Tải bản đầy đủ (.doc) (32 trang)

Đánh giá về hiện trạng môi trường và thực trạng quản lý CTR trên địa bàn phường yên hòa –quận cầu giấy

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (710.02 KB, 32 trang )

Phần 1: MỞ ĐẦU
I.

Lý do chọn chuyên đề
Môi trường là không gian sống của con người, là nơi diễn ra các hoạt động sản
xuất, phát triển kinh tế của con người, nếu chúng ta biết khai thác, sử dụng đúng mức
và có chính sách bảo vệ môi trường hiệu quả sẽ đem lại lợi ích vô cùng to lớn.
Trách nhiệm đối với môi trường chính là nền tảng đạo lý của con người, nhằm
hướng con người quan tâm tới môi trường mình đang sống và có ý thức trách nhiệm
đối với sự sinh tồn của không gian nơi đang nuôi dưỡng chúng ta. Bảo vệ môi trường
đạt hiệu quả khi có những cách quản lý hiệu quả nhằm thay đổi hành vi, thái độ của
cộng đồng. Hiện nay cũng với việc phát triển kinh tế xã hội, công nghiệp hóa, hiện đại
hóa đất nước đã tác động mạnh mẽ tới các yếu tố môi trường, làm biến đổi tính chất
môi trường theo chiều hướng xấu và gây hậu quả nghiêm trọng tới sức khỏe cộng
đồng.
Phường Yên Hòa nằm trong Quận Cầu Giấy là một trong những quận mới tốc độ
phát triển kinh tế hết sức toàn diện theo cơ cấu : dịch vụ - công nghiệp- nông nghiệp.
Văn hóa xã hội có nhiều tiến bộ, đời sống tinh thần nhân dân được cải thiện rõ rệt, an
ninh quốc phòng được đảm bảo.
Tuy nhiên, cùng với việc tăng trưởng kinh tế- xã hội và dân số là sự gia tăng
mức độ ảnh hưởng tiêu cực tới môi trường. Đó là chất thải rắn tăng nhanh, đa dang về
chủng loại, tạo sức ép lớn cho công tác thu gom và xử lý. Việc xử lý nước thải của các
cơ sở hầu như chưa được quan tâm, còn phổ biến tình trạngcho xả thẳng xuống mương
tiêu, sông, đường...Ý thức người dân trong việc bảo vệ môi trường còn hạn chế, còn
phổ biến tình trạng vứt rác bừa bãi; việc sử dụng thuốc BVTV; phân bón không hợp
lý; các cơ sở sản xuất chế biến sản phẩm nghành trồng trọt, chăn nuôi còn gây ô
nhiễm, sản xuất công nghiệp... tạo ra nguy cơ tiềm ẩn lan truyền dịch bệnh, suy thoái
môi trường đất, nước, không khí.
Thực trạng trên, đòi hỏi công tác quản lý phải chặt chẽ, phát triển kinh tế phải đi đôi
với việc bảo vệ môi trường. Dựa trên cơ sở đó em đã chọn đề tài : " Đánh giá về hiện
trạng môi trường và thực trạng quản lý CTR trên địa bàn phường Yên Hòa –quận


Cầu Giấy" nhằm phân tích và đưa ra những định hướng mang tính chất trao đổi để
góp phần giải quyết vấn đề môi trường đảm bảo sức khỏe của người dân và dân sinh
kinh tế của phường trong thời kì công nghiệp hóa.
II. Đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu
1. Đối tượng nghiên cứu
- Hiện trạng môi trường phường Yên Hòa

Hoàng Văn Long

1

Lớp: CĐ10QM2


- Đi sâu vào nghiên cứu thực trạng và công tác quản lý CTR trên địa bàn phường
Yên Hòa
2. Phạm vi nghiên cứu
- Chuyên đề được thực hiện tại địa bàn phường Yên Hòa, Phòng Tài nguyên và
Môi trường phường Yên Hòa- quận Cầu Giấy- Hà Nội.
- Thời gian : Từ ngày 6/01/2014 đến 26/03/2014
3. Phương pháp nghiên cứu
Nguồn tài liệu thu tập từ :
o Giáo trình
o Nguồn cung cấp thông tin từ phòng Tài Nguyên và Môi Trường phường Yên
Hòa
 Phương pháp điều tra, khảo sát thực địa: Ghi chép và điều tra trên thực
địa, thu tập thông tin hình ảnh về công tác quản lý Chất thải rắn.
 Phương pháp thu thập tài liệu, số liệu liên quan: Hiện trạng chung về
môi trường, những tác động của CTR và công tác quản lý BVMT
 Phương pháp thu thập thông tin bằng phỏng vấn: Cán bộ phòng Tài

nguyên và Môi trường phường Yên Hòa và dân cư địa bàn.
III. Mục tiêu và nhiệm vụ của chuyên đề
1. Mục tiêu
Tìm hiểu thực trạng môi trường và công tác quản lý CTR trên địa bàn phường
Yên Hòa.
Nắm bắt và hiểu rõ công tác quản lý môi trường đặc biệt với việc quản lý môi
trường cho từng vấn đề cụ thể.
2. Nhiệm cụ của chuyên đề
- Đánh giá được thực trạng ô nhễm CTR hiện nay trên địa bàn phường Yên Hòa
- Đánh giá về hệ thống công tác quản lý và xử lý CTR trên địa bàn phường Yên
Hòa
- Xem xét kết quả và đưa ra một số phương hướng quản lý và giải pháp nâng cao
hiệu quả BVMT.

Hoàng Văn Long

2

Lớp: CĐ10QM2


Phần 2. NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

GIỚI THIỆU VỀ CƠ SỞ THỰC TẬP
- Cơ cấu tổ chức
Phòng Tài nguyên và Môi trườngphường Yên Hòa là cơ quan chuyên môn thuộc
Ủy ban nhân dân phường Yên Hòa, có chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân
phường quản lý về: đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, môi trường trên
địa bàn của phường.
- Nhiệm vụ và quyền hạn

1. Trình Ủy ban nhân dân phường ban hành các văn bản hướng dẫn việc thực hiện các
quy hoạch, kế hoạch, chính sách, pháp luật của Nhà nước về quản lý tài nguyên và môi
trường; kiểm tra việc thực hiện sau khi Ủy ban nhân dân hường phê duyệt
2. Lập quy hoạch sử dụng đất, điều chỉnh quy hoạch và tổ chức thực hiện sau khi được
phê duyệt; thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất ở phường .
3. Thẩm định hồ sơ về giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng
đất, chuyển quyền sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở
hữu, sử dụng tài sản gắn liền với đất cho các đối tượng thuộc thẩm quyền của Ủy ban
nhân dân phường.
4. Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường và các cơ quan có liên quan trong việc
xác định giá đất, mức thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất của địa phương; thực hiện
công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư theo quy định của pháp luật.
5. Tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật và sự chỉ đạo của Ủy ban nhân dân
phường về bảo vệ tài nguyên đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản (nếu có).
6. Tổ chức đăng ký, xác nhận và kiểm tra thực hiện cam kết bảo vệ môi trường và đề
án bảo vệ môi trường trên địa bàn; lập báo cáo hiện trạng môi trường theo định kỳ; đề
xuất các giải pháp xử lý ô nhiễm môi trường làng nghề, các cụm công nghiệp, khu du
lịch trên địa bàn; thu thập, quản lý lưu trữ dữ liệu về tài nguyên nước và môi trường
trên địa bàn
7. Thực hiện kiểm tra và tham gia thanh tra, giải quyết các tranh chấp, khiếu nại, tố
cáo về lĩnh vực tài nguyên và môi trường theo phân công của Ủy ban nhân dân
phường.
8. Giúp Ủy ban nhân dân phường quản lý nhà nước đối với tổ chức kinh tế tập thể,
kinh tế tư nhân và hướng dẫn, kiểm tra hoạt động của các hội, các tổ chức phi chính
phủ hoạt động trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường.
9. Thực hiện tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, thông tin về tài nguyên và
môi trường và các dịch vụ công trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường theo quy định
của pháp luật.
Hoàng Văn Long


