Tải bản đầy đủ (.doc) (38 trang)

Đánh giá thực trạng công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất quyền sở hữu nhà và tài sản khác gắn liền với đất

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (301.92 KB, 38 trang )

Mục Lục
ĐẶT VẤN ĐỀ………………………………………………………….................3
MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU……………………………………………………....4
CĂN CỨ PHÁP LÝ……………………………………………………………….5
Phần thứ I : ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN – KINH TẾ XÃ HỘI……………………...9
I. Điều kiện tự nhiên, tài nguyên và cảnh quan môi trường.....................................9
1.1. Điều kiện tự nhiên..............................................................................................9
1.2. Các nguồn tài nguyên.......................................................................................10
1.3. Thực trạng cảnh quan, môi trường...................................................................11
II. Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội………………………………………….12
2.1. Tăng trưởng kinh tế - chuyển dịch cơ cấu kinh tế...........................................12
2.2. Thực trạng phát triển các nghàng kinh tế.........................................................13
2.3. Dân số, lao động, việc làm...............................................................................14
2.4. Các khu dân cư.................................................................................................14
2.5. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội.............................................................14
Phần thứ II: TÌNH HÌNH QUẢN LÝ, SỬ DỤNG ĐẤT........................................17
I. Tình hình quản lý sử dụng đất..............................................................................17
1.1. Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý sử dụng đất
đai.......................................................................................................................................17
1.2. Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hố sơ địa chính, lập bản đồ địa
chính........................................................................................................................17
1.3. Đo đạc, đánh giá phân hạng đất, lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử
dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất..............................................................17
1.4. Quản lý quy hoạch, kế hoạch hóa việc sử dụng đất..........................................18
1.5. Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng...18
1.6. Đăng ký quyền sử dụng đất, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất................................................................................18
1


1.7. Thống kê, kiểm kê đất đai................................................................................19


1.8. Quản lý tài chính về đất đai..............................................................................19
1.9. Quản lý và phát triển thị trường quyền sử dụng đất trong thị trường bất động
sản..........................................................................................................................19
1.10. Quản lý giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất....20
1.11. Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về đất đai và
xử lý vi phạm pháp luật đất đai...............................................................................20
1.12. Giải quyết tranh chấp đất đai, giải quyết việc khiếu nại, tố cáo các vi phạm
trong quản lý và sử dụng đất...................................................................................20
1.13. Quản lý các hoạt động dịch vụ công về đất đai.............................................20
II. Hiện trạng sử dụng đất năm 2013.......................................................................21
2.1. Hiện trạng sử dụng các loại đất........................................................................21
2.2 Hiệu quả kinh tế, xã hội , môi trường, tính hợp lý và những tồn tại trong việc
sử dụng đất...............................................................................................................26
III. Tiềm năng đất đai..............................................................................................27
Phần thứ III: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC CẤP GIẤY CHỨNG
NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT QUYỀN SỞ HỮU NHÀ VÀ TÀI SẢN KHÁC
GẮN LIỀN VỚI ĐẤT............................................................................................29
I. Kết quả cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất quyền sở hữu nhà và tài sản
khác gắn liền với đất trên địa bàn từ trước tới nay( tính đến ngày
31/12/2013)..............................................................................................................29
II. Đánh giá chung công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất quyền sở hữu
nhà và tài sản khác gắn liền với đất trên địa bàn xã................................................30
III. Một số giải pháp nhằm đẩy nhanh tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất và nhận xét đánh giá các tài liệu thu thập trong quá trình thực tập tại địa
phương.....................................................................................................................32
Phần thứ IV: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...........................................................35
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................37
2



ĐẶT VẤN ĐỀ

Đất đai là một nguồn tài nguyên vô cùng quý giá, là cơ sở không gian của
mọi quá trình sản xuất, là tư liệu sản xuất đặc biệt trong nông nghiệp, là thành phần
quan trọng nhất của môi trường sống, là địa bàn phân bố dân cư, xây dựng các
công trình kinh tế - văn hóa - xã hội, an ninh quốc phòng. Đất đai là điều kiện đầu
tiên và là nền tảng của tự nhiên của bất kỳ một quá trình sản xuất nào, kho tàng
cung cấp các tư liệu lao động vật chất và đất đai không thể thay thế được vì nó là
môi trường sống của tất cả các loài sinh vật, con người, nơi diễn ra các hoạt động
sản xuất tạo ra của cải vật chất, nơi tàng trữ và tích trữ nước, dự trữ và duy trì
nguồn sống, tài nguồn thiên nhiên, không gian của sự sống, bảo tồn, bảo tàng lịch
sử và vật mang sự sống.
Xã Tàm Xá là một xã đồng bằng, khí hậu của xã mang đặc điểm của
đồng bằng Bắc bộ. Với tổng diện tích tự nhiên là 513.21 ha, trong những năm qua
công tác quản lý đất đai trên địa bàn đã đạt được một số kết quả quan trọng đáp
ứng yêu cầu nhiệm vụ chính trị của địa phương, tuy nhiên còn gặp nhiều khó khăn
trong việc thực hiện nội dung quản lý đất đai và xây dựng kế hoạch trung và dài
hạn về sử dụng đất. Mặt khác trong những năm qua thực trạng sử dụng đất có
nhiều biến động, hệ thống thông tin cơ bản về đất đai còn thiếu và chưa được cập
nhật đầy đủ, hệ thống chính sách về đất đai còn thiếu đồng bộ. Trong giai đoạn
hiện nay Luật đất đai 2003 có hiệu lực đã và đi vào cuộc sống do yêu cầu của công
nghiệp hóa hiện đại hóa, sự phát triển kinh tế xã hội.
Được sự phân công của Khoa Quản lý đất đai trường Đại học Tài nhuyên
và môi trường Hà Nội, được sự giúp đỡ của cô giáo Nguyễn Thị Hải Yến em xin
thực hiện chuyên đề: “Đánh giá thực trạng công tác cấp giấy chứng nhận quyền
sử dụng đất quyền sở hữu nhà và tài sản khác gắn liền với đất”

3



MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU

-Tìm hiểu tình hình đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa
bàn xã Tàm Xá – huyện Đông Anh – Thành Phố Hà Nội.
- Đánh giá kết quả thực hiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, sở hữu
nhà và tài sản khác gắn liền với đất; phân tích những mặt tích cực và hạn chế trong
công tác cấp giấy chứng nhận, tìm ra những nguyên nhân biện pháp đẩy nhanh tiến
độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đảm bảo đúng yêu cầu của pháp luật.
- Thu thập nghiên cứu các văn bản pháp luật quy định và hướng dẫn thi hành
việc đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài
sản khác gắn liền với đất
- Thu thập đầy đủ hồ sơ, tài liệu làm căn cứ cho việc đăng ký cấp giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà và tài sản khác gắn liền với đất và hồ sơ
tài liệu này được xây dựng trên địa bàn xã.
- Tiếp cận thực tế hoạt động đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất, quyền sở hữu nhà và tài sản khác gắn liền với đất để hiểu biết và thực hiện
trình tự thủ tục về việc đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
- Phân tích đầy đủ, chính xác kết quả đăng ký cấp giấy chứng nhận, các yếu
tố tác động đến tiến độ đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất quyền sở
hữu nhà và tài sản khac gắn liền với đất trên địa bàn xã.
- Rút ra nhận xét và đánh giá về công việc đã làm trong khi thực tập xong về
chuyên đề.

