy khoa học cao vẫn còn không ít công trình
nghiên cứu chƣa tiếp cận trực tiếp và đầy đủ các tác phẩm của Machiavelli
dẫn đến thiếu sót, sai lầm trong nhận định, đánh giá.
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận án
Mục đích của luận án là làm sáng tỏ nội dung, đặc điểm, giá trị và hạn
chế của triết học chính trị Machiavelli, đồng thời chỉ ra sự phát triển của nó
trong lịch sử tƣ tƣởng triết học chính trị phƣơng Tây cận đại.
Nhiệm vụ của luận án: Thứ nhất, tìm hiểu cuộc đời, sự nghiệp và những
điều kiện, tiền đề hình thành triết học chính trị Machiavelli. Thứ hai, làm sáng
tỏ nội dung cơ bản, những đặc điểm, giá trị và hạn chế của triết học chính trị


6

Machiavelli. Thứ ba, chỉ ra sự kế thừa và phát triển triết học chính trị
Machiavelli của một số triết gia cận đại phƣơng Tây tiêu biểu.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận án
Đối tƣợng nghiên cứu của luận án là triết học chính trị Machiavelli và
sự phát triển của nó trong lịch sử tƣ tƣởng chính trị phƣơng Tây cận đại. Phạm
vi nghiên cứu của luận án là khu vực Tây Âu từ thời cổ đại đến cận đại. Luận
án cũng sẽ chỉ chọn lọc nghiên cứu một số tác phẩm quan trọng nhất của các
nhà triết học chính trị phƣơng Tây cận đại tiêu biểu và chịu ảnh hƣởng rõ nét
tƣ tƣởng triết học chính trị của Machiavelli. Xét về mặt chuyên ngành, đề tài

của luận án đƣợc nghiên cứu dƣới góc nhìn lịch sử triết học.
5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu đề tài
Thế giới quan duy vật biện chứng đƣợc xác định là cơ sở lý luận để
nghiên cứu đề tài; phƣơng pháp luận biện chứng duy vật sẽ là phƣơng pháp
nghiên cứu chủ yếu để tiến hành mô tả, giải thích, phân tích, nhận định, đánh
giá các tƣ tƣởng hay các sự kiện, hiện tƣợng có liên quan. Ngoài ra, các
phƣơng pháp nghiên cứu liên ngành khoa học xã hội và các phƣơng pháp
nghiên cứu cụ thể khác nhƣ: phƣơng pháp so sánh – đối chiếu, phƣơng pháp
quy nạp – diễn dịch, phƣơng pháp phân tích khái niệm, phƣơng pháp phân tích
nội dung, và phƣơng pháp lịch sử-logic cũng đƣợc sử dụng.
6. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của luận án
Về ý nghĩa khoa học, luận án giúp hạn chế những đánh giá, nhận định võ
đoán, phiến diện về triết học chính trị Machiavelli; làm rõ một số nội dung
triết học chính trị Machiavelli mà lâu nay chƣa đƣợc biết đến một cách rộng
rãi. Về ý nghĩa thực tiễn, luận án có thể làm tài liệu tham khảo cho những
ngƣời nghiên cứu và giảng dạy triết học phƣơng Tây giai đoạn Phục hƣng và
cận đại. Ngoài ra, những ngƣời đang hoạt động trong các lĩnh vực chính trị và


7

quản lý hành chính nhà nƣớc cũng có thể tìm thấy ở luận án này những điều
bổ ích khi tiếp cận vấn đề quyền lực chính trị và nhà nƣớc pháp quyền.
7. Cái mới của luận án
Thứ nhất, làm rõ nội dung triết học chính trị Machiavelli, khám phá
những thông điệp tƣ tƣởng đƣợc ông khéo léo che đậy cũng nhƣ những toan
tính chiến lƣợc cho việc xây dựng một nền cộng hòa bền vững trên cơ sở phân
tích nhiều tác phẩm khác nhau, kể cả những bức thƣ riêng, đồng thời liên hệ
chặt chẽ với những diễn biến cụ thể trong cuộc đời và sự nghiệp của ông.
Thứ nhì, luận án xem xét triết học chính trị Machiavelli trong dòng chảy

tƣ tƣởng triết học chính trị phƣơng Tây từ cổ đại đến cận đại để cho thấy sự kế
thừa, phủ định biện chứng và phát triển của lịch sử tƣ tƣởng triết học chính trị.
Qua đó cho thấy, triết học chính trị Machiavelli vừa liên hệ mật thiết với
những tƣ tƣởng triết học chính trị truyền thống vừa thực hiện sự bức phá ra
khỏi những tƣ tƣởng triết học chính trị truyền thống ấy để tìm kiếm những
điều mới mẻ, thiết thực và hiệu quả hơn.
8. Kết cấu của luận án
Nội dung chính của luận án đƣợc kết cấu thành 3 chƣơng, mỗi chƣơng
có 2 tiết, và mỗi tiết có 2 tiểu tiết. Ngoài ra, luận án còn có phần mục lục,
phần mở đầu, phần kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, và danh
mục các công trình khoa học của tác giả luận án.
PHẦN NỘI DUNG
Chƣơng 1
CUỘC ĐỜI, SỰ NGHIỆP VÀ NHỮNG ĐIỀU KIỆN, TIỀN ĐỀ
HÌNH THÀNH TRIẾT HỌC CHÍNH TRỊ MACHIAVELLI
1.1. CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP CỦA NICCOLÒ MACHIAVELLI
1.1.1. Khái quát cuộc đời và sự nghiệp chính trị của Machiavelli
Niccolò di Bernardo Machiavelli (1469 - 1527) xuất thân từ một gia
đình trung lƣu ở vùng Tuscany, Florence, Italia. Cuộc đời và sự nghiệp của