3

Lớp: CĐ10QM2


10. Báo cáo định kỳ và đột xuất tình hình thực hiện nhiệm vụ về các lĩnh vực công tác
được giao cho Ủy ban nhân dân phường và phòng tài nguyên môi trường quận
11. Quản lý tài chính, tài sản của Phòng theo quy định của pháp luật và phân công của
Uỷ ban nhân dân phường.
12. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Uỷ ban nhân dân phường giao hoặc theo quy định
của pháp luật.
Chương 1. Khái quát chung về điều kiện tự nhiên- kinh tế xã hội và hiện trạng
môi trường trên địa bàn phường Yên Hòa- quận Cầu Giấy- Hà Nội
A. Khái quát chung về điều kiện tự nhiên - kinh tế xã hội
I. Điều kiện tự nhiên
1. Vị trí đía lý
Phường Yên hòa là một trong 8 phường của quận Cầu Giấy nằm ở phía đông nam
của quận. Phườngcó vị trí địa lý như sau:

Hình 1: Bản đồ hành chính phường Yên Hòa
- Phía Bắc giáp với phường Quan Hoa
- Phía Nam giáp phường Trung hòa
- Phía Đông giáp quận Đống Đa
- Phía Tây giáp với phường Dịch Vọng
Có tổng diện tích là 2,07 km2
Vị trí địa lý nằm cách trung tâm thành phố 10 km về phía tây, nằm trong một quận
đô thị kiểu mới như Cầu Giấy nên phương có những điều kiện thuận lợi nhất định
trong giao thương kinh tế.
Hoàng Văn Long


4

Lớp: CĐ10QM2


2. Địa hình và địa chất công trình
+ Đại hình tương đối bằng phẳng, độ cao thấp dần từ bắc xuống nam, từ đông sàng
tây
+Phần phía bắc của phường và có độ cao từ 6,4 – 7,2m . Phía Tây phần lớn là đất
canh tác có độ cao từ 4,8-5,4m. Trong đó một số khu ao đầm trũng có độ cao từ 2-4,5
m
+ Đạ chất công trình: nhìn chung địa chất công trình của phường thuận lợi cho việc
xây dựng nhà cao tầng. Vị trí đã đem lại cho phường một lợi thế vô cùng lớn trong
việc phát triển kinh tế- xã hội, đặc biệt đặt ra những thách thức trong việc sử dụng các
thuận lợi đó của mình.
3. Đăc điểm khí hậu
- Nhìn chung thời tiết, khí hậu của phường mang những đặc trưng của vùng đồng
bằng châu thổ sông Hồng. Đây là một điều kiện thuận lợi cho đời sống và sản xuất. Cụ
thể các chỉ số về thời tiết và khí hậu cảu phường như sau:
+ Về nhiệt độ: nhiệt độ trung bình năm của phường vào khoảng 23,9 0C. Trong đó,
nhiệt độ cao nhất là vào tháng 6, trung bình là 16,9 0C. Độ ẩm trung bình hằng năm
84,5%, số giờ nắng trung bình 1620 giờ, bức xạ mặt trời là 102 kcal/cm 2/năm
+ Về lượng mưa: lượng mưa trung bình hằng năm của phường là 1577,3 mm.
Lượng mưa này chỉ thuộc mứa trung bình của vùng đồng bằng Bắc Bộ, nhưng phân bố
không đều trong năm. Lượn mưa thường cao nhất vào tháng 7 và tháng 8 (tháng 8 có
lượng mưa là 338,7mm) tháng 12 là tháng có lượng mưa ít nhất, khoảng 13,29 mm.
Sự chênh lệc quá lớn này ảnh hưởng tới sản xuất nông nghiệp.
4. Thủy văn, nguồn nước
Yên Hòa có 1 con sông (sông Tô Lịch) đây là hệ thống sông tưới chính và là hệ
thống thoát nước thải sinh hoạt và nước thải công nghiệp chính của phường. Cùng với

nước ngầm trong đất, nước máy và lượng nước mưa hàng năm thì đây là nguồn nước
chính cho sản xuất, sinh hoạt của cộng đồng dân cư trên địa bàn.
II. Kinh tế- xã hội
1. Về kinh tế
Cơ cấu kinh tế của phường đã chuyển dịch theo hướng tăng tỉ trọng các nghành
công nghiệp (62,24%) và thương mại dịch vụ (35,37%) nghành nông nghiệp chiếm tỉ
trọng nhỏ (2,39%) trong tổng giá trị các nghành kinh tế trong phường. Đây là hướng
chuyển hướng tích cực theo hướng CNH-HĐH phù hợp với đặc điểm kinh tế - xã hội
của một phường trong quận nội đô.
Tốc độ trẳng trưởng kinh tế các nghành đạt khá cao, sản xuất công nghiệp ngoài
quốc doanh thời kì 2006-2010 đạt độ tăng trưởng 28%/ năm. Giá trị sản xuất công
Hoàng Văn Long

5

Lớp: CĐ10QM2


nghiệp ngoài quốc doanh đạt 49 tỉ đồng (năm 2007), 71 tỉ vào năm 2010. Giá trị nông
nghiệp giảm 0,2% thời kì 2006-2010. Năm 2006 đạt 12,3 tỉ và năm 2010 giảm 10,8 tỉ
đồng. Trong đó cơ cấu sản xuất nông nghiệp có sự chuyển dịch theo hướng từ trồng
rau sang trồng hoa, chăn nuôi, đạt hiệu quả kinh tế cao hơn.
Về thương mại, dịch vụ phường đã đầu tư 3 tỉ đồng xây dựng, cải tạo mạng lưới
chợ trong phường. Tổng giá trị luân chuyển do phường quản lý đạt 510,3 tỉ năm 2007,
năm 2011 đạt 984 tỉ đồng. Giá trị nghành vận tải năm 2007 đạt 40 tỉ và 60 tỉ năm
2011. Tốc độ tăng trưởng bình quân 5 năm (2006-2011) của các nghành thương mại
dịch vụ đạt 15,8%.
Giá trị sản xuất trên địa bàn phường năm 2011 đạt 1589,53 tỉ đồng tăng 2,4 lần
so với 2006 (662,3 tỉ) về giá trị gia tăng GDP đạt 59,5 tỉ. Tốc độ tăng trưởng kinh tế
giai đoạn 2006-2011 đạt 13,2. Hiện nay, nghành thương mại dịch vụ là ngành chiếm

tỷ trọng lớn nhất 65% sau đó là công nghiệp dịch vụ chiếm 30%: tỉ trọng nông nghiệp
bằng 5% trong cơ cấu kinh tế phường do nhà nước thu hồi đất nông nghiệp phuc vụ
công cuộc xây đô thị. Kết quả giá trị sản xuất của các nghành kinh tế phường Yên
hòa

Hình 2 : biểu đồ cơ cấu kinh tế phường Yên Hòa năm 2012
2. Về xã hội
a. Tình hình dân số và lao động
Về dân số: Dân số năm 2011 là 24.903 người, với mật độ dân số bình quân
là120,3 người/km2.
Hoàng Văn Long

6

Lớp: CĐ10QM2


Về lao động: phường có phần đông lao đông nhập cư từ các tỉnh lẻ có tay nghề,
trình độ... Năm2008, đã tạo điều kiện cho gần 400 lao động có việc làm, trong đó
xuất khẩu lao động 50 người và không còn hộ nghèo trong phường.
b. Cơ sở hạ tầng
Với phương châm cơ sở hạ tầng để tạo điều kiện phát triển kinh tế xã hội nhanh
và ổn định. Trong những năm gần cơ sở hạ tầng được đầu tư đồng bộ theo kiểu quy
hoạch đô thị
- Đối với hệ thống giao thông: Tất cả các tuyến đường trong phường đã được bê
tông hóa hoặc dải nhựa đường hòa toàn, nhiều tuyến đường đang được làm mới...
- Hệ thống thủy lợi: Phường có hệ thống sông Tô Lịch chảy qua đang được cải
tạo, chỉnh trang làm sạch dòng chảy, xây kè làm đường hai bên, trồng cây xanh hai
bên, hệ thống cống rảnh thoát nước trong địa bàn phường được đầu tư làm mới
hoawccj tu sửa liên tục đảm bảo việc thoát nước vào mùa mưa.

