Tải bản đầy đủ (.docx) (20 trang)

HIỆN TƯỢNG NGHIỆN NGÔN TÌNH CỦA GIỚI TRẺ VIỆT NAM HIỆN NAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (117.03 KB, 20 trang )

MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU…………………………………………………………………….2
CHƯƠNG 1: TIỂU THUYẾT NGÔN TÌNH…………………………………….3
1.1 Khái niệm, nguồn gốc, đặc trưng và đối tượng của tiểu thuyết ngôn tình….3
1.2 Phân loại tiểu thuyết ngôn tình……………………………………………….3
CHƯƠNG 2: XU HƯỚNG VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA TIỂU THUYẾN NGÔN
TÌNH TỚI GIỚI TRẺ VIỆT NAM HIỆN NAY.................................................5
2.1: Xu hướng đọc tiểu thuyết ngôn tình của giới trẻ Việt Nam hiện nay………5
2.1.1 xu hướng đọc truyện ngôn tình trong giai đoạn từ 2006-2010……………5
2.1.2 xu hướng đọc truyện ngôn tình trong giai đoạn từ 2011 tới 2015………..8
2.2: Ảnh hưởng của tiểu thuyết ngôn tình đối với giới trẻ hiện nay…………….15
2.2.1 Ảnh hưởng tiêu cực………………………………………………………..15
2.2.2 Ảnh hưởng tích cực………………………………………………………..16
CHƯƠNG 3: NGUYÊN NHÂN VÀ GIẢI PHÁP CỦA HIỆN TƯỢNG NGHIỆN
NGÔN TÌNH CỦA GIÓI TRẺ VIỆT NAM HIỆN NAY………………………17
3.1 Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng nghiện ngôn tình của giới trẻ Việt Nam hiện
nay………………………………………………………………………………..17
3.2 Các giải pháp cần được thực hiện để khắc phục tình trạng nghiện ngôn tình của
giới trẻ Việt Nam hiện nay………………………………………………………..19
Kết luận……………………………………………………………………………
Danh mục tài liệu tham khảo……………………………………………………..

1


LỜI MỞ ĐẦU
Tính cấp thiết của đề tài: Văn hóa đọc của giới trẻ Việt Nam ngày càng phát
triển bên cạnh đọc sách, báo giới trẻ ngày nay đang rộ lên đọc truyện tiểu thuyết
ngôn tình. Hiện tượng nghiện ngôn tình của giới trẻ Việt Nam ngày nay đang cần
có sự quan tâm của xã hội, đọc truyện ngôn tình không phải là xấu nhưng đọc để
giải trí thì không phải bạn trẻ nào cũng có thể làm được điều đó.


Trên thực tế em và bạn cùng nhóm có một thời gian cũng trở thành tín đồ
của truyện ngôn tình. Một ngày chúng em phải đọc 1 đến 2 quyển truyện ngôn tình
nên khi học môn học khoa học quản lý chúng em đã quyết định chọn đề tài: “Hiện
tượng nghiện ngôn tình của giới trẻ Việt Nam hiện nay”.
Mục đích nghiên cứu của đề tài để tìm hiểu về hiện tượng nghiện ngôn tình
của giới trẻ Việt Nam hiện nay, tìm ra nguyên nhân và đưa ra hướng giải pháp
nhằm phần nào hạn chế dược hiện tượng nghiện ngôn tình của giới trẻ.
Mục tiêu cụ thể: Đối tượng khách thể nghiêm cứu( Đối tượng: Hiện tượng
nghiện ngôn tình. Khách thể: Giới trẻ Việt Nam hiện nay). Phạm vi nghiên
cứu( Phạm vi không gian: Việt Nam. Phạm vi thời gian: từ năm 2006 - năm 2015).
Phương pháp nghiên cứu sử dụng phương pháp thu thập thông tin, phương pháp
điều tra bảng hỏi, phương pháp phỏng vấn.
Bố cục đề tài: ngoài phần mở đầu, phần kết luận và tài liệu tham khảo gồm 3
chương và 4 tiết.

2


CHƯƠNG 1
TIỂU THUYẾT NGÔN TÌNH
1.1 Khái niệm, nguồn gốc, đặc trưng và đối tượng của tiểu thuyết ngôn tình.
Ngôn tình là một từ gốc Hán Việt, “ngôn” nghĩa là từ ngữ , “tình” ở đây
chính là tình yêu tình cảm , ái tình. Ngôn tình nghĩa là câu chuyện tình yêu. Ngôn
tình thường nói về tình yêu đôi lứa.
Truyện ngôn tình xuất phát từ Trung Quốc, ban đầu là các tác phẩm viết trên
mạng của 1 số nhà văn Trung Quốc. sau đó các tác phẩm được nhiều người đọc và
các nhà xuất bản mua bản quyền. Ngôn tình Trung Quốc đã xuất hiện ở Việt Nam
cách đây khoảng 10 năm và trở thành thể loại sách được nhiều người đón đọc vào
khoảng 2006.
Tiểu thuyết ngôn tình theo đuổi những môtíp quan hệ tình cảm tương phản:

nam chính có ngoại hình nổi bật, thường có tính cách lạnh như băng, tài giỏi, giàu
có; nữ chính ngốc nghếch, dễ thương và kiên định trong tình cảm. Các mối tình
thường có một điểm chung: đó là sự thủy chung sâu sắc. Trong truyện ngôn tình sẽ
có các vai nam thứ hoặc nữ thứ, các vai này chính là vai người xấu có thể là người
cũ, đồng nghiệp, cấp dưới,… luôn đóng vai người thứ 3 phá hoại mối quan hệ giữ
2 nhân vật chính.
Đối tượng của tiểu thuyết ngôn tình: Đối tượng chung: tiểu thuyết ngôn tình
tiếp cận đối tượng đọc trẻ. Đối tượng của tiểu thuyết ngôn tình ở Việt Nam: là các
bạn trẻ (thường là nữ) thuộc độ tuổi từ 13 tuổi – 25 tuổi.
1.2 Phân loại tiểu thuyết ngôn tình:
Phân loại theo thể loại: Đam mỹ, xuyên không, võng du, cổ đại, huyền
huyễn, hiện đại.
Xuyên không là thể loại tiểu thuyết mà trong đó các nhân vật chính vì một lý
do nào đó đã đi đến một khoảng thời gian , không gian , một thời đại khác so với
3