8

Machiavelli có thể đƣợc chia thành ba giai đoạn: một là giai đoạn học hành,
hai là giai đoạn làm chính trị gia, và ba là giai đoạn bị mất hết chức quyền, về
miền quê nghiên cứu và sáng tác. Giáo sƣ Queentin Skinner cho rằng dƣờng
nhƣ Machiavelli đã hoàn thành việc học của mình ở Đại học Florence 1.
Machiavelli bắt đầu tham gia bộ máy chính quyền cộng hòa của thành phố
Florence từ năm 1498 với chức vụ tƣơng đƣơng với Bộ trƣởng ngoại giao và
Bộ trƣởng Quốc phòng của Hoa Kỳ hiện nay. Trong 14 năm hoạt động chính

trị, Machiavelli đã xây dựng thành công lực lƣợng dân quân Florence dẫn đến
thắng lợi trong cuộc chiến chiếm thành phố Pisa. Ông cũng đàm phán với
những nhân vật quyền lực nhất ở châu Âu và tích lũy nhiều hiểu biết chính trị
quý báu. Đến năm 5012, chính quyền cộng hòa Florence rơi vào tay gia đình
Medici. Machiavelli bị tƣớc hết quyền lực chính trị, phải về ngoại ô nghiên
cứu và sáng tác đến hết cuộc đời.
1.1.2. Sự nghiệp nghiên cứu, sáng tác của Machiavelli
Machiavelli đã để lại những tác phẩm triết học chính trị, lịch sử, tiểu sử,
kịch, và những bức thƣ có giá trị nhƣ: La Mandragola, Dell'arte della Guerra,
Il Principe, Discorsi sopra la prima Deca di Tito Livio, Storia di Firenze, La
vita di Castruccio Castracani da Lucca, Belfagor arcidiavol, Clizia, ... Trong
đó, đáng kể nhất là tuyệt tác Il Principe bàn về chính quyền quân chủ chuyên
chế và tác phẩm Discorsi thể hiện rõ tƣ tƣởng cộng hòa.
1.2. NHỮNG ĐIỀU KIỆN VÀ TIỀN ĐỀ HÌNH THÀNH TRIẾT HỌC
CHÍNH TRỊ MACHIAVELLI
1.2.1. Những điều kiện hình thành triết học chính trị Machiavelli
Với tƣ cách là một bộ phận của hình thái ý thức – xã hội, triết học chính
trị Machiavelli bị chi phối và phản ánh sâu sắc điều kiện lịch sử, kinh tế, chính
trị – xã hội Italia từ cuối thời kỳ Trung cổ cho đến giai đoạn đỉnh cao của thời
kỳ Phục hƣng. Thời đại Phục hƣng ở Tây Âu là thời kỳ chuyển tiếp từ phƣơng
1

Quentin Skinner (2000), Machiavelli – a very short introduction, Oxford University Press, Oxford, p.7.


9

thức sản xuất phong kiến sang phƣơng thức sản xuất tƣ bản chủ nghĩa. Chủ
nghĩa tƣ bản đã ra đời sớm nhất ở Italia, nơi có các hoạt động thƣơng mại,
dịch vụ sôi động nhất và có trình độ đô thị hóa cao nhất châu Âu thời trung kỳ

trung đại. Giai cấp tƣ sản ra đời và ngày càng lớn mạnh bên cạnh sự xuất hiện
của lớp ngƣời ngoại giáo có học vấn cao trong các thành phố Italia đã tạo ra
một cơ cấu xã hội mới. Florence, quê hƣơng của Machiavelli, cũng nhƣ các
thành quốc khác ở Italia thế kỷ thứ XV – XVI đang rơi vào khủng hoảng
chính trị sâu sắc. Bên trong Italia, các thành quốc bấy giờ xem nhau nhƣ kẻ
thù, khiến Italia trở thành mục tiêu lý tƣởng cho những kẻ xâm lƣợc từ bên
ngoài. Sự căng thẳng giữa phe Guelfs và phe Ghibellines diễn ra khắp nơi ở
Italia dẫn đến nội chiến. “Tình trạng nƣớc Italia hồi đầu thế kỷ XVI bi thảm
đến nỗi có thể làm cho mọi ngƣời yêu nƣớc phải rơi nƣớc mắt”2. Sự thống trị
về chính trị, kinh tế của gia đình Medici ở Florence trong phần lớn thời gian
của thế kỷ thứ XV – XVI cũng tác động rất lớn đến sự hình thành triết học
chính trị Machiavelli.
1.2.2. Những tiền đề hình thành triết học chính trị Machiavelli
Dù Machiavelli là ngƣời mở đƣờng cho một thời đại mới của lịch sử
triết học chính trị nhƣng tƣ tƣởng của ông là sự chắc lọc, kế thừa và phê phán
những di sản tinh thần của các bậc tiền nhân cổ, trung đại trong bầu không khí
Phục hƣng ở Italia. Giáo sƣ Leo Strauss cho rằng “Machiavelli là ngƣời khôi
phục lại điều gì đó xƣa và đã bị lãng quên” 3. Còn giáo sƣ Havey C. Mansfield
viết: “Machiavelli đã sống trong thời Phục hƣng và thời Phục hƣng đã sống
trong Machiavelli; sự gắn kết giữa ông và thời đại của ông gần nhƣ là trọn
vẹn”4. Ra đời trong thời đại Phục hƣng, triết học chính trị Machiavelli chịu
2

Vũ Đình Phòng và Lê Huy Hòa biên soạn (2003), Những luận thuyết nổi tiếng thế giới, Nxb. Văn hóa Thông tin, Hà
Nội, tr.14.
3
Leo Strauss and Joseph Cropsey eds. (1987), History of Political Philosophy, 3rd edn., The University of Chicago
Press, Chicago and London, p.297.
4
Niccolò Machiavelli (1996), Discourses on Livy, translated by Harvey C. Mansfield and Nathan Tarcov, The

University of Chicago Press, Chicago and London, p.xvii.


