MỤC LỤC
MỤC LỤC........................................................................................................1
LỜI CẢM ƠN..................................................................................................6
DANH MỤC CÁC BẢNG...............................................................................7
DANH MỤC VIẾT TẮT.................................................................................8
2.3.1. Công tác ban hành các văn bản pháp luật về quản lý, sử dụng đất
và tổ chức thực hiện các văn bản đó............................................................26
1. Kết luận......................................................................................................61
2. Kiến nghị ...................................................................................................62
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................64
PHỤ LỤC
Phụ lục 01. Hiện trạng sử dụng đất huyện Quảng Xương năm 2011
Tổng diện tích tự nhiên
1
Đất nông nghiệp
NNP
1.1
1.1.1
1.1.1.1
1.1.1.2
1.1.1.3
1.1.2
1.2
1.2.1
1.2.2
1.2.3
1.3
1.4
1.5
2
2.1
2.1.1
2.1.2
2.2
2.2.1
2.2.2
2.2.3
2.2.4
2.2.4.1
2.2.4.2
2.2.4.3
Đất sản xuất nông nghiệp
Đất trồng cây hàng năm
Đất trồng lúa
Đất trồng cây hàng năm khác
Đất cỏ chăn nuôi
Đất trồng cây lâu năm
Đất lâm nghiệp
Đất rừng sản xuất
Đất rừng phòng hộ
Đất rừng đặc dụng
Đất nuôi trồng thuỷ sản
Đất làm muối
Đất nông nghiệp khác
Đất phi nông nghiệp
Đất ở
Đất ở tại nông thôn
Đất ở tại đô thị
Đất chuyên dụng
Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp
Đất quốc phòng, an ninh
Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp
Đất có mục đích công cộng
Đất giao thong
Đất thuỷ lợi
Đất để truyền dẫn năng lượng, truyền
thông
Đất cơ sở văn hoá
SXN
CHN
LUA
HCN
COC
CLN
LNP
RSX
RPH
RDD
NTS
LMU
NKH
PNN
OTC
ONT
ODT
CDG
CTS
CQA
CSK
CCC
DGT
DTL
DNT
22.780,1
2
13.546,6
8
12.006,58
11.533,43
9.940,32
1.546,79
46,32
473,15
402,95
173,52
229,43
0
1.074,18
22,61
40,36
8.507,26
3.471,98
3.426,62
45,36
3.722,87
84,92
45,30
96,64
3.496,01
1.630,59
1.593,01
2,25
DVH
43,54
2.2.4.4
100,00
0,19
59,47
52,71
50,63
43,64
6,79
0,20
2,08
1,77
0,76
1,01
0
4,72
0,09
0,18
37,34
15,24
15,04
0,20
16,34
0,37
0,20
0,42
15,35
7,16
7,00
0,01
2.2.4.5
2.2.4.6
2.2.4.7
2.2.4.8
2.2.4.9
2.2.4.10
2.3
2.4
2.5
2.6
3
3.1
3.2
3.3
Đất cơ sở y tế
Đất cơ sở giáo dục- đào tạo
Đất cơ sở thể dục- thể thao
Đất chợ
Đất có di tích, danh thắng
Đất bãi thải, xử lý chất thải
Đất tôn giáo, tín ngưỡng
Đất nghĩa trang, nghĩa địa
Đất sông suối và mặt nước chuyên
dung
Đất phi nông nghiệp khác
Đất chưa sử dụng
Đất bằng chưa sử dụng
Đất đồi núi chưa sử dụng
Núi đá không có rừng cây
DYT
DGD
DTT
DCH
LDT
RAC
TTN
NTD
SMN
27,64
129,94
40,23
18,62
5,34
4,85
10,74
305,78
978,81
0,12
0,57
0,18
0,08
0,02
0,02
0,05
1,34
4,30
PNK
CSD
BCS
DCS
NCS
17,08
726,18
581,43
99,40
45,35
0,07
3,19
2,55
0,44
0,20
(Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Quảng Xương)
Phụ lục 02. Kết quả thuê đất tại huyện Quảng Xương từ năm 2003 đến nay
TT
Tên tổ chức
Địa chỉ khu đất
1
Công ty Đại Thắng
Thị trấn Quảng
Xương
2
Công ty SOTO
3
HTX Minh Thành
4
Doanh nghiệp Tuấn Hiền
Quảng Lưu
5
Trại giam Thanh Lâm
Quảng Lưu
6
Công ty Long Phú
Quảng Thái
7
Công ty xây dựng và
thương mại Thiên Đồng
Quảng Châu
8
Công ty Nguyên Hà
Quảng Tân
9
Trại giam Thanh Phong
10
Công ty Sơn Lâm
11
Công ty kinh doanh nhà
ở Quảng Ninh
Quảng Hùng,
Quảng Đại
12
Nhà in báo Thanh Hóa
Quảng Thịnh
13
Công ty Toàn Tích Thiên
Quảng Vinh
14
Công ty Trang Sơn
Quảng Lưu
15
Công ty đường Nông
Cống
Quảng Thịnh
16
Công ty Minh Tuyết
Quảng Thịnh
17
Công ty Thảo Linh
Giang
Quảng Lĩnh
Quảng Lợi
Quảng Thịnh
Quảng Vọng
Quảng Hải
DT thuê
(ha)
Mục đích
sử dụng
đất
0,88
SKC
38,3
SKC
0,17
SKC
8,95
NTS
8,59
NTS
32/HĐ-TĐ
Ngày 07/05/2008
13,2
NTS
97/HĐ-TĐ ngày
20/09/2006
0,07
SKC
2,69
SKC
7,28
NTS
7,79
NTS
2,66
SKC
1,20
SKC
5,18
SKC
4,50
NTS
1,2
SKC
1,59
SKC
2,34
SKC
Hợp đồng thuê
đất
33/HĐ-TĐ ngày
09/04/2004
60/HĐ-TĐ ngày
29/06/2003
02/HĐ-TĐ ngày
31/01/2003
106/HĐ-TĐ ngày
26/10/2004
54/HĐ-TĐ ngày
08/06/2004
02/HĐ-TĐ ngày
23/01/2005
07/HĐ-TĐ ngày
4/2/2004
98/HĐ-TĐ
ngày20/09/2006
96/HĐ-TĐ ngày
20/09/2006
101/HĐ-TĐ ngày
03/10/2004
19/HĐ-TĐ ngày
21/3/2008
19/HĐ-TĐ ngày
3/8/2005
35/HĐ-TĐ ngày
19/4/2004
69/HĐ-TĐ ngày
11/6/2005
49/HĐ-TĐ ngày
07/5/2007
18
Công ty Anh Chương
19
Công ty Tây Đô
20
Công ty Xuân Hà
21
22
23
24
25
26
Công ty thương mại
Đông Nam Á
Dự án đổi đất lấy công
trình – Công ty Đông Á
Doanh nghiệp Vạn
Tuyên
Công ty cổ phần Phước
An
Cửa hàng xăng dầu
Thanh Quảng
Công ty Tuấn Nam
Trang
Thị trấn Quảng
Xương
75/HĐ-TĐ ngày
08/12/2005
68/ HĐ-TĐ
Quảng Thịnh
ngày1/06/2005
Số 22/HĐ-TĐ
Quảng Ninh
ngày 5/9/2005
Thị trấn Quảng 35/HĐ-TĐ ngày
Xương
18/5/2008
69/HĐ-TĐ ngày
Quảng Tân
10/7/2007
50/HĐ-TĐ ngày
Quảng Yên
07/5/2007
25/HĐ/TĐ ngày
Xã Quảng Phong
07/11/2006
55/ HĐ-TĐ
Xã Quảng Phong
ngày16/06/2007
52/ HĐ-TĐ
Xã Quảng Phong
ngày11/05/2007
0,15
SKC
2,35
SKC
0,29
SKC
0,16
SKC
11,22
SKC
0,1
SKC
1,72
SKC
0,26
SKC
1,88
SKC
(Nguồn: Phòng Tài Nguyên Môi Trường huyện Quảng Xương năm 2011)
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập và rèn luyện tại trường Đại học Tài nguyên và Môi
trường Hà Nội, em đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ, chỉ bảo tận tình của các
thầy cô trong trường, đặc biệt là các thầy cô giáo trong Khoa Quản lý Đất đai. Em
xin chân thành cảm ơn thầy cô đã giảng dạy và hướng dẫn em trong suốt quá trình
học tập tại trường.
Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này, ngoài sự cố gắng nỗ lực của bản
thân, em còn nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của cô giáo – Thạc sỹ Hoàng Thị
Phương Thảo, người trực tiếp hướng dẫn em thực hiện đề tài và các thầy cô giáo
trong Khoa Quản lý Đất đai. Cùng với sự giúp đỡ nhiệt tình của các cán bộ Phòng
Tài nguyên và Môi trường huyện Quảng Xương – Tỉnh Thanh Hóa đã tạo điều kiện
thuận lợi cho em trong quá trình thực tập tại Phòng.
Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của các thầy cô giáo Khoa Quản lý
Đất đai, cán bộ Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Quảng Xương đã giúp đỡ
em hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này.
Thanh Hóa, ngày 03 tháng 03 năm 2013
Sinh viên
TRẦN THỊ THANH
DANH MỤC CÁC BẢNG
MỤC LỤC........................................................................................................1
LỜI CẢM ƠN..................................................................................................6
DANH MỤC CÁC BẢNG...............................................................................7
DANH MỤC VIẾT TẮT.................................................................................8
2.3.1. Công tác ban hành các văn bản pháp luật về quản lý, sử dụng đất
và tổ chức thực hiện các văn bản đó............................................................26
1. Kết luận......................................................................................................61
2. Kiến nghị ...................................................................................................62
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................64
DANH MỤC VIẾT TẮT
TT
TỪ VIẾT TẮT
THAY BẰNG
1
BĐĐC
2
BĐHC
3
CNH – HĐH
4
ĐGHC
Địa giới hành chính
5
GCN
Giấy chứng nhận
6
HSĐC
7
HSĐGHC
Hồ sơ địa giới hành chính
8
KT – XH
Kinh tế - Xã hội
9
TN & MT
Tài nguyên và Môi trường
10
UBND
Ủy ban nhân dân
11
VPĐKQSDĐ
Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất
12
GCNQSDĐ
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Bản đồ địa chính
Bản đồ hành chính
Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa
Hồ sơ địa chính
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá của mỗi quốc gia, là tư liệu sản xuất
đặc biệt không gì thay thế được của các ngành sản xuất, là thành phần quan trọng
hàng đầu của môi trường sống, là các nguồn lợi tự nhiên như khí hậu, thời tiết, nước,
không khí, khoáng sản nằm trong lòng đất…, Đặc biệt, với Việt Nam – một dân tộc
vốn sống bằng nông nghiệp, có nghề trồng lúa nước lâu đời và ngày nay đang trên
đà xây dựng đất nước theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa. Giá trị quý báu
của đất đai đã được người dân Việt Nam đúc kết trong câu tục ngữ “Tấc đất, tấc
vàng”.
Đất đai là nguồn tài nguyên có hạn về số lượng. Hơn nữa, quá trình phát triển
kinh tế, quá trình đô thị hoá làm cho mật độ dân cư ngày càng tăng. Chính sự gia tăng
dân số, sự phát triển đô thị và quá trình công nghiệp hoá làm cho nhu cầu về nhà ở
cũng như đất xây dựng các công trình công cộng, khu công nghiệp trong cả nước vốn
đã “bức xúc” nay càng trở nên “nhức nhối” hơn. Để giải quyết vấn đề này, mỗi quốc
gia đều xây dựng cho mình những chương trình, kế hoạch, chiến lược riêng phù hợp
với hoàn cảnh, điều kiện của mình để sử dụng đất đai được hợp lý, hiệu quả, tiết
kiệm. Đặc biệt là đối với nước ta - một đất nước mà quá trình công nghiệp hoá, hiện
đại hoá và đô thị hoá đang diễn ra mạnh mẽ trên khắp cả nước. Chính vì vậy, đất đai
cần được quản lý một cách hợp lý, sử dụng một cách có hiệu quả, tiết kiệm và bền
vững.
Công tác quản lý Nhà nước về đất đai với 13 nội dung được ghi nhận tại điều
6 của Luật đất đai năm 2003, đây là cơ sở pháp lý để Nhà nước nắm chắc, quản lý
chặt chẽ nguồn tài nguyên của quốc gia cũng như để người sử dụng đất yên tâm sử
dụng và khai thác tiềm năng từ đất mang lại.