thời đại mà họ đang sinh sống. Có 2 loại: Loại 1: Khi xuyên qua chỉ có linh hồn
xuyên đến 1 thời đại khác. Loại 2 : Cả thể xác và linh hồn đều xuyên qua đến 1
thời đại khác. Có thể là hiện đại xuyên về cổ đại , từ cổ đại xuyên về hiện đại ,…
Nhân vật chính sau khi xuyên qua thành nữ vương , hoàng hậu , công chúa , tiểu
thư ,…. ( nói chung là tầng lớp quý tộc ); thành nô tỳ , nữ bộc , ngốc tử , vô diệm ,
…..; xuyên qua thành người bình thường không có gì nổi bật.
Võng du là thể loại truyện thuộc dạng khoa học viễn tượng , lấy bối cảnh
thường là các game online trên mạng với công nghệ cao , hình ảnh chất lượng cao ,
kỹ xảo đồ sộ , mức chân thật cao , kỳ ảo , giàu chí tưởng tượng.Nhân vật trong
võng du: Nhân vật chính trong võng du thường có nhân vật trong game online với
level cao or thấp ( tùy truyện ) với kỹ năng cố định , thường lên level nhanh gặp
nam chính trong game rồi gặp và yêu nhau ngoài đời thật.
Đam mỹ: tình yêu đồng giới của đàn ông.

Cổ đại là thể loại truyện lịch sử, bối cảnh thường là các giai đoạn lịch sử
Trung Quốc, hoặc là một khoảng lịch sử không rõ rang, không có trong lịch sử do
tác giả tự sáng tạo ra. Nhân vật của thể loại cổ đại thường là công chúa, ái phi (và
ở đây thường là mĩ nhân nghiêng nước nghiêng thành, tài sắc vẹn toàn… ), nam
chính thường là vua, hoặc những người sẽ trở thành vua và đẹp trai tài giỏi.
Phân loại theo kết thúc truyện:
HE (Happy ending): là các câu truyện kết thúc có hậu, 2 nhân vật chính sẽ
yêu nhau, kết hôn, sống với nhau trọn đời…
SE (sad ending): là các câu truyện kết thúc ko có hậu. Ví dụ: có người chết,
2 nhân vật chính ko đến được với nhau vì vấn đề nào đó,

4


OE (open ending) kết thúc mở - chính là các kết cục cho người đọc tự chọn
1 cái kết riêng đó có thể là HE hoặc SE.
CHƯƠNG 2
XU HƯỚNG VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA TIỂU THUYẾT NGÔN TÌNH TỚI
GIỚI TRẺ VIỆT NAM HIỆN NAY
2.1: Xu hướng đọc tiểu thuyết ngôn tình của giới trẻ Việt Nam hiện nay:
2.1.1 xu hướng đọc truyện ngôn tình trong giai đoạn từ 2006-2010.
Ngoài dòng văn học chính thống, một vài bạn đọc trẻ tìm đến văn học mạng
như một thú giải trí, món ăn tinh thần nhẹ nhàng, đôi khi có phần rời xa thực tại.
Dòng văn học này bắt nguồn từ Trung Quốc, mà người ta vẫn thường gọi là “ngôn
tình”, và đang dấy lên cho tác giả và độc giả trẻ Việt Nam. Lướt qua mạng trực
tuyến, đa phần kết quả đầu tiên khi tìm kiếm từ khóa “ngôn thình và giới trẻ” đều
cho ra những bài phê bình dòng văn học này. Giống như dòng phim thần tượng của
Đài Loan, Hàn Quốc trước kia, “ngôn tình” cũng phải gánh chịu nhiều là sóng
công kích, nhưng vẫn gạt hát được nhiều thành công.
Phải thừa nhận tôi không hẳn là một người cuồng ngôn tình. Năm 2006

truyện ngôn tình bắt đầu du nhập vào Việt Nam, tôi khá tự hào vì cái thời chúng tôi
bắt đầu bước chân vào dòng văn học này, dường như đang thời kì “chất” nhất của
ngôn tình Việt Nam. Thời đấy hầu hết các tác phẩm tôi đọc đều xứng đáng với số
tiền bỏ ra mua sách. Đầu tiên là cuốn “Bên nhau trọn đời” của tác giả Cố Mạn, sau
đó là thời của “ yêu em từ cái nhìn đầu tiên”, “ sẽ có thiên thần thay anh yêu em”
hay “ anh có thích nước Mỹ không” và “ yêu anh hơn cả tử thần” của tác giả Tào
Đình. Hầu hết các truyện đều theo một môtíp: nam chính đẹp trai, tài giỏi, nữ
chính ngốc nghếch, đế thương và kiên định trong tình cảm. Các mối tình thường có
5


một điểm chung là sự thủy chung sâu sắc. Tôi nghĩ, không phải lãng mạn, không
phải kịch tính, không phải bay bổng mà chính là sự thủy chung trong tiểu thuyến
ngôn tình mới thu hút đọc giả nhiều đến thế. Thời đấy những cuốn tiểu ngôn tình
như thế đáng để các bạn trẻ đọc và mơ mộng, hầu hết các cuốn truyện ngôn tình
chỉ nói về tình yêu trong sáng, tình yêu đơn phương nhưng không bi lụy. Nhiều câu
nói trong truyện tiểu thuyết có thể trở thành câu châm ngôn hay danh ngôn mà các
bạn trẻ thương dùng như: “Sau này em sẽ hiểu ở nơi nào đó trên thế giới có cô ấy
xuất hiện, thì tất cả những người khác đều trở thành tạm bợ. Anh không muốn tạm
bợ” ( Hà Dĩ Thâm trong Bên nhau trọn đời – Cố Mạn) hay “ Em không thể trở
thành người khác tốt nhất, nhưng em sẽ trở thành em tốt nhất.” (Tiết Sam Sam
trong Sam Sam đến đây ăn nè – Cố Mạn).
Bộ bộ kinh tâm (tác giả Đồng Hoa), cô gái năm ấy chúng ta cùng theo
đuổi(Cửu Bả Đao), Ốc sên chạy (Diệp Chi Linh)… Được các sinh viên và học sinh
trung học nhiều lần nhắc đến như những tiểu thuyết cực kỳ được yêu thích trong
giới trẻ.
Hai chữ “thực và mộng” có lẽ nên đổi thành “mộng và thực” - đọc sách để
sống trong mộng và trở về đời thực. Buổi trò truyện “Ngôn tình - thực và mộng”
do khoa tiếng Trung, Đại học ngoại thương tổ chức ngày 8/6 cho thấy giới trẻ hiểu
được họ đang đọc gì và đang sống ở đâu. Trong buổi phỏng vấn nhanh các sinh