10

ảnh hƣởng của những tiền đề tƣ tƣởng, văn hóa chung của thời đại. Đó là
những di sản cổ đại Hy Lạp, La Mã, là chủ nghĩa nhân văn chống tôn giáo và
thần quyền. Cụ thể, Machiavelli đã kế thừa tƣ tƣởng về nhà nƣớc và pháp luật
của Plato, Aristotle, Cicero, Tito Livio, …; kế thừa tƣ tƣởng nhân văn, thế tục,
phi tôn giáo của Protagoras, Dante, Petrarca, Boccaccio, Salutati, Bruni, Valla,
Donatello, Michelangelo, ...
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1
Nảy sinh trong thời kỳ Phục hƣng ở thành quốc Florence, Italia, triết học
chính trị Machiavelli hình thành trên cơ sở thừa hƣởng những điều kiện đặc
biệt, có một không hai ở Tây Âu. Đó là kết quả của sự cộng hƣởng nhiều làn
sóng sự kiện lịch sử, kinh tế, chính trị xã hội, văn hóa nghệ thuật và tƣ tƣởng,
cùng trỗi dậy để tạo nên những kỳ tích vĩ đại. Machiavelli có nhiều điều kiện
thuận lợi để tiếp cận tƣ tƣởng triết học chính trị cổ đại và đƣơng thời, vận
dụng, kiểm nghiệm chúng trong thực tiễn hoạt động chính trị của mình. Tuy
nhiên, thời cuộc chính trị nghiệt ngã ở Italia và Florence lúc bấy giờ cũng đẩy
Machiavelli vào hoàn cảnh trớ trêu và dƣ thừa khó khăn, thách thức ông tìm ra
tƣ tƣởng triết học chính trị mới có khả năng giải quyết đƣợc thực tiễn chính trị
nhiều gai gốc với đầy rẫy cạm bẫy, sự lừa dối và những thủ đoạn chính trị tinh
vi, bẩn thỉu nhất.
Chƣơng 2
NỘI DUNG, ĐẶC ĐIỂM, GIÁ TRỊ, VÀ HẠN CHẾ CỦA
TRIẾT HỌC CHÍNH TRỊ MACHIAVELLI
2.1. NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA TRIẾT HỌC CHÍNH TRỊ MACHIAVELLI
2.1.1. Tƣ tƣởng quân chủ chuyên chế trong triết học chính trị Machiavelli
Il Principe – tác phẩm duy nhất đƣợc Machiavelli dành riêng để bàn sâu

về chế độ quân chủ chuyên chế. Nội dung bao trùm tác phẩm này chính là
nghệ thuật quyền lực: nghệ thuật đạt được quyền lực và nghệ thuật cai trị.


11

Trong đó, nghệ thuật đạt đƣợc quyền lực gồm: đạt đƣợc quyền lực nhờ vào
nguyên tắc thế tập, đạt đƣợc quyền lực nhờ vào sự quỷ quyệt và hành vi độc
ác, đạt đƣợc quyền lực nhờ vào sự lanh lợi và may mắn, và đạt đƣợc quyền
lực nhờ vào tài năng và vận mệnh. Nghệ thuật cai trị sẽ bao hàm các nội dung:
nghệ thuật củng cố và duy trì quyền lực, nghệ thuật dùng người, quản lý xã
hội, và nghệ thuật đối nội, đối ngoại. Theo Machiavelli, để duy trì quyền lực
chính trị đòi hỏi phải có tài năng thật sự và nền tảng của quyền lực trong chế
độ quân chủ chuyên chế là bạo lực: “công việc chính của một quân vƣơng là
chiến tranh và các nguyên tắc của nó … cách cơ bản để làm mất vƣơng quốc
là sao lãng nghệ thuật quân sự, và cách để giành lại nó là phải giỏi nghệ thuật
này”5.
Quyền lực chính trị của một quân vƣơng về cơ bản bị quyết định bởi sức
mạnh quân sự, nhƣng có rất nhiều việc không cần đến sức mạnh quân sự mà
quân vƣơng buộc phải biết. Chẳng hạn, “một quân vƣơng phải đủ khôn ngoan
để biết tránh các thói xấu gây ra tai tiếng có thể làm ngài mất nƣớc, và nếu
đƣợc thì ngài phải tránh luôn cả những thói xấu không làm ngài mất nƣớc”6.
Trong nghệ thuật cai trị, việc vua đối nhân xử thế không khéo hoặc không
đúng cũng có thể là một trong những nguyên nhân dẫn đến mất ngôi báu.
Machiavelli viết: “để không phải cƣớp bóc dân chúng, có khả năng tự bảo vệ
mình, không trở nên nghèo túng và bần tiện, và không buộc phải trở thành kẻ
tham lam, quân vƣơng phải xem nhẹ chuyện bị mang tiếng là ngƣời keo kiệt,
bởi đây là một trong những thói xấu cho phép ngài duy trì sự cai trị”7.
Machiavelli nhấn mạnh: “Trên tất cả mọi thứ, quân vƣơng phải tự mình tránh
bị khinh miệt và căm ghét; trong khi sự hào phóng đƣa vua đến cả hai điều


5

Niccolò Machiavelli (1979), The Portable Machiavelli, edited and translated by Peter Bondanella and Mark Musa,
Penguin Books, USA, p.124.
6
Niccolò Machiavelli (1979), loc. cit., p.127.
7
Niccolò Machiavelli (1979), loc. cit., p.129.


12

đó”8. Quân vƣơng không phải lo lắng gì khi bị chỉ trích là tàn bạo nếu sự tàn
bạo đó làm cho thần dân của ông đoàn kết và trung thành; bởi vì tàn bạo với
vài ngƣời còn nhân đạo hơn nhân từ quá mức để hỗn loạn tiếp diễn, dẫn đến
thảm sát, cƣớp bóc; vì sự hỗn loạn này thƣờng gây phƣơng hại lớn cho cả
cộng đồng, trong khi những vụ hành hình do vua ban ra chỉ làm tổn hại một
vài cá nhân cụ thể. Theo Machiavelli, đƣợc sợ thì an toàn hơn nhiều so với
đƣợc thƣơng nếu phải chọn một trong hai điều đó.9 Bởi vì con ngƣời ít do dự
về việc hại ngƣời họ thƣơng hơn là hại ngƣời họ sợ bởi vì tình thƣơng đƣợc
ràng buộc bằng một chuỗi nghĩa vụ mà nó có thể bị phá vở mỗi khi đụng
chạm đến lợi ích; trong khi nỗi sợ bị ràng buộc bởi sự trừng phạt kinh hãi
không lúc nào buông tha họ.
Machiavelli dƣờng nhƣ đã loại bỏ hoàn toàn yếu tố đạo đức trong hoạt
động chính trị của quân vƣơng khi thẳng thắn khuyên: “xem xét kỹ mọi việc,
quân vƣơng sẽ phát hiện ra rằng nếu theo đuổi điều có vẻ hợp với đạo đức thì
sẽ dẫn đến sự diệt vong của ngài; trong khi việc khác có vẻ vô đạo đức nhƣng
nếu đƣợc theo đuổi sẽ đem đến kết quả là sự an toàn và thịnh vƣợng cho
ngài”10. Nói chính xác hơn, chừng nào hoàn cảnh còn cho phép vua làm ngƣời

