Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

ĐỀ CƯƠNG ôn THI tốt NGHIỆP môn nguyên lý 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (163.28 KB, 16 trang )

ĐỀ CƯƠNG ÔN THI TỐT NGHIỆP
(DÀNH CHO HỆ CAO ĐẲNG CHÍNH QUY - CĐ9)
I.

LÝ THUYẾT

Nguyên lý 1:
Câu 3. Quy luật chuyển hóa từ nhũng sự thay đổi về lượng thành những sư
thay đổi về chất và ngược lại
Quy luật chuyển hóa từ những sự thay đổi về lượng thành những sự thay đổi về
chất và ngược lại là quy luật cơ bản, phổ biến thể hiện hình thức và cách thức của các
quá trình vận động, phát triển trong tự nhiên, xã hội và tư duy.
a. Khái niệm chất, lượng
- Khái niệm “chất” dùng để chỉ tính quy định khách quan vốn có của sự vật, hiện
tượng; là sự thống nhất hữu cơ các thuộc tính cấu thành nó, phân biệt nó với cái khác.
Chất của sự vật là các thuộc tính khách quan vốn có của sự vật nhưng không đồng
nhất với khái niệm thuộc tính. Mỗi sự vật, hiện tượng đều có những thuộc tính cơ bản
và không cơ bản. Chỉ những thuộc tính cơ bản mới hợp thành chất của sự vật, hiện
tượng. Khi các thuộc tính cơ bản thay đổi thì chất của sự vật thay đổi. Việc phân biệt
các thuộc tính cơ bản và không cơ bản của sự vật phải tùy theo quan hệ cụ thể của sự
phân tích; cùng một thuộc tính, trong quan hệ này là cơ bản thì trong quan hệ khác là
không cơ bản.
Chất của sự vật, hiện tượng không những được xác định bởi chất của các yếu tố
cấu thành mà còn bởi cấu trúc và phương thức liên kết giữa chúng,thông qua các mối
liên hệ cụ thể do đó việc phân biệt thuộc tính cơ bản và không cơ bản, chất và thuộc
tính chỉ có ý nghĩa tương đối.

1

1



Mỗi sự vật, hiện tượng không chỉ có một chất, mà có nhiều chất, tùythuộc vào các
mối quan hệ cụ thể của nó với những cái khác. Chất không tồn tại thuần túy tách rời sự
vật, biểu hiện tính ổn định tương đối của nó.
VD: cabon có 2 loại: kim cương và than chì có cấu trúc và phương thức liên kết
khác nhau.
- Khái niệm “lượng” dùng để chỉ tính quy định khách quan vốn có của sự vật về
các phương diện: số lượng các yếu tố cấu thành, quy mô của sự tồn tại, tốc độ, nhịp
điệu của các quá trình vận động, phát triển của sự vật.
Một sự vật có thể tồn tại nhiều loại lượng khác nhau, được xác định bằng các
phương thức khác nhau phù hợp với từng loại lượng cụ thể của sự vật.
Chất và lượng là hai phương diện khác nhau của cùng một sự vật, hiện tượng. Hai
phương diện đó tồn tại một cách khách quan, tuy nhiên sự phân biệt giữa chất và
lượng chỉ có ý nghĩa tương đối: có cái trong mối quan hệ này đóng vai trò là chất
nhưng trong mối quan hệ khác lại là lượng.
b. Quan hệ biện chứng giữa chất và lượng
- Tính thống nhất giữa chất và lượng trong một sự vật
Sự vật, hiện tượng nào cũng là thể thống nhất giữa hai mặt chất và lượng
Hai mặt đó không tách rời nhau mà tác động lẫn nhau một cách biện chứng
Sự thay đổi về lượng tất yếu sẽ dẫn tới sự thay đổi về chất nhưng không phải sự
thay đổi về lượng bất kỳ nào cũng dẫn đến sự thay đổi về chất. Ở một giới hạn nhất
định sự thay đổi về lượng chưa dẫn đến sự thay đổi về chất. Giới hạn mà sự thay đổi
về lượng chưa làm chất thay đổi được gọi là độ