4


CĂN CỨ PHÁP LÝ

* Các văn bản do Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành có quy định về
đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà và tài sản khác

gắn liền với đất gồm:
- Luật đất đai năm 2003 ngày 26/11/2003 có hiệu lực thi hành ngày 1/7/2004,
trong đó có quy định các vấn đề mang tính nguyên tắc về giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất; các trường hợp được cấp giấy chứnh nhận, thực hiện nghĩa vụ tài chính khi
cấp giấy chứng nhận; lập hồ sơ địa chính và về việc xác định diện tích đất ở đối với
các trường hợp thửa đất có vườn, ao gắn liền với nhà ở; trình tự thực hiện các thủ tục
hành chính về đất đai để cấp giấy chứng nhận hoặc chỉnh lý biến động về sử dụng đất
trên giấy chứng nhận.
- Nghị quyết 775/2005/NQ-UBTVQH11 ngày 02/4/2005 của Uỷ ban thường
vụ Quốc hội quy định giải quyết đối với một số trường hợp cụ thể về nhà đất trong
quá trình thực hiện các chính sách quản lý nhà đất và chính sách cải tạo xã hội chủ
nghĩa trước ngày 01/7/1991 làm cơ sở xác định điều kiện cấp giấy chứng nhận đối với
trường hợp đang sử dụng nhà, đất thuộc diện thực hiện các chính sách quy định tại
Điều 2 của Nghị quyết số 23/2003/QH11 nhưng đến nay cơ quan nhà nước chưa có
văn bản quản lý, hoặc đã có văn bản quản lý nhưng thực tế Nhà nước chưa quản lý,
chưa bố trí sử dụng nhà đất đó.
- Nghị quyết số 1037/2006/NQ-UBTVQH11 ngày 27/7/2006 của Uỷ ban
thường vụ Quốc hội về giao dịch dân sự về nhà ở được xác lập trước ngày 01/7/1991
có người Việt Nam định cư ở nước ngoài tham gia làm cơ sở xác định đối tượng được
cấp giấy chứng nhận trong các trường hợp có tranh chấp.
* Các văn bản thuộc thẩm quyền của Chính phủ , Thủ tướng Chính phủ ban
hành có quy định về đăng ký , cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất , quyền sở hữu
nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cùng các vấn đề liên quan gồm :
- Nghị định số 47/2003/NĐ-CP ngày 12/5/2003 sửa đổi bổ sung một số điều
của Nghị định số 176/1999/NĐ-CP.
5


- Nghị định số 164/2003/NĐ-CP ngày 22/12/2003 của Chính phủ quy định chi
tiết thi hành Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2003, trong đó có quy định việc

thu thuế thu nhập đối với tổ chức chuyển quyền sử dụng đất.
- Chỉ thị số 05/CT-TTg ngày 09/02/2004 của Thủ tướng chính phủ về việc triển
khai thi hành Luật đất đai 2003, trong đó có chỉ đạo các địa phương đẩy mạnh để
hoàn thành cơ bản việc cấp giấy chứng nhận trong năm 2005.
- Nghị định số 152/2004/NĐ-CP ngày 06/08/2004 của Chính phủ về việc sửa
đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 164/2003/NĐ-CP.
- Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về hướng dẫn
thi hành Luật đất đai năm 2003, trong đó cụ thể hoá những quy định trong Luật đất
đai.
- Nghị định số 198/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ về thu tiền sử
dụng đất, trong đó có quy định cụ thể hoá Luật đất đai về việc thu tiền sử dụng đất khi
cấp giấy chứng nhận.
- Nghị định số 142/2004/NĐ-CP ngày 14/11/2005 của Chính phủ về thu tiền
thuê đất, trong đó có quy định cụ thể hoá Luật đất đai về việc thu tiền thuê đất khi cấp
giấy chứng nhận.
- Nghị định số 17/2006/NĐ-CP ngày 27/01/2006 về sửa đổi, bổ sung một số
điều của các nghị định hướng dẫn thi hành Luật đất đai và Nghị định số
187/2004/NĐ-CP về việc chuyển công ty nhà nước thành công ty cổ phần. Trong đó
có sửa đổi bổ sung một số quy định về việc thu tiền sử dụng đất khi cấp giấy chứng
nhận, việc xác nhận hợp đồng chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng
đất, thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng quyền sử dụng đất trong khu công nghiệp, khu
kinh tế, khu công nghệ cao.
- Chỉ thị số 05/2006/CT-TTg ngày 22/6/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc
khắc phục yếu kém, sai phạm, tiếp tục đẩy mạnh tổ chức thi hành Luật đất đai, trong
đó chỉ đạo các địa phương đẩy mạnh để hoàn thành cơ bản việc cấp giấy chứng nhận
trong năm 2006
- Nghị định 84/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 của Thủ tướng Chính phủ quy
định bổ sung về việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất, thực hiện
6



quyền sử dụng đất, trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu
hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất đai.
* Các văn bản thuộc thẩm quyền của các Bộ, ngành ở Trung ương ban ngành
có quy định về đăng ký , cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất , quyền sở hữu nhà
ở và tài sản khác gắn liền với đất :
- Thông tư số 03/2003/TTLT/BTC-BTNMT ngày 04/07/2003 của Bộ Tài
nguyên và Môi trường, Bộ Tài chính hướng dẫn về trình tự, thủ tục đăng ký và cung
cấp thông tin về thế chấp, bảo lãnh bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất.
- Quyết định số 24/2004/BTNMT ngày 01/11/2004 của Bộ Tài nguyên và Môi
Trường ban hành quy định về giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
- Để thuận lợi cho Bộ Tài nguyên và Môi trường quản chặt và nắm chắc hơn
nữa quỹ đất của đất nước, ngày 1/11/2004 Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ban hành
Thông tư số 29/2004/TT – BTNMT về việc hướng dẫn lập, chỉnh lý, quản lý hồ sơ đại
chính nhằm hoàn thiện hồ sơ địa chính của cả nước, giúp cho quá trình thống kê, kiểm
kê đất đai được thuận lợi, dễ dàng và chính xác hơn.
- Thông tư số 117/2004/TT-BTC ngày 07/12/2004 của Bộ Tài chính hướng dẫn
thực hiện Nghị định số 198/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ về thu tiền
sử dụng đất.
- Thông tư liên tịch số 38/2004/TTLT/BTNMT-BNV ngày 31/12/2004 của Bộ
Tài nguyên và Môi trường, Bộ nội vụ hướng dẫn về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn
và tổ chức của văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất và tổ chức phát triển quỹ đất.
- Thông tư số 01/2005/TT-BTNMT ngày 13/4/2005 của Bộ Tài nguyên và Môi
trường hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định 181/2004/NĐ-CP ngày
29/10/2004 về thi hành Luật đất đai, trong đó hướng dẫn một số vấn đề khi cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất như việc xác định thời hạn sử dụng đất, xác định mục
đích sử dụng đất chính và mục đích phụ trong một số trường hợp đang sử dụng đất,
việc cấp giấy chứng nhận cho cơ sở tôn giáo đang sử dụng đất nông nghiệp; trình tự,
thủ tục đăng ký cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất gắn với kết cấu hạ tầng trong
khu công nghiệp, khu kinh tế, khu công nghệ cao.