- Cơ sở y tế: Phường có 01 bệnh viện,và có 1 trạm y tế được đầu tư, đáp ứng yêu
cầu khám chữa bệnh cho nhân dân trong toàn phường
- Về giáo dục. Mạng lưới giáo dục trong Phường đều đạt chuẩn quốc gia, trong
đó có 01 trường THPT, 02 trường THCS và 02 trường tiểu học
- Về văn hóa xã hội: Trên địa bàn phường đã có một trung tâm văn hóa, nhà thiếu
nhi và nhà văn hóa là nơi giao lưu văn nghệ, văn hóa làm cho đời sống của người
dân trên địa bàn phường ngày càng văn minh và phong phú hơn.
Hệ thống thông tin tuyên truyền, các phong trào văn hóa nghệ thuật, phong trào xây
dựng nếp sống văn minh, gia đình văn hóa, các câu lạc bộ… từng bước phát triển làm
chuyển biến mạnh mẽ đời sống văn hóa của người dân, góp phần lành mạnh đời sống
xã hội và tích cực chống các tệ nạn xã hội.
B. Khái quát chung về hiện trạng môi trường
I. Các thành phần môi trường
1. Hiện trạng môi trường đất
Các yếu tố ảnh hưởng môi trường đất chủ yếu là do hoạt động của nông nghiệp;
tồn dư thuốc bảo vệ thực vật, rác thải sinh hoạt của người dân thải ra hàng
ngày,hoạt động của nhà máy, một số cơ sở sản xuất kinh doanh gây ra...
Theo số liệu điều tra và phân tích mẫu tại phường cho thấy:
- Hàm lượng mùn dao động từ: 0,40 – 1,12%
- Độ ẩm dao động từ: 13,02 – 19,80%
- Ni tơ trong đất dao động từ: 0,027 – 0,504 mg/kg
- Photpho trong đất dao động từ: 0,005 – 0,296 mg/kg
(Nguồn: Trung tâm quan trắc môi trường quận Cầu Giấy – 2010).
Hoàng Văn Long

7

Lớp: CĐ10QM2



Nhìn chung trong đất chưa bị ô nhiễm của hóa chất bảo vệ thực vật, nhưng
chuẩn yếu vẫn do hoạt động thải các chất thải rắn, rác thải sinh hoạt chưa được thu
gom thải ra môi trường làm giảm chất lượng của đất.
Việc thực hiện quy hoạch phát triển đô thị trên địa bàn của phường gây ra ảnh
hưởng rất lớn đến chất lượng đất tự nhiên, trong đó việc trên địa bàn của phường
còn rất nhiều diện tich đất chưa sử dụng đang bỏ hoang làm cho đất bị bạc màu thái
hóa do hoạt động đổ chất thải.

Hình 3: Đổ rác thải, VLXD lên những khu đất bỏ trống
2. Hiện trạng môi trường nước
a. Hiện trạng môi trường nước mặt
Môi trường nước chịu tác động của nhiều hoạt động như sinh hoạt, sản xuất nông
nghiệp, công nghiệp, dịch vụ...Qua kết quả điều tra và phân tích mẫu tại phường
cho thấy hiện trạng môi trường nước mặt tự nhiên đang bị ôi nhiễm. Chủ yếu do
nước thải sinh hoạt, từ các nhà máy, đặc biệt là tại làng cót do hoạt động sản xuất
giấy vàng mã vào mùa mưa nước thường có màu đỏ do phẩm màu từ giấy, mực,
dầu mỡ từ máy máy móc rò rỉ gây ôi nhiễm nghiêm trọng cho nguồn nước tự nhiên.
Qua điều tra có kết quả như sau:

Hoàng Văn Long

8

Lớp: CĐ10QM2


Bảng 1: Kết quả phân tích hàm lượng gây ô nhiễm nguồn nước tự nhiên trên địa
bàn phường
Chỉ tiêu


Đơn vị

PH

Kết quả
4,5 - 5,3

QCVN
24-2009
5,5 - 9

BOD5

Mg/l

595

100

COD

Mg/l

760

50

Nitơ tổng

Mg/l


270

30

Cặn lơ lửng

Mg/l

1400

100

Hàm lượng sắt và mangan

Vượt quá tiêu
chuẩn cho phép
Tóm lại: Qua số liệu phân tích trên thấy rằng nước mặt tại đây không thể dùng
trực tiếp trong sinh hoạt
b. Hiện trạng môi trường nước dưới đất
Qua kết quả điều tra, phân tích chất lượng nước dưới đất cho thấy có dấu hiệu ô
nhiễm do hoạt động đào, khoan nền làm móng xây dựng các nhà cao tầng, một
nguyên nhân cũng gây ra ôi nhiễm nguồn nước ngầm đó là việc 100% hộ dân sử
dụng nhà xí tự thoại ảnh hưởng rất lớn tới nguồn nước ngầm.
3. Hiện trạng môi trường không khí
Nguồn thải gây ô nhiễm môi trường không khí trong địa bàn phường Yên Hòa
chủ yếu từ các hoạt đông: giao thông vận tải, xây dựng đường, cầu cống, kênh mương,
xây dựng nhà cửa, hoạt động sản xuất kinh daonh dịch vụ và hoạt động sinh hoạt của
người dân.
Do trong địa bàn phường đa phần là các xưởng sản xuất nhỏ lẻ, chưa có quy mô

như: gò hàn, sản xuất giấy, đồ vàng mã...nên dây chuyền sản xuất còn thủ công chưa
được đầu tư xử lý đầu ra cho các chất thải. Từ các hoạt động này đã phát tán một
lượng khí thải SO2, NOx, CO2..., mùi hôi, tiếng ồn và bụi làm ảnh hưởng đến môi
trường không khí và đời sống của dân cư.
Lượng khí thải phát ra từphương tiện giao thông là một trong những vấn đề cần quan
tâm hàng đầu của trong công tác quản lý bảo vệ môi trường.Vì trên địa bàn hệ thống
phương tiện đông đúc, có rất nhiều loại phương tiện đã củ kĩ vẫn được người dân sư
dụng đã tác động không nhỏ tới môi trường không khí.
Tốc độ công nghiệp hóa, hiện đại hóa tăng cao kéo theo các hoạt động xây dựng
nhà cửa, đường xá. Các hoạt động xây dựng như đào đắp, đạp phá công trình cũ, xây
Hoàng Văn Long

9

Lớp: CĐ10QM2


dựng công trình mới, vận chuyển nguyên vật liệu xây dựng, vệ sinh công trình thường
xuyên diễn ra mà không có biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường
Các hoạt động sinh hoạt của các hộ dân cũng gây ảnh hưởng tới chất lượng môi
trường không khí: hiện nay trên địa bàn phường còn nhiều gia đình, cơ sở kinh doanh
dùng than tổ ongđể đun nấu phát thải khí thải ra môi trường . Ngoài ra việc sử dụng
thuốc bảo vệ thực vật không đúng quy trình, lạm dụng đã tác động lớn tới chất lượng
môi trường khí. Tuy nhiên, những tác động này là chưa đáng kể và mang tính cục bộ.
Qua khảo sát thực tế cho thấy môi trường không khí chưa bị ô nhiễm.

