Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

Những mẩu chuyện hay và ý nghĩa phần 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (219.06 KB, 14 trang )

Những câu chuyện hay phần I
1. Người Mỹ dạy bài học "Cô Bé Lọ Lem" như thế nào?
Thầy: Các em thích và không thích nhân vật nào trong câu chuyện vừa rồi?

Học sinh (HS): Em thích Cô bé Lọ Lem Cinderella ạ, và cả Hoàng tử nữa nhưng
không thích bà mẹ kế và chị con riêng bà ấy. Cinderella tốt bụng, đáng yêu, lại
xinh đẹp. Bà mẹ kế và cô chị kia đối xử tồi với Cinderella.

Thầy: Nếu vào đúng 12 giờ đêm mà Cinderella chưa kịp nhảy lên cỗ xe quả bí thì
sẽ
xảy
ra
chuyện
gì?

HS: Thì Cinderella sẽ trở lại có hình dạng lọ lem bẩn thỉu như ban đầu, lại mặc bộ
quần áo cũ rách rưới tồi tàn. Eo ôi, trông kinh lắm.

Thầy: Bởi vậy, các em nhất thiết phải là những người đúng giờ, nếu không thì sẽ tự
gây rắc rối cho mình. Ngoài ra, các em tự nhìn lại mình mà xem, em nào cũng mặc
quần áo đẹp cả. Hãy nhớ rằng chớ bao giờ ăn mặc luộm thuộm mà xuất hiện trước
mặt người khác. Các em gái nghe đây: các em lại càng phải chú ý chuyện này hơn.
Sau này khi lớn lên, mỗi lần hẹn gặp bạn trai mà em lại mặc luộm thuộm thì người
ta có thể ngất lịm đấy (Thầy làm bộ ngất lịm, cả lớp cười ồ). Bây giờ thầy hỏi một
câu khác. Nếu em là bà mẹ kế kia thì em có tìm cách ngăn cản Cinderella đi dự vũ
hội của hoàng tử hay không? Các em phải trả lời hoàn toàn thật lòng đấy.

HS: (im lặng, lát sau có em giơ tay xin nói) Nếu là bà mẹ kế ấy, em cũng sẽ ngăn
cản
Cinderella
đi


dự

hội.

Thầy:



sao

thế?


HS: Vì... vì em yêu con gái mình hơn, em muốn con mình trở thành hoàng hậu.

Thầy: Đúng. Vì thế chúng ta thường cho rằng các bà mẹ kế dường như đều chẳng
phải là người tốt. Thật ra họ chỉ không tốt với người khác thôi, chứ lại rất tốt với
con mình. Các em hiểu chưa? Họ không phải là người xấu đâu, chỉ có điều họ chưa
thể
yêu
con
người
khác
như
con
mình

thôi.

Bây giờ thầy hỏi một câu khác: Bà mẹ kế không cho Cinderella đi dự vũ hội của

hoàng tử, thậm chí khóa cửa nhốt cô bé trong nhà. Thế tại sao Cinderella vẫn có
thể đi được và lại trở thành cô gái xinh đẹp nhất trong vũ hội?

HS: Vì có cô tiên giúp ạ. Cô cho Cinderella mặc quần áo đẹp, lại còn biến quả bí
thành cỗ xe ngựa, biến chó và chuột thành người hầu của Cinderella.

Thầy: Đúng, các em nói rất đúng. Các em thử nghĩ xem, nếu không có cô tiên đến
giúp thì Cinderella không thể đi dự vũ hội được, phải không?

HS:

Đúng

ạ.

Thầy: Nếu chó và chuột không giúp thì cuối cùng Cinderella có thể về nhà được
không?

HS:

Không

ạ.

Thầy: Chỉ có cô tiên giúp thôi thì chưa đủ. Cho nên các em cần chú ý: Dù ở bất cứ
hoàn cảnh nào, chúng ta đều cần có sự giúp đỡ của bạn bè. Bạn của ta không nhất
định là tiên là bụt, nhưng ta vẫn cần đến họ. Thầy mong các em có càng nhiều bạn
càng tốt. Bây giờ, đề nghị các em thử nghĩ xem, nếu vì mẹ kế không muốn cho



mình đi dự vũ hội mà Cinderella bỏ qua cơ hội ấy thì cô bé có thể trở thành vợ của
hoàng tử được không?