7


- Thông tư số 05/2005/TTLT/BTP-BTNMT ngày 16/6/2005 thay thế Thông tư
số 03/2003/TTLT/BTP - BTNMT ngày 04/07/2003
- Quyết định số 08/2006/QĐ - BTNMT ngày 21/7/2006 ban hành quy định về
GCNQSD đất.
- Thông tư 06/2007/TT-BTNMT ngày 15/6/2007 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên
và Môi trường hướng dẫn một số Điều của Nghị định số 84/2007/NĐ/CP.
- Thông tư số 09/2007/TT-BTNMT ngày 02/8/2007 của Bộ Tài nguyên và Môi
trường hướng dẫn việc lập, chỉnh lý, quản lý hồ sơ địa chính.
- Thông tư liên tịch số 14/2008/TTLT/BTC-BTNMT ngày 31/01/2008 hướng
dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 84/2007/NĐ-CP.
Đây là những căn cứ pháp lý để các địa phương tiến hành triển khai thực hiện
công tác đăng ký đất đai, cấp GCN đạt kết quả tốt.

8


Phần thứ I
ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI
I. Điều kiện tự nhiên, tài nguyên và cảnh quan môi trường
1.1. Điều kiện tự nhiên
1.1.1. Vị trí địa lý
Xã Tàm Xá – huyện Đông anh – thành phố Hà Nội là một trong 23 xã của
huyện đông anh. Xã Tàm Xá nằm ở phía tây nam của huyện đông anh với tổng
diện tích đất tự nhiên là 513.21 ha
Có đường địa giới hành chính bao gồm:
+ Phía Bắc giáp xã Vĩnh Ngọc

+ Phía Đông giáp xã Xuân Canh
+ Phía Tây giáp xã Vĩnh Ngọc
+ Phía Nam giáp quận Tây Hồ ngăn cách bằng dòng chảy chính của sông
Hồng và ngã 3 sông Đuống.
1.1.2. Đặc điểm địa hình địa mạo
Tàm Xá là xã thuộc vùng đồng bằng sông Hồng, địa hình tương đối bằng
phẳng, cao hơn mực nước biển từ 1,5 - 6,0 m. Địa hình tương đối bằng phẳng và có
hướng dốc dần từ Đông Bắc xuống Tây Nam, địa hình tương đối bằng phẳng.
1.1.3. Đặc điểm khí hậu, thời tiết
Xã Tàm Xá mang các đặc điểm đặc khí hậu vùng ĐBSH:
- Một năm chia làm 2 mùa: Mùa nóng ẩm từ tháng 4 đến tháng 10, mùa khô
hanh từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau.
- Nhiệt độ trung bình năm 24,30C, nhiệt tối cao tuyệt đối có thể tới 400C
nhiệt độ tối thấp tuyệt đối có thể xuống tới 2,70C.
- Lượng mưa trung bình năm 1.641,8 mm, chủ yếu tập trung vào mùa nóng
ẩm, chiếm tới 78,4% lượng mưa cả năm.
- Độ ẩm tương đối trung bình 78,6%, cao nhất 81-85,2%, thấp nhất 74,4-76%.
- Số giờ nắng trung bình là 1.215 giờ/năm, nắng tập trung trong 6 tháng mùa
nóng ẩm (870 giờ, chiếm 65% tổng số giờ nắng cả năm)
9


- Hướng gió thịnh hành là gió mùa Đông Nam và gió mùa Đông Bắc.
Với các đặc điểm khí hậu như trên, Tàm Xá có những thuận lợi cho sự phát
triển một nền nông nghiệp đa dạng và phát triển các ngành nghề khác. Tuy nhiên,
sự biến động phức tạp của thời tiết như: Nắng nóng bão, mưa lớn, sương giá....
cũng gây ra những khó khăn cho sản xuất nông nghiệp
1.1.4. Thủy văn
- Là một xã nằm trong vùng đồng bằng trâu thổ sông Hồng, xã Tàm Xá có
mạng lưới kênh, mương ngòi tương đối dày đặc và được bố trí khá hớp lý.

1.2. Các nguồn tài nguyên
1.2.1. Tài nguyên đất
Xã Tàm Xá mang các đặc điểm đặc khí hậu vùng ĐBSH:
- Một năm chia làm 2 mùa: Mùa nóng ẩm từ tháng 4 đến tháng 10, mùa khô
hanh từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau.
- Nhiệt độ trung bình năm 24,30C, nhiệt tối cao tuyệt đối có thể tới 400C
nhiệt độ tối thấp tuyệt đối có thể xuống tới 2,70C.
- Lượng mưa trung bình năm 1.641,8 mm, chủ yếu tập trung vào mùa nóng
ẩm, chiếm tới 78,4% lượng mưa cả năm.
- Độ ẩm tương đối trung bình 78,6%, cao nhất 81-85,2%, thấp nhất 74,4-76%.
- Số giờ nắng trung bình là 1.215 giờ/năm, nắng tập trung trong 6 tháng mùa
nóng ẩm (870 giờ, chiếm 65% tổng số giờ nắng cả năm)
- Hướng gió thịnh hành là gió mùa Đông Nam và gió mùa Đông Bắc.
Với các đặc điểm khí hậu như trên, Tàm Xá có những thuận lợi cho sự phát
triển một nền nông nghiệp đa dạng và phát triển các ngành nghề khác. Tuy nhiên,
sự biến động phức tạp của thời tiết như: Nắng nóng bão, mưa lớn, sương giá....
cũng gây ra những khó khăn cho sản xuất nông nghiệp
1.2.2. Tài nguyên nước
Xã Tàm Xá mang các đặc điểm đặc khí hậu vùng ĐBSH:
- Một năm chia làm 2 mùa: Mùa nóng ẩm từ tháng 4 đến tháng 10, mùa khô
hanh từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau.
10