Hình 3: hoạt động của các phương tiện giao thông gây ô nhiễm môi trường
II. Suy thoái ô nhiễm ở một số lĩnh vực
1. Trong sản suất nông nghiệp, ngư nghiệp
Tình trạng sử dụng phân bón

Việc người dân sử dụng phân bón chăm sóc hoa màu cũng ảnh hưởng tới môi
trường như hàm lượng phân bón lớn cây không sử dụng hết tích tụ trong đất hoặc
nguồn nước ảnh hưởng tới chất lượng đất và nguồn nước.

Hoàng Văn Long

10

Lớp: CĐ10QM2


Hình 5: Người dân trồng hoa mầu trên vùng đất chưa quy hoạch
Điều đáng quan tâm là phần lớn các hộ gia đình chưa ý thức được rằng lạm dụng
phân bón hóa học mà không chú ý bổ sung độ màu mỡ của đất thì sẽ gây hậu quảxấu
cho đất canh tác nông nghiệp như làm cho đất chua và làm thay đổi thành phần cơ giới
của đất...
2. Ô nhiễm môi trường do hoạt động sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công
nghiệp, xây dựng.
a. Về công nghiệp
Hiện nay, trên địa phường đa phường là các xưởng sản xuất nhỏ lẻ, song lại là
nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Chất thải của các xưởng sản xuất
cơ khí, giấy thải, chất thải rắn chưa được xử lý triệt để, gây mùi hôi và phát tán trong
không khí; nước thải chảy vào hệ thống kênh tiêu Rào nên đã làm ảnh hưởng đến môi
trường nước mặt. Tình trạng này đã gây ảnh hưởng đến sức khỏe của cộng đồng dân
cư quanh khu vực sản xuất đó. Các cơ sở sản xuất kinh doanh này hầu như chưa chú
trọng đến công tác vệ sinh môi trường làm việc, về sinh an toàn lao động cho người
lao động
b. Về các cơ sở tiểu thủ công nghiệp, thu gom phế liệu
Các xưởng mộc; xưởng cưa; cơ sở nhôm, kính, inox; xay xát, đập bột, sơn, gò hàn,
cơ sở thu gom phế liệu,... hiện đang nằm xen lẫn trong các khu dân cư; vì vậy gây ô

nhiễm về tiếng ồn, bụi làm ảnh hưởng đến sức khỏe, sinh hoạt của dân cư xung quanh.
c. Về giao thông, xây dựng
Những năm qua, việc xây dựng cơ sở hạ tầng trên địa bàn đã được chú trọng, làm
thay đổi bộ mặt đô thị. Tuy nhiên, trong quá trình thi công các chủ đầu tư chưa chú

Hoàng Văn Long

11

Lớp: CĐ10QM2


trọng đến bảo vệ môi trường còn để bụi lớn mà không tưới nước, che chắn vật liệu trên
phương tiện vận chuyển chưa bảo đảm.
5. Ô nhiễm môi trường trong khu vực dịch vụ
a. Ở khu vực chợ và các tụ điểm dân cư có hoạt động kinh doanh dịch vụ
Trên địa bàn phường có 2 chợ lớn và một số điểm họp chợ tạm và nhiều điểm dân
cư có hoạt động kinh doanh dịch vụ, đây là nơi hàng ngày sản sinh ra lượng rác thải
lớn nhất, đặc biệt tại các chợ
Công tác vệ sinh môi trường ở các chợ thường được khoán cho người bảo vệ chợ
chịu trách nhiệm. Do lực lượng thu gom rác ít mà lượng rác thải nhiều, các chợ chưa
được trang bị đầy đủ thùng chứa rác, chưa có hệ thống thu gom, vận chuyển rác
thường xuyên, nhiều chợ hệ thống cống rãnh thoát nước, mặt bằng đã hư hỏng, xuống
cấp nhưng chưa được đầu tư nâng cấp kịp thời, bên cạnh đó ý thức bảo vệ môi trường
của người kinh doanh và người mua còn hạn chế, nên đã gây ảnh hưởng đến môi
trường, cảnh quan nói chung, chất lượng nguồn nước sinh hoạt nói riêng.

Hình6: Khu chợ Hợp Nhất
b. Ở các cơ sở y tế
Ở phường có 01 Trung tâm y tế (bệnh viện) và 03 phòng khám đa khoa, do số lượng

bệnh nhân đông nên chất thải y tế và rác thải sinh hoạt thải ra trong ngày tương đối
nhiều. Việc xử lý rác thải y tế chưa bảo đảm quy định và xử lý nước thải chưa được
triệt để, nhất là nước thải của Trung tâm y tế phương, do đó vẫn còn gây ô nhiễm môi
trường, nhân dân ở khu vực vẫn còn nhiều ý kiến.
Hoàng Văn Long

12

Lớp: CĐ10QM2


Đáng lưu ý là ở các cơ sở y tế vẫn còn phổ biến tình trạng đổ thải lẫn lộn giữa chất
thải rắn sinh hoạt và chất thải y tế nguy hại. Các cơ sở này chưa tiến hành lập đề án
bảo vệ môi trườ
III. ẢNH HƯỞNG TỚI SỨC KHỎE CỘNG ĐỒNG.
1. Ảnh hưởng tới sức khỏe cộng đồng do ô nhiễm nước
Nước mặt bị ô nhiễm thường thấy chủ yếu do các loại vi khuẩn, virus từ chất bài
tiết của con người, các chất hữu cơ trong nước thải sinh hoạt, các tác nhân gây ô nhiễm
như chất độc hại, thấm nhiễm vào nguồn nước sinh hoạt gây các bệnh đường tiêu hóa
như tiêu chảy, giun sán…mắc các bệnh truyền nhiễm như viêm gan, ngộ độc thực
phẩm, các bệnh về mắt, da liễu, phụ khoa..con người bị nhiễm độc do uống phải nước
hoặc ăn thức ăn bị nhiễm độc. Các loại thủy sản cũng có thể bị nhiễm chất độc trong
nước do thịt chúng tích các chất độc hại và gây hại cho người ăn phải thịt bị nhiễm
độc. Ngay cây trồng cũng có thể bị nhiễm chất độc nếu tưới bằng nước ô nhiếm.
Chương 1.

Ảnh hưởng tới sức khỏe cộng đồng do ô nhiễm không khí

Do nền khí hậu nóng ẩm, nhiệt độ cao làm bay hơi nhiều chất độc hại từ chất thải
rắn sẽ làm ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe nguời dân đặc biệt là người dân lao

động tiếp xúc trực tiếp với nguồn chất thải. Khi nguồn không khí bị ô nhiễm, sức khỏe
con người bị suy giảm, quá trình lão hóa trong cơ thể diễn ra nhanh, các chức năng của
cơ quan hô hấp suy giảm, gây ra các bệnh hen suyễn, viêm phế quản, tim mạch…và
làm giảm tuổi thọ của con người. Các nhóm cộng đồng nhạy cảm nhất với ô nhiễm
không khí là người cao tuổi, phụ nữ mang thai, trẻ em. Như vậy nếu không có biện
pháp kiểm soát hiệu quả thì mức độ ô nhiễm không khí ảnh hưởng tới sức khỏe cộng
đồng sẽ ngày càng tăng cao.
Chương 2.