tốt thì vua nên làm ngƣời tốt, nhƣng nếu hoàn cảnh không còn cho phép ông
tiếp tục làm ngƣời tốt nữa thì ông phải biết cách làm những điều xấu xa 11.
Marx và Engels nhận định: “kể từ Machiavelli, … quan điểm lý luận về chính
trị đã đƣợc giải phóng khỏi đạo đức, và không có cái gì khác đƣợc chấp nhận
ngoài cái định đề là sự nghiên cứu chính trị một cách độc lập”12.
Về đối nội, Machiavelli chủ trƣơng khuyến khích nhân dân tự do phát
triển kinh tế một cách tối đa: “vua nên khuyến khích dân chúng tự do theo
8

Niccolò Machiavelli (1979), loc. cit., p.130.
Niccolò Machiavelli (1979), loc. cit., p.131.
10
Niccolò Machiavelli (1979), loc. cit., p.128.
11
Niccolò Machiavelli (1979), loc. cit., p.135.
12
C.Mác và Ph.Ăng-ghen (2002): Toàn tập, tập 3, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia - Sự thật, Hà Nội, tr.463.
9


13

đuổi nghề nghiệp của họ trong sự yên bình, dù là thƣơng mại, nông nghiệp
hay bất kỳ ngành nghề có thể có nào”13. Theo Machiavelli, sƣu cao, thuế nặng
sẽ làm cho dân chúng bất mãn và giận dữ, dẫn đến không muốn và “không
dám tham gia vào thƣơng mại vì sợ thuế”14. Về chính sách đối ngoại,
Machiavelli cho rằng “Một quân vƣơng chỉ đáng kính khi là một ngƣời bạn
thực sự hoặc là một kẻ thù đúng nghĩa; đó là khi ông tuyên bố đứng về phía
một ông vua này chống lại một ông vua khác mà không hề có một sự e dè nào.
Một chính sách nhƣ thế luôn luôn có lợi hơn so với chính sách trung lập”15.

2.1.2. Tƣ tƣởng cộng hòa trong triết học chính trị Machiavelli
Giáo sƣ Vickie B. Sullivan cho rằng: “Đặc điểm chủ nghĩa cộng hòa của
Machiavelli hiện ra ánh sáng một cách đầy đủ nhất trong tác phẩm Luận bàn
về mười quyển sách đầu của Tito Livio của ông”16. Trong tác phẩm này,
Machiavelli đã kế thừa quan điểm của Plato, Aristotle, và Cicero về các mô
hình chính quyền nhà nƣớc và sự chu chuyển của chúng. Tuy nhiên, theo
Machiavelli, trong sáu mô hình chính quyền đã đƣợc các nhà tƣ tƣởng Hy
Lạp, La Mã cổ đại phân tích, “ba mô hình tốt thì tồn tại ngắn ngủi còn ba mô
hình xấu thì độc ác”17. Cho nên chính quyền cộng hòa hỗn hợp dựa trên sự kết
hợp một chút yếu tố quân chủ với một chút đặc điểm của chế độ quý tộc và
chính quyền nhân dân sẽ tạo nên một chính quyền vững mạnh vì các thành
phần này sẽ kiểm soát lẫn nhau18.
Machiavelli đã nhấn mạnh lập trƣờng cộng hòa của mình khi khẳng
định: “nhân dân ít phạm sai lầm hơn vua, và do đó có thể đáng đƣợc tin cậy
hơn vua”19. Machiavelli cũng không ngần ngại nhìn nhận sự thật rằng trong
13

Niccolò Machiavelli (1979), loc. cit., p.153.
Niccolò Machiavelli (1979), loc. cit., p.153.
15
Niccolò Machiavelli (1979), loc. cit., p.151.
16
Vickie B. Sullivan (2004), Machiavelli, Hobbes, and the Formation of a Liberal Republicanism in England,
Cambridge University Press, New York, p.31.
17
Niccolò Machiavelli (1996), loc. cit., p.13
18
Niccolò Machiavelli (1996), loc. cit., p.13.
19
Niccolò Machiavelli (1996), loc. cit., p.121.