- Nhiệt độ trung bình năm 24,30C, nhiệt tối cao tuyệt đối có thể tới 400C
nhiệt độ tối thấp tuyệt đối có thể xuống tới 2,70C.
- Lượng mưa trung bình năm 1.641,8 mm, chủ yếu tập trung vào mùa nóng
ẩm, chiếm tới 78,4% lượng mưa cả năm.
- Độ ẩm tương đối trung bình 78,6%, cao nhất 81-85,2%, thấp nhất 74,4-76%.
- Số giờ nắng trung bình là 1.215 giờ/năm, nắng tập trung trong 6 tháng mùa

nóng ẩm (870 giờ, chiếm 65% tổng số giờ nắng cả năm)
- Hướng gió thịnh hành là gió mùa Đông Nam và gió mùa Đông Bắc.
Với các đặc điểm khí hậu như trên, Tàm Xá có những thuận lợi cho sự phát
triển một nền nông nghiệp đa dạng và phát triển các ngành nghề khác. Tuy nhiên,
sự biến động phức tạp của thời tiết như: Nắng nóng bão, mưa lớn, sương giá....
cũng gây ra những khó khăn cho sản xuất nông nghiệp
1.2.3. Tài nguyên nhân văn
Xã Tàm Xá là một làng cổ của Thăng long xưa, chuyên trồng dâu nuôi tằm, có
di tích danh thắng đình chùa Linh ứng tự với 72 đạo sắc phong từ thế kỷ 17 đến thế
kỷ 18 của các đời vua chúa.
Trong kháng chiến và đổi mới xây dựng đất nước, nhân dân địa phương với
truyền thống dân tộc con lạc cháu hồng, đã tích cực tham gia kháng chiến cứuquốc,
đã được chính phủ và UBND thành phố Hà nội tặng danh hiệu: Đơn vị anh hùng
lực lượng vũ trang nhân dân; Bằng khen đơn vị có nhiều thành tích trong công
cuộc đổi mới đất nước. Bằng công nhận nông thôn phát triển theo hướng hiện đại
và nhiều thành tích khác.
Ngày nay, kế thừa và phát huy truyền thống của cha ông xưa, Đảng bộ và
nhân dân Xã Tàm Xá đang ra sức phấn đấu vươn lên tầm cao mới, khai thác những
tiềm năng và thế mạnh của xã thực hiện mục tiêu xây dựng dân giàu nước mạnh.
1.3. Thực trạng cảnh quan, môi trường
- Nước sinh hoạt: 100% số hộ sử dụng giếng khoan, có bể lọc bằng cát,
không còn hộ sử dụng giếng đào. Tỷ lệ sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh là
khoảng 70%.
- Rác thải sinh hoạt: hàng ngày trên địa bàn xã phát sinh khoảng 2 tấn rác
thải sinh hoạt. Khoảng 1,6 tấn (chiếm 80%) được các tổ vệ sinh thu gom hàng ngày
11


đến các điểm tập kết rác thải của xã để chuyển đi xử lý, còn lại khoảng 0,4 tấn
(chiếm 20%) chưa được xử lý, các hộ dân vứt bừa bãi xung quanh nhà, ra ao, ven

đường...
- Nước thải sinh hoạt: Với dân số 4515 người thì hàng ngày trên địa bàn xã
phát sinh khoảng 270 m3 nước thải sinh hoạt từ ăn uống, vệ sinh của nhân dân.
Lượng nước thải này chưa được xử lý, chỉ được thu gom theo hệ thống cống rãnh
rồi chảy ra sông Hồng.
- Nước thải từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, chăn nuôi: Do
sản xuất phi nông nghiệp trên địa bàn xã chủ yếu là sản xuất nhỏ lẻ, chưa có đơn vị
nào sản xuất với quy mô lớn do đó lượng nước thải phát sinh ít, chủ yếu là nước
thải sinh hoạt và chăn nuôi, phát sinh khoảng 100m3/ngày đêm.
- Vệ sinh môi trường của các cơ sở sản xuất kinh doanh: Các cơ sở kinh
doanh nhỏ, chủ yếu là gia kinh doanh dịch vụ, chủ yếu phát sinh rác thải sinh hoạt
và nước thải sinh hoạt. Nước thải sinh hoạt được thải ra hệ thống nước thải sinh
hoạt chung, rác thải sinh hoạt được các tổ vệ sinh của xã thu gom đi xử lý đảm bảo
quy định chung của xã và huyện về rác thải, các cơ sở có nộp phí vệ sinh theo quy
định của thành phố hà nội. Một số cơ sở chăn nuôi đã có hầm bioga xử lý nước
thải.
- Hoạt động gây suy giảm môi trường:Trên địa bàn xã không có hoạt động
nào gây suy giảm nghiêm trọng đến môi trường.
Các công trình vệ sinh:Tỷ lệ hộ dân có cả 3 công trình nhà tiêu, nhà tắm, bể
nước đạt tiêu chuẩn vệ sinh chiếm 80%
II. Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội
2.1. Tăng trưởng kinh tế - chuyển dịch cơ cấu kinh tế
2.1.1 Tăng trưởng kinh tế:
Giữ vững và duy trì tốc độ tăng trưởng năm sau cao hơn năm trước, tiếp tục
thực hiện định hướng của huyện, kinh tế địa phương có bước phát triển khá toàn
diện. Trong điều kiện xã nằm trong vùng quy hoạch phát triển công nghiệp và đô
thị, thời cơ có nhiều song cũng không ít khó khăn.
Nhiều giống cây trồng mới, quy trình sản xuất mới chuyển giao cho nông dân
ứng dụng vào sản xuất góp phần tăng năng suất, chất lượng và hiệu quả ngành
trồng trọt.

12


Tuy nhiên, sản xuất nông nghiệp ở Tàm Xá trong 5 năm qua cũng còn gặp
những khó khăn đáng kể: Thời tiết biến động thất thường ảnh hưởng đến năng suất
cây trồng, vật nuôi. Dịch bệnh gia súc, gia cầm biến động phức tạp. Thị trường tiêu
thụ các loại nông sản không ổn định. Giá vật tư sản xuất biến động theo hướng bất
lợi cho nông dân.
2.1.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế:
Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng với định hướng của Đại hội: Thương mại
dịch vụ - Nông nghiệp - Công nghiệp.
Cơ cấu các ngành kinh tế đã từng bước chuyển dịch theo hướng công nghiệp
hoá, hiện đại hoá, phát huy lợi thế so sánh trong từng ngành, từng vùng làm tăng
hiệu quả và chất lượng phát triển kinh tế.
Kinh tế phát triển theo hướng đa dạng hoá ngành nghề, tăng tỷ trọng của
thương mại - dịch vụ và tiểu thủ công nghiệp, giảm sản xuất thuần nông... Tốc độ
chăn nuôi tăng nhanh hơn trồng trọt. Kinh tế phát triển, nhiều ngành, nghề hơn
trước.
2.2. Thực trạng phát triển các nghàng kinh tế
2.2.1. Nông nghiệp
* Lĩnh vực trồng trọt:Kinh tế trong địa bàn 9 tháng đầu năm 2013 tiếp tục
được duy trì ở mức tăng trưởng khá. Ước tính tổng thu nhập từ các ngành kinh tế
đạt 86,3 tỷ đồng ( kế hoạch 96 tỷ đồng) đạt 89,9% kế hoạch tăng 32% so với cùng
kỳ, trong đó:
- Trồng trọt đạt 25,2 tỷ đồng, tăng 6,9 tỷ đồng, tăng 27,4% so với cùng kỳ.
- Diện tích gieo trồng đạt 100% cơ cấu cây trồng đa dạng, nhiều hộ gia đình
đã chuyển đổi từ cây lương thực sang các cây có giá trị kinh tế cao như hoa, cây
cảnh, cây ăn quả, rau sạch…
* Lĩnh vực chăn nuôi: Chăn nuôi đạt 29 tỷ đồng, tăng 7,5 tỷ đồng, tăng 26%
so với cùng kỳ.