2. Chuyện người trồng ngô

Tại vùng trang trại xa xôi, có một người nông dân năm nào cũng trồng được những
cây ngô rất tốt. Năm nào ông cũng mang ngô tới hội chợ liên bang và năm nào ngô
của ông cũng đạt giải nhất. Ai cũng cho rằng ông có những bí quyết riêng độc đáo.
Có một lần, một phóng viên phỏng vấn ông và phát hiện ra rằng người nông dân
luôn chia sẻ những hạt giống ngô tốt nhất của mình với những người hàng xóm ở
các
trang
trại
xung
quanh.
- Tại sao bác lại chia những hạt giống tốt nhất đi, trong khi năm nào họ cũng đem
sản phẩm đến cùng hội chợ liên bang để cạnh tranh với sản phẩm của bác? - Phóng
viên hỏi.
- Anh không biết ư?- Người nông dân thật thà đáp - Gió luôn thổi phấn hoa và
cuốn chúng từ trang trại này sang trang trại khác, từ cánh đồng này sang cánh đồng
khác. Nếu những người hàng xóm quanh tôi chỉ trồng được những cây ngô xấu thì
việc thụ phấn do gió rõ ràng sẽ làm giảm chất lượng ngô của chính trang trại của


tôi. Tức là, nếu tôi muốn trồng được ngô tốt, tôi cũng phải giúp những người xung
quanh trồng được ngô tốt đã!
Cuộc sống cũng như vậy. Những người muốn được hạnh phúc phải giúp những
người sống quanh mình hạnh phúc. Những người muốn thành công phải giúp
những người quanh mình thành công. Giá trị cuộc sống của bạn được đo bằng
những cuộc sống mà bạn “chạm” tới.


3.

Đường hầm xuyên qua trái đất

Hai anh em cậu bé kia có lần quyết định đào một cái hố sâu phía sau nhà. Khi hai
cậu bé đang đào, vài đứa trẻ khác đến xem và hỏi họ đang làm gì. Cậu bé đào hố
hào hứng trả lời rằng anh em cậu muốn đào một đường hầm xuyên qua trái đất.
Mấy đứa trẻ cười phá lên, chế giễu anh em cậu. Thế nhưng hai cậu bé vẫn tiếp tục
đào. Một lúc sau, một cậu nhảy từ cái hố đang đào lên mặt đất, tay cầm một cái
chai cũ kỹ đầy nhện, sâu bọ, côn trùng đáng sợ và tay kia giơ cao một túi chứa các
viên đá xinh xắn đang lấp lánh phản chiếu ánh mặt trời. Cậu chỉ cho những đứa trẻ
kia xem những viên đá tuyệt đẹp ấy và tự hào nói: “Ngay cả khi không đào được
đường hầm xuyên trái đất, thì ít nhất bọn mình cũng có thể tìm được những viên đá
đẹp như thế, và mình cũng đã có dịp khuất phục lũ côn trùng gớm ghiếc này!”
Không phải mục tiêu nào cũng hoàn thành trọn vẹn.
Không phải công việc nào cũng đều kết thúc thành công.
Không phải nỗ lực nào cũng được đền đáp xứng đáng.
Không phải mối quan hệ nào cũng giữ được bền lâu.
Không phải tình yêu nào rồi cũng là vĩnh cửu.
Không phải ước mơ nào cũng trở thành hiện thực.

4. Câu chuyện hay - Ai Cũng Cần Có Cơ Hội Để Sửa Sai
"Lúc mới đăng quang, hoa hậu Mỹ Tara Conner đã vi phạm các nguyên tắc dành
cho người của công chúng khi sử dụng thuốc kích thích và thức uống có cồn quá
mức cho phép một cách công khai ở thành phố New York.
Tôi không thể tha thứ cho hành động thiếu kiểm soát của một hoa hậu đại diện cho
cả nước Mỹ và đã định tước bỏ danh hiệu hoa hậu của Tara. Nhưng tôi lại rất tin