Huyện Quảng Xương thuộc tỉnh Thanh Hóa là một huyện đồng bằng cách
trung tâm thành phố Thanh Hóa hơn 10km có diện tích đất tự nhiên 22780,12 ha,
chiều dài bờ biển là 18,2 km. Huyện Quảng Xương nằm trên các trục quốc lộ
1A,quốc lộ 47, tỉnh lộ 4. Nằm trong vùng đồng bằng ven biển tỉnh Thanh Hoá, phía
Bắc huyện Quảng Xương là thành phố Thanh Hoá với khu công nghiệp Lễ Môn,
huyện Hoằng Hoá, thị xã du lịch Sầm Sơn; phía Nam là huyện Tĩnh Gia với Khu
Công nghiệp Động lực Nghi Sơn, huyện Nông Cống; phía Tây là huyện Đông Sơn;
phía Đông là Vịnh Bắc Bộ. Với lợi thế về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, huyện
Quảng Xương đã và đang có nhiều thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội. Tốc độ gia
1
tăng dân số cùng với sự đô thị hoá diễn ra mạnh mẽ dẫn đến nhu cầu về đất đai gia
tăng, gây sức ép lớn đến quỹ đất cho các ngành kinh tế nói riêng và quỹ đất đai nói
chung. Điều này đòi hỏi UBND huyện Quảng Xương phải có những chính sách về
quản lý, sử dụng đất đai phù hợp nhằm khai thác hiệu quả quỹ đất, đồng thời sử dụng
tiết kiệm và hợp lý.
Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn nêu trên, em đã thực hiện đề tài:
“Đánh giá tình hình quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện
Quảng Xương – tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2005 -2011”.
2. Mục đích và yêu cầu nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lý luận và những căn cứ pháp lý của công tác quản lý Nhà
nước về đất đai.
- Đánh giá công tác quản lý Nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện Quảng
Xương theo 13 nội dung quản lý Nhà nước về đất đai quy định tại Luật đất đai năm
2003.
- Đề xuất một số biện pháp nhằm phát huy các vấn đề tích cực, hạn chế các
vấn đề còn tồn tại trong công tác quản lý sử dụng đất đai, giúp cơ quan quản lý Nhà
nước quản lý chặt chẽ nguồn tài nguyên đất.
2.2. Yêu cầu nghiên cứu
- Nắm được các quy định của Nhà nước đối với công tác quản lý Nhà nước về
đất đai. Đặc biệt là 13 nội dung quản lý nhà nước về đất đai quy định tại Điều 6 Luật
đất đai 2013.
- Hiểu và vận dụng tốt các quy trình, quy phạm, văn bản pháp luật về công tác
quản lý Nhà nước về đất đai.
- Các số liệu điều tra, thu thập chính xác, đầy đủ phản ánh trung thực khách
quan công tác quản lý Nhà nước về đất đai ở địa phương.
- Đưa ra những kiến nghị, đề xuất phù hợp với thực tế, mang tính khả thi cao.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1.Đối tượng nghiên cứu
- Khóa luận tập trung nghiên cứu các quy định của pháp luật liên quan đến
hoạt động quản lý Nhà nước về đất đai của hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân
2
cấp huyện.
- Nghiên cứu các văn bản điều chỉnh hoạt động thi hành pháp luật và phương
thức thi hành pháp luật về quản lý Nhà nước đối với đất đai tại huyện Quảng
Xương – tỉnh Thanh Hóa.
3.2.Phạm vi nghiên cứu
Đánh giá tình hình quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện Quảng
Xương – tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2005 - 2011.
4. Khái quát nội dung và phương pháp nghiên cứu
4.1.Nội dung nghiên cứu
- Nghiên cứu các tài liệu liên quan tới đề tài.
- Điều tra thu thập số liệu:
+ Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Quảng Xương – tỉnh Thanh
Hóa.
+ Các số liệu về tình hình quản lý đất đai của huyện Quảng Xương – tỉnh
Thanh Hóa giai đoạn 2005 – 2011.
- Đánh giá tình hình quản lý đất đai của huyện Quảng Xương – tỉnh Thanh
Hóa giai đoạn 2005 – 2011 theo 13 nội dung quản lý Nhà nước về đất đai.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
4.2.1. Phương pháp điều tra, thu thập các số liệu thứ cấp, các tài liêu có liên
quan tới đề tài
+ Tìm hiểu các thông tư, nghị định và các văn bản pháp luật liên quan đến
quản lý đất đai do cơ quan nhà nước ban hành.
+ Điều tra thu thập số liệu, tài liệu và tình hình quản lý, sử dụng đất đai trên
địa bàn huyện Quảng Xương giai đoạn 2005 – 2011.
Qua điều tài liệu, số liệu, tìm hiểu thực tế về tình hình quản lý đất đai trên địa
bàn huyện Quảng Xương.
4.2.2. Phương pháp chuyên gia
Tham khảo các ý kiến của các chuyên gia, các cán bộ địa chính, cán bộ trong
huyện có kinh nghiệm trong việc quản lý đất đai tại địa phương.
4.2.3. Phương pháp thống kê, tổng hợp, phân tích và xử lý các số liệu thống kê,
3
so sánh trực tiếp các số liệu
- Thống kê các số liệu về tình hình sử dụng đất đai trên địa bàn huyện theo
giai đoạn từ năm 2005 – 2011.
- Thống kê các số liệu về tình hình sử dụng đất đai trên địa bàn huyện theo
từng năm.
- Sử dụng phần mềm tin học để tổng hợp thống kê: Excel.
4
Chương 1: CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ CĂN CỨ PHÁP LÝ VỀ CÔNG TÁC
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT ĐAI
1.1.
Cơ sở khoa học của công tác quản lý Nhà nước về đất đai
1.1.1 Chế độ quản lý Nhà nước đối với đất đai qua các thời kỳ
Bất kỳ một quốc gia nào, Nhà nước nào cũng có một quỹ đất đai nhất định,
được giới hạn bởi biên giới quốc gia.
Đất đai là vấn đề vô cùng quan trọng của mỗi Quốc gia. Một Nhà nước muốn
tồn tại và phát triển thì phải quản lý chặt, nắm chắc tài nguyên đất đai. Mỗi thời kỳ
lịch sử với chế độ chính trị khác nhau đều có các chính sách quản lý đất đai khác
nhau đặc trưng cho thời kỳ lịch sử đó.
1.1.1.1 Thời kỳ đầu lập nước
Khi người Việt cổ cùng sống chung trong một làng chạ (công xã nguyên
thủy) thì đất đai là của chung và đó chính là khởi thủy của ruộng đất công, mọi
người cùng làm, cùng hưởng và cùng chung sức bảo vệ.
Khi Nhà nước Văn Lang ra đời chia ra 15 Bộ với toàn bộ ruộng đất trong đó
là của chung và cũng là của Vua Hùng. Khi đất đai bị xâm phạm thì các Vua Hùng
tổ chức chống cự và người dân phải thực hiện mệnh lệnh của Vua. Những khái
niệm sơ khai về sở hữu nhà Vua được hình thành.