2

2


Khái niệm độ chỉ tính quy định, mối liên hệ thống nhất giữa chất và lượng, là

khoảng giới hạn mà trong đó sự thay đổi về lượng chưa làm thay đổi căn bản chất của
sự vật, hiện tượng. Trong giới hạn của độ, sự vật, hiện tượng vẫn còn là nó mà chưa
chuyển hóa thành sự vật, hiện tượng khác
- Quá trình chuyển hóa từ những sự thay đổi về lượng thành những sựthay đổi về
chất.
Sự vận động, biến đổi của sự vật, hiện tượng bắt đầu từ sự thay đổi về lượng.
Lượng biến đổi trong phạm vi “độ” chưa làm chất thay đổi nhưng khi lượng thay đổi
đến một giới hạn nhất định thì sẽ dẫn tới sự thay đổi về chất.
Giới hạn đó chính là điểm nút. Sự thay đổi về lượng khi đạt tới điểm nút, với
những điều kiện xác định tất yếu sẽ dẫn đến sự ra đời của chất mới. Sự thay đổi về
chất gọi là bước nhảy. Bước nhảy là sự chuyển hóa tất yếu trong quá trình phát triển
của sự vật, hiện tượng; là sự kết thúc một giai đoạn vận động,phát triển đồng thời là
điểm khởi đầu cho một giai đoạn mới, là sự gián đoạn trong quá trình vận động, phát
triển liên tục của sự vật.
- Quá trình chuyển hóa từ những sự thay đổi về chất thành những sự thay đổi về
lượng: Khi chất mới ra đời, sẽ tác động trở lại lượng mới. Chất mới tác động tới lượng
mới làm thay đổi kết cấu, quy mô, trình độ, nhịp điệu của sự vận động, phát triển của
sự vật
Như vậy, bất kỳ sự vật, hiện tượng nào cũng là sự thống nhất biện chứng giữa hai
mặt chất và lượng. Sự thay đổi về lượng tới điểm nút sẽ dẫn đến sự thay đổi về chất
thông qua bước nhảy. Chất mới ra đời sẽ tác động trởlại sự thay đổi của lượng mới.
Quá trình đó liên tục diễn ra, tạo thành phương thức phổ biến của các quá trình vận
động, phát triển của sự vật, hiện tượng trong tự nhiên, xã hội, tư duy
c. Ý nghĩa phương pháp luận
3

3


- Phải coi trọng cả hai phương diện chất và lượng của sự vật tạo nên sự nhận thức

toàn diện về sự vật.
-Vì những thay đổi về lượng của sự vật có khả năng tất yếu chuyển hóa thành
những thay đổi về chất của sự vật và ngược lại, cần từng bước tích lũy về lượng để có
thể làm thay đổi về chất của sự vật; đồng thời có thể phát huy tác động của chất mới
theo hướng làm thay đổi về lượng của sự vật.
- Sự thay đổi về lượng chỉ làm thay đổi chất khi lượng được tích lũy đến giới hạn
điểm nút do đó trong thực tiễn cần khắc phục bệnh nôn nóng tả khuynh, bảo thủ trì trệ.
- Bước nhảy của sự vật, hiện tượng là hết sức đa dạng, phong phú do vậy cần vận
dụng linh hoạt các hình thức của bước nhảy cho phù hợp với điều kiện cụ thể. Đặc biệt
trong đời sống xã hội, quá trình phát triển không chỉ phụ thuộc vào điều kiện khách
quan, mà còn phụ thuộc vào nhân tố chủ quan của con người. Do đó, cần phải nâng
cao tính tích cực chủ động của các chủ thể để thúc đẩy quá trình chuyển hóa từ lượng
đến chất một cách hiệu quả nhất.
Câu 4. Quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập
Quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập là quy luật ở vị trí “hạt nhân”
của phép biện chứng duy vật; quy luật này vạch ra nguồn gốc, động lực cơ bản, phổ
biến của mọi quá trình vận động và phát triển.
a. Khái niệm mâu thuẫn và các tính chất chung của mâu thuẫn
 Khái niệm mâu thuẫn

Quan điểm siêu hình: coi mâu thuẫn là cái đối lập phản lôgic, không có sự thống
nhất, không có sự chuyển hóa biện chứng giữa các mặt đối lập.
Phép biện chứng quan niệm: mâu thuẫn để chỉ mối liên hệ thống nhất và đấu tranh,
chuyển hóa giữa các mặt đối lập của mỗi sự vật, hiện tượng hoặc giữa các sự vật, hiện
tượng với nhau.
4

4



 Nhân tố tạo thành mâu thuẫn là mặt đối lập.