vào việc tạo cơ hội cho người khác sửa sai nên đã thu xếp một cuộc gặp gỡ với
Tara Conner.
Sau buổi nói chuyện, tôi nhận thấy đối với trường hợp của Tara, điều đúng đắn tôi
nên làm là hãy tha thứ và cho cô ấy một cơ hội để sửa sai. Nếu có theo dõi thì như
bạn biết đấy, quyết định đó của tôi đã dấy lên một làn sóng phản đối mạnh mẽ
trong giới truyền thông.
Giới truyền thông tỏ ra rất bất bình và yêu cầu phải có một lời giải thích. Tôi giải
thích rằng do lần đầu tiên một thân một mình đến New York nên Tara đã không
kiềm chế được bản thân. Tara đã quá ham hố tiệc tùng và không biết cách tự bảo
vệ mình, nhưng giờ đây cô ấy đã hiểu biết hơn.
Bản chất Tara là một người tốt và đã mắc sai lầm, nhưng cô sẵn sàng rút kinh
nghiệm từ chính sai phạm của mình và sẽ không để chuyện đó xảy ra nữa. Do nhận
thấy Tara thành tâm thay đổi nên tôi đã quyết định tạo cơ hội cho cô ấy sửa sai. Và
điều này sẽ tốt hơn là phá hỏng sự nghiệp cũng như cướp đi những cơ hội trong
cuộc sống của Tara.
Có nhiều lý do khiến tôi tin rằng việc cho Tara cơ hội sửa sai là một việc làm đúng
đắn. Cô ấy đã phải nỗ lực rất nhiều để giành được danh hiệu hoa hậu, và tuy đã
mắc sai lầm, nhưng Tara đã thể hiện rất rõ quyết tâm không tái phạm khi nhận
được cơ hội sửa sai mà tôi mang lại cho cô ấy. Vì vậy nên cuối cùng Tara cũng
hoàn thành tốt nhiệm vụ của một đương kim hoa hậu và tiếp tục ủng hộ hết mình
cho các mục tiêu của cuộc thi hoa hậu Mỹ.
Những người trong Tổ chức Trump biết chuyện tôi tha thứ cho Tara đều cho rằng
đó là một quyết định hợp lý – và chính điều đó đã củng cố thêm lòng trung thành
của họ đối với tôi. Về phần mình, do không bao giờ bắt mình phải chạy theo hai
chữ “hoàn hảo” nên tôi không thấy lo lắng nếu có bị chỉ trích khi lỡ mắc sai lầm.
Ai trong chúng ta rồi cũng có lúc mắc sai lầm. Thế nên đừng đẩy những người trót
phạm sai lầm vào đường cùng. Nếu quá khắt khe với các sai phạm thì tức là bạn
đang đặt ra một tiêu chuẩn mà khó người nào đáp ứng được, và nếu thế thì nhiều
người sẽ làm việc dè chừng để không phạm sai lầm. Các sai phạm có thể sẽ giảm,
nhưng khả năng giải quyết công việc một cách khéo léo của nhân viên cũng như

hiệu quả trong công việc cũng theo thế mà giảm dần.
Nếu muốn đạt được kết quả mỹ mãn, bạn phải trao cho nhân viên thẩm quyền để
điều hành công việc của họ. Bạn phải biết rút kinh nghiệm từ sai lầm cũng như
phải học cách tha thứ và thậm chí phải biết cân nhắc bỏ qua các sai phạm.Tất nhiên
có nhiều chuyện không dễ để tha thứ.
Tôi không thể và sẽ không bao giờ tha thứ cho những người ăn cắp, làm giả sổ
sách hay tham gia vào các vụ gian lận. Và tôi cũng không bao giờ tha thứ cho
những người liên tục đưa ra các quyết định sai lầm.


Một phẩm chất tôi cố nuôi dưỡng trong lòng đội ngũ nhân viên của mình là sự
quan tâm trọn vẹn dành cho tổ chức. Tôi đãi ngộ những người toàn tâm toàn ý đối
với tổ chức Trump và xem thành công của công ty như chính thành công của mình.
Ngoài ra, tôi cũng quý trọng những nhân viên biết tiết kiệm tiền cho công ty bởi
nếu nhân viên không chịu kiểm soát chi phí, chắc chắn tình hình công ty sẽ trở nên
tồi tệ.
Một điều nữa cũng rất quan trọng, đó là dù tham vọng là điều cần thiết để tiến bộ,
nhưng nếu một cá nhân nào đó quá tham vọng thì họ có thể làm hỏng dần mục tiêu
chung của công ty. Một tổ chức chỉ thành công khi tất cả nhân viên đều đặt lợi ích
của công ty lên hàng đầu. Tôi luôn sẵn sàng tha thứ cho những người tuy mắc sai
lầm nhưng thành thật nhìn nhận và có ý sửa sai. " - Donald Trump
Hãy luôn nhớ rằng, không ai hoàn hảo, vì thế hãy học cách tha thứ cho người
khác và cho chính mình.