1.1.1.2 Thời kỳ phong kiến
Trong hơn 1000 năm Bắc thuộc, hình thức sở hữu tối cao phong kiến về
ruộng đất chi phối xã hội Việt Nam.
Các triều đình phong kiến không ngừng mở rộng diện tích, lãnh thổ thông
qua việc khai khẩn đất hoang. Từ thế kỷ XI nước ta đã có việc kiểm tra điền địa.
Tuy nhiên các tài liệu cũ nhất mà ngày nay còn giữ được là địa bạ Gia Long.
Từ năm 1805- 1836, nhà Nguyễn (Gia Long) đã hoàn tất bộ địa bạ của
18.000 xã từ Mục nam quan đến mũi Cà Mau, bao gồm 10.044 tập địa bạ. Trong đó
ghi rõ thửa đất của ai, sử dụng làm gì, kích thước bao nhiêu, trên cơ sở điều tra
ngoài thực địa, đo đạc cụ thể có sự chứng kiến các chủ sử dụng và quan đạc điền.
1.1.1.3 Thời kỳ Pháp thuộc (1883 – 1945)
Khi tới xâm lược Việt Nam, để khẳng định quyền sở hữu thực dân của mình,
thực dân Pháp đã điều chỉnh quan hệ đất đai của ta theo pháp luật của Pháp, công
5
nhận quyền sở hữu tuyệt đối về đất đai, đánh thuế đất Nhà nước rất cao nhưng thuế
đất ở lại không đáng kể. Chúng đã cho lập bản đồ địa chính và lập sổ địa bạ mới
nhằm mục đích thu thuế nông nghiệp triệt để hơn.
1.1.1.4 Thời kỳ sau cách mạng tháng Tám năm 1945 đến nay
Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, nước Việt Nam dân chủ cộng
hòa ra đời, ngành Địa chính từ Trung ương đến địa phương được duy trì và củng cố
để thực hiện tốt công tác quản lý ruộng đất.
Ngày 14/12/1953, Quốc hội đã thông qua Luật cải cách ruộng đất nhằm đánh
đổ hoàn toàn chế độ phong kiến, thực hiện triệt để khẩu hiệu “Người cày có ruộng”.
Từ năm 1960 – 1980 có tới 90% đất đai thuộc sở hữu toàn dân và sở hữu tập
thể do thành phần kinh tế quốc doanh và kinh tế hợp tác xă sử dụng.
Giai đoạn 1980 đến nay, hàng loạt các văn bản mang tính pháp luật của Nhà
nước về đất đai ra đời. Mở đầu giai đoạn bằng Hiến pháp 1980, trong đó quy định
toàn bộ đất đai và tài nguyên thiên nhiên thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước thống
nhất quản lý bằng pháp luật và quy hoạch.
Luật Đất đai 1987 ra đời là dấu mốc lịch sử đầu tiên trong công tác quản lý
Nhà nước về đất đai. Quyền sở hữu đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước
thống nhất quản lý theo quy hoạch và pháp luật tiếp tục được khẳng định trong Hiến
pháp 1992, Luật đất đai 1993, Luật sửa đổi, bổ sung 1998, 2001 và mới nhất hiện
nay là Luật đất đai 2003 cùng hàng loạt các văn bản hướng dẫn thi hành đã tạo ra sự
chuyển biến rõ rệt trong công tác quản lý Nhà nước về đất đai đảm bảo đất đai được
quản lý chặt chẽ, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả và hợp lý
1.1.2 Cơ sở lý luận của Quản lý Nhà nước về đất đai
Cơ sở khoa học của các hoạt động quản lý Nhà nước về đất đai được Nhà nước
thể hiện thông qua hệ thống các văn bản pháp luật do Nhà nước ban hành:
Hiến pháp năm 1980 ra đời quy định toàn bộ tài nguyên đất đai thuộc sở hữu
Nhà nước. Trong thời gian này tuy chưa có Luật đất đai nhưng hàng loạt hệ thống
các văn bản mang tính pháp luật của Nhà Nước về đất đai ra đời.
Ngày 29/12/1987 Quốc Hội thông qua Luật đất đai đầu tiên có hiệu lực thi
hành ngày 05/04/1988 của Bộ Tài Chính về việc giao đất cho hộ gia đình sử dụng ổn
định lâu dài, là dấu mốc quan trọng đối với sự pháp triển nông nghiệp.
Đến năm 1992, Hiến Pháp ra đời quy định: “Đất đai thuộc sở hữu toàn dân.
6
Nhà Nước thống nhất quản lý toàn bộ đất đai theo quy hoạch và pháp luật” (điều
17). Trên cơ sở này, ngày 14/07/1993 Luật đất đai sửa đổi năm 1993 được ban
hành. Đây là văn bản đầu tiên Nhà nước xác nhận đất đai có giá, thể hiện rõ quyền
lợi và nghĩa vụ của người sử dụng đất và sự biến động đất đai theo quy luật cung
cầu. Luật đất đai 1993 đã quy định 7 nội dung quản lý Nhà nước về đất đai. Sau đó
là Luật đất đai sửa đổi và bổ sung một số điều Luật đất đai năm 1998. Và mới đây
nhất, Luật đất đai 2003 quy định 13 nội dung quản lý nhà nước về đất đai, trong đó
có nhiều nội dung mới đáp ứng yêu cầu quản lý đất đai trong giai đoạn tới.
Để nhà nước nắm chắc, quản lý chặt quỹ đất, cùng với Luật đất đai là hàng
loạt các văn bản pháp luật ra đời hướng dẫn các cơ quan nhà nước và người sử dụng
đất thực hiện như:
- Chỉ thị 299/1980/TTg-CP ngày 10/11/1980 của Thủ Tướng Chính Phủ về
công tác đo đạc, phân hạng và đăng ký ruộng đất;
- Chỉ thị 100/1981/CT-TƯ ngày 13/01/1981 của ban bí thư Trung ương Đảng
về mở rộng khoán sản phẩm đến nhóm lao động và người lao động trong Hợp Tác
Xã nông nghiệp;
- Nghị quyết 10/NQ-TW ngày 05/04/1988 của Bộ Chính trị về giao đất cho
hộ gia đình sử dụng ổn định, là dấu mốc có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với sự
phát triển nông nghiệp;
- Chỉ thị 364/1991/CT-HĐBT ngày 06/11/1991 của hội đồng bộ trưởng về
việc xác định ranh giới hành chính;
- Hiến pháp năm 1992 ra đời đánh dấu điểm khởi đầu của công cuộc đổi mới
chính trị.