Mặt đối lập là khái niệm dùng để chỉ những mặt, những thuộc tính,những khuynh
hướng vận động trái ngược nhau nhưng là điều kiện, tiền đề tồn tại của nhau. Ví dụ:
điện tích âm và điện tích dương trong một nguyên tử, đồng hóa và dị hóa của một cơ
thể sống, sản xuất và tiêu dùng trong hoạt động kinh tế...
 Tính chất chung của mâu thuẫn
-

Tính khách quan và phổ biến: bất kỳ sự vật, hiện tượng nào trong tự nhiên, xã hội và
tư duy cũng tồn tại, vận động trên cơ sở các mâu thuẫn nội tại của các mặt đối lập của
nó hoặc giữa nó với các sự vật, hiện tượng khác.

-

Tính đa dạng, phong phú của mâu thuẫn: mỗi sự vật, hiện tượng, quá trình đều có thể
bao hàm nhiều loại mâu thuẫn khác nhau, biểu hiện khác nhau trong những điều kiện
lịch sử cụ thể khác nhau; giữ vị trí vai trò khác nhau đối với sự tồn tại, vận động, phát
triển của sự vật. Đó là mâu thuẫn bên trong, mâu thuẫn bên ngoài, cơ bản và không cơ
bản, chủ yếu và thứ yếu, đối kháng và không đối kháng...Trong các lĩnh vực khác nhau
cũng tồn tại những mâu thuẫn với những tính chất khác nhau tạo nên tính phong phú
trong sựbiểu hiện của mâu thuẫn.

b. Quá trình vận động của mâu thuẫn
Trong mỗi mau thuẫn các mặt đối lập vừa thống nhất với nhau, vừa đấu tranh với
nhau. Khái niệm thống nhất của các mặt đối lập dùng để chỉ sự liên hệ, ràng buộc,
không tách rời nhau, quy định lẫn nhau của các mặt đối lập, mặt này lấy mặt kia làm
tiền đề tồn tại. Xét về phương diện nào đó giữa các mặt đối lập bao giờ cũng có một số
yếu tố giống nhau. Sự thống nhất của các mặt đối lập bao hàm sự đồng nhất của nó.
5


5


Khái niệm đấu tranh giữa các mặt đối lập dùng để chỉ khuynh hướng tác động qua
lại, bài trừ, phủ định nhau của các mặt đối lập. Hình thức đấu tranh của các mặt đối lập
rất phong phú tùy thuộc vào tính chất, mối quan hệ và điều kiện cụ thể của sự vật, hiện
tượng.
Quá trình thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập tất yếu dẫn đến sự chuyển
hóa giữa chúng. Sự chuyển hóa của các mặt đối lập diễn ra hết sức phong phú, đa dạng
tùy thuộc vào tính chất của các mặt đối lập cũng như tùy thuộc vào những điều kiện
lịch sử cụ thể.
Trong sự thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập, sự đấu tranh giữa chúng là
tuyệt đối, sự thống nhất giữa chúng là tương đối, có điều kiện, tạm thời; trong sự thống
nhất đã có sự đấu tranh, đấu tranh trong tính thống nhất của chúng.
Vai trò của mâu thuẫn đối với quá trình vận động và phát triển của sự vật: Sự liên
hệ, tác động và chuyển hóa giữa các mặt đối lập là nguồn gốc, động lực của sự vận
động và phát triển trong thế giới. “Sự phát triển là một cuộc đấu tranh giữa các mặt đối
lập”.
c. Ý nghĩa phương pháp luận
Vì mâu thuẫn có tính khách quan, tính phổ biến và là nguồn gốc, động lực của sự
vận động, phát triển do vậy trong nhận thức và thực tiễn cần phải tôn trọng mâu thuẫn,
phát hiện mâu thuẫn, phân tích đầy đủ các mặt đối lập, nắm được nguồn gốc, bản chất,
khuynh hướng của sự vận động phát triển.
Vì mâu thuẫn có tính đa dạng, phong phú do đó trong việc nhận thức và giải quyết
mâu thuẫn cần phải có quan điểm lịch sử cụ thể tức là biết phân tích cụ thể từng loại
mâu thuẫn và phương pháp giải quyết phù hợp. Trong quá trình hoạt động nhận thức
và thực tiễn, cần phân biệt đúng vai trò, vị trí của các loại mâu thuẫn trong từng hoàn

6


6


cảnh, điều kiện nhất định; những đặc điểm của mâu thuẫn đó để tìm ra phương pháp
giải quyết từng loại mâu thuẫn một cách đúng đắn nhất