5. Bài Học Từ Cuộc Đua Của Thỏ Và Rùa - New
Đây là một câu chuyện có vẻ quen thuộc với chúng ta nhưng được mở rộng bởi
CEO (Chief Executive Officer) của Coca Cola như sau:
Ngày xửa ngày xưa, có một con rùa và một con thỏ cãi nhau xem ai nhanh hơn.
Chúng quyết định giải quyết việc tranh luận bằng một cuộc thi chạy đua. Chúng
đồng ý lộ trình và bắt đầu cuộc đua. Thỏ xuất phát nhanh như như bắn và chạy thụt

mạng một hồi, và sau khi thấy rằng đã bỏ khá xa bạn rùa, thỏ nghĩ nó nên nghỉ mệt
dưới một tán cây bên đường và thư giãn trước khi tiếp tục cuộc đua. Thỏ ngồi dưới
bóng cây và nhanh chóng ngủ thiếp đi. Rùa từ từ vượt qua thỏ và sớm kết thúc
đường đua, dành chiến thắng. Thỏ giựt mình tỉnh giấc và nhận ra rằng nó đã bị
thua.
Bài học của câu chuyện trên là: chậm và ổn định đã chiến thắng cuộc đua.
*****
Nhưng cuộc sống không quá đơn giản như thế, câu chuyện được tiếp tục phát triển
thêm:
Thỏ vô cùng thất vọng vì để thua và nó cố suy nghĩ. Nó nhận ra rằng nó đã thua chỉ
vì quá tự tin, bất cẩn và thiếu kỷ luật. Nếu nó không xem mọi thứ quá dễ dàng và
chắc thắng, thì rùa không thể nào có cửa hạ được nó. Vì thế, nó quyết định thách
thức một cuộc đua mới. Rùa đồng ý. Lần này, thỏ chạy với tất cả sức lực của nó và
chạy suốt một mạch về đích. Nó bỏ xa rùa đến mấy dặm đường.
Thế, bài học của câu chuyện này? Nhanh và vững chắc sẽ chiến thắng cái chậm và
ổn định.


Nếu có 2 người trong công ty của bạn: một người chậm, nguyên tắc và đáng tin
cậy; một người khác nhanh và vẫn đáng tin cậy ở những việc anh ta làm. Người
nhanh và đáng tin cậy chắc chắn sẽ được thăng chức nhanh hơn. Chậm và chắc là
điều tốt, nhưng nhanh và tin cậy là điều tốt hơn.
******
Nhưng câu chuyện cũng không dừng lại ớ đây. Rùa đã suy ngẫm kết quả và nhận
ra rằng: nó không có cách nào thắng được thỏ trên đường đua vừa rồi. Nó suy nghĩ
thêm một tí nữa và rồi thách thỏ một cuộc đua khác, nhưng có một chút thay đổi về
đường đua. Thỏ đồng ý. Chúng bắt đầu cuộc đua. Như đã tự hứa với lòng mình là
phải luôn nhanh, thỏ bắt đầu chạy và chạy với tốc độ cao nhất cho đến bên bờ
sông. Vạch đích đến lại còn đến 2km nữa ở bên kia sông! Thỏ đành ngồi xuống và
tự hỏi không biết làm sao đây. Trong lúc đó, rùa đã đến nơi, lội xuống sông và bơi