viên ngoại thương, có bạn nhận mình đọc truyện ngôn tình mỗi ngày nhưng có bạn
lại cả động đến truyện ngôn tình một lần nào…Lý giải dòng say mê này bạn Hoàng
Minh Huyền, người chuyên biên tập và đăng truyện ngôn tình lên một diễn đàn của
giới trẻ nói: “Có thể do cuộc sống quá thiếu thốn sự mơ mộng nên các bạn trẻ tìm
đến truyện, nơi có những điều không thể sảy ra trong đời thực của họ”.

6


Các mối tình trong truyện lãng mạn đến không thực. Sách ngôn tình mỹ hóa
các nhân vật đến độ đẹp lung linh. Nhưng diều hấp dẫn và thu hút nhất, khiếm rất
nhiều bạn nữ tìm đọc truyện ngôn tình là các “soái ca” (một thuật ngữ chỉ những
nhân vật nam chính cực kỳ đệp trai và có ưu điểm lớn là trung tình), điều mà các
độc giả cho rằng đàn ông ngoài đời thua xa. Các nam chính mà được các độc giả
nhắc đến nhiều là nhân vật Hà Dĩ Thâm trong “Bên nhau trọn đời” của Cố Mạn vì
chung thủy chờ đợi người yêu cho dù không biết phải chờ bao lâu, hay nhân vật
Lục Song trong “Ốc sên chạy” của Diệp Chi Linh vì luôn bên cạnh âm thầm bảo vệ
chăm sóc nhân vật nữ chính. Có một bạn học sinh tiết lộ: “Vì Hà Dĩ Thâm là luật
sư nên em cũng quyết định thi trường luật để làm cùng nghề với anh, nhờ anh mà
em có quyết tâm rất lớn”. Nghe qua tưởng như ngây ngô nhưng thật lòng mà nói
với thế hệ trước khi chọn trương đại học mấy ai không chọn bừa hoạc chọn trường
theo lời của cha mẹ, chọn theo ý thích của chính mình cũng là một biểu hiện tích
cực chăng.
Tiểu thuyết ngôn tình bắt dầu xuất hiện và bùng nổ ở Việt Nam từ khoảng
2006 – 2010. Trong khoảng thơi gian đó nhiều công ty chỉ xuất bản sách ngôn tình,
chỉ trong khoảng 4 đến 5 năm, ngôn tình đã ành hưởng mạnh mẽ đến thị trường
xuất bản và thế giới độc giả. Có nhiều người không có thiện cảm với dòng sách
ngôn tình và nghĩ rằng cơn sốt ngôn tình chỉ tồn tại vài năm ngắn ngủi rồi lụi tàn
ngưng thực tế lại cho rằng nó không như vậy. cũng như âm nhạc, có người thích
nhạc cổ điển, có người thích nhạc thị trường và sách cũng vậy, luôn có người độc

giả thích đọc sách ngôn tình bên cạch những người thích đọc sách kinh điển. Dồng
sách ngôn tình không lụi tàn mà nó chỉ là cơn sốt đang hạ nhiệt mà thôi, nó luôn có
độc giả trung thành.
Những “biến tướng” của lòng hâm mộ không phài không có. Giới trẻ ngày
nay so sánh việc họ say mê ngôn tình với các độc giả thế hệ trước say mê tiểu
7


thuyết diễm tình của tác giả Quỳnh Giao. So sánh này cũng có lý, nhưng có một
khác biệt khá lớn không thể bỏ qua sự có mặt của mạng chỉ cần bạn tìm khiếm trên
mạng một quyển tiểu thuyết ngôn tình thì kết quả cho ra rất nhiều trang mạng có
truyện ngôn tình đó nhưng truyện tiểu thuyết Quỳnh Dao thì không như vậy.
2.1.2 xu hướng đọc truyện ngôn tình trong giai đoạn từ 2011 tới 2015.
Sự say mê của một bộ phận giới trẻ với sách ngôn tình khiến chúng ta không
khỏi lo lắng. Những mốt tình ướt át, sự mô tả đầy thô thiển chuyện tình dục có thể
ảnh hướng đến sự phát triển tâm lý của giới trẻ. Tuổi mới lớn là lúc chúng ta bắt
đầu biết yêu bằng những rung động non nớt ngây thơ về tình yêu. Mong muốn tìm
hiểu, khám phá tình yêu là nhu cầu chính đáng của giới trẻ. Tuy nhiên việc giáo
dục giới tính, kỹ năng sống(trong đó kiếm thức về tình yêu – giới tính) chưa được
chú trọng một cách đúng mức ở trường phổ thông. Sự thiếu kiến thức cùng nhu cầu
tìm hiểu về bản thân, về tình yêu ngày một lớn khiến một bộ phận giới trẻ tìm đến
sách ngôn tình như một “cứu cánh” giúp họ có được một tình yêu lý tưởng. Vì vậy,
những cái tên sách kiểu như: chát với tình địch, trung tâm phục hồi cảm xúc hậu
thất tình, yêu và yêu thế thôi…có một sức hút mãnh liệt với giói trẻ.
Một điểm chung của sách ngôn tình là chủ yếu đề cập đến những chuyện
tình lãng mạn. Những mối tình lãng mạn, những người tình lý tưởng luôn là niềm
mơ ước của nhiều bạn trẻ. Và chỉ đến với sách ngôn tình, các em mới có thể gặp
“người tình lý tưởng” của mình cũng như thỏa mãn trí tò mò về chuyện đi đến tận
cùng trong tình yêu là tình dục mà thôi. Tuy nhiên, cách miêu tả tình yêu lãng xẹt
có thể tạo nên những quan niệm hão huyền, viển vông về tình yêu đôi lứa. Sự dễ

dãi trong việc cấp phép xuất bản cho các tác phẩm ngôn tình khiến cho loại sách
này có cơ hội xuất hiện tràn lan và làm “nhiễu loạn” thị trường sách.Việc thiếu kỹ
năng chọn sách khiến các em dễ dàng bị choáng ngợp trước “biển” sách ngôn tình.
8