14


14

chế độ quân chủ dân chúng không có tự do, còn trong chế độ cộng hòa thì
nhân dân “quen sống trong sự tự do bằng luật pháp của chính họ”20. Quan
điểm này còn đƣợc Machiavelli thể hiện một cách rõ ràng trong tác phẩm
Discorsi, đặc biệt là trong các chƣơng 16, 17, và 18 của quyển thứ nhất. Điển
hình là trong chƣơng 16 của quyển thứ nhất, Machiavelli thậm chí còn ví
ngƣời dân sống dƣới chế độ quân chủ giống nhƣ loài súc vật sống trong tình
trạng nô lệ. Họ bị tha hóa đến mức gần nhƣ không thể tự bảo vệ cuộc sống tự
do của họ nếu vì một sự tình cờ nào đó mà họ đƣợc hƣởng cuộc sống tự do 21.
Chính vì nhận thức rõ tình trạng bị tha hóa của ngƣời dân trong chế độ quân
chủ nhƣ thế nên Machiavelli chủ trƣơng chuyển đổi dần mô hình quân chủ
sang mô hình cộng hòa bằng cách duy trì quyền lực rất lớn vào tay một ngƣời
tài đức xuất chúng để ngƣời ấy lãnh đạo đất nƣớc không khác gì một ông vua.
Trong quá trình lãnh đạo đó vị vua ấy sẽ thiết lập thêm những thiết chế mới
nhƣ Viện nguyên lão (Senate) nhằm tƣ vấn vua, lập ra hiến pháp, pháp luật,
các quan bảo vệ dân (tribunes), các quan chấp chính tối cao (consuls), các
thẩm phán (magistrates), … Bằng cách đó, một nền quân chủ dần dần tự lột
xác thành một nền cộng hòa hỗn hợp vừa có yếu tố của chính quyền quân chủ,
vừa có yếu tố của chính quyền quý tộc, và vừa có yếu tố của chính quyền dân
nhân.
Tất nhiên, Machiavelli thừa hiểu rằng việc tập trung toàn bộ quyền hành
vào tay một ngƣời có thể dẫn đến hậu quả không tốt nên ông đã nói rõ trong
tác phẩm Discorsi: “Một nhà lập quốc cộng hòa khôn ngoan, ngƣời không vì
bản thân mà vì lợi ích chung, không vì sự thành công của mình mà vì tổ quốc,
nên xoay xở để nắm quyền hành một mình” 22. Philip Stokes hoàn toàn có lý
khi cho rằng muốn hiểu đúng tƣ tƣởng của Machiavelli thì phải đọc tác phẩm

20

Niccolò Machiavelli (1996), loc. cit., p.91.
Niccolò Machiavelli (1996), loc. cit., p.44.
22
Niccolò Machiavelli (1996), loc. cit., p.29.
21


15

The Prince cùng với tác phẩm Discourses. Bởi vì những điều đƣợc
Machiavelli trình bày cặn kẽ trong Discourses sẽ soi sáng những quan điểm
đƣợc viết ngắn gọn và che đậy khéo léo trong tác phẩm The Prince. 23
Đề cao pháp luật, thực hiện nghiêm túc nguyên tắc nhà nƣớc pháp
quyền là đặc điểm nổi bật của tƣ tƣởng triết học chính trị theo đƣờng hƣớng
cộng hòa của Machiavelli. Machiavelli không đồng ý để bất kỳ ai ỷ lại vào
công trạng của họ mà coi thƣờng các quy tắc và chuẩn mực xã hội đã đƣợc
mọi ngƣời đồng thuận. Tình trạng công thần, địa vị dẫn đến xem thƣờng pháp
luật, lộng hành làm điều sai trái của bất kỳ ai trong xã hội, nếu không đƣợc
ngăn chặn, sẽ nhanh chóng đƣa một nhà nƣớc cộng hòa đến chỗ bị hủy diệt.24
Quan điểm của Machiavelli về mô hình chính quyền cộng hòa tuân thủ
nghiêm túc nguyên tắc pháp quyền đƣợc xây dựng dựa trên cơ sở quan niệm
của ông về bản chất con ngƣời, đó là sự phát triển đỉnh cao của chủ nghĩa
nhân văn công dân.
2.2. ĐẶC ĐIỂM, GIÁ TRỊ, VÀ HẠN CHẾ CỦA TRIẾT HỌC CHÍNH TRỊ
MACHIAVELLI
Đặc điểm của triết học chính trị Machiavelli
Triết học chính trị Machiavelli thể hiện rõ tính kế thừa. Hầu hết những
gì Machiavelli viết đều dựa trên sự nghiên cứu nghiêm túc lịch sử và tƣ tƣởng

trƣớc đó, đặc biệt là những nhân vật, sự kiện lịch sử, và tƣ tƣởng triết học
chính trị thời cổ đại. Triết học chính trị Machiavelli có tính nhân văn, ca ngợi
sự tự do của con người vì nó xuất phát từ chính bản chất con ngƣời và xã hội
loài ngƣời, nó thiết lập một nhà nƣớc mà trong đó ngƣời dân sống trong khuôn
khổ pháp luật do chính họ lập nên. Triết học chính trị Machiavelli có tính thế
tục, chống thần quyền và chủ trương xây dựng nhà nước pháp quyền.
Machiavelli là triết gia đầu tiên đã tách thần quyền ra khỏi thế quyền, tách tôn
23

Philip Stokes (2006), Philosophy – 100 Essential Thinkers, edited by Paul Whittle, Enchanted Lion Books, New
York, p.59.
24
Niccolò Machiavelli (1996), loc. cit., p.59.


16

giáo ra khỏi chính trị. Machiavelli chủ trƣơng xây dựng nhà nƣớc pháp quyền
dựa trên ý chí chung chứ không phải ý chí của ngƣời nắm quyền lực chính trị
cao nhất. Triết học chính trị Machiavelli thể hiện tinh thần yêu nước và ý chí
thống nhất quốc gia, dân tộc. “Khuynh hƣớng chống phong kiến trong học
thuyết của Machiavelli, chủ nghĩa yêu nƣớc của ông là điều không còn nghi
ngờ gì nữa.”25
2.2.1. Giá trị và hạn chế của triết học chính trị Machiavelli
Triết học chính trị Machiavelli có giá trị lịch sử và khoa học to lớn vì nó
mở đƣờng cho sự phát triển của triết học chính trị phƣơng Tây sau nhiều thế
kỷ đắm chìm trong lý luận thần học, tôn giáo của các nhà triết học kinh viện.
Machiavelli đã khai phá ra ngành khoa học chính trị đúng với tên gọi của nó:
“khoa học chính trị”. Giá trị của triết học chính trị Machiavelli còn thể hiện ở
chỗ nó là học thuyết triết học chính trị phương Tây đầu tiên cung cấp những

lý luận về việc xây dựng nhà nước pháp quyền. Triết học chính trị Machiavelli
đã góp phần vào cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa duy tâm trong triết học. Có
thể gọi học thuyết triết học chính trị của Machiavelli là một học thuyết duy vật
vì Machiavelli giải thích các sự kiện chính trị từ những tác nhân hiện thực
khách quan hay từ những yếu tố có tính vật chất.
Hạn chế thứ nhất của triết học chính trị Machiavelli là việc ủng hộ sự
tập trung toàn bộ quyền lực nhà nước vào tay một người duy nhất và cho phép
người đó sử dụng tối đa các biện pháp bạo lực để thiết lập trật tự xã hội
khiếng cho những kẻ có tham vọng thống trị xã hội vì lợi ích cá nhân có cơ
hội lộng hành. Hạn chế thứ hai của triết học chính trị Machiavelli là việc nêu
ra những phương thức tranh giành quyền lực chính trị một cách quỷ quyệt và
độc ác khiến cho nhiều ngƣời dựa vào đó biến chính trị thành một trò chơi
quyền lực bẩn thỉu với đầy rẫy những thủ đoạn hèn hạ, sự xảo trá và dối lừa.
25