Ảnh hưởng tói sức khỏe cộng đồng do môi trường đất

Ô nhiễm đất có ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe con người, đặc biệt là đường tiêu
hóa. Khi môi trường đất bị ô nhiễm, rau trồng hoặc cây ăn trái được trồng trong khu
vực đó thì rễ cây sẽ hút lấy độc tố trong đất. Con người ăn những loại rau, củ, quả đó
sẽ bị mắc bệnh về đường tiêu hóa…Các tác nhân ô nhiễm trong chất thải rắn đặc biệt
là các hóa chất độc hại thâm nhiễm vào môi trường đất, tồn tại trong đất và đi vào
chuỗi thưc ăn, xâm nhập và tích tụ trong cơ thể người, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe
con người gây ung thư, ngộ độc, các bệnh hệ tiêu hóa, tim mạch
Chương II.Thực trạng quản lý CTR trên địa bàn phường Yên Hòa- Cầu Giấy
I. Khái niệm CTR

Hoàng Văn Long

13

Lớp: CĐ10QM2


Chất thải rắn là chất thải ở thể rắn, được thải ra từ quá trình sản xuất, kinh doanh,
dịch vụ, sinh hoạt hoặc các hoạt động khác. Chất thải rắn bao gồm chất thải rắn thông

thường và chất thải rắn nguy hại.
Chất thải rắn phát thải trong sinh hoạt cá nhân, hộ gia đình, nơi công cộng được
gọi chung là chất thải rắn sinh hoạt. Chất thải rắn phát thải từ hoạt động sản xuất công
nghiệp, làng nghề, kinh doanh, dịch vụ hoặc các hoạt động khác được gọi chung là
chất thải rắn công nghiệp.
II. Thực trạng ô nhiễm Chất thải rắn
Hiện nay ô nhiễm CTR đang là vấn đề nan giải các loại chất thải chưa được
người dân phân loại riêng nên cũng gây không ít khó khăn cho công tác xử lý. Tình
trạng người dân vứt rác bừa bãi, bên các đường giao thông, , hoặc các khu vực khuất
đã dần tạo nên các bãi rác phát sinh không mong muốn ở nhiều nơi, không những tốn
kém kinh phí bốc dọn, xử lý gây mất mỹ quan mà còn tác động tiêu cực trở lại với ý
thức BVMT của người dân.

Hình 6: Một bãi rác tập kết bên lề đường
1. Nguồn gốc phát sinh CTR tại phường Yên Hòa
Lượng CTR với thành phần phức tạp và đa dạng được phát sinh từ nhiều nguồn
khác nhau :
+Trong quá trình sinh hoạt văn hóa xã hội :
- Sinh hoạt trong gia đình hàng ngày : CTR từ các hộ gia đình. CTR sinh hoạt từ
các hộ gia đình chủ yếu là các loại rau, củ, quả, giấy, lá cây, chai lọ, thức ăn thừa,
xương động vật, than, thủy tinh, kim loại, vỏ hoa quả, nhựa thành phần chủ yếu là túi
nilon,lá cây, thức ăn thừa trong ăn uống hàng ngày.
Hoàng Văn Long

14

Lớp: CĐ10QM2


- Y tế : Ở phường có 01 trung tâm y tế ( bệnh viện ) và có 05 phòng khám đa khoa,

và các cơ sở hành nghề y tế tư nhân.Do số lượng bệnh nhân đông nên chất thải y tế
như túi nilon,bao bì đựng các loại thuốc, bông băng, kim tiêm,các mẫu bệnh phẩm...
- Hoạt động vui chơi giải trí : Phát sinh các loại chất thải như túi nilon; các vỏ chai,
lọ nước giải khát, các loại rác hữu cơ...
+ Các hoạt động kinh tế-xã hội
- Trong các hoạt động kinh doanh dịch vụ: Các cơ sở kinh doanh tại địa bàn phường
chủ yếu là kinh doanh các loại mặt hàng phục vụ cuộc sống hàng ngày của người dân
như: Bán hàng tạp hóa, hàng nước, thực phẩm nên thành phần CTR sinh hoạt từ các
cơ sở này chủ yếu là: túi bóng, hộp giấy, các loại rau củ quả. Các khu chợ như chợ
Hợp Nhất, Yên hòa.... là những điểm sản sinh ra lượng rác thải rất lớn. Ngoài ra,trên
địa bàn phường cũng có rất nhiều cửa hàng sửa chữa xe máy,ô tô, CTR hàng ngày từ
các cửa hàng này chủ yếu là: kim loại, nhựa, giẻ lau, lốp xe...
- Tại các trường học,công sở: Phát sinh các loại CTR như giấy loại, mực in, pin, ắc
quy
- CTR phát sinh trong nghành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp: Các loại gạch, đá
dư thừa trong quá trình xây dựng công trình, gạch ngói vỡ, nhựa gỗ,vải, kim loại, thuỷ
tinh, sành sứ.
Trên đây là các loại CTR vừa mang tính chất dễ phân hủy, khó phân hủy. Các loại
CTR này đang là một vấn đề bức xúc nhất hiện nay. Việc tổng hợp, nắm bắt tình hình
theo dõi, tổng hợp về đầu ra của CTR cũng như cách bố trí xử lý là một trong những
vấn đề khó khăn đòi hỏi sự hợp tác giữa người dân và chính quyền, cũng như có sự
phân bố tổ chức hợp lý trong hệ thống quản lý.
2.Tổng lượng và thành phần CTR tại phường Yên Hòa
a.Tổng lượng phát sinh
- Theo số liệu điều tra tại 4 tuyến phố trong phường : Yên hòa, Hoa Bằng, Trung
Kính và Nguyễn Khang tiến hành điều tra 120 phiếu. Hình thức lựa chọn hộ phỏng
vấn được tiến hành ngẫu nhiên. Qua kết quả điều tra thì lượng chất thải phát sinh đầu
người của từng xã là:

Hoàng Văn Long


15

Lớp: CĐ10QM2


Bảng: Khối lượng CTRSH bình quân đầu người
(Đơn vị: kg/ngày)
Tên phố
Yên Hòa

Hoa Bằng

Trung Kính

Nguyễn
Khang

Sồ hộ phỏng vấn

30

30

30

30

Tổng số dân khẩu


123

129

165

177

34,44

41,28

42,9

74,34

0.28

0.32

0.26

0.42

Hạng mục

Tổng khối lượng
CTRSH (kg/ngày)
Khối lượng
CTRSH bình quân


- Lượng CTRSH phát sinh từ các hộ gia đình được tính bằng cách nhân tổng số dân
với CTRSH trên đầu người.
CTRSH phát sinh được tính theo công thức sau:
Ssinh hoạt = Tsinh hoạt x N
Trong đó:
Ssinh hoạt : CTR phát sinh hàng ngày (kg/ngày)
Tsinh hoạt: Mức phát sinh CTRSH hàng ngày (kg/người/ngày)
N: Dân số (người)
Với lượng CTRSH bình quân đầu người tính được và số dân hiện tại của mỗi Phố.
Áp dụng công thức ở trên, tổng khối lượng CTRSH phát sinh hàng ngày của từng
Phốđược thể hiện dưới bảng sau:
Bảng: Lượng CTRSH phát sinh của từng phố năm 2011
`
STT

Tên phố

Dân số (người)

Tổng lượng phát sinh
CTRSH (kg/ngày)