- Nghị định 64/1993/NĐ-CP ngày 15/01/1994 của chính phủ và Quyết định
27/1994/QĐ-ĐC ngày 22/02/1995 của Tổng Cục Địa Chính về việc cấp
GCNQSDĐ tạm thời cho người sử dụng đất;
- Nghị định 17/1999/NĐ- CP ngày 29/03/1999 của Chính Phủ quy định về
thủ tục chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, thừa kế, thế chấp quyền sử dụng đất
và góp vốn bằng quyền sử dụng đất;
- Thông tư 1900/2001/TT- TCĐC ngày 31/11/2001 của Tổng cục địa chính
hướng dẫn thủ tục đăng ký đất đai, lập sổ địa chính và cấp GCNQSDĐ;
- Nghị Định 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 về thi hành Luật đất đai
2003;
7
- Nghị định số 182/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về xử phạt
vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai;
- Quyết định số 24/2004/QĐ-BTNMT ngày 10/11/2004 của Bộ Tài nguyên
và Môi trường ban hành quy định về GCNQSDĐ;
- Quyết định số 25/2004/QĐ-BTNMT ngày 10/11/2004 của Bộ Tài nguyên
và Môi trường về việc thi hành kế hoạch triển khai thi hành Luật đất đai 2003;
- Nghị định 198/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Thủ tướng Chính phủ về
thu tiền sử dụng đất;
- Chỉ thị 05/2004/CT- TTg ngày 09 tháng 02 năm 2004 của Thủ tướng Chính
phủ về việc triển khai thi hành Luật Đất Đai năm 2003, trong đó có chỉ đạo địa
phương đẩy mạnh để hoàn thành cơ bản việc cấp giấy chứng nhận trong năm 2005;
- Quyết định số 24/2004/QĐ- BTNMT ngày 01 tháng 11 năm 2004 và Quyết
định 08/2006/QĐ- BTNMT ngày 21 tháng 7 năm 2006(sửa đổi Quyết định số
24/2004/QĐ-BTNMT) của Bộ Tài Nguyên Và Môi Trường ban hành quy định về
GCN;
- Thông tư số 29/2004/TT-BTNMT ngày 01 tháng 11 năm 2004 của Bộ Tài
Nguyên và Môi Trường hướng dẫn việc lập, chỉnh lý, quản lý HSĐC;
- Thông tư số 30/2004/TT-BTNMT ngày 01/11/2004 của Bộ Tài nguyên và
Môi trường hướng dẫn lập, điều chỉnh và thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng
đất;
- Thông tư liên tịch số 38/2004/TTLT/BTNMT-BNV ngày 31 tháng 12 năm
2004 của Bộ Tài Nguyên Và Môi Trường, Bộ Nội Vụ hướng dẫn về chức năng,
nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức của Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất và tổ
chức phát triển quỹ đất;
- Thông tư số 95/2005/TT- BTC ngày 26/10/2005 của Bộ Tài Chính hướng
dẫn các quy định của pháp luật về lệ phí trước bạ và Thông Tư số 02/2007/TT-BTN
ngày 08/01/2007 sửa đổi bổ sung Thông Tư số 95/2005/TT-BTN;
- Thông tư số 70/2006/TT-BTC ngày 02/08/2006 của Bộ Tài Chính hướng
dẫn sửa đổi, bổ sung thông tư số 117/2004/TT-BTC ngày 07/12/2004 của Bộ Tài
Chính hướng dẫn thức hiện Nghị Định số 198/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của
Chính Phủ về thu tiền sử dụng đất;
- Quyết định 08/2006/QĐ- BTNMT của Bộ Tài Nguyên và Môi Trường ngày
8
21/07/2006 về CGCNQSDĐ;
- Nghị định số 57/2006/NQ-QH ngày 29/6/2006 của Quốc Hội khóa 11 về kế
hoach sử dụng đất 5 năm (2006-2010) của cả nước;
- Quyết định số 1013/2006/QĐ- BTNMT ngày 02/08/2006 của Bộ Tài
nguyên và Môi trường về việc kiểm tra tình hình sử dụng đất của các quy hoạch và
dự án đầu tư trên địa bàn cả nước;
- Thông tư số 09/2007/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường ngày
02/08/2007 về việc hướng dẫn việc lập, chỉnh lý, quản lý HSĐC;
- Chỉ thị 618/CT-TTg ngày 15/05/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc
kiểm kê xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2010.
- Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày 13/08/2009 của Chính phủ Quy định bổ
sung về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; thu hồi đất, bồi thường, hổ trợ, tái định
cư.
- Nghị định số 88/2009/NĐ-Cp ngày 19/10/2009 của Chính phủ về cấp Giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
- Thông tư số 17/2009/TT-BTNMT ngày 21/10/2009 của Bộ TNMT Quy
định về Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác
gắn liền với đất.
- Nghị định số 105/2009/NĐ-CP ngày 11/11/2009 của Chính phủ về xử phạt
vi phạm hành chính trong lỉnh vực đất đai.
- Quyết định số 40/2010/QĐ-TTg ngày 15/5/2010 của Thủ tướng Chính phủ
về việc ban hành quy chế mẫu về việc quản lý, sử dụng quỹ phát triển quỹ đất.
- Quyết định số 44/2010/QĐ-TTg ngày 10/06/2010 của Thủ tướng Chính
phủ về việc miển tiền sử dụng đất, miễn tiền thuê đất xây dựng công trình phụ trợ
đường cao tốc quốc gia.
- Nghị định số 71/2010/NĐ-CP ngày 26/03/2010 của Chính phủ Quy định
chi tiết và hướng dẫn thi hành luật nhà ở.
- Thông tư số 16/2010/TT-BTNMT ngày 26/08/2010 của Bộ TNMT quy
định trình tự, thủ tục cưỡng chế thi hành quyêt định xử phạt vi phạm hành chính
trong lĩnh vực đất đai.
- Nghị định số 120/2010/NĐ-CP ngày 30/12/2010 của Chính phủ về sửa đổi,
bổ sung một số điều của Nghị định 198/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính
9
phủ về thu tiền sử dụng đất.
- Nghị định 20/2011/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 23/03/2011 Quy
định chi tiết về hướng dẫn thi hành nghị quyết số 55/2010/QH12 ngày 24 tháng 11
năm 2010 của Quốc hội về miễn, giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp.