- Công tác tiêm phòng cho gia súc gia cầm được tập chung chỉ đạo quyết liệt,
thực hiện tốt việcphun hóa chất phòng dịch đại trà trong toàn bộ khu dân cư. Mua
vôi sát trùng rắc tại các ngã tư để phòng dịchbệnh đàn gia súc. Do thực hiện tốt
công tác phòng dịch nên tình hình dịch bệnh nghiêm trọng không xảy ratreen địa
bàn.
Tổng đàn lượn là 3.600 con, trong đó có 250 con lợn nái.
- Đàn bò là 950con, trong đó có 110 con bò sữa, 410 con bò lai sin
- Gà đẻ trứng là 43.000 con
2.2.2. Công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp, thương mại – dịch vụ
13


Năm 2013, hoạt động kinh doanh dịch vụ và việc làm trên địa bàn phát triển
tương đối nhanh, ngành nghề kinh doanh đa dạng, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của
nhân dân địa phương. Hiện nay cả xã có trên 60 hộ kinh doanh dịch vụ và khoảng
500 lao động làm việc với các ngành nghề khác nhau. Ước tính thu nhập từ kinh
doanh dịch vụ đạt 9 tỷ đồng.
Lĩnh vực công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và xây dựng phát triển mạnh, hiện
nay trên địa bàn xã có khoảng trên 30 hộ với trên 40 lao động tập trung vào phát
triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và xây dựng. Ước tính thu nhập từ lĩnh vực
này khoảng 1 tỷ đồng
2.3. Dân số, lao động, việc làm
2.3.1. Dân số
- Dân số 4515 người,thu nhập bình quân năm đạt 21.3 triệu đồng/ người, so với
mức bình quân chung của thành phố là trung bình ( báo cáo điều tra ngày 28 tháng
8 năm 2013)
2.4. Các khu dân cư
- Mật độ dân số 880 người /km2, so với mức bình quân chung của thành phố
là thấp( năm 2013 của thành phố là 2013 người/ 1km2)
2.5. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội

2.5.1. Giao thông
Toàn xã có 35,25 km đường giao thông, trong đó:
Đường trục xã: Là xã nằm vị trị giáp với đường giao thông QL3, đê sông
Hồng, vì vậy các tuyến đường trục xã, liên xã đều được sử dụng qua các đường
trên thuộc Thành phố Quản lý. 2,6 km đê sông hồng; 1 km Quốc lộ 3, toàn
bộđãđược nhựa hoá hoặc bê tông hoá.
Đường trục thôn, liên thôn: Gồm 6 tuyến với tổng chiều dài 1,605 km, đã bê
tông hóa, nhựa hóa 100% , còn sử dụng tốt 1,503 km chiếm 93,6%, đã bị xuống
cấp 0,062 km cần được nâng cấp, tu sửa.
Đường làng, ngõ xóm: Tổng chiều dài 5,141 km, đã bê tông hóa được 4,296
km, (trong đó, sử dụng tốt 3,742 km chiếm 72,78 %, 0,554 km đã xuống cấp cần
phải nâng cấp) và còn 0,845 km là đường đất, đường cấp phối cần được đầu tư bê
tông hóa.
Đường trục chính nội đồng: Tổng chiều dài 28,5 km Chủ yếu là đường đất,
(2.5 km đã trải đá dăm tuy nhiên đã xuống cấp nghiêm trọng) khó khăn trong việc
vận chuyển, sản xuất, chưa đáp ứng được yêu cầu theo bộ tiêu chí quốc gia.

14


2.5.2. Thủy Lợi
2.5.2.1 Hệ thống trạm bơm
Hệ thống trạm bơm do xã quản lý có 1 trạm bơm tưới công suất 1000m3/h,
trên địa bàn xã không có trạm bơm tiêu, cơ bản đảm bảo tưới chủ động cho sản
xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, trạm bơm đã xuống cấp.
2.5.3. Kênh mương
Có 7,642 km kênh mương cấp 3 do xã quản lý, toàn bộ là mương đất.
Hệ thống kênh mương được kiên cố hóa đạt thấp
2.5.4. Điện
Hiện tại 100% số hộ được sử dụng điện lưới thường xuyên, an toàn. Giá bán

điện là giá bậc thang. Hệ thống lưới điện ở xã đã giao cho ngành điện quản lý. Hệ
thống điện trên địa bàn xã do ngành điện quản lý và đảm bảo tốt các yêu cầu kỹ
thuật của ngành điện.
Hiện tại toàn xã có 3 trạm điện với tổng công suất 890 KVA, 1,68 km đường
dây cao thế, 14,4 km đường dây hạ thế, 100% hộ dân được sử dụng điện lưới
thường xuyên, an toàn với thời gian cấp điện 24/24 giờ trong ngày, chất lượng ổn
định. Hệ thống chiếu sáng đường giao thông nông thôn được lắp đặt tại tất cả các
thôn trong xã.
2.5.5. Cơ sở giáo dục - đào tạo
Trường mầm non
Xã có 1 trường mầm non có khoảng 330 học sinh, với 11 phòng học, tổng
diện tích khuôn viên 2.300 m2, bình quân đạt 7 m 2/trẻ. Hiện tại có 9 phòng học còn
tốt, 2 phòng học đã xuống cấp cần được đầu tư nâng cấp.
Về cơ sở vật chất: Tổng diện tích các công trình bổ trợ là 600 m 2 bao gồm sân
chơi, vườn hoa, bãi tập. Hiện tại để đạt chuẩn cơ sở vật chất mầm non theo ngành
cần xây thêm phòng học, nâng cấp một số phòng học xuống cấp, xây dựng thêm
các phòng chức năng, mở rộng diện tích các công trình bổ trợ.
Về trang thiết bị: Hệ thống trang thiết bị của các nhà trẻ, mầm non chưa đáp
ứng yêu cầu dạy và học chưa đạt chuẩn theo tiêu chí ngành giáo dục. Còn thiếu các
trang thiết bị vui chơi, học tập cho trẻ; thiếu trang thiết bị giảng dạy.
Trường tiểu học
Có 1 Trường Tiểu học Tàm Xá, có 600 học sinh, diện tích của trường là
3.116m2, bình quân đạt 5,2m2/1 học sinh. Có 15 phòng học, 4 phòng chức năng.
Công trình bổ trợ 1.100 m2 gồm: sân chơi, vườn hoa, bãi tập, cần xây dựng thêm
phòng học, phòng chức năng, mở rộng diện tích các công trình bổ trợ.
15