1

Yên Hòa

4.401

1.232,28


2

Hoa Bằng

2.381

761,92

3

Trung Kính

6.608

1.08718

4

Nguyễn Khang

2.227

935,34

Hoàng Văn Long

16

Lớp: CĐ10QM2



Như vậy, theo bảng số liệu trên ta có thể thấy hiện nay lượng CTR sinh hoạt lớn
nhất tại khu vực phố Yên Hòa. Có thể thấy lượng CTR hàng ngày tại khu vực nghiên
cứu là rất lớn. Tuy vậy do thành phần chủ yếu trong chất thải hàng ngày là chất hữu cơ
nên sẽ phân hủy nhanh sau khi người dân thải bỏ ra môi trường.
- Theo kết quả điều tra ta có thể thấy tổng lượng CTR phát sinh ra tại phường như
sau:
Bảng 2: Tổng lượng rác thải tính trong 1 ngày của Phường
Dân số

Lượng rác thải bình
quân 1 người/ngày

Tổng lượng rác thải trên toàn phường
21 tấn

35.000 người

0.6 kg

Thu gom về bãi tập
trung

Vứt bừa bãi ở các
nơi khác

18 tấn

3 tấn


-Lượng CTR phát sinh từ hoạt động sinh hoạt chiếm 60% trong tổng lượng phát
sinh. Với tổng số dân là 35.000 người. Lượng CTR sinh hoạt phát sinh là 12,6
tấn/ngày.
- Lượng CTR phát sinh từ hoạt động của trường học, văn phòng, công sở: Trung
bình là 0.4 tấn/đơn vị /tháng. Tuy nhiên ở các vị này còn tồn tại một số loại chất thải
khó phân hủy như mực in, ắcquy, pin. Hiện nay, loại chất thải này chưa có biện pháp
xử lý. Ước tính tổng lượng CTR từ các đơn vị là4tấn/ngày.
Bảng 3: Khối lượng và tỷ lệ CTR phát sinh từ các đơn vị trường học, văn
phòng,công sở
Loại CTR

Khối lượng

Tỷ lệ

CTR thông thường

3,18 tấn/ngày

79,5%

CTR nguy hại

0,82 tấn/ngày

20,5%

Tổng


4 tấn/ngày

100%

- Lượng CTR từ các cơ sở y tế: Bình quân mỗi ngày lượng CTR phát sinh từ các cơ
sở y tế là 1,38 tấn/ngày, trong đó CTR nguy hại là 0,43 tấn/ngày, CTR thông thường là
0,95 tấn/ngày. (Nguồn : Phòng Tài Nguyên và Môi Trường phường Yên Hòa năm
2011).
Hoàng Văn Long

17

Lớp: CĐ10QM2


- Số lượng CTR phát sinh trong lĩnh vực công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp.... Nhìn
chung qua số liệu điều tra cho thấy lượng CTR phát sinh ra là 0,75 tấn/ngày. CTR
nguy hại là 0,18 tấn/ngày, CTR thông thường là 0,58 tấn/ngày.
- Số lượng phát sinh trong nông nghiệp: Qua khảo sát cho thấy do diện tích nông
nghiệp bị thu hẹp nên lượng CTR ra môi trường không đáng kể chủ yếu thân cây, túi
nilon, chai lo...
b.Thành phần của CTR
Theo số liệu tập hợp từ các bãi rác của phường, thành phần chủ yếu của CTR được
chia thành 2 loại: CTR thông thường và CTR nguy hại.
Ta có bảng số liệu thể hiện thành phần của CTR cụ thể như sau:
STT

Thành phần CTR

Tỷ lệ (%)


1

Giấy, bìa, giẻ rách

0~3

2

Gỗ vụn

3~6

3

Thức ăn thừa, cỏ cây, lá cây, bã chè

12~ 26

4

Thủy tinh

0~1

5

Rác vụn

12 ~ 17,5


6

Gạch vụn, đá sỏi, sành, sứ
Kim loại

4~8

7

1,5 ~ 2

8

Túi nilon, cao su, nhựa, da

5~8

9

Lông gà, lông vịt

0,2 ~ 1

3. Tốc độ phát sinh CTR qua các năm
Tuy đã xác định được lượng CTR phát sinh nhưng vẫn chưa biết rõ tốc độ phát sinh
CTR qua các năm, vì vậy để hiểu được lượng CTR phát sinh qua các năm thì ta đi tìm
hiểu lượng CTR phát sinh trong những năm gần đây thông qua bảng sau:

Hoàng Văn Long


18

Lớp: CĐ10QM2


Bảng 4: Khối lượng CTR phát sinh qua các năm của phường Yên Hòa
STT

Loại CTR

1

Khối lượng phát sinh

Đơn vị

2010

2011

CTR Sinh hoạt

4.599

4.125

Tấn

2


CTR Công nghiệp

216

267

Tấn

3

CTR Nông nghiêp

90

92

Tấn

4

CTR Y tế

406.8

420.5

Tấn

( Nguồn: Phòng Tài Nguyên và Môi Trường huyện Yên Thành)

- Đối với CTR sinh hoạt: Năm 2010 có mức phát triển ở 4.559 tấn/năm nhưng đến
năm 2011 thì lượng chất thải giảm xuống còn 4.125 tấn/năm.
- Đối với CTR công nghiệp: Trong xu thế phát triển của đất nước thì nhu cầu về
khoa học kĩ thuật tiến trong quá trình sản xuất nên đã có nhiều cụm công nghiệp mọc
lên kéo theo đó là lượng rác thải phát sinh ngày càng nhiều. Lượng rác thải năm 2010
là 216 tấn/năm nhưng tới năm 2011 đã tăng lên 276 tấn/năm.
- Đối với CTR nông nghiệp: Với mục tiêu chính là phát triển theo hướng công
nghiệp hóa hiện đại hóa, diện tích đất nông nghiệp giảm đáng kể, chính vì vậy lượng
rác thải trong nông nghiệp sản sinh ra thấp đáng kể so với các nguồn còn lại, trong
năm 2010 với lượng rác thải là 90 tấn/ năm đã tăng lên so với năm trước là 92 tấn/năm
trong năm 2011.
- Đối với CTR y tế: Với lượng rác thải là 426.8 tấn/năm 2010 đã giảm xuống 406.5
tấn/ năm trong năm 2011. Lượng rác thải giảm xuống không đáng kể so với năm 2010.
Nguyên nhân của sự giảm xuống của lượng CTR y tế là do các đơn vị y tế đã có những
chính sách thiết thực trong công tác quản lý thu gom và xử lý chất thải y tế.
4. Tần suất và tỉ lệ CTR được thu gom
Hiên nay, qua khảo sát thực tế trên đại bàn phường cho thấy các hộ gia đình thu
gom rác tại nhà có đến trên 70% hộ gia đình tự giác phân loại rác thải tại hộ gia đình
thành 3 túi rác và xử lý tại hộ 2 túi rác hữu cơ và rác đốt được, rác thải rắn thu gom tập
trung
Qua thực tế cho thấy trên địa bàn phường chưa có một dây chuyền công nghệ nào
trong việc xử lý CTR mà phải chuyển đi nơi khác xử lý. Do đó việc phân loại CTR tại
nguồn chưa được chú trọng và thực hiện. Hầu như các hộ gia đình, các cơ sở sản xuất
kinh doanh, các cơ quan đoàn thể trên địa bàn chỉ mới làm công tác thu gom rác và để
Hoàng Văn Long

19

Lớp: CĐ10QM2



vào nơi quy định, không tránh khỏi tình trạng một số người dân thiếu ý thức thải rác
không đúng nơi quy định gây mất mỹ quan và ô nhiễm môi trường. Hiện nay tỉ lệ thu
gom CTR và rác thải sinh hoạt trên địa bàn phừng đạt 90%. Tỷ lệ rác thải được thu
gom được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 5: Tỷ lệCTR được thu gom qua các năm
Tỷ lệ thu gom (%)