Câu 6. Biện chứng cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng
1. Khái niệm cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng
a. Khái niệm, kết cấu cơ sở hạ tầng
Khái niệm cơ sở hạ tầng dùng để chỉ toàn bộ những quan hệ sản xuất của một xã
hội trong sự vận động hiện thực của chúng hợp thành cơ cấu kinh tế của xã hội đó.
Cơ sở hạ tầng của xã hội, trong sự vận động của nó, được tạo nên bởi cả ba loại
hình quan hệ sản xuất: Quan hệ sản xuất thống trị, quan hệ sản xuất tàn dư và quan hệ
sản xuất mới tồn tại dưới hình thức mầm mống, đại biểu cho sự phát triển của xã hội
tương lai, trong đó quan hệ sản xuất thống trị chiếm địa vị chủ đạo, chi phối các quan
hệ sản xuất khác, định hướng sự phát triển của đời sống kinh tế xã hội và giữ vai trò là
đặc trưng cho chế độ kinh tế của một xã hội nhất định. Sự tồn tại của ba loại hình quan
hệ sản xuất cấu thành cơ sở hạ tầng của một xã hội phản ánh tính chất vận động, phát
triển liên tục của lực lượng sản xuất với các tính chất: kế thừa, và phát triển.
Hệ thống quan hệ sản xuất hiện thực của một xã hội đóng vai trò hai mặt: một mặt
là hình thức kinh tế cho sự phát triển của lực lượng sản xuất và mặt khác với các quan
hệ chính trị xã hội, nó đóng vai trò là cơ sở hình thành kết cấu kinh tế, làm cơ sở cho
sự thiết lập hệ thống kiến trúc thượng tầng của xã hội đó.
b. Khái niệm kiến trúc thượng tầng

7

7



Khái niệm kiến trúc thượng tầng dùng để chỉ toàn bộ hệ thống kết cấu các hình thái
ý thức xã hội cùng với các thiết chế chính trị-xã hội tương ứng, được hình thành trên
một cơ sở hạ tầng nhất định.
Kiến trúc thượng tầng của mỗi xã hội là một kết cấu phức tạp. Từ giác độ chung
nhất có thể thấy kiến trúc thượng tầng của một xã hội bao gồm: hệ thống các hình thái
ý thức xã hội (hình thái ý thức chính trị, pháp quyền, tôn giáo...) và các thiết chế chính
trị xã hội tương ứng của chúng (nhà nước, đảng, giáo hội...)
Trong xã hội có giai cấp, hình thái ý thức chính trị và pháp quyền cùng hệ thông
thiết chế, tổ chức chính đảng và nhà nước là hai thiết chế, tổ chức quan trọng nhất
trong hệ thống kiến trúc thượng tầng của xã hội. Nhà nước là một bộ máy quyền lực và
thực thi quyền lực đặc biệt trong xã hội có giai cấp đối kháng.
- Về thực chất nhà nước là công cụ quyền lực thực hiện chuyên chính giai cấp của
giai cấp thống trị, tức là giai cấp nắm giữ tư liệu sản xuất chủ yếu của xã hội, nó chính
là chủ thể thực sự của quyền lực nhà nước.
2. Quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng
Cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng là hai phương diện cơ bản của đời sống xã
hội đó là phương diện kinh tế và phương diện chính trị - xã hội, chúng có quan hệ
thống nhất biện chứng với nhau, tác động lẫn nhau trong đó cơ sở hạ tầng đóng vai trò
quyết định đối với kiến trúc thượng tầng; kiến trúc thượng tầng có sự tác động trở lại
cơ sở hạ tầng đã sản sinh ra nó.
a. Vai trò quyết định của cơ sở hạ tầng đối với kiến trúc thượng tầng
Vai trò quyết định của cơ sở hạ tầng đối với kiến trúc thượng tầng được thể hiện
trên nhiều phương diện:

8

8



Cơ sở hạ tầng quyết định nội dung và tính chất của kiến trúc thượng tầng; nội dung
và tính chất của kiến trúc thượng tầng là sự phản ánh đối với cơ sở hạ tầng. Tương ứng
với một cơ sở hạ tầng sẽ sản sinh ra một kiến trúc thượng tầng phù hợp, có tác dụng
bảo vệ cơ sở hạ tầng đó.
Cơ sở hạ tầng quyết định sự biến đổi của kiến trúc thượng tầng; những biến đổi
trong cơ sở hạ tầng tạo ra nhu cầu khách quan phải có sự biến đổi trong kiến trúc
thượng tầng; do đó sự biến đổi của kiến trúc thượng tầng là sự phản ánh đối với sự
biến đổi của cơ sở hạ tầng.
Tính chất phụ thuộc của kiến trúc thượng tầng vào cơ sở hạ tầng có nguyên nhân từ
vai trò quyết định của kinh tế đối với toàn bộ các lĩnh vực hoạt động của xã hội.
b. Vai trò tác động trở lại của kiến trúc thượng tầng đối với cơ sở hạ tầng
Sự tác động của kiến trúc thượng tầng với cơ sở hạ tầng có thể thông qua nhiều
phương thức.
Trong điều kiện kiến trúc thượng tầng có yếu tố nhà nước thì phương thức và hình
thức tác động của các yếu tố khác tới cơ sở kinh tế phải thông qua nhân tố nhà nước và
pháp luật mới thực sự phát huy vai trò thực tế của nó. Nhà nước là nhân tố tác động
trực tiếp và mạnh mẽ nhất tới cơ sở hạ tầng kinh tế của xã hội
Sự tác động của kiến trúc thượng tầng đối với cơ sở hạ tầng theo nhiều xu hướng
và mục tiêu, thậm chí các xu hướng không chỉ khác nhau mà còn có thể đối lập nhau,
điều đó phản ánh tính chất mâu thuẫn lợi ích của các giai cấp, các tầng lớp xã hội khác
nhau.
Sự tác động của kiến trúc thượng tầng đối với cơ sở hạ tầng có thể diễn ra theo xu
hướng tích cực hoặc tiêu cực. Điều đó phục thuộc vào sự phù hợp hay không phù hợp
của các yếu tố thuộc kiến trúc thượng tầng đối với nhu cầu khách quan. Tuy các yếu tố
9

9


kiến trúc thượng tầng phù hợp với nhu cầu khách quan của sự phát triển kinh tế nó sẽ

tạo ra tác động tích cực thúc đẩy kinh tế phát triển. Ngược lại nếu các yếu tố của kiến
trúc thượng tầng không phù hợp sẽ kìm hãm sự phát triển kinh tế.

10

10


Nguyên lý 2:
Câu 2: Quy luật giá trị
2.1 Nội dung của quy luật giá trị

Đây là quy luật kinh tế cơ bản của sản xuất và trao đổi hàng hóa, ở đâu có sản xuất
hàng hóa thì ở đó sự tồn tại và phát huy tác dụng của quy luật giá trị.
Quy luật giá trị yêu cầu sản xuất và lưu thông phải dựa trên cơ sở hao phí lao động
-

xã hội cần thiết
Trong kinh tế hàng hóa mối người sản xuất tự quyết định hao phí lao động xã hội cá
biệt của mình, nhưng giá trị của hàng hóa được quyết định bởi hao phí lao động xã hội
cần thiết. Bởi vậy người sản xuất muốn bù đắp được chi phí và có lãi thì hao phí lao

-

động cá biệt phải phù hợp với mức hao phí lao động mà xã hội có thể chấp nhận được.
Trong lưu thông: cũng cần phải trao đổi theo nguyên tắc ngang giá tức là bán hàng hóa
với giá cả phù hợp với giá trị của nó
Sujww vận động của quy luật giá trị thông qua sự vận động của giá cả hàng hóa. Vì
giá trị là cơ sở của giá cả, còn giá cả là sự biểu hiện bằng tiền của giá trị, nên trước hết
giá cả phụ thuộc vào giá trị. Hàng hóa nào nhiều giá trị thì giá cả của nó sẽ cao và

ngược lại.
Ngoài ra trên thị trường giá cả còn phụ thuộc vào các nhân tố khác như: cạnh tranh,
cung cầu, sức mua của dồng tiền. Những nhân tố này làm cho giá cả hàng hóa trên thị
trường tách ròi với giá trị và lên xuống quanh trục giá trị của nó. Sự vận động giá cả
thị trường của hàng hóa xoay qunah trục giá trị của nó chính là cơ chế hoạt động của
quy luật giá trị.