Tất nhiên, những nhà sách, các tác giả ngôn tình rất biết cách “tiếp thị” sản phẩm
của mình đến đối tượng độc giả trẻ. Điều này khiến các em không mấy do dự khi
quyết định lựa chọn các cuốn sách ngôn tình như một loại “gối đầu giường” của
mình.
Tại cửa hàng tầng 3 tòa nhà Coopmart (Hà Đông - Hà Nội), một bé gái tầm
12 tuổi đòi mẹ: “Mẹ Mua cho con quyển truyện này đi!”. Người mẹ lấy quyển sách
và lật một số trang. Rồi một quyển khác. Cuối cùng chị trả lời con gái: “Sách này
con không đọc được và mẹ cấm con”. Ngay lập tức cô cô gái phản ứng: “ Tại sao
con không đọc được? các bạn con vẫn đọc, trên thư viện cũng có”. Thấy con gái cứ
nằng nặc đòi mua,chị quát và phát cho con gái hai cái và lôi ra khỏi quầy sách. Vừa
kéo con chị vừa nói: “ Sách này mà cũng bán cho trẻ con”. Đó là một trong nhiều
tình huống tôi bắt gặp khi đi thực tế tại các quầy sách. Thực tế cho thấy những năm
gần đây, rất đông các bạn trẻ đặc biệt là các bạn nữ say mê truyện ngôn tình “sướt
mướt”. Trên trang mạng facebook, những người hâm mộ truyện ngôn tình còn
thành lập những hộ như “Hội phát cuồng vì truyện ngôn tình Trung Quốc” với số
lượt thích lên tới 12.591 lượt. Ngoài thị trường, trong các nhà sách, truyện ngôn
tình được bày bán ở những vị trí bắt mắt nhất của cửa hàng.
Truyện ngôn tình đã và đang ảnh hưởng không nhỏ đến văn hóa đọc, thẩm
mỹ văn học của độc giả Việt Nam. Không ít bạn trẻ quên thời gian, bỏ thực tại để
mơ mộng về thế giới ảo trong truyện và rồi khi hiện thực không được như trong
truyện thì sinh bi quan, chán trường, thất vọng. Bởi “ăn ngôn tình”, “ngủ ngôn
tình”, “si mê ngôn tình” mà không ít bạn trẻ trễ nải công việc, đánh mất tình yêu,
gia đình vì quá ảo tưởng về thế giới trong truyện.
Ở cái tuổi 35, chị Lê Thị Thủy (Đống Đa – Hà Nội), thừa nhận: “ Ban đầu vì

tò mò, đọc cho vui nhưng càng đọc càng nghiện, bây giờ mình nghiện truyện ngôn
9


tình không dứt ra được. nhiều khi bỏ bê việc chăm sóc con cái, thậm trí là thức
đêm để đọc truyện. Kết quả là vợ chồng nhiều lần cãi vã nhau, con cái học hành sa
sút nhiều lắm”.Chị chia sẻ: “Phần lớn truyện đều có yếu tố tình dục, thậm chí miêu
tả rất trần trụi. Mình đọc và nghiện, vì những câu truyện cứ ám ảnh mình trong suy
nghĩ lẫn giấc mơ. Nó có một cái gì đó khiến mình cảm thấy chán nản, hụt hẫng và
mệt mỏi ở thế giới hiện tại. không ít lần mình mơ tưởng được sống một lần với
ngững khung canhrtrong truyện. Mãi đến khi vợ chồng mỗi người một nơi, mình
mới nhận ra tác hại của nó nhưng mọi thứ đều muộn hết rồi”. có rất nhiều bạn gái ở
lứa tuổi dậy thì là thời điểm khiếm các bạn dễ tò mò và tại đây, các loại truyện
ngôn tình đã khích thích sự ham muốn bản năng của cơ thể.
Anh Thiên Minh – nhân viện nhà sách Trí Tuệ cũng chia sể rằng truyện ngôn
tình thu hút được rất nhiều các bạn trẻ đến đây, mặc dù giá hơi cao so với nhiều
truyên của Việt Nam nhưng nhà sách vẫn bán rất chạy. Anh kể: “ Ban đầu mình
cũng không biết truyện ngôn tình là gì, xong mỗi ngày làm việc ở đây đều nghe các
bạn hỏi “trong này có truyện ngôn tình Trung Quốc không” hoặc “truyện ngôn tình
Trung Quốc bày bán nơi nào?” mình mới tò mò va bắt đầu tìm hiểu xem truyện
ngôn tình là truyện như thế nào mà các bạn trẻ lại quan tâm nhiều như thế”.
Theo tiết lộ từ những đơn vì xuất bản sách, việc in ấn, phát hành thể loại
ngôn tình đương nhiên là nguồn thu không nhỏ cho các nhà sách hiện nay. Giá bìa
nhiều sách ngôn tình từ 100.000 – 120.000 đồng trong khi các tựa sách văn học
Việt Nam chỉ có thể bán từ 50.000 – 70.000 đồng. Thời gian bán sách ngôn tình dài
hạn hơn sách văn học rất nhiều và số lượng ấn bản có thể lên đến vài chục ngàn là
chuyện bình thường, trong khi đối với sách văn học con số này là giấc mơ. Thế
nên, nhiều nhà sách sãn sàng lao vào sản xuất sách ngôn tình để thu lời, thận chí
chẳng cần mua bản quyền. sách in cả tiếng Việt lẫn tiếng Trung với khổ chữ khá
lớn trên bìa. Có thể kể ra một số cuốn có nộ dung nhảm nhí được xuất bản như:

10


Ngủ cùng sói (Nhà xuất bản Văn học), Động phòng hoa chúc cách vách (Nhà xuất
bản Văn học), Nụ hôn của sói (Nhà xuất bản Văn học), Bài học yêu đương của
Tiểu Ma Vương (Nhà xuất bản Thời đại)…
Có nhiều công ty làm sách ngôn tình nhưng sản xuất mạnh dòng sách ngôn
tình “gợi cảm” có nhiều yếu tố “dâm thư trá hình” chỉ tập trung ở một vài đơn vị.
Rất tiếc cơ quân quản lý xuất bản vẫ chưa có động thái chấn chỉnh.
“ Ngoài vi phạm quy định về luật, các nhà xuất bản và đói tác liên kết còn vi
phạm về đạo đức nghề nghiệp khi cho ra đời những ấn phẩm kém như thế này” –
Ông Chu Văn Hòa – Cục trưởng Cục xuất bản, in và phát hành, nhận xét. Ông hòa
cho biết từ năm 2014, Cục xuất bản, in và phát hành đã nhìn thấy tình tràng này và
đã có văn bản gửi đến các nhà xuất bản đề nghị tiết chế, lụa chọn và biên tập kĩ,
đặc biệt chú ý đến các loại truyện tiểu thuyết ngôn tình. Nếu phát hiện các ấn phẩm
quá tệ, cục sẽ can thiệp và có những giải pháp thích hợp.
Nhà phê bình Văn Giá, Trưởng khoa viết văn trường Đại học văn hóa Hà
Nội, khẳng định: “ Sách ngôn tình thực chất không có tội, đó là dòng tiểu thuyết
lãng mạn, hài hước, Mang tính giải trí cao, hướng tới số đông. Ngôn ngữ của
truyện tiểu thuyết ngôn tình phù hợp với điện ảnh cho nên rất nhiều truyện ngôn
tình được chuyển thể thành phim điện ảnh và rất thành công. Cũng có nhiều tác giả
của dòng ngôn tình là những tri thức trẻ, tốt nghiệp các trường đại học danh tiếng
nhất thế giới, trí tưởng tượng phong phú và họ đã sáng tạo ra những câu truyện tình
yêu tuyệt vời, không –phải bỗng dưng mà ngôn tình có được đời sống mạnh mẽ.
Nhưng tiểu thuyết ngôn tình không có khả năng đại diện cho bất cứ một nền văn
học nào. Cho nên, nếu công chúng chỉ biết đén nó như một giá trị duy nhất thì sẽ là
mối nguy lớn làm suy kiệt đời sống thẩm mỹ của tinh thần của xã hội”.

11



Còn thực trạng hiện nay khi thị trường đang tràn ngập các loại sách ngôn
tình, trước tiên chúng ta phải nhận thấy nhu cầu của người đọc là có thật nên các
nhà xuất bản mới đua nhau dịch, phát hành như vậy. Chúng ta cũng nên nhìn nhận
khách quan rằng, khi người đọc đến với thể loại này, họ cũng có quyền của họ, họ
có sở thích của họ, đam mê của họ khi họ cho đó là hay, là hấp dẫn. Tôi cho rằng
đó là một chuyện bình thường, có nhu cầu và đáp úng nhu cầu. Nhưng vấn đề được
đặt ra là nhu cầu đó sẽ trở thành bất thường nếu như cái ranh giới giữa tình cảm
tình yêu và tình dục, giữa viết văn đẻ có thể thỏa mãn một nhu cầu bình thường
hay mang tính nghệ thuật truyền tải thông điệp lại là truyện khác. Rất nhiều sách
ngôn tình đang kích thích gợi dục qua mức dẫn đến những suy nghĩ lệch lạc từ
người đọc.
Dạo một vòng quanh những phố sách như Đinh Lễ, Nguyễn Xí, hoặc nhiều
cửa hàng sách ở Hà Nội, có thể dễ dàng nhận thấy, dòng truyện ngôn tình Trung
Quốc chiếm một vị trí rất lớn trong các nhà sách. Điểm một vài cuốn sách trên kệ
như “Bổn vương ở đây” của Cửu Lộ Phi Hương, “Anh có thích nước Mỹ không”
của Tân Di Ổ, “Tam sinh tam thế Chẩm thượng thư” của Đường Thất Công Tử,
“Cô vợ hồ ly ngốc nghếch” của Kính Trung Ảnh, “Mãi mãi là bao xa” của Diệp
Lạc Vô Tâm, “Em không vào địa ngục thì ai vào” của Tửu Tiểu Thất, “Trúc mã là
sói” của Mèo lười ngủ ngày, “Dụ tình” của Ân Tầm… Đầu sách rất đa dạng, nhưng
mô típ chung của thể loại truyện này là chuyện tình yêu giữa hai nhân vật chính,
được đặt trong bối cảnh những mối quan hệ phức tạp, thậm chí là nghịch cảnh
nhưng cuối cùng vẫn kết thúc đẹp. Các nam nhân vật trong truyện đa phần là các
“đại gia”, hoặc công tử con nhà giàu, các nữ nhân vật thường là những cô gái xinh
đẹp… những tình tiết trong truyện đậm màu sắc lãng mạn, bất ngờ, rất phù hợp với
tâm lý giới trẻ.
Điều đáng nói, bên cạnh một số cuốn sách ngôn tình có nội dung nhẹ nhàng,
lãng mạn, thì có khá nhiều cuốn sách có nội dung không phù hợp, đã bị Cục Xuất
12



bản đình chỉ in, phát hành hoặc yêu cầu chỉnh sửa, do có nhiều chi tiết mô tả tình
dục một cách thô tục, phản cảm, thể hiện lối sống buông thả, không phù hợp với
thuần phong mỹ tục Việt Nam, như cuốn “Ngủ cùng sói”, “Đồng lang cộng hôn”
của Diệp Lạc Vô Tâm, “Nở rộ” của Sói Xám Mọc Cánh, “Anh là định mệnh trong
đời” của Toàn Mộc... Việc có nhiều truyện ngôn tình có nội dung không lành mạnh
được xuất bản đã khiến nhiều người lo ngại, đặc biệt là các bậc phụ huynh có con
trong độ tuổi thanh thiếu niên.
Chị Minh Hằng, chủ một nhà sách tư nhân cho biết: “Truyện ngôn tình
Trung Quốc là một trong những dòng sách bán chạy ở cửa hàng sách của tôi hiện
nay. Số người đến hiệu sách hỏi mua truyện ngôn tình rất nhiều, trong đó chủ yếu
là các bạn nữ có độ tuổi từ 15-25”.
Bên cành đó, các tiệp sách cũ cũng dày đặc những cuốn ngôn tình Trung
Quốc. Tại đây, sách cũ được bán với giá rất rẻ, chẳng hạn như cuốn “người đàn bà
bị bán” của Quách Tiểu Mạt, giá gốc là 99.000 đồng nhưng giá sách cũ cũng chỉ
còn 20.000 đồng. Hay cuốn “nét cười nơp ấy” của Tình Không Lam Hề, giá gốc là
75.000 đồng, giá sách cũ chỉ còn 10.000 đồng. Và điều đặc biệt ở đây, mang tiếng
cũ nhưng sách cũng chỉ mới được đọc qua một, hai lần.
`

Cô Kim Hiền người bán sách cũ tại chợ đêm Phùng Khoang cho biết, hằng

ngày cô thu mua những cuốn sách cũ và bán lẻ với giá rất thấp, thế nhưng vẫn có
lời khi cô mua chỉ tính bằng ký. Cô chia sẻ: “Các bạn ghé quầy sách của cô khá
đông và tìm truyện ngôn tình khá nhiều, nắm được sở thích bạn đọc nên cô đã cố
gắng thu thập thể loại truyện này vì giá rẻ mà sách cũng không cũ nên các bạn nữ
thường ghé qua để tìm mua”. Cô Ngọc Dung – chủ tiệm sách cũ trên đường
Nguyễn Trãi – Thanh Xuân thì cho biếtở tiệm sách của cô có cả cho thuê truyện.
Bán sách đã đành rồi nhưng vì nghĩ cho các bạn sinh viên không có nhiều tiền nên
ưu tiên cho thuê. Một quấn với giá từ 5.000 đến 7.000 đồng một lần thuê và giữ lấy

13


thẻ sinh viên hay chứng minh thư. Ở tiện sách của cô và các của hàng sách bên
cạnh cũng vậy, đa số các bạn sinh viên nữ đến tìm mua và thuê rất nhiều.
Theo tìm hiểu từ các bạn trẻ và tham khảo trên nhiều diễn đàn truyện ngôn
tình như Diễn đàn Lê Quý Đôn, truyenngontinh.net, Cung Quảng Hằng... rất nhiều
bạn trẻ thừa nhận mình đã trở thành “con nghiện” đối với những truyện ngôn tình,
đam mỹ Trung Quốc. Thậm chí có không ít bạn trẻ thừa nhận nhiều khi đọc đến
quên ăn, quên ngủ.Theo nhà văn Nguyễn Cừ, việc truyện ngôn tình, đam mỹ có nội
dung không lành mạnh xuất hiện tràn lan ảnh hưởng rất lớn đến giới trẻ, bởi lẽ, độ
tuổi 15 - 20 là giai đoạn thanh thiếu niên đang trong quá trình phát triển nhân cách,
đang học hỏi và tìm tòi về sự phát triển, thay đổi tâm sinh lý… Với nhận thức chưa
đầy đủ, tâm lý chưa vững vàng, những cuốn tiểu thuyết không lành mạnh sẽ ảnh
hưởng không nhỏ đến tư duy, đến quan niệm sống của các em, từ đó ảnh hưởng
đến tương lai các em.Cũng theo nhà văn Nguyễn Cừ, một trong những chức năng
rất lớn của văn học là giáo dục nhận thức, từ nhận thức hướng dẫn hành động, suy
nghĩ của con người. Ví dụ, người đọc sách bạo lực, quen với cảnh bạo lực nên tính
cách có khuynh hướng bạo lực, người xem nhiều tiểu thuyết ủy mị, tính cách có xu
hướng ủy mị, yếu đuối nên dễ bị trầm cảm… Thêm vào đó, nhiều câu chuyện được
tác giả mô tả vượt qua giới hạn nhận thức của người đọc, trở thành siêu thực, khiến
người đọc không làm chủ bản thân mình, dễ dẫn đến hành động tiêu cực. Đơn cử,
khi bạn đọc quá đam mê những tiểu thuyết ngôn tình, đắm chìm trong không gian
ảo đầy lãng mạn của nhân vật trong truyện, đến khi cuộc sống ngoài đời gặp trắc
trở, không được như ý, con người sẽ dễ dàng chán nản, buông xuôi, thậm chí có
thể dẫn đến hành động tiêu cực như tự tử…
Trước thực trạng ngày càng nhiều truyện ngôn tình và truyện đam mỹ có nội
dung không phù hợp với thuần phong mỹ tục Việt Nam, Cục Xuất bản, In và Phát
hành (Bộ Thông tin - Truyền thông) đã có văn bản yêu cầu các NXB tạm dừng
14



đăng ký xuất bản truyện ngôn tình, đam mỹ, chủ động kiểm tra toàn bộ xuất bản
phẩm thuộc loại ngôn tình, đam mỹ đã xuất bản và phát hành, rà soát toàn bộ bản
thảo đang trong quá trình xuất bản và có biện pháp xử lý, điều chỉnh kịp thời. Cục
Xuất bản cũng yêu cầu các NXB lựa chọn mua bản quyền, dịch và xuất bản các
xuất bản phẩm có nội dung lành mạnh, phù hợp với thuần phong, mỹ tục Việt
Nam...Theo đại diện Cục Xuất bản, In và Phát hành, việc dừng đăng ký không phải
là dừng xuất bản, mà chỉ là lúc này tạm thời không tiếp nhận đăng ký để có thời
gian kiểm tra, rà soát lại, nhằm nâng cao chất lượng xuất bản phẩm, hướng người
đọc đến với những tác phẩm có giá trị văn học đích thực.
2.2: Ảnh hưởng của tiểu thuyết ngôn tình đối với giới trẻ hiện nay.
2.2.1 Ảnh hưởng tiêu cực:
Truyện ngôn tình ngày nay không còn là thức ăn tinh thần cho giới trẻ mà nó
đã dần trở thành hiện tượng cuồng ngôn tình. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến nhận
thức của giới trẻ Việt Nam. Bên cạnh những cuốn truyện chức đựng nội dung yêu
đương lãng mạn của lứa tuổi học trò, sách ngôn tình hiện có không ít những cuốn
được xem là “sex” trá hình. Nhưng do bài toán lợi nhuận của một số cửa hàng sách
không để tâm đến lợi ích của bạn đọc mà cho xuất bản hoặc nhập những cuốn sách
không phù hợp với thuần phông mĩ tục của Việt Nam mà còn làm ảnh hướng tới sự
phát triển của giới trẻ.
Có nhiều bạn trẻ tự nhận là mình mỗi ngày đọc đến chục quyển truyện ngôn
tình, cũng có bạn thừa nhận một ngày không đọc truyện ngôn tình mình không thể
sống nổi. Có nhiều bạn vì đam mê tiểu thuyết bỏ bê công việc học hành dẫn đến
thành tích học tập giảm, hoặc cũng có bạn vì đam mê truyện tiểu thuyết khi trở về
thực tại thì cảm thấy đời sống ngoài thực tại quá nhàm chán và không được như
trông truyện nên muố chìm đắm trong truyện và không muốn trở về thực tại.
15



Có nhiều bạn đã có gia đình lúc đầu cũng chỉ vì tò mò mà đọc truyện ngôn
tình hoặc cũng có bạn được đồng nghiệp giới thiệu đọc truyện ngôn tình mà đọc
dần thành nghiện không dứt ra được dẫn đến bỏ bê công việc, bỏ bê gia đình không
quan tâm tới việc giáo dục con cái dẫn tới việc gia đình tan vỡ.
Truyện ngôn tình ảnh hưởng rất lớn tới giới trẻ khi mà hiện nay trên thị
trường đang xuất hiện không ít truyện ngôn tình đam mỹ (đồng tính nam với nam)
hay truyện bách hợp (đồng tính nữ với nữ) là giới trẻ có suy nghĩ lệch lạc về giới
tính. Dẫn tới tình trạng có nhiều ạn không tin vào giới tính thật của mình.
Những biến tướng của truyện ngôn tình đã và đang đầu độc giới trẻ Việt
Nam, như tình hình hiện nay cần có sự can thiệp của Cục xuất bản và in ấn cần
khiểm tra kỹ lưỡng nội dung truyện ngôn tình rồi mới đưa ra thị trường ngoài ra
cần phải có sự quan tâm của các bậc phụ huynh cần đang biết con mình đang đọc
gì và nó có lành mạnh hay không có ảnh hưởng tới việc hình thành nhân cách của
con mình hay không, và cũng cần có sự quân tâm của cả xã hội.
2.2.2 Ảnh hưởng tích cực:
Bây giờ có nhiều người nghĩ truyện ngôn tình đang đầu độc giới trẻ nhủng
tôi nghì không hẳn là vậy truyện ngôn tình cũng có mặt tốt của nó. Những câu
truyện tình cảm trông ngôn tình giúp chúng ta có cái nhìn khác về cuộc sống. Cho
chúng ta nhận thấy cuộc sống không đẹp như mơ nhưng nó cũng không hẳn là xấu,
cũng như trong cuộc sống bên cạnh những người xấu cồng có nhiều người tốt.

16


CHƯƠNG 3
NGUYÊN NHÂN VÀ GIẢI PHÁP CỦA HIỆN TƯỢNG NGHIỆN NGÔN
TÌNH CỦA GIỚI TRẺ VIỆT NAM HIỆN NAY
3.1 Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng nghiện ngôn tình của giới trẻ Việt Nam hiện
nay
Lí do đầu tiên là do hiện nay truyện ngôn tình xuất hiện khắp nơi. Ở đâu

cũng có thể thấy truyện ngôn tình – trong các hiệu sách, trên các trang mạng xã
hội, trên các trang mạng điện tử, ngôn tình trên mạng lại thường là miễn phí, ai
cũng có thể đọc. Ngôn tình cũng là thể loại truyện dễ đọc, không kén độc giả,
người đọc ngô tình không cần phải ngẫm nghĩ nhiều.
Bởi giới trẻ không dám đối mặt với cuộc sống thật vì nó không đẹp và
không mơ mộng và quan trọng hết là họ thiếu tự tin vì biết rằng trong cuộc sống
thật không có cái gì là biết trước, ko có cái gì là hoàn hảo, không có cái kết như
mình mong muốn. Đa số những cuốn tiểu thuyết ngôn tình là những câu chuyện về
tình yêu lãng mạn của những người trẻ tuổi, nhưng chúng lại không phải là những
câu chuyện tình yêu toàn màu hồng giống như trong truyện tranh mà đó thường là
những câu chuyện tình yêu đầy sóng gió trắc trở nhưng điểm chung của hầu hết
những câu chuyện đó chính là tất cả đều có một kết thúc có hậu. Điều này rất phù
hợp với tâm lý và quan niệm về tình yêu của giới trẻ. Tuổi trẻ là độ tuổi đẹp nhất
của tình yêu, hầu hết các bạn trẻ đều mong muốn có một tình yêu “khắc cốt ghi
tâm”, một tình yêu đủ sức để có thể vượt qua mọi thử thách trong cuộc sống. Chính
vì vậy đề tài về tình yêu, nhất là tình yêu lãng mạn chính là đề tài được giới trẻ yêu
thích và giành sự quan tâm khá lớn.
Nguyên nhân chủ yếu khiến giới trẻ “mặn mà” với tiểu thuyết ngôn tình
chính là nhờ những hình mẫu nhân vật lý tưởng trong đó. Hầu hết những nhân vật
17


trong ngôn tình đều là những anh chàng tài giỏi, đẹp trai, giàu có; là những
cô gái xinh xắn dễ nhìn, có cá tính. Và điều kiện tiên quyết chính là họ đều là
những người hết sức si tình. Hình tượng nam chính luôn là những người có khả
năng “hô mưa gọi gió” trên chiến trường, trên chính trường, hoặc trên thương
trường, nhưng ở trước mắt người mình yêu thì họ lại trở thành những con người
bình thường nhất, cũng có những cảm xúc ghen tuông, cố chấp, cũng có một mặt
tính cách trẻ con, bá đạo. Đó là những mẫu người yêu lý tưởng mà bất cứ một cô
gái hay chàng trai nào đều mong ước. Nhưng trên thực tế thì những người như

vậy rất hiếm gặp trong đời sống thực, vì vậy họ tìm đến với ngôn tình để được hòa
mình và hóa thân vào những nhân vật, để cảm nhận được thứ tình yêu đẹp đẽ đó.
Điều này lý giải vì sao mà khi nhắc đến tiểu thuyết ngôn tình thì điều đầu tiên mà
các bạn trẻ nhắc tới chính là những cái tên là hình mẫu lý tưởng trong lòng họ như
Hà Dĩ Thâm, Dương Lam Hàng, Tề Mặc, Dạ Hoa…
Nếu nói rằng tiểu thuyết ngôn tình hoàn toàn chỉ có ảnh hưởng xấu đến giới
trẻ thì đó là sai lầm. Bởi những câu chuyện tình yêu trong tiểu thuyết ngôn tình
không phải tất cả đều là những câu chuyện nông cạn viết về tình yêu hoa mĩ, mà
hầu hết trong mỗi câu chuyện đều có những bài học, những châm ngôn về tình yêu
về cuộc sống rất hữu ích. Nhiều bạn trẻ thích đọc truyện ngôn tình đã chia sẻ rằng
họ tìm đến ngôn tình không phải chỉ để đọc mà còn để nhìn- nhìn cuộc sống. Giới
trẻ họ có cách nhìn riêng về cuộc sống, cuộc sống với họ cũng là một câu chuyện
tình yêu, có khó khăn, có những thủ đoạn, có người xấu, có người tốt, có sự chân
thành, có sự lừa lọc… nhưng cũng như tình yêu cái mà tất cả mọi người luôn cần
phải giữ lấy chính là ý chí, là chân tình, là sự cảm thông. Trong tình yêu và trong
cuộc sống đều cần phải nỗ lực và cố gắng mới có được một kết cục tốt đẹp viên
mãn. Những kinh nghiệm và triết lý sống đúc kết từ những câu chuyện tình yêu đó
giúp giới trẻ dễ tiếp nhận hơn là những triết lý khô khan. Họ đọc truyện để rồi rút
18


ra được cách sống, cách cư xử. Rất nhiều câu nói trong tiểu thuyết ngôn tình mang
đậm tính triết lý đã được nhiều bạn trẻ coi là châm ngôn của cuộc sống như “ nhất
thời để lỡ, là sẽ lỡ cả đời, đời người có rất nhiều chuyện không có cơ hội quay đầu
làm lại” (Đại Mạc Dao- Đồng Hoa), hay như “ Mệnh do mình tạo nên, tướng do
tâm sinh ra, thế gian vạn vật đều thay đổi, tâm bất động, vạn vật cũng bất động,
tâm bất biến, vạn vật cũng bất biến” ( Hương mật tựa khói sương- Điện Tuyến)…
Nhiều phụ huynh cứ thấy con mình đọc ngôn tình là lại nghĩ con mình đang
học, hoặc đọc sách là tốt. Ủng hộ con đọc sách mà không biết đó là ngôn tình, cho
con tiền đi mua ngôn tình.

Những lý do trên có lẽ chính là những lý do cơ bản nhất của phần đông giới
trẻ khi đến với tiểu thuyết ngôn tình, nhưng có điều có thể khẳng định rằng ngoài
mặt tiêu cực thì tiểu thuyết ngôn tình cũng có những mặt tích cực nhất định. Còn
về ảnh hưởng tiêu cực hay tích cực thì còn phụ thuộc vào cách mà giới trẻ chúng ta
tiếp cận tiểu thuyết ngôn tình như thế nào mà thôi!
3.2 Các giải pháp cần được thực hiện để khắc phục tình trạng nghiện ngôn tình của
giới trẻ Việt Nam hiện nay
Hiện nay Cục Xuất bản có những công văn gửi các nhà xuất bản, yêu
cầu: "Không đăng ký xuất bản các đề tài truyện ngôn tình, đam mỹ",không nên
cấm xuất bản toàn bộ ngôn tình mà thay vào đó là: "Lựa chọn mua bản quyền, dịch
và xuất bản các xuất bản phẩm có nội dung lành mạnh, phù hợp với thuần phong
mỹ tục Việt Nam".
Không chỉ yêu cầu không đăng ký xuất bản các đề tài truyện ngôn tình, đam
mỹ mà nhà nước nên sử dụng các biện pháp mạnh, truyện ngôn tình được xuất bản
và bày bán trong các nhà sách chỉ là một phần nhỏ, chiếm số lượng không đáng kể.
Hiện nay, giới trẻ tiếp xúc với ngôn tình Trung Quốc nhiều nhất và nhanh nhất là
19


thông qua các trang mạng điện tử vậy nên muốn kiểm soát ngôn tình thì nên kiểm
soát từ các trang mạng ấy, nên quản lý chặt chẽ nội dung các câu truyện được đăng
tải trên các trang mạng, quét sạch văn hóa phẩm đồi trụy.
Nhà trường và phụ huynh nên đi vào thế giới của giới trẻ, thế giới ngôn
tình, nên chia sẻ cùng con mình, ngôn tình không xấu, mà là do người đọc không
biết cách tự tiết chế bản thân, ngôn tình cũng không phải chỉ là thứ truyện giải trí
vô bổ, trong ngôn tình cũng có những bài học về cuộc sống, những câu nói hay.
Bản thân các bạn trẻ nên tự biết lên thời gian biểu cho chính mình, tự sắp
xếp lịch học, vui chơi, đọc sách. Nên ra ngoài, tiếp xúc với mọi người xung quanh,
không nên suốt ngày vùi đầu vào ngôn tình, nên hạn chế sử dụng máy tính, điện
thoại thông minh.

Kết luận
Danh mục tài liệu tham khảo

20



×