Các học giả Liên bang Nga (2001), Lịch sử các học thuyết chính trị thế giới, Nxb. Đại học Matxcova, Lƣu Kiếm
Thanh và Phạm Hồng Thái dịch, Nxb. Văn hóa Thông tin, Hà Nội, tr.210.


17

KẾT LUẬN CHƢƠNG 2
Tóm lại, tƣ tƣởng triết học chính trị của Machiavelli dù đƣợc thể hiện về
mặt hình thức là hai hệ thống quan điểm đối lập nhau nhƣng thực chất
Machiavelli chỉ ủng hộ mô hình chính trị cộng hòa. Ngoài những hạn chế nhất
định, triết học chính trị của Machiavelli có giá trị lớn đối với sự phát triển của
triết học chính trị cận đại.
Chƣơng 3
TRIẾT HỌC CHÍNH TRỊ MACHIAVELLI TRONG
LỊCH SỬ TƢ TƢỞNG CHÍNH TRỊ PHƢƠNG TÂY CẬN ĐẠI

QUA TƢ TƢỞNG MỘT SỐ TRIẾT GIA TIÊU BIỂU
3.1. VẤN ĐỀ BẢN CHẤT CON NGƢỜI VÀ SỰ TỰ DO, CÔNG BẰNG,
BÌNH ĐẲNG CỦA CON NGƢỜI QUA TƢ TƢỞNG CỦA MỘT SỐ
TRIẾT GIA TIÊU BIỂU PHƢƠNG TÂY CẬN ĐẠI
3.1.1. Vấn đề bản chất con ngƣời qua tƣ tƣởng một số triết gia tiêu biểu
phƣơng Tây cận đại.
Một trong những triết gia cận đại phƣơng Tây kế thừa và phát triển một
cách rõ nét quan niệm về bản chất con ngƣời trong triết học chính trị
Machiavelli chính là Thomas Hobbes – ngƣời đƣợc giáo sƣ Leo Straus mệnh
danh là “nhà tƣ tƣởng hậu Machiavelli”26. Tác phẩm Leviathan, or the Matter,
Form and Power of a Commonwealth Ecclesiastical and Civil của Thomas
Hobbes là tác phẩm thể hiện rõ nhất quan niệm về bản chất con ngƣời đã đƣợc
kế thừa từ Machiavelli. Hobbes cho rằng bản chất con ngƣời là tham lam, ích
kỷ và hám danh khiến họ đua tranh, xâm chiếm, thích sự vinh quang và nổi
danh hơn ngƣời khác 27. Giáo sƣ Vickie B. Sullivan viết: “Hobbes tán thành
quan niệm về con ngƣời giống nhƣ quan niệm của Machiavelli về con ngƣời;
hai nhà tƣ tƣởng nhất trí rằng cá nhân ngƣời nào cũng liên tục bị thúc dục bởi
26

Leo Strauss and Joseph Cropsey eds. (1987), loc. cit., p.297.
Thomas Hobbes (1651), Leviathan, or the Matter, Form and Power of a Commonwealth Ecclesiastical and Civil,
Reprinted from the edition of 1651, Impression of 1929, First edition 1909, Oxford University Press, Great Britain,
p.96.
27


18

sự ham muốn chiếm hữu” 28. Chính vì bản chất tự nhiên đó của con ngƣời mà
Hobbes tin không ai có thể sống một cách an toàn bên cạnh những đồng loại

của mình trừ phi có một quyền lực chung đủ mạnh làm cho mọi ngƣời kính
sợ. Bởi thế, trong điều kiện tự nhiên thuần túy, tức không có nhà nƣớc, thì mỗi
ngƣời là kẻ thù của nhau, con ngƣời phải sống trong tình trạng chiến tranh
chống lại nhau “của mỗi ngƣời chống lại mỗi ngƣời.”29
3.1.2. Vấn đề tự do, công bằng, bình đẳng của con ngƣời qua tƣ tƣởng của
một số triết gia tiêu biểu phƣơng Tây cận đại
Hobbes không cổ vũ sự tự do của dân chúng theo kiểu để cho ngƣời dân
thoải mái yêu cầu thủ lĩnh chính trị của họ phải nghiêm túc thực hiện tất cả
những điều dân muốn. Ngƣợc lại, ngƣời dân phải phục tùng nhà lãnh đạo
chính trị của họ, bởi vì chính sự phục tùng ấy triệt tiêu mọi sự hỗn loạn, đồng
thời tạo nên sự ổn định chính trị-xã hội. Kết quả là dân chúng có một xã hội
bình yên, thuận hòa, thịnh trị để làm giàu và thụ hƣởng sự sung túc của họ. Và
nhƣ thế là dân có tự do.
Cả Machiavelli và Locke đều cho rằng sự tự do tốt nhất của con ngƣời
là sự tự do trong khuôn khổ pháp luật mà chính các cá nhân với tƣ cách là
thành viên của xã hội đã làm ra. Montesquieu cũng viết: “Trong một nƣớc có
luật pháp, tự do chỉ có thể là đƣợc làm những cái nên làm và không bị ép buộc
làm điều không nên làm”

30

. Jean Jacques Rousseau cũng khẳng định: “Nếu

tìm xem điều tốt nhất cho tất cả mọi ngƣời, và đỉnh cao nhất của các hệ thống
lập pháp là cái gì, ta sẽ thấy điều đó qui gọn vào hai mục tiêu: Tự do và Bình
đẳng”31. Theo Rousseau, “mọi ngƣời sinh ra tự do và làm chủ lấy mình,

28

Vickie B. Sullivan (2004), loc. cit., p.82.