Trang thiết bị các phòng học và các phòng chức năng của trường tiểu học còn
thiếu, diện tích các công trình bổ trợ thiếu không còn đất để mở rộng. Trong những năm

tới để đạt chuẩn giáo dục cần phải có thêm các trang thiết bị dạy và học.
Trường trung học cơ sở
Trường trung học cơ sở Tàm xá có 400 học sinh, diện tích 3.600 m 2, bình
quân 9 m2/1 học sinh. Trường có 12 phòng học, và 2 phòng chức năng đã được
kiên cố hóa. Tuy nhiên để đạt chuẩn trường phải xây mới thêm phòng chức năng
phục vụ công tác giảng dạy, học tập.
2.5.6. Cơ sở văn hóa, thể dục - thể thao
Nhà văn hóa, khu thể thao xã
Tàm Xá chưa có trung tâm văn hóa, thể thao xã, chưa có nhà thi đấu. sân
bóng, khu thể thao.
Nhà văn hóa, khu thể thao thôn
Có 2/2 thôn có nhà văn hoá. Trang thiết bị các nhà văn hóa còn thiếu. Khu thể
thao của các thôn không đáp ứng được nhu cầu tập luyện của nhân dân.các điểm
hoạt động văn hóa, thể thao ở các thôn chưa đảm bảo theo tiêu chuẩn của bộ xây
dựng.
2.5.7. Chợ
Trên địa bàn xã hiện tại chưa có chợ trung tâm theo tiêu chuẩn bộ XD để phục
vụ dân sinh. Người dân Tàm Xá phải mua sắm tại các chợ của các địa phương
khác, một số thôn đã hình thành các điểm chợ cóc tự phát, các quầy hàng dọc các
trục đường rất lộn xộn, không đảm bảo. Chính vì vậy việc mua sắm phục vụ nhu cầu
sinh hoạt hàng ngày cũng như trao đổi hàng hóa, nông sản của người dân gặp rất
nhiều khó khăn. Nhu cầu xây dựng một chợ mới là rất cần thiết.
2.5.8. Bưu điện
7.1. Điểm phục vụ BCVT: Xã có 1 điểm bưu điện, bưu chính viễn thông
đang hoạt động tốt, đảm bảo thông tin liên lạc tới tất cả các hộ dân trong xã với các
địa phương khác.
7.2. Internet: 2 thôn đều có các điểm dịch vụ internet. Ngoài ra đã có số
lượng không nhỏ hộ gia đình sử dụng thuê bao internet.
2.5.9. Cơ sở y tế
Trạm y tế xã với 9 phòng, 11 giường bệnh, có đủ đội ngũ cán bộ y tế: 01 bác

sỹ, 01 y sỹ, 05 y tá, hộ lý, 01 dược sỹ. Cơ sở vật chất và trang thiết bị ở trạm y tế
cơ bản đáp ứng được yêu cầu khám, chữa bệnh nhưng do yêu cầu chuẩn của ngành

16


y, trạm y tế cần được trang bị thêm các thiết bị mới, cũng như nâng cấp một số
hạng mục cơ sở vật chất cũ để đáp ứng trong những năm tiếp theo.

Phần thứ II
TÌNH HÌNH QUẢN LÝ, SỬ DỤNG ĐẤT
I. Tình hình quản lý sử dụng đất
1.1. Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý sử dụng đất đai
- Đảng bộ và nhân dân Xã Tàm Xá đã thực hiện tốt các chủ trương lớn của
nhà nước và của ngành về công tác quản lý đất đai; từng bước đưa công tác đi vào
trong nề nếp, hạn chế được các tiêu cực phát sinh trong công tác quản lý và sử
dụng đất. Thực hiện tốt các văn bản của nhà nước, tỉnh, huyện về công tác quản lý
sử dụng đất như: chính sách giao đất sử dụng đất ổn định lâu dài, chủ trương dồn
điền đổi thửa, khuyến khích phát triển kinh tế trang trại vườn ao chuồng.
1.2. Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hố sơ địa chính, lập bản đồ
địa chính
- Hồ sơ địa giới đã được các cấp có thẩm quyền phê duyệt đất đai trong phạm
vi xã ổn định không tranh chấp với các xã giáp ranh.
- Việc xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành
chính, lập bản đồ hành chính được thực hiện tốt trên cơ sở kết quả hoạch định lại
ranh giới theo chỉ thị 364/CP. Ranh giới Xã Tàm Xá và các xã giáp ranh đã được
xác định bằng các yếu tố địa vật cố định hoặc hoặc mốc giới và được chuyển vẽ lên
bản đồ.

1.3. Đo đạc, đánh giá phân hạng đất, lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng

sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất
- Nhìn chung công tác khảo sát, đo đạc, đánh giá, phân hạng đất; lập bản đồ
hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất được triển khai khá tốt, cơ
bản đáp ứng được mục tiêu của ngành.
17


- Xã đã hoàn thành việc đo đạc bản đồ giải thửa theo chỉ thị 299/TTg, trên
cơ sở tài liệu đo đạc xã đã xây dựng được trên bản đồ hiện trạng sử dụng đất tỷ lệ
1: 5000 năm 2012.
1.4. Quản lý quy hoạch, kế hoạch hóa việc sử dụng đất
- Nhận thức rõ vai trò quan trọng của công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng
đất nên trong những năm qua việc lập bản đồ quy hoạch sử dụng đất và kế hoạch
sử dụng đất ở. Công tác lập kế hoạch sử dụng đất hàng năm của thị trấn được thực
hiện tốt, đúng thời gian quy định. Xã đã được triển khai khá tốt, xã đã tiến hành lập
bản đồ quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2001 - 2010 đã được các cơ quan có thẩm
quyền thẩm định. Đây thực sự là hành lang pháp lý, là cơ sở để quản lý sử dụng đất
đai, tạo điều kiện cho người sử dụng đất yên tâm dầu tư nhằm sử dụng đất có hiệu
quả theo quy hoạch và pháp luật.
- Công tác lập kế hoạch sử dụng đất của xã luôn hướng chuyển dịch cơ cấu sử
dụng đất góp phần đẩy nhanh công nghiệp hóa hiện đại hóa nông nghiệp, nông
thôn, đáp ứng nhu cầu sử dụng đất và tạo điều kiện phát triển nhanh các thành phần
kinh tế.
1.5. Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng
- Công tác giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, được xã triển
khai có hiệu quả. Đất ở được giao cho các hộ gia đình cá nhân theo đúng quy định,
trình tự, thủ tục mà pháp luật quy định.
- Thưc hiện công tác quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 2001 –
2010 và chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước về cấp đất giãn dân cho
những hộ gia đình cá, cá nhân có nhu cầu và kho khăn về đất ở.