Loại CTR
2010

2011

CTR sinh hoạt

86

90

CTR công nghiệp

70

76

CTR nông nghiệp

80


85

CTR y tế

90

96

( Nguồn: Phòng Tài Nguyên và Môi Trường phường 2011)
Nhận xét: Qua bảng trên ta thấy được rằng tỷ lệ thu gom CTR qua các năm cũng
được tăng lên như CTR sinh hoạt năm 2011 đã thu gom được 90% lượng chất thải
phát sinh. Còn số lượng thu gom các loại khác cũng chỉ tăng lên trên dưới 5%.
5. Nguồn lực thu gom
a. Nguồn nhân lực
Để đáp ứng vệ sinh môi trường phường đã hợp đồng với công ty môi trường đô thị
để tổ chức tham gia thu gom rác thải trên toàn đại bàn phường
b. Phương tiện, trang thiết bị thu gom vận chuyển rác
Đội vệ sinh môi trường hằng ngày thu gom rác thải từ các tổ dân phố sau đó tập kết
tại một địa điểm nhất định để các xe môi truongf vận chuyển đến các địa điểm thu gom
xử lý howacj chôn lấy.
c. Nguồn lực tài chính
UBND phường đã phối hợp với phòng tài nguyên hướng dẫn việc thu, chi phí vệ
sinh môi trường đảm bảo quy định, phù hợp tác động hiệu quả công tác vệ sinh môi
trường.
Hàng tháng trong năm các hộ gia đình, các cơ sở sản xuất kinh doanh, các tổ
chức đoàn thể trên địa bàn phương phải đóng phí bảo vệ môi trường. Trong đó tùy vào
từng đối tượng như hộ gia đình, xưởng sản xuất kinh doanh tạp hóa mà thu phí riêng.
.
Hoàng Văn Long


20

Lớp: CĐ10QM2


III. Công tác quản lý CTR trên địa bàn phương Yên Hòa
1. Cơ cấu tổ chức quản lý
Hiện nay, Phòng Tài nguyên và Môi trường đang là cơ quan pháp lý quản lý môi
trường và đất đai trên địa bàn phường, phụ trách công tác thu gom CTR trên địa bàn
phường. Công tác quản lý CTR sinh hoạt được thể hiện theo sơ đồ sau:

UBND phường
(cán bộ MT)

Xí nghiệp môi
trường

Hộ gia đình

Tổ vệ sinh môi
trường

Cơ quan,
công sở

Cơ sở sản
xuất, kinh

doanh


Hình 7: Sơ đồ quản lý CTR của phường Yên Hòa
2.1. Công tác tổ chức thu gom,
xửthải
lý rác
Chất
rắn thải
a. Điểm đổ rác công cộng và giờsinh
đổ rác
hoạtcủa các hộ gia đình, cá nhân
- Các điểm đổ rác phải đúng nơi quy định thuận tiện cho tổ chức vệ sinh môi
trường thu gom.
- Giờ đổ rác: Mùa hè từ 17h đến 18h hàng ngày, mùa đông từ 16h đến 17h hàng
ngày.

Hoàng Văn Long

21

Lớp: CĐ10QM2


b. Công tác tổ chức thu gom và xử lý rác
- Đối với các hộ gia đình, cá nhân: Chịu trách nhiệm phân loại CTR tại nguồn và
đổ rác đúng nơi quy định để tạo thuận lợi cho công tác thu gom và xử lý.
+ Nhiệm vụ của tổ vệ sinh môi trường:
Thu gom rác, sắp xếp theo nhóm đã được phân loại tại nguồn gốc ở bãi thu gom
Công tác thu gom và vận chuyển CTR của huyện được thực hiện theo sơ đồ sau:
CTR sinh
hoạt


Túi, sọt rác
của hộ gia

Xe đẩy thu
gom

đình, cơ

CTR công
cộng

Điểm tập
kết

Xe chở rác
Nơi chôn
Hình 8: Sơ đồ công tác thu gom vận chuyển CTR sinh hoạt
lấp hoặc xử
+ Phương tiện vận chuyển:
lý xe đẩy tay thu gom từ các hộ gia đình, mang đến các
điểm tập kết xe môi trường vẩn chuyển
2.3. Quản lý CTR trong một số lĩnh vực
 Trong hoạt động sản xuất công nghiệp
+ Đối với các cơ sở sản xuất tại các khu công nghiệp đã được quy hoạch tùy theo
quy mô của dự án để lập báo cáo đánh giá tác động môi trường trình UBND quận phê
duyệt hoặc lập bản cam kết bảo vệ môi trường trình UBND phường xác nhận.
+ Nộp phí bảo vệ môi trường theo quy định mà UBND phường quy định
- Đối với hoạt động xây dựng, giao thông vận tải: CTR và các loại chất thải
khác phải được thu gom, xử lý đạt tiêu chuẩn môi trường. Phương tiện vận chuyển
nguyên liệu, vật liệu, chất thải phải được che chắn, không để rơi vãi gây ô nhiễm môi

trường trong khi tham gia giao thông.
 Bảo vệ môi trường đối với khu vực dịch vụ
- Đối với trung tâm y tế, trạm y tế phường và cơ sở hành nghề y tế tư nhân:
+ Đối với Trung tâm y tế và các phòng khám đa khoa thực hiện xử lý CTR y tế
bằng lò đốt.
+ Các phòng khám tư nhân: CTR y tế phải được phân loại và thu gom, tiến
hành xử lý tại chỗ bằng cách xây lò đốt ở nhiệt độ cao theo quy định.

Hoàng Văn Long

22

Lớp: CĐ10QM2


+ Thực hiện việc phân loại và xử lý chất thải theo đúng quy trình được quy định
tại Quyết định số 43/2007/QĐ-BYT ngày 30/11/2007 của Bộ Y tế về việc ban hành
Quy chế quản lý chất thải y tế.
- Đối với các chợ:
+ Tuyên truyền để những người tham hoạt động mua bán tại chợ có ý thức,
không vứt bừa bãi. Vệ sinh cá nhân phải đúng nơi quy định.
+ Tổ thu gom rác hoạt động thường xuyên về việc thu dọn rác để đưa về bãi thu
gom tập trung.
- Đối với khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ
+ Có đầy đủ các thiết bị, dụng cụ thu gom, tập trung CTR thông thường, chất thải
nguy hại và đáp ứng các yêu cầu tiếp nhận chất thải đã được phân loại tại nguồn từ các
cơ sở trong trong khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung.
+ Quản lý hệ thống thu gom, tập trung CTR thông thường, chất thải nguy hại.
+ Nộp phí bảo vệ môi trường theo đúng quy định.
 Trong lĩnh vực nông nghiệp

- Do đất Nông nghiệp ở phường Yên Hòa đã bị thu hẹp diện tích, nên CTR sinh
ra không đáng kể chủ yểu là thân cây và một số vật dụng như chai lọ hay túi nilon nên
từng hộ gia đình có đất nông nghiệp thu gom chất thải và tập trung tại nơi quy định.
- Đối với việc sử dụng hóa chất BVTV, phân bón, thuốc thú y: Phân bón, thuốc
BVTV, thuốc thú y đã hết hạn sử dụng; dụng cụ, bao bì đựng phân bón, thuốc bảo vệ
thực vật, thuốc thú y sau khi sử dụng phải được xử lý theo quy định về quản lý chất
thải
IV. Các vấn đề môi trường nảy sinh do CTR.
1.Tác động đến Môi trường không khí.
CTR, đặc biệt là CTR sinh hoạt, có thành phần hữu cơ là chủ yếu. Dưới tác động
của nhiệt độ, độ ẩm và các vi sinh vật, CTR hữu cơ bị phân hủy và sản sinh ra các chất
khí (CH4 là 63.8%, CO2 là 33.6%, và một số khí khác). Đồng thời khi vận chuyển và
lưu trữ CTR sẽ phát sinh mùi do quá trình phân hủy các chất hữu cơ gây. Bên cạnh đó
việc xử lý CTR bằng biện pháp tiêu hủy (đốt) sẽ sinh ra khói, bụi, tro và các mùi khó
chịu gây ô nhiễm môi trường không khí.
Kết quả điều tra tại phường cho thấy nhìn chung chất lượng Môi trường không
khí trong khu vực còn khá tốt. Ô nhiễm chỉ mang tính chất cục.
2. Tác động đến Môi trường nước.