2.2 Tác động của quy luật giá trị

-

Trong sản xuất hàng hóa quy luật giá trị có 3 tác động chủ yếu sau;
Thứ nhất: điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hóa
Điều tiết sản xuất tức là điều hòa, phân bổ các yếu tố sản xuất giữa các ngành, các lĩnh
vực của nền kinh tế. Tác động này của quy luật giá trị thông qua sự biến động của giá
cả hàng hóa trên thị trường dưới tác động của quy luật cung cầu
+ Cung < cầu  giá cả > giá trị: hàng hóa bán chạy, lãi cao
+ Cung > cầu giá cả < giá trị: hàng hóa bán không chạy, có hể thua lỗ vốn
+ Cung = cầu giá cả = giá trị
11

11


-

Điều tiết lưu thông của quy luật giá trị cũng thông qua giá cả trên thị trường. Sự biến
động của giá cả trên thị tường cũng có tác dụng thu hút luồng hàng từ nơi giá cả thấp
đến nơi giá cả cao, do đó làm cho lưu thông hàng hóa thông suốt.
 Sự biến động của giá cả trên thị trường không những chỉ rõ sự biến động về

kinh tế mà còn tác động điều tiết nền kinh tế hàng hóa.
Thứ 2: kích thích cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa sản xuất, tăng năng suất lao
động, thúc đẩy lực lượng sản xuất xã hội phát triển
Trong nền kinh tế sản xuất hàng hóa mỗi người sản xuất hàng hóa là một chủ thể
kinh tế độc lập, tự quyết định hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Nhưng do
ĐKSX của mỗi người khác nhau nên hao phí lao động cá biệt của mỗi người khác
nhau, người sản xuất nào có hao phí lao động cá biệt nhỏ hơn hao phí lao động xã hội
của hàng hóa ở thế có lợi sẽ thu được lãi cao. người sản xuất nào có hao phí lao động
cá biệt lớn hơn hao phí lao động xã hội của hàng hóa ở thế bất lợi, lỗ vốn.
Để giành được thế cạnh tranh và tránh nguy cơ vỡ nợ, phá sản, họ phải hạ thấp hao
phí lao động cá biệt của mình, sao cho bằng hao phí lao động xã hội cần thiết.
Muốn vậy họ luôn phải tìm cách cải tiến kỹ thuật, cải tiến tổ chức quản lý, thực
hiện tiết tiệm, chặt chẽ, tăng năng suất lao động
Thứ 3: Thực hiện sự lựa chọn tự nhiên và phân hóa người sản xuất hàng hóa
thành người giàu, người nghèo
Quá trình cạnh tranh theo đuổi giá trị tất yếu dẫn đến kết quả là: những người có
điều kiện sản xuất thuận lợi, có trình độ, kiến thức cao, trang bị kỹ thuật tốt nên có hao
phí lao động cá biệt thấp hơn hao phí lao động xã hội cần thiết nhờ đó mà họ phát tài,
giàu lên nhanh chóng.
Họ mua sắm thêm tư liệu sản xuất, mở rộng sản xuất kinh doanh. Ngược lại những
người không có điều kiện thuận lợi, làm ăn kém cỏi, hoặc gặp rủi ro trong kinh doanh
nên bị thua lỗ dẫn đến phá sản trở thành nghèo khó.

 Những tắc động của quy luật giá trị trong nền kinh tế hàng hóa có ý nghĩa lý luận và
-

thực tiễn hết sức to lớn:
Một mặt quy luật giá trị chi phối sự lựa chọn tự nhiên, đào thải các yếu kém, kích thích

-


các nhân tố tích cực phát triển
Mặt khác phân hóa xã hội thành kẻ giàu người nghèo, tạo ra sự bất bình đẳng trong xã
hội
12

12


Câu 8: Những đặc điểm kinh tế cơ bản của chủ nghĩa tư bản độc quyền
8.1 Tư bản tài chính và bọn đầu sỏ tài chính

- Cùng với quá trình tích tụ và tập trung sản xuất trong công nghiệp thì cũng diễn
ra quá trình tích tụ và tập trung tư bản trong ngân hang dẫn tới việc hình thành các tổ
chứ độc quyền ngan hàng.
- Sự xuất hiện phát triển của các tổ chức độc quyền trong ngân hàng đã làm thay
đổi quan hệ giữa tư bản ngân hàng và tư bản công nghiệp, làm cho ngân hàng bắt đầu
có vai trò mới. Ngân hàng từ chỗ chỉ là trung gian trong việc thanh toán và tín dụng
nay đã nắm được hầu hết tư bản tiền tệ xã hội nên có quyền lực vạn năng khống chế
mọi hoạt động của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa
- Các tổ chức độc quyền công nghiệp cũng tham gia vào công việc của ngân hàng
bằng cách mua cổ phần của ngân hàng lớn để chi phối hoạt động của ngân hàng hoặc
lập ngân hàng riêng phục vụ cho mình. Quá trình độc quyền hóa trong công nghiệp và
trong ngân hàng xoắn xuýt với nhau thúc đẩy lẫn nhau làm nảy sinh một số thứ tư bản
mới gọi là tư bản tài chính.
- Tư bản tài chính là kết quả hợp nhất giữa tư bản ngân hàng của một số ít ngân
hàng độc quyền lớn nhất, với tư bản của những liên minh độc quyền các nhà công
nghiệp.
- Sự phát triển của tư bản tài chính dẫn đến sự hình thành một nhóm nhỏ độc quyền
chi phối toàn bộ đời sống kinh tế chính trị của toàn xã hội tư bản gọi là bọn đầu sỏ tài