1.6. Đăng ký quyền sử dụng đất, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, cấp
giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
- Công tác đăng ký quyền sử dụng đất được triển khai trên tất cả các đối tượng
đang sử dụng đất. Căn cứ vào đơn đăng ký thị trấn đã lập hội đồng xét duyệt và đề

18


nghị ủy ban nhân dân huyện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với tổ
chức, hộ gia đình và cá nhận sử dụng đất nông nghiệp và đất ở.
1.7. Thống kê, kiểm kê đất đai
- Công tác thống kê kiểm kê đất đai được thực hiện định kỳ 10/1 hàng năm
nhằm bổ sung cập nhật các thông tin về biến động quỹ đất của xã. Báo cáo kết quả
sử dụng đất với cấp trên; giải quyết các nhu cầu của nhân dân về chuyển đổi,
chuyển nhượng, chuyển mục đích sử dụng đất.
- Cứ 5 năm 1 lần Xã lại thực hiện kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử
dụng đất. Năm 2013 xã đã hoàn thành công tác kiểm kê đất đai định kỳ 5 năm theo
đúng quy định của của nhà nước, của thành phố, của huyện. Chất lượng công tác
thống kê, kiểm kê được nâng cao.
- Được sự chỉ đạo, hướng dẫn về chuyên môn của phòng Tài Nguyên và Môi
Trường, công tác thống kê kiểm kê đất đai trên địa bàn xã được triển khai khá
tốt.Đất đai của Xã đã được thống kê hàng năm theo quy định của ngành, hạn chế
được tình trạng sai lệch về số liệu, bản đồ thực tế.
- Kết quả của công tác này là tài liệu quan trọng, phục vụ đắc lực trong công
tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn thị trấn.
1.8. Quản lý tài chính về đất đai
- Các khoản thu về đất đều được nộp vào kho bạc nhà nước theo đúng quy định
của nhà nước, đúng quy định về tài chính thu các loại thuế sử dụng đất, thuế nhà đất,
thuế chuyển quyền sử dụng đất, thu tiền sử dụng đất và tiền thuê đất trên cơ sở hệ
thống các văn bản đã ban hành. Ngoài ra còn có các nguồn kinh phí do nhà nước

cung cấp.
1.9. Quản lý và phát triển thị trường quyền sử dụng đất trong thị trường bất
động sản
- Quản lý và phát triển thị trường quyền sử dụng đất là một vấn đề còn tương
đối mới mẻ đối với địa phương. Thị trường quyền sử dụng đất của xã hầu như
không có biến động lớn. Thị trấn đã và đang tiến hành đấu giá quyền sử dụng đất.
19


Tuy nhiên với điều kiện và khả năng của thị trấn thì việc phát triển và quản lý thị
trường bất động sản còn gặp nhiều rất khó khăn. Giai đoạn tới xã tập trung khai
thác để tạo ra nguồn vốn để phát triển cơ sở hạ tầng của địa phương.
1.10. Quản lý giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất
- Ủy ban nhân dân Xã đã quan tâm thông qua việc quản lý, giám sát các hoạt
động: chuyển nhượng, cho thuê đất, thu thuế, thu tiền sử dụng đất,… góp phần
đảm bảo quyền lợi cho người sử dụng đất và nguồn thu ngân sách.
1.11. Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về đất
đai và xử lý vi phạm pháp luật đất đai
- Trong những năm qua, công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy
định của pháp luật đất đai và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai đã được thực hiện
thường xuyên với nhiều hình thức thanh, kiểm tra…. Góp phần nâng cao ý thức
chấp hành pháp luật cho người sử dụng đất, đưa đất dai vào sử dụng đúng mục
đích, bền vững có hiệu quả…..
1.12. Giải quyết tranh chấp đất đai, giải quyết việc khiếu nại, tố cáo các vi
phạm trong quản lý và sử dụng đất
- Hàng năm trên địa bàn Xã vẫn xảy ra một số vụ tranh chấp đất đai giũa các
hộ sử dụng liền kề. Nhận thức được đất đai là rất quan trọng tạo ra sự ổn định của
địa phương vì vậy công tác giải quyết tranh chấp khiếu nại tố cáo đã được xã và
các cấp có thẩm quyền quan tâm xử lý kịp thời, rứt điểm để không để hiện tượng
tranh chấp nghiêm trọng xảy ra góp phần ổn định trật tự an toàn xã hội.

1.13. Quản lý các hoạt động dịch vụ công về đất đai
- Những năm gần đây công tác này đã có những chuyển tích cực khi xã triển
khai cơ chế “ một cửa” và điều chỉnh thực hiện công khai các thủ tục về đất đai.
Với cơ chế “ một cửa” UBND Xã đã xây dựng phòng tiếp dân, hướng dẫn mọi
công dân thực hiện đầy đủ các quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất; tư vấn
giải thích rõ mọi thắc mắc về luật đất đai.
II. Hiện trạng sử dụng đất năm 2013
20


Theo số liêu thống kê đất đai năm 2013, toàn Xã có 513,21 ha đất tự nhiên
Bảng 1: Diện tích, cơ cấu các loại đất chính năm 2013.
STT

Mục đích sử dụng đất



TỔNG DIỆN TÍCH ĐẤT TỰ NHIÊN

Diện
tích (ha)


cấu
(%)

513,21

100


1

Đất nông nghiệp

NNP

217,99

42,48

2

Đất phi nông nghiệp

PNN

266,42

51,91

3

Đất chưa sử dụng

CSD

28,80

5,61


2.1. Hiện trạng sử dụng các loại đất
2.1.1. Đất nông nghiệp
Toàn xã có 217,99 ha đất nông nghiệp chiếm 42,48 % diện tích tự nhiên. Cụ
thể như sau:
- Đất trồng cây hàng năm còn lại 217,99 ha chiếm 100,00 % diện tích đất
nông nghiệp;
Ngành trồng trọt là một ngành sản xuất chính của xã với cây trồng chủ đạo là
ngô, ngoài ra còn có một số diện tích trồng hoa màu. Những năm gần đây ngành
trồng trọt đã từng bước được đầu tư thâm canh tăng vụ, các giống cây trồng mới có
năng suất cao, chất lượng tốt đã được đưa vào sản xuất và một số loại cây hàng hoá
cho chất lượng, năng suất cao,việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng đã được người dân
hưởng ứng song kết quả đạt được còn hạn chế , công tác tuyên truyền tổ chức thực
hiện của các thôn đạt hiệu quả chưa cao, chưa thực hiện quyết liệt việc chuyển đổi
cơ cấu cây trồng theo quyết định đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Để tiếp tục
đẩy mạnh tốc độ phát triển ngành nông nghiệp, trong thời gian tới cần tăng cường
áp dụng tiến bộ kỹ thuật, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, đầu tư cải tạo hệ thống thuỷ
lợi đảm bảo nhu cầu nước tưới.
21