Hoàng Văn Long

23

Lớp: CĐ10QM2


CTR không được thu gom, thải vào các hệ thống thoát nước,sông Tô Lịch
làm tác nghẽn đường nước lưu thông….CTR hữu cơ phân hủy trong nước gây mùi
hôi thối, gây phú dưỡng nguồn nước.
Các loại rác có chứa kim loại nặng và hợp chất hữu cơ khi phân hủy trong

nước sẽ gây ra ô nhiễm Môi trường nước mặt, nước ngầm. Qua điều tra nguyên
nhân của sự ô nhiễm chính là do ý thức bảo vệ Môi trường của người dân còn
chưa cao do thói quen vứt rác bừa bãi ra cáccống rãnh
3. Tác động đến môi trường đất.
Các CTR trong xây dựng như gạch, ngói, thủy tinh, ống nhựa…tồn tại trong
đất rất khó phân hủy. Ngoài ra chất thải kim loại, đặc biệt là kim loại nặng như
chì, kẽm, đồng…cũng ảnh hưởng tới môi trường đất.
Trong thành phần chất thải rắn có nhiều độc chất, các độc chất này khi xâm
nhập vào đất sẽ tiêu diệt nhiều loài sinh vật có ích như: giun, vi sinh vật … làm
cho Môi trường đất bị giảm tính đa dạng sinh học và phát sinh nhiều sâu bệnh phá
hoại cây trồng.
Trong giai đoạn hiện nay việc xử dụng các túi nilon trong sinh hoạt hàng
ngày càng phổ biến với số lượng ngày càng tăng. Quá trình xử lý chất thải rắn
đang là vấn đề cấp bách nhất hiện nay ở nước ta. Vì nilon nếu đem đốt sẽ tạo ra
đioxin gây bệnh cho con người và sinh vật; còn nếu chôn vào đất thì loại rác này
cần đến 50 – 60 năm mới phân hủy hết và do đó chúng tạo thành các bức tường
ngăn cách trong đất hạn chế mạnh đến quá trình phân hủy, tổng hợp các chất ở
trong đất làm kết cấu đất bị suy thoái và làm cho ngành nông nghiệp gặp nhiều
khó khăn.
4. Tác động đến sức khỏe con người.
Việc quản lý và xử lý CTR không hợp lý không những gây ô nhiễm môi
trường mà còn ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe của con người.
Đặc biệt người dân sống gần bãi rác không hợp vệ sinh có tỷ lệ mắc bệnh về
da liễu, viêm phế quản, đau xương khớp cao hơn hẳn những nơi khác. Không
những thế rác thải còn làm mất vệ sinh công cộng, làm mất mỹ quan đô thị. Đồng
thời chất thải còn là nơi trú ngụ và phát triển lý tưởng của kí sinh trùng gây bệnh hại
cho người và gia súc.
Sức khỏe cộng đồng là một trong những vấn đề được toàn xã hội quan tâm
nhất hiện nay. Tuy nhiên trong điều kiện ngày càng ô nhiễm sức khỏe con người bị
ảnh hưởng là điều không thể tránh khỏi. Tuy rác đã được thu gom nhưng lại không

được xử lý ngay nên đã tạo cho các chất hữu cơ trong loại rác này dễ bị phân hủy,
bốc mùi hôi thối phát tán mùi vào trong không khí. Bên cạnh đó chất thải không
Hoàng Văn Long

24

Lớp: CĐ10QM2


được thu gom, tồn đọng trong Môi trường lâu gây nước rỉ rác đã tràn ra ngoài ngấm
dần xuống đất gây ô nhiễm Môi trường đất, nước mặt và nước ngầm ở trong địa
bàn phường
V. Các giải pháp và xử lý nâng cao chất lượng công tác quản lý CTR
Bảo vệ môi trường để phát triển bền vững hiện nay đã trở thành vấn đề sống còn
của nhân loại. Cùng sự phát triển kinh tế, mức sinh hoạt của người dân ngày càng
được nâng cao thì lượng rác thải cũng tăng nhanh gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến
chất lượng môi trường và sức khỏe con người. Rác thải sinh hoạt luôn là một trong
những vấn đề môi trường trầm trọng nhất mà con người dù ở bất cứ nơi đâu cũng phải
tìm cách đối phó. Có người cho rằng, chỉ có cá nước phát triển mới phải lo lắng đến
quản lý chất thải sinh hoạt vì ở các nước phát triển sản sinh ra nhiều chất thải, còn ở
các nước đang phát triển thì còn nhiều vấn đề cần phải quan tâm hơn. Đây là một cách
nghĩ sai lệch. Vì, như chúng ta biết, với tốc độ phát triển liên tục của công nghiệp hóa
ở các nước đang phát triển, vấn đề quản lí chất thải là cần thiết hơn hết, đồi hỏi sự
quan tâm đặc biệt để đối phó ngay một cách nghiêm túc, trước khi vấn đề trở nên trầm
trọng hơn.
Để cụ thể hóa cho quan điểm trên, theo tôi cần thực hiện một số biện pháp sau
1. Nhìn từ góc độ kinh tế, con người gây ô nhiễm bởi vì đó là cách rẻ tiền nhất để
giải quyết vấn đề rất thực tế là làm thế nào thải bỏ các phế phẩm sinh ra sau khi sản
xuất và sử dụng hàng hóa. Điều này có nghĩa là môi trường bị suy thoái là do động cơ
lợi nhuận, cách xây dựng nền kinh tế và thể chế kinh tế có thể hướng con người đến

việc đưa ra quyết định gây ô nhiễm môi trường
Giải pháp đơn giản cho vấn đề này là giáo dục, tuyên truyền, nâng cao nhận
thức, đạo đức môi trường cho mọi tầng lớp trong cộng đồng, đặc biệt là thế hệ trẻ.
Đào tạo hệ thống cán bộ, nhân viên giám sat với những kĩ năng chuyên môn
cần thiết, giúp thúc đẩy tốt hơn quá trình phân loại rác, thu gom, xử lý và nâng cao ý
thức cộng đồng, có phong cách làm việc chuyên nghiệp.
Thực hiện chiến dịch 3R vì môi trường phát triển bền vững, bao gồm: Tái sử
dung- giảm thiểu – tái chế. Mục tiêu 3R là tối thiểu hóa lượng chất thải, từ đó:
• Bảo vệ môi trường, ngăn ngừa suy thoái, giảm thiểu các thiệt hại tới môi
trường.
• Tiết kiệm nguồn tài nguyên thiên nhiên nhờ tái chế và tái sử dụng
• Tiết kiệm chi phí thu gom và xử lý rác thải.
• Giảm quỹ đất giành cho việc chôn lấp rác, giảm sức ép lên các bãi chôn
lấp rác dang bị quá tải.
2. Trong nền kinh tế thị trường, có những thất bại do thị trường mang lại dẫn đến
sự ô nhiễm môi trường. Mọi người mong muốn hưởng chất lượng môi trường sống tốt
Hoàng Văn Long

25

Lớp: CĐ10QM2


×