Thomas Hobbes (1651), loc. cit., p.96.
30
Montesquieu (2010), Tinh thần pháp luật, Hoàng Thanh Đạm dịch, Nxb. Đà Nẵng, tr.101.
31
Jean Jacques Rousseau (1992), Bàn về khế ước xã hội, Thanh Đạm dịch, Nxb. TP.HCM, tr.86.
29


19

không ai đƣợc mƣợn cớ gì để buộc ngƣời khác phụ thuộc vào mình, nếu ngƣời
ta không đồng ý”32.
Hobbes đã phát hiện sự thật đơn giản nhất nhƣng sâu sắc về công bằng.
Ông tuyên bố: “bản chất của công bằng cốt ở việc giữ những thỏa ƣớc có hiệu
lực”33. Hobbes viết: “công bằng nghĩa là giữ thỏa ƣớc, là luật của lý trí mà qua
đó chúng ta bị cấm làm bấy kỳ cái gì tàn phá cuộc sống của chúng ta, và kết
quả là một luật của tự nhiên”34. Khẳng định sự bình đẳng hiển nhiên của tất cả
mọi ngƣời nhằm chống lại các kiểu chế độ chính trị tạo ra sự bất công giữa
những con ngƣời với nhau là một điều đáng ghi nhận ở tƣ tƣởng triết học
chính trị Montesquieu. Montesquieu viết: “Mọi ngƣời sinh ra đều bình đẳng.
Vậy thì quan hệ nô lệ là trái với tự nhiên”35. Rousseau viết: “Tôi sẽ kết thúc
chƣơng này và quyển này bằng việc nhận xét một sự thật mà toàn hệ thống xã
hội nên dựa vào: rằng, thay vì tiêu diệt sự bất bình đẳng tự nhiên, thì ta thay
thế nó bằng khế ƣớc cơ bản, bởi vì sự bất bình đẳng về cơ thể là do tự nhiên
đã tạo ra giữa những con ngƣời, còn sự bình đẳng mới là đạo đức và hợp
pháp, và rằng con ngƣời có thể không bình đẳng về sức lực và trí thông minh
nhƣng đều trở nên bình đẳng thông qua công ƣớc và quyền hợp pháp”36.
3.2. VẤN ĐỀ CHÍNH QUYỀN NHÀ NƢỚC QUA TƢ TƢỞNG MỘT SỐ
TRIẾT GIA TIÊU BIỂU PHƢƠNG TÂY CẬN ĐẠI
3.2.1. Tƣ tƣởng một số triết gia tiêu biểu phƣơng Tây cận đại về chính

quyền quân chủ chuyên chế
Triết gia cận đại phƣơng Tây kế thừa và phát triển học thuyết triết học
chính trị của Machiavelli theo hƣớng ủng hộ nhà nƣớc quân chủ chuyên chế rõ
ràng nhất là Thomas Hobbes. Ủng hộ chế độ quân chủ chuyên chế, nhƣng
Hobbes không đồng nhất ý chí của vua với luật pháp. Theo Hobbes, mọi hoạt
32

Jean Jacques Rousseau (1992), sđd, tr.155.
Thomas Hobbes (1651), loc. cit., p.111.
34
Thomas Hobbes (1651), loc. cit., p.113.
35
Montesquieu (2010), sđd, tr.141.
36
Jean-Jacques Rousseau (2014), loc. cit.
33


20

động của con ngƣời (kể cả vua) và xã hội phải tuân theo luật của tự nhiên và
lý tính. Triết học chính trị của Hobbes hƣớng tới lợi ích chung chứ không vì
lợi ích của thiểu số hoặc cá nhân ngƣời đứng đầu nhà nƣớc. John Locke cũng
đƣợc xem là ngƣời tiếp nối tinh thần của Machiavelli nhƣng không phải với
những ý tƣởng ủng hộ sự tập trung quyền lực tuyệt đối vào tay một ngƣời mà
là sự phản kháng quyết liệt chế độ quân chủ chuyên chế và cổ vũ cho sự bình
đẳng, tự do của mọi ngƣời. Locke khẳng định: “Quyền lực độc đoán chuyên
chế, hoặc việc cai trị mà không có luật ổn định, cả hai điều này đều không phù
hợp với mục đích của xã hội và chính quyền”37. Ông còn chứng minh rằng chế
độ chuyên chế và mọi hình thức cai trị chuyên quyền độc đoán đều không phải

là mô hình tổ chức chính quyền mà con ngƣời muốn có nhằm thay thế cho
trạng thái tự nhiên nhiều tự do nhƣng đầy rũi ro, bất trắc trƣớc kia của họ. Bởi
vì khi ngƣời dân đặt quyền lực vào tay của nhà lãnh đạo chuyên quyền độc
đoán là “họ tự đặt mình vào trong một điều kiện còn tồi tệ hơn trạng thái tự
nhiên, nơi mà họ có tự do bảo vệ quyền của họ chống lại sự xúc phạm của
ngƣời khác, và dựa trên sự bình đẳng về sức mạnh để duy trì nó, dù bị xâm
phạm bởi một ngƣời, hay sự liên kết của nhiều ngƣời”38. Montesquieu không
chỉ ủng hộ chính quyền cộng hòa tự do mà còn tỏ rõ thái độ chống đối và phê
phán gay gắt các chính quyền chuyên chế. Giáo sƣ Maurice Cranston nhận
định: “Không ai đã viết chống lại chính quyền chuyên chế với những lời lẽ
hùng hồn hơn Montesquieu”39.
Sự phê phán chế độ quân chủ chuyên chế và khẳng định sự ƣu trội của
chế độ cộng hòa so với chế độ quân chủ chuyên chế trong triết học chính trị
của Rousseau có nét tƣơng đồng với triết học chính trị của Machiavelli.
Rousseau viết: “Khuyết tật chủ yếu và tất yếu của một chính phủ quân chủ là
37

John Locke (1982), Second Treatise of Government, edited by Rechard H. Cox, Harland Davidson, Inc., USA,
p.84.
38
John Locke (1982), loc. cit., p.84.
39
Donald M. Borchert ed. (2006), Encyclopedia of Philosophy, 2nd edn., volume 6, Thomson Gale, USA, p.336.