qua bờ bên kia, tiếp tục chạy và kết thúc đường đua.
Ý nghĩa từ câu chuyện này? Trước tiên, cần xác định ưu thế của mình, và sau đó là
biết chọn sân chơi phù hợp.
******
Câu chuyện vẫn chưa dừng lại.
Đến đây, thỏ và rùa đã trở thành đôi bạn thân thiết và chúng cùng nhau suy ngẫm.
Cả hai nhận ra rằng cuộc đua sau cùng có lẽ sẽ có kết quả tốt hơn. Vì thế, chúng
quyết định tổ chức một cuộc đua cuối cùng, nhưng chúng sẽ cùng chạy chung một
đội. Cuộc đua bắt đầu, thỏ cõng rùa chạy đến bên bờ sông, rùa lội xuống sông và
cõng thỏ bơi qua bên kia bờ sông. Lên đến bờ, thỏ lại cõng rùa đưa cả hai cùng về
đích. Và chúng cùng nhận ra rằng đã về đích sớm hơn rất nhiều so với các lần đua
trước.
Bài học của câu chuyện này là gì? Thật tuyệt vời nếu mỗi người đều thông minh và
đều có ưu điểm riêng, nhưng trừ khi các bạn cùng làm việc với nhau trong một đội
và cùng chia sẻ, cống hiến ưu thế của từng người, bạn sẽ không bao giờ thực hiện
công việc được hoàn hảo bởi vì luôn luôn có những trường hợp bạn không thể làm
tốt hơn người khác. Điều quan trọng của làm việc theo nhóm là phải chọn được
người trưởng nhóm trong từng trường hợp cụ thể. Phải chọn được người có ưu thế
về lĩnh vực mà họ làm trưởng nhóm.
Còn nhiều bài học nữa từ câu chuyện này. Lưu ý rằng cả thỏ và rùa đều không hề
đầu hàng hay nản chí sau thất bại. Thỏ quyết tâm làm việc hăng say hơn và cố
gắng nhiều hơn sau khi phải thất bại cay đắng. Rùa phải thay đổi chiến lược vì nó
đã cố gắng làm việc hết sức. Trong cuộc sống, khi phải chịu đựng, đối mặt với thất
bại, có thể đó cũng là thời điểm thích hợp để cố gắng hơn và nỗ lực nhiều hơn nữa,
nhưng đôi khi cũng cần phải thay đổi chiến lược và thử tìm kiếm giải pháp khác.
Và đôi khi phải làm cả hai. Thỏ và rùa cũng đã học thêm một bài học để đời khác:
thay vì chúng chống đối (hay cạnh tranh) với nhau, chúng bắt đầu tìm cách giải
quyết tình huống, và chúng đã cùng nhau làm tốt hơn rất nhiều.



Khi Roberto Goizueta đảm nhận vị trí CEO của Coca Cola vào những năm 1980,
ông đã phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt với Pepsi. Nhân viên của ông ta
đang tập trung vào cạnh tranh với Pepsi và cố gắng tăng thị phần từng 0,1%.
Goizueta quyết định không cạnh tranh với Pepsi mà thay vào đó là tìm cách chiếm
thị phần. Ông ta hỏi các nhân viên và biết rằng trung bình mỗi ngày, mỗi người Mỹ
uống các loại nước là 14 ounces (đơn vị đo lường của Mỹ), trong đó thì Coke chỉ
có 2 ounces/ngày/người. Rõ ràng việc cạnh tranh không chỉ là Pepsi mà còn là
nước, trà, cà phê, sữa và các loại nước trái cây. Mọi người sẽ dễ dàng tìm thấy
Coke bất kể khi nào họ cần uống. Coke quyết định đầu tư các máy bán coca cola tự
động ở khắp các góc đường. Doanh thu tăng nhảy vọt và cho đến nay thì Pepsi vẫn
không thể nào theo kịp.
Kết luận: câu chuyện ngụ ngôn thỏ và rùa đã dạy cho chúng ta khá nhiều bài học lý
thú. Ý tưởng quan trọng nhất là “nhanh và vững chắc” sẽ luôn đánh bại “chậm và
ổn định”; làm việc với những ưu điểm của bạn, đầu tư nhiều tài nguyên và làm việc
theo nhóm sẽ luôn chiến thắng bất cứ một cá inhân nào; không bao giờ đầu hàng
hay nản chí sau thất bại. Và cuối cùng, phải tìm giải pháp cho mọi tình huống,
không chống lại cuộc chiến.

6. Câu chuyện hay - Hai đôla và một giờ

Một người cha đi làm về rất muộn, mệt mỏi và bực bội sau một ngày bận rộn ở cơ
quan. Ông vừa về đến nhà, đứa con trai năm tuổi đã ngồi chờ từ lúc nào và hỏi:


Bố ơi, con hỏi bố một câu được không?
Được chứ, con hỏi gì?
Ông bố đáp.
Bố ơi, bố làm được bao nhiêu tiền một tiếng đồng hồ?
Đó không phải là việc của con. Mà tại sao con lại hỏi một việc như thế hả?
Ông bố hết kiên nhẫn.