chính.
- Bọn đầu sỏ tài chính thiết lập sự thống trị của mình thong qua “ chế độ tham dự”,
thực chất của chế độ tham dự là 1 nhà tài chính lớn hoặc 1 tập đoàn tài chính nhờ có 1
số cổ phiếu khống chế mà nắm đc công ty lớn nhất vs tư cách là công ty gốc hay công
ty mẹ, công ty này lại mua đc cổ phiếu khống chế thống trị đc công ty khác hay gọi là
công ty con. Vì cũng bằng cách như thế đến lượt nó công ty con lại chi phối các công
ty cháu…Vậy,bằng 1 lượng tư bản nhỏ các nhà tư bản độc quyền tài chính có thể
khống chế và điều tiết đc 1 lượng tư bản lớn gấp nhiều lần.
->Thực chất chế dộ tham dự
13

13


Ví dụ làm rõ thực chất của chế độ tham dự :
Có 1 trùm tư bản tài chính muốn mua cổ phiếu khống chế của công ty A. Giả sử
công ty A có vốn điều lệ là 100 triệu $. Cổ phiếu khống chế là 10% -> trùm tư bản tài
chính bỏ ra 10 triệu $ mua cổ phiếu khống chế của công ty A và chi phối được công ty
A( công ty mẹ)
. Giả sử công ty B có vốn điều lệ là 80 triệu $. Cổ phiếu khống chế là 10% -> trùm
tư bản tài chính lấy 8 triệu $ từ công ty A mua cổ phiếu khống chế của công ty B và
chi phối được công ty B( công ty con)
. Giả sử công ty C có vốn điều lệ là 60 triệu $. Cổ phiếu khống chế là 10% -> trùm
tư bản tài chính lấy 6 triệu $ từ công ty B mua cổ phiếu khống chế của công ty C và
chi phối được công ty C( công ty cháu)
 Vậy với 1 lượng tư bản nhỏ bỏ ra ban đầu là 10 triệu $ trùm tư bản tài chính đã chi

phối được cả 3 công ty A, B, C với 1 lượng tư bản lớn là 240 triệu $.
8.2 Xuât khẩu tư bản
-


Xuất khẩu tư bản là xuất khẩu giá trị ra nước ngoài nhằm mục đích chiếm đoạt giá trị

-

thặng dư và các nguồn lợi nhuận khác ở các nước nhập khẩu tư bản
Vào cuối thể kỉ XIX đầu thế kỉ XX, xuất khẩu tư bản trở thành tất yếu vì:
+ Một số ít nước phát triển đã tích lũy được một khối lượng tư bản lớn và có một
số “tư bản thừa” tương đối cần tìm nơi đầu tư có nhiều lợi nhuận so với đầu tư ở trong
nước.
+ Nhiều nước lạc hậu về kinh tế bị lôi cuốn vào sự giao lưu kinh tế thế giới nhưng
lại rất thiếu cơ bản, giá ruộng đất tương đối hạ, tiền lương thấp, nguyên liệu rẻ, nên tỷ

-

suất lợi nhuận cao, rất hấp dẫn đầu tư tư bản.
Xuất khẩu tư bản được thực hiện dưới hai hinh thức chủ yếu: xuất khẩu tư bản hoạt
động và xuất khẩu tư bản cho vay
+ Xuất khẩu tư bản hoạt động: là hình thức xuất khẩu tư bản để xây dựng những xí
nghiệp mới hoặc mua lại những xí nghiệp đang hoạt động ở nước nhận đầu tư, biến nó
thành một chi nhánh của công ty mẹ ở chính quốc.