21

không bao giờ tiếng nói công cộng của nhân dân đƣợc đƣa lên tới hàng tối
cao. Ở hàng tối cao này đáng lẽ phải có những ngƣời học vấn, tài năng, thì
thƣờng khi lại là những kẻ quấy rối, thạo lừa đảo khéo âm mƣu. Chúng chỉ là

những tài năng nhỏ mọn, một khi giành đƣợc địa vị chúng sẽ bộc lộ những
điều xuẩn ngốc. Khuyết điểm này làm cho chế độ quân chủ thua hẳn chế độ
dân chủ”40.
3.2.2. Sự ủng hộ chế độ cộng hòa và tƣ tƣởng về xây dựng nhà nƣớc pháp
quyền qua tƣ tƣởng một số triết gia tiêu biểu phƣơng Tây cận đại
Các nhà triết học chính trị phƣơng Tây cận đại ủng hộ mô hình chính
quyền dân chủ cộng hòa không còn tỏ ra dè dặt nhƣ Machiavelli. Baruch
Spinoza “coi hình thức nhà nƣớc tốt nhất là nền dân chủ”41. Spinoza còn cho
rằng nhà nƣớc dân chủ “tự nhiên hơn cả, gần với tự do hơn cả, điều mà tự
nhiên ban cho mỗi ngƣời” 42. Hơn nữa, “trong nhà nƣớc dân chủ - Spinoza viết
- ít phải lo sợ những điều ngu xuẩn, bởi vì hầu nhƣ không thể có chuyện đa số
trong hội đồng, nếu nhƣ nó to lớn thực sự, lại nhất trí một điều ngu xuẩn”43.
Xuất phát từ nhận thức về bản chất con ngƣời và trạng thái chiến tranh
của mỗi ngƣời chống lại mỗi ngƣời trong một xã hội hoàn toàn tự nhiên chƣa
đƣợc tổ chức thành nhà nƣớc, Hobbes chỉ ra con đƣờng tất yếu để bảo tồn con
ngƣời và xã hội loài ngƣời là phải thành lập nhà nƣớc pháp quyền phù hợp với
luật tự nhiên phổ quát. Hobbes giải thích rằng trong trạng thái tự nhiên, ai
cũng có quyền tuyệt đối với mọi hành động của mình nên không ai có sự an
toàn thật sự. Lý trí con ngƣời mách bảo và thôi thúc họ đi đến thỏa thuận với
nhau để tạo ra một quyền lực chung. Quyền lực chung hợp pháp ấy sẽ điều
chỉnh hành vi của mọi ngƣời bằng pháp luật. Tƣơng tự, John Locke viết: “Vì
mục đích của xã hội dân sự là tránh và khắc phục những phiền phức của trạng
40

Jean Jacques Rousseau (1992), sđd, tr.112.
Các học giả Liên bang Nga (2001), sđd, tr.251.
42
Các học giả Liên bang Nga (2001), sđd, tr.251.
43
Các học giả Liên bang Nga (2001), sđd, tr.252.

41


22

thái tự nhiên, những cái tất yếu theo sau việc mỗi ngƣời tự làm quan tòa trong
vụ kiện của chính mình, bằng việc thiết lập một chính quyền, mà theo đó mỗi
ngƣời trong xã hội đó có thể kháng cáo do chịu thiệt hại, hoặc xảy ra tranh
chấp, và theo đó mỗi ngƣời của xã hội phải tuân theo; ở bất kỳ nơi nào mà bất
kỳ ngƣời nào đó không có cái quyền nhƣ thế để kháng cáo đối với quyết định
về bất kỳ sự bất đồng nào giữa họ, ở nơi đó những ngƣời ấy vẫn sống trong
trạng thái tự nhiên” 44. Montesquieu phát triển và làm sâu sắc thêm tƣ tƣởng
về nhà nƣớc pháp quyền qua việc thiết lập bộ máy nhà nƣớc thành 3 nhánh
quyền lực độc lập nhau: lập pháp, hành pháp, và tư pháp. Gắn liền với mô
hình nhà nƣớc tam quyền phân lập, Montesquieu đồng thời đề nghị phải kết
cấu cơ quan lập pháp theo hình thức lƣỡng viện. Ủng hộ chế độ cộng hòa một
cách nhiệt thành, Rousseau viết: “nƣớc cộng hòa là tất cả những nƣớc nào do
luật trị vì, bất kể trị vì dƣới hình thức nào. Luật trị vì tức là lợi ích chung trị vì.
Cái chung là một cái gì đó khá quan trọng. Tất cả những chính phủ chính đáng
đều là chính phủ cộng hòa”45. Đối với Rousseau, “Luật chỉ là sự công bố của ý
chí toàn dân, cho nên trong quyền lực lập pháp không ai có thể đứng ra thay
mặt toàn dân để làm ra luật”46.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3
Tƣ tƣởng triết học chính trị Machiavelli đã tác động mạnh mẽ lên tƣ duy
của các nhà triết học phƣơng Tây cận đại nhƣ: Thomas Hobbes, John Locke,
Montesquieu, Jean Jacques Rousseau, và Baruch Spinoza. Trong số đó, chỉ có
Thomas Hobbes dành nhiều thiện cảm cho chế độ quân chủ chuyên chế. Tuy
có sự khác biệt nhất định, nhƣng cả Hobbes, Locke, Montesquieu, Rousseau,
và Spinoza đều chia sẽ những tƣ tƣởng triết học chính trị quan trọng từ triết
học chính trị Machiavelli nhƣ vấn đề bản chất con ngƣời và sự tự do, công

44

John Locke (1982), loc. cit., p.53-54.
Jean Jacques Rousseau (1992), sđd, tr.69.
46
Jean Jacques Rousseau (1992), sđd, tr.141.
45


×