Con muốn biết mà. Đứa con nài nỉ.
Nếu con cứ khăng khăng đòi biết, thì bố sẽ nói. Bố làm được hai đôla một giờ đồng
hồ.
Ôi – đứa bé rụt rè hỏi – bố cho con vay một đôla được không?
Ông bố rất bực mình:
Nếu lý do duy nhất con muốn biết bố làm được bao nhiêu tiền chỉ là để vay mà
mua mấy thứ đồ chơi vớ vẩn, thế thì mời con đi ngay vào phòng mình và ngủ đi.
Hãy nghĩ xem tại sao con lại ích kỷ đến thế! Bố làm việc vất vả cả ngày và không
có thời gian cho những chuyện ấy đâu!
Đứa bé đi vào phòng đóng cửa. Ông bố ngồi xuống càng nghĩ càng cáu. Tại sao
đứa con lại dám hỏi mình một câu như thế chứ?
Một giờ sau, khi đã bình tĩnh lại, ông bố nghĩ có thể đứa con rất cần tiền để mua
một thứ gì đó và nghĩ rằng mình đã quá nghiêm khắc với nó. Ông đi vào phòng
con:
Con ngủ chưa?
Chưa ạ, con còn thức! – cậu bé nằm trên giường đáp.
Bố suy nghĩ rồi, có thể bố đã quá nghiêm khắc. Đây là một đôla cho con.
Cậu bé cầm lấy rồi thò tay xuống dưới gối, lôi ra thêm mấy tờ tiền lẻ nữa.
Ông bố thấy con có tiền từ trước lại cáu. Khi đứa con xếp thành một xếp tiền ngay
ngắn, ông bố càu nhàu:
Tại sao con lại vay thêm tiền khi con đã có rồi?
Vì con chưa có đủ ạ! – Bỗng đứa trẻ ngẩng lên vui sướng – Bây giờ thì con có
đủ rồi! Bố ơi, đây là hai đô la, con có thể mua một giờ trong thời gian của bố
không?


7. Truyện ngắn hay: Không bao giờ nói “Không bao giờ”

Tôi không nhớ lúc nào trong đời, mình bắt đầu không muốn cái gì khác hơn là trở
thành một cô giáo. Khi còn là một đứa trẻ, tôi chơi trò dạy học với các anh chị

em họ và bạn bè như thể một cách thực tập cho nghề nghiệp tương lai của mình.
Nhưng cái mà một đứa trẻ là tôi lúc đó không thể nhận thấy, là giấc mơ của
mình đắt giá biết nhường nào. Tôi xuất thân từ một gia đình trung bình, và
dường như chúng tôi luôn luôn phải vật lộn để có đủ cái ăn. Giấc mơ của tôi
được vào học trường đại học Connecticut dường như vượt khỏi tầm với nhưng
tôi
vẫn
không
muốn
một
thứ

thấp
hơn
thế.
Vào năm học cuối cùng của trung học, tôi bắt đầu nộp đơn vào các trường đại
học. Trong tim tôi đã quyết định sẵn rồi: trường đại học Connecticut là trường
duy nhất. Nhưng một trở ngại lớn như hòn đá chặn giữa tôi và giấc mơ của tôi,
đó

học
phí.
Nghĩ tới điều đó, thọat tiên, tôi súyt bỏ cuộc. Tôi nghĩ, ai mà tài trợ cho mình –
một cô nữ sinh trung bình – một món tiền như vậy cơ chứ? Tôi không phải là
học sinh giỏi nhất lớp, gần giỏi nhất cũng không phải, nhưng tôi biết trái tim
mình đặt đúng chỗ, và thế là tôi kiên định với lụa chọn của mình. Tôi biết học
bổng sẽ chỉ dành cho những học sinh thật thông minh, hay tương tự như vậy.
Nhưng tôi vẫn nộp đơn cho tất cả các lọai học bổng mà tôi biết. Tôi có gì để
mất nào? Và khi người tư vấn của tôi nói với tôi rằng có một hệ thống chuyên
hỗ trợ tài chính cho người muốn vào đại học, tôi bèn nộp đơn. Nộp, nhưng tôi