Hiện trạng diện tích, cơ cấu đất nông nghiệp được thể hiện trong bảng sau:
Bảng 2: Diện tích, cơ cấu các loại đất nông nghiệp năm 2013

STT

Mục đích sử dụng đất




Diện
tích
(ha)

Đất nông nghiệp

NNP

1.1

Đất lúa nước(gồm đất chuyên
trồng lúa nước và đất lúa nước còn
lại)

DLN

1.2

Đất trồng lúa nương

LUN

1.3

Đất trồng cây hàng năm còn lại

HNK

1.4


Đất trồng cây lâu năm

CLN

1.5

Đất nuôi trồng thuỷ sản

NTS

1.6

Đất làm muối

LMU

1.7

Đất nông nghiệp khác

NKH

Cơ cấu
(%)

217,99

42,48

217,99


100,00

2.1.2. Đất phi nông nghiệp
Toàn xã hiện có 266,42 ha đất phi nông nghiệp chiếm 51,91 % tổng diện tích
tự nhiên của toàn xã, phần lớn là đất phát triển hạ tầng và đất ở. Cụ thể từng loại
như sau:

22


Bảng 3: Diện tích cơ cấu các loại đất phi nông nghiệp năm 2013
STT

Mục đích sử dụng đất



Diện
tích
(ha)

2

Đất phi nông nghiệp

Cơ cấu
(%)

PNN


266,42

51,91

0,43

0,16

2.1

Đất xây dựng trụ sở cơ quan, công trình
sự nghiệp

CTS

2.2

Đất quốc phòng

CQP

2.3

Đất an ninh

CAN

2.4


Đất khu công nghiệp

SKK

2.5

Đất cơ sở sản xuất kinh doanh

SKC

2.6

Đất sản xuất vật liệu xây dựng, gốm sứ

SKX

2.7

Đất cho hoạt động khoáng sản

SKS

2.8

Đất di tích danh thắng

DDT

2.9


Đất bãi thải, xử lý chất thải

DRA

2.10 Đất tôn giáo, tín ngưỡng

TTN

0,12

0,05

2.11 Đất nghĩa trang, nghĩa địa

NTD

0,51

0,19

2.1
2

MNC

7,83

2,94

2.13 Đất sông, suối


SON

222,43

83,49

2.14 Đất phát triển hạ tầng

DHT

14,62

5,49

2.15 Đât phi nông nghiệp khác

PNK

2.16 Đất ở nông thôn

ONT

20,48

7,69

Đất có mặt nước chuyên dùng

23



a, Đất ở
Đất ở có tổng diện tích 20,48 ha, chiếm 7,69 % diện tích đất phi nông
nghiệp do phong tục tập quán nhân dân sống thành từng thôn, xóm. Các điểm dân
cư sống tập trung và phân bố chủ yếu dọc theo theo các tuyến giao thông, các tụ
điểm kinh tế và các khu vực thuận tiện cho sản xuất.
b, Đất xây dựng trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp:
- Đất trụ sở cơ quan có tổng diện tích 0,43 ha, chiếm 0,16 % diện tích đất phi
nông nghiệp,bao gồm trụ sở UBND xã và các trụ sở của các đơn vị, cơ quan đóng
trên địa bàn xã.Các công trình được xây dựng kiên cố, đang sử dụng ổn định, phục
vụ tốt trong việc quản lý, điều hành trên các lĩnh vực: Chính trị, kinh tế, văn hoá,
xã hội trong địa bàn.
c, Đất bãi thải, xử lý chất thải: Xã chưa có đất bãi thải, xử lý chất thải.
d, Đất tôn giáo, tín ngưỡng
Có diện tích 0,12 ha chiếm 0,05 % diện tích đất phi nông nghiệp gồm một di
tích lịch sử ATK và một ngôi chùa Tàm xá. Tuy nhiên công trình này chưa được
đầu tư tu tạo. một số hạng mục tại các công trình đã xuống cấp nghiêm trọng.
e,. Đất nghĩa trang, nghĩa địa
Đất nghĩa trang, nghĩa địa có tổng diện tích 0,51 ha, chiếm 0,19 % diện tích
đất phi nông nghiệp, toàn xã có 02 nghĩa trang nhân dân nằm ngoài Bãi, các nghĩa
trang đều là tự phát lâu năm, hiện trạng chưa được đầu tư như đường, nhà quản
trang, hệ thống thoát nước…mới có quy hoạch mặt bằng nhưng chưa có quy hoạch
chi tiết. Các nghĩa trang đều có quy chế quản lý và chưa đạt chuẩn môi
trường.Trong kỳ quy hoạch sẽ quy hoạch khu vực nghĩa trang cho phát triển lâu
dài, tạo điều kiện chôn cất văn minh, hợp vệ sinh, tiết kiệm đất đai.
f, Đất có mặt nước chuyên dùng
Đất có mặt nước chuyên dùng có tổng diện tích 7,83 ha, chiếm 2,94 % diện
tích đất phi nông nghiệp.
g, Đất sông, suối

Có tổng diện tích 222,43 ha, chiếm 83,49 % đất phi nông nghiệp do có hệ
thống Sông Hồng, sông Đuốngchảy qua địa bàn xã cung cấp nguồn nước mặt cho
các kênh tạo nguồn, phục vụ sản xuất cũng như sinh hoạt của nhân dân.
h,. Đất phát triển hạ tầng
Đất phát triển hạ tầng có diện tích 13,03 ha chiếm 89,12 % diện tích đất phi
nông nghiệp (danh mục công trình được trình bày cụ thể trong phần thực trạng hạ
tầng thiết yếu).
24


2.1.3. Phân tích tình hình biến động đất đai:
- Tổng diện tích đất tự nhiên của xã là 513,21 ha không có sự thay đổi.
+ Đất nông nghiệp giảm: 0,06 ha
+ Đất phi nông nghiệp tăng: 0,06 ha
TT

Chỉ tiêu



Năm
2010

Năm
2013

Tăng,
giảm
(ha)


Tổng diện tích đất tự
nhiên
1

513,21

513,21

0,00

Đất nông nghiệp

NNP

218,05

217,99

-0,06

Đất sản xuất nông nghiệp

SXN

218,05

217,99

-0,06


1.1.1

Đất trồng cây hàng năm

CHN

218,05

217,99

-0.06

1.1.1.
3

Đất trồng cây hàng năm
khác

HNK

218,05

217,99

-0.06

Đất phi nông nghiệp

PNN


266,36

266,42

0,06

2.1

Đất ở

OTC

19,49

20,64

1,15

2.2

Đất chuyên dùng

CDG

15,80

15,19

-0,61


2.3

Đất tôn giáo, tín ngưỡng

TTN

0,12

0,12

0,00

2.4

Đất nghĩa trang, nghĩa địa

NTD

0,69

0,51

-0,18

2.5

Đất sông suối và mặt nước
CD

SMN


230,26

229,96

-0,30

1.1

2

2.2 Hiệu quả kinh tế, xã hội , môi trường, tính hợp lý và những tồn tại trong
việc sử dụng đất
25


×