14

14


+ Xuất khẩu tư bản cho vay: là hình thức xuất khẩu tư bản được thực hiện dưới
hinh thức cho chính phủ, thành phố hay một ngân hàng ở nước ngoài vay tư bản tiền tệ
-


có thu lãi.
Thực hiện các hình thức xuất khẩu tư bản trên, xét về chủ sở hữu tư bản, có thể phân
tích thành xuất khẩu tư bản tư nhân và xuất khẩu tư bản nhà nước.
+ Xuất khẩu tư bản nhà nước là nhà nước tư bản độc quyền dùng nguồn vốn từ
ngân quỹ của mình để đầu tư vào nước nhập khẩu tư bản; hoặc viện trợ có hoàn lại hay
không hoàn lại, để thực hiện những mục tiêu về kinh tế, chính trị và quân sự.
+ Xuất khẩu tư bản tư nhân: là hình thức xuất khẩu tư bản tư nhân thực hiện. Hình
thức này có đặc điểm cơ bản là nó được đầu tư vào những ngành kinh tế có vòng quay
tư bản ngắn và thu được lợi nhuận độc quyền cao, dưới hình thức các hoạt động cắm
nhánh của các công ty xuyên quốc gia.

 Việc xuất khẩu tư bản là sự mở rộng quan hệ sx tư bản chủ nghĩa ra nước, là công cụ

chủ yếu để bành trướng sự thống trị, bóc lột, nô dịch của tư bản tài chính trên phạm vi
thế giới.

II.

BÀI TẬP
1. Cho ví dụ để làm rõ m’
a. Khái niệm m’
Tỷ suất giá trị thặng dư là tỷ số phần trăm giữa GTTD và tư bản khả biến cần thiết
để sản xuất ra GTTD đó.
b. Công thức m’
m’ = m/v . 100%
c. Giải thích
Giả sử có một nhà tư bản A đầu tư 100dv, c/v = 3/2; m/v = 1
Quy mô giá trị sau sản xuất của nhà tư bản A là:
60c + 40v + 40m = 140

M’A =m/v . 100% =40/40 . 100% = 100%
Giả sử có một nhà tư bản B có 100dv c/v = 3/2;m/v = 2
Quy mô giá trị sau sản xuất của B là
60c + 40v + 80m = 180
M’B = 80/40 . 100% = 200%
 M’B > M’A trình độ bóc lột của nhà tư bản B cao hơn trình độ bóc lột của nhà tư bản
A
15

15


2. Cho ví dụ để làm rõ p’
a. Khái niệm

Tỷ suất lợi nhuận là tỷ số tính theo phần trăm giữa giá trị thặng dư và toàn bộ tư
bản ứng trước
b. Công thức

P’ = m/(c+v).100%
c. Giải thích
Giả sử có một nhà tư bản A đầu tư 100dv, c/v = 3/2; m/v = 1
Quy mô giá trị sau sản xuất của nhà tư bản A là:
60c + 40v + 40m = 140
P’A =m/c+v . 100% =40/60+40 . 100% = 0.4%
Giả sử có một nhà tư bản B có 100dv c/v = 3/2;m/v = 2
Quy mô giá trị sau sản xuất của B là
60c + 40v + 80m = 180
P’B = 80/100 . 100% = 0.8%
 P’B > P’A  đầu tư vào ngành của B có lợi hơn đầu tư vào ngành của A

3. Cho ví dụ để làm rõ tích lũy tư bản
a. Khái niệm tích lũy tư bản

Tích lũy tư bản là sự chuyển hóa một phần GTD thành tư bản hay là quá trình tư
bản hóa GTTD
b. Nguồn gốc tích lũy tư bản
Là GTTD và tư bản tích lũy chiếm tỷ lệ càng lớn trong toàn bộ tư bản
c. Giải thích
Giả sử có một nhà tư bản đầu tư 100dv; c/v = 4/1; m’ = 100%
Quy mô giá trị sau sản xuất năm thứ nhất là:
80c + 20v + 20m = 120
Trong 20m nhà tư bản giành ra 10m để tiêu dùng và 10m để tích lũy (tích lũy/ tiêu
dùng = 1/1)
Trong 10m tích lũy giành ra 8m để mua tư liệu sản xuất (8c1; c1: là tư bản bất biến
phụ thêm); 2m để mua sức lao động (2v1; v1: là tư bản khả biến phụ thêm)
Quy mô tư bản ứng trước năm 2 là: 80c + 8c1 + 20v + 2v1 = 110
Quy mô giá trị sau sản xuất năm 2 là:
88c + 22v+22m = 132

16

16



×