hòan tòan không nghĩ là mỉnh có đủ tiêu chuẩn để được giúp đỡ.
Sau kì nghỉ, các bạn của tôi bắt đầu nhận những thư báo nhập học của các
trường đại học, và tôi cũng nôn nóng chờ nhận cái thư của mình. Cuối cùng,
một lá thư đến từ trường đại học Connecticut. Cảm giác sợ hãi và vui sướng
tràn ngập, nhưng tôi đã sẵn sàng. Tôi mở phong bì với tay run run và nước mắt
tràn mi. Trời đất! Tôi đã được nhận vào trường học! Tôi khóc mât một lúc, vừa
hào hứng vừa sợ hãi. Tôi đã làm cật lực để được trường chấp nhận. Nhưng tôi
nghĩ tới học phí, có lẽ nào tôi lại sẽ không được đến trường chỉ vì không có đủ
tiền
đóng.
Tôi bắt đầu làm một công việc tòan thời gian, nhưng cũng không đủ trả tiền
học. Món tiền đó quá lớn. Tôi là đứa con đầu tiên trong gia đình có thể vào đại
học, và tôi biết bố mẹ tự hào biết bao, nhưng họ không thể lo nổi học phí cho
tôi. Tuy nhiên, bố mẹ tôi là những người tuyệt vời, và họ dạy tôi không bao giờ
được từ bỏ ước mơ của mình, bất chấp những trở ngại trên đường đi, và nhất là
không bao giờ được để “mất dấu” những gì mình thật sự muốn trong đời. Bố
mẹ tôi nói đúng, và tôi tiếp tục tin tưởng vào chính mình và giấc mơ của mình.
Nhiều tháng trôi qua và vẫn không có tin tức gì từ văn phòng hỗ trợ tài chính.
Tôi đóan rằng tôi không đủ điều kiện, nhưng vẫn chưa hết hy vọng. Cuối cùng,
một lá thư đến. Tôi nôn nóng mở ra, nhưng đó chỉ là báo động giả. Lá thư yêu
cầu tôi cung cấp thêm một số thông tin nhằm tiến hành xét đơn của tôi.
Việc này diễn đi diễn lại nhiều lần, và hy vọng của tôi ngày càng teo lại. Cuối
cùng, một phong bì to tướng gửi tới. Tôi biết đây chính là cái phong bì sẽ quyết
định tôi có được đi học hay không. Tôi mở phong bì ra nhưng không thể hiểu
nổi nội dung của những tài liệu trong phong bì đó.
Ngày hôm sau, tôi mang ngay những tài liệu đó đến trường và đề nghị người tư
vấn của tôi coi giùm chúng nói gì. Ông nhìn tôi với một nụ cười rạng rỡ, và nói
với tôi rằng quỹ hỗ trợ tài chính không chỉ tài trợ tiền học của tôi, mà tôi còn

đạt thêm hai học bổng nữa mà toi đã nộp đơn. Thọat tiên, tôi bị sốc, rồi tôi òa
khóc….
Giờ đây tôi là sinh viên của trường đại học Connecticut, khoa ngôn ngữ. Trong
năm tới – năm đầu tiên của thiên niên kỉ mới, giấc mơ của tôi sẽ thành sự thực:
tôi
sẽ
trở
thành

giáo.
Tôi sống theo câu châm ngôn này:
“Hãy với tới bầu trời, vì nếu không chạm tới được thì bạn cũng đã ở giữa
những vì tinh tú.”


8. Khoảnh khắc yếu đuối

Một ngày nọ, khi tôi còn học năm đầu trên trường trung học, tôi nhìn thấy một anh
bạn cùng lớp đang đi từ trường về nhà. Tên của cậu ta là Kyle.
Có vẻ như cậu ta đang vác tất cả sách của mình. Tôi thầm nghĩ: “Tại sao có
một kẻ mang cả đống sách về nhà vào ngày thứ sáu nhỉ? Chắc chắn phải là một
tên khùng”. Tôi có cả một chương trình cho kỳ nghỉ cuối tuần (những bữa tiệc
và một trận đá banh với bạn bè trưa mai) thế nên tôi nhún vai và tiếp tục đi.
Khi tôi đang bước đi, thấy một đám thanh niên chạy về phía cậu ta. Họ lao vào
Kyle, hất văng tất cả sách khỏi tay cậu ta và ngáng chân cho cậu ngã nhào
xuống đất bẩn. Cặp kính của Kyle văng đi, tôi thấy nó rơi trong cỏ cách cậu ta
3m. Cậu ngước lên và tôi thấy nỗi buồn khủng khiếp trong mắt cậu. Trái tim
bảo tôi chạy về phía Kyle trong khi cậu bò quanh tìm kính, và tôi thấy cậu ứa
nước mắt.
Khi tôi đưa kính cho Kyle, tôi nói: “Những tên kia thật ngu ngốc, chúng thật sự

không biết cách sống cho ra hồn”. Kyle nhìn tôi và nói “Cám ơn nhé!”. Một nụ
cười rạng rỡ nở ra trên gương mặt cậu. Đó là nụ cười biết ơn chân thành. Tôi
giúp Kyle nhặt sách lên, và hỏi cậu ta sống ở đâu. Hóa ra cậu ta ở gần nhà tôi.
Tôi hỏi tại sao trước đây tôi chưa hề thấy Kyle. Cậu trả lời rằng trước đây cậu
học ở một trường tư. Tôi chưa từng được học tại một trường tư trẻ con. Chúng
tôi nói chuyện suốt đường về, và tôi mang giúp Kyle chồng sách. Kyle hóa ra là