1.2. Nội dung và phương pháp quản lý Nhà nước về đất đai
Nội dung quản lý nhà nước về đất đai được quy định tại Điều 6, Luật đất đai
2003, như sau:
1. Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai và
tổ chức thực hiện văn bản đó;
2.Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập
bản đồ hành chính;
3.Khảo sát, đo đạc, đánh giá, phân hạng đất ; lập bản đồ địa chính, bản đồ
hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất;
4.Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất;
5.Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng
đất;
6.Đăng ký quyền sử dụng đất, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất.
7.Thống kê, kiểm kê đất đai;
8.Quản lý tài chính về đất đai;
9.Quản lý và phát triển thị trường quyền sử dụng đất trong thị trường bất
động sản;
10.Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng
đất;
11.Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về đất đai
và xử lý vi phạm luật về đất đai;
12.Giải quyết tranh chấp đất đai; giải quyết khiếu nại, tố cáo các vi phạm
trong việc quản lý và sử dụng đất đai;
13.Quản lý các dịch vụ công của đất đai;
1.3. Tình hình quản lý Nhà nước về đất đai tỉnh Thanh Hóa
10
Trong thời gian qua, công tác quản lý Nhà nước về đất đai trên địa bàn tỉnh
Thanh Hóa đã thu được những kết quả như sau:
*/ Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai và
tổ chức thực hiện các văn bản đó:
Để cụ thể hoá Luật đất đai và các văn bản dưới Luật, ủy ban nhân dân tỉnh
Thanh Hóa đã kịp thời ban hành các văn bản để chỉ đạo, hướng dẫn cho các địa
phương trong tỉnh thực hiện việc quản lý và sử dụng đất trên địa bàn tỉnh. Cụ thể
như:
- Quyết định số 846/2006/QĐ-UBND ngày 12/5/2006 về việc ban hành quy
định về lập hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn
tỉnh;
- Quyết định 574/2009/QĐ-UBND ngày 17/11/2009 của UBND tỉnh Thanh
Hóa về việc triển khai công tác lập quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế
hoạch sử dụng đất 5 năm (2011 – 2015);
- Chỉ thị số 30/2009/CT-UB của UBND tỉnh Thanh Hóa về việc tăng cường
công tác quản lý, sử dụng đất ở các xã, thị trấn;
- Quyết định số 264/QĐ-UBND ngày 17/2/2010 quy định bổ sung về cấp
giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, bồi thường đất khi Nhà nước thu hồi đất nông
nghiệp và trình tự giải quyết tranh chấp, khiếu nại về đất đai;
- Quyết định số 1022/2010/QĐ-UBND ngày 22/6/2010 quyết định về việc
ban hành quy định trình tự, thủ tục thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất và chuyển
mục đích sử dụng đất trên địa bàn tỉnh.
- Thi hành Luật Đất đai 2003, hàng năm UBND tỉnh đều ban hành bảng giá
đất vào ngày 01/01 hàng năm.
Nhìn chung, các văn bản quy phạm đã ban hành kịp thời và phù hợp với tình
hình thực tế của tỉnh, góp phần quan trọng đưa Luật đất đai đi vào cuộc sống, tạo ra
hành lang pháp lý cho việc giải quyết các vấn đề có liên quan đến việc sử dụng đất
trên địa bàn.
*/Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý HSĐGHC, lập BĐHC: được
thực hiện tốt trên cơ sở kết quả hoạch định lại ranh giới theo Chỉ thị 364/CT ngày
06/11/1991 của Thủ tướng Chính phủ. Ranh giới hành chính của tỉnh được xác định
bằng các yếu tố địa vật, được cắm mốc giới rõ ràng. Hiện nay, tỉnh đã hoàn thành
việc lập BĐHC và HSĐGHC. Tất cả BĐHC và HSĐGHC được lưu giữ tại Sở Nội
11
vụ. Hàng năm các mốc giới đều được kiểm tra, nếu có hỏng hóc hay bị phá hủy đều
được xử lý và thay thế kịp thời.
*/Khảo sát đo đạc, đánh giá, phân hạng đất, lập BĐĐC, bản đồ hiện trạng
sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất:
Công tác đo đạc lập BĐĐC hoàn thành đúng tiến độ, đảm bảo số lượng và
chất lượng theo nhiều tỷ lệ bản đồ, phù hợp yêu cầu của công tác quản lý.
* Bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất:
Công tác lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất được thực hiện theo quy định của
pháp luật về đất đai và thực hiện theo kỳ kiểm kê đất đai. Bản đồ hiện trạng sử dụng
đất năm 2010 được lập theo từng đơn vị hành chính theo quy định thống nhất của Bộ
Tài nguyên và Môi trường (TN & MT), tỷ lệ tương ứng: Cấp tỉnh 1/100.000; cấp
huyện 1/25.000; cấp xã được lập theo các tỷ lệ 1/1.000 1/2.000 1/5.000 1/10.000, ....
Bản đồ các cấp đều được thành lập bằng phương pháp số, nằm trong hệ tọa độ chuẩn
quốc gia (VN - 2000).
*/ Quản lý quy hoạch - kế hoạch sử dụng đất:
Thực hiện Luật đất đai, Nghị định 68/NĐ-CP của Chính phủ về lập quy
hoạch, kế hoạch sử dụng đất hàng năm và 5 năm, tỉnh đã lập kế hoạch sử dụng đất 5
năm kỳ cuối 2006 – 2010, được Chính phủ phê duyệt và chỉ đạo, tổ chức thực hiện
và đã hoàn thành kế hoạch đề ra. Hiện nay, tỉnh đã xây dựng kế hoạch sử dụng đất 5
năm kỳ đầu (2011 - 2015) và định hướng đến năm 2020, đang trình Chính phủ phê
duyệt.
*/ Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng
đất:
+ Về thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư: Từ năm 2005 đến nay,
Thanh Hóa đã hoàn thành việc thu hồi 33.356,84 ha để thực hiện 540 dự án liên quan
đến công tác bồi thường giải phóng mặt bằng khi Nhà nước thu hồi đất, với tổng kinh
phí bồi thường, hỗ trợ gần 1.000 tỷ đồng.
+ Về giao đất, cho thuê đất cho các tổ chức, doanh nghiệp:Trong năm 2011,
UBND tỉnh đã thực hiện giao đất, cho thuê đất 450 trường hợp với diện tích
7.879,77 ha, thu ngân sách gần 1.000 tỷ đồng.
*/ Đăng ký quyền sử dụng đất, lập và quản lý HSĐC, cấp GCN quyền sử dụng
đất , quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
12
Thanh Hóa là tỉnh đi đầu trong công tác cấp GCN quyền sử dụng đất , quyền sở
hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất từ những năm trước đây.
*/ Thống kê, kiểm kê đất đai:
Trong năm 2010, tỉnh Thanh Hóa đã tiến hành tổng kiểm kê đất đai theo
yêu cầu của Chỉ thị số 618/CT-TTg ngày 15/5/2009 của Thủ Tướng Chính phủ,
tổng diện tích tự nhiên năm 2010 toàn tỉnh là 1.113.193,81 ha. Trong đó:
+ Nhóm đất nông nghiệp là 861.911,32 ha, chiếm 77,43% diện tích tự nhiên;
+ Nhóm đất phi nông nghiệp là 162.291,78 ha, chiếm 14,58% diện tích
tự nhiên;
+ Nhóm đất chưa sử dụng là 88.990,71 ha, chiếm 7,99% diện tích tự nhiên.
*/ Quản lý tài chính về đất đai: Nội dung này được thực hiện song song cùng
với việc giải quyết các thủ tục hành chính về đất đai.
*/ Quản lý và phát triển thị trường quyền sử dụng đất trong thị trường bất
động sản: Tính đến 31/12/2011, toàn tỉnh đã có 27/27 huyện, thành phố, huyện tiến
hành đấu giá thành công các lô đất, thu nộp vào ngân sách Nhà nước hàng trăm tỷ
đồng.
*/ Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng
đất: Trước đây, công tác quản lý giám sát thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử
dụng đất chưa được quan tâm đúng mức. Đây là nguyên nhân chính dẫn đến kết quả
thực hiện một số nhiệm vụ quản lý nhà nước về đất đai chưa cao.
Thi hành các quy định về pháp luật đất đai hiện nay, tỉnh đã quan tâm bảo
đảm thực hiện các quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất ngày càng đầy đủ và
tốt hơn.
*/ Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về đất đai
và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai:
Thực hiện nhiệm vụ thanh tra hoạt động quản lý Nhà nước về tài nguyên và
môi trường, từ năm 2005 đến nay, Thanh tra sở đã thực hiện 157 cuộc thanh tra;
trong đó 65 cuộc thanh tra việc quản lý nhà nước của UBND cấp huyện, xã: 92 cuộc
thanh tra việc chấp hành pháp luật đất đai, tài nguyên khoáng sản, tài nguyên nước
và bảo vệ môi trường của các tổ chức kinh tế trên địa bàn tỉnh. Qua thanh tra đã
phát hiện một số sai phạm trong UBND cấp xã, huyện trong công tác quản lý nhà
nước về đất đai như: giao đất không đúng thẩm quyền; thu các khoản tiền liên quan
13
đến sử dụng đất sai quy định hàng tỷ đồng.
*/ Giải quyết tranh chấp về đất đai, giải quyết khiếu nại, tố cáo các vi phạm
trong việc quản lý sử dụng đất đai:
Trong giai đoạn 2005-2011, tỉnh Thanh Hóa đã giải quyết được hơn 600 đơn,
thư vụ việc khiếu tố tranh chấp đất đai, đặc biệt đã giải quyết dứt điểm nhiều vụ tranh
chấp đất đai phức tạp kéo dài nhiều năm.
Công tác giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo trong những năm qua được
thực hiện khá tốt, xử lý nghiêm khắc, kịp thời, dứt điểm những trường hợp vi phạm
pháp luật đất đai.
*/ Quản lý các hoạt động dịch vụ công về đất đai:
Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất được thành lập vào năm 2006. Ngay
sau khi thành lập, văn phòng đã tiến hành tổ chức thực hiện đăng ký quyền sử dụng
đất và biến động sử dụng đất, quản lý hồ sơ địa chính và giúp Sở TN & MT trong
việc thực hiện các thủ tục hành chính về quản lý và sử dụng đất trên địa bàn tỉnh.
14
Chương 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT
ĐAI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN QUẢNG XƯƠNG – TỈNH THANH HÓA
2.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội của huyện Quảng
Xương
2.1.1. Điều kiện tự nhiên
2.1.1.1. Vị trí địa lý
Nằm trong vùng đồng bằng ven biển tỉnh Thanh Hoá, huyện Quảng Xương
có tọa độ địa lý từ 19034’ đến 19047’ vĩ độ Bắc và từ 1050 46’ đến 1050 53’ kinh độ
Đông. Vị trí địa lý của huyện như sau:
- Phía Bắc giáp thành phố Thanh Hoá, huyện Hoằng Hoá, thị xã du lịch Sầm
Sơn;
- Phía Nam giáp huyện Tĩnh Gia, Nông Cống;
- Phía Tây giáp huyện Đông Sơn;
- Phía Đông là Vịnh Bắc Bộ.
Trên địa bàn huyện có các tuyến Quốc lộ 1A, Quốc lộ 45, Quốc lộ 47, Tỉnh lộ
4 chạy qua đã tạo điều kiện rất thuận lợi cho huyện Quảng Xương trong việc giao lưu
kinh tế, văn hoá xã hội với các huyện trong tỉnh và với các tỉnh bạn trên cả 2 miền
Nam Bắc.
Đặc biệt, huyện Quảng Xương giáp thị xã du lịch Sầm Sơn và Vịnh Bắc Bộ,
chiều dài bờ biển 18,2 km, gần cửa Lạch Hới phía Bắc và có cửa Lạch Ghép phía
Nam là các cửa lạch lớn thông ra biển Đông tạo thế mạnh cho nghề khai thác, đánh
bắt, nuôi trồng thủy hải sản và phát triển du lịch biển; Về phía Bắc giáp khu công
nghiệp Lễ Môn của thành phố Thanh Hoá và phía Nam gần khu công nghiệp động
lực Tĩnh Gia - Nghi Sơn sẽ có tác động mạnh đến phát triển kinh tế của huyện. Đây
là những địa bàn thu hút hàng hoá, thực phẩm nông sản và lao động của huyện
Quảng Xương tham gia phát triển.
2.1.1.2. Địa hình
Có độ cao trung bình toàn huyện là 3 - 5 m (so với mặt nước biển). Đặc biệt,
có một số vùng trũng (thuộc các xã phía Đông đường 4) thấp hơn độ cao trung bình
toàn huyện 1-1,5 m. Địa hình có dạng sống trâu chạy theo hướng Bắc - Nam, chia
huyện thành 3 tiểu vùng:
15
- Vùng đồng bằng gồm các xã, thị trấn (phía Tây đường 4), đất đai khá bằng
phẳng với đặc điểm kinh tế là: Kinh tế nông nghiệp, sản xuất công nghiệp – tiểu thủ
công nghiệp và dịch vụ thương mại, có thị trấn huyện lỵ.
- Vùng màu ven biển gồm các xã (phía Đông đường 4, giáp các xã vùng
triều), địa hình phức tạp: có dạng làn sóng, xen kẽ những cồn đất cao là những dãi
đất trũng hình lòng máng theo hướng Bắc - Nam. Đặc điểm kinh tế: sản xuất nông
nghiệp, chế biến nông lâm hải sản và phát triển kinh tế, thương mại - du lịch - dịch
vụ.
- Vùng triều gồm các xã ven biển, ven sông có bãi biển bằng phẳng, tạo thế
phát triển kinh tế dịch vụ du lịch biển; nguồn lợi hải sản ven bờ rất phong phú: tôm,
cua, cá, mực, moi, sứa... xuất hiện nhiều theo mùa vụ, ngoài ra cửa lạch Ghép thuận
lợi cho tàu ra vào và là thế mạnh cho kinh tế biển phát triển.
2.1.1.3. Khí hậu
Quảng Xương nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, chịu ảnh hưởng của
khí hậu vùng biển nên nền nhiệt cao với 2 mùa chính: mùa hè khí hậu nóng ẩm chịu
ảnh hưởng của gió Tây khô nóng, mùa đông khô hanh ít mưa thỉnh thoảng có xuất hiện
sương giá, sương muối. Có đặc trưng chủ yếu như sau:
a. Nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình 23,50C. Tổng tích ôn cả năm 8300-8400.
Mùa hè từ tháng 5 - 9, nhiệt độ trung bình 25 0C, khi cao nhất tới 39,50C (vào tháng
6, tháng 7). Mùa đông từ tháng 12 đến tháng 2 năm sau, nhiệt độ trung bình 17 180C, thấp nhất có ngày dưới 110C, những ngày sương muối, gió bấc nhiệt độ xuống
tới 7 - 80C.
b. Mưa: Lượng mưa trong năm bình quân từ 1600 -1800mm, mùa mưa kéo
dài từ tháng 7 đến tháng 10 chiếm 80% tổng lượng mưa cả năm, lớn nhất 800 mm
vào tháng 9 thường gây ra lũ lụt. Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau thường
gây ra hạn hán.
c. Độ ẩm không khí: Độ ẩm không khí trung bình năm là 80%. Mùa đông vào
những ngày hanh heo độ ẩm xuống thấp tới 50% (thường xảy ra vào tháng 12).
Cuối đông sang xuân vào những ngày mưa phùn độ ẩm lên tới 89% và có thời điểm
hơi nước đạt bão hoà, ẩm ướt (thường xảy ra vào tháng 2).
2.1.1.4. Thuỷ văn, thủy triều
Chế độ thuỷ triều tại đây là nhật triều, không thuần nhất, hàng năm có mấy
ngày bán nhật triều. Thời gian triều lên ngắn nhưng xuống triều kéo dài hơn. Tại
16
cửa sông Lạch Hới, Lạch Ghép, độ lớn của thuỷ triều lớn nhất 210 - 250 cm, trung
bình 130 - 135 cm. Thời gian triều lên 8 - 9h, thời gian triều xuống 15 - 16 h.
Nhìn chung, khí hậu vùng Quảng Xương thuận lợi cho phát triển sinh trưởng
của cây trồng, vật nuôi, nuôi trồng thuỷ sản, ra khơi đánh bắt hải sản. Nhưng có một
số thời điểm dị thường thời tiết không thuận cho sản xuất: đầu vụ xuân còn rét đậm,
sương giá và cuối vụ chiêm xuân xuất hiện gió Tây sớm; thường xảy ra hạn hán đầu
vụ mùa, bão lụt xảy ra cuối vụ ảnh hưởng đến năng suất cây trồng, vật nuôi trong
sản xuất nông nghiệp và gây tổn hại cho nhân dân.
2.1.2. Tài nguyên môi trường
2.1.2.1. Tài nguyên đất
Đất đai huyện Quảng Xương được chia thành 4 nhóm đất với 13 loại đất
khác nhau:
- Nhóm đất cát biển: Gồm 2 loại, diện tích 2421,88 ha, chiếm 12,02% diện
tích điều tra. Trong đó: Đất cồn cát trắng vàng điển hình (ARL-h) có diện tích
823,83 ha; Đất cát biển biến đổi bão hoà Bazơ (ARc-e) với diện tích 1598,05 ha.
Nhóm đất này phân bố chủ yếu ở các xã ven biển thuộc vùng Đông Bắc và Đông
Nam của huyện.
- Nhóm đất mặn: Diện tích 3599,05 ha (chiếm 17,89% diện tích điều tra).
Tuỳ theo nồng độ mặn trong đất được chia thành 2 loại: Đất mặn điển hình glây
nông (ký hiệu FeSh-gl) phân bổ trên địa hình thấp trũng, ảnh hưởng thường xuyên
của thuỷ triều. Đất mặn trung bình và ít glây nông (ký hiệu FLSm-gl). Nhóm đất
này phân bố chủ yếu ở các xã thuộc vùng Đông Bắc và Đông Nam của huyện.
- Nhóm đất phù sa: Diện tích 11132,22 ha (chiếm 55,22% diện tích điều tra).
Hình thành do kết quả lắng đọng phù sa. Phân bố ở các xã thuộc vùng đồng bằng,
các xã thuộc khu vực trung tâm huyện.
- Nhóm đất tầng mỏng: Diện tích 412,02 ha, được chia 2 loại: Đất tầng mỏng
chua điển hình (ký hiệu LPd-h);Đất tầng mỏng bảo hoà bazơ điển hình (ký hiệu Lpeh). Cây trồng chủ yếu là phi lao, bạch đàn, một số diện tích chưa sử dụng. Phân bố ở các
xã thuộc vùng đồng bằng, các xã thuộc khu vực trung tâm huyện.
2.1.2.2. Tài nguyên khoáng sản
Huyện có sét Cống Trúc, trữ lượng trên 300 000 m 3, đang được khai thác làm
gạch ngói; Đá núi Chẹt, đá Quảng Thạch trữ lượng trên 100 000 m 3, đá màu nâu đỏ,
có tác dụng khai thác làm vật liệu xây dựng thông thường và phục vụ công nghiệp
17