một cậu bé hiền lành dễ thương, tôi hỏi cậu có muốn chơi đá banh với tôi và lũ
bạn trong ngày thứ bảy không. Cậu đồng ý.
Chúng tôi chơi với nhau suốt kỳ nghỉ cuối tuần và càng hiểu Kyle bao nhiêu, tôi
càng thích cậu bấy nhiêu. Tất cả bạn bè tôi cũng vậy.
Đến sáng thứ hai, tôi lại gặp Kyle với chồng sách to tướng. Tôi gọi cậu dừng lại và
bảo: “Ê này, cậu sẽ thành lực sỹ nếu cứ vác đống sách này mỗi ngày đấy!” Kyle
cười và đưa tôi phân nửa chỗ sách.
Trong bốn năm sau đó, tôi và Kyle trở thành bạn thân. Khi tốt nghiệp trung học,
chúng tôi bắt đầu nghĩ đến chuyện học đại học. Kyle quyết định học ở
Georgetown, và tôi sẽ đi Duke. Tôi biết chúng tôi sẽ luôn là bạn, rằng sự xa
cách không bao giờ là vấn đề. Kyle muốn là một bác sỹ, còn tôi cố gắng để trở
thành một cầu thủ. Kyle từ biệt cả lớp, tôi trêu chọc cậu suốt buổi. Kyle phải
chuẩn bị một bài diễn văn tốt nghiệp, tôi thì rất khoái vì không phải đứng nói
trước mọi người như thế.
Ngày lễ tốt nghiệp, tôi nhìn thấy Kyle, trông cậu ta thật bảnh. Cậu là một trong
những người thành đạt trong những năm trung học. Cậu tự tin và thật đẹp trai
với cặp kính trắng. Cậu hẹn hò nhiều hơn tôi và mọi cô gái đều thích cậu. Thỉnh
thoảng tôi cảm thấy ghen tỵ. Hôm nay cũng thế, tôi thấy Kyle có vẻ căng thẳng
về bài diễn văn. Do đó, tôi phát vào lưng cậu và nói: “Này, cậu lớn, sẽ tốt
thôi!”, Cậu nhìn tôi với cái nhìn biết ơn và mỉm cười “Cảm ơn!”. Khi vào bài
diễn văn, cậu hắng giọng và bắt đầu nói:
“Ngày tốt nghiệp là lúc để cảm ơn những người đã giúp đỡ bạn trong suốt những

năm học khó khăn. Cha mẹ, thầy cô, anh chị em, hoặc một huấn luyện viên
chẳng hạn… nhưng chủ yếu là những người bạn. Tôi muốn nói với tất cả các
bạn rằng làm bạn của một ai đó chính là món quà tuyệt vời nhất bạn có thể
tặng cho người ấy. Tôi sắp sửa kể cho bạn nghe một câu chuyện…”
Tôi nhìn bạn tôi. Không thể tin rằng cậu đang kể về ngày đầu tiên chúng tôi gặp
nhau. Cậu đã định tự tử trong kỳ nghỉ hè cuối tuần đó. Cậu kể rằng cậu đã dọn
sạch ngăn tủ để đồ dùng tại trường để mẹ cậu khỏi phải làm điều đó sau này và
mang tất cả đồ dùng học tập về nhà.
Kyle nhìn tôi chăm chú và mỉm cười với tôi. “Rất cảm ơn là tôi đã được cứu sống,
bạn tôi đã cứu tôi khỏi việc làm cái điều không thể nói ra”.
Tôi nghe tiếng xì xào nổi lên trong đám đông khi cậu bé nổi tiếng, đẹp trai ấy kể về
khoảnh khắc yếu đuối nhất của cậu. Tôi thấy ba mẹ cậu nhìn tôi và cũng mỉm
cười biết ơn. Không phải đến tận lúc này tôi mới nhận thấy sự biết ơn trong nụ
cười ấy sâu sắc đến chừng nào.
Đừng bao giờ xem thường sức mạnh của những hành động của bạn. Với một cử
chỉ nhỏ bạn có thể thay đổi cuộc đời một con người, theo chiều hướng tốt hơn
hay xấu hơn.


Tất cả chúng ta được đặt vào cuộc sống của nhau để tác động lên nhau theo một
cách nào đó.
Hãy tìm những điều kì diệu nơi những người xung quanh